Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

luận văn kế toán phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh dầu khí mêkông – chi nhánh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.67 KB, 70 trang )

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 1 SVTH: Trần Thanh Nam

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Tháng 7 – 2007 nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới WTO. Nền kinh tế thị trường trong nước luôn diễn ra sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế
giới biến động mạnh: đồng đô la Mỹ giảm, giá vàng và xăng tăng giá làm cho tiêu
dùng giảm đi. Các doanh nghiệp cần có những định hướng đúng đắn để phát triển
doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường. Trước hết, Nhà nước và các doanh
nghiệp trong nước gặp phải những khó khăn như: trình độ quản lý yếu kém, xuất
phát từ nền kinh tế nông nghiệp… Bên cạnh đó các doanh nghiệp sẽ chịu những tác
động to lớn từ nền kinh tế thị trường trên thế giới trong quá trình toàn cầu hóa. Đó là
sự cạnh tranh gây gắt từ các đối thủ, các sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Do đó các doanh nghiệp đang trên đà phát triển phải tự hoàn
thiện mình, luôn phấn đấu tìm ra những phương hướng, giải pháp để đề ra những
biện pháp đúng đắn. Cụ thể như hoạt động như thế nào, phương thức kinh doanh ra
sao, chất lượng sản phẩm như thế nào, cách thức quản lý và sử dụng vốn như thế
nào cho hiệu quả… Câu trả lời nằm sau khi phân tích tình hình thị trường và các chỉ
số thông tin tài chính trong doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết
được những điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra những biện pháp khắc phục để từng
bước phát triển.
Hòa nhịp cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới, công ty
dầu khí Mêkông ngày càng ổn định và phát triển không ngừng. Đó là nhờ vào sự chỉ
dẫn đúng đắn của Ban giám đốc công ty trong từng thời kỳ thông qua những ý kiến
đóng góp, tư vấn kịp thời của phòng tài chính kế toán trong việc phân tích báo cáo
tài chính. Chính vì vai trò quan trọng của phân tích tình hình tài chính nên tôi quyết


định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH dầu khí
Mêkông – Chi nhánh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 2 SVTH: Trần Thanh Nam

Rất mong nhận được sự chỉ bảo, hỗ trợ đóng góp của quý thầy cô ở trường
cùng các anh chị trong công ty và các bạn nhiệt tình góp ý để luận văn thêm phần
hoàn thiện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty dầu khí Mêkông” nhằm làm rõ
tình hình phân phối, sử dụng và quản lý vốn tại đơn vị. Thông qua việc đánh giá các
báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính để đánh giá khả năng thanh toán và sinh lãi,
triển vọng phát triển doanh nghiệp. Từ đó, đơn vị khắc phục những diểm yếu và
phát huy những mặt tích cực và nâng cao hiệu hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt dộng kinh
doanh.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Từ những phân tích và đánh giá trên sẽ đề ra những biện pháp khắc phục
những hạn chế, góp phần làm cho tài chính của công ty ngày càng vững mạnh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Luận văn được thực hiện tại Công ty TNHH dầu khí Mêkông - chi nhánh Tiền
Giang.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Số liệu dùng trong luận văn được nghiên cứu qua 3 năm: từ năm 2005 đến năm

2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty dầu khí Mêkông tỉnh Tiền
Giang.
Đối tượng phục vụ cho đề tài là số liệu thứ cấp lấy từ công ty.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 3 SVTH: Trần Thanh Nam

Đối tượng nghiên cứu là phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua
việc phân tích bảng cân đối kế toán và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện luận văn em đã tham khảo luận văn “Phân tích tình
hình tài chính tại công ty TNHH dầu khí MêKông” của Trần Quốc Khánh – khóa 29
thời gian từ (2004 – 2006). Luận văn trên được thực hiện bằng phương pháp so sánh
và phân tích các tỷ số để phân tích bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên luận văn này được thực hiện dựa trên số liệu của Công
ty TNHH MêKông tỉnh Tiền Giang từ năm 2005 đến năm 2007.





















Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 4 SVTH: Trần Thanh Nam

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức
giá trị nảy sinh trong quá trình phân phối tài sản xã hội, gắn liền với việc tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chung của xã hội.
2.1.1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
- Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, đối chiếu so sánh các số liệu về tình
hình tài chính hiện hành với quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả
kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai.

2.1.1.3. Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính là tập hợp những văn bản đặc biệt riêng của hệ

thống kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn
mực. Bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát toàn
bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã
được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng,
cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan
trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên
ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước. Người ta ví bản cân đối tài
sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời
điểm nào đó (thời điểm cuối năm chẳng hạn).
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính phản ánh
tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lổ của các hoạt động kinh doanh khác
nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm
vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 5 SVTH: Trần Thanh Nam

thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho
công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty.
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Hay còn gọi là báo cáo ngân lưu, là báo cáo
tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn
là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lượng tiền vào và lượng tiền ra trong doanh nghiệp.
Kết quả phân tích giúp doanh nghiệp đều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa
các lĩnh vực. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm ba phần:
+ Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh.
+ Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư.
+ Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính.

2.1.2. Ý nghĩa, mục đích và nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.2.1. Ý nghĩa
- Đối với doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động của doanh
nghiệp. Nó cần thiết cho sự tạo vốn và chu chuyển vốn, đảm bảo cho quá trình kinh
doanh được liên tục. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng giám
đốc, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cán
bộ công nhân viên. Qua đó thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và giúp
quản trị tốt tiềm năng của doanh nghiệp.
- Đối với nhà đầu tư:
Sự quan quan tâm của các nhà đầu tư là hướng vào các rủi ro, thời gian hoàn
vốn, mức tăng trưởng… Vì vậy, họ quan tâm đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu
những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh
lời trong hiện tại và tương lai.
- Đối với nhà cung cấp:
Họ phải quyết định xem sắp tới có cho phép doanh nghiệp mua hàng chịu hay
không. Vì vậy, họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện
tại và tương lai.
- Các đơn vị khác:
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 6 SVTH: Trần Thanh Nam

Bên cạnh các đối tượng nói trên còn có các đối tượng khác như: cơ quan thuế,
sở tài chính, thống kê, các nhà phân tích tài chính, người lao động của doanh
nghiệp Những người này cần thông tin về tài chính cơ bản giống như các ngân
hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp Bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và
trách nhiệm của họ.
2.1.2.2. Mục đích
Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính là giúp phân tích, đánh giá sức

mạnh tài chính, khả năng sinh lời, tiềm năng hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Đánh giá triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của công ty để từ đó
đưa ra chính sách hợp lý.
2.1.2.3. Nội dung
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán.
- Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.1.3. Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Lưu
chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh sự
hình thành và sử dụng tiền tệ phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo
cáo này phản ảnh lưu chuyển tiền tệ, đó là chênh lệch các dòng tiền thu vào và dòng
tiền chi ra của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính. Do thể hiện
các quá trình lưu chuyển về tiền liên quan qua các hoạt động của doanh nghiệp trong
kỳ, nên báo cáo này có thể cung cấp những thông tin được rõ ràng, cụ thể thì việc
báo cáo các dòng tiền cần phải được cụ thể cho từng hoạt động trong doanh nghiệp.
Mặc khác trên cơ sở phân loại theo các hoạt động sẽ giúp cho việc sánh, đánh giá
các chỉ tiêu giữa các kỳ. Thường thì nội dung các báo cáo lưu chuyển tiền gồm 3
phần như sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 7 SVTH: Trần Thanh Nam

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ảnh toàn bộ
dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

như thu tiền bán hàng, thu từ các khoản nợ phải thu, chi trả nợ cho nhà cung cấp, chi
trả lương công nhân viên,… Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu nhằm mang
lại khả năng sinh lời cơ bản của doanh nghiệp. Bởi vậy nhìn chung các sự kiện và
giao dịch của hoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lãi lỗ ròng
trong doanh nghiệp. Giá trị các luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh sẽ là
chỉ số cơ bản để đánh giá phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra
lượng tiền đủ để trả nợ và duy trì khả năng hoạt động của doanh nghiệp, tiến hành
về những đầu tư mới mà không cần nguồn đầu tư tài chính bên ngoài.
* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ảnh toàn bộ dòng tiền thu vào
và chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư như thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố
định, thu hồi các khoản đầu tư,… và chi ra do mua tài sản cố định, xây dựng cơ bản,
chi đầu tư vào đơn vị khác,… Việc trình bày tách biệt dòng tiền phát sinh từ hoạt
động đầu tư là cực kỳ quan trọng bởi vì các luồng tiền này thể hiện phạm vi mà các
chi phí đã được thực hiện cho các nguồn dự định sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận và các
luồng tiền trong tương lai.
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ảnh toàn bộ dòng tiền thu vào
và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thu từ các
chủ sở hữu góp vốn, thu do đi vay, thu lãi tiền gửi,… và chi trả nợ vay, chi hoàn
vốn, chi trả lãi cho các nhà đầu tư,…Việc trình bày tách rời luồng tiền phát sinh từ
hoạt động tài trợ cũng có ý nghĩa và nội dung rất quan trọng bởi vì chúng rất hữu
dụng trong việc dự toán các khoản tiền từ những người cung cấp vốn cho doanh
nghiệp trong tương lai.
Thông qua các dòng tiền thu vào và chi ra liên quan đến từng hoạt động
chúng ta có sự nhìn nhận thấu đáo hơn về hoạt động của doanh nghiệp, về khả năng
tạo ra tiền, khả năng thanh toán cũng như dự đoán sự phát sinh của các dòng tiền ở
các kỳ tiếp theo.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 8 SVTH: Trần Thanh Nam


Trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, nếu xét trong khoản
thời gian dài thì hoạt động kinh doanh phải là hoạt động chủ yếu tạo ra dòng tiền
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể tùy thuộc vào việc thực hiện một chiến lược
nào đó trong một thời kỳ nhất định, dòng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc tài chính có
thể tăng lên. Dòng tiền thu vào của từng hoạt động là cơ sở cho việc chi tiêu; vì thế
khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ người ta thường xem xét tỷ trọng các dòng
tiền thu vào của từng hoạt động và lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh
dùng để trang trải cho các hoạt động khác. Các chỉ tiêu phân tích sau đây thường
được sử dụng:
- Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu
vào:
=

Hoạt động kinh doanh la hoạt động chủ yếu nên dòng tiền thu vào từ hoạt
động này chiếm tỷ trọng lớn, dòng tiền thu vào từ hoạt động này là nguồn chủ yếu
để trang trải cho hoạt động đầu tư cũng như hoạt động tài chính. Do vậy mà lưu
chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh phải tạo ra dòng lưu chuyển tiền tệ
dương.
- Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu vào:

=

Tỷ lệ dòng tiền này tăng gắn liền với các nghiệp vụ như thu lãi từ hoạt động
đầu tư, thu hồi các khoản vốn góp đến hạn, từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
để thu hồi vốn đầu tư mới tài sản cố định,…
- Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thu vào:


Tỷ lệ các dòng tiền này gắn liền với phát sinh các nghiệp vụ như đi vay, phát
hành trái phiếu, cổ phiếu,… Khi lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh không

Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ
hoạt động đầu tư
Tỷ lệ dòng tiền vào từ
hoạt động kinh doanh
Dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư
Tổng dòng tiền vào từ các hoạt động
Tỷ lệ dòng tiền thu vào
từ hoạt động tài chính

Dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính
Tổng dòng tiền vào từ các hoạt động
Dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh
Tổng dòng tiền thu vào từ các hoạt động
=
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 9 SVTH: Trần Thanh Nam

đủ bù đắp cho hoạt động đầu tư, hoặc thậm chí cả trong trường hợp lưu chuyển tiền
tệ thuần từ hoạt động kinh doanh âm nên phải điều phối từ hoạt động tài chính.
- Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinh
doanh:
=


Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ
thuần của hoạt động kinh doanh, tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng trả được các
khoản nợ ngắn hạn càng cao.
- Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinh
doanh:

=

Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn
phải trả từ lưu chuyển tiền tệ thuần của hoạt động kinh doanh. Nếu giả định lưu
chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh chỉ dùng để trang trải cho các khoản nợ ngắn
hạn và dài hạn phải trả, thì tỷ lệ này còn cho thấy khoản thời gian cần thiết để doanh
nghiệp trả hết các khoản nợ phải trả.
2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản
2.1.4.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán
Để biết được tình hình tài chính của doạnh nghiệp tốt hay xấu cần phải xem
xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào? Nếu tình hình tài chính của
doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào và ít
chiếm dụng vốn. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động về vốn
đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi. Ngược lại nếu tình hình tài chính
khó khăn, doạnh nghiệp nợ chồng chất, mất tính chủ động trong hoạt động kinh
doanh, đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản. Tuy nhiên chỉ dựa vào bảng cân đối kế
toán để đánh giá tình hình thanh toán thì chưa đủ mà phải sử dụng các tài liệu hachj
toán hằng ngày và một số số liệu thực tế để có kết luận chính xác hơn nữa như tính
chất, thời gian và nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả
cũng như biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thu nợ hoặc thanh toán nợ. Đồng
Tỷ lệ thanh toán
nợ ngắn hạn


Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả

Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 10 SVTH: Trần Thanh Nam

thời chúng ta so sánh một số chỉ tiêu thanh toán để có thể đánh giá tình hình tài
chính tốt hay xấu.
- Vốn luân chuyển ròng (đồng): Chỉ tiêu này phản ánh sự chênh lệch giữa tổng
tài sản lưu động và tổng các khoản nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển càng lớn phản
ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn chưa đến hạn:
Vốn luân chuyển ròng = Tổng tài sản lưu động – Tổng nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán hiện thời (lần): Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn 1
thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn:



- Khả năng thanh toán nhanh (lần): Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp bằng các tài sản lưu động có thể chuyển hóa nhanh thành tiền:


- Khả năng thanh toán bằng tiền mặt (lần): Khả năng thanh toán bằng tiền mặt
là so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu
đánh giá khắt khe nhất về khả năng thanh toán của công ty. Nó phản ánh khả năng
thanh toán của công ty sẽ ra sao nếu công ty không sử dụng khoản phải thu và hàng
tồn kho. Nó là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, không dựa vào việc bán
vật tư, hàng hóa, sản phẩm và các khoản phải thu của công ty khi chưa thể chuyển
đổi thành tiền mặt:







2.1.4.2. Các tỷ số hoạt động
Các tỷ số hoạt dộng đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng
cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết những tài sản chưa dùng hoặc không
dùng không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết sử dụng có hiệu quả hoặc
loại bỏ chúng đi.
Hệ số thanh toán hiện thời

=

Tài sản lưu động
N

ng
ắn hạn

Hệ số thanh toán bằng tiền mặt
=

V
ốn bằng tiền
T
ổng nợ l
ưu đ
ộng

Hệ số thanh toán nhanh
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

N
ợ ngắn hạn

=

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 11 SVTH: Trần Thanh Nam

- Hệ số khái quát (về tình hình công nợ) (%): Để có tình hình chung về công
nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng
lẫn nhau trước khi đi vào phân tích chi tiết:


- Tỷ số luân chuyển vốn lưu động (vòng): Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa
kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp giảm một lượng vốn
lưu động cần thiết trong kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có:


- Tỷ số luân chuyển vốn cố định (vòng): Chỉ tiêu này đôi khi được gọi là số
vòng quay vốn cố định nhằm đo lường vốn cố định được sử dụng có hiệu quả như
thế nào, tức là một đồng vốn cố định đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu:


- Tỷ suất luân chuyển toàn bộ tài sản (vòng): Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử
dụng của toàn bộ tài sản. Nó đo lường sự luân chuyển của toàn bộ tài sản. Nó phản
ánh một đồng vốn của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu:



- Khả năng luân chuyển của hàng tồn kho (vòng): Là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu
chuyển hàng tồn kho chứng tỏ số lần quay vòng hàng tồn kho bình quân được bán
trong kỳ hạch toán:



- Kỳ thu tiền bình quân (ngày): Đo lường thời gian bình quân thu hồi một
khoản nợ của doanh nghiệp, kỳ thu tiền bình quân càng rút ngắn thì hiệu quả công
tác thu hồi nợ càng cao:
T
ỷ số luân chuyển vốn
lưu đ
ộng

Doanh thu thu
ần
V
ốn l
ưu đ
ộng b
ình quân

=

Tỷ số luân chuyển vốn
c
ố định

Doanh thu thu
ần

V
ốn cố định b
ình quân

=

Vòng quay hàng tồn
kho

Giá vốn hàng bán

Hàng t
ồn kho b
ình quân

=

Hệ số khái quát
=
Tổng các khoản phải thu
T
ổng các khoản phải trả

Tỷ số luân chuyển toàn
b
ộ t
ài s
ản

=


Doanh thu thu
ần
T
ổng t
ài s
ản

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 12 SVTH: Trần Thanh Nam




Trong đó:
Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu thuần / 360
2.1.4.3. Các tỷ số quản lý nợ
Là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng nguồn
vốn từ đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Là một chỉ tiêu cực
kỳ quan trọng, là đòn bẩy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường luôn mang tính rủi ro.
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (%): Tỷ số nợ trên tổng tài sản hay còn gọi là tỷ số
nợ, nó đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ của các chủ nợ cung cấp so với tổng giá
trị tài sản của công ty, để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Nó dùng để xác
định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông
thường các chủ nợ thích một hệ số nợ vừa phải vì hệ số này càng thấp thì khoản nợ
càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó các chủ
sở hữu doanh nghiệp lại ưa thích một hệ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng
nhanh mà vẫn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song tỷ lệ nợ quá cao thì doanh

nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả nưang thanh toán:


- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (%): Nó là một chỉ tiêu để đánh giá xem công ty
có lạm dụng các khoản vay để phục vụ cho các mục tiêu thanh toán hay không. Tỷ
số này càng cao mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn
định và kinh doanh có lãi. Tỷ số này càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong
trường hợp hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ:


- Tỷ số tự tài trợ: Được xác định bằng cách lấy tổng số nguồn vốn chủ sở hữu
chia cho tổng nguồn vốn. Tỷ số tự tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập
cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của công ty tốt.
Kỳ thu tiền bình quân

Các khoản phải thu bình quân


Doanh thu bình quân ngày

=

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

=

Tổng số nợ
T
ổng t
ài s

ản của công ty

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

=

Tổng số nợ
T
ổng vốn chủ sở hữu của công ty

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 13 SVTH: Trần Thanh Nam



2.1.4.4. Các tỷ số về khả năng sinh lợi
Lợi nhuận là kết quả của các chính sách và quyết định của công ty. Các tỷ số
tài chính đã phân tích ở trên cho thấy phương thức mà công ty điều hành như các tỷ
số về doanh lợi sau đây sẽ cho thấy đáp số sau cùng về hiệu quả quản trị của công
ty. Nhìn chung mục đích kinh doanh của công ty là nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Nếu
như có lợi nhuận trong quá trình kinh doanh thì công ty mới tồn tại và phát triển.
- Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần (%): Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá
bán và giá vốn không tính đến chi phí kinh doanh. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là
nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng
trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến. Để đạt lợi nhuận tùy thuộc vào đặc
điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có
tỷ lệ lãi gộp thích hợp:



- Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu thuần (%): Cho biết tỷ lệ giữa lãi ròng và doanh
thu, tỷ lệ này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó
phản ánh chiến lược kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp trong việc phản ánh
các chi phí hoạt động:


- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Đo lường khả năng tạo lãi của một đồng
vốn đầu tư vào doanh nghiệp:


- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Đo lường khả năng tạo lãi của
một đồng vốn mà nhà đầu tư bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp:


Tỷ suất tự tài trợ

=

Vốn chủ sở hữu
T
ổng nguồn vốn

Tỷ lệ lãi gộp =

x 100%

Lãi gộp
Doanh thu thu
ần


ROS =

x 100%

Lãi ròng
Doanh thu thu
ần

ROA =
x 100%

Lãi ròng
Tài s
ản

ROE =

x 100%

Lãi ròng
V
ốn chủ sở hữu

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 14 SVTH: Trần Thanh Nam

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liêu thứ cấp từ bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH dầu khí

Mêkông qua 3 năm (2005 – 2007).
2.2.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh: So sánh sự biến động của số liệu theo thời gian, giá trị
so sánh được lựa chọn bao gồm số tuyệt đối và tương đối:
+ So sánh giữa số thực hiện của năm này so với năm trước để thấy rõ xu
hướng biến đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng khoản mục, so sánh
theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi của các chỉ tiêu qua các niên độ liên tiếp
nhau.
- Phương pháp phân tích: Chủ yếu dùng phương pháp phân tích tỷ lệ, mô tả số
liệu, kết hợp với quan sát trực quan qua biểu bảng và đồ thị từ đó diễn giải bằng lời
để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của đơn vị.















Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 15 SVTH: Trần Thanh Nam


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DẦU KHÍ
MÊKÔNG

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dầu khí Mêkông
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nước ta đang từng bước mở cửa
hòa nhập với thế giới. Nhiều thành phần kinh tế được xây dựng và phát triển, Đảng
và nhà nước ta đặc biệt quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển nhằm góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Cùng với nhịp độ phát
triển nền kinh tế, để phát triển lĩnh vực chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ,
thực hiện chiến lược phát triển đến năm 2010. Tổng công ty dầu khí Việt Nam
(Petro Việt Nam) và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ký thỏa thuận
nguyên tắc hợp tác liên doanh phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh
và phân phối sản phẩm dầu khí tại ĐBSCL.
Ngày 26 tháng 04 năm 1997, Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm
dầu mỏ thuộc PETROVIETNAM, Công ty dịch vụ Tổng Hợp Thể Dục Thể Thao
thuộc Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh (UBND) Cần Thơ và các Công ty Thương Mại
thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh ĐBSCL đã ký kết thành lập Công ty Liên Doanh
nhằm xây dựng và vận hành Tổng kho xăng dầu để nhập và kinh doanh các sản
phẩm xăng dầu tại khu vực Cần Thơ. Liên doanh sẽ tham gia cùng với các đối tác để
xây dựng hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ tại các tỉnh ĐBSCL theo Quyết định
số 345/QĐ – TTG ngày 20 tháng 04 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt dự án của Tổng công ty xăng dầu Cần Thơ.
Đến tháng 09 năm 1998 Công ty Liên doang Dầu Khí Mêkông chính thức hoạt
động. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty số 5702000488.
Căn cứ Quyết Định số: 05/QĐ – LDMK do Chủ tịch Hội Đồng thành viên ký
ngày 01 tháng 01 năm 2007. Công ty liên doanh dầu khi Mêkông được đổi tên
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính


GVHD: Ths.Trần Bá Trí 16 SVTH: Trần Thanh Nam

thành: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Dầu Khí Mêkông và chính thức sử
dụng con dấu công ty TNHH Dầu khí Mêkông.
* Hiện nay:
- Tên công ty: Công ty TNHH Dầu khí Mêkông
- Tên viết tắt: Công ty dầu khí Mêkông (PETROMEKONG).
- Tên giao dịch quốc tế: Petroletum Mekong J/V Co.,Ltd.
- Trụ sở: 204 Trần Hưng Đạo – Phường An Nghiệp – Quận Ninh Kiều - TPCT
- Người đại diện: Đàm Quốc Hoàn – Giám đốc công ty.
- Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư xây dựng tổng kho xăng dầu. Nhập khẩu vật
tư thiết bị phục vụ hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí. Kinh doanh các sản phẩm
dầu khí.
- Vốn điều lệ: 150 tỷ đồng
Công ty mở chi nhánh văn phòng đại diện trong nước theo nhu cầu của công ty
hoạt động theo pháp luật Nhà nước qui định. Hiện tại công ty có 5 chi nhánh, 10 cửa
hàng và 2 văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện: tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Các chi nhánh: An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang.
- Các cửa hàng xăng dầu đặt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Công ty TNHH dầu khí MêKông trong buổi đầu thành lập chỉ có 5 thành viên.
Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều có cử các doanh nghiệp của mình tham gia liên doanh
vào công ty. Điều này khẳng định sự tồn tại và đi lên của công ty. Danh sách thành
viên góp vốn bao gồm:









Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 17 SVTH: Trần Thanh Nam

Bảng 1: DANH SÁCH THÀNH VIÊN GÓP VỐN VÀO PETROMEKONG
TÊN THÀNH VIÊN
PHẦN
GÓP
VỐN (%)
GIÁ TRỊ GÓP
VỐN
(triệu đồng)
Tổng công ty dầu khí Việt Nam 56 84.000
Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần
Thơ
20 30.000
Công ty thương mại Trà Vinh 4 6.000
Công ty thương mại Vĩnh Long 4 6.000
Công ty du lịch và dịch vụ Minh Hải 4 6.000
Công ty du lịch Bạc Liêu 4 6.000
Công ty liên doanh đánh cá Kiên Giang 4 6.000
Công ty thương mại dịch vụ du lịch Sóc Trăng

4 6.000
Công ty nông sản thực phẩm xuất nhập khẩu
tổng hợp An Giang
4 6.000

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty PetroMekong)

Hình thức hoạt động
Công ty hoạt động theo hình thức công ty TNHH, trong đó các bên cùng góp
vốn, cùng chia sẽ lợi nhuận và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào
vốn điều lệ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạch toán độc lập,
có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo các quy định của Pháp Luật.
Công ty chỉ sử dụng biểu tưởng và nhãn hiệu thương mại của Tổng công ty dầu khí
Việt Nam trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hệ thống cơ sở hạ tầng
Từ năm 1998-2001 công ty tập trung nguồn lực xây dựng tổng kho xăng dầu
Cần Thơ, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống phân phối xăng dầu của
công ty tại các tỉnh ĐBSCL. Từ năm 2002 đến nay công ty vẫn tiếp tục xây dựng và
mở rộng hệ thống phân phối của mình. Công ty vừa hoàn thành kế hoạch xây dựng 3
kho chứa nguyên liệu dung tích 10 triệu lít cùng hệ thống bơm dẫn tại vùng ĐBSCL
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 18 SVTH: Trần Thanh Nam

với tổng vốn đầu tư 200 tỉ đồng. Tổng kho xăng dầu Cần Thơ được đánh giá là một
trong những tổng kho hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, với sức chứa 36 triệu lít,
được trang bị các thiết bị tân tiến với 3 cầu tàu 15000 tấn, 550 tấn được điều khiển
bằng hệ thống điều chỉnh đồng bộ DCS, với khách hàng đây là một tổng kho đáng
tin cậy vì toàn bộ thiết bị có độ chính xác và ổn định cao.
Với mục đích mở rộng hệ thống phân phối ra các tỉnh lân cận, Công ty TNHH
dầu khí Mêkông Cần Thơ vừa mở thêm chi nhánh tại tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Hậu
Giang, xây dựng thêm kho trung chuyển tại An Giang; nâng cấp, mở rộng 10 kho,
cửa hàng phân phối và mở thêm 50 đại lý tại nhiều tỉnh ĐBSCL, nâng số lượng đại
lý, cửa hàng lên 370. Công ty cũng đã đầu tư, đóng mới 2 tàu trở dầu, mua thêm 5

xe xitéc nhằm tăng lượng xăng dầu vận chuyển nội địa, xuất khẩu.
Song song với tổng kho, PETROMEKONG còn đầu tư xây dựng hệ thống kho
trung chuyển tại các tỉnh ĐBSCL để hỗ trợ cho đối tác trong việc tồn chứa và phân
phối các sản phẩm dầu khí, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu khách hàng. Đồng thời hệ
thống các cửa hàng xăng dầu của công ty PETROMEKONG còn mở nhiều dịch vụ
khác. Nhằm giúp cho khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian của mình khi đến mua
xăng như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và rửa xe tại khu du lịch phục vụ khách hàng
trong tổ chức cây xăng.
Ngoài ra để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, công ty đã đầu tư một hệ thống
đo lường xuất nhập cho tàu, xà lan, xe ôtô đạt độ chính xác cao, được kiểm tra tự
động và nối mạng với toàn bộ công ty.
3.1.2. Quá trình hình thành của chi nhánh xăng dầu Tiền Giang
Căn cứ theo công văn 996 UB ngày 01/12/2000 của UBND tỉnh Tiền Giang
chấp thuận cho Công ty TNHH dầu khí Mekong được đặt chi nhánh tại Tiền Giang.
Chi nhánh dầu khí Tiền Giang được thành lập vào ngày 15/12/2000 theo quyết
định số 147 QĐ/HĐQT ngày 15/12/2000 của hội đồng quản trị.
Tên giao dịch: Tiền Giang Petromekong
Văn phòng chi nhánh: 276 Lý Thường Kiệt – Phường 4 – TP Mỹ Tho – Tỉnh
Tiền Giang.
Phạm vi hoạt động: trong tỉnh Tiền Giang và các địa bàn lân cận.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 19 SVTH: Trần Thanh Nam

Các ngành hàng kinh doanh của chi nhánh:
- Xăng dầu các loại: xăng A95,xăng A92, xăng A83, dầu động cơ Diesel,
dầu đốt lò (KO,FO).
- Dầu nhờn động cơ: Nhớt các loại.
- Khí đốt hóa lỏng: Gas.
3.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

3.2.1. Chức năng
Chi nhánh xăng dầu tỉnh Tiền Giang là đơn vị thương mại chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của công ty PETROMEKONG. Văn phòng, kho, cửa hàng của chi nhánh được
đặt chủ yếu tại thành phố Tiền Giang.
Chi nhánh có chức năng kinh doanh xăng dầu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng
dầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Cụ thể là đáp ứng nhu cầu cho các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải nhưng chủ yếu là phương tiện giao thông.
3.2.2. Nhiệm vụ
Cung cấp xăng dầu cho thành phố, các huyện, thị trấn và các tỉnh lân cận.
Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm
vụ kế hoạch mà công ty giao phó. Mở rộng thêm các loại hình dịch vụ trong kinh
doanh nhằm gia tăng thị phần. Bên cạnh đó phải khai thác một cách có hiệu quả tài
sản nguồn vốn do công ty cấp, đồng thời chống lãng phí, gây thất thoát tài sản và
nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho công ty cũng như cho toàn xã hội.
Trong công tác kinh doanh tạo ra nguồn hàng có lợi thế kinh doanh, xây dựng
thị trường bán lẻ vững chắc và ổn định. Phấn đấu trở thành trung tâm phân phối
nguồn hàng chính cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong vùng đồng thời
đẩy nhanh trình độ phát triển các điểm bán lẻ, tổ chức và kinh doanh có hiệu quả
nhằm tăng cao thu nhập cho nhân viên và nguồn thu cho công ty.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
Hiện nay chi nhánh thực hiện theo hai mảng kế hoạch: kế hoạch xây dựng và
kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tổ chức của chi nhánh:


Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 20 SVTH: Trần Thanh Nam

Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH

















Đứng đầu là giám đốc chi nhánh được giám đốc công ty ủy nhiệm chỉ đạo,
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là người chịu trách nhiệm cao
nhất, đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của chi nhánh trước pháp luật và cấp trên
về mọi hoạt động của chi nhánh.
Một phó giám đốc: Được giám đốc trực tiếp phân công phụ trách một số công
tác, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ mà giám đốc
phân công.
Phòng hành chánh tổ chức: Thực hiện về quản lý lao động, tiền lương, bảo
hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, tiếp tân. Đề ra các kế hoạch đào tạo, các biện pháp đẩy
mạnh thi đua, khen thưởng cho đơn vị. Thực hiện quản lý các công văn, tiếp thu báo
cáo và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước và của chi nhánh, các
công văn của công ty. Quản lý cơ sở vật chất, công cụ lao động, thiết bị văn phòng,
trật tự an ninh của đơn vị.
P. Giám đốc
Phòng hành

chánh tổ chức
Phòng Tài
chính Kế toán
Phòng Quản
lý Đầu Tư
Phòng Kinh
doanh
Phòng Kế
hoạch xuất
nhập kho
Phòng tổ chức
nhân sự
Kho
Cửa hàng xăng
dầu
Giám đốc
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 21 SVTH: Trần Thanh Nam

Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận quan trọng nhất của chi nhánh, có nhiệm
vụ giúp giám đốc quản lý sử dụng hợp lý nguồn vốn, định mức các khoản công nợ,
theo dõi và hạn chế chi phí. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện
công việc ghi chép, tổng hợp số liệu, lưu trữ dữ kiệu tài chính. Lập báo cáo và đề
xuất kế hoạch vốn, tiền mặt cho chi nhánh.
Phòng kinh doanh: Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của bộ máy, có
nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh sao cho có hiệu quả
nhất.
Phòng kế hoạch xuất nhập kho: Là bộ phận trong cơ cấu tổ chức của chi
nhánh, có chức năng tổ chức điều hành, lập ra kế hoạch xuất nhập hàng hóa trong

quá trình kinh doanh.
Phòng quản lý đầu tư: Là bộ phận có chức năng lập ra kế hoạch và quản lý các
công trình xây dựng cơ bản của chi nhánh.
Phòng tổ chức nhân sự: Có chức năng giúp giám đốc quản lý lý lịch hồ sơ toàn
bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, tổ chức các hoạt động như công tác tuyển
dụng, bố trí lao động, điều động; giải quyết các thủ tục như bổ nhiệm, bãi nhiệm,
các chế độ về khen thưởng, kỷ luật, các chế độ ngừng việc, thôi việc và các chế độ
chính sách khác.
Cửa hàng xăng dầu: Là hệ thống phân phối các sản phẩm dầu mỏ của chi
nhánh đến tận tay người tiêu dùng.










Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 22 SVTH: Trần Thanh Nam

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG
DẦU MÊKÔNG – CHI NHÁNH TIỀN GIANG

4.1. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Khi phân tích tình hình tài chính thì công việc đầu tiên là phải đánh giá khái

quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát về
việc sử dụng vốn và huy động vốn doanh nghiệp, xem xét sự biến động của chúng.
Trên cơ sở đó có những nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về tài
chính của doanh nghiệp. Qua bảng 2 ta có những nhận xét như sau về tình hình tài
sản và nguồn vốn của chi nhánh:
- Tài sản: Tổng tài sản của chi nhánh tăng đều qua 3 năm: Năm 2005 là 75,6 tỷ
đồng, sang năm 2006 tổng tài sản tăng hơn hai lần so với năm 2005 với tốc độ tăng
là 107,3%. Và sang năm 2007, tốc độ tăng tổng tài sản có giảm xuống chỉ còn
49,7% so với năm 2006, đạt giá trị là 234,6 tỷ đồng. Như vậy tổng tài sản chi nhánh
tăng đều liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ qui mô hoạt động của chi nhánh
có sự mở rộng qua các năm.
- Nguồn vốn: Do tính chất cân đối của bản cân đối kế toán mà sự tăng giảm của
khoản mục tài sản sẽ ảnh hưởng đến khoản mục nguồn vốn. Ở trên ta thấy khoản
mục tài sản tăng dần qua 3 năm. Khoản mục làm cho nguồn vốn bị tác động là do nợ
phải trả gây ra. Cụ thể, năm 2005 nợ phải trả là 11,2 tỷ đồng chiếm 14,8% trong
tổng nguồn vốn, sang năm 2006 nợ phải trả tăng 531% so với năm 2005 với giá trị
là 71 tỷ đồng. Đến năm 2007 con số này là 134,6 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng 90%
so với năm 2006 và chiếm 57,3% tỷ trọng nguồn vốn.
Nhìn chung, sự biến động trên cho thấy hoạt động trong năm 2007 của chi nhánh
đã mở rộng hơn 2 năm trước đó. Ở đây, chỉ phân tích khái quát tình hình tài sản,
nguồn vốn của chi nhánh trong những năm qua.



Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 23 SVTH: Trần Thanh Nam

Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2005 – 2007
ĐVT: Triệu đồng

NĂM
CHÊNH LỆCH
2006/2005
CHÊNH LỆCH
2007/2006
CHỈ TIÊU
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
1 2 3 4 5 = 3 - 2 6 = 5 : 2 7 = 4 - 3 8 = 7 : 3
A. TSLĐ & ĐTNH
52.709

76.059

130.504

23.350

44,3

54.445

71,6

B. TSCĐ & ĐTDH
22.925

80.700

104.147


57.775

252,0

23.447

29,1

TỔNG TÀI SẢN
75.634

156.759

234.651

81.125

107,3

77.892

49,7

A. Nợ phải trả
11.225

70.913

134.573


59.688

531,7

63.660

89,8

B. Nguồn vốn CSH
64.409

85.846

100.078

21.437

33,3

14.232

16,6

TỔNG NGUỒN VỐN
75.634

156.759

234.651


81.125

107,3

77.892

49,7











Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 24 SVTH: Trần Thanh Nam

Để hiểu rỏ về tình hình tài chính của chi nhánh cũng như tình hình sử dụng tài
sản ta cần phải đi sâu xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm
rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính. Trước hết, ta xem xét kết cấu và sự
biến động của tài sản, sau đó là nguồn vốn và cuối cùng là mối quan hệ cân đối giữa
tài sản và nguồn vốn.
4.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và kết cấu tài sản





Hình 2: CƠ CẤU TÀI SẢN QUA 3 NĂM
Từ bảng số liệu về tình hình tài sản, ta thấy tổng tài sản tăng đều qua 3 năm.
Năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 với số tiền 81,1 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ là
107,3%. Bước sang năm 2007, tỷ lệ này lại tăng thêm so với năm 2006 là 49,69%.
Tổng tài sản chi nhánh trong năm 2006 tăng gấp đôi năm 2005 và năm 2007 cũng
tăng hơn so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là công ty đầu tư vào cả hai loại tài
sản (tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định, đầu tư dài hạn). Tuy nhiên,
trong cơ cấu các loại tài sản lại có tỷ lệ khác nhau. Như vậy, ta thấy tỷ trọng các lại
tài sản không tăng đồng đều nhau qua các năm (tỷ lệ tăng tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn khác với tỷ lệ của tài sản cố định và đầu tư dài hạn ). Việc gia tăng đầu tư
vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong năm 2006 và đến năm 2007 lại đầu tư
vào tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh
là rất tốt, nó đáp ứng cho việc phát triển kinh doanh, mở rộng qui mô và phát triển
69,7%

30,3%

48,5%

51,5%

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
2005

2006
2007
44,4%


55,6%
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tài chính

GVHD: Ths.Trần Bá Trí 25 SVTH: Trần Thanh Nam

chi nhánh. Hiện nay chi nhánh cần phải có tài sản lưu động và cố định rất lớn để
chuẩn bị cho việc nhập kho xăng dầu. Tuy nhiên đây chỉ là sự phân tích trên tổng
thể nên chưa thấy rõ được nguyên nhân làm tăng vốn. Nhưng nhìn chung chi nhánh
đang mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc so sánh tổng tài sản qua các năm, còn đánh giá giữa các bộ phận tài
sản cấu thành tổng tài sản của đơn vị nhằm thấy được việc sử dụng tài sản, việc
phân bổ các tài sản trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý
không. Từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Căn cứ vào
bảng cân đối kế toán ta lập bản kết cấu tài sản sau (bảng 3). Thông qua bảng kết cấu
tài sản ta có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản và có thể thấy được tổng tài
sản tăng giảm qua các năm là do nguyên nhân nào. Cụ thể ta đi vào phân tích từng
chỉ tiêu:



















×