Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

400 Lộ trình và giải pháp cho ACU – đồng tiền chung Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.55 KB, 54 trang )

Trang 1
Mở đầu
Châu Á hiện là nơi đang có những nền kinh tế mạnh và phát triển nhanh
nhất thế giới, với nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn. Tuy vậy, sự tồn tại của hàng
chục đồng nội tệ đã và đang làm tăng nguy cơ rủi ro từ tỷ giá hối đoái và
phương hại các thị trường vốn.
Châu Á cũng đang phụ thuộc quá lớn vào các nguồn vốn vay ngân hàng
để phát triển. Sự phụ thuộc đó tiềm ẩn nguy cơ để lại hậu quả, giống như cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998.
Trong khung cảnh trên, đồng tiền chung châu Á ra đời có thể giúp củng
cố sức mạnh của các nước trong khu vực để đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên
thị trường tài chính. Đồng tiền này cũng có thể tham gia hệ thống tài chính thế
giới để cùng với đồng USD và Euro ổn định thị trường tiền tệ toàn cầu.
Đề tài về một đồng tiền chung ở khu vực Châu Á đang là đề tài được
giới tài chính quan tâm, không chỉ những nước trong khu vực quan tâm mà còn
cả những nước ngoài khu vực cũng đang theo dõi, đặc biệt là Mỹ, một gã
khổng lồ đang bị lung lay vị thế số một của mình, thì những đồng tiền chung
như EURO và nay, nếu có thể, là ACU ra đời cũng có thể khiến cho Mỹ phải
chỉnh sửa lại những chiến lược của mình.
Về phương pháp, với các dữ liệu về các chỉ tiêu của các nước trong khu
vực sẽ tính ra các chỉ số trung bình chung đáp ứng điều kiện cho một đồng tiền
chung.
Luận văn này không có tham vọng tự đưa ra các phương pháp hay cách
tính cụ thể cho một đồng tiền chung Châu Á (ACU) vì hiện tại, đồng tiền
chung Châu Á cũng đang là một trong những vấn đề mà các chuyên gia hàng
đầu Châu Á đang quan tâm và đang còn trên “bản thảo”. Chỉ mong ước rằng
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 2
với cái nhìn sơ khởi, chân dung một đồng tiền chung cho Châu Á sẽ tượng
hình.
Với thời gian hạn hẹp và nguồn tài liệu chưa dồi dào, những vấp váp


cũng như những nhận định chủ quan là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, đề
tài về đồng tiền chung Châu Á đang là một đề tài mới nên những ý tưởng
những quan điểm của mọi người lúc này sẽ càng giúp cho chúng ta có cái nhìn
tổng quát và đưa ra định hướng đúng hơn.
Nhân đây, riêng bản thân tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình
và lòng nhiệt huyết đầy tính nhân văn của PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, trưởng
khoa Tiền Tệ Ngân Hàng của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
với một học viên như tôi.
Mong nhận được mọi sự góp ý cũng như những tranh luận đóng góp để
làm phong phú hơn cho định hướng của đề tài.

Ngày 15 tháng 09 năm 2006
Ninh Thị Tuệ Minh







ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 3
Chương I :
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỒNG TIỀN
CHUNG KHU VỰC CHÂU ÂU – ĐỒNG EURO


1.1. Giới thiệu quá trình hình thành cộng đồng chung Châu Âu
-1965 : Hình thành Cộng đồng Châu Âu : trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức
: Cộng đồng than thép Châu Âu; Cộng đồng kinh tế Châu Âu; cộng đồng Châu

Âu về năng lượng và hạt nhân
-24/4/1972 : Thành lập “ Con rắn tiền tệ Châu Âu” nhằm mục đích giới
hạn sự giao động của các đồng tiền Châu Âu ở mức giao động quốc tế
-3/1975 : Sáng lập đơn vị tiền tệ Châu Âu (ECU)
-13/3/1979 : vận hành hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) với các giới hạn
cho dao động tiền tệ tối đa là 2.25%, riêng đồng Peseta Tây Ban Nha và đồng
Bảng Anh là 6%.
-7/2/1992 : kí kết hiệp ước Masstricht (tại Hà Lan) thiết lập liên minh
Châu Âu, xác định các vấn đề liên quan đến khối đồng tiền chung duy nhất
Châu Âu, cơ chế vận hành các tổ chức thể chế Châu Âu, chính sách đối ngoại
và an ninh chung, chương trình hợp tác tư pháp.
-1/1/1993 : hoàn thành thị trường chung Châu Âu : tự do hóa thị trường
ngoại hối, thị trường vốn, và tự do hóa việc đi lại của công dân Châu Âu trong
nội bộ EU
-14-15/5/1995 : Hội nghị thượng đỉnh Madrid (tại Tây Ban Nha) thông
qua lịch trình hành động, qu
yết định đặt tên đồng tiền chung Châu Âu là
EURO, gọi các đơn vị tiền lẻ của nó là “cent” với 100 cent = 1 EURO
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 4
1/1/1999 Đồng EURO chính thức ra đời với đầy đủ tư cách của một
đồng tiền thực, chung và duy nhất cho cả khối EU-11. Tuy vậy cho đến trước
ngày 1/1/2002 đồng tiền này mới chiếm giữ vai trò chủ yếu trong các quan hệ
giao dịch thanh toán
1/1/2002 : Bắt đầu giai đoạn đổi tiền, diễn ra trong 6 tháng kết thúc vào
1//2002, Châu Âu chính thức tung vào lưu thông tiền tệ đồng EURO bằng giấy
và xu
1/7/2002 : Các đồng bản tệ hoàn toàn rút khỏi lưu thông
Sau một thời gian dài, cộng đồng kinh tế Châu Âu đã xây dựng và củng
cố được những mối quan hệ kinh tế quốc tế chặt chẽ giữa các nước thành viên

và đã tạo ra được một thị trường chung về hàng hóa và dịch vụ. Và đồng
EURO ra đời là nhờ vào sự quyết tâm cao của các nước EU, để từ đó tạo ra
được một hệ thống tài chính lành mạnh, ổn định tiền tệ.
Và ngay khi hình thành, cộng đồng Châu Âu đã lập tức đưa ra ngay các
tỷ giá quy đổi của đồng Euro với các đồng tiền trong khối. Điều này giúp cho
Euro tránh được nguy cơ bị đầu cơ. Dưới đây là một vài tỷ giá của đồng Euro
với 12 đồng tiền khác trong khối.






ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 5
Tỷ giá quy đổi đồng euro:

Franc Bỉ 40.3399

Mark Đức 1.95583

Drachma Hy Lạp 340.750

Peseta Tây Ban Nha 166.386

Franc Pháp 6.55957

Bảng Ai Len 0.787564

Lira Ý 1936.27


Franc Lúc-xăm-bua 40.3399

Guilder Hà Lan 2.20371

Schilling Áo 13.7603







Escudo Bồ Đào Nha 200.482

Markka Phần Lan 5.94573

1.2. Những lợi ích của EURO
1.2.1. Loại bỏ rủi ro tỷ giá :
Dễ thấy rằng EURO loại bỏ được rủi ro tỷ giá giữa 12 đồng tiền Châu
Âu. Chúng ta đã biết rằng rủi ro tỷ giá có thể gây thiệt hại cho bất kỳ nhà sản
xuất hay nhà đầu tư nào mà qu
yết định đầu tư hôm nay mà lại thu lợi nhuận
trong tương lai. Khi đó, những biết động về tỷ giá không theo dự kiến sẽ gây
những thiệt hại to lớn cho doanh nghiệp. Cho dù những hình thức bảo hiểm
nhằm tránh biến động không theo dự kiến đã ra đời thì doanh nghiệp vẫn phải
chịu phí khi sử dụng những dịch vụ này.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 6
Bên cạnh đó, việc giảm thiểu rủi ro về tỷ giá cũng giúp cho việc thông

thương hàng hóa, dịch vụ và các luồng vốn đầu tư giữa các quốc gia trong khối
EU có điều kiện di chuyển tự do và thuận tiện hơn.
Và điều này có nghĩa là đã tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế Châu
Âu.
1.2.2. Giảm chi phí giao dịch
Một ví dụ nhỏ cho thấy rằng khi các du khách du lịch sang các nước họ
phải chịu phí do việc đổi tiền qua lại giữa các đồng tiền khi bước qua biên giới
của một nước. Phí này chính là sự chênh lệch giữa giá mua và bán, ngoài ra
còn có phí hoa hồng cho việc mua bán này.
Trong hoạt động của mình, EU có hàng ngàn giao dịch đổi tiền mỗi
ngày. Việc đổi tiền thông qua các tổ chức tài chính lớn, rất khó ước tính tính
chính xác các chi phí giao dịch này, nhưng đối với Châu Âu, một lục địa mà
thương mại nội khối có vai trò sống còn thì những chi phí này là rất lớn.
Những chi phí này thật sự là một gánh nặng cho các công ty ở những
nước nhỏ với thị trường ngoại hối có độ thanh khoản không cao và hệ thống
ngân hàng chưa phát triển.
1.2.3. Nâng cao tính minh bạch trong giá cả :
Những khác biệt trong giá cả hàng hóa, dịch vụ, tiền lương sẽ trở nên rõ
ràng hơn khi tính bằng một đồng tiền chung.
Khi không còn rủi ro về tỷ giá thì giá cả của các mặt hàng ở các thị
trường các nuớc trong khu vực sẽ giảm sự chênh lệch giá, phân biệt giá đồng
thời khuyến khích cạnh tranh.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 7
Người tiêu dùng thì có thể thoải mái lựa chọn mua hàng trên toàn bộ khu
vực của đồng EURO, còn các công ty thì có thể tùy thích bán hàng ở bất kỳ nơi
nào trong khu vực này. Sự cạnh tranh sẽ rõ ràng hơn giữa các nhà sản xuất, sự
lựa chọn thì đa dạng hơn, dễ dàng hơn với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa
là đã đem lại một động lực mới cho nền kinh tế.
1.2.4. Lãi suất thấp

Nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng trung ương Châu Âu là duy trì một
mức lạm phát thấp. Mà lạm phát thấp sẽ gây sức ép làm giảm lãi suất.
Mà khi lãi suất thấp thì việc vay mượn trên thị trường chứng khoán Châu
Âu sẽ giảm và từ đó sẽ thúc đẩy việc phát triển của những thị trường này.
1.2.5. Ổn định kinh tế vĩ mô
Lạm phát luôn là vấn đề đau đầu của các nước trong khối EU. Hầu như
nước nào cũng dễ bị tổn thương trước lạm phát.
Đồng EURO đã thiết lập một cơ chế mới với lạm phát thấp, giúp ổn định
kinh tế vĩ mô. Cơ chế này được đảm bảo bởi một ngân hàng Trung ương Châu
Âu độc lập thống nhất với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá cả. Sự ra đời của
đồng EURO sẽ mở ra một thời kỳ ổn định lâu dài cho toàn khu vực. Nó sẽ giúp
các nước thành viên tránh được sự phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia
cũng như giảm thiểu việc đầu cơ của một số nhà đầu cơ tài chính.
1.2.6. Sẽ là đồng tiền dự trữ quốc tế chủ yếu
Trong thực tế thì chỉ có những đồng tiền dễ chuyển đổi, ổn định và được
chấp nhận là phương tiện thanh toán dễ dàng mới có khả năng trở thành đồng
tiền dự trữ chủ yếu. Hiện nay, đồng đô la Mỹ đang là đồng tiền dự trữ quốc tế
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 8
số một, và các nhà lãnh đạo Châu Âu đang mong muốn EURO sớm trở thành
một đồng tiền dự trữ quốc tế chủ yếu trong tương lai không xa.
1.3. Những hạn chế tất yếu phải chấp nhận
1.3.1.Chi phí chuyển đổi
Việc ghi nhận thêm một đồng tiền mới vào hệ thống cơ sở dữ liệu đã
khiến cho các tổ chức, cơ quan của chính phủ, các doanh nghiệp…đã tiêu tốn
khá nhiều để điều chỉnh nhằm thích ứng. Việc cập nhật thông tin, thay đổi các
phần mềm vi tính, sửa đổi các chứng từ thanh toán, thay đổi cá hệ thống kế
toán, đồng thời nhu cầu đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng kiến thức mới
về sử dụng và lưu thông đồng EURo cũng phát sinh.
Ngoài ra, các chính phủ các nước trong khu vực còn phải tiêu tốn chi phí

quảng cáo về đồng EURO để cho nó thực sự đi vào cuộc sống hằng ngày của
người dân Châu Âu.
Sản xuất và phân phối tiền mới cũng tiêu tốn hàng tỷ USD. Việc sản
xuất lập tức một lượng tiền khổng lồ đã gây một tốn kém lớn trong khi việc
phân phối nó đến tay người tiêu dùng lại càng tốn kém hơn.
1.3.2. Mất việc làm
Đội ngũ những người buôn bán tiền tệ đang không biết kiếm sống bằng
cách nào khi EURO ra đời. Price Warterhouse ước tính rằng một ngân hàng có
thể mất 50% nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và 60% doanh thu từ việc mua
bán trái phiếu.
Một đồng tiền chung ra đời cũng đồng nghĩa với là loại bỏ các giao dịch
giữa một số các đồng tiền và điều này cũng có nghĩa là không cần đến các công
cụ tự bảo hiểm.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 9
Đồng tiền chung ra đời sẽ tạo ra một thị trường tài chính Châu Âu rộng
lớn hơn, khi đó các công ty Châu Âu sẽ chuyển dần sang huy động vốn thông
qua thị trường chứng khoán chứ không còn mặn mà với vốn của ngân hàng như
trước đây.
Việc được gia nhập vào khối cộng đồng chung bắt buộc chính phủ các
nước phải cắt giảm ngân sách, thắt lưng buộc bụng nhằm giảm thâm hụt ngân
sách, nợ chính phủ. Điều này tất yếu sẽ có thêm nhiều người mất việc làm. Có
thể vấn đề này chỉ là ngắn hạn nhưng nó có thể tạo nên sự bất ổn định chính trị,
xã hội ở các nước thành viên.
1.3.3. Mất chủ quyền trong hoạch định và thực thi chính sách
Tham gia vào liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu (EMU), các nước phải
từ bỏ quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ. Vì lúc này, EMU sẽ điều hành
chính sách tiền tệ chung. Lúc này các nước sẽ mất đi một công cụ quan trọng
trong việc điều tiết nền kinh tế và sẽ rất khó khăn cho các nước này khi nền
kinh tế gặp khủng hỏang.

V
ới chính sách còn lại để điều tiết nền kinh tế là chính sách tài khóa thì
lại bị ràng buộc bởi
Hiệp ước tăng trưởng và ổn định vì hiệp ước này kiểm soát
và đề ra biệt pháp trừng phạt với những nước có mức thâm hụt ngân sách quá
mức cho phép là 3% GDP. Điều này khiến cho việc điều tiết nền kinh tế trong
tình hình xấu sẽ gặp nhiều khó khăn, lúc này chính sách thuế sẽ có thể gây nên
những phản ứng mạnh mẽ từ dân chúng và sẽ khiến cho chính phủ đương
nhiệm gặp nhiều kho khăn khi các cuộc bầu cử đến gần.


ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 10
1.4. Quá trình hình thành đồng EURO
1.4.1.Ý tưởng thiết lập
Mong muốn có một đồng tiền chung đã hình thành từ lâu ở Châu Âu,
nền tảng là sự ra đời của tiền tệ Latinh, liên minh tiền tệ Đức, bản vị vàng…
nhưng đến khi có sự bất ổn về tiền tệ vào những năm 1920, 1930 đã làm cho
nhu cầu này trở nên bức thiết. Tuy vậy, khi thị trường chung Châu Âu đã được
thành lập vào những năm 1950 thì liên minh về tiền tệ vẫn chưa được lưu tâm
trong các chương trình nghị sự, tuy đã xác định được tỷ giá là một trong những
vấn đề mang lại lợi ích chung. Vì trong thời gian này, tỷ giá cố định Bretton
Woods vẫn đang tồn tại và gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Thế giới.
Mãi đến năm 1969, khi mà Pháp và Đức lần lượt phá giá đồng FR và
DM – phá vỡ hệ thống Bretton Woods – đã đe dọa đến sự ổn định cuả các đồng
tiền Châu Âu khác. Thủ tướng Đức lúc đó là W.Brandt đã đề nghị phải khôi
phục lại các kế hoạch về Liên minh tiền tệ Châu Âu. Kế hoạch này đã được thủ
tướng của Luxambua là ông P.Werner đưa vào báo cáo của mình, và năm
1970, lần đầu tiên thuật ngữ Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU – economic
and monetary Union) đã được sử dụng.

Một kế hoạch cho đồng tiền chung Châu Âu do thủ tướng Werner đưa ra
bao gồm hai bước :
-Bước 1 : liên kết các đồng tiền của các nước Châu Á vào một đơn vị
tiền tệ thống nhất gọi là “Đơn vị tiền tệ Châu Âu – ECU”, với việc cùng phối
hợp để giải quyết các vấn đề về tiền tệ.
-Bước 2 : ECU sẽ được sử dụng là đồng tiền chung song song với các
đồng tiền quốc gia. ECU sẽ làm đồng tiền dự trữ và thanh toán trong EEC và
sau đó trên phạm vi quốc tế.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 11
Báo cáo của Werner được phê chuẩn năm 1971, nhưng ngay sau đó bị
gạt ngang, do hệ thống Bretton Woods bị sụp đổ. Châu Âu nhanh chóng cho ra
đời một hệ thống gắn các đồng tiền của các nước thành viên với đồng DM gọi
là “con rắn trong đường hầm”.
Tuy vậy, hệ thống này cũng không suôn sẻ. Anh đã rút khỏi hệ thống
này sau sáu tuần tham gia. Ngay cả Pháp và Đức, hai nước chủ chốt cũng đã
hai lần rút khỏi hệ thống này.
Không còn khả năng quay trở lại chế độ tỷ giá cố định, Châu Âu đã tìm
s
ự ổn định tiền tệ thông qua việc hình thành hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS).
Cơ chế này giới hạn biên độ giao động của tỷ giá là cộng/trừ 2.25% so với tỷ
giá trung tâm.
Tuy vậy, Pháp và Ý đều không thỏa mãn với cơ chế tỷ giá này đã liên
tục phá giá đồng tiền. Bộ trưởng bộ Tài chính Pháp lại một lần nữa kiến nghị
về một đồng tiền chung trên toàn Châu Âu.
1.4.
2. Các giai đoạn thực hiện : có ba giai đoạn :
*Giai đoạn 1 : thống nhất tính chất tiền tệ quốc gia, rút ngắn sự cách biệt
giữa các nền kinh tế của các nước thành viên.
Vào ngày 1/1/1993, việc thực hiện tự do hóa lưu thông vốn và thanh

toán thông qua việc hoàn thành thị trường thống nhất. Các ngân hàng trung
ương các nước thành viên phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ để giữ ổn định
tỷ giá cố định giữa các đồng tiền trong hệ thống tiền tệ Châu Âu.
*Giai đoạn 2 : Ra đời viện tiền tệ Châu Âu
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 12
Ngày 1/1/1994, Viện tiền tệ Châu Âu (EMI – EUROpean Monetary
Institute) ra đời. EMI không thực hiện chính sách tiền tệ cũng như can thiệp hối
đoái trong toàn Liên minh. EMI có nhiệm vụ chủ yếu là :
-Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các ngân hàng TW quốc gia trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ.
-Chuẩn bị cho việc hình thành hệ thống ngân hàng TW Châu Âu và Liên
minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu.
*Các mốc thời gian đáng ghi nhận :
-EURO được nhất trí là tên của đơn vị tiền tệ chung vào tháng 12/1995
-EMI hoàn thành những nền tảng cho cơ chế tỷ giá mới vào tháng
12/1996 và được thông qua vào tháng 6/1997. Cũng lúc này, những thiết kế chi
tiết mệnh giá cho EURO cũng đã được thông qua.
-Tháng 5/1998, 11 nước thành viên đủ tiêu chuẩn đã được lựa chọn tham
gia đồng EURO đợt đầu. Tỷ giá chuyển đổi song phương được thiết lập trên cơ
chế tỷ giá EMS.
-Tháng 6/1998, hệ thống ngân hàng TW Châu Âu hình thành, EMI hoàn
thành nhiệm vụ của nó và chính thức ngưng hoạt động.
-Giai đoạn kiểm tra cuối cùng các hệ thống và các thủ tục cho việc xuất
hiện đồng EURO trong nửa năm cuối 1998.
*Giai đoạn 3 : EMU đi vào hoạt động và thực hiện một chính sách tiền tệ
chính thức trong toàn khu vực
Giai đoạn này có thể chia thành 3 bước :
-Bước 1 : Chuẩn bị - bắt đầu từ 2/5/1998 đến 1/1/1999
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân

Trang 13
Mở đầu bằng hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU tại Brussels (Bỉ).
Hội nghị quyết định trong 15 nước thì những nước nào sẽ được tham gia liên
minh tiền tệ. Đây cũng là vấn đề mang tính chính trị gây nhiều tranh cãi nhất ở
Châu Âu.
Ngay khi danh sách thành viên được đưa lên thì tỷ giá hối đóai song
phương vĩnh viễn giữa đồng tiền các nước này cũng được công bố. Đây chính
là một bước đi táo bạo đầy sáng tạo nhằm tạo nên sự ổn định và tránh cho
EURO khỏi những đợt tấn công của giới đầu cơ ngay trong những ngày mới
phát hành. Cũng tại hội nghị này, EU đã công bố quyết định thành lập Ngân
hàng TW Châu Âu (ECB – European Central Bank). Cũng giống như Cục dự
trữ liên bang Mỹ (FED), ECB sẽ chịu trách nhiệm vận hành chính sách tiền tệ
chung trong toàn khu vực đồng EURO.
-Bước 2 : thời kỳ quá độ - diễn ra trong ba năm 1999, 2000, 2001
Bắt đầu bằng việc giới thiệu đồng EURO là đồng tiền chính thức hợp
pháp của 11 nước thành viên. Tuy nhiên, trong ba năm này, EURO chỉ tồn tại
như một đồng tiền ghi sổ, nghĩa là chưa lưu hành trên thực tế.
Tại bước này, liên minh Châu Âu đã áp dụng quy tắc “không bắt buộc,
không ngăn cấm” đối với việc sử dụng EURO trong các giao dịch. Các công ty
đa quốc gia lớn đã áp dụng đồng tiền này trong việc lên các báo cáo tài chính
ngay từ 1/1/1999, mặc dù các cửa hàng chi nhánh không bị bắt buộc phải thu
tiền là EURO. Nghe qua thì tưởng chừng như vai trò của EURO không có gì ở
giai đoạn này, nhưng thật ra lại rất rõ nét do việc thanh toán bằng tiền mặt
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các hoạt động kinh tế. Chỉ khỏang 6% GDP của
khu vực Châu Âu.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 14
Đây cũng là bước chuyển giao quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ của
các nước thành viên cho ECB.
-Bước 3 : Đổi tiền thực sự - sau năm 2002

Các tiền giấy và xu được phát hành vào lưu thông. Ước tính có khoảng
13 tỷ tiền giấy đã được phát hành vào năm 2002.
Vào tháng 6/2002, các đồng tiền quốc gia thành viên cuối cùng đã bị loại
khỏi lưu thông, nhường chỗ cho đồng EURO.
1.5. Những tác động của đồng EURO đối với nền kinh tế Thế Giới
1.5.1.Vai
trò của Châu Âu trên thế giới:
Tăng cường mạnh mẽ vai trò của Châu Âu trên các diễn đàn và tổ chức
quốc tế như IMF, WB và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
• Là tiền tệ thế giới, đồng Euro đảm nhiệm vai trò quan trọng như
tiền tệ dự trữ và đầu tư quốc tế

Việc sử dụng đồng Euro trong thương mại quốc tế cũng đang mở
rộng, phản ánh trọng lượng của Châu Âu trong kinh tế thế giới

Lãi suất thấp: Mức lãi suất được hưởng lợi từ những triển vọng
lạm phát thấp, việc kiểm soát nợ chính phủ được cải thiện và kích cỡ thị trường
chứng khoán Euro được gia tăng, cải thiện tính thanh khoản

Thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư và việc làm: Sự ổn định giá cả , tình
hình tài chính công tốt và lãi suất thấp cấu thành nên những điều kiện lý tưởng
để kích thích sự tăng trưởng kinh tế, đầu tư và tạo việc làm trong khu vực đồng
Euro
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 15
• Bảo vệ khỏi những cú sốc từ bên ngoài: Bởi vì tầm quan trọng của
kinh tế khu vực đồng Euro và vấn đề là thương mại của khối Euro diễn ra trong
khu vực, khu vực đồng Euro được trang bị tốt hơn các loại tiền tệ quốc gia
trước đây để chống lại những cú sốc kinh tế từ bên ngoài hợac những rủi to tỷ
giá hối đoái so sánh với USD và những loại tiền tệ chính khác

2. Sự hợp nhất chính trị: 1.5.
• Đồng Euro là biểu tượng của sự đồng nhất, những giá trị chia sẻ
và thành công của sự hợp nhất Châu Âu mang người dân và các quốc gia Châu
Âu đến gần nhau
• Đồng Euro đóng vai trò như một tác nhân kích thích sự hợp nhất
sâu hơn bằng cách chỉ ra rằng hành động chung của các nước thành viên có thể
đem lại những lợi ích rộng rãi cho tất cả những nước tham gia
Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm của một đồng
tiền tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như vùng
Euro. Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn
cho một
chính sách tiền tệ thích ứng. Về mặt chính trị vẫn còn câu hỏi là liệu
Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các
nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không. Trên thực tế,
thời gian vừa qua dường như đã xác thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong
trường hợp của nước
Đức: Từ khi đưa đồng Euro được đưa vào lưu hành nước
Đức chưa có năm nào đạt được điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia
(không được vượt quá 3%
tổng sản phẩm quốc nội). Cho tới nay, các biện pháp
trừng phạt thật ra là đã được quy định trước trong
Hiệp ước Ổn định và Tăng
trưởng
đã không được Hội đồng các bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu áp dụng.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 16
Chương II :
KINH TẾ XÃ HỘI CHÂU Á
VÀ NHU CẦU VỀ MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG
2.1. Giới thiệu về khu vực Châu Á

Nhìn nhận chung về các nước trong khu vực
2.1.1. Điều kiện tự nhiên :
Với diện tích tự nhiên là 13.487.561km2, chiếm 9,94% diện tích thế
giới. Đều tiếp xúc trực tiếp với biển Thái Bình Dương, một vị trí hết sức thuận
lợi trong các hoạt động thương mại quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.
Đa số các nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào, giàu
các loại khoáng sản, nhiều nhất ở Trung Quốc và các nước ASEAN, nhưng các
nước NICs lại nghèo khoáng sản, trong đó Nhật Bản phải nhập khẩu từ bên
ngoài hơn 90% nguyên liệu.
Tiềm năng về nông nghiệp ở các nước Châu Á rất phát triển. Bằng
chứng là Thái Lan đứng hàng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu gạo và Việt
Nam thì ở hàng thứ hai.
2.1.2. Điều kiện về Kinh tế - Xã hội
Dân số là 2.062,8 triệu người, chiếm 32,2% dân số thế giới. Khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương có khả năng cung cấp một lượng lao động khá dồi
dào và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm đáng kể. Ảnh hưởng bởi
nền văn hóa Khổng giáo, nét đặc trưng của ngừơi Châu Á là sống nhân bản và
chú trọng đến giáo dục. Trình độ học vấn của khu vực Châu Á được đánh giá là
khá cao so với một vài nước đang phát triển.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 17
Trong tình hình thế giới đầy bất ổn với những cuộc chiến tranh nhằm
tranh chấp về lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo… thì sự ổn định của Châu Á cũng là
một trong những điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư cho khu vực này.
2.1.3. Một số chỉ tiêu về nền kinh tế
Bảng 2.1. Những chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các nước Châu Á

Tên nước
Mức

tăng
trưởng
GDP
(%)
GDP
bq đầu
người
(USD)
GNP
bq đầu
người
(USD)
Mức
lạm
phát
(%)
Khối
lượng
xuất
khẩu 1
năm
(tỷ
USD)
Cán
cân
thanh
toán
(tỷ
USD)
Dự trữ

ngoại
tệ
không
kể
vàng
(tỷ
USD)
Nợ
tổng
nợ
dịch vụ
ngoài
(tỷ
USD)
Dân số
(triệu
người)
Số
tivi /
1000
dân
Số điện
thoại /
1000
dân
Tuổi
thọ
bình
quân
(năm)

Chi
sức
khoẻ,
%
GDP
Nhật Bản 3.9 26,940 36,748 -0.1 522 156 837.9 127.3 784 558 81.6 8
Trung
Quốc
9.2 4,240 1,222 4.3 584.5 35.8 532.5 214.8 1300 350 167 70.7 5.5
Hàn Quốc 4.7 16,950 13,720 3.8 251 27.4 195 141.8 48.2 363 488 73.9 6
Đài Loan 5.8 13,687 1.8 171.1 20 237.1 74.4 22.7 76
Hongkong 7.4 26,910 22,857 0.4 269 14 124 67.7 7 504 564 79.9
Singapore 8.6 24,040 24,500 1.7 175.2 20.5 103.8 23.4 4.2 302 463 78.4 3.9
Indonexia 4.8 3,090 1,122 6.1 66.9 3.1 35 138.6 223.8 153 36 66.6 2.4
Thái Lan 5.8 7,010 2,463 2.8 93 2.8 45.1 49.5 64.5 300 105 69.2 3.7
Malaysia 7.6 9,120 4,509 1.4 125.2 11.7 56.1 54 25.5 210 190 72.8 3.8
Philipine 5.6 4,170 975 5.6 38.3 2.7 12.6 66.3 86.2 182 42 69.7 3.3
Brunei 1.1 12,468 4 2.6 0.5 20 0.35 628 255 76.6 3.1
Việt Nam 7.3 2,300 533 7.8 25.2 -1.6 6.6 16.6 82.6 197 48 69.7 5.1
Mianma -1.5 1,920 179 17.2 2.12 -0.41 0.58 6.7 50.2 76 7 57.1 2.1
Lào 6 1,720 379 11.6 0.43 -0.07 0.2 5.8 52 11 54.5 3.1
Campuchia 4.8 2,060 317 4 2.2 -0.16 0.8 14.5 176 3 54 1.1
Nguồn : The Economic Intelligence Unit Limited 2005 - Word Development
Indicators 2004
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 18

Với số liệu của bảng 2.1 đã khắc họa nên những điểm khác nhau về diện
tích, dân số, chỉ tiêu kinh tế của khu vực. Nổi bật vẫn là Nhật bản, một nước tư
bản phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trưởng thì Nhật đang

chựng lại, trong khi đó Trung Quốc, Indonexia đang là những nước có tiềm
năng lớn về khả năng phát triển trong khu vực. Trong đó những nước như Hàn
Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn giữ một tốc độ tăng trưởng khá ổn định.
¾ Tóm lại :
Nhìn chung, các nước này đang trên đà phát triển, nhưng sự phát triển là
không đồng đều. Có những nước rất giàu, nhưng cũng có những nước rất
nghèo. Điều này sẽ khiến cho việc thiết lập một đồng tiền chung là vô cùng
khó khăn. Vì các nước tham gia trong một khối phải có những nền tảng về kinh
tế và ổn định chính trị gần tương thích nhau.
Nhưng nổi bật lên là ba nước đầu đàn : Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Đây là những nước có sự phát triển đáng nể.
Trong đó, Nhật Bản đã là một trong những cường quốc đáng gờm,
không chỉ trong khu vực mà trên bề mặt của Thế giới. Với những tiềm năng
của mình, đã hình thành và tích lũy trong một thời gian khá dài, thì Nhật bản
đủ bản lĩnh để đứng ngang hàng với các cường quốc khác như Mỹ.
Hàn Quốc cũng là một trong những cường quốc với bề dày lịch sử phát
triển trên lĩnh vực kinh tế. Những tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã có mặt trên
các thị trường. Đã có những nhãn hiệu hàng hóa trở nên phổ biến ngay tại các
nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp. Và cũng đã có những ông chủ lớn là người
Hàn Quốc tồn tại và điều hành ở các công ty lớn của các nước phát triển.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 19
Trung Quốc tuy đi sau, nhưng sự lĩnh hội cũng như nhanh nhạy nắm bắt
đã giúp cho Trung Quốc phát triển với tốc độ siêu phàm. GDP hàng năm của
quốc gia này tăng chóng mặt, đến nỗi chính phủ Trung Quốc phải dùng nhiều
biện pháp để làm giảm độ nóng này. Đây cũng là một trong những nước “cứng
đầu” về vấn đề tỷ giá, khiến cho Mỹ đã bao phen phải đàm phán qua lại nhằm
can thiệp vào tảng đá khá cứng này.
Ngay cả khả năng cạnh tranh và phân phối hàng hóa của Trung Quốc
cũng là một trong những đề tài khiến cho các nước nhập khẩu hàng Trung

Quốc cũng phải đau đầu để đưa ra những chính sách bảo hộ ngành trong nước
cũng như phải tiến hành việc kiện tụng nhằm “giữ chân” các doanh nghiệp
Trung Quốc.
Khu vực Châu Á cũng là khu vực hiện đang có lượng dự trữ ngoại tệ rất
lớn, đã khiến cho Mỹ phải nhiều lần điều chỉnh lãi suất để giảm bớt lượng dự
trữ đô la Mỹ ở khu vực này.
Những nhận định về tương lai Châu Á :
9 Châu Á sẽ chiếm một nửa nền kinh tế Thế giới trong một tương
lai gần
Trong chuyến đi tới Thượng Hải, Ông George Yeo – Bộ trưởng Bộ
ơng mại và công nghiệp Singapore - cho rằng Châu Á sẽ sớm chiếm lĩnh
một nửa nền kinh tế thế giới từ mức 1/3 như hiện nay nhờ sự bùng nổ kinh tế
của Trung Quốc và Ấn Độ.
Thư
Sự chuyển đổi - dự kiến trong vài thập kỷ - sẽ khởi đầu một sự thay đổi
đáng kể trong cán cân kinh tế thế giới đang làm giảm tầm quan trọng của nền
kinh tế Mỹ.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 20
Theo ông Yeo, Đông Á, Ấn Độ và Đông Nam Á chiếm khoảng nửa dân
số thế giới và có thể sẽ chiếm nửa nền kinh tế toàn cầu trong vài thập kỷ nữa.
Trung Quốc có thể đạt được vị trí là nền kinh tế lớn nhất thế giới vị trí mà nước
này đã từng có trong lịch sử loài người.
Nền kinh tế Trung quốc tăng trưởng 9,8% trong quý 1 năm nay và các
quan chức đang cố gắng để làm giảm nhiệt cho nền kinh tế. Trong khi đó ngân
hàng Trung ương Ấn Độ dự báo nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng
6,5-7% trong năm tài khoá kết thúc vào tháng 3/2005. Ấn Độ có thể đạt được
tốc độ này sau khi năm tài khoá trước đã đạt được 8,1%.
Toàn Châu Á tình hình hiện tại rất khả quan. Ấn Độ đã trở thành một
câu chuyện tăng trưởng đầy hứa hẹn. Trong 6 tháng cuối năm nay, tăng trưởng

kinh tế của Ấn Độ sẽ ganh đua với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bức tranh khu vực có thể bị bao phủ nếu căng thẳng chính trị
giữa eo biển Đài Loan hay tình hình Bắc Triều Tiên, nhưng tình hình này có
thể được giải quyết.
Mặc dù Mỹ vẫn chiếm ưu thế về mặt quân sự nhưng càng ngày chúng ta
càng nhận thấy một thế giới đa cực với EU, Nga, Trung quốc, Ấn Độ, Brazil,
Nam Phi đang trở thành quyền lực của khu vực và thế giới.
9 Kinh tế ASEAN đang bùng nổ
Ông Ernest Broower – Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Mỹ - ASEAN đã
đưa ra nhận định trên khi cùng 5 vị đại sứ Mỹ tại các nước ASEAN kêu gọi
đầu tư vào Đông Nam Á. Tham dự sự kiện này có các đại sứ Mỹ tại Indonesia,
Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 21
Các vị đại sứ này nhận thấy sức hấp dẫn đầu tư vào ASEAN đang tăng
lên rất nhanh. Có nhiều yếu tố thúc đẩy điều này, đặc biệt là sự hồi phục của
kinh tế Mỹ, Trung Quốc, và Nhật Bản - mà kéo theo đó là nhu cầu tăng cao.
Ông Bower cho rằng, không phải là không có những hạn chế trong môi
trường đầu tư ASEAN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ đã và đang hợp tác
chặt với các đối tác sở tại để giải quyết khó khăn. “Chẳng lâu nữa ASEAN sẽ
là một thị trường khổng lồ. Bất cứ khoản đầu tư nào vào đây đều đem lại lợi
nhuận tiềm tàng”.
2.2.Những xu thế và nhu cầu về một đồng tiền chung Châu Á
Những khó khăn và cả nhu cầu phát triển mới đang hối thúc việc nhất
thể hóa tiền tệ giữa các nền kinh tế trong khu vực Đông Á. Và với những bước
đi mới đây của giới chức tài chính khu vực cùng sự hưởng ứng mạnh mẽ từ
Ngân hàng Phát triển Châu Á có thể khiến việc hiện thực hóa mong ước này
sớm trở thành hiện thực.
Theo lời Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì sau cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998, người ta nhận thấy

tính lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày một mạnh mẽ và việc hợp tác
kinh tế, đầu tư không thể hoàn thiện nếu không có những bước đi tiến tới việc
thống nhất tiền tệ như những gì EU đã làm.
Thật ra thì
ý tưởng về một đồng tiền chung đã có từ rất lâu. Tuy nhiên
sau đó chưa có một nỗ lực cụ thể nào để thực hiện
ý tưởng này. Từ sau
khủng hoảng tài chính năm 1997, vấn đề đồng tiền chung Châu Á trở nên cấp
thiết khi giao lưu thương mại giữa các nước tăng vọt qua các năm
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 22
Một đồng tiền chung rõ ràng sẽ đóng góp một vai trò rất lớn vào việc
thúc đẩy kinh tế Châu Á phát triển và củng cố thêm quá trình liên kết kinh tế
Châu Á. Mà điều này phù hợp với trào lưu toàn cầu hóa.
Hơn thế nữa, người ta còn nhận thấy sự bất hợp lý và phiền toái khi kéo
dài việc cát cứ tiền tệ trong khi lại ra sức thúc đẩy khu vực hóa, toàn cầu hóa
kinh tế quốc tế. Nhìn lại thời điểm năm 1945, khi Thế chiến I mới kết thúc,
toàn thế giới chỉ có 74 nước, nhưng nay con số này đã lên tới 200. Và việc chia
nhỏ này với số lượng đóng góp đông đảo từ các quốc gia mới độc lập từ Châu
Á đã làm gia tăng đáng kể chi phí giao dịch, phí đổi tiền, đẩy cao tỷ giá thả nổi,
ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động đầu tư, kinh doanh xuyên biên giới.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, người ta ít hoài
nghi hơn về tính thiết yếu, cùng thời điểm để tiến tới một đồng tiền chung
Đông Á (cho các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Bởi một đồng tiền thống nhất với những ràng buộc từ 13 nền kinh tế này sẽ hạn
chế những cú "sốc" tiền như đã diễn ra ở Thái Lan, Indonesia và Philippines
trước đó, nhất là khi các nền kinh tế này đang mở cửa mạnh mẽ, hội nhập quốc
tế. Hơn thế nữa, một đồng tiền chung sẽ có tác dụng thúc đẩy cải cách tài chính
giữa các nền kinh tế khu vực, sớm bắt kịp các tiêu chí cũng như hạn chế tính
thụ động khi các đồng ngoại tệ mạnh biến động.






ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 23
Chương III :
LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO
ACU – ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á

3.1. Những hạn chế :
Ở Châu Á những bước tiền đề cho quá trình hợp tác này còn quá mong
manh. Mong muốn có được một đồng tiền chung như đồng EUR của Liên
minh Châu Âu (EU) thật sự là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự đầu tư
nghiêm túc của tất cả các nước trong khu vực.
Thế nhưng tới tận thời điểm này Châu Á mà trực tiếp là các nền kinh tế
Đông Á vẫn chưa hoàn thiện được khu vực mậu dịch tự do - FTA.
Bên cạnh đó, việc chênh lệch đẳng cấp phát triển cũng là những thách
thức mà ngay cả EU hiện nay cũng phải điên đầu.
Theo những chỉ số mà chính ADB đưa ra thì mức thu nhập bình quân
đầu người cao nhất ở Châu Á hiện gấp rất nhiều lần mức thấp nhất. Trong khi
đó ở EU, những cấp độ không qua chênh lệch cũng đã làm nảy sinh những vấn
đề rất nan giải. Tinh thần thống nhất của khối bị xói mòn bởi mâu thuẫn về
giành giật việc làm, đầu tư.
Đó là còn chưa kể tới những thách thức từ vấn đề tài khóa khi nhất thể
hóa đồng tiền. Ở Châu Âu, không hiếm nước thành viên khu vực đồng tiền
chung, kể cả những thành viên chủ chốt đã phá rào khi để lạm phát vượt quá
ngưỡng 3% cho phép. Kịch bản này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi, thậm
chí còn diễn biến phức tạp nếu đồng tiền chung Châu Á xuất hiện trong thời

gian gần tới

ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Trang 24
3.2. Ý tưởng thành lập:
Trên thế giới hiện có khoảng 200 quốc gia độc lập, với rất nhiều các
nước nhỏ. Chi phí để mỗi nước duy trì một đồng tiền riêng và chính sách tỷ giá
thả nổi là rất cao và vì vậy việc thành lập các liên minh tiền tệ rất được khuyến
khích.
Tốc độ toàn cầu hoá nhanh (bao gồm thương mại hàng hoá, dịch vụ và
các giao dịch tài chính được mở rộng) cũng cần hình thành một liên minh tiền
tệ. Toàn cầu hoá nhanh cũng có nghĩa là sự đồng bộ hoá các chu kỳ kinh doanh
giữa các nước sẽ lớn hơn, thế giới sẽ ngày càng hội nhập hơn, khối lượng giao
dịch liên quan đến công dân của các nước khác nhau tăng lên. Các giao dịch
quốc tế lớn sẽ thu hút một đồng tiền chung liên quan đến số đông các đồng tiền
khác cũng sẽ tăng lên.
Thực tế cho thấy, Liên minh châu Âu (EU) đã thu hút được nhiều lợi ích
to lớn kể từ khi quyết định thành lập một đồng tiền chung. Nhưng liệu việc
thành lập một liên minh tiền tệ ở châu Á có thể trở thành hiện thực? Những yếu
tố liên quan đến việc thành lập đồng tiền chung châu Á là gì?
Ý tưởng Đơn vị tiền tệ châu Á (ACU) do ADB khởi xướng được hình
thành dựa trên một rổ đồng tiền hoặc dựa vào tỷ trọng tiền tệ được sử dụng ở
10 nước ASEAN cộng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Đơn vị tiền tệ
châu Á không phải là tiền giấy hoặc tiền xu được sử dụng trong lưu thông.
ACU chỉ là bước khởi đầu hướng tới sự hội nhập các đồng tiền ASEAN thành
một đồng tiền chính thức và trước mắt ACU chỉ là một công cụ hữu ích cho
các cơ quan quản lý tiền tệ trong việc hoạch định chính sách hối đoái.
Từ tháng 01/1992, thành viên thuộc khối nước ASEAN đã thống nhất
thành lập một khu Mậu dịch tự do ASEAN với hàng rào thuế quan thấp (từ 0-
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân

Trang 25
5%), tiến tới miễn thuế hoàn toàn thông qua mức thuế quan ưu đãi (CFPT).
Việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do ở ASEAN chính là cơ sở để hình
thành một liên minh tiền tệ giữa các nước.
Thách đố lớn nhất để thành lập một liên minh tiền tệ chính là việc mất đi
quyền tự chủ trong điều hành chính sách tiền tệ của mỗi nước. Các nước tham
gia liên minh tiền tệ sẽ không còn lưu hành đồng tiền riêng của nước mình nữa.
Tuy nhiên, chi phí của việc mất đi tính độc lập về tiền tệ phụ thuộc vào từng
nền kinh tế đang điều hành chính sách tiền tệ trước khi gia nhập liên minh tiền
tệ. Nhiều nước đang phát triển cho phép mở các tài khoản vốn có hạn chế trong
điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ độc lập, đặc biệt các nước đang phát triển
có thị trường vốn chưa phát triển và các tổ chức ngân hàng yếu kém.
Khuynh hướng thành lập liên minh tiền tệ cũng nhằm mục đích thúc đẩy
thương mại và đầu tư giữa các nước. Tạo thuận lợi trong các giao dịch về
thương mại và dịch vụ; giảm chi phí trong các giao dịch qua biên giới. Các nền
kinh tế có quan hệ thương mại lớn với nhau sẽ thu được nhiều lợi ích khi tham
gia vào liên minh tiền tệ do chi phí giao dịch giảm và hạn chế được những biến
động của tỷ giá. Ngoài ra, các cú sốc kinh tế sẽ có những ảnh hưởng khác nhau
đối với từng nước trong liên minh và mỗi thành viên trong liên minh sẽ không
có khả năng thực hiện các chính sách riêng lẻ để đối phó với các cú sốc về kinh
tế.
Việc phát hành đồng tiền chung sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra các
đợt biến động trên thị trường tiền tệ châu Á, giúp định giá chính xác mức độ
biến động của đồng tiền này so với đồng EURO và USD và tăng khả năng đối
phó với các cú sốc kinh tế. Khi các nước ASEAN sử dụng một đồng tiền chung
thì sẽ có cùng một chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá thả nổi sẽ được thay thế
ACU - Đồng tiền chung Châu Á GVHD : PGS.TS. Trần Hoàng Ngân

×