Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 167 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
ON CễNG MN
Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Đà Nẵng hiện nay
LUN N TIN S TRIT HC
H NI - 2014
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
ON CễNG MN
Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Đà Nẵng hiện nay
Chuyờn ngnh : Ch ngha duy vt bin chng
v Ch ngha duy vt lch s
Mó s : 62 22 80 05
LUN N TIN S TRIT HC
Ng i h ng d n khoa h c: 1. PGS, TS NGUYN HNG SN
2. PGS, TS V HNG SN
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đoàn Công Mẫn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1


Chng 1: T󰗕NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C󰗩U LIÊN QUAN 󰖿N 󰗁 TÀI 6
1.1. Những công trình nghiên cứu về xây dựng quan hệ sản xuất ở nước ta thời kỳ
đổi mới 6
1.2. Những công trình nghiên cứu xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta 16
1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng quan hệ sản xuất trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới 21
Chương 2: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHI󰗇P HÓA, HI󰗇N 󰖡I HÓA 󰗟 N󰗛C TA - M󰗙T S󰗑 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 27
2.1. Thực chất của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất 27
2.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 36
Chương 3: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 74
3.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của chúng tới việc
xây dựng quan hệ sản xuất ở Đà Nẵng hiện nay 74
3.2. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay 79
3.3. Một số vấn đề đặt ra nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Đà Nẵng hiện nay 106
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG
QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 115

4.1. Định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà
Nẵng hiện nay 115
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay 121
KẾT LUẬN 151
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA H󰗍C C󰗧A TÁC GI󰖣 Ã CÔNG B󰗑 LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
LLSX : Lực lượng sản xuất
QHSX : Quan hệ sản xuất
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, quy
luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất (LLSX) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở lý luận, thế giới
quan và phương pháp luận khoa học trong nhận thức và cải tạo xã hội.
Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH),
việc xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là một trong
những vấn đề quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng

và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã mắc bệnh chủ
quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan khi không tính đến điều kiện của
một đất nước với nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, LLSX còn thấp, nhưng lại
chủ trương xây dựng QHSX tiên tiến đi trước nhằm mở đường cho LLSX phát
triển, xác lập "kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thống trị" dựa trên chế độ
công hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chính sự nhận thức và vận
dụng sai lầm đó đã được Đại hội lần thứ VI của Đảng, năm 1986 chỉ rõ: một
trong những nguyên nhân cơ bản của sự khủng hoảng kinh tế - xã hội nói
chung, của sự kìm hãm LLSX phát triển nói riêng trong những năm 1976 -
1980 là do trong nhận thức và hành động, "chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương
đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan
hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất" [20, tr.23].
Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH, HĐH) đất nước, đặc biệt là qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã từng bước nhận thức và vận
dụng quy luật này ngày càng rõ và đúng đắn hơn. Đó là chủ trương phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình
thức phân phối, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vì vậy, đã góp
2
phần quan trọng để "đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng…, đạt
bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất" [31, tr.91].
Bên cạnh đạt được những thành tựu to lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, thì việc xây dựng QHSX phù hợp
với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta vẫn
còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định cả về sở hữu, tổ chức quản lý và
phân phối làm cản trở sự phát triển của LLSX, dẫn đến "Kinh tế phát triển
chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm;

chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hoá xã hội tăng lên" [31, tr.178].
Nguyên nhân của những hạn chế đó, trước hết là có nguyên nhân
khách quan, do quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở nước ta vẫn còn mới mẻ, vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm để đổi mới
và phát triển; do tác động của khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế
thế giới. Nhưng, như nhận định của Đảng ta, trực tiếp và quyết định nhất vẫn
là nguyên nhân chủ quan: "Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức
lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất
nước", "Nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể của công cuộc đổi mới còn hạn
chế, thiếu thống nhất" [31, tr.94] và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu.
Ở Đà Nẵng, sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, nhất là trong nhiệm
kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX (2005 - 2010), Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân thành phố đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu to
lớn về kinh tế - xã hội. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng
trưởng khá; hiệu quả và sức cạnh tranh được nâng lên. Cơ cấu thành phần
kinh tế chuyển biến tích cực. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) địa phương được chú trọng và đang tiếp tục phát triển. Kinh tế
tập thể có bước phát triển trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, vận tải. Khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài ngày càng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố.
3
Nguyên nhân đạt được những thành tựu to lớn này có nhiều mặt,
trong đó có nguyên nhân quan trọng là Đảng bộ và chính quyền Đà Nẵng đã
quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối CNH, HĐH và chủ trương phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng. Trong xây dựng QHSX,
lãnh đạo thành phố đã có chủ trương, chính sách đổi mới quan hệ sở hữu, tổ
chức quản lý sản xuất và phân phối trong các thành phần kinh tế ngày càng
phù hợp hơn với trình độ phát triển của LLSX. Như Đại hội Đảng bộ lần thứ
XX đã chỉ ra: Đường lối đổi mới của Đảng; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Trung ương; sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành; cùng với nhiều

chủ trương, chính sách mới ban hành đúng hướng, phù hợp với thực tiễn, có
tác dụng giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy và
tạo thuận lợi để thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội [19, tr.75].
Mặc dù đạt được kết quả to lớn trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện phát
triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, đến nay quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Đà
Nẵng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chưa
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố, quy mô còn nhỏ, tích lũy
còn hạn chế; sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số ngành và lĩnh vực kinh tế
còn thấp. Các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế
tập thể vẫn chưa được quan tâm, tạo điều kiện phát triển đúng mức [19, tr.76].
Điều này chứng tỏ, những kết quả đạt được trong việc nhận thức và
vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở Đà
Nẵng còn có hạn chế nhất định. Trong các thành phần kinh tế, việc đa dạng
hoá sở hữu còn chậm, đổi mới tổ chức quản lý còn bất cập, thực hiện phân
phối còn hạn chế, thiếu sót. Nhiều vấn đề mới và phức tạp trong nhận thức
và vận dụng quy luật này vào thực tiễn hiện nay đang đặt ra bức thiết, như
yêu cầu về tính toàn diện và đồng bộ trong xây dựng QHSX, về đẩy mạnh
CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức nhằm phát triển LLSX hiện đại, đồng
thời xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Xuất phát từ thực tế trên đây, việc phân tích, đánh giá thực trạng nhận
thức và vận dụng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng trong thời gian qua để làm căn cứ cho
4
việc đề xuất định hướng và nêu lên một số giải pháp cơ bản vận dụng vấn đề
này là có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Hướng đến việc đáp ứng yêu cầu
đó, nghiên cứu sinh chọn: "Vấ n đề xây dự ng quan hệ sả n xuấ t phù hợ p vớ i
trình độ phát triể n củ a lự c lư ợ ng sả n xuấ t trong quá trình công nghiệ p hóa,
hiệ n đạ i hóa ở Đà Nẵ ng hiệ n nay" để làm đề tài luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mụ c đích

Trên cơ sở phân tích thực trạng nhận thức và vận dụng xây dựng
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH,
HĐH ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới, luận án nêu lên định hướng và đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.
2.2. Nhiệ m vụ
Nêu lên thực chất nội dung của quy luật QHSX phù hợp với trình
độ phát triển của LLSX.
Phân tích, làm rõ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình
CNH, HĐH ở nước ta thời kỳ đổi mới.
Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH và nêu lên một số vấn đề đặt
ra từ thực trạng đó ở Đà Nẵng hiện nay.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm xây
dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy
mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH.
Phạm vi nghiên cứu: vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.
5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luậ n
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX; tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH.
4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u

Luận án sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng
hợp, so sánh; phương pháp hệ thống cấu trúc, trong đó chủ yếu là sử dụng
phương pháp phân tích và tổng hợp.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
Góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận về đa dạng hoá quan hệ sở hữu,
đa dạng hoá quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, yêu cầu kết hợp nguyên tắc
phân phối của kinh tế thị trường với nguyên tắc phân phối của CNXH.
Phân tích, đánh giá thực trạng và phát hiện một số vấn đề đặt ra trong
xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình
CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình
độ phát triển của LLSX trong quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vấn đề xây dựng
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH.
Thực hiện các định hướng và giải pháp là quá trình nhận thức trong
việc vận dụng vấn đề này theo đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng
nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ các cơ quan lãnh đạo
đảng và chính quyền ở Đà Nẵng, công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 10 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NH󰗯NG CÔNG TRÌNH NGHIÊN C󰗩U V󰗁 XÂY D󰗱NG QUAN H󰗇 S󰖣N
XU󰖥T 󰗟 N󰗛C TA TH󰗝I K󰗳 󰗕I M󰗛I

Trong quá trình đổi mới, vấn đề QHSX đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu dưới những góc độ và phạm vi khác nhau. Nếu nghiên cứu dưới
góc độ ba mặt của QHSX, có thể nêu lên một số công trình của các tác giả:
Tác giả Phạm Thị Quý trong cuốn sách "Xây dựng và hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới ở Việt Nam" [75], đã nêu lên nội dung cơ bản về quy
luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX theo quan điểm Mác
- Lênin, khái quát quá trình xây dựng QHSX XHCN ở nước ta thời kỳ 1955
- 1985. Đáng chú ý là tập trung phân tích thực trạng nhận thức và vận dụng
xây dựng và hoàn thiện từng bước QHSX thời kỳ đổi mới: quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối
sản phẩm trong kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Từ thực trạng về hạn chế
trong tác động của các QHSX đến sự phát triển LLSX và kinh tế - xã hội,
đưa ra các định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện QHSX mới trong các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
Khi bàn về lý luận và thực tiễn xây dựng QHSX gắn với việc giải
quyết vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong quá trình đổi mới,
tác giả Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) có cuốn sách "Xây dựng quan hệ sản
xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở
Việt Nam" [76]. Công trình đã làm rõ khái niệm QHSX, về tiến bộ và công
bằng xã hội, về mối quan hệ giữa xây dựng QHSX định hướng XHCN với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nêu lên nội dụng của QHSX định
hướng XHCN thể hiện trong quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ
7
phân phối. Các tác giả đã phân tích những biến đổi về quan hệ sở hữu, quan
hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối trong các thành phần kinh
tế, nêu lên những thành tựu và hạn chế trong tác động của QHSX đến sự
biến đổi của LLSX, đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đến việc thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở nước ta. Từ thực trạng,
đề xuất phương hướng cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện QHSX là:

tiếp tục giải quyết đúng đắn quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý sản
xuất và quan hệ phân phối theo định hướng XHCN. Đặc biệt là đưa ra
phương hướng hoàn thiện QHSX trong các thành phần kinh tế gắn với bảo
đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới.
Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Tùng trong cuốn sách về "Quan hệ
sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [93], đã
khái quát quá trình nhận thức lý luận về phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN của Đảng ta trong các văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi
mới. Từ thực trạng của LLSX, tác giả phân tích và chỉ ra tính tất yếu phải
tạo lập sự phù hợp của QHSX đối với trình độ phát triển của LLSX trong
quá trình đổi mới. Khẳng định xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần cũng
có nghĩa là thực hiện đa chủ sở hữu, đa dạng hoá tổ chức quản lý và phân
phối trong nền kinh tế. Trên cơ sở khẳng định việc xây dựng QHSX mới
XHCN có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy LLSX phát triển và là cơ
sở kinh tế để đảm bảo sự thống trị của kiến trúc thượng tầng XHCN trong
chế độ xã hội mới, tác giả làm rõ vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể với tư cách là nền tảng trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta. Qua đó, nêu lên một số chủ trương và giải pháp đổi mới
kinh tế nhà nước như: sáp nhập, hợp nhất, khoán các DNNN; hình thành các
tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước; liên kết, liên doanh giữa kinh tế
nhà nước với các thành phần kinh tế khác và tiếp tục cổ phần hóa DNNN là
những giải pháp quan trọng để kinh tế nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo.
8
Cũng theo hướng nghiên cứu trên đây, còn có một số bài viết của các
tác giả đã được đăng trên các tạp chí khoa học, như:
Tác giả Nguyễn An Ninh có bài "Nhận thức các tầng bản chất của
quan hệ sản xuất ở nước ta thời kỳ đổi mới" [68], đã khái quát sự phát triển
nhận thức của Đảng ta về vấn đề đổi mới các mặt của QHSX: về sự đa dạng
hoá các hình thức sở hữu của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam, về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hình thành tiêu chí đánh giá

hiệu quả của vấn đề cải tạo và xây dựng QHSX mới. Đồng thời tác giả đã
phân tích làm rõ luận điểm của Đảng ta về xây dựng "quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp" trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Tác giả Trần Thành nghiên cứu về "Quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp ở nước ta hiện nay" [83], đã nhấn mạnh đến vai trò của nhân tố chủ
quan trong việc nhận thức và vận dụng yêu cầu xây dựng QHSX trong phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo hướng tiến bộ phù hợp
mà Đảng ta đã nêu lên trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011. Phân
tích làm rõ việc xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp trong quan hệ sở hữu, tổ
chức quản lý và phân phối trên cơ sở vừa tôn trọng quy luật khách quan vừa
được sự định hướng và dẫn dắt bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH.
Theo tác giả, việc xây dựng QHSX theo hướng tiến bộ phù hợp là có thể
thực hiện được trong tất cả các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
Việc nghiên cứu QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN không chỉ được các nhà khoa học tiếp cận ở ba mặt trên đây, mà còn
có nhiều tác giả nghiên cứu từng mặt một cách sâu hơn. Nếu nghiên cứu
QHSX dưới góc độ quan hệ sở hữu, có thể nêu những công trình sau:
Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc về "Quan hệ
biện chứng giữa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở
Việt Nam hiện nay" [66]. Trên cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của các hình
thức sở hữu và quan hệ biện chứng giữa chúng, tác giả đã khảo sát thực
trạng vận dụng các loại hình quan hệ sở hữu và mối quan hệ biện chứng giữa
9
các hình thức sở hữu, vạch ra tính tất yếu và động lực thúc đẩy LLSX phát
triển của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Qua thực trạng, nêu lên những vấn đề đặt ra: về mâu thuẫn giữa xu hướng
vận động của các hình thức sở hữu, về quan hệ đa dạng hóa các loại hình sở
hữu với việc giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Đồng thời đề
xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả các loại hình sở
hữu trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.

Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Vũ Hồng Sơn về "Xu hướng và
đặc điểm của quá trình đa dạng hóa các hình thức sở hữu theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam" [78]. Phân tích vấn đề sở hữu, các hình thức sở
hữu và quá trình đa dạng hóa sở hữu trong lịch sử, về quan hệ biện chứng
giữa các hình thức sở hữu với những yếu tố khác trong hình thái kinh tế - xã
hội. Tác giả đã chỉ ra việc đa dạng hóa sở hữu và xu hướng phát triển chung
của sự đa dạng hóa sở hữu của các nước trên thế giới và khẳng định đây
cũng là xu hướng khách quan trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ
sở làm rõ những đặc điểm của quá trình đa dạng hóa các hình thức sở hữu,
nêu lên các giải pháp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đa dạng hóa sở hữu
trong các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Các giải
pháp cơ bản là: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường đa dạng hoá sở hữu, tăng cường vai trò quản lý
kinh tế của Nhà nước, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH trong quá
trình đa dạng hoá sở hữu, kết hợp xây dựng đời sống văn minh vật chất và
văn minh tinh thần, kết hợp tối ưu các hình thức sở hữu trong nền kinh tế.
Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, sở hữu luôn
được coi là vấn đề mấu chốt của Đảng ta, luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị
Minh Hà về "Sự biến đổi các quan hệ sở hữu trong nông nghiệp dưới tác
động của lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay" [38]. Có thể khái quát nội dung của công trình này là làm rõ
các loại hình quan hệ sở hữu, các quan hệ sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp
10
và những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của quan hệ sở hữu trong
nông nghiệp ở nước ta giai đoạn trước đổi mới và trong quá trình đổi mới.
Qua đó, tác giả nêu lên những phương hướng và giải pháp cơ bản về xây
dựng quan hệ sở hữu trong nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan
trước sự phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
Khi bàn về vị trí và vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, tác giả Vũ Văn Phúc có bài "Sở hữu nhà nước và

vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa" [72]. Nội dung bài viết đã làm rõ những thuộc tính của sở
hữu nhà nước, về sự cần thiết và có thể giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tác giả đã nêu lên một số giải
pháp chủ yếu nhằm củng cố, tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh
tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, như tập trung nắm
giữ những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ
giữa quyền sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất, đổi mới, đi đầu về ứng dụng
khoa học - công nghệ, tiếp tục sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá DNNN,
nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.
Tác giả Nguyễn Văn Thức trong cuốn sách "Sở hữu: lý luận và vận
dụng ở Việt Nam" [87], công trình này kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Lý luận về sở hữu. Trình bày những quan điểm cơ bản
của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về quan hệ sở hữu; nêu lên những loại
hình sở hữu, hình thức sở hữu và mối quan hệ biện chứng giữa chúng.
Chương 2: Các loại hình sở hữu và vai trò của chúng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã phân tích và
khẳng định tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu và
đa dạng hóa sở hữu ở Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH. Nêu lên
và phân tích nhằm làm rõ vị trí, vai trò của các loại hình sở hữu, như sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới.
11
Chương 3: Vấn đề cải tạo và xây dựng các loại hình sở hữu trong quá
trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẳng
định tính tất yếu của việc cải tạo các hình thức sở hữu, làm rõ cơ chế tác
động của các quan hệ sở hữu tới thị trường, nội dung cải tạo các hình thức
sở hữu, đổi mới chế độ sở hữu và định hướng XHCN. Đáng chú ý là tác giả
nêu lên một số nội dung chủ yếu của việc cải tạo và xây dựng các hình thức
sở hữu trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

đó là cổ phần hóa DNNN, yêu cầu đổi mới vai trò quản lý kinh tế của Nhà
nước và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống DNNN, thành
phần kinh tế tập thể và thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
Cũng theo hướng nghiên cứu này, các tác giả Chu Văn Cấp và Ngô
Đức Trung có bài "Hoàn thiện thể chế về sở hữu, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các chủ thể kinh tế nước ta" [3], làm rõ những quan điểm của Đảng
về tính tất yếu hoàn thiện thể chế sở hữu ở nước ta trong quá trình đổi mới.
Qua đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện thể chế về sở hữu
đối với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
như: tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế
nhà nước để giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế; đổi mới và phát triển các loại
hình kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã; khuyến khích và phát
triển kinh tế tư nhân: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Một trong những công trình nghiên cứu vấn đề sở hữu có tính hệ
thống về các loại hình QHSX là của tác giả Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên):
"Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam" [91], cuốn sách được kết cấu với 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm rõ vấn đề lý luận của học
thuyết Mác - Lênin về sở hữu, các chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu
trong nền kinh tế thị trường, về mối quan hệ và vai trò quyết định của quan
hệ sở hữu đối với quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối và đối với các
12
hình thức tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời phân tích
và khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong quan hệ tổ chức quản
lý và quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Chương 2: Thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế và các
loại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Các tác
giả đã khái quát sự phát triển nhận thức, khẳng định nhất quán quan điểm
của Đảng ta về vấn đề đổi mới đa dạng hóa các hình thức sở hữu và các

thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bằng các
số liệu cụ thể, các tác giả đã phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, hạn
chế và nêu lên một số vấn đề đặt ra của việc đổi mới quan hệ sở hữu, tổ chức
quản lý sản xuất và phân phối trong các thành phần kinh tế ở nước ta.
Chương 3: Quan điểm, xu hướng và giải pháp đối với vấn đề sở hữu,
các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Khẳng định
sự phát triển đa dạng các hình thức sở hữu là xu hướng chủ đạo trong nền
kinh tế thị trường. Quy mô sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu có vốn
đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng tăng lên và sự phát triển mạnh mẽ của loại
hình doanh nghiệp hỗn hợp. Hệ thống giải pháp nêu lên là tập trung vào việc
tiếp tục đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cải cách hành chính, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật…
nhằm tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các
hình thức sở hữu, các loại hình tổ chức kinh doanh tiếp tục phát triển.
Đối với vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân, các tác giả Lương Minh
Cừ và Vũ Văn Thư có công trình "Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt
Nam hiện nay - một số nhận thức về lý luận và thực tiễn" [7]. Nội dung chủ
yếu của công trình này là trình bày nguồn gốc và đặc điểm của sở hữu tư nhân,
kinh tế tư nhân trong lịch sử phát triển xã hội và ở nước ta thời kỳ kế hoạch hóa
tập trung từ 1954 - 1985. Phân tích làm rõ nhận thức lý luận chung về bản chất,
vai trò, vị trí và động lực của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, chỉ ra tính tất yếu
13
của việc đa dạng hoá sở hữu tư nhân và nêu lên đặc điểm phát triển của sở hữu
tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta. Để tiếp tục phát triển sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, phải xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện CNH, HĐH là nhiệm vụ trung
tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH, đồng thời từng bước xã hội hoá sở hữu tư
nhân, kinh tế tư nhân theo hướng phát triển các hình thức sở hữu hỗn hợp.
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thị Huyền có bài "Vai trò của sở hữu

tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" [45]. Phân tích vai trò của sở hữu tư nhân
và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: góp phần
quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc
đẩy phát triển kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, huy động ngày càng
nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh; góp phần tăng
sức cạnh tranh của nền kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao cả về số
lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ cũng như tham gia tích cực vào việc
giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những tiềm năng
và hạn chế của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, nêu lên một số giải pháp để
tiếp tục phát huy vai trò của thành phần kinh tế này ở nước ta hiện nay.
Cũng tác giả Nguyễn Thị Huyền có bài về "Vai trò của sở hữu tập
thể và kinh tế tập thể ở Việt Nam hiện nay" [46]. Vai trò đó được thể hiện ở
một số khía cạnh chủ yếu, như góp phần thực hiện định hướng XHCN của
nền kinh tế, giúp nông dân đạt được những kết quả trong phát triển kinh tế,
nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường, tập hợp người lao động đoàn
kết và gắn bó với lợi ích chung. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số
hạn chế cần phải khắc phục, như quy mô sở hữu còn nhỏ, cơ sở vật chất còn
yếu kém, năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ hợp tác xã chưa đáp
ứng yêu cầu, việc áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật còn hạn chế.
Tác giả Nguyễn Cúc với "Quan hệ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay" [8], đã phân tích lý luận và thực tiễn
về vai trò của sở hữu; sự biến đổi và quan hệ giữa các hình thức sở hữu, vấn
14
đề định hướng XHCN về xây dựng, hoàn thiện quan hệ sở hữu và các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khẳng định sở
hữu nhà nước và sở hữu tư nhân là hai bộ phận cơ bản trong cơ cấu sở hữu ở
nước ta. Đặc biệt là khi bàn về vấn đề sở hữu nhà nước, theo tác giả: "Trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước chứ không phải sở hữu
nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo" [8, tr.32].

Ngoài các công trình nghiên cứu theo các hướng trên, còn có một số
công trình của các tác giả đã đi sâu nghiên cứu QHSX dưới góc độ quan hệ
phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, như:
Tác giả Nguyễn Công Nghiệp (Chủ biên) trong cuốn sách "Phân phối
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [65]. Làm rõ lý
luận về phân phối và thực hiện quan hệ phân phối nhằm bảo đảm phát triển
kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Nêu lên một số kinh nghiệm phân phối nhằm khuyến
khích phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội ở một số nước. Nổi bật
là phân tích làm rõ thực trạng nhận thức và vận dụng thực hiện quan hệ phân
phối ở nước ta trước và trong quá trình đổi mới. Qua đó, đề xuất một số
quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế nhằm bảo đảm phân phối và thực
hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tác giả Vũ Thanh Sơn với "Tiếp tục hoàn thiện quan hệ phân phối
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới ánh sáng
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng" [79], chỉ ra tính đa dạng của chủ thể phân
phối, khách thể phân phối và phương thức phân phối trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Trên cơ sở phân tích những quan điểm của Đảng
tại Đại hội lần thứ XI về quan hệ phân phối, nêu lên những giải pháp cần
quán triệt trong thực tiễn, như: xây dựng môi trường phân phối phù hợp, tận
dụng những ưu thế cơ chế thị trường - khuyến khích làm giàu hợp pháp,
hoàn thiện cơ chế phi thị trường nhằm bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội,
tạo lập sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi cá nhân trong xã hội, nâng cao hiệu
15
lực, hiệu quả của các công cụ, chính sách trong điều tiết quan hệ phân phối
và phân phối lại, xử lý cương quyết các hành vi phân phối bất hợp pháp.
Bài viết của Nguyễn Đức Luận về "Vấn đề phân phối sản phẩm trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay" [53], đã làm rõ
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ phân phối và vai trò
của nó trong sản xuất vật chất, khái quát những quan điểm của Đảng ta về

phân phối trong quá trình đổi mới và nêu lên một số hạn chế trong việc thực
hiện phân phối hiện nay. Qua đó, nêu lên các giải pháp chủ yếu nhằm bảo
đảm thực hiện quan hệ phân phối đối với người lao động, như khắc phục
tính bình quân trong phân phối tiền lương, xử lý nghiêm những doanh
nghiệp vi phạm về tiền công đối với người lao động, bảo đảm tính hợp lý,
hiệu quả của việc thực hiện quan hệ phân phối thông qua hệ thống an sinh xã
hội, theo phúc lợi xã hội và phải kiểm soát được thu nhập của mọi công dân.
Như vậy, vấn đề xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới những góc
độ, phạm vi khác nhau. Về mặt lý luận, đã có rất nhiều nghiên cứu bàn về
khái niệm QHSX, phân tích làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng về đa
dạng hoá quan hệ sở hữu, về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, về quan hệ
phân phối và mối quan hệ giữa chúng trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Về mặt thực tiễn, có những công trình, bài viết khoa học
phân tích thực trạng xây dựng QHSX, nêu lên những kết quả đạt được và
hạn chế của vấn đề này, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp
nhằm xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
thực hiện CNH, HĐH. Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu tập trung làm
rõ thực trạng nhận thức và vận dụng vấn đề sở hữu, đa dạng hoá sở hữu và
mối quan hệ giữa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần
hiện nay. Tuy nhiên, có thể thấy, các nghiên cứu thực trạng xây dựng
QHSX ở các địa phương thì vẫn chưa được đề cập cụ thể và còn rất ít công
trình. Trong luận án của tác giả đã kế thừa một số nội dung về đổi mới
16
quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN của các công trình nghiên cứu trên đây.
1.2. NH󰗯NG CÔNG TRÌNH NGHIÊN C󰗩U XÂY D󰗱NG QUAN H󰗇 S󰖣N
XU󰖥T PHÙ H󰗣P V󰗛I TRÌNH 󰗙 PHÁT TRI󰗃N C󰗧A L󰗱C L󰗣NG S󰖣N XU󰖥T
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHI󰗇P HOÁ, HI󰗇N 󰖡I HOÁ 󰗟 N󰗛C TA
Vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả đề cập đến
một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây:
Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của Trương Hữu Hoàn về
"Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và vấn đề
nhận thức, vận dụng quy luật này ở một số nước xã hội chủ nghĩa" [42], đã
trình bày có hệ thống về khái niệm LLSX, QHSX và thực chất nội dung của
quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX theo quan điểm
Mác - xít. Qua việc phân tích thực trạng của sự nhận thức và vận dụng quy
luật này trong quá trình xây dựng CNXH ở các nước XHCN và ở Việt Nam
trong thời kỳ 1930 - 1995, đã nêu lên những vấn đề đặt ra đối với việc nhận
thức và vận dụng quy luật trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Trong đó, đáng
chú ý là tác giả phân tích làm rõ vấn đề không phải trải qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa và một số vấn đề định hướng XHCN ở nước ta.
Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của Nguyễn Trọng Tuấn về
"Nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nước ta thời kỳ đổi mới"
[90]. Trên cơ sở trình bày quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, tác giả
vận dụng vào nghiên cứu thực trạng nhận thức và vận dụng trong lĩnh vực
nông nghiệp, chỉ ra những biểu hiện đặc thù và nêu lên những yêu cầu khách
quan đặt ra trong việc vận dụng quy luật này ở lĩnh vực nông nghiệp nước ta
thời kỳ đổi mới. Từ thực trạng hạn chế và một số yêu cầu đặt ra đó, đề xuất
những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục vận dụng có hiệu
quả quy luật này trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta thời kỳ đổi mới.
17
Luận án phó tiến sĩ triết học của Bùi Chí Kiên nghiên cứu "Quy luật
về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất trong phát triển nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Lâm Đồng" [48], đã khái quát quy luật QHSX phù hợp với trình độ
phát triển của LLSX theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua sự vận

dụng quy luật này vào nghiên cứu trong các thành phần kinh tế thời kỳ trước
và sau đổi mới của tỉnh Lâm Đồng, nêu lên những kết quả đạt được về kinh
tế - xã hội, phát hiện ra những mâu thuẫn nảy sinh giữa LLSX và QHSX
trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất hai
giải pháp cơ bản là về bảo đảm sự phù hợp của QHSX với LLSX trong quá
trình CNH, HĐH ở Lâm Đồng và nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan
trong định hướng XHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng.
Luận án tiến sĩ triết học của Nông Thị Mồng về "Xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp vớí sự phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lạng Sơn" [64].
Nêu lên quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, những nhân tố cơ bản bảo
đảm xây dựng QHSX theo định hướng XHCN. Phân tích thực trạng nhận thức
và vận dụng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong
các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ CNH,
HĐH cũng như phát hiện những vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy. Từ đó, đề xuất
một số phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng QHSX theo định hướng
XHCN trong thời kỳ CNH, HĐH ở Lạng Sơn. Đáng chú ý là trong giải pháp
đa dạng hoá các hình thức sở hữu phù hợp với trình độ phát triển của LLSX,
làm rõ yêu cầu và mục tiêu về đổi mới kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Cũng theo hướng tiếp cận này, còn có những nghiên cứu khoa học
của các tác giả tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí khoa học, như:
Tác giả Nguyễn Văn Đặng với bài "Nhận thức và giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng
bước quan hệ sản xuất phù hợp" [32]. Trên cơ sở khái quát sự phát triển
18
nhận thức của Đảng ta về chế độ sở hữu, cơ chế quản lý kinh tế và chế độ
phân phối phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, nêu lên những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân của sự biến đổi QHSX trong các thành phần
kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta. Để tiếp tục giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển LLSX và xây dựng, từng bước hoàn thiện QHSX, phải chú

ý đổi mới cả về nhận thức và chỉ đạo thực hiện xây dựng QHSX phù hợp với
từng lĩnh vực, địa bàn; phát huy vai trò của các loại hình sở hữu, các loại
hình doanh nghiệp và chế độ phân phối phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX. Trong xây dựng và hoàn thiện QHSX, cần phải chú trọng hơn nữa
việc đề ra các giải pháp phát triển DNNN để góp phần phát huy vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tác giả Nguyễn Hùng Hậu có bài "Phát triển lực lượng sản xuất và
xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ ở
nước ta" [41]. Nội dung chủ yếu của bài viết là làm rõ những quan điểm của
Đảng ta về quan hệ giữa phát triển LLSX hiện đại với xây dựng và hoàn
thiện QHSX trong thời kỳ quá độ. Phân tích thực trạng phát triển của trình
độ LLSX ở nước ta hiện nay: về công cụ lao động, kỹ năng và kinh nghiệm
của người lao động, về khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Khẳng
định yêu cầu khách quan của việc xây dựng QHSX phù hợp hiện nay thông
qua phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh
tế, nhiều hình thức phân phối. Đồng thời nêu lên những giải pháp cơ bản cần
tiến hành đồng bộ trong việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN nhằm thúc đẩy LLSX phát triển theo hướng hiện đại.
Tác giả Vũ Hồng Sơn với bài "Về lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất mà chúng ta đang xây dựng" [80], đã khái quát quan hệ biện chứng giữa
LLSX và QHSX theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; phân tích, chỉ ra
những đặc trưng cơ bản về phát triển LLSX hiện đại và xây dựng QHSX tiến
bộ phù hợp trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011): về tính toàn diện của quan hệ sản
19
xuất, về tính chất tiến bộ của quan hệ sản xuất XHCN và về phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất XHCN.
Nhằm khái quát sự nhận thức lý luận của Đảng ta về quy luật QHSX
phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI,
tác giả Phạm Văn Giang có bài "Xây dựng và từng bước hoàn thiện quan hệ

sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất dưới ánh
sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng" [37]. Bài viết đã luận giải những
quan điểm của Đại hội lần thứ XI về đổi mới quan hệ sở hữu, quan hệ tổ
chức quản lý và quan hệ phân phối phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở những
luận giải đó, có thể thấy tính quy luật của sự đa dạng hoá các loại hình
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở nước ta hiện nay.
Về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX, còn có tác giả Đặng Quang
Định với bài "Phát triển lực lượng sản xuất trong mối tương quan với quan
hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay" [34], đã chỉ ra thực trạng của LLSX ở
nước ta hiện nay: trình độ của người lao động, khoa học và công nghệ sản
xuất, kết cấu hạ tầng. Trên cơ sở đó, nêu lên những yêu cầu của việc xây
dựng và từng bước hoàn thiện QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX, như về giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu theo hướng đa dạng
hoá, đổi mới quan hệ phân phối sản phẩm để bảo đảm tạo ra động lực cho
người lao động và đổi mới quan hệ tổ chức quản lý, phân công lao động xã
hội nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh của LLSX.
Khi bàn đến một trong những đặc trưng quan trọng về LLSX và
QHSX của thời kỳ quá độ ở nước ta, tác giả Trần Văn Phòng có bài về
"Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong đặc trưng kinh tế của chủ
nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng" [70]. Phân tích quan điểm của
Đảng ta về đặc trưng kinh tế của CNXH với nền kinh tế phát triển cao
dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp; chỉ ra những tiêu
chuẩn của LLSX hiện đại cũng như việc xây dựng và từng bước hoàn
20
thiện QHSX theo yêu cầu phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và
tính chất tiến bộ của QHSX xã hội XHCN. Để từng bước phát triển
LLSX hiện đại và xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp, nêu lên một số giải
pháp cơ bản, như nâng cao chất lượng đào tạo người lao động, phát triển
khoa học, công nghệ và tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội. Đồng thời với phát triển LLSX, phải gắn liền với việc đa dạng hoá
các hình thức sở hữu, đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước; đa
dạng hoá các hình thức phân phối, đổi mới hệ thống chính sách và cơ
chế quản lý kinh tế ở nước ta.
Có thể thấy, vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta đã được các nhà khoa học
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có nhiều công trình khoa học làm
rõ khái niệm LLSX, QHSX, quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phân tích những quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của
LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Một số công trình đã vận dụng
quy luật này vào nghiên cứu ở một số địa phương và ở các ngành kinh tế;
trong đó, đáng chú ý là làm rõ vai trò của nhân tố chủ quan trong việc nhận
thức và vận dụng quy luật, chỉ ra sự biến đổi của các loại hình QHSX từ
thực trạng ấy. Từ đó, các tác giả đã đề xuất phương hướng và nêu lên các
giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng quy luật này trong quá trình CNH, HĐH ở
địa phương và trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, có thể thấy, việc vận
dụng quy luật này vào nghiên cứu thực tế ở các địa phương và ở các ngành
kinh tế thì vẫn còn rất ít công trình. Trong luận án, chúng tôi chủ yếu kế
thừa một số nội dung như: về phát triển LLSX hiện đại và xây dựng, hoàn
thiện từng bước QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc
biệt là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp
với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta.

×