Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cà chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 49 trang )

5

14
Tình trạng đề tài

 Mới
 Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
 Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15
Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội
dung nghiên cứu của Đề tài
15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) thuộc họ cà (Solaneceae) các loại
cây trong họ này thường phát triển từ 1 đến 3 mét chiều cao, có những cây thân
mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây khác. Họ cây này là một loại cây
lâu năm trong môi trường sống bản địa của nó, nhưng nay nó được trồng như một
loại cây hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới, nhiệt đới.
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cà chua luôn chịu tác động
của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, dinh dưỡng và đất
đai
* Nhiệt độ
Cà chua là cây có nguồn gốc ở vùng núi nhiệt đới nên ưa khí hậu mát, nhiệt
độ tối thích ban ngày từ 18 đến 27
0
C, ban đêm từ 12 đến 15
0
C. Theo tác giả Tạ
Thu Cúc, cà chua chịu được nhiệt độ cao, nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp.
Cà chua có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15 đến 35
0
C, hầu


hết các giống cà chua đang trồng hiện nay sinh trưởng không bình thường dưới
15
0
C và trên 35
0
C, nhiệt độ thích hợp từ 22 đến 24
0
C [9]. Theo Swiader và
Đường Hồng Dật cho biết khi nhiệt độ ban ngày hạ thấp xuống 10-12
0
C sẽ làm
cho cây ngừng sinh trưởng, rụng nụ, rụng hoa. Nếu nhiệt độ ở 10
0
C trong thời
gian dài sẽ làm cho cây chết [11], [80]. Tuy nhiên, trong chu kỳ sống của cây cà
chua tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau mà chúng yêu
cầu nhiệt độ khác nhau.
Thời kỳ hạt nảy mầm, nếu gặp nhiệt độ thích hợp sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao.
Theo các tác giả Harrington, Chu Thị Thơm cùng cộng sự và Tạ Thu Cúc hạt cà
chua có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15-18
0
C, nhưng nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25-
30
0
C, trong phạm vi nhiệt độ từ 15,5 đến 29
0
C, nhiệt độ càng cao nảy mầm càng
nhanh [9],
[39], [61]. Nhưng, điều này còn phụ thuộc vào giống và chất lượng hạt
6


giống. Tiwari et al., lại cho là nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm từ 24 đến 25
0
C,
nhiều giống nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 28-32
0
C [81]. Mặc dù vậy, cả 4 tác giả
trên đều cho rằng trong giới hạn nhiệt độ từ 15 đến 30
0
C thì nhiệt độ càng cao tỷ
lệ nảy mầm càng cao.
Trong giai đoạn sinh trưởng, cà chua yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày từ 18
đến 24
0
C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp và nhiệt độ ban ngày quá cao
sẽ gây hại cho cây, cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ trên 35
0
C và dưới 12
0
C
[63], [80]. Ngoài ra nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây cà
chua, quang hợp tăng khi nhiệt độ tối ưu là 25 - 30
0
C, nếu trên 35
0
C quá trình
quang hợp của cây sẽ giảm [69].
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả, quá trình hình thành các
yếu tố năng suất và chất lượng của quả. Kết quả nghiên cứu của Calvert và Tiwari
et al., cho thấy, nhiệt độ càng cao thì số hoa trên chùm càng giảm [53], [81]. Theo

Trần Khắc Thi cùng cộng sự và Tạ Thu Cúc cho biết nhiệt độ trên 27
0
C kéo dài
cũng hạn chế sự sinh trưởng, ra hoa và đậu quả của cà chua. Khi nhiệt độ ban
ngày trên 38
0
C thì các tế bào phôi và hạt phấn sẽ bị huỷ hoại. Cũng theo các tác
giả trên cho biết, nhiệt độ thời kỳ ra hoa đậu quả là 25
0
C ngày và từ 15 đến 20
0
C
đêm là thích hợp nhất đối với cà chua [9], [33].
Như vậy có thể thấy, mặc dù cà chua có thể trồng được hầu như khắp mọi
nơi trên thế giới trong biên độ nhiệt độ tương đối rộng, nhưng tỷ lệ đậu quả là một
yếu tố cấu thành năng suất quan trọng nhất lại chỉ thuận lợi trong một phạm vi
hẹp. Vì vậy mà việc lựa chọn thời vụ trồng thích hợp cho cây cà chua trong từng
điều kiện cụ thể là điều hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy và phát huy tiềm
năng năng suất của giống.
* Ẩm độ
Cà chua là cây tương đối chịu hạn nhưng lại là cây ưa nước, yêu cầu chế độ
nước rất nghiêm ngặt, độ ẩm và chế độ nước trong cây cà chua là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến cường độ của quang hợp, hô hấp, tốc độ sinh trưởng và phát
triển. Trong suốt quá trình sinh trưởng cà chua cần tưới một lượng nước tương
đương lượng mưa từ 460 đến 500mm [69].Nhu cầu sử dụng nước của cà chua
khác nhau tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau và có xu hướng ban đầu cần
ít, về sau cần nhiều hơn. Theo Tạ Thu Cúc, hạt cà chua cần lượng nước từ 325 đến
364% so với khối lượng hạt để nảy mầm, khi độ ẩm đất là 70% thì tỷ lệ hạt nảy
mầm đạt cao nhất, số cây giống cũng nhiều nhất [9].Độ ẩm đất thích hợp cho cây
sinh trưởng và phát triển là 70-80%. Khi đất quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng

7

đến sinh trưởng và phát triển của cà chua. Héo cây là biểu hiện của cả hiện tượng
thiếu hoặc thừa nước, trong đó héo do thừa nước xảy ra khi ruộng ngập úng, trong
đất thiếu oxy thừa cacbonic nên rễ cà chua bị ngộ độc. Đất thiếu nước cây sinh
trưởng kém, còi cọc, lóng ngắn, lá nhỏ. Thiếu nước quả cà chua chậm lớn và dễ bị
rám quả. Thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, rụng quả, năng suất
và chất lượng quả giảm. Ngoài ra chế độ nước trong đất bị thay đổi sẽ gây ra hiện
tượng nứt quả [7], [69]. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cà chua còn yêu
cầu độ ẩm không khí thấp, theo Kuo và cộng sự độ ẩm không khí thích hợp là 45-
55%, nếu ẩm độ không khí cao cây dễ vống, chống bệnh kém, hạt phấn bị trương
nở, hoa cà chua không được thụ phấn sẽ bị rụng [69]. Còn theo Tạ Thu Cúc thì khi
ẩm độ không khí trên 65% thì cây dễ dàng bị nhiễm bệnh hại [9]. Việt Nam nằm
trong vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm với ẩm độ không khí cao nên cà chua bị
nhiễm nhiều loại bệnh hại. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho
năng suất và chất lượng cà chua chưa cao [9], [14]. Thực tế có thể thấy, cà chua là
cây cần rất nhiều nước phục vụ cho sinh trưởng và tạo năng suất, song cần điều
chỉnh thời vụ và mật độ để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng phát
triển thuận lợi là điều cần thiết.
*Ánh sáng
Theo tác giả Kallo thời gian chiếu sáng ở vùng nhiệt đới ảnh hưởng không
quan trọng đến sản lượng cà chua, yếu tố quan trọng là cường độ ánh sáng. Ánh
sáng với cường độ cao làm tăng tốc độ sinh trưởng của cây và diện tích lá. Ánh
sáng với cường độ thấp sẽ làm vươn dài vòi nhuỵ, gây khó khăn cho sự thụ phấn
và tạo nên những hạt phấn không có sức sống, giảm khả năng thụ tinh. Ánh sáng
đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ phấn, thụ tinh nên quả được phát triển
bình thường, tạo ra sự đồng đều và cho năng suất cao [66]. Tạ Thu Cúc và cộng sự
cho rằng, cường độ ánh sáng cho cà chua sinh trưởng và phát triển từ 4000 lux
đến 10.000 lux [7]. Một số tác giả dẫn trong Tạ Thu Cúc lại cho rằng, cường độ
ánh sáng thích hợp nhất cho cà chua là 14.000-20.000 lux [9]. Cũng theo tác giả

Tạ Thu Cúc, nếu ánh sáng yếu trong thời kỳ từ phân hoá mầm hoa đến hình thành
chùm hoa thứ nhất thì quá trình này sẽ bị phá huỷ hoàn toàn hoặc làm giảm đáng
kể số lượng hoa trên chùm[9]. Điều đó chứng tỏ cà chua là cây ưa ánh sáng mạnh,
ánh sáng đầy đủ cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả thuận lợi, năng suất và chất
lượng quả tốt.
Cà chua là cây ưa sáng nhưng không nhạy cảm với độ dài ngày chiếu sáng, vì
vậy nhiều giống cà chua có thể ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài
hoặc ngắn [34]. Vì lẽ đó nên nếu điều kiện nhiệt độ thích hợp thì cây cà chua có
8

thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinh thái và nhiều mùa vụ khác nhau. Tuy
nhiên, chất lượng ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà
chua, ánh sáng đỏ làm tăng tốc độ phát triển của lá, ngăn chặn sự phát triển chồi
bên, thúc đẩy quá trình tạo lycopen và caroten, ánh sáng màu lục làm tăng khối
lượng chất khô mạnh nhất [66]. Điều đó cho thấy, không nên trồng cà chua quá
dầy, đặc biệt là trong vụ đông nên trồng thưa để cây sử dụng ánh sáng hiệu quả
hơn. Chất lượng, cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng quả cà chua, đặc biệt thành phần sinh hoá trong quả. Theo Hammer và
Maynord (1942), Brown và Ventner (1977) dẫn trong Robert Cowell thì cà chua
trồng ở nơi đủ ánh sáng tự nhiên lượng axit ascorbic trong quả nhiều hơn trồng
nơi thiếu ánh sáng [76]. Vì vậy, cần bố trí mật độ thích hợp để cây sử dụng ánh
sáng có hiệu quả nhất.
Đất trồng và chế độ dinh dưỡng
Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất, từ đất cát pha đến đất thịt nhẹ,
từ đất hơi chua (pH = 4,3) đến đất hơi kiềm (pH = 8,7). Tuy nhiên, thích hợp nhất
là đất thịt nhẹ có pH từ 5,5 đến 6,5 [69]. Ý kiến của tác giả Tạ Thu Cúc cũng
tương tự như trên, nhưng giới hạn độ pH thích hợp cho cà chua hẹp hơn (pH từ
6,0 đến 6,5), đất giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi thích hợp cho cây sinh
trưởng và phát triển.
Trên đất có độ pH <5, cây cà chua dễ mắc bệnh héo xanh [9]. Cà chua rất

mẫn cảm với nhiều loài bệnh hại, vì vậy yêu cầu chế độ luân canh rất nghiêm
ngặt, theo Tạ Thu Cúc thì không nên trồng cà chua trên loại đất mà cây trồng
trước là những cây trong họ cà, nhất là cây khoai tây [9].
Cà chua là cây có khả năng ra hoa, tạo quả nhiều, thân lá phát triển mạnh,
đặc biệt những giống vô hạn còn có thời gian sinh trưởng dài, vì vậy để đảm bảo
năng suất và chất lượng quả thì việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cà chua
là yếu tố quan trọng. Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cà chua cần ít nhất 12
nguyên tố dinh dưỡng, đó là đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, magiê, bo, sắt,
măngan, đồng, kẽm và molipden. Các tác giả Tạ Thu Cúc, Trần Khắc Thi và cs,
cho biết, trong các nguyên tố đa lượng, cà chua cần nhiều kali nhất, sau đó là đạm
rồi đến lân. Các nguyên tố trung lượng và vi lượng cũng cần thiết cho quá trình
sinh trưởng của cây [8], [34].
Theo Endelschein, 1962, dẫn trong tài liệu của Tạ Thu Cúc, muốn đạt sản
lượng 50 tấn/ha, cây cà chua cần hút từ đất 479 kg nguyên tố dinh dưỡng. Trong
đó khoảng 73% tập trung vào cho quả, 27% tập trung vào cho thân lá [8].
9

Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng ở các mức năng suất khác nhau, nhiều tác
giả đã thấy, để đạt năng suất cao cần bón các mức dinh dưỡng tương xứng.
Bảng 1: Nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của cà chua ở các mức năng suất khác nhau
Năng suất
(tấn/ha)
Nguyên tố dinh dưỡng (kg/ha)
N
P
K
Mg
Ca
5
14,5

2,0
20,0
2,25
11,75
10
29,0
4,0
40,0
4,50
23,50
25
72,5
10,0
100,0
11,25
58,75
100
290,0
40,0
400,0
45,00
235,00
200
580,0
80,0
800,0
90,00
470,00
Nguồn: Robert Cowell [76]
Tuy nhiên, đối với các nước nhiệt đới, nếu bón quá nhiều (đặc biệt là N)

trong một số trường hợp sự xuất hiện các nhân tố khác có thể làm giảm năng suất.
Đạm có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng sinh dưỡng và năng suất cà chua. Đạm
chiếm 2,5-4,8% khối lượng chất khô của cây, là thành phần chủ yếu của các axit
amin, protein, chlorophyll, alkaloid và các chất khác trong cây. Đạm thúc đẩy sự
ra hoa, đậu quả và phát triển quả, nhưng có xu hướng làm chậm quá trình chín của
quả. Để đạt năng suất trên 100 tấn quả/ha, cà chua cần phải hấp thụ lượng dinh
dưỡng khoảng 100mg N/cây/ngày [42], [52]. Theo Rajagopal et al., cây thiếu đạm
thì auxin thấp hơn và giảm khả năng hoạt động Gibberilin. Thiếu đạm, nhất là
trong điều kiện nhiệt độ cao, lá sẽ nhỏ, xanh nhạt, cây ốm yếu, ít cành nhánh, hoa
rụng nhiều, quả nhỏ, có màu nhạt khi chín [74].
Nếu thừa đạm thì cỡ quả, thời gian bảo quản, màu sắc và mùi vị sẽ giảm.
Thừa đạm còn làm giảm lượng chất khô hòa tan trong quả, đạm có xu hướng làm
giảm lượng chất khô trong dịch quả và tăng nồng độ axit [60], [73]. Bón đạm ở
mức phù hợp sẽ làm tăng chất lượng quả.
Lân chiếm 0,3-0,6% khối lượng chất khô, có vai trò then chốt trong việc
cung cấp năng lượng cho sự trao đổi chất và cần cho sự phát triển hệ rễ, nhất là
cây con. Thiếu lân hệ thống rễ kém phát triển, cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, hẹp có
màu xanh tối, gân mặt dưới lá có màu tím. Do vậy, ngay từ giai đoạn đầu cần phải
bón lân cho cây ở dạng dễ tiêu để xúc tiến việc ra rễ đồng thời tăng khả năng hút
nước và chất dinh dưỡng. Bón đủ lân và thừa một chút sẽ giúp cây tăng cường
10

quang hợp, tăng tỷ lệ đậu quả lên từ 10 đến 15%, thậm chí 25% [29], [72].
Tác dụng tốt nhất của lân là xúc tiến sự hình thành chùm hoa sớm, hoa nở
sớm, quả lớn nhanh và chín sớm, nên rút ngắn thời gian sinh trưởng. Theo tác giả
Su nếu bón đủ đạm và kali, lân giúp tăng trưởng quả, làm tăng chất lượng quả đặc
biệt là tăng hàm lượng chất khô và đường saccaroza, quả cứng, thịt dầy, nhiều
Vitamin C và có màu đẹp [79]. Theo Menary thì lân có hiệu quả rõ rệt trong việc
tăng số lượng hoa, tăng sức sống của hạt phấn và tăng hoạt tính cytokinincủa dịch
rễ, từ đó mà tăng năng suất quả [71].

Kali chiếm 4,2-5,8% khối lượng chất khô, là yếu tố quan trọng cho quá trình
đồng hoá CO
2
để tạo thành Gluxít, đồng thời liên quan đến quá trình tổng hợp
protein, các axit hữu cơ và làm hoạt hoá các men. Theo Trudel et al., kali đóng vai
trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và thúc đẩy sắc tố đỏ ở quả cà chua
khi chín, kali làm tăng caroten, lycopen và hương vị [82]. Kali giúp cây cứng cáp,
tăng khả năng bảo quản và vận chuyển khi quả chín, đồng thời tăng khả năng
kháng bệnh và điều kiện bất thuận [33], [68]
Đặc biệt, kali có tác dụng tốt đối với hình thái quả, đất bón kali đầy đủ quả
nhẵn, bóng, thịt quả chắc. Kali còn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả như làm
tăng hàm lượng đường, hàm lượng chất tan và vitamin C [9], [10],
[39]. Theo Trudel et al., ảnh hưởng của kali đến năng suất không rõ như đạm,
nhưng kali làm tăng kích thước quả do vậy làm tăng năng suất. Khi cây cà chua
thiếu kali lá mất màu xanh thẫm và trở nên sẫm màu, lá khô từ ngọn và lan rộng
theo rìa lá, đốt ngắn. Thiếu kali cỡ quả và chất lượng quả sẽ bị ảnh hưởng nhiều
hơn số lượng quả, quả chín không đều, dễ bị cháy rám khi trời nắng và hỏng trước
khi thu hoạch [82].
Theo thông tin của Cục Trồng trọt, Chu Thị Thơm và cộng sự thì bón cân đối
đạm kali là yếu tố quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng của cà chua. Bón cân đối
đạm kali có thể làm tăng năng suất quả cà chua từ 39 đến 88% với hiệu suất 1 kg
K
2
O tạo ra 89-127 kg quả cà chua trên đất bạc màu. Trên đất xám, bón cân đối
đạm-kali làm tăng năng suất cà chua từ 9 đến 11% [10],
[39].
Cà chua nếu được bón phân thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng
quả. Tác giả Tạ Thu Cúc cho rằng, về nguyên tắc cần phải phối hợp một tỷ lệ và
khối lượng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ là điều kiện quan trọng để đảm
bảo năng suất và chất lượng cà chua [9]. Theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt thì

lượng kali thích hợp cho cà chua từ 150 đến 180kg K
2
O/ha [10].
11

Theo Kuo et al., đối với cà chua thuộc loại hình vô hạn nên bón với mức 180
kgN, 80 kg P
2
O
5
và 180 kg K
2
O, còn đối với cà chua thuộc loại hình hữu hạn thì
lượng tương ứng là 120: 80 và 150 [69]. Một nghiên cứu về mức phân bón cho cà
chua trên 36 nhà trồng cà chua nổi tiếng của Nhật Bản ở vùng đồng bằng Kanto
cho thấy, bình quân trên 1 ha là 370 kgN, 290 kg P
2
O
5
và 350 kg K
2
O. Mức này ở
Hàn Quốc là 300kg: 216kg và 328kg (trồng ngoài đồng); 340kg-390kg: 250kg-
290kg và 320kg trong điều kiện nhà có mái che [62]. Theo Raymond, George ở
đất nghèo dinh dưỡng thì nên bón cho 1 ha gieo trồng N,P,K nguyên chất từ 75
đến 100 kgN, 105-200 kg P
2
O
5
, 150-200 kg K

2
O [75].
* Giống:
Tùy vào khả năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia
làm 4 dạng hình:
+ Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate)
+ Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate)
+ Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate)
+ Dạng lùn (dwarft).
Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau. Cà
chua thuần chủng đang ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt giữa các người vườn
và nhà sản xuất khi học có xu hướng sản xuất các loại cây trồng có hương vị thú
vị hơn, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất. Cây lai vẫn còn phổ biến, kể từ
khi có mục đích sản xuất lớn, người ta kết hợp các đặc điểm tốt của các loại cà
chua thuần chủng với độ ổn định của các loại cà chua thương mại thông thường.
Các giống cà chua thuần chủng khác nhau. Giống cà chua được chia thành nhiều
loại, chủ yếu dựa vào hình dạng và kích thước.
+ Loại cà chua Slicing hay globe là cà chua thương mại thông thường, dùng
được cho nhiều cách chế biến và ăn tươi.
+ Loại cà chua Beefsteak là cà chua lớn thường dùng cho bánh mì. Thời gian
bảo quản ngắn khiến ít được sử dụng trong thương mại.
+ Loại cà chua Oxheart có hình dạng giống như loại dâu tây lớn.
+ Cà chua mận được lai tạo để sử dụng trong sản xuất nước sốt cà chua.
+ Cà chua lê hình quả lê.
+ Cà chua anh đào nhỏ và tròn, vị ngọt ăn trong món salad.
+ Cà chua nho được giới thiệu gần đây, một biến thể của cà chua mận nhưng
12

nhỏ hơn, được dùng trong món salad.
+ Cà chua Campari ngọt, lớn hơn cà chua anh đào nhưng nhỏ hơn cà chua

mận.
* Tỉa cành
Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai
cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách
khác nhau.
Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi
cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3-4cm là vặt đi ngay.
Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4-5 ngày một lần. Sau khi trên thân
chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4-5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.
Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những nơi đất màu mỡ, mưa nhiều,
trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe, thường người ta áp dụng phương
pháp tỉa để 2 cành.
Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng
lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn
khi cây đó ra được 4-5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá,
phần ngọn phía trên bấm đi.
Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già
vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.
Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về cây cà chua.
Ngoài nước
a. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới:
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.)được trồng rộng rãi trên thế giới từ
thế kỷ thứ 19 cho đến nay [87]. Cà chua là loại cây trồng có khả năng thích ứng
rộng và hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng cao. Trên thế giới đã có nhiều
giống mới được ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người
cả về số lượng và chất lượng
Hiện nay cà chua là một loại rau được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới
trong các bữa ăn, trong thẩm mỹ và trong công nghiệp chế biến. Chính vì thế mà
diện tích trồng cà chua luôn luôn tăng trong các năm trước và gần đây. Tính từ
năm 1990 đến 2002 diện tích trồng cà chua trên thế giới tăng từ 2.868.443ha lên

đến 3.745.229ha và sản lượng từ 76.022.112 tấn tăng lên 100.259.346 tấn/năm,
năng suất đạt 27,005tấn/ha.
13

Trên thế giới cà chua được trồng quanh năm, mặc dù cà chua là cây trồng
được xem là mẫn cảm với sương giá nhưng nó vẫn được trồng thành công trong
điều kiện che chắn. Hiện nay trên thế giới việc sản xuất cà chua được chuyên
môn hóa cao, các nước có nền công nghiệp tiên tiến áp dụng việc thu hoạch cà
chua bằng máy.
Từ năm 1931 - 1999, ở Châu Âu có khoảng 131 công trình nghiên cứu về
cà chua. Sản lượng cà chua ước tính ở một số nước Châu Âu năm 2004 như
sau: Tây Ban Nha (2,300 tỷ tấn) tăng 34% so với năm 2003, Italy (5,800 tỷ
tấn) tăng 9% so với năm 2003, Hy Lạp (1,050 tỷ tấn) tăng 8% so với năm 2003.
(Nguồn: Attaché Reports, USDA/FAS and USDA/ERS)
Theo FAO (1999), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua
Diện tích trồng cà chua thế giới năm 2005 đạt 4.570.869 ha tăng gấp 1,4
lần so với năm 1995.
Từ năm 1995 đến 2005 mặc dù năng suất cà chua thế giới không tăng
nhưng do diện tích cà chua tăng nên sản lượng cà chua cũng tăng khá cao (tăng
42% từ năm 1995 đến 2005),
Theo FAO, 2009 thế giới sản xuất cà chua với diện tích: 4.980,42 (1000
ha), năng suất: 2030,63 (tạ/ha), sản lượng: 141400,63 (1000 tấn)
Bảng 2: diện tích, năng suất, sản lượng cà chua trên các châu lục năm 2010
Tên châu lục

Diện tích (1000 ha)
Năng suất (tấn/ha )
Sản lượng (1000 tấn)
Châu Phi
860,74

20,02
17.236,03
Châu Mỹ
479,07
50,86
24.365,66
Châu Á
2.436,49
33,58
81.812,01
Châu Âu
553,4
39,32
21.760,15
Châu Úc
9,13
63,28
577,66
Nguồn : FAO Database Static 2011
Theo bảng thì năm 2010, Châu Á có diện tích trồng cà chua (2.436,49
nghìn ha) và sản lượng (81.812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Châu
Úc và Châu Mỹ có năng suất lớn nhất: Châu Úc là 63,28 tấn/ha; Châu Mỹ
là 50,86 tấn/ha.
14

b. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Chọn giống cà chua bắt đầu tiến hành từ thế kỷ XIX. Khởi đầu với sự chọn
tạo cổ điển (dùng các phương pháp lai và chọn lọc ). Sau đó với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của các học thuyết và sự xuất hiện của di truyền
học đã tạo nền tảng cho các nhà chọn giống tìm ra những phương pháp mới áp

dụng vào chọn tạo giống và chọn giống cà chua cũng phát triển theo đó.
Hiện nay, các nhà chọn giống trên thế giới đã đặt ra nhiều mục tiêu chọn
tạo giống khác nhau phục vụ mục đích của con người: chọn giống cà chua phục
vụ chế biến, giống cà chua chịu nhiệt để trồng trái vụ, giống cà chua chống chịu
sâu bệnh, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi…
Ở Mỹ tiến hành công tác chọn giống cà chua từ rất sớm và đã thu được
nhiều thành tựu đáng kể. Chương trình thử nghiệm của Liberty, Hyde Bailey tại
trường Nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt đầu từ năm 1886, tác giả đã tiến hành
chọn lọc, phân loại giống cà chua trồng trọt. Trường đại học California đã chọn
được những giống cà chua mới như: UC-105, UC-82, UC-134 có năng suất cao
hơn hẳn VE-145 và có nhiều đặc điểm tốt như: quả cứng, tính chịu nứt quả cao
[1]
Để chọn được những giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu
sâu bệnh thì nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của các loài
hoang dại và bán hoang dại, vì chúng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện
môi trường bất thuận và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: lai tạo, chọn
lọc giao tử, dưới nền nhiệt độ cao và thấp, chọn lọc hợp tử.
Giai đoạn 1987 – 1988, tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau Châu Á
(AVRDC) ở Đài Loan đã khảo nghiệm, đánh giá và xác định được các giống cà
chua chế biến có triển vọng, chín tập trung, chắc quả, cho năng suất cao như:
PT4121 (114tấn/ha), PT41729 (104 tấn/ha) và giống PT4024 (115 tấn/ha) [51]
Tại trường Đại học Kasetsart - Thái Lan, Chu jinping đã đánh giá 15 giống
cà chua chế biến, kết quả thu được 2 giống (PT4225 và PT3027) cho năng suất
cao (53 tấn/ha), chất lượng tốt, có khả năng chống nứt quả và chống bệnh virus
[54].
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua đã được tiến hành ở trường Đại
học Kasetsart, thuộc phân viện Kamphaengsean, Thái Lan. Trong đó nhiều mẫu
giống được đánh giá là có nhiều đặc điểm tốt như: cà chua Anh Đào: CHT-104;
CHT-92 và 21CHT165 vừa có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt vừa có mầu sắc
quả đẹp, hương vị ngon và quả chắc [85]. Cà chua chế biến: PT-4225; PT-3027;

15

PT-4165; PT-4446; PT-4187; PT-4121 vừa cho năng suất cao, vừa có chất lượng
tốt, hàm lượng chất khô cao, màu sắc quả đỏ đều, quả chắc, chống chịu bệnh đặc
biệt là chống nứt quả tốt [54]. Giống FMTT-3 cho năng suất cao (66,76 tấn/ha),
chất lượng quả tốt, hàm lượng chất hoà tan cao (5,38
0
Brix), quả chắc, tỷ lệ quả nứt
thấp (5,79%) [67]. Ngoài ra, giống cà chua Anh Đào CHT-276 và CHT-268 cũng
có năng suất cao (52,30 tấn/ha), hàm lượng chất khô hoà tan cao (6,6 - 6,7
0
Brix),
hàm lượng đường cao, hương vị thơm và rất ngọt, thích hơp cho ăn tươi [78][86].
Giá thể trồng cà chua: Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau
nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ
ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Tuy nhiên, để giảm
hàm lượng nitrate, dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng, cà chua được trồng
trên giá thể sạch ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Trên thế giới các loại giá
thể trồng sạch đã được nghiên cứu và sử dụng trong sản xuất đại trà với nhiều loại
cây trồng khác nhau. Nhiệm vụ của giá thể là làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ,
độ thoáng và cải thiện độ pH đồng thời cung cấp dinh dưỡng để thích hợp với
từng đối tượng cây trồng. Theo John và Harold (1999), để tăng hiệu quả sử dụng
nên phối trộn các loại giá thể với nhau. Trước đây người ta dùng các loại vỏ cây,
mùn cưa, và vỏ bào trong quá trình chế biến gỗ được dùng trực tiếp để làm giá thể
nhưng hiệu quả không cao do mùn cưa bị phân huỷ quá nhanh. Ngày nay thay vì
sử dụng trực tiếp người ta phối trộn và xử lý trước khi sử dụng nên độ giữ ẩm tăng
lên, độ thông khí tốt, CEC cao [55]. Theo Burger và cộng sự (1997), một số chất
hữu cơ được bổ sung vào hỗn hợp giá thể thường hay sử dụng như giấy vụn, trấu,
rơm sau khi trồng nấm, phân gia cầm, cỏ khô… Khi phối trộn vào các chất liệu đó
tiếp tục phân huỷ và cung cấp chất dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng. Mụn dừa là

phế phẩm trong quá trình sản xuất chỉ xơ dừa xuất khẩu, sợi và bụi thải ra được xử
lý làm khô và ép thành khối, khối mụn dừa phải được loại chát (tanin) trước khi sử
dụng [64].
Ở nước ta dùng loại mụn này xử lí loại bỏ chất chát, xay nhỏ, thêm các chất
khoáng hữu cơ, vi lượng sẽ tạo ra loại giá thể có độ tơi xốp cao, thông thoáng khí
rất thích hợp với việc trồng hoa, trồng rau trong nhà kính mà không cần đất. Khi
dùng mụn dừa để làm giá thể có thể sử dụng một mình hoặc phối trộn với than
bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ thể tích 1 : 2 :1 : 1, để trồng rau hoặc trồng các
cây hoa ngắn ngày như trồng hoa chuông trong thời kỳ còn non và khi chuyển ra
trồng chậu thì sử dụng hỗn hợp mụn dừa, cát sạch theo tỷ lệ 3 : 1. Qua phân tích
tính chất nông hóa cho thấy loại giá thể này có khả năng giữ ẩm và thông thoáng
khí cao, có pH từ 6,5 đến 7, có trọng lượng riêng thấp, tính ổn định cao [64]. Theo
16

Raymond A.T George (1999) ở đất có dinh dưỡng thấp thì bón 75-100 kg N, 150-
200 kg P
2
O
5
, 200-250 kg K
2
O để đạt năng suất 60 tấn/ha thì cần bón 320kg N, 60
kg P
2
O
5
và 440 kg K
2
O. Ở vùng khô thì sử dụng đạm nhiều hơn, vùng ẩm thì sử
dụng nhiều lân và kali hơn.

Trong nước
a.Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, cà chua được trồng khoảng trên 100 năm nay, diện tích trồng
hàng năm biến động từ 12 đến 13 nghìn ha.
Cà chua ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích khoảng
6.800-7.300 ha và thường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc
Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh
An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng…[3].
Ở Việt Nam, trong định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp, nhà
nước ta khuyến khích trồng các loại rau quả xuất khẩu, trong đó có cà chua. Năm
2003 diện tích cà chua thu đông và vụ đông cả nước ta đạt 11.936 ha. Trong
những năm gần đây, việc phát triển cà chua cả về diện tích, năng suất và chủng
loại đã trở thành một trong những mục tiêu chính trong các đề án phát triển của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong định hướng và mục tiêu phát
triển nông nghiệp, nhà nước ta khuyến khích trồng các loại rau quả xuất khẩu,
trong đó có cà chua.
Như vậy, trên thế giới và cả ở Việt Nam cà chua luôn được quan tâm và
khai thác như là một nguồn lợi không nhỏ, không thể thiếu được.
Theo dự đoán của một số nhà chuyên môn thì trong một vài năm tới diện
tích và năng suất cà chua đều sẽ tăng nhanh, một phần là do các tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới sẽ được hướng dẫn và phổ biến cho nông dân các tỉnh.
b. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam.
Nghiên cứu về giống
Nhờ công tác thu thập nguồn gen mà trong giai đoạn 1983 đến 1993, Trung
tâm giống cây trồng Việt-Xô đã tiến hành nghiên cứu trên tập đoàn 106 mẫu
giống cà chua nhập nội trong vụ đông xuân 1983, 60 mẫu giống ở vụ đông xuân
1988-1989 và 200 mẫu giống ở vụ đông xuân 1989. Kết quả đã chọn được một số
mẫu giống có ưu điểm chín sớm, năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu
bệnh tốt như giống Raketa, Salut, Bogdanovskii [20].
Tác giả Trần Văn Lài và cộng sự cho biết, trong giai đoạn từ 2000 đến 2002

17

Viện nghiên cứu Rau Quả đã thu thập, bảo quản và đưa vào sử dụng một tập đoàn
gồm 180 mẫu giống cà chua thu thập trong nước và nhập từ AVRDC. Trong đó
nhiều dòng giống thể hiện tính kháng cao đối với vi khuẩn Ralstonia
solanacearum và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện trái vụ ở
nước ta [18]. Tác giả Ngô Thị Hạnh và cộng sự cho biết, từ bộ gồm 12 giống cà
chua với đặc tính chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn nhập từ AVRDC được Viện
nghiên cứu Rau Quả đánh giá so sánh và chọn lọc cá thể nhiều lần đã xác định
được giống CLN1462A có triển vọng nhất về năng suất và khả năng chống chịu
một số đối tượng sâu bệnh hại chính, đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn [13].
Ở nước ta, những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo giống cà
chua đã đạt được những thành tựu đáng kể, các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều
giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên ở nước ta, chúng có khả năng cho
năng suất cao và phẩm chất tốt. Đặc biệt, các nhà khoa học đã tập trung nghiên
cứu chọn tạo ra những giống thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ như xuân hè
và hè thu, nhằm rải vụ và tạo ra sản phẩm lớn để cung cấp cho nhân dân trong thời
kỳ khan hiếm.
Giai đoạn từ 1968 đến 1985
Các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào việc nhập nội, khảo nghiệm và
tuyển chọn giống, giống cà chua Ba Lan cũng đã được biết đến ngay từ giai đoạn
đầu. Các giống HP-1, HP-2, HP-3, HP-5 được đưa ra do trại giống rau Hồng
Phong, Hải Phòng chọn lọc cá thể liên tục từ tập đoàn cà chua nhập nội Nhật Bản.
Trong đó, đặc biệt là giống HP-5 có chiều cao cây cao trung bình 90cm, sinh
trưởng bán hữu hạn. Quả tròn, năng suất trung bình đạt 35-40 tấn/ha, chất lượng
quả tốt, cùi dày, chắc thịt, chịu vận chuyển, khả năng chống chịu điều kiện bất
thuận tốt, thời gian sinh trưởng 120-135 ngày, có thể gieo trồng trong vụ đông
xuân và vụ xuân hè.
Giai đoạn từ 1986 đến 1990
Viện Cây Lương thực và Thực phẩm đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Miền Nam, triển khai đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống rau”,
kết quả là giống cà chua số 7 được chọn từ nguồn giống của Hungari có trọng
lượng quả trung bình 80 - 100g, khi chín quả có màu đỏ, cây sinh trưởng mạnh,
thích hợp trồng trong vụ xuân hè và đã được công nhận giống quốc gia [43].
Ngoài ra, giống cà chua 214 được tạo ra từ cặp lai giữa VCL với giống
American của Mỹ, hạt lai F1 được xử lý đột biến nhân tạo và chọn lọc cá thể liên
18

tục, nên giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt [16]. Các tác giả Trương Đích và
Trần Khắc Thi cho biết: với công tác nhập nội, lai tạo và đặc biệt việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã tìm ra một số giống phù hợp cho sản xuất
ở nước ta như: giống Hồng Lan; Ba Lan trắng; Ba Lan xanh. Trong đó nổi trội là
giống Hồng Lan do GS.TS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự tạo ra bằng phương pháp
chọn lọc từ một dạng đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng. Giống
sinh trưởng hữu hạn, năng suất trung bình đạt 25-30 tấn/ha, chống chịu bệnh mốc
sương và vi khuẩn khá, chống chịu bệnh virut khá tốt. Thời gian sinh trưởng 105-
115 ngày, có thể gieo trồng ở vụ đông và xuân hè [12], [35].
Giai đoạn 1990-1999
Một số giống chịu nhiệt, có thể trồng trái vụ được ra đời. Từ năm 1994-
1995, chương trình nghiên cứu đề tài cấp bộ, mã số B9-11-42, được tiến hành
nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp I và một số xã ở ngoại thành Hà Nội
với 38 dòng, giống có nguồn gốc khác nhau, sau 2 năm nghiên cứu kết quả đã cho
thấy: trong điều kiện trái vụ, năng suất thực thu của các giống đạt từ 21,5 đến
29,1tạ/ha, đa số các giống đều có tính kháng bệnh tốt, chất lượng tương đối tốt,
cứng quả, tỷ lệ thịt quả và hàm lượng chất khô cao, đặc biệt là giống Merikurri.
Giống DT-4287 có triển vọng trồng chính vụ, các giống DV-1, UC-82A, Miliana
A, Testa và Italy-2 thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ, có tính chín sớm, điều
đó có lợi cho sản xuất cà chua vụ sớm. Đây là nguồn gen rất quý dùng làm vật liệu
khởi đầu cho lai tạo [25].

Từ 1995 đến 1997, Viện nghiên cứu rau quả đã chọn lọc thành công giống
cà chua quả nhỏ chịu nhiệt VR2 từ tập đoàn gồm 17 mẫu giống cà chua thu thập
từ Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan và đã được công nhận là giống Quốc gia [36].
Hàng năm, các cơ sở nghiên cứu thuộc đề tài KN-01012 đã lai tạo được hàng 100
cặp lai và chọn lọc được hàng ngàn cá thể từ các đôi lai khác nhau. Kết quả có 3
giống đã được công nhận là giống quốc gia, còn lại một số giống khác được phép
khu vực hóa [30], [31].
Từ tập đoàn cà chua gồm các giống nhập nội và địa phương với 109 mẫu
giống, tác giả Mai Thị Phương Anh đã kết luận được 15 giống cà chua có nhiều
đặc tính tốt, phù hợp với chế biến. Trong đó một số giống có khả năng thích ứng
với điều kiện Việt Nam, có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt [2]
Giống CS1: Do Trung tâm Kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội chọn từ quần
thể lai cà chua nhập từ AVRDC. Năm 1995 được công nhận là giống khu vực hóa.
Giống có thời gian sinh trưởng ngắn (120 ngày), ra hoa và chín tập trung. Quả nhỏ
19

(40 - 50g/quả), chất lượng tốt, vỏ dày, chắc, có khả năng chống chịu virut, thích
hợp trồng ở vụ đông xuân sớm và xuân hè muộn, năng suất đạt 35 - 40 tấn [12].
Giống cà chua MV1: có nguồn gốc từ Mônđôva (Liên Xô cũ) do TS.
Nguyễn Hồng Minh ĐHNN I chọn lọc, được công nhận giống Quốc gia năm
1998. Cây cao trung bình 65cm, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn. Năng suất
trái vụ là 33-46 tấn/ha, chính vụ trong điều kiện thâm canh có thể đạt 52-60
tấn/ha. Là giống chịu nhiệt và chịu ẩm, chống chịu tốt với bệnh virut, là giống
ngắn ngày (90-100 ngày). MV1 thích hợp để phát triển đại trà ở các vụ trái vụ
hoặc vụ cực muộn [21].
Năm 1999, Viện nghiên cứu rau quả chọn được 2 giống cà chua ăn tươi,
chịu nhiệt tốt, năng suất ổn định (XH1, XH2) nhập nội từ AVRDC. Giống XH2 đã
được công nhận là giống Quốc gia [4].
Giai đoạn từ 2000 trở lại đây
Trong chương trình phát triển cà chua chế biến, Viện Nghiên cứu Rau -

Quả đã chọn tạo ra giống cà chua PT-18 từ nguồn vật liệu ban đầu là các giống
nhập nội từ nước ngoài với đặc điểm của giống là loại hình sinh trưởng hữu hạn,
chiều cao cây từ 80 đến 110 cm, tỷ lệ đậu quả trong vụ đông xuân (60 -70%),
xuân hè (45 - 50%), trọng lượng quả trung bình đạt 60 - 75g, năng suất thực thu
đạt từ 25 đến 50 tấn/ha. Giống đã được Bộ NN&PTNT cho khu vực hoá rộng rãi
và công nhận giống quốc gia năm 2005 [38]. Với mục đích chọn lọc giống cà chua
có năng suất đạt trên 30 tấn/ha, có khối lượng quả lớn hơn 50g, khi chín quả có
màu đỏ tươi và có khả năng kháng một số sâu bệnh hại trong điều kiện trái vụ. Từ
những năm 1997 đến 2002, Vũ thị Tình và cộng sự với tập đoàn giống từ
AVRDC, đã chọn tạo được giống cà chua XH-5. Giống có đặc điểm thời gian sinh
trưởng từ 130 đến 140 ngày, năng suất đạt 45-55 tấn/ha vụ đông xuân và 30-40
tấn/ha vụ xuân hè, có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm vi khuẩn và
một số bệnh khác, thích hợp cho trồng trái vụ ở Miền Bắc Việt Nam. Cà chua
XH5 đã được công nhận giống khu vực hoá năm 2002 [18]. Ngô Thị Hạnh và
cộng sự giới thiệu giống CXH1 chống bệnh héo xanh vi khuẩn được chọn lọc từ
các dòng nói trên [13].
Kết quả nghiên cứu ưu thế lai cà chua trong nước đang được các nhà chọn
giống quan tâm. Các giống lai F1 được tạo ra trong nước như: HT7, HT21, HT144
do Trường ĐHNN I lai tạo. Giống VT3 do Viện cây lương thực thực phẩm lai tạo.
Giống FM 29, FM 20, HPT9, lai số 9 được Viện nghiên cứu rau quả tạo ra.
Chúng có những ưu điểm vượt trội hơn so với thê hệ bố mẹ, trong đó đại diện một
20

số giống điển hình như:
- Giống cà chua lai HT7: là giống phối hợp được nhiều tính trạng quý như
có khả năng chịu nóng cao, trồng được trong điều kiện trái vụ, thuộc dạng thấp
cây, ngắn ngày, nở hoa rộ, quả nhanh chín và có màu đỏ đẹp. Giống có ưu điểm
về hương vị, khẩu vị, chịu vận chuyển xa và có khả năng bảo quản lâu dài ở điều
kiện kho tự nhiên [23].
- Giống lai số 9: Do Viện nghiên cứu Rau quả chọn tạo, được tạo ra do kết

quả lai đỉnh giữa 20 dòng thuần của 180 mẫu giống có nguồn gốc khác nhau với
giống PT-18. Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng cho năng
suất cao và ổn định từ 65 đến 78 tấn/ha, thích hợp cho ăn tươi và chế biến. Giống
thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 120
ngày vụ xuân hè, 120-130 ngày vụ thu đông, đã được hội đồng khoa học Bộ
NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005.
Trong chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (APS) hợp phần giống cây
trồng năm 2005, Bộ NN&PTNT đã giới thiệu 575 giống cây trồng mới trong đó
có 22 giống cà chua, bao gồm cả giống được chọn tạo trong nước và giống nhập
nội. Những giống này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phù hợp với điều kiện
trồng trọt ở nước ta [4]. Trong đó, ngoài những giống đã được giới thiệu chi tiết
trong phần này, những giống còn lại như: P375, cà chua lai TN19, cà chua chế
biến C95, CXH1, cà chua lai T43, cà chua lai TM2016, cà chua lai 2017.
Theo nguồn tin từ Thông tin Nông nghiệp Việt Nam-Agroviet, (2005) [57]
một số giống cà chua nhót được giới thiệu trồng trong vụ xuân hè như:
- Giống Thúy Hồng 1657 do Công ty Nông Hữu nhập nội và phân phối,
thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, cao từ 1,2 đến 1,5m, thời gian sinh
trưởng 80-85 ngày vụ thu đông, 90-92 ngày vụ xuân hè. Giống có khả năng chịu
ẩm, chịu nhiệt và kháng bệnh héo rũ khá. Quả nhỏ, độ đường cao (8,5 độ), quả
cứng, dễ vận chuyển và bảo quản được lâu. Năng suất khá cao, trung bình từ 32
đến 40 tấn/ha.
- Giống Tiểu Mật thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, cao từ 1,2 đến
1,5m, sinh trưởng khỏe, có tiềm năng năng suất cao (trên 40 tấn/ha). Thời gian
sinh trưởng 80-85 ngày, độ đường cao (9,5 độ), vỏ cứng dễ bảo quản và vận
chuyển đi xa. Là giống cà chua nhót, thích hợp cho ăn tươi dưới dạng sa lát.
- Giống Kim Châu thuộc dạng hình sinh trưởng hữu hạn, cao từ 1,2 đến
1,5m, ra nhiều nhánh phụ, thời gian thu hoạch kéo dài tới 5-6 tháng nếu được
chăm sóc thâm canh tốt. Quả hình tròn bi, trọng lượng đạt 16g/quả, khi chín có
21


màu đỏ tươi, vỏ dày, độ đường đạt 9 độ, thích hợp ăn tươi và chế biến.
Từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành
phần, nhiều công ty giống tư nhân đã hình thành, họ cũng đã và đang tham gia
tích cực vào quá trình chọn tạo giống cà chua cho sản xuất. Các công ty Trang
Nông, Đông Tây, Hoa Sen v.v. đã đưa được nhiều giống ra sản xuất góp phần làm
phong phú bộ giống cà chua ở nước ta như:
- Giống cà chua chịu nhiệt 609 do Công ty Đông Tây nhập nội và cung cấp,
giống sinh trưởng bán hữu hạn, chịu nóng. Có thể gieo trồng từ giữa tháng 6 đến
tháng 4 năm sau, quả to trung bình từ 70 đến 80g, quả cứng, chịu vận chuyển.
Trồng đúng kỹ thuật, cho năng suất 40-50 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng 115-120
ngày. Chống chịu bệnh mốc sương, héo xanh, đốm nâu tốt, các sâu bệnh hại khác
ở mức trung bình.
- Giống cà chua 607 do Công ty Hai Mũi tên Đỏ phân phối, thuộc loại hình
sinh trưởng hữu hạn, kháng bệnh héo xanh tốt, chịu nhiệt, trồng được quanh năm.
Dạng quả hình trứng ngắn hơi vuông, chín màu đỏ tươi, cứng, trọng lượng quả
trung bình 100-120g/quả.
- Giống cà chua TN30 do Công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị đưa vào
sản xuất. Cao cây, quả tròn khi chín có màu đỏ tươi. Khối lượng quả trên cây đạt
4-5kg. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá. Thời gian sinh trưởng 110 ngày, có
thể gieo trồng quanh năm ở cả 2 miền Bắc và Nam.
- Giống cà chua TN24 do Công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị đưa vào
sản xuất. Cây thấp trung bình (65-70 cm), quả tròn vuông, khi chín có màu đỏ
tươi, thịt quả dày chắc, vỏ quả cứng, có thể gieo trồng quanh năm ở cả miền Bắc
và miền Nam.
- Giống cà chua lai TN149 do Công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị đưa
vào sản xuất. Cây thấp, chiều cao trung bình 70-75 cm, sinh trưởng bán hữu hạn,
cho năng suất từ 40 đến 50 tấn/ha. Khả năng chống chịu sâu bệnh khá, có thể gieo
trồng quanh năm ở nhiều vùng trên cả nước.
- Giống cà chua Red Crown 250 do Công ty Giống cây trồng miền Nam
nhập từ Đài Loan và tiến hành chọn lọc. Cây cao, sinh trưởng vô hạn, thân lá

sinh trưởng mạnh. Quả tròn hơi thuôn dài, nhẵn. Khả năng chống chịu bệnh héo
xanh và thối hạch khá, là giống chịu nóng, ẩm, có thể gieo trồng nhiều vụ trong
năm.
Trong chương trình hội thảo nghiên cứu và phát triển giống cà chua ở Việt
Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu Rau - Quả, một số giống
22

mới được giới thiệu như: C90, C50 do Viện cây lương thực và thực phẩm chọn
lọc; VL 2000, VL2910, VL 2922, VL2004 do Công ty Hoa sen nhập nội và
cung cấp; TN129, TN148, TN54, TN54 do Công ty Trang Nông nhập nội và cung
cấp. Ngoài ra Công ty giống cây trồng miền Nam đã đưa ra 2 giống T-41 và T-42
[32].
Theo Thông tin về trồng trọt - Báo Nông nghiệp, sau 2 năm (2005-2006)
trồng thử nghiệm và xây dựng các mô hình trình diễn thành công ở một số tỉnh
vùng ĐBSH, đầu năm 2007 công ty TNHH Đất Việt đã giới thiệu giống cà chua
mới DV2962 vừa chịu nhiệt vừa kháng được bệnh xoăn lá virus [40]
Tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, trong đề tài
nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cà chua, Lê Hữu Bảo Dương
(2010) đã thực hiện thí nghiệm so sánh 5 giống cà chua sinh trưởng hữu hạn trồng
trên giá thể ngoài đồng, gồm Cà chua Savior, Cà chua Hồng Châu, Cà chua
TN507, Cà chua TN448, Cà chua TN323, cho thấy giống Savior có khả năng sinh
trưởng tốt và năng suất cao hơn các giống khác.
Nguyễn Anh Tuấn (2011) so sánh 10 giống cà chua sinh trưởng vô hạn
nhập nội, cho thấy giống Cibbelia có tiềm năng năng suất cao, nhưng dễ bị bệnh
héo rũ vi khuẩn, ngay cả trong điều kiện nhà màng.
Theo Ngô Xuân Chinh, kết quả thí nghiệm trồng cà chua trong nhà tại
huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm 2010-2011 cho thấy hai giống Labell và
Lahay có năng suất cao, đạt từ 198 đến 222 tấn/ha, trong khi giống Anna chỉ đạt
142 tấn vào mùa khô và 147 tấn vào mùa mưa [5].
Như vậy, trên đây là một số kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đạt được

là rất khả quan. Chúng ta đã có bộ giống cà chua khá phong phú, đáp ứng cho nhu
cầu sản xuất trên cả nước. Đây chính là cơ sở khoa học cho những chương trình
nghiên cứu tiếp, đồng thời cũng là hướng đi tiếp theo cho các nhà nghiên cứu
chọn tạo ra các giống cà chua có năng suất cao thích hợp trồng ở nhiều vùng khác
nhau ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc đưa các giống mới vào các tỉnh vùng
Đông Nam Bộ, trong đó có tỉnh Đồng Nai chưa được nhiều và giống vẫn là yếu tố
quan trọng trong sản xuất cà chua. Vì vậy, đó chính là lý do chúng tôi tiến hành
thí nghiệm khảo sát khả năng thích ứng một số giống cà chua mới trồng trong nhà
màng tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ từ đó xây dựng mô hình ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất cà chua.
Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật
Trên cơ sở tìm hiểu những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây cà
23

chua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tập trung nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật như: xác định thời vụ, mật độ và khoảng cách thích hợp để sản xuất cà
chua đạt được năng suất cao, phù hợp cho điều kiện từng vùng.
* Thời vụ:
Về thời vụ trồng cà chua được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều, ở Việt
Nam, các tác giả Tạ Thu Cúc, Đường Hồng Dật, Trần Khắc Thi và Chu Thị Thơm
cho rằng: đối với vùng đồng bằng Sông Hồng có thể trồng vụ hè thu và thu đông,
gieo hạt từ đầu tháng 6 đến tháng 7, trồng khoảng đầu tháng 7 đến cuối tháng 7,
cho thu hoạch vào tháng 10 dương lịch. Vụ đông xuân có 3 trà: trà sớm gieo hạt
tháng 7, tháng 8, thu hoạch cuối tháng 10 đến tháng 12; trà chính vụ gieo hạt từ
giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, thu hoạch cuối tháng 12 đến tháng 3 năm sau; trà
muộn gieo hạt vào tháng 11, 12 thu hoạch vào tháng 3 tháng 4 năm sau. Vụ xuân
hè gieo hạt cuối tháng 1, đầu tháng 2, thu hoạch vào tháng 5 tháng 6. Vụ hè gieo
hạt tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch tháng 5 tháng 6 [9], [11], [33],
[39].
Các tác giả trên cũng chỉ ra rằng, trong 5 vụ trên, chỉ có vụ đông xuân là

thuận lợi hơn cả, vì điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây cà chua sinh trưởng phát
triển, ít sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng quả cao, vì vậy mà sản lượng
thường tập trung nhiều, giá bán thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất.
Các vụ còn lại thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại nặng, nên ảnh hưởng
xấu đến năng suất cà chua, nhưng có ưu điểm là rải vụ, đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng vào những ngày nắng nóng, đồng thời giá bán cao có lợi cho
người sản xuất. Tuy nhiên, để hạn chế những thất thoát về năng suất trong điều
kiện trái vụ này, các tác giả trên cũng khuyến cáo là nên chọn dùng những giống
cà chua có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh
hại tốt, cần tăng cường chăm sóc cho cà chua.
Vùng Bắc Trung bộ có đặc điểm khí hậu gần giống như vùng đồng bằng
Bắc bộ, nhưng do mưa muộn hơn nên thời vụ muộn hơn từ 15 đến 20 ngày so với
vùng đồng bằng Sông Hồng. Ở miền Nam chủ yếu trồng cà chua vụ đông xuân từ
tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thích hợp nhất, vụ này cà chua đạt tỷ lệ đậu quả
cao, năng suất cao. Ngoài ra, ở đây có thể trồng cà chua mùa mưa, nhưng chỉ có
một số giống chịu nhiệt và ra hoa được rong điều kiện ẩm độ cao mới cho năng
suất khá như: Red Crown 250, New ca-rai-bô, KBT4, TN-52, VL2000. Các giống
này ra hoa đậu quả ngay cả thời gian mưa lớn liên tục và tương đối ít bị bệnh héo
xanh [45]. Riêng vùng Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), nơi có khí hậu mát lạnh, nhiệt độ
24

trung bình hàng năm 18
0
C, nên cà chua được trồng quanh năm. Như vậy, việc bố
trí thời vụ thích hợp cho cà chua chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống, nhiệt độ và
ẩm độ.
* Mật độ:
Về khoảng cách trồng cà chua tác giả Tạ Thu Cúc đã nghiên cứu và cho
rằng, những giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn có cành lá sum xuê, phân
cành mạnh phải trồng thưa hơn 2 loại hình còn lại [9].

Theo Trần Khắc Thi và cộng sự thì cà chua có thể phát triển phù hợp với
khoảng cách 0,7x0,4m (mật độ 3,5-4,0 vạn cây/ha [34]. Theo Đào Xuân Thảng,
Dương Kim Thoa và các cộng sự thì giống VT3, PT18 (hữu hạn, bán hữu hạn) có
thể trồng với mật độ 3,1-4,0 vạn cây/ha. Khoảng cách 75x40cm hay 70x40-45cm
là tốt nhất [28], [37]. Giống vô hạn như TN148, TN129 trồng với khoảng cách
(70x50cm), mật độ 2,8 vạn cây/ha. Tác giả Trần Khắc Thi và cộng sự cho rằng, ở
Việt Nam để cà chua có năng suất cao nên trồng với mật độ 3,2-4,0 vạn cây/ha
[33], hiện nay trong sản xuất thường áp dụng các mật độ khoảng cách sau:
Đối với giống vô hạn: 70x40cm (3,2 vạn cây/ha)
Đối với giống hữu hạn: 70x35cm (3,5 vạn cây/ha)
Đối với giống hữu hạn vụ sớm: 70x30cm (4,0 vạn cây/ha)
Tác giả Ngô Xuân Chinh, năm 2012 đã báo cáo rằng mật độ phù hợp cho
cà chua là 25.000 cây/ha và đã so sánh các công thức phân bón trong đó 2 công
thức 360 kg N – 150 kg P
2
O
5
và 413 kg K
2
O / và 420 kg N- 175 kg P
2
O
5
và 482
kg K
2
O (tùy mùa) cho năng suất và hiệu quả kinh tế nhất [5]
* Phân bón:
Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự thì trong điều kiện Việt
Nam để sản xuất cà chua an toàn lượng phân bón cho 1 ha là: 25 tấn phân chuồng,

150kg N, 90kg P
2
O
5
và 150kg K
2
O [34]. Theo tác giả Tạ Thu Cúc và cộng sự thì
sản xuất cà chua tại đồng bằng Sông Hồng thì phân hữu cơ hoai mục trung bình
15-20 tấn, nếu có điều kiện có thể bón 30-40 tấn cho một ha gieo trồng. Phân vô
cơ từ 90 đến 120kg N, 60-90kg P
2
O
5
, 100-120kg K
2
O [7]. Theo Chu Thị Thơm và
cộng sự cho biết, phân chuồng ủ từ 20 đến 25 tấn/ha hoặc 10 tấn phân gà ủ hoai
cho cà chua
[39].
Tác giả Phạm Hồng Cúc cho rằng, ở vùng đồng bằng miền Nam lượng
phân vô cơ bón cho cà chua/ha như sau: từ 120 đến 200kg N, 100-150 kg P
2
O
5
,
25

80-120kg K
2
O [6].Như vậy, phần lớn các tác giả đã giới thiệu các tổ hợp phân bón

thích hợp cho cà chua dao động từ 120 đến 180kg N; 60-90kg P
2
O5; 150-180kg
K
2
O cho tất cả các loại hình sinh trưởng. Tác giả Kuo et al., giới thiệu mức NPK
riêng cho 2 loại hình sinh trưởng [69]. Riêng tác giả Hipp đưa ra mức bón rất cao
cho cà chua ở Nhật Bản và Hàn Quốc [62]. Ở Italy là 158kg N, 136 kg P
2
O
5
,
214kg K
2
O [56]. Phạm Hồng Cúc giới thiệu mức bón N tới 200 kg, cao hơn K
2
O
và mức khuyến cáo của các tác giả khác [6]. Điều đó cho thấy, cà chua là cây yêu
cầu dinh dưỡng cao, tuy nhiên, việc sử dụng lượng phân bón như thế nào để đảm
bảo vừa cho năng suất, chất lượng cao, vừa an toàn thực phẩm là vấn đề nhiều nhà
khoa học quan tâm. Theo tiêu chuẩn cà chua an toàn theo Quyết định số
99/2008/QĐ-BNN do Bộ NN&PTNT ban hành thì dư lượng nitrate (NO3) trong
quả cho phép là ≤ 150mg/1 kg sản phẩm tươi [27]. Vì vậy cần nghiên cứu liều
lượng phân bón thích hợp đối với giống mới trong từng vùng sinh thái nhằm mục
đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đảm bảo sản phẩm cà chua an toàn. Ngoài
đạm, lân và kali ra, các nguyên tố vi lượng có tác dụng quan trọng đối với sinh
trưởng, phát triển và chất lượng quả [41]. Cà chua có phản ứng tốt đối với các
nguyên tố vi lượng Bo, Mn, Zn, đặc biệt là Molipden. Nói chung, cà chua đòi
hỏi nhiều chất dinh dưỡng để tạo ra năng suất cao, lượng chất dinh dưỡng hấp thụ
tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của giống, thời tiết, tình trạng đất và kỹ

thuật trồng trọt.
Theo tác giả Cao Thị Làn đối với sản xuất cà chua cherry trên giá thể, bón
phân NPK (12 – 10 – 20) với lượng phân 200kg NPK thì cho năng suất, chất
lượng quả cao nhất và không làm ảnh hưởng đến chất lượng giá thể. Với chu kỳ
bón phân 8 ngày/lần, không nên thu họach quả cà chua vào ngày thứ 3 sau khi bón
phân vì khi đó dư lượng nitrate trong quả là cao nhất [19].
* Biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua:
Cà chua thuộc họ cà Solanaceae thường rất mẫn cảm với nhiều loài sâu,
bệnh hại, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người sản xuất. Các loài sâu bệnh hại phổ
biến và nguy hiểm là: bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang, sâu xám, bệnh xoăn lá, bệnh
mốc sương, bệnh đốm vòng, bệnh lở cổ rẽ, bệnh héo rũ do nấm và héo xanh vi
khuẩn. Chúng có thể phát sinh ở hầu hết các vụ trồng cà chua trong đó vụ đông
xuân thiệt hại do bệnh nhiều hơn do sâu, còn vụ xuân hè thì ngược lại. Theo các
tác giả: Mai Thị Phương Anh, Tạ Thu Cúc, Phạm Thị Nhất, Nguyễn Văn Viên và
cộng sự thì thời kỳ cây con trong vườn ươm là phòng trừ sâu bệnh hại cho cà chua
có hiệu quả về nhiều mặt. Ở thời kỳ này cây nhỏ, diện tích hẹp nên việc phát hiện,
phòng trừ bằng biện pháp thủ công cơ giới hoặc bằng thuốc đều rất thuận lợi [3],
26

[7], [26], [44]. Để sản xuất cà chua đảm bảo an toàn theo Trần Khắc Thi và cộng
sự cần phải thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như: Sử dụng giống
chống chịu, cây giống khỏe và sạch bệnh, bón phân cân đối, đúng liều lượng và
đúng lúc, bảo vệ thiên địch, xác định hệ thống cây trồng và các biện pháp luân
canh hợp lý. Thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời để ngăn chặn dịch hại,
diệt sâu bằng tay, ngắt bỏ bộ phận bị bệnh, hoặc nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy
khi mới xuất hiện. Nếu diệt trừ bằng hóa chất bảo vệ thực vật phải đúng thuốc,
đúng lúc, đúng liều lượng, đúng ngưỡng kinh tế, tăng cường sử dụng các thuốc vi
sinh nhóm Bt,thảo mộc và sử dụng thuốc có luân phiên. Xử lý hạt giống trước khi
gieo [33], [34].
c. Trồng cà chua trong nhà màng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt:

Trước tình hình nguồn tài nguyên dần càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu, trồng
rau quả trong nhà màng bằng phương pháp nhỏ giọt là một ứng dụng công nghệ
cao trong trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay.
Tưới nhỏ giọt tự động nông nghiệp giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm điện và
hao phí lao động tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ thống tưới nhỏ giọt
tự động trong nông nghiệp chưa phổ biến, một phần do gánh nặng chi phí đầu tư
ban đầu so với mức thu nhập và do việc tiếp cận có phần hạn chế về kỹ thuật tự
động của bà con nông dân.
Nhiều thông tin cho thấy trồng rau quả bằng tưới nhỏ giọt cho năng suất
kinh tế cao [49].
* Ưu điểm của phương pháp trồng cà chua trong nhà màng:
Với cách làm này, sâu và bệnh trên cây cà chua giảm hẳn, thuốc bảo vệ
thực vật chỉ sử dụng rất ít so với trồng không có màng che, đặc biệt tránh được
bệnh mốc sương trong khi trồng ngoài nhà màng vào mùa mưa.
Theo khoahocnhanong.com.vn, Đề tài nghiên cứu trồng cà chua theo hướng
nông nghiệp công nghệ cao do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
(KHKTNNMN) tiến hành thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2005-2007
đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, mức lãi bình quân trên 130 triệu đồng/ha/vụ (7
tháng). Tiến sĩ Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng Nghiên cứu cây thực phẩm (Viện
KHKTNNMN) cho biết, mô hình này có những đặc trưng như trồng cà chua trong
nhà màng (plastic) với diện tích 800 m
2
, sử dụng cây giống cà chua ghép (giống
386), trồng dày, phủ luống và tưới nhỏ giọt. Với cách làm này, sâu và bệnh trên
cây cà chua giảm hẳn, thuốc bảo vệ thực vật chỉ sử dụng bằng 20% so với trồng
không có màng che, đặc biệt tránh được bệnh mốc sương trong khi trồng ngoài
27

nhà màng vào mùa mưa phải phun thuốc trị bệnh 1 đến 2 ngày/lần [48].
Năm 2011, Th.S Cao Thị Làn đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà

lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Lâm Đồng. Kết quả
đề tài đã xác định giá thể trồng, liều lượng phân bón, chủng loại phân bón và chu
kỳ bón phân phù hợp với xà lách, dưa leo và cà chua cherry phù hợp điều kiện khí
hậu Lâm Đồng.
Dinh dưỡng cho rau thủy canh đã được một số công ty đưa ra, nhưng
khuyến cáo chung cho rau ăn lá và ăn quả với thành phần N, P
2
O
5
, K
2
O là
16:2:18, 8:4:8… Như vậy, cho tới nay chưa có sản phẩm hoặc khuyến cáo sử
dụng dinh dưỡng thủy canh cụ thể cho từng loại rau và cho từng thời kỳ sinh
trưởng phát triển của mỗi loại rau.
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của
Đề tài
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những
công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên
cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới,
những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra
những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể
hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong Đề tài để
đạt được mục tiêu)
Năm 2008, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ban hành quyết định số 3911/QĐ-UBND
về thành lập Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai. Đến năm 2010,
trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh Đồng Nai đã kết luận thống
nhất chủ trương thành lập khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học
của tỉnh Đồng Nai với bốn lĩnh vực chủ chốt: ứng dụng công nghệ sinh học trong
nông nghiệp, môi trường…

Để rút ngắn thời gian chuẩn bị triển khai xây dựng, song song với thủ tục
trình Chính phủ phê duyệt thành lập Khu Công nghệ cao chuyên ngành CNSH,
Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chủ trương tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ
tầng (đường giao thông kết nối, điện, nước…) và cơ sở vật chất (nhà điều hành,
trang thiết bị phòng thí nghiệm, mô hình nhân giống, cây trồng chủ lực của tỉnh,
mô hình trồng rau, hoa trong nhà màng ) nhằm tăng cường tiềm lực cho Trung
tâm; trong đó ưu tiên đầu tư diện tích 3 ha nhà màng trồng lan, dưa lê, dưa leo, cà
chua, ớt, rau ăn lá và gia vị.
Theo qui hoạch tổng thể được phê duyệt, diện tích nhà màng trồng cà chua là
28

4000m
2
.
Cà chua là một loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và nhiều
công dụng. Cà chua được dùng ăn tươi, chế biến thực phẩm; ngoài ra còn có tác
dụng khá tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Việc trồng cà chua trong
mùa mưa rất được nông dân quan tâm vì đầu ra thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao
gấp 2-3 lần vụ thuận nhưng thời tiết không thuận lợi và rủi ro cao do bệnh tật.
Bệnh hại nặng cà chua trong mùa mưa là bệnh mốc đen gây thiệt hại nặng về năng
suất và chất lượng.
Hiện nay, ở nước ta vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề hết sức
nghiêm trọng. Nhất là vào mùa mưa, sâu bệnh phát triển mạnh nên việc phun
thuốc tràn lan ảnh hưởng đến môi trường và chính người sản xuất, thời gian cách
ly không đảm bảo ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh vấn đề đó,
nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn trở ngại do diện tích đất nông nghiệp
ngày một giảm. Do vậy, việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là hết sức
quan trọng. Để làm được điều đó việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp là hết sức cần thiết.
Có thể thấy rằng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã và đang trở

thành lựa chọn hàng đầu ở nhiều quốc gia đặc biệt là nhà màng và hệ thống tưới
nhỏ giọt. Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời. Tuy
nhiên, để bắt kịp và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đòi
hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và triển khai ứng dụng các công nghệ hiện
đại vào sản xuất nông nghiệp. Đồng Nai là một trong những trung tâm kinh tế lớn
của cả nước, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Vì vậy, phát triển nông nghiệp theo
hướng ứng dụng công nghệ cao là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Trước những vấn đề trên, việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp làm mô hình cho nông dân tham quan, học tập để phát triển nông nghiệp,
nông thôn trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây,
việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất được Tỉnh quan tâm và triển khai
đến bà con nông dân.
Công nghệ nhà màng kết hợp với quy trình canh tác trên giá thể cho phép
cách ly một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm bớt dư lượng nông
dược và phân bón hóa học sử dụng, chủ động được hàm lượng kim loại nặng và
vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trong rau, chủ động sản xuất
rau quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết, cho sản phẩm có mẫu mã đẹp và
an toàn.
29

Đã có một số công trình nghiên cứu trên cây rau trên địa bàn tỉnh trong vài
năm gần đây:
+ Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất–tiêu thụ rau an toàn theo tiêu chuẩn
ViệtGAP tại xã Phú Lợi và xã Gia Canh,huyện Định Quán,tỉnh Đồng Nai”.
+ Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn theo tiêu
chuẩn ViệtGAP tại xã Long An và xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai”.
+ Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê, dưa leo trong nhà màng theo
hướng VietGAP tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai”
Các đề tài chủ yếu đề xuất qui trình kỹ thuật trồng rau an toàn theo tiêu

chuẩn VietGAP trong nhà lưới hoặc trồng trực tiếp trên đất, đối với rau quả
trồng trong nhà màng chỉ mới nghiên cứu trên đối tượng dưa lê, dưa leo; một số
hộ nông dân tại Phường Xuân Thanh, thị xã Long Khánh, Đồng Nai đã trồng thử
nghiệm thành công giống cà chua chịu nhiệt (VL.642 "F1") và một số giống cà
chua nhập từ Nhật, Úc trên đồng ruộng; chưa có công trình nghiên cứu ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất cà chua. Do vậy, đề tài “Xây dựng mô hình ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất cà chua tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm
Mỹ, Đồng Nai” được đề nghị tiến hành.
Đề tài thực hiện sẽ góp phần xây dựng cơ sở vật chất 3ha nhà màng theo chỉ
đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Đồng thời, mô hình thành công sẽ được nhân
rộng trong toàn tỉnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
16
Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề
tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan
(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được
trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài)
* Trong nước:
[1]- Hồ Hữu An và cs., Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng
sinh thái, khi hậu đồng bằng miền Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu Khoa học cấp bộ 1994 -1995, 1996, 30-32
[2]-Mai Thị Phương Anh (1998), “Kết quả thu thập, nhập nội, nghiên cứu bảo tồn
và sử dụng tập đoàn cà chua”, Kết quả nghiên cứu KHNN - Viện KHKTNN
Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 163-170.
[3]- Mai Thị Phương Anh (2003), Kỹ thuật trồng cà chua an toàn, quanh năm,

×