Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu bệnh vi khuẩn (streptococcus sp ) gây hại trên tằm đa hệ việt nam và biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



LÊ THỊ HƯỜNG




NGHIÊN CỨU BỆNH VI KHUẨN
(Streptococcus sp.) GÂY HẠI TRÊN TẰM ðA HỆ
VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



HÀ NỘI – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


LÊ THỊ HƯỜNG


NGHIÊN CỨU BỆNH VI KHUẨN
(Streptococcus sp.) GÂY HẠI TRÊN TẰM ðA HỆ
VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ




Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60620112

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Long

HÀ NỘI – 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cám ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Lê Thị Hường


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện ñề tài tôi ñã gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc nhưng ñược sự ñộng viên về tinh thần, sự giúp ñỡ về kiến thức của
các Thầy cô, gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñến nay tôi ñã hoàn thành ñề
tài. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến:
Thầy PSG.TS Nguyễn Văn Long, Người ñã hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo, Ban ðào tạo sau ðại học,
Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam – ñã trực tiếp giảng dạy và giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám ñốc Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm
tơ TW, Ban lãnh ñạo cùng tập thể CBCNV Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt
Hùng ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thành công các yêu cầu
của luận văn.
Lòng biết ơn sâu sắc xin ñược dành cho những người thân trong gia
ñình, bạn bè, các bạn cùng lớp Cao học Bảo vệ thực vật K19VAAS ñã ñộng
viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, làm ñề tài ñể hoàn thành luận
văn này.

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

Tác giả luận văn


Lê Thị Hường


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ðOAN 0

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ðẦU 0

1. Tính cấp thiết của ñề tài 1


2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài 4

2.1. Mục tiêu 4

2.2. Yêu cầu 4

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 5

3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài 5

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ðỀ TÀI 6

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 6

1.1.1. Vị trí phân loại của tằm dâu 6

1.1.2. Con tằm và các yểu tố ảnh hưởng ñến bệnh vi khuẩn hại tằm 7

1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài 8

1.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất dâu tằm trên thế giới 8

1.2.2.Tình hình nghiên cứu về bệnh tằm trên thế giới 12

1.2.3. Nghiên cứu dâu tằm ở trong nước 19

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 24

2.1. Vật liệu, ñịa ñiểm nghiên cứu 24


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu 26

2.2.1. Diễn biến bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ña hệ Việt Nam.
26

2.2.2. Xác ñịnh ñược một số yếu tố ảnh hưởng ñến mức ñộ gây hại của bệnh
vi khuẩn ñối với một số giống tằm ña hệ có triển vọng 26

2.2.3. ðánh giá hiệu quả của biện pháp hóa học nhằm hạn chế tác hại của
bệnh vi khuẩn hại tằm. 26

2.2.4. ðề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh vi khuẩn Streptococcus Sp.
hại tằm. 26

2.3. Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1. Diễn biến bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ña hệ Việt Nam
26

2.3.2. Xác ñịnh một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng ñến mức ñộ gây hại của

bệnh vi khuẩn ñối với một số giống tằm ña hệ có triển vọng 27

2.3.3. ðánh giá hiệu quả của một số biện pháp hóa học nhằm hạn chế tác hại
của bệnh vi khuẩn (Streptococcus sp.) hại tằm. 29

2.4. Các chỉ tiêu ñiều tra và công thức tính toán 31

2.4.1. Thu thập thông tin 31

2.4.2. Các chỉ tiêu ñiều tra nghiên cứu trong thí nghiệm 31

2.4.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu 34

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1. Diễn biến bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ña hệ Việt Nam35

3.1.1. Diễn biến tình hình bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ña hệ
có triển vọng tại Trạm nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng qua 5 năm 2007 –
2011. 35

3.1.2. Diễn biến tình hình bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ñược
nuôi ngoài sản xuất ở một số ñịa phương có nghề trồng dâu nuôi tằm của
huyện Vũ Thư 42


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v


3.2. Xác ñịnh ñược một số yếu tố ảnh hưởng ñến mức ñộ gây hại của bệnh vi
khuẩn (Streptococcus sp.) ñối với một số giống tằm ña hệ có triển vọng 45

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ trong năm ñến bệnh vi khuẩn
(Streptococcus sp.) hại tằm 45

3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến bệnh vi khuẩn
(Streptococcus sp.) hại tằm 51

3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian hãm lạnh trứng ñến bệnh vi khuẩn
(Streptococcus sp.) hại tằm 55

3.3. ðánh giá hiệu quả của biện pháp hóa học nhằm hạn chế tác hại của bệnh
vi khuẩn (Streptococcus sp.) hại tằm. 60

3.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh 60

3.3.2. Hiệu quả sử dụng một số loại thuốc hóa học ñối với tằm bị nhiễm bệnh
vi khuẩn Streptococcus sp. 61

3.4. ðề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh vi khuẩn Streptococcus sp. hại
tằm. 67

3.4.1. ðiều tiết tiểu khí hậu trong phòng tằm 67

3.4.2. ðảm bảo chất lượng lá dâu cho tằm ăn 69

3.4.3. Lựa chọn giống tằm tốt, thích hợp 70


3.4.4. Vệ sinh phòng bệnh và sử dụng thuốc hóa học ñể trừ bệnh 70

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 71

1 Kết luận 71

2. ðề nghị 711

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 78


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT
Chữ cái viết tắt
và ký hiệu
Nghĩa của chữ viết tắt
1 ðSK Giống tằm ña hệ ðồ Sơn Khoang
2 VDK
Giống tằm ña hệ Vàng Diễn Kim
3 BMC
Giống tằm ña hệ Bạc Mi Chấm

4 BM
Giống tằm ña hệ Bạc Mi
5 TM
Giống tằm ña hệ Tằm Măt
6 Vi khuẩn Str Vi khuẩn Streptococcus sp.
7 HTX Hợp tác xã
8 CT Công thức
9 ð/C ðối chứng
10 M
tk
Khối lượng toàn kén
11 TL Tỷ lệ
12 VK Vi khuẩn
13 TB Trung bình
14 ðSK x TQ Giống tằm lai F1 ña hệ ðSK x TQ
15 TQ Giống tằm trắng Trung Quốc
16 TS Tổng số
17 C.tiêu Chỉ tiêu
18 t/c Tiêu chuẩn



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT


Tên bảng Trang
1.1. Sản lượng tơ trên thế giới trong 50 năm qua 11
1.2. Sản lượng tơ thế giới từ năm 1995 – 2004 12
3.1. Diễn biến bệnh gây hại trên một số giống tằm ða hệ có triển
vọng ñược nuôi tại Trạm nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng
qua 5 năm 2007– 2011.
36
3.2. Diễn biến bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ða hệ
có triển vọng ñược nuôi tại Trạm nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt
Hùng qua 5 năm 2007– 2011.
38
3.3. Diễn biến nhiệt ẩm ñộ phòng nuôi tằm trong 5 năm (2007-
2011)
41
3.4. Diễn biến bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ñược
nuôi tại một số ñịa phương trong huyện Vũ Thư năm 2011.
43
3.5. Ảnh hưởng của mùa vụ ñến tỷ lệ bệnh và bệnh vi khuẩn hại
tằm
46
3.6. Ảnh hưởng của mùa vụ ñến sức sống tằm nhộng và các yếu tố
liên quan ñến sức sống.
47
3.7. Ảnh hưởng của mùa vụ ñến năng suất và chất lượng kén 49
3.8. Ảnh hưởng của mùa vụ ñến hệ số nhân giống 50
3.9. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến bệnh, bệnh vi khuẩn hại
tằm
51
3.10.


Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến sức sống tằm và các yếu
tố liên quan ñến sức sống tằm
53
3.11.

Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến năng suất, chất lượng
kén
54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

3.12.

Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến hệ số nhân giống 55
3.13.

Ảnh hưởng của thời gian hãm lạnh trứng ñến bệnh, bệnh vi
khuẩn hại tằm
56
3.14.

Ảnh hưởng của thời gian hãm lạnh trứng ñến sức sống tằm
nhộng và các yếu tố liên quan ñến sức sống
58
3.15.


Ảnh hưởng của thời gian hãm lạnh trứng ñến năng suất và chất
lượng kén
59
3.16.

Ảnh hưởng của thời gian hãm lạnh trứng ñến hệ số nhân giống

60
3.17.

Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc hóa học phòng chống
bệnh, bệnh vi khuẩn hại tằm
62
3.18.

Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc hóa học tới sức sống
tằm và các yếu tố liên quan ñến sức sống
64
3.19.

Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc hóa học ñến năng
suất, chất lượng kén
65
3.20.

Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc hóa học ñến hệ số
nhân giống
67



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

SH Nội dung Trang
3.1. Biểu ñồ diễn biến bệnh vi khuẩn gây hại trên một số
giống tằm ña hệ qua 5 năm (2007 – 2011)
39
3.2. Biểu ñồ ảnh hưởng của mùa vụ ñến tỷ lệ bệnh và bệnh vi
khuẩn hại tằm
46
3.3. Biểu ñồ ảnh hưởng của mùa vụ ñến sức sống tằm nhộng 48
3.4. Biểu ñồ ảnh hưởng của mùa vụ ñến năng suất kén 49
3.5. Biểu ñồ ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến bệnh, bệnh
vi khuẩn hại tằm
52
3.6. Biểu ñồ ảnh hưởng của thời gian hãm lạnh trứng ñến
bệnh, bệnh vi khuẩn hại tằm
57
3.7. Con tằm bình thường 58
3.8 Con tằm bị bệnh VK Str 58
3.9 Hình thái vi khuẩn Str 61
3.10. Bệnh trong ñầu do vi khuẩn Str 61
3.11 Biểu ñồ ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc hóa học
phòng chống bệnh, bệnh vi khuẩn hại tằm
63
3.12. Biểu ñồ ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc hóa học

tới sức sống tằm và các yếu tố liên quan ñến sức sống.
65
3.13. Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng thuốc hóa học ñến
năng suất kén
66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài

Sợi tơ tằm ñược tôn vinh là "Nữ hoàng" của ngành dệt mặc dù sản
lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều (không quá 1%) so với các loại sợi
khác nhưng nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô ñậm màu
sắc hàng ñầu thế giới về mốt thời trang. Quần áo may bằng lụa tơ tằm thì ñảm
bảo mát về mùa hè, ấm áp về mùa ñông, rất phù hợp với yêu cầu vệ sinh cho
con người. Ông Adolf Faes Chủ tịch Hiệp hội Tơ tằm Quốc tế ñã ñánh giá:
“Trải qua hơn 4000 năm tồn tại nó vẫn là loại sợi duy nhất có ñộ dài liên tục
gần 1000m. Từ lúc khai sinh cho ñến nay tơ tằm vẫn không bị lệ thuộc vào
một nguồn năng lượng nhân tạo nào, không gây ô nhiễm cho môi trường. Tơ
tằm có một kho tàng ñích thực về những giá trị lịch sử và văn hóa. Tơ tằm ñã
trở thành món hàng hóa trang sức của ngành Dệt” [23], [25].
Tơ tằm còn là một nguyên liệu quý và có giá trị trao ñổi rất cao trên thị
trường thế giới. Vào những năm 60 – 70 của thế kỷ trước một tấn tơ tằm ñổi
ñược 25 tấn bông xơ, hoặc 35 tấn sợi vixco hoặc 6 tấn len hoặc 15 tấn phân
hóa học. Xuất khẩu 1 tấn tơ tằm bằng tiền 35 tấn ñay hoặc 62 tấn lạc nhân
hoặc 175 tấn chuối hoặc 3 tấn cà phê [20]. Hiện nay, mặc dù có nhiều loại sợi

tổng hợp, ñược sản xuất với khối lượng lớn, giá thành hạ nhưng vẫn không
thể thay thế ñược vị trí của tơ tằm bởi vì tơ tằm là loại sợi tự nhiên duy nhất
có ñộ dài liên tục, mang nhiều ñặc tính quý báu và thân thiện với cuộc sống
con người. Tơ tằm là cả một kho tàng ñích thực về những giá trị lịch sử và
văn hoá.
Trải qua hàng ngàn năm với bao bước thăng trầm, sản xuất dâu tằm
Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển. Trồng dâu nuôi tằm ñã ñi cùng với ñất
nước trong chiều dài của lịch sử và gắn liền với người nông dân Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

Sản xuất dâu tằm không chỉ ñơn thuần là một nghề ñem lại thu nhập, mà ñã ñi
vào thơ ca và là một phần ñời sống vật chất và tinh thần của hàng trăm ngàn
nông dân Việt Nam. ðể ñáp ứng ñược yêu cầu của sản xuất thì việc tạo ra
những giống dâu, giống tằm mới vừa thích hợp với ñiều kiện khí hậu Việt
Nam vừa có năng suất, phẩm chất tốt là ñiều hết sức cần thiết. ðối với giống
tằm vấn ñề ñặt ra là làm thế nào ñể tạo ra ñược những giống tằm kén trắng có
năng suất kén cao nuôi ở vụ xuân, thu có chất lượng tơ tốt ñể có thể ươm tơ
cấp cao phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu, ñồng thời cũng phải tìm ra ñược cặp
lai F1 có sức sống cao phù hợp với ñiều kiện nóng ẩm vụ hè. ðể làm ñược
vấn ñề này thì trước hết phải có nguồn nguyên liệu tốt. Vì vậy, việc nghiên
cứu tập ñoàn giống tằm ña hệ là một việc làm không thể thiếu. Từ việc nghiên
cứu tập ñoàn giống tằm ña hệ có hệ thống có thể phát hiện ra những giống
mang ñặc tính tốt phù hợp với mục ñích sử dụng của những nhà làm công tác
lai tạo giống.
Mặc dù có những suy giảm ñáng kể về qui mô sản xuất do tác ñộng của
thị trường, cơ chế chính sách , nhưng sản xuất dâu tằm tơ lụa vẫn là nghề

truyền thống ở nhiều miền quê trên ñất nước. Sở dĩ nó có sức sống mãnh liệt
như vậy là vì nghề trồng dâu nuôi tằm có những ñặc ñiểm ưu việt mà nhiều
nghề khác không có ñược như mức ñầu tư cho trồng dâu nuôi tằm thấp hơn
hẳn so với một số ngành nghề khác như trồng cà phê, chè, tiêu…Cây dâu có
thể sinh trưởng trên nhiều loại ñất khác nhau từ ñất bồi ven sông, ñất vùng
trũng thấp ñến ñất khô cằn, vùng ñồi núi. Nhà cửa nuôi tằm cũng khá ñơn
giản, có thể tận dụng nhiều loại nguyên liệu rẻ tiền [29]. Tuy ñầu tư thấp,
nhưng nghề nuôi tằm lại cho thu nhập nhanh từ tiền bán kén hàng tháng hoặc
hàng tuần nếu có ñiều kiện nuôi gối. Với giá kén hiện nay khoảng 100.000
ñồng/kg kén tốt, một hộ trồng 4-5 sào dâu, nuôi 1 hộp trứng tằm/lứa, thu
hoạch trung bình khoảng 25 kg kén tốt sẽ thu ñược 2,5 triệu ñồng. Thời gian

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

nuôi 1 lứa tằm chỉ từ 22 - 24 ngày tùy vụ, một năm nuôi ít nhất 10 lứa, nếu
nhiều dâu và nuôi gối 15 ngày 1 lứa thì có thể nuôi 10 - 12 lứa/năm. Không
chỉ thế, nghề này còn ñược thực hiện bởi nhiều ñối tượng lao ñộng khác nhau,
tạo công ăn việc làm cho người lao ñộng ở ñủ mọi lứa tuổi và mọi trình ñộ
văn hóa. Do những ñặc thù trên, có thể nói, nghề trông dâu nuôi tằm là một
nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều ngành nghề khác. Nói cách
khác, phát triển trồng dâu nuôi tằm ở nước ta trong giai ñoạn hiện nay là hoàn
toàn phù hợp với phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp góp phần
làm tăng thu nhập cho người nông dân, xóa ñói giảm nghèo ở nhiều vùng
nông thôn nước ta.
Bên những tiềm năng thuận lợi, thì ngành sản xuất Dâu tằm tơ của
nước ta trong nhiều năm qua phát triển không ổn ñịnh, quy mô về diện tích
dâu và sản lượng kén luôn luôn biến ñộng tăng giảm thất thường. Nguyên

nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế chưa cao. Theo báo cáo của Tổng công ty
dâu tằm tơ Việt Nam [23], bình quân thu nhập trên một hecta ñất trồng dâu
nuôi tằm mới chỉ ñạt 25 – 30 triệu ñồng, trong khi ñó ở các vùng sản xuất dâu
tằm thuộc tỉnh Quảng Tây, Quảng ðông Trung Quốc có cùng ñiều kiện khí
hậu như vùng ñồng bằng Bắc Bộ ñã ñạt ñược trên 4000 USD [36], [39].
Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả kinh tế của
sản suất dâu tằm Việt Nam còn thấp là do bệnh hại tằm. Trong quá trình nuôi
tằm thường mắc một số bệnh truyền nhiễm, lây lan cấp tính. Bệnh tằm ñã làm
giảm ñáng kể năng suất và chất lượng kén, tơ. Các bệnh tằm hầu như xuất
hiện quanh năm ñặc biệt là vào mùa hè ở nước ta do thời tiết nóng, ẩm kéo
dài nên bệnh tằm có ñiều kiện phát sinh mạnh.
Bệnh tằm có rất nhiều loại do các tác nhân gây bệnh khác nhau như:
tằm chết do Nguyên sinh ñộng vật, do virus, do vi khuẩn, ruồi ký sinh [10].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

Một trong số ít bệnh gây hại nghiêm trọng hiện nay là bệnh tằm chết do vi
khuẩn. Bệnh này lây nhiễm nhanh, cấp tính gây ra hiện tượng phải bỏ tằm
hàng loạt, thậm chí hủy bỏ cả lứa tằm chỉ trong thời gian rất ngẵn 1- 2 ngày.
Có 3 loại hình bệnh do 3 loại vi khuẩn gây hại: Bacillus sp. gây ra hiện tượng
tằm sun, Streptococcus sp. gây ra hiện tượng tằm trong ñầu và Serratia
marcesens gây ra hiện tượng tằm ỉa chảy. Trong 3 loại hình này thì bệnh
trong ñầu do vi khuẩn Streptococcus sp. gây hại trên tằm là chủ yếu.
Xuất phát từ thực tế trên, ñể góp phần duy trì và phát triển ngành sản
xuất dâu tằm của Việt Nam lâu dài và ổn ñịnh chúng tôi thực hiện ñề tài
“Nghiên cứu bệnh vi khuẩn (Streptococcus sp.) gây hại trên tằm ña hệ Việt
Nam và biện pháp phòng trừ”

2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở ñiều tra nghiên cứu diễn biến bệnh vi khuẩn Streptococcus
sp hại tằm ña hệ, những yếu tố ảnh hưởng ñến mức ñộ gây hại của chúng
nhằm ñề ra một số giải pháp phòng trừ bệnh vi khuẩn Streptococcus sp hại
tằm dâu nói chung, tằm ña hệ nói riêng.
2.2. Yêu cầu
- Diễn biến bệnh vi khuẩn gây hại trên một số giống tằm ña hệ Việt Nam.
- Xác ñịnh ñược một số yếu tố ảnh hưởng ñến mức ñộ gây hại của bệnh
vi khuẩn ñối với một số giống tằm ña hệ có triển vọng.
- ðánh giá hiệu quả của biện pháp hóa học nhằm hạn chế tác hại của
bệnh vi khuẩn hại tằm.
- ðề xuất ñược một số giải pháp hợp lý phòng trừ bệnh vi khuẩn
Streptococcus sp. hại tằm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
ðề tài ñược thực hiện sẽ bổ sung một số dẫn liệu khoa học mới về diễn
biến bệnh vi khuẩn hại tằm, những yếu tố ảnh hưởng ñến bệnh vi khuẩn hại
tằm từ ñó góp phần hoàn thiện lý luận khoa học về công tác phòng và chống
bệnh hại trên tằm nói chung và bệnh vi khuẩn hại tằm nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Sự thành công của ñề tài Nghiên cứu bệnh vi khuẩn (Streptococcus sp.)
gây hại trên tằm ña hệ Việt Nam và biện pháp phòng trừ có ý nghĩa rất lớn
góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân sản xuất dâu tằm. Góp phần

phát triển ngành dâu tằm của ñất nước.










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1. Vị trí phân loại của tằm dâu
Trong hệ thống phân loại ñộng vật thì tằm dâu thuộc [7]
Giới ñộng vật: Animal
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp côn trùng: Insecta
Bộ cánh vẩy: Lepidoptera
Bộ ngài phụ: Hetorocera
Họ tằm dâu: Bombycidea
Loại: Bombyx
Loài tằm dâu: Bombyx mori

Trong họ tằm dâu Bombyxcidea có hai loài: Loài Bombyx mori và loài
Bombyx mandarina. Loài Bombyx mori hiện nay bao gồm rất nhiều giống tằm
khác nhau. Các nhà khoa học ñã dựa theo nguồn gốc của giống, màu sắc kén và
hóa tính mà phân chia ra các giống tằm khác nhau. Ở Việt Nam trong sản xuất
người ta thường phân chia ra thành giống tằm ða hệ, giống tằm Lưỡng hệ.
Giống tằm ða hệ có ưu ñiểm là chống chịu tốt với ñiều kiện ngoại cảnh
bất lợi ñặc biệt là ñiều kiện nóng ẩm ở vụ hè nhưng năng suất và phẩm chất tơ
kén thấp, một năm trứng sẽ nở nhiều lần. Giống tằm Lưỡng hệ có năng suất
phẩm chất tơ kén tốt nhưng sức ñề kháng với ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi kém

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

ñặc biệt là ñiều kiện nóng ẩm của vụ hè, một năm trứng chỉ nở 2 lần nếu
không có tác ñộng của con người.
1.1.2. Con tằm và các yểu tố ảnh hưởng ñến bệnh vi khuẩn hại tằm
Tằm dâu (Bombyx mori. L) có nguồn gốc từ loại côn trùng hoang dại
do con người thuần hóa nên nó ñã trở thành loài tằm nhà. Sự hình thành nên
các giống tằm là do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo. Nó là sản phẩm
lao ñộng liên tục lâu dài của con người nhằm ñáp ứng yêu cầu về sản lượng tơ
kén cao, phẩm chất tơ kén tốt.
Tằm ñã ñược con người thuần dưỡng hơn 4000 năm, nó không có khẳ
năng chống chịu mạnh với ñiều kiện tự nhiên như còn hoang dã người ta gọi
là tằm nhà. Tằm nhà rất mẫn cảm với ñiều kiện ngoại cảnh và nuôi dưỡng.
Người nuôi tằm phải nắm vững những nhu cầu hoạt ñộng sinh lý của con tằm.
“tính nết” riêng của từng giống ñể có biện pháp kỹ thuật tác ñộng thích hợp vì
vậy nên ñòi hỏi yêu cầu kỹ thuật phải cao.
Tằm là loại côn trùng rất dễ bị nhiễm bệnh, muốn nuôi tằm ñạt kết quả

tốt, người nuôi tằm phải tiến hành xử lý tiêu ñộc một cách triệt ñể nhằm tiêu
diệt hết các mầm bệnh gây hại cho tằm rồi mới bắt ñầu nuôi. Ở Việt Nam ñặc
biệt là mùa hè thời tiết nóng ẩm kéo dài nên bệnh tằm có nhiều cơ hội ñể phát
sinh, phát triển mạnh. Các bệnh tằm gai, virus, vi khuẩn, nấm, nhặng ký
sinh…ñều xuất hiện trong ñó bệnh vi khuẩn gây thiệt hại khoảng 40 – 50%.
Bệnh vi khuẩn hại tằm phát sinh mạnh trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao, ẩm ñộ
cao trong mùa hè, ñiều kiện vệ sinh sát trùng nhà và dụng cụ kém, ñặc biệt
sau khi tằm ăn phải lá dâu quá già hoặc quá non, vi khuẩn nhiễm qua lá dâu
vào tằm. Bệnh có thể gây chết tằm hàng loạt, thời gian lây bệnh nhanh, trong
ngày có thể bị ñổ hết do tằm nhiễm bệnh toàn bộ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

Bệnh vi khuẩn hại tằm liên quan chặt chẽ ñến các ñiều kiện như: thức
ăn, nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng, không khí, chất lượng trứng giống…trong quá
trình nuôi tằm. Ngày nay khoa học ñã nghiên cứu và có nhiều biện pháp khắc
phục bệnh vi khuẩn hại tằm ñể nuôi tằm ñạt kết quả tốt chủ yếu phụ thuộc vào
các biện pháp phòng chống. Do vậy cần phải dựa vào phương châm phòng
bệnh là chính. ðể làm tốt công việc phòng bệnh cần nắm ñược diễn biến bệnh
và những yếu tố ảnh hưởng ñến bệnh.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất dâu tằm trên thế giới
Trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ dệt lụa là bốn công ñoạn hoàn toàn khác
nhau nhưng lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Tơ tằm ñã tô ñiểm thêm cho vẻ
ñẹp con người và dệt nên những câu ca dao những bài thơ trữ tình tuyệt tác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ñã và ñang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao
ñộng và làm giàu cho rất nhiều ñất nước trên thế giới nhờ những giá trị to lớn

của nó.
Do tính ưu việt của sợi tơ tằm nên nghề trồng dâu nuôi tằm ñược phát
triển ở rất nhiều nước trên thế giới. Theo thông báo của tổ chức FAO [37] trên
thế giới có khoảng 50 nước có nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa.
Trong ñó Trung Quốc sản xuất với khối lượng tơ chiếm trên 60% tổng sản
lượng tơ của thế giới. Sản lượng tơ sống hàng năm trên thế giới không nhỏ
hơn 63.000 tấn. Theo FAO từ nay ñến 2020 nhu cầu về tơ tằm tăng gấp 2-3
lần sản lượng hiện nay và lượng tơ cần khoảng 200.000 tấn tơ/năm. Nhưng
khả năng sản xuất chỉ ñáp ứng 60 – 70 % của nhu cầu. Các nước cần thiết
phải tăng cường hơn nữa trong việc sản xuất tơ tằm.
Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới,
sau ñó dâu tằm mới ñược phát triển và lan rộng ñến các vùng khác trên thế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

giới. Cách ñây 4-5 nghìn năm người Trung Quốc ñã biết nuôi tằm và thuần
hoá giống tằm, cuốn Biên niên sử ñã ñề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu
Vương (2200 trước Công nguyên). Tơ lụa thời ñó ñược dành riêng cho vua
chúa và hàng quí tộc, nó thể hiện sự thuần phục của dân ñối với vua. Bí mật
của ngành dâu tằm tơ ñược người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải gần 1000
năm sau ngành nghề này mới ñược ñể lộ và lan truyền sang các nước lân cận
bằng Con ñường tơ lụa.
Theo một số tài liệu khác cho rằng nghề dâu tằm ñược lan truyền sang
Triều Tiên vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên, sau ñó là Nhật Bản thế
kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Ấn ðộ giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu ñược trồng phát triển ở Ấn
ðộ thông qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề

trồng dâu, nuôi tằm bắt ñầu ở vùng châu thổ sông Hằng. Theo các nhà lịch sử
Ấn ðộ, nơi nuôi tằm ñầu tiên ở ñây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người
Anh ñến Ấn ðộ, do buôn bán tơ lụa mà nghề dâu tằm ñược phát triển và lan
rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu, Kashmir.
Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn ðộ nên cũng là một trong
những nơi sớm có nghề dâu tằm.
Vào thế kỷ 4, nghề dâu tằm ñược thiết lập ở Ấn ðộ như là trung tâm
của châu Á và tơ lụa ñược xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng ñến thế kỷ 6 người
Roma ñã học ñược kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ ñã ñược sản xuất ở châu Âu,
người Roma ñã hoàn toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu
tằm ñược phát triển tới Hy Lạp, Áo và Pháp.
Ở Áo, dâu tằm ñược phát triển mạnh vào thế kỷ 9-11, ở Pháp trồng dâu
nuôi tằm ñược bắt ñầu từ năm 1340. Ngành dâu tằm của Pháp ñược thành lập
vào cuối thế kỷ 17 và phát triển tới giữa thế kỷ 18. Trong thế kỷ 19, dâu tằm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

Pháp bị dịch tằm gai (Nosema) và bệnh ñã lan truyền sang châu Âu và Trung
ðông. Do ñó ngành dâu tằm ñã bị khủng hoảng do bệnh dịch này. Năm 1870
Louis Pasteur ñã phát hiện ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông ñã
ñưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do vậy mà ngành dâu tằm ñã thoát khỏi
khủng hoảng và nay ñược tiếp tục ñược mở rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế
ñem lại nên ngành dâu tằm tơ ñược nhiều nước quan tâm.
Theo bút sách của Nhật Bản ghi lại năm 139 sau công nguyên giống
tằm Trung Quốc ñã nhập vào Nhật Bản, do ñiều kiện tự nhiên và phong tục
tập quán của dân tộc mà nghề sản xuất Dâu tằm ñã phát triển mở rộng ở nhiều
vùng trong nước Nhật và trở thành nghề sản xuất truyền thống. Từ năm 1868

– 1937 Nhật Bản có tổng sản lượng tơ ñứng ñầu thế giới. Tổng giá trị xuất
nhập khẩu tơ tằm chiếm 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Nhật Bản [30].
Nhưng sau năm 1970 ngành công nghiệp ở Nhật phát triển mạnh mẽ thì
ngành sản xuất Dâu tằm ở Nhật dần bị thu hẹp lại do thiếu ñất và người lao
ñộng [39]. Theo kết quả ñiều tra năm 1982 Nhật Bản có 1.388.000 hộ nuôi
tằm chỉ bằng 35% ở năm 1970, diện tích dâu có 113.000 ha và bằng 71% của
năm 1970 [30].
Tuy quy mô và sản lượng dâu tằm giảm ñi rất nhiều nhưng nhu cầu tiêu
thụ tơ tằm của Nhật Bản không ngừng tăng lên. Bình quân 1 người dân Nhật
Bản trong một năm tiêu thụ 239 gam tơ cao gấp 17 lần so với lượng tiêu thụ
bình quân ñầu người trên thế giới [38]. Hàng năm Nhật Bản có nhu cầu tiêu
thụ tơ sống là 26.400 tấn bằng 51.6% tổng lượng tiêu thụ tơ trên thế giới. ðể
ổn ñịnh và phát triển Dâu tằm, hàng năm Chính phủ Nhật bản cung cấp thêm
nguồn kinh phí cho sản xuất, như năm 1982 là 4.700.000.000 ñồng Yên. Từ
thế kỷ 20 trở lại ñây lĩnh vực khoa học và kỹ thuật Dâu tằm của Nhật không
ngừng phát triển, nhiều chỉ tiêu sản xuất ñã ñược nâng cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

Trung Quốc là quốc gia dẫn ñầu về sản xuất tơ trên thế giới. Trung
Quốc chiếm tới gần 82% tổng sản lượng tơ toàn cầu. Năm 2004 nhập khẩu tơ
các loại của Trung Quốc ñạt trên 15 triệu USD ñứng thứ năm trên thế giới
nhưng quốc gia này xuất khẩu tới trên 236 triệu USD. Trung Quốc có 25 tỉnh
thì có 22 tỉnh có nghề trồng dâu nuôi tằm và thu hút trên 20 triệu hộ gia ñình
tham gia sản xuất dâu tằm và nữa triệu người làm việc ở 600 nhà máy chế
biến kén tằm và dệt lụa [36].
Bảng 1.1. Sản lượng tơ trên thế giới trong 50 năm qua

ðơn vị: tấn tơ
Năm
Nước
1938 1970 1978 1983 1986 1989
Trung Quốc 4.855

11.124

19.000

28.140

35.700

40.700

Nhật Bản 43.150

20.515

15.960

12.456

8.240

6.078

Ấn ðộ 690


2.250

3.475

5.691

8.277

10.000

Liên Xô 1.900

2.940

3.240

3.660

4.000

4.000

Brazin 35

259

1.250

1.362


1.780

1.900

Hàn Quốc 1.825

2.846

4.235

1.944

1.650

1.200

Nước khác 4.045

1.381

2.200

2.738

2.785

3.100

Nguồn tài liệu [36]
Ấn ðộ là quốc gia sản xuất tơ thô ñứng thứ hai thế giới với 13% tổng

sản lượng nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu lớn nhất mặt hàng tơ các loại.
Giá trị nhập khẩu năm 2004 ñạt gần 136 triệu USD trong khi giá trị suất khẩu
của quốc gia này ñứng thứ bảy với hơn 2,2 triệu USD. ðây là nước duy nhất
có ñủ cả 3 loại tơ tằm tự nhiên là tơ tằm dâu (Silk of Bombyx mori), tơ tằm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12

thầu dầu (Silk of eri silkworm), tơ tằm tạc (Sink of tussah silkworm), trong ñó
90% các sản phẩm tơ tằm này ñược tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội ñịa.[11].
Các quốc gia như Hàn Quốc, Rumani, ðức, Pháp, Bangladesk, Thổ Nhĩ
Kỳ và Thái Lan cũng là những quốc gia nhập khẩu tơ lớn. Tổng giá trị nhập
khẩu của các nước này năm 2004 ñạt gần 65 triệu USD [14].
Bảng 1.2. Sản lượng tơ thế giới từ năm 1995 – 2004
Năm

Nước
1995 1997 1999 2001 2004
Trung Quốc 67.113

60.300

56.959

64.567

102.560


Nhật Bản 3.240

1.920

650

431

287

Uzbekistan 1.320

2.000

923

1.260

950

Ấn ðộ 13.909

15.236

15.214

17.351

16.500


Hàn Quốc 946

272

200

157

150

Brazin 2.468

2.120

1.554

1.485

1.512

Thái Lan 1.313

1.039

1.000

1.510

1.420


Việt Nam 2.100

1.000

780

2.035

750

Nước khác 2.967

2.117

1.952

1.692

1.500

Tổng số 95.376

86.004

84.403

90.488

125.629


Nguồn tài liệu [19]
1.2.2.Tình hình nghiên cứu về bệnh tằm trên thế giới
 Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia ñầu tiên trên thế giới biết nuôi tằm ươm tơ dệt
lụa. Hơn 3000 năm trước người Trung Quốc ñã biết nuôi tằm dệt ra những

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

tấm lụa có hoa văn ñẹp. Tơ lụa của Trung Quốc cũng sớm ñược buôn bán với
các nước trên thế giới, từ ñó con ñường tơ lụa ñầu tiên ñược hình thành dài
7000 km kéo dài từ Trường An Thủ ñô Tây Chu qua 3 nước cộng hòa Liên
Xô cũ ñến bờ ðịa Trung Hải theo ñường biển. Việc hình thành con ñường tơ
lụa ñẫ làm cho một số nước Châu Âu phát triển. Ở các quốc gia sản xuất tằm
tơ phát triển các tài liệu cổ, các di chỉ khảo cổ ñã chứng minh phần nào kinh
nghiệm, trình ñộ sản xuất tơ tằm thời bấy giờ. ðặc biệt từ thuở xa xưa ấy con
người ñã biết phòng chống lại các dịch hại, thiên ñịch ñối với tằm dâu.
Tại Trung Quốc, thời ðông Hán thế kỷ thứ II và thứ III sau công
nguyên, trong một cuốn sách ñể lại của mình, tác giả Thôi Thực viết: “Tết
thanh minh ñến, người phụ nữ nuôi tằm phải quét dọn trong ngoài phòng tằm,
lấp kín hang hố, trát kín vách nhà cửa, lau chùi lại dụng cụ nuôi tằm”. ðiều
muốn nói ở ñây là ngay thời bấy giờ, con người ñã biết chọn thời vụ nuôi tằm
thích hợp là tết Thanh minh, vệ sinh môi trường ñể phòng tránh kẻ thù [22].
Năm 1260 hai tác giả Tư Nông và Nguyên Triều ñã soạn thảo cuốn:
“Nông tang tập yếu” trong ñó hai ông ñã mô tả nhiều triệu trứng tằm bệnh và
một số kinh nghiệm phòng tránh
Vào những năm 1940 ðương Bang Kiệt , sau nhiều năm nghiên cứu về
bệnh gai, ông ñề nghị nên xử lý trứng ở nhiệt ñộ 124

0
F – 134
0
F trong thời
gian 10 – 15 giây có tác dụng phòng bệnh tốt. Trần ðình Tâm ñề nghị xử lý
nhiệt ñộ cao, thời gian kéo dài cũng không phát sinh bệnh gai.
Năm 1952, Viện khoa học Nông nghiệp Trung Quốc ñã ñưa nội dung
nghiên cứu về virus gây bệnh bỏng tằm vào chương trình của Viện. ðến 1960
kết quả này ñã ñược công bố tại hội nghị họp ở Bắc Kinh. Theo kết quả này
thì thể ña giác gây bệnh bỏng là sản phẩm trao ñổi chất của tế bào ký chủ khi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14

có virus ký sinh. Thể ña giác không phải là virus mà phân tử virus chứa trong
ña giác thể.
Năm 1971 – 1973 Trung Quốc ñã ứng dụng thành công năng lượng
nguyên tử nơtơron xử lý trứng tằm. Một loạt các chất 734 – II, 738, 838.
II…ñược tổng hợp thành công năm 1985 – 1987 ñã góp phần ngăn chặn có
hiệu quả bệnh mềm chết thối do virus ña diện gây nên.
 Nhật Bản
Nhật Bản cũng là một nước dâu tằm phát triển. Từ năm 1881 dến 1883
Chính phủ Nhật ñã ñưa chương trình giảng dạy tơ tằm vào các trường Cao
ñẳng nông nghiệp, trung học phổ thông. Ngay sau ñó ít lâu, Chính phủ Nhật
cho thành lập một cơ sở chuyên nghiên cứu về các nguyên nhân gây bệnh
tằm. Vào những năm 1984 – 1889 khi ñiều tra về thành phần côn trùng ký
sinh tằm các tác giả ñã phát hiện ra loài ruồi, ñẻ trứng lên lá dâu rồi theo thức
ăn vào cơ quan tiêu hóa tằm ñể gây hại. Tại Viện nghiên cứu dâu tằm Kyoto

năm 1937 một loạt công trình nghiên cứu về các loại vi khuẩn ký sinh trong
ống tiêu hóa tằm ñược công bố.
Năm 1955 Bác sĩ Yamafuzi ñã công bố công trình nghiên cứu về bệnh
bủng chết thối ở tằm. Theo ông kết quả sự chuyển dời axit Ribonucleic
(ARN) sang axit Deroxy ribonucleic (AND) trong tế bào dưới tác ñộng của
nhiệt ñộ thay ñổi ñột ngột không khí không lưu thông, hay ngộ ñộc Formaline
qua ñương tiêu hóa là nguyên nhân gây nên bệnh.
Tháng 4 năm 1973 một tạp chí Dâu tằm Nhật bản ñã công bố phát hiện
ra bào tử Nosema. Theo thông báo Nhật Bản là nước ñầu tiên phát hiện ra bào
tử Nosema mới có chiều dài 3,8 – 0,52 m trong lúc ñó chiều dài bào tử cũ 3,7
m – 0,48 m. Tỷ lệ chiều dài – chiều rộng của bào tử mới là 2,1 trong khi ñó
bào tử cũ có 1,8 lần.

×