Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quá trình thành lập liên bang australia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.42 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Australia là một quốc gia đảo nằm ở phía Nam châu Á. Với diện tích rộng
7.682.300 km
2
Australia là một trong 6 nước lớn nhất thế giới: sau Nga, Canada,
Trung Quốc, Mỹ, Brasil. Austalia là một trong những vùng đất lâu đời nhất, có lịch
sử địa chất Tây Âuới 3.500 triệu năm. Con người có mặt Tây Âuại đây cũng khá
sớm theo các nhà khảo cổ học thì con người xuất hiện ở đây trên dưới 50.000 năm.
Song lịch sử quốc gia Australia lại bắt đầu rất muộn. Từ thế kỷ 16 – 17 Châu Âu
đã và đang trên con đường phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, Khi nhu cầu thị
trường và nguyên liệu ngày càng thôi thúc thì sự can đảm đã đồng hành với những
cuộc phiêu lưu dài ngày trên biển để tìm ra những vùng đất hứa mà người ta gọi đó
là những cuộc phát kiến địa lý. Australia được biết đến trong một hoàn cảnh như
vậy. Những người Châu Âu đã tới đây thích thú và bị cuốn hút bởi vùng đất xinh
đẹp với thiên nhiên đa dạng và phong phú, khí hậu tuyệt vời. Và chính họ là những
người đầu tiên đánh thức lục địa này dậy sau một giấc ngủ dài, đồng thời mở ra
một trang sử mới cho quá trình di cư và định cư sau đó.
Trong hành phần những người đến định cư thời kỳ đầu đa số là những người
tù khổ sai chịu án đày li biệt, họ được đưa sang Australia khi các thuộc địa của
Anh ở Bắc Mỹ vừa giành được độc lập.
Sự quyến rũ của mảnh đất này đã níu giữ bước chân những người tù khổ sai
đồng thời là những lời mời gọi hấp dẫn cho những người tự do từ khắp nơi ở Châu
Âu đến đây.
Dòng người di dân từ Anh sang cùng con cái các thế hệ di dân trước đã làm
cho dân số Australia ngày một đông đúc. Đến giữa thế kỷ 19 đã hinhg thành các
thuộc địa của Anh tại Australia. Trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của các thuộc
địa, ngày 1 tháng 1 năm 1901 Liên bang Australia được thành lập bao gồm 6 bang:
New South Wales, Victorya, Southern Australia, Western Australia và Tasmania
cùng với hai lãnh thổ là vùng lãnh thổ thủ đô (Australia Capital Territory (ACT))
và vùng lãnh thổ phía bắc – Northern Territory.
Qúa trình thành lập Liên bang Australia là một quá trình lâu dài và phức tạp


do đó tìm hiểu về sự ra đời của Liên bang Australia có ý nghĩa thực tiễn cũng như
khoa học cao. Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “Qúa trình thành lập Liên bang
Australia” làm bài tiểu luận cho môn học của mình.
2
NỘI DUNG
1. Ý tưởng thành lập Liên bang
Từ giữa thế kỷ XIX đã xuất hiện ý tưởng thành lập Liên bang Australia, xuất
hiện ở cả Anh và Australia . Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là Bộ trưởng bộ
thuộc địa Anh lúc bấy giờ là Grey với mục đích tạo sự thuận lợi cho sự phát triển
của châu lục. Năm 1850, ông đệ trình ý tưởng của mình tại Quốc hội, tuy nhiên ý
tưởng của ông đã không trở thành hiện thực bởi vì xu hướng thống nhất lúc này
chưa xuất hiện đồng đều ở các thuộc địa. Nếu như New South Wales mong muốn
thống nhất thì các thuộc địa khác lại muốn tồn tại một cách riêng biệt. Nên việc sáp
nhập các thuộc địa chưa được đưa ra bàn luận.
Giữa thế kỷ XIX, các thuộc địa phát triển nhanh chóng nhưng lại không có
nhu cầu kết hợp, liên kết với nhau giữa các thuộc địa vì sự phát triển kinh tế của
các thuộc địa đều phục vụ cho xuất khẩu và mỗi nơi có một thế mạnh riêng biệt.
Do đó nhu cầu liên kết chưa trở nên bức thiết.
Thêm vào đó, về vấn đề quân sự đến lúc này hải quân Anh vẫn đang còn
mạnh, và người Australia cho rằng họ vẫn có thể được che chở, bảo vệ bởi Anh, vì
vậy các thuộc địa cũng không cần phải hợp sức về quốc phòng với nhau.
Đến những năm 1880 và 1890, những tổ chức như “ Hiệp hội người
Australia bản xứ” đã đóng vai trò là những nhóm có ảnh hưởng lớn trong cuộc vận
động thành lập Liên bang. Việc tổ chức hàng trăm cuộc mít tinh, viết báo và tranh
luận về một nước Australia thống nhất mà trong đó người da đen và người châu Á
3
sẽ bị loại trừ đã gây được tiếng vang và có tác động mạnh mẽ đến quan điểm
chung của các thành viên trong Nghị viện.
Ý tưởng thành lập Liên bang cũng được bắt nguồn từ một vài nhóm có ảnh
hưởng nhỏ như “Liên minh Liên bang Đế chế” là nhóm tin rằng Australia không

những nên trở thành một Liên bang mà còn phải tiếp tục chịu ảnh hưởng và sự cai
trị của Anh. Họ tin rằng đây là vấn đề quan trọng trong lợi ích chung của Australia
và Anh về quốc phòng và kinh tế.
Một số nhà chính trị và là những nhà lãnh đạo các bang cũng là những người
đã ủng hộ mạnh mẽ các cuộc tranh luận và các hội nghijveef việc thành lập Liên
bang trong suốt những năm 1890.
Như vậy ta có thể thấy rằng, đến những năm 50 của thế kỷ XIX ý tưởng
thành lập Liên bang Australia đã xuất hiện nhưng tiền đề của sự hình thành này
vẫn chưa xuất hiện mà phải đợi đến cuối thế kỷ XIX tình hình có nhiều thay đổi,
tiền đề xuất hiện, Liên bang Australia mới được thành lập.
2. Tiền đề của sự ra đời Liên bang Australia
2.1. Tiền đề kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Việc phát hiện ra vàng năm 1850 đã thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền
kinh tế và gia tăng sự giàu có cho các thuộc địa. Sản lượng đàn cừu tăng nhanh đòi
hỏi về đồng cỏ ngày càng lớn và điều đó đã dẫn đến sự phát triển ngày càng sau
vào nội địa. Tuy nhiên, càng đi sâu vào nội địa thì càng xít lại lần gơn với các
thuộc địa khác.
4
Sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp đã đòi
hỏi ngày càng nhiêu nhân công lao động và nguồn nhân công trong thuộc địa
không đủ để cung cấp do đó đã thu hút nhân công từ các thuộc địa này sang các
thuộc địa khác làn ăn. Trong quá trình di chuyển như vậy, do mỗi thuộc địa có
những quy định về người nhập cư khác nhau nên khó kiểm soát do đó các thuộc
địa cần liên kết với nhau trong việc quản lý cũng như cùng nhau đưa ra những quy
định về người nhập cư để bảo vệ lợi ích của thuộc địa mình.
Khi kinh tế phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Anh giảm mạnh do
mỗi thuộc địa đều có thể cung cấp được những nhu cầu cần thiết cho thuộc địa
mình, cũng như sử dụng sản phảm buôn bán nội địa với nhau. Do vậy, với hệ thống
đường sát không đồng bộ giữa các thuộc địa đã gây cho sự khó khăn cho việc đi lại

của người dân cũng như gây trở ngại lớn đến việc giao thương buôn bán giữa các
thuộc địa với nhau.
Nhiều người cho rằng những hạn chế về buôn bán và trở ngại về thuế quan
giữa các thuộc địa đang làm suy yếu nền kinh tế thương mại Australia. Tuy nhiên
việc mở rộng thương mại và buôn bán tự do ở Australia đã có nhiều thuận lợi.
Thêm vào đó, trong suốt những năm 1890, Australia phải đương đầu với cuộc
khủng hoảng và nguồn đầu tư của Anh vào Australia ngày một suy giảm. Người ta
cũng cho rằng, nếu so với Liên bang hợp nhất thì các thuộc địa riêng lẽ không đủ
khả năng để đương đầu với những trở ngại lớn của nền kinh tế hoặc không đủ sức
thu hút nguồn vốn đầu tư của Anh.
Về xã hội
Dân cư ở các thuộc địa phần lớn đều có những đặc điểm chung: phần đông
xuất thân là người Anh, đều nói một ngôn ngữ chung là tiếng Anh, có phong tục
5
tập quán, quan điểm, luật pháp, đời sống hàng ngày ở nông thôn hay thành thị, nền
kinh tế cũng như nhiều yếu tố khác đều giống với người Anh. Nên việc thống nhất
gần như là điều bắt buộc.
Dần dần người Australia có những suy nghĩ về mình với tư cách là người
Australia hơn là cư dân hơn là cư dân của một thuộc địa đặc biêt. Phần đông các
dân cư sống ở Australia là những người sinh ra tại Australia, vì vậy ý thức trung
thành với đất nước của họ nghiêng về Australia nhiều hơn là nước Anh.
Một lý do chính yếu của những người theo chủ nghĩa dân tộc khi cho rằng
nên duy trì một nước Australia thuần chủng da trắng vì lẽ họ cho rằng nó thích hợp
hơn cho dòng dõi Anh quốc, bởi đa số họ đều có nguồn gốc từ Anh. Họ cho rằng
chỉ có như vậy mới có thể bảo tồn được sức mạnh, nền độc lập và nền văn hóa đặc
trưng của mình.
Chính ý thức dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ như vậy nên chính sách “vì Australia
da trắng” đã được dưa ra. Thực chất của chính sách này là sự kỳ thị những người
da màu. Sự kỳ thị đầu tiên xuất hiện vào giai đoạn 1850 – 1860, đó là việc những
người Vitoria và những người sống ở các khu đào vàng New South Wales phản đối

dữ dội sự hiện diện của những người Trung Quốc ở Australia. Những công dân mỏ
người da trắng coi người Trung Quốc như là một hiểm họa về kinh tế và hơn nữa,
còn cho rằng người Trung Quốc là những kẻ vô đạo, bệnh hoạn và đe dọa sự thuần
khiết về nòi giống của họ. Những công nhân mỏ người Trung Quốc bị tấn công, bị
sát hại một cách dã man và bị đuổi ra khỏi các khu đào vàng.
Nhiều cuộc xo xát khác giữa những công nhân mỏ da trắng và công nhân
người Trung Quốc đã xảy ra ở khu đào vàng Palmer thuộc Qeensland vào năm
1877, ở đó đã có đến 17.000 công nhân Trung Quốc và 14.000 công nhân châu Âu.
6
Các thuộc địa này đã buộc đưa ra những đạo luật hạn chế việc nhập cư của người
Trung Quốc.
Sau cơn sốt vàng, người Trung Quốc còn thâm nhập vào nhiều ngành nghề
khác như nghề trồng rau, sản xuất vật dụng gia đình, nhiều người còn đến sống ở
các thành phố. Vào những năm 1880 ở Australia đã có đến 50.000 người Trung
Quốc và 2,5 triệu người Châu Âu . Sự kích động chống người Trung Quốc vẫn tiếp
diễn, lúc này các công nhân Châu Âu sợ rằng người Trung Quốc sẽ cạnh tranh với
họ trong các ngành công nghiệp.
Trong một cuộc đình công của thủy thủ vào năm 1878, các thủy thủ người
Châu Âu từ chối làm việc vì hải quân Australia đã thuê thủy thủ Trung Quốc với
giá 2 bảng 15 shilling/tháng, trong khi đó mức giá thống nhất là 6 bảng 8
shilling/tháng. Năm 1888, một chiếc tàu mang tên Afghan với 268 người Trung
Quốc đã không được phép cập cảng Sydney.
Vào những năm 1880 – 1890, nhiều cuộc hội nghị của nghiệp đoàn thương
mại liên thuộc địa đã lên án việc sử dụng lao động Trung Quốc với giá rẻ mạt và
lên tiếng yêu cầu chính phủ Australia ban hành luật để chống lại việc nhập cư của
Trung Quốc. Đạo luật nhà máy và cửa hiệu của bang Victoria năm 1896 quy định
rằng: tất cả các hàng gia dụng do người Trung Quốc làm ra phải dán nhãn hiệu “lao
động Trung Quốc làm”. Vào những năm 1890, các Đảng lao động mới lúc bấy giờ
cũng bắt đầu bày tỏ quan điểm ủng hộ các nghiệp đoàn.
Không riêng gì người Trung Quốc mà người Nhật Bản và cả những người

dân da màu khác cũng bị người Australia bài trừ.
Năm 1890 Hội nghị họp các thuộc địa đưa ra những chính sách hạn chế việc
nhập cư của người Hoa (Anti – Chinese Immigration act). Đưa ra thuế nhập cư đối
7
với người Trung Quốc trong khi người Châu Âu không phải nộp thuế nhập cư và
người Anh, Ailen thì lại được hỗ trợ nhập cư.
Mặc dù có chính sách kỳ thị đối với người Hoa ở các thuộc địa nhưng
ngươig Hoa vẫn lan tràn do đó đòi hỏi phải có một chính sách thống nhất giữa các
thuộc địa.
Mặc dù các thuộc địa Australia có chính sách kỳ thị người da màu nhưng
chính phủ Anh không cho phép và thoạt đầu không thừa nhận chính sách này, chỉ
mãi đến năm 1880 mới chấp nhận chính sách đó. Tuy nhiên lại vấp phải sự phản
đối của chính phủ Trung Quốc. Trước tình hình đó chính phủ Anh yêu cầu các
thuộc địa ngừng nhập cư đối với tất cả các nước.
Với giải pháp trên của chính phủ Anh, các thuộc địa phản đối đồng thời
tuyên bố ngược lại với yêu cầu của Anh đó là khuyến khích nhập cư Châu Âu và
hạn chế nhập cư châu Á. Đây là lập trường nhất quán giữa các thuộc địa.
Trong khi các thuộc địa thực hiện chính sách kỳ thị chủng tộc đối với người
da màu thì Anh ký với Nhật Hiệp định thương mại cho phép công dân của hai nước
được hoạt động tư do trên lãnh thổ hai nước và đạo luật này được gửi đến tất cả
các thuộc địa của Anh. Các thuộc địa Australia đã không chấp nhận đạo luật này.
Chính sự mâu thuẫn giữa Anh và các thuộc địa ở Australia là yếu tố dẫn đến
sự mong muốn tách ra khỏi hệ thống thuộc địa của Anh và thành lập một nhà nước
Liên bang độc lập ở Australia.
2.2. Tiền đề về quốc phòng
Nếu như vào giữa thế kỷ XIX, lực lượng hải quân Anh vẫn còn mạnh ở cả
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Australia không phải cần phải có quân đội
8
hay lực lượng quốc phòng riêng của mình vì đã có quân đội của Anh bảo vệ, thì
đến cuối thế kỷ XIX tình hình đã có nhiều thay đổi.

Lúc này các nước đế quốc khác như Pháp, Đức, Mỹ bắt đầu vươn lên khẳng
định quền lực của mình trên biển. Ở Đại Tây Dương, ngoài Pháp, Đức đã phát
triển mạnh và trở thành đối trọng của Anh ở Châu Âu, tại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, Pháp cũng đã phát triển mạnh lên, đã xâm chiếm Đông Dương và
một số khu vực Đông Nam Á, lại còn có tham vọng xam chiếm nhiều vùng đất
khác đe dọa đến hệ thống thuộc địa của Anh ở đây.
Tuy nhiên đối với Anh, Thái Bình Dương không phải là vị trí quan trọng
nhất, mà vị trí quan trọng nhất đối với Anh lúc này là Đại Tây Dương. Chính vì
vậy trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
có nguy cơ nổ ra, Chính phủ Anh đã yêu cầu Australia phải xây dựng lực lượng hải
quân riêng để tự bảo vệ cho đất nước mình. Và Australia cũng hiểu rằng, không thể
trông chờ vào sự bảo vệ của Anh, và họ cũng có những tham vọng xâm chiếm một
số đất đai và thuộc địa ở Thái Bình Dương.
Năm 1870 Hải quân Anh rút khỏi Australia
Năm 1887 Hội nghị liên lục địa đưa ra quyết định phải xây dựng một lực
lượng quốc phòng để bảo vệ đất nước. Tuy nhiên không thể từng thuộc địa riêng lẻ
lại có thể xây dựng được một lực lượng hải quân mạnh do đó cần phải liên kết các
thuộc địa lại với nhau.
Như vậy, quốc phòng không chỉ là yếu tố thúc đẩy mà còn là yếu tố trực tiếp
dẫn đến sự ra đời của Liên bang Australia vào năm 1901.
3. Sự thành lập Liêng bang Australia
9
Cuối thể kỷ XIX việc thành lập Liên bang đã trở thành yêu cầu bức thiết.
Năm 1883, Hội nghị thành lập Liên bang đã đưa ra nghị luật: Hội đồng luật
pháp và sau một số cuộc vận động, Hội đồng Liên bang được thành lập, mỗi thuộc
địa củ hai người tham gia. Đến năm 1885 Hội đồng vẫn được thực hiện nhưng hoạt
động không thành công do đó năm 1889 đề nghị thành lập chính phủ Liên bang,
nghị viện Liên bang của New South Wales và Victoria.
Khi tình hình thế giới có những biến động ngày một xấu đi, Chính phủ Anh
đề xuất việc phòng thủ chung trên toàn lãnh thổ Australia do đó tất cả các lực

lượng vũ trang ở đây đã được thống nhất nhưng Anh không đứng ra để quản lý lực
lượng quân đội chung đó. Vì vậy nhu cầu hợp nhất trở nên bức thiết hơn bao giờ
hết.
1889, các thuộc địa tiến hành trưng cầu dân ý, thông qua hiến pháp Liên
bang, kết quả là các thuộc địa đều đồng ý trừ West Australia. Sau đó đệ trình dự
thảo Hiến pháp này đến Anh, Bộ trưởng bộ thuộc địa Anh lúc này là Chamberlain
phản đối nhưng dự thảo Hiến pháp đã được Chính phủ Anh thông qua.
Vào 1901 chính thức thành lập Liên bang Australia nhưng vẫn nằm trong
khối Liên hiệp Anh.
Về thể chế chính trị. Australia ngày nay là nhà nước Liên bang thuộc thể chế
quân chủ đại nghị, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, thay mặt nứ hoàng là toàn
quyền do nứ hoàng chỉ định. Cơ quan quyền lực cao nhất là nghị viện lưỡng viện
gồm Hạ viện (The House of Representative) bao gồm những người đã ra ứng cử
trong cuộc bỏ phiếu của toàn bộ cử tri Australia . Đảng nào chiếm đa số ghế trong
Hạ viện thì sẽ được thành lập chính phủ. Thượng viện (The senate) bao gồm mỗi
bang 6 thượng nghị sĩ đại diện. Vì vậy mà tất cả các bang đều có số đại diện bằng
10
nhau. Trên nguyên tắc, Hạ nghị viện sẽ đề xuất các dự luật và đệ trình lên Thượng
nghị viện để chờ phê duyệt. Nếu Thượng nghị viện phê chuẩn thì dự luật sẽ được
coi là luật, một đạo luật của nghị viện. Mặc dù Thượng nghị viện được coi là nơi
đại diện cho quyền lợi của các bang, thế nhưng việc bầu chon các đại biểu vào
Thượng viện thường là do sự tín nhiệm của các chính đảng. Do đó một chính phủ
mà không có được đa số thượng nghị sĩ đồng tình với một chính sách nào đó thì sẽ
gặp khó khăn trong việc thuyết phục Thượng nghị viện thông qua các dự luật.
Australia có nhiều đảng phái khác nhau nhưng chủ yếu là Đảng Lao động và
Đảng Tự do liên minh với một số đảng phái khác như Đảng dân tộc.
Công đảng xuất hiện sớm, chỗ dựa là tầng lớp lao động nghèo, sau này phát
triển ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu và trí thức.
Đảng Tự do thường liên minh với Đảng Dân tộc, Đảng Nông thôn, chỗ dựa
là tầng lớp trung lưu thành thị.

Đứng đầu các tiểu bang là toàn quyền các tiểu bang.
Hoạt động đối nội thuộc quyền của Liên bang, còn đối ngoại vẫn phụ thuộc
vào nước Anh.
11
KẾT LUẬN
Australia được coi là một dân tộc mới. trong quá trình thành lập quốc gia
của mình người Australia đã phải trải qua nhiều giai đoạn khá phức tạp của những
biến động trên thế giới.
Là thuộc địa của Anh, nhưng người Australia vẫn luôn tự hào mình thuộc
dòng dõi Anh quốc. Chính vì vậy chủ nghĩa dân tộc ở Australia đã trỗi dậy hết sứ
mạnh mẽ và đã trở thành một động lực thúc đẩy sự ra đời của nhà nước Liên bang
Australia.
Quá trình thành lập nhà nước Liêng bang Australia được thực hiện chủ yếu
vào thế kỷ XIX nhưng chia làm hai giai đoạn
Giai đoạn đầu thế kỷ, việc thành lập nhà nước Liên bang đã được đưa ra bàn
luận với nhiều ý tưởng khác nhau, tuy nhiên trong giai đoạn này tình hình chưa có
nhiều biến đọng cả ở trong nước và ngoài nước, đồng thời lúc này các thuộc địa
vẫn chưa có nhu cầu kết hợp, liên kết với nhau. Chính vì thế mà nhà nước Liên
bang chưa được thành lập, mọi hoạt động kêu gọi thành lập nhà nước Liên bang
vẫn đang dang giở chưa trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn hai, vào nửa cuối của thế kỷ XIX, thế giới
đã có những thay đổi nhanh chóng, sự phát triển của các các cường quốc mới nổi,
sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Pháp… đã đe dọa đến an ninh và quyền lợi
của Anh. Ở trong nước tình hình kinh tế phát triển nhanh chóng, ý thức dân tộc
ngày càng mạnh mẽ dẫn đến sự kỳ thị đối với các dân tộc khác, đồng thời nhu ầu
cấp bách phải tự bảo vệ đất nước mình trước sự đe dọa của các cướng quốc khác…
đó là những tiền đề trực tiếp dẫn đến sự ra đời của Liên bang Australia.
12
Với những điều kiện trong nước và ngoài nước hết sức thuận lợi như vậy,
vào tháng 1 năm 1901 Liên bang Australia đã chính thức ra đời, các thuộc địa

trước đây đã trở thành các tiểu bang của nhà nước Liên bang mới.
Với sự ra đời của Liên bang Australia, đất nước Australia đã tập hợp được
những điều kiện thuận lợi trong nước và ngoài nước đồng thời giải quyết được
những khó khăn lúc bấy giờ, đưa đất nước ngày càng phát triển.


13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Garry Disher, (1999), Australia xưa và nay, NXB TP. Hồ Chí Minh
2. Đỗ Thị Hạnh, (1999), “Tìm hiểu về một nhân tố đưa đến sự hình thành
Liên bang Úc”, Đông Nam Á, (số 4), tr 69 – 74
3. Trịnh Huy Hóa (biên dịch), (2002), Australia đối thoại với các nền văn
hóa, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh
4. Vú Tuyết Loan, (1998), Ôxtrâylia ngày nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội
14

×