Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tư tưởng Hồ Chí MInh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.92 KB, 6 trang )

I/ Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về đoàn kết dân tộc.
1.1/ Chủ nghĩa Mác.
1.1.1/ Vai trò của quần chúng nhân dân.
Trong học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội C.Mác đã chứng minh phương
thức sản xuất là nhân tố quyết định sự tồn tại của xã hội. Phương thức sản
xuất gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong đó lực lượng sản xuất
quyết định quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất gồm lực lượng lao động,
công cụ và thiết bị lao động. Trong lao động làm thuê và tư bản C.Mác
viết" trong sản xuất người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên, người ta không
thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau.Muốn sản xuất được ,người ta
phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau "Trong quá trình
sản xuất của cải vật chất con người ngày càng hiểu rõ về thế giới tự nhiên,
tích lũy kinh nghiệm, thói quen làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát
triển. Lịch sử của xã hội loài người trước hết là lịch sử của sản xuất,lịch sử
của sự thay đổi các phương thức sản xuất khác nhau qua các thời đại, lịch sử
của quần chúng nhân dân.Vai trò của quần chúng nhân dân trong sản xuất
ngày càng được nâng cao theo sự phát triển của xã hội.Ngoài ra quần chúng
nhân dân còn là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng và là lực lượng
sáng tạo nên những giá trị tinh thần của xã hội.
1.1.2/ Vấn đề đoàn kết dân tộc của chủ nghĩa Mác.
Một quốc gia ,dân tộc được xây dựng,hình thành và phát triển dựa trên bốn
nền tảng đó. Bốn nền tảng đó phải được hoàn chỉnh, thống nhất và riêng biệt
giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau thì mới có thể coi đó là một quốc
gia,một dân tộc.
1.2/ Chủ nghĩa Lênin.
1.2.1 /Vấn đề đoàn kết dân tộc của Lê-nin.
Lê-nin tiếp cận vấn đề dân tộc trong giai đoạn chủ nghĩa đế đế quốc. Khẩu
hiệu "vô sản tất cả các nước đoàn kết lại " của C.Mác và Ph.Ăngghen được
đưa ra vào tháng 2/1848 trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.Lê-Nin đã
phát triển khẩu hiệu này thành" Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức,đoàn kết lại".Lê-Nin đã giải thích sự phát triển bổ sung này như sau:


"Đương nhiên ,theo quan điểm trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản thì
điều đó không đúng,nhưng tuyên ngôn của Đảng cộng sản được thảo ra
trong những điều kiện hoàn toàn khác và đứng trên quan điểm chính trị hiện
nay thì khẩu hiệu mới đó là đúng".
II/ Cơ sở tinh thần đoàn kết của người Việt Nam được hình thành trên
3 cơ sở.
2.1.Cơ sở kinh tế.
Kinh tế là một trong những trụ cột quan trọng của một quốc gia bên
cạnh chính trị, văn hóa xã hội.
Nước ta là một nước còn có nền kinh tế kém phát triển, phụ thuộc vào nền
sản xuất nông nghiệp là chính.
2.1.1/ Phương thức sản xuất.
Nước ta có nền sản xuất nông nghiệp lúa nước được hình thành từ lâu
đời, nền sản xuất nông nghiệp lúa nước được hình thành trên cơ sở điều kiện
địa lý, thiên nhiên của nước ta. Việt Nam là một quốc gia có vị trí gần xích
đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa là đặc trưng trên cả nước.Lượng mưa hàng
năm rất lớn, có nhiều sông ngòi, kênh rạch và cũng có rất nhiều thiên tai như
hạn hán, bão, lũ lụt
Phương thức sản xuất ở nước ta là phương thức sản xuất thủ công. Đối với
các hiểm họa của thiên nhiên có sức tàn phá khủng khiếp,rộng lớn, ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của nhân dân, các cá
nhân ,tập thể nhỏ không thể khắc phục ,chống chọi được nên người dân Việt
Nam từ lâu đời đã nương tựa giúp đỡ lẫn nhau vượt qua nhưng khó khăn,
phòng chống thiên tai, dịch bệnh như: đắp đê, ngăn lũ, đào các con kênh ,
mương dẫn nước chống hạn.
2.1.2/ Nền sản xuất "Công Điền".
Các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc canh tác, thu hoạch trên mảnh đất của
mình họ còn phải canh tác trên những thưở ruộng chung gọi là "Công Điền".
Những ruộng công điền là những mảnh đất thuộc sở hữu chung của một
làng, những lợi tức thu được từ những mảnh ruộng này sẽ dành cho những

việc chung của làng như các lễ hội, các việc như tu sửa đền, chùa, miếu
Các cá nhân trong làng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đối với ruộng
công điền này như tuần tra, canh tác, thu hoạch
Ruộng công điền làm cho các cá nhân,hộ gia đình trong làng gắn kết, phối
hợp với nhau sản xuất,ngoài trách nhiệm canh tác trên các mảnh đất riêng,họ
còn có trách nhiệm phải phối hợp tốt để canh tác những công điền này.
2.2/ Cơ sở chính trị.
2.2.1/ Lãnh thổ.
Nước Việt Nam có diện tích trải dài theo hướng Bắc-Nam với chiều dài hơn
1000km. Lãnh thổ nước ta được mở rộng theo năm tháng trong suốt chiều
dài lịch sử . Lãnh thổ Việt Nam với cở sở là đồng bằng châu thổ sông Hồng
rồi dần dần mở rộng xuống phía nam. Quá trình mở rộng này diễn ra mạnh
nhất bắt đầu từ thời vua Lê chúa Trịnh và Kết thúc vào thời kỳ Nhà Nguyễn.
2.2.2/ Chống giặc ngoại xâm.
Dân tộc Việt Nam với 4000 năm lịch sử dựng nước và giữu nước. Nước Việt
Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh và hơn 1000 năm Bắc thuộc.Mặc
dù trước các kẻ thù hùng mạnh về vũ khí,quân số đông nhưng với tinh thần
đoàn kết và chiến lược hợp lý nhân dân ta đã đánh thắng tất cả, bảo vệ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ.Kẻ thù của chúng ta từ giặc phương Bắc đến quân
Xiêm, Chăm pa, Chân lạp ở phương nam đều đã thất bại trước nhân dân Việt
Nam.
Ví dụ chúng ta đã đánh thắng giặc Nguyên Mông hùng mạnh của
Mông Cổ có sức mạnh và đã đánh chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn từ
đông sang tây, từ bắc xuống nam nhưng đã bị chặn đứng trước Đại Việt. Với
vị trí địa lý quan trọng, diện tích trải dài, tiếp giáp với rất nhiều quốc gia như
Trung quốc, Campuchia,Lào và bờ biển dài nên chúng ta là mục tiêu của
nhiều kẻ thù nhưng chúng ta đều dành chiến thắng và đã hình thành nên chủ
nghĩa yêu nước của người Việt Nam.
2.3/ Cơ sở văn hóa- xã hội.
2.3.1/ Bản sắc văn hóa-xã hội.

Nước Việt Nam với 54 dân tộc sống hòa thuận trên một vùng lãnh thổ rộng
lớn và là quốc gia có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên nhiều khía
cạnh.Các dân tộc sống xen kẽ, hòa nhập với nhau rất đoàn kết trong cuộc
sống cũng như trong chiến tranh xây dựng, bảo về đất nước.
Các dân tộc đều có các đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng nhưng có điểm
chung là văn hóa làng xã và văn minh lúa nước. Tổ chức xã hội với các đơn
vị Nhà -Làng-Nước vua thua lệ làng". Ngoài ra còn có tín ngưỡng thờ các vị
thần chung như Vua Hùng với truyền thuyết Lạc Long Quân Trong các lễ
hội,các việc làng ,việc nước như tu sửa chùa triền, miếu mạo, tổ chức các lễ
hội,lễ tế Một cá nhân hay một nhóm nhỏ rất khó có thể hoàn thành tốt mà
phải cần đến nhiều người chung tay góp sức mới có thể thành công được và
một hình ảnh rất đặc trưng trong văn hóa của người Việt Nam là trong bữa
cơm gia đình, mọi người quây quần bên mâm cơm cùng với bát nước chấm
chung chính điều này đã góp phần hình thành nên tư tưởng đoàn kết của
người dân Việt Nam .
2.3.2/ Ngôn Ngữ.
Với việc có một quốc ngữ và đại đa số nhân dân sử dụng nên việc trao
đổi thông tin, truyền đạt tư tưởng,tiếp thu những cái mới sẽ dễ dàng hơn,
hơn nữa việc đại đa số người dân sử dụng một ngôn ngữ chung cũng giúp
cho tinh thần đoàn kết được nâng cao hơn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
III/ Thực tiễn nước ta với phong trào giải phóng dân tộc và truyền
thống đoàn kết.
3.1/.Thực tiễn trong nước.
3.1.1/ Sự chia rẽ của thực dân Pháp.
Thực dân Pháp sau khi đô hộ, đánh chiếm nước ta chúng ta chia nước ta
thành 3 kỳ để dễ dàng cai trị,xóa bỏ, triệt tiêu khối đại đoàn kết của dân tộc
Việt Nam.
Chúng đã chia nước ta thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với những phương
pháp, cách thức cai trị khác nhau như chính sách "lấy người việt trị người

việt". Thực dân Pháp sử dụng các biện pháp như sử dụng bộ máy chính
quyền cũ, vẫn duy trì chế độ phong kiến nhà Nguyễn, vẫn có vua đứng đầu,
và các quan lại Nhưng tất cả thực quyền đều nằm trong tay toàn quyền là
một một người Pháp. Như vậy chúng cố tạo ra bộ mặt giả nhằm che đậy âm
mưu của chúng đó là cướp nước, bóc lột ,vơ vét tài nguyên, sức người, sức
của của nhân dân ta với vỏ bọc là bảo hộ, mở mang dân trí
Thực dân Pháp duy trì phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi
nhuận siêu ngạch, triệt tiêu văn hóa dân tộc, khuyến khích các hoạt động mê
tín dị đoan, đầu độc nhân dân ta bằng thuốc phiện, rượu
3.1.2/ Sự thất bại của các phong trào yêu nước.
Trong giai đoạn này này ở nước ta đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa, các
phong trào yêu nước với nhiều phương thức, nhiều giai cấp khác nhau như:
Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và vị quan Tôn Thất Thuyết
cầm đầu, đây là phong trào theo hệ tư tưởng Phong Kiến.
Phong trào Đông Du của Cụ Phan Bội Châu, Phong trào Duy Tân của
Cụ Phan Châu Trinh, cả hai phong trào này đều theo khuynh hướng tư sản.
Phong trào với lực lượng nòng cốt là nông dân lao động là phong trào
khởi nghĩa Yên Thế của Cụ Hoàng Hoa Thám.
Ngoài ra còn nhiều các phong trào khác nhưng tựu chung lại các phong trào
này đều thất bại với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu đều do các
nguyên nhân sau:
Các phong trào yêu nước, khởi nghĩa chưa tập hợp được sức mạnh của
toàn thể nhân dân,chưa mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân chỉ mang tính
giai cấp nhất định, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân pháp còn mạnh và
chúng ra sức khủng bố chia rẽ lực lượng.
3.2/ Thực tiễn quốc tế.
3.2.1/ Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh
chóng và không ngừng lớn mạnh. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh
tranh sang tư bản độc quyền. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho

giai cấp công nhân phát triển mạnh cả ở chính quốc và cả ở các nước thuộc
địa và làm cho quá trình bóc lột thuộc địa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, rộng
khắp. Điều này đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và các nước
thuộc địa ngày càng sâu sắc,mẫu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản cũng ngày càng gay gắt.
Giai cấp công nhân Việt Nam chính là sản phẩm của chính sách khai thác
thuộc địa của Pháp. Giai cấp công nhân là một lực lượng xã hội tiên tiến đại
diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức kỷ luật cao, mang bản
chất quốc tế khi liên kết với nhân dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững
chắc trong khối đoàn kết dân tộc.
3.2.2/ Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng 10
Nga.
Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã cổ vũ, động viên nhân dân
các nước đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập. Cách mạng tháng 10
Nga đã củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác -Lênin.
IV/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn dân.
4.1/ Đại đoàn kết toàn dân.
4.1.1/ Chống chính sách chia để trị của thực dân Pháp.
Vấn đề đoàn kết toàn dân được thể hiện ngay trong lời nói đầu của hiến pháp
năm 1946 với ba nguyên tắc cơ bản:
"Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi,gái trai , giai cấp,tôn
giáo".
"Đảm bảo các quyền tự do dân chủ".
"Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân."
Ngay trong mệnh đề của bài này cũng được xuất hiện trong thư gửi đồng bào
Nam Bộ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trước khi người cùng đoàn đại biểu qua
Pháp để đàm phán chính thức về Việt Nam. Đồng bào Nam Bộ đang lo lắng
về tương lai của mình nên người đã viết thư này nhằm khẳng định khối đại
đoàn kết toàn dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam.
4.1.2/ Lực lượng cách mạng.

Lực lượng trong cuộc cách của nhân dân Việt Nam là toàn thể nhân dân,
không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp, trai gái, dân tộc, vùng miền.
Hồ Chí Minh đã nói "Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn
dân, vũ trang toàn dân".
Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, dân cáy, tiểu
thương …đi vào phe giai cấp vô sản; với bộ phận phú nông, địa chủ, tư bản
Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì cho họ đứng trung lập. Bộ
phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Chính quan điểm, tư tưởng đoàn kết này mà cuộc cách mạng của chúng ta đã
tập hợp được lực lượng lớn, rộng khắp,tổng hợp được sức mạnh của toàn
dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và lịch sử đã chứng minh
tư tưởng này là hoàn toàn chính xác.
4.2/ Đoàn kết quốc tế.
4.2.1/ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Đoàn kết các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới là xu hướng
khách quan của thời đại, mở ra khả nǎng và điều kiện thuận lợi cho cách
mạng mỗi nước kết hợp được sức mạnh của dân tộc mình với sức mạnh của
thời đại để giành thắng lợi. Đảng ta luôn nhận thức và thực hiện sự kết hợp
chặt chẽ giữa phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng và
lực lượng tiến bộ trên thế giới
Đoàn kết, hợp tác quốc tế giữa các nước là một vấn đề tất yếu lịch sử. Mác
nêu khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại!". Trong thời kỳ đế quốc
chủ nghĩa, hệ thống thuộc địa bao trùm cả thế giới, Lênin phát triển khẩu
hiệu trên thành: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết
lại!". Ngay từ những nǎm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận
thức sâu sắc chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong tư tưởng lý luận
của Mác và của Lênin. Người đã dùng hình tượng hai cánh chim và hình
tượng con đỉa hai vòi để nêu lên sự kết hợp chặt chẽ giữa hai trào lưu cách
mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Người khẳng định công cuộc
giải phóng của các dân tộc bị áp bức "chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ

lực của chính bản thân mình" và "muốn người ta giúp cho thì trước hết mình
phải tự giúp mình đã". Đồng thời với việc khẳng định sự nỗ lực "của chính
bản thân mình", Người hết sức coi trọng sự liên minh quốc tế, đoàn kết giữa
các dân tộc .
Cuộc cách mạng của chúng ta đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của nhân
dân tiến bộ trên thế giới và sự hỗ trợ quý báu của nhân dân Liên Xô, Cu Ba,
Trung Quốc trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
V/ Tính đúng đắn của luận điểm.
5.1/ Sự kiện Điện Biên Phủ.
5.1.1/ Tương quan lực lượng,kết quả.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×