Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.35 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường niêm yết được hiểu là thị trường giao dịch thứ cấp (secondary
market). Thị trường niêm yết không tạo ra nguồn vốn cho doanh nghiệp và cho nền
kinh tế mà tạo ra tính thanh khoản và sự hấp dẫn cho cho các hàng hóa được phát hành
trên thị trường sơ cấp. Từ đó, giúp doanh nghiệp và nền kinh tế có thể tiếp tục huy
động vốn trên thị trường sơ cấp. Trước khi các loại hàng hóa được niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán phải được lưu ký tại trung tâm lưu ký và được chấp thuận
niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập theo quyết định số
01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung
tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg
và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, HNXchính thức ra
mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là
Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.
Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường
giao dịch chứng khoán, HNXđã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu
trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị
trường giao dịch trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái
phiếu Chính phủ chuyên biệt (TPCP) và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại
chúng chưa niêm yết (UPCoM). Mục tiêu hoạt động của HNX là tổ chức vận hành thị
trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ
sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước
và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo
lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường. Thị trường chứng
khoán Việt Nam với hơn một thập niên phát triển và HNX với chặng đường 8 năm vẫn
đang là một thị trường rất mới và cần phải có sự hiểu biết thật sự sâu sắc về nó.
Trên cơ sở muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này nhóm chúng em đã làm tiểu luận:
“Niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội”
Chương 1
Những vấn đề trong niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
1.1 Điều kiện niêm yết với các loại chứng khoán


1.1.1 Đối với niêm yết cổ phiếu
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Có ít nhất một năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm
đăng ký niêm yết; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước
năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên
một năm; không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy
định của pháp luật về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi.
- Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông
không phải cổ đông lớn nắm giữ.
- Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám
đốc và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan của cổ đông là
thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó
Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm
giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và
50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở
hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
1.1.2 Giao dịch trái phiếu niêm yết
Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo
giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi.
- Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định
- Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành
2
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền

địa phương được niêm yết trên SGDCK theo quy định của Bộ Tài chính.
1.2 Hướng dẫn thủ tục thực hiện đăng ký niêm yết
1.2.1 Các bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký niêm yết
1.2.1.1 Ký hợp đồng tư vấn niêm yết (không bắt buộc)
TCĐKNY nên ký hợp đồng với một tổ chức (công ty chứng khoán, công ty tài
chính ) có nghiệp vụ tư vấn niêm yết để hỗ trợ thực hiện các công việc liên quan đến
niêm yết chứng khoán tại HNX, cụ thể như sau :
- Thực hiện công việc chuẩn bị, xây dựng kế hoạch niêm yết tại HNX.
- Chuẩn hóa các điều kiện và tài liệu phục vụ cho việc đăng ký niêm yết theo các
quy định.
- Thực hiện các thủ tục đăng ký niêm yết chứng khoán với HNX.
- Thực hiện các thủ tục đăng ký chứng khoán với VSD.
- Hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán chính thức giao dịch tại HNX.
1.2.1.2 Kiểm toán Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất
Trường hợp BCTC kiểm toán 2 năm liền trước năm ĐKNY chưa được kiểm toán
bởi công ty kiểm toán được UBCKNN chấp thuận thì TCĐKNY phải thực hiện kiểm
toán lại BCTC để đảm bảo đáp ứng theo quy định.
Danh sách các công ty kiểm toán, kiểm toán viên được UBCKNN chấp thuận được
công bố tại website của UBCKNN (www.ssc.gov.vn).
1.2.1.3 Thông qua việc niêm yết
- Trường hợp đăng ký niêm yết cổ phiếu
Hội đồng quản trị xây dựng phương án niêm yết cổ phiếu tại HNX trình Đại hội
đồng cổ đông kỳ gần nhất thông qua.
- Trường hợp đăng ký niêm yết trái phiếu
Trường hợp đăng ký niêm yết trái phiếu, Hội đồng quản trị (đối với Công ty cổ
phần), Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở
lên), hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)
hoặc của cấp có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp nhà nước) phải thông qua quyết
định việc niêm yết trái phiếu trên HNX .
3

Riêng trường hợp niêm yết trái phiếu chuyển đổi, Hội đồng quản trị xây dựng
phương án niêm yết trái phiếu chuyển đổi tại HNX trình Đại hội đồng cổ đông kỳ gần
nhất thông qua.
Lưu ý :
- Trường hợp Điều lệ Công ty chưa tuân thủ quy định tại Điều lệ Mẫu áp dụng cho
các công ty niêm yết thì TCĐKNY nên đưa nội dung sửa đổi điều lệ để thông qua tại
ĐHĐCĐ.
- Trường hợp TCĐKNY phải kiểm toán lại BCTC và có những nội dung thay đổi
lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty so với BCTC kiểm toán trước đó,
thì TCĐKNY cũng cần phải thông qua nội dung này tại ĐHĐCĐ.
1.2.1.4 Chốt danh sách cổ đông/trái chủ
- Trường hợp đăng ký niêm yết cổ phiếu
TCĐKNY thực hiện các thủ tục chốt danh sách cổ đông trong vòng 01 tháng trước
thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.
- Trường hợp đăng ký niêm yết trái phiếu
TCĐKNY thực hiện các thủ tục chốt danh sách chủ sở hữu trái phiếu để thực hiện
đăng ký niêm yết.
Lưu ý: Trường hợp chứng khoán đang giao dịch tại HSE hoặc thị trường UPCoM
tại HNX, TCĐKNY thực hiện chốt danh sách cổ đông thông qua VSD.
1.2.1.5 Lập và chuẩn hóa hồ sơ ĐKNY
- Trường hợp đăng ký niêm yết cổ phiếu
Lập hồ sơ ĐKNY theo danh mục hồ sơ và các lưu ý trong quá trình lập hồ sơ được
nêu tại phần VII.1.A Danh mục hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu.
- Trường hợp đăng ký niêm yết trái phiếu
Lập hồ sơ ĐKNY theo danh mục hồ sơ và các lưu ý trong quá trình lập hồ sơ được
nêu tại phần VII.1.B Danh mục hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký niêm yết, TCĐKNY cần lưu ý
các nội dung tại phần 6.B Các nội dung cần lưu ý, bao gồm : Tỷ lệ sở hữu của cổ
đông, Báo cáo tài chính, Điều lệ Công ty, Quy chế quản trị Công ty, Nhân sự chủ chốt,
Phát hành, Góp vốn bằng tài sản không phải là tiền, Giao dịch cổ phiếu quỹ và Những

vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ.
4
Ví dụ về một số thông tin về tài liệu trong Bản cáo bạch của công ty Tổng CTCP
Xuất khẩu Đông Nam Á Hamico
Tổng Công ty cổ phần xuất khẩu Đông Nam Á Hamico, tiền thân là Công ty
TNHH Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm 2003 theo giấy phép
kinh doanh số 0602.000224 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp với số vốn
ban đầu là 15.000.000.000 đồng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là lắp ráp máy điều
hòa, máy giặt,
Ngày 29 tháng 9 năm 2009, Công ty TNHH Đông Nam Á được chuyển đổi thành
Tổng Công ty cổ phần xuất khẩu Đông Nam Á Hamico theo giấy phép kinh doanh số
0700.212.810, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 12/11/2009 với vốn điều lệ là
56.880.000.000 VND, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất thiết bị gia đình, sản
xuất và xuất khẩu mắc quần áo.
- Công ty niêm yết trên HNX, phát hành cổ phiếu phổ thông để huy động vốn mua
NVL rồi tiến hành SXKD để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Canada và EU.
- Hình thức bản cáo bạch
5
- Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
- Cơ cấu cổ đông của công ty đến thời điểm ngày 25/01/2010
6
- Danh sách Hội đồng quản trị:
- Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% cốn cổ phần tại thời điểm 25/01/2010
- Các đối tác liên quan đến việc niêm yết
+ Tổ chức tư vấn niêm yết: CTCP CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN GIA ANH
Trụ sở : 30 Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT : 04.35401230
Fax: 04.35400332
+ Tổ chức kiểm toán: CT TNHH KIỂM TOÁN & DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HỒ
CHÍ MINH
Địa chỉ: Phòng 24.2, tầng 24, tòa nhà VIMECO, đường Phạm Hùng, quận Cầu

Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 3782 0045 Fax: 04 3782 0048
7
Trên đây là một số bảng thông tin trong bản cáo bạch của công ty. Từ lúc đăng ký
niêm yết và giao dịch lần đầu tiên, giá cổ phiếu công ty đưa ra là 10.000 đồng/1 cổ
phiếu thì sau hơn 4 năm hoạt động từ 2009 đến 2013, giá cổ phiếu của công ty đã tăng
gấp hơn 1,5 lần. Cụ thể tại thời điểm ngày 25/10/2013 già niêm yết của công ty đạt
27.000 đồng/1 cổ phiếu. Nhưng tại thời điểm cuối năm 2011, giá cổ phiếu của công ty
đạt mức đỉnh là 60.800 đồng/1 cổ phiếu. Điều này cho thấy sự bất ổn trong tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty
1.2.2 Thủ tục đăng ký niêm yết
1.2.2.1 Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu
TCĐKNY nộp hồ sơ ĐKNY như sau:
- Hồ sơ: đầy đủ các tài liệu theo danh mục hồ sơ quy định tại phần VII.1;
- Số bản: 01 bản chính và 01 bản sao;
- Hình thức: trực tiếp tại HNX hoặc qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ được
gửi qua đường bưu điện, TCĐKNY cần liên lạc với HNX để nhận thông tin về tình
trạng hồ sơ. Trường hợp HNX chưa cấp Phiếu nhận hồ sơ, TCĐKNY phải thực hiện
bổ sung hồ sơ trước khi HNX chính thức nhận hồ sơ.
1.2.2.2 Sửa đổi và bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của HNX
TCĐKNY phải thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của HNX tại công
văn trả lời TCĐKNY về tình trạng hồ sơ.
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn trả lời của HNX,
TCĐKNY có công văn phản hồi về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung hồ sơ, TCĐKNY liên lạc với HNX thường xuyên
để cập nhật về tình trạng hồ sơ.
1.2.2.3 Hoàn tất việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của HNX
Thời gian hoàn tất việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ được tính từ thời điểm TCĐKNY
nộp toàn bộ tài liệu sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của HNX ngoại trừ Giấy CNĐKLK
(trường hợp chưa có).

Khi hoàn tất việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, TCĐKNY nộp 01 bộ hồ sơ
bản chính và 01 bộ hồ sơ bản sao những tài liệu bổ sung, chỉnh sửa.
Để chuẩn bị cho việc họp Hội đồng niêm yết, TCĐKNY nộp 10 bộ photo hồ sơ đầy
đủ và hợp lệ ngoại trừ Giấy CNĐKCK (trường hợp chưa có).
8
1.2.2.4 Hoàn thiện hồ sơ sau khi có ý kiến của Hội đồng niêm yết (nếu cần)
Trường hợp Hội đồng niêm yết có ý kiến chấp thuận kèm theo các yêu cầu hoàn tất
thủ tục trước khi HNX cấp Quyết định chấp thuận niêm yết, TCĐKNY cần thực hiện
các nội dung như sau :
Hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng niêm yết
- Thực hiện thủ tục đăng ký chứng khoán tại VSD (trường hợp chưa có Giấy
CNĐKCK) : chốt danh sách cổ đông và hoàn thiện sổ đăng ký cổ đông, hoàn thiện hồ
sơ đăng ký chứng khoán với VSD để được VSD cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng
khoán.
Để rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ, TCĐKNY có thể thực hiện chốt danh sách
cổ đông đồng thời với quá trình đăng ký niêm yết để khi có chấp thuận của HNX thì
TCĐKNY có thể thực hiện ngay việc hoàn thiện hồ sơ ĐKCK với VSD.
- Thực hiện thủ tục hủy để chuyển sàn : hoàn thiện hồ sơ hủy niêm yết với HSE
(trường hợp chứng khoán đang giao dịch tại HSE) hoặc hủy đăng ký giao dịch với
HNX (trường hợp chứng khoán đang thực hiện đăng ký giao dịch tại thị trường
UPCoM)
- Thực hiện các yêu cầu khác theo ý kiến của Hội đồng niêm yết
Bổ sung hồ sơ theo quy định (BCTC ) : Theo quy định về việc cập nhật thông tin
về tình hình tài chính, trường hợp thời gian xử lý hồ sơ kéo dài, TCĐKNY phải thực
hiện bổ sung các loại BCTC và cập nhật thông tin tại Bản cáo bạch, cụ thể như sau :
- Trường hợp thời điểm gửi hồ sơ ĐKNY đầy đủ và hợp lệ cho HNX sau ngày 01
tháng Ba hàng năm, TCĐKNY phải bổ sung BCTC kiểm toán năm trước đó (trường
hợp chưa có);
- Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của BCTC gần nhất cách thời điểm gửi hồ
sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ cho HNX quá 90 ngày, TCĐKNY cần bổ sung

BCTC đến tháng hoặc quý gần nhất.
- Trường hợp TCĐKNY là CTĐC quy mô lớn, TCĐKNY cần bổ sung BCTC soát
xét 6 tháng theo quy định (trường hợp chưa có).
Bổ sung hồ sơ do TCĐKNY có những sự kiện phát sinh : Trường hợp TCĐKNY
có những sự kiện phát sinh ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, nhân sự chủ chốt, hoạt động
sản xuất kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính và các nội dung quan trọng (phát hành,
9
giao dịch cổ phiếu quỹ ) thì TCĐKNY phải nộp các tài liệu bổ sung liên quan và cập
nhật thông tin tại BCB.
1.2.2.5 Nộp hồ sơ ĐKNY đầy đủ và hợp lệ
Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo quy định, để HNX cấp Quyết định chấp thuận chính
thức, TCĐKNY cần thực hiện các nội dung sau :
+ TCĐKNY nộp 01 bản chính và 02 bản sao bộ hồ sơ ĐKNY đầy đủ và hợp lệ,
trong đó có 01 bản sao để HNX nộp cho UBCKNN.
+ TCĐKNY nộp 01 bản dữ liệu điện tử bao gồm : Bản cáo bạch, BCTC kiểm toán
02 năm gần nhất, BCTC quý gần nhất, Điều lệ Công ty …
1.3 Cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết
1.3.1 Chứng khoán bị cảnh báo
1.3.1.1 Quy định chứng khoán bị cảnh báo
Chứng khoán niêm yết bị cảnh báo khi xảy ra một trong các trường hợp quy định
tại Điều 12 Quy chế niêm yết tại HNX:
- Vốn điều lệ thực góp của tổ chức niêm yết giảm xuống dưới 30 tỷ đồng Việt Nam
tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất;
- Tổ chức niêm yết không đủ 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết
- Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính
- Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất của tổ chức
niêm yết là số âm. Trường hợp tổ chức niêm yết là công ty mẹ, HNX sẽ xem xét chỉ
tiêu lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính hợp nhất;
- Tổ chức niêm yết có nợ quá hạn trên 01 năm hoặc tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn 10%
tổng vốn chủ sở hữu

- Tổ chức niêm yết vi phạm quy định của pháp luật và của HNX về việc báo cáo và
công bố thông tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán (tổ chức niêm yết thường
xuyên vi phạm, không có biện pháp khắc phục lỗi vi phạm ).
- Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 90 ngày;
- Trong trường hợp HNX xét thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.
1.3.1.2 Thực trạng chứng khoán bị cảnh báo trên HNX.
Có 49 công ty có chứng khoán trong diện bị HNX cảnh báo, một số công ty như:
1. CTCP Viglacera Đông Anh - mã CK: DAC - Cảnh báo từ ngày 19/03/2013. Lí
do: Lỗ 6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
10
2. CTCP Sách và thiết bị trường học Nam Ninh - mã CK: DST - cảnh báo từ ngày
03/04/2013. Lí do: Lỗ 6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
3. CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương - mã CK: API - cảnh báo ngày
02/04/2013. Lí do: Lỗ 6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
4. CTCP Khoáng sản Bắc Kạn - mã CK: BKC - cảnh báo ngày 07/05/2013. Lí do:
lỗ 6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
5. CTCP Thủy sản Bạc Liêu - mã CK: BLF - Cảnh báo từ ngày 21/05/2012. Lí do:
Chưa công bố thông tin BCTC bán niên 2013
Ví dụ: Phân tích quá trinh vi phạm quy chế niêm yết của công ty MLC trên HNX
từ khi bị cảnh báo đến khi bị hủy niên yết chứng khoán:
a. Giới thiệu chung về công ty.
Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty Cổ phần Phát triển nhà & Sản xuất Vật liệu
xây dựng Chí Linh
Tên giao dịch: CHI LINH BUILDING MATERIALS AND HOUSE
DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
Mã chứng khoán: MCL
Vốn điều lệ: 22.200.000.000 đồng
Số lượng phát hành: 2.220.000 cp
Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tần,

đường dây và trạm điện dưới 35 KVA.
- Trang trí nội ngoại thất
- Sản xuất vật liệu xây dựng, vận chuyển hàng hóa đương bộ, đường thủy nội địa.
- Buôn bán vật liệu xây dựng, vật liệu, thiết bị điện, nước, điện máy
- Sửa chữa, gia công, chế tạo, buôn bán, cho thuê máy móc. thiết bị phục vụ thi
công xây dựng trong lĩnh vực giao thông vận tải
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa
- Sản xuất, mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ, máy móc cơ khí, cơ
giới phục vụ cho nông nghiệp
- Kinh doanh du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao,
Niêm yết:
- Ngày 30/08/2010 công ty đăng ký niêm yết
11
- Ngày 09/10/2010: Công ty cổ phần phát triên nhà và sản xuất vật liệu sây dựng
chính thức được chấp thuận niêm yết.
- Ngày 13/12/2010 chính thức giao dịch trên sở giao dịch hà nội. Với số lượng là
2.220.000 cp.
b. Chứng khoán công ty MCL bị cảnh báo:
CTCP Phát triển nhà và sản xuất vật liệu Chí Linh bị cảnh cáo ngày 19/05/2012 do
Công ty đã vi phạm quy định tại điểm e, điều 12 quy định về những chứng khoán bị
cảnh báo.
Cụ thể:lí do
1. Về Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011:
- Ngày 2/7/2012, UBCKNN nhận được Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm
2011 của MCL. Như vậy, Công ty đã nộp BCTC kiểm toán năm 2011 không đúng thời
hạn theo quy định tại Điểm 1.1; 1.2.2 và 1.2.6 Khoản 1 Mục II Thông tư 09/2010/TT-
BTC ngày 15/01/2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán (nay là Khoản 1 Điều 7 Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 hướng dẫn
về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán);
- BCTC kiểm toán năm 2011 của MCL chưa có một số chữ ký theo quy định tại

Khoản 4 Điều 30 Luật Kế toán số 03/2003/QH11;
- UBCKNN đã có Công văn số 2364/UBCK-QLPH ngày 6/7/2012 và Công văn số
2683/UBCK-QLPH ngày 30/7/2012 yêu cầu MCL làm rõ một số vấn đề liên quan đến
BCTC kiểm toán năm 2011 của Công ty. Tuy nhiên, UBCKNN vẫn chưa nhận được
báo cáo của Công ty.
2. Về thực hiện nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin:
Căn cứ kết quả theo dõi, giám sát cho thấy, MCL đã nhiều lần báo cáo và công bố
thông tin không đúng thời hạn các báo cáo theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-
BTC (nay là Thông tư 52/2012/TT-BTC). Cụ thể: BCTC bán niên năm 2011, Báo cáo
Quản trị công ty Quý 3 và Quý IV/2011, Báo cáo thường niên năm 2011, Báo cáo
Quản trị công ty năm 2011, Báo cáo Quản trị công ty Quý I/2012, Báo cáo Quản trị
công ty bán niên 2012, BCTC Quý I/2012, BCTC Quý II/2012 và BCTC bán niên đã
được soát xét 2012, Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2011 ngày 25/6/2011, việc thay
đổi trụ sở làm việc ngày 29/2/2012 và giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán về các
12
lý do chậm công bố thông tin các BCTC (BCTC bán niên 2011, BCTC kiểm toán
2011, BCTC Quý I, Quý II/2012 và BCTC bán niên 2012).
1.3.2 Chứng khoán bị kiểm soát
1.3.2.1 Quy định chứng khoán bị kiểm soát
Chứng khoán niêm yết bị đưa vào diện bị kiểm soát khi xảy ra một trong các
trường hợp được quy định tại Điều 13 quy chế niêm yết trên sàn HNX:
- Những nguyên nhân dẫn đến việc CK bị cảnh báo ở mục trên
- Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán 02 năm gần nhất của tổ chức
niêm yết là số âm. Trường hợp tổ chức niêm yết là công ty mẹ, HNX sẽ xem xét chỉ
tiêu lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Trong trường hợp HNX xét thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.
1.3.2.2 Thực trạng chứng khoán bị kiểm soát trên HNX
Có 30 công ty có chưng khoán rơi vào dạng kiểm soát. Một số công ty
1. CTCP Hợp tác lao động với nước ngoài - Mã CK: ILC - Ngày kiểm soát
24/04/2013. Lí do: Lỗ 6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.

2. CTCP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn - Mã CK: PSG - kiểm soát từ ngày
09/04/2013. Lí do: Lỗ 6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
3. CTCP Ô Tô Giải Phóng - mã CK: GGG - kiểm soát từ ngày 9/4/2013. Lí do: Lỗ
6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
4. CTCP Hồng Hà Long An - mã CK: HHL - kiểm soát từ ngày 18/3/2013. Lí do:
Lỗ 6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
5. CTCP Bê Tông Biên Hòa - mã CK: BHC - kiểm soát ngày 11/4/2013. Lí do: Lỗ
6T/2013 và lỗ lũy kế 30/06/2013.
Ví dụ: Quá trình chứng khoán của công ty MCL bi kiểm soát.
CTCP Phát triển nhà và sản xuất vật liệu Chí Linh - mã CK: MCL - ngày kiểm
soát 09/07/2013.
Căn cứ Điểm c, điều 13: Quy định những trường hợp chứng khoán bị kiểm soát tại
HNX, HNX chính thức đưa cổ phiếu MCL của CTCP Phát triển nhà và Sản xuất vật
liệu xây dựng Chí Linh vào diện kiểm soát kể từ ngày 09/7/2013 do Công ty đang
trong tình trạng bị cảnh báo do vi phạm quy định tại điểm e, điều 12 chứng khoán bị
cảnh báo tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin định kỳ theo quy định tại
13
khoản 1 điều 7 Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012. Kể từ ngày 09/7/2013, cổ
phiếu MCL chỉ được giao dịch trong phiên thứ Sáu hàng tuần.
HNX sẽ có thông báo đưa cổ phiếu MCL ra khỏi diện bị kiểm soát sau khi Công ty
khắc phục tình trạng vi phạm nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.
1.3.3 Chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch
1.3.3.1 Quy định chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch
HNX sẽ xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết khi xảy ra một trong
các trường hợp quy định tại điều 14 Quy chế niêm yết trên HNX:
- Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;
- Khi có thông tin liên quan đến tổ chức niêm yết ảnh hưởng lớn đến giao dịch
chứng khoán và cần có sự xác nhận của tổ chức niêm yết;
- Chứng khoán bị kiểm soát liên tục vi phạm quy định về báo cáo và công bố thông
tin về chứng khoán và thị trường chứng khoán và không có các biện pháp khắc phục

có hiệu quả tình trạng này.
- Thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách, sáp nhập doanh nghiệp;
1.3.3.2 Thực trạng chứng khoán bị tạm ngừng trên HNX
Hiện tại đang có 2 công ty rơi vào tình trạng bị tạm ngừng giao dịch chứng khoán
đó là:
1. CTCP Phát triển nhà và sản xuất vật liệu Chí Linh - mã CK: MCL -Tạm ngừng
giao dịch từ ngày 05/08/2013.
2. CTCP Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam - Mã CK: GBS - Tạm ngừng giao
dich ngày 05/08/2013.
Cụ thể: Trong trường hợp HNX xét thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.
MCL: Tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của CTCP Phát triển nhà và Sản xuất Vật
liệu Xây dựng Chí Linh
Căn cứ tại điểm c, Điều 14 Quy chế niêm yết chứng khoán ban hành kèm theo
Quyết định số 324/QĐ-SGDHN ngày 04/6/2013 của HNX, HNX thông báo:
HNX chính thức tạm ngừng giao dịch cổ phiếu MCL của CTCP Phát triển nhà và
Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh kể từ ngày 05/8/2013 do Công ty đang trong tình
trạng bị kiểm soát và hạn chế giao dịch vi phạm quy định tại Điểm (c), Điều 13 Quy
chế niêm yết, tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin định kỳ theo quy định tại
14
điều 7 thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 và đến ngày 31/7/2013 Công ty chưa
có các biện pháp khắc phục tình trạng này.
1.3.4 Hủy niêm yết chứng khoán
1.3.4.1 Quy định chứng khoán bị huỷ niêm yết
Chứng khoán bị huỷ niêm yết được quy định tại điều 17, 18 Quy chế niêm yết trên
sàn HNX.
Điều 17. Hủy niêm yết tự nguyện
1. Tổ chức niêm yết nộp đơn xin hủy bỏ niêm yết theo quy định tại Điểm k, Khoản
1, Điều 14 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán phải được sự chấp thuận của Đại hội
đồng cổ đông với tỷ lệ ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp

(hoặc 75% trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản) đối với hủy bỏ niêm yết cổ
phiếu; của Hội đồng Quản trị (trường hợp công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên
(trường hợp công ty TNHH) hoặc chủ sở hữu vốn (trường hợp công ty TNHH 1 thành
viên) hoặc của cấp có thẩm quyền (trường hợp doanh nghiệp Nhà nước) đối với hủy
bỏ niêm yết trái phiếu. Tổ chức đăng ký hủy bỏ niêm yết phải hoàn thành các nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật hiện hành trước khi tiến hành xin hủy bỏ niêm yết .
2. Tổ chức đăng ký hủy niêm yết tự nguyện theo Khoản 1 Điều này phải nộp 01 bộ
hồ sơ đề nghị hủy niêm yết theo quy định tại Phụ lục 2 về Danh mục hồ sơ đăng ký
niêm yết, thay đổi niêm yết và hủy niêm yết chứng khoán ban hành kèm theo Quy chế
này cho Phòng Quản lý Niêm yết thuộc Trung tâm Giao dịch;
3. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ huỷ niêm yết, Trung
tâm Giao dịch công bố trên phương tiện công bố thông tin của Trung tâm Giao dịch
việc tiếp nhận hồ sơ huỷ niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết.
4. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Giao dịch xem
xét chấp thuận/ không chấp thuận hủy niêm yết chứng khoán. Trường hợp không chấp
thuận, Trung tâm Giao dịch có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 18. Hủy niêm yết bắt buộc
1. Các trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại Điều 14 Nghị định
số 14/2007/NĐ- CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật chứng khoán hoặc trong các trường hợp mà Trung tâm Giao dịch chứng
15
khoán xét thấy cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của người đầu tư và sau khi được sự
chấp thuận của UBCKNN.
2. Trung tâm Giao dịch sẽ thông báo cho tổ chức niêm yết khi phát hiện tổ chức
niêm yết lâm vào tình trạng bị hủy niêm yết quy định tại Điều 14 Nghị định số
14/2007/NĐ-CP và yêu cầu tổ chức niêm yết báo cáo giải trình cụ thể. 3. Trong quá
trình xem xét việc hủy niêm yết hoặc quá trình khắc phục tình trạng bị hủy niêm yết,
Trung tâm Giao dịch có thể đưa chứng khoán niêm yết vào diện bị kiểm soát hoặc tạm
thời ngừng giao dịch. Khi tổ chức niêm yết khắc phục được tình trạng bị huỷ niêm yết,
tổ chức niêm yết phải gửi văn bản đề nghị cho phép giao dịch trở lại đối với cổ phiếu

đang bị tạm ngừng giao dịch kèm các bằng chứng thể hiện việc khắc phục được tình
trạng bị hủy niêm yết cho Trung tâm Giao dịch.
4. Trường hợp Trung tâm Giao dịch xét thấy tổ chức niêm yết không thể khắc phục
được tình trạng bị huỷ niêm yết, Phòng Quản lý Niêm yết của Trung tâm Giao dịch sẽ
trình Hội đồng xét duyệt niêm yết đề nghị hủy niêm yết đối với chứng khoán lâm vào
tình trạng bị hủy niêm yết. Hội đồng thẩm định niêm yết của Trung tâm Giao dịch sẽ
quyết định hủy niêm yết đối với chứng khoán niêm yết trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức niêm yết không đưa ra phương án cam kết để khắc phục tình trạng bị
hủy niêm yết.
b) Tổ chức niêm yết không giải thích hoặc bỏ qua việc chuẩn bị hoặc không tiến
hành các hành động nhằm thực hiện kế hoạch khắc phục tình trạng hiện hành hoặc
không có khả năng để khắc phục tình trạng bị hủy niêm yết;
c) Hội đồng xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết đối với chứng khoán đó.
5. Trung tâm Giao dịch có thể cho phép chứng khoán thuộc diện bị hủy niêm yết
được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định trước khi quyết định có hiệu lực.
6. Trong vòng 24 giờ kể từ khi ký Quyết định hủy bỏ niêm yết đối với một chứng
khoán, Trung tâm Giao dịch thực hiện công bố thông tin về việc hủy bỏ niêm yết trên
các phương tiện công bố thông tin của Trung tâm Giao dịch.
7. Chứng khoán bị huỷ niêm yết chuyển sang giao dịch qua công ty chứng khoán
thực hiện theo Quy chế giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết do
Trung tâm Giao dịch ban hành.
16
1.3.4.2 Thực trạng hủy niêm yết chứng khoán trên HNX
Do công ty đã bị tạm ngừng giao dịch trên HNX tiếp tục vi phạm nên dẫn tới việc
bị hủy bỏ niêm yết đó là:
1. CTCP Phát triển nhà và sản xuất vật liệu Chí Linh - mã CK: MCL - Tạm ngừng
giao dịch từ ngày 05/08/2013.
2. CTCP Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam - Mã CK: GBS - tạm ngừng giao
dich ngày 05/08/2013.
Cụ thể:

Ngày giao dịch cuối cùng tại Sở GDCK Hà Nội: 22/10/2013 của cổ phiếu MCL:
Hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCPPhát triển nhà và Sản xuất Vật
liệu Xây dựng Chí Linh với những nội dung sau:
- Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
- Mã chứng khoán: MCL
- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
- Số lượng cổ phiếu hủy niêm yết: 2.220.000 cổ phiếu (Hai triệu hai trăm hai mươi
nghìn cổ phiếu)
- Giá trị cổ phiếu hủy niêm yết (theo mệnh giá): 22.200.000.000 đồng (Hai mươi
hai tỷ hai trăm triệu đồng)
- Ngày hủy niêm yết: 23/10/2013
- Ngày giao dịch cuối cùng tại Sở GDCK Hà Nội: 22/10/2013.
- Lý do hủy niêm yết: Công ty vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin,
thuộc diện hủy niêm yết theo quy định tại khoản 1 điều 18 trong quy chế của SGDHN.
17
Chương 2 Đánh giá và so sánh
2.1 Đánh giá chung
2.1.1 Với Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Qua 13 năm hoạt động, với vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho
việc phát triển kinh tế đất nước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có được những
bước tiến lớn, vững vàng. Tuy vậy, việc quản lý và điều tiết một thị trường chứng
khoán mới nổi đặt ra nhiều thách thức đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với tư
cách là cơ quan quản lý về chứng khoán tại Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt
Nam được đánh giá là phát triển ổn định, hành lang pháp lý đang dần được kiện toàn
theo các tiêu chuẩn quản lý giám sát thị trường chứng khoán tiên tiến trên thế giới. Tuy
nhiên, tạo điều kiện huy động vốn cho doanh nghiệp cần phải đi kèm với việc hướng
dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật đảm bảo tính công
khai, minh bạch giúp thị trường đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả hơn. Ngày
15/1/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về
công thông tin thay thế Thông tư 38/2007/TTBTC. Một số quy định mới trong thông

tư này như: Đối tượng công bố thông tin được bổ sung “tổ chức đăng ký giao dịch”
bao gồm công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công
chúng, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,
công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK và người có liên quan. Các đối tượng công bố
thông tin nêu trên (trừ cá nhân) phải lập trang thông tin điện tử với đầy đủ các chuyên
mục về quan hệ cổ đông, trong đó phải có điều lệ công ty, quy chế quản trị nội bộ, báo
cáo thường niên, báo cáo tài chính định kỳ phải công bố theo quy định và các vấn đề
liên quan đến kỳ họp Đại hội đồng cổ đông. Đối với việc công bố báo cáo tài chính, tổ
chức niêm yết phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài
chính bán niên (6 tháng đầu năm) đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán và báo cáo
tài chính quý. Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo biến động từ 10%
trở lên so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp niêm yết phải giải trình thay vì
doanh nghiệp phải giải trình khi kết quả kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo biến động từ
5% trở lên như Thông tư 38. Các ổ chức niêm yết phải báo cáo giải trình khi cổ phiếu
tăng trần hoặc giảm sàn 10 phiên liên tiếp hoặc là tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên
tiếp mà không theo xu thế chung của thị trường, thay vì các tổ chức niêm yết phải giải
trình khi cố phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp như trước đây. Các luật lệ
18
mới được ban hành giúp cho việc kiểm soát DNNY 1 cách sát xao hơn. Tuy vậy mức
độ tuân thủ vẫn còn hạn chế. Ví dụ: Đối với quy định phải công bố thông tin bất
thường trong 24 giờ và 72 giờ kể từ khi xảy ra sự việc (như: quyết định của đại hội cổ
đông, quyết định của hội đồng quản trị trong việc mua lại cổ phiếu quỹ, quyết định vay
hoặc phát hành trái phiếu, quyết định của hội đồng quản trị về chiến lược phát triển
hoặc kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty ), thì các công ty niêm yết tại HNX
đều chưa tuân thủ.
Chất lượng báo cáo tài chính kiểm toán còn chưa cao như chứng khoán NTB bị
hủy niêm yết do kiểm toán từ chối báo cáo. Vi phạm về công bố thông tin và những vi
phạm về gian lận trong báo cáo, hồ sơ vẫn còn tồn tại như MCL, GBS
Vấn đề rất được quan tâm trong công tác xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán là chất lượng hàng hoá trên thị trường. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa phát

hành, niêm yết hiện còn trong giai đoạn phát triển theo chiều rộng. Khi thị trường hoạt
động có khó khăn đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Về việc quản trị công ty, công
bố thông tin, quản trị rủi ro không ngừng được hoàn thiện nhưng mức độ tuân thủ vẫn
còn hạn chế. Chất lượng báo cáo tài chính kiểm toán còn chưa cao như NTB bị hủy do
kiểm toán từ chối báo cáo. Vi phạm về công bố thông tin và những vi phạm về gian
lận trong báo cáo, hồ sơ vẫn còn tồn tại như MCL, GBS
Dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng cùng với sự tăng trưởng trở lại của nền kinh
tế, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam là tích cực. Khối doanh nghiệp niêm
yết cũng đã được thanh lọc theo quy chuẩn niêm yết mới (Nghị định số 58/2012/CP-
NĐ), nhằm tạo nên một mặt bằng mới về chất lượng hàng hóa trên thị trường. Ví dụ,
vốn điều lệ những năm trước tối thiểu là 10 tỷ đồng nhưng tới cuối năm 2012 số vốn
điều lệ tối thiểu đã lên tới 30 tỷ đồng, điều này làm tăng chất lượng cho cả sàn giao
dịch và doanh nghiệp. Doanh nghiệp với quy mô vốn cao hơn, khả năng quản lý hoạt
động kinh doanh cũng cao hơn do phải gánh một trách nhiệm lớn hơn so với những
doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ hơn. Khi đã có trách nhiệm, họ sẽ chú trọng đến tình
hình hoạt động của doanh nghiệp mình để giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải. Đương
nhiên, chất lượng sàn giao dịch tự khắc sẽ đi lên. Và đó là một trong những nguyên
nhân tại sao lại có sự thay đỏi trong quy định niêm yết không những tại HNX mà cả
HSX nữa.
19
Những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012 tiếp tục kéo dài đến quý 3/2013
khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn, mặt
khác do các điều kiện niêm yết, quản lý giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là vấn đề công
bố thông tin nên được quy định gắt gao hơn dẫn đến số lượng công ty niêm yết mới
giảm mạnh và số lượng công ty bị hủy niêm yết tăng với mức cao nhất từ trước tới
nay. Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2013, số doanh nghiệp hủy niêm yết đã lên đến gần 30
doanh nghiệp, gấp rưỡi con số hủy niêm yết của năm 2012.
“Trong năm 2013, công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường
chứng khoán tiếp tục được tăng cường, đảm bảo nâng cao tính công bằng, minh bạch”
(trích ngang cuộc trao đổi với TS. Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

ngày 18/8/2013).
Nhằm nâng cao hiệu quả giám sát trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước đã đưa vào hoạt động hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán -
MSS. Cụ thể, MSS là nơi tập trung các cơ sở dữ liệu giao dịch chứng khoán và các dữ
liệu liên quan trên các sở giao dịch chứng khoán để phục vụ hiệu quả công tác quản lý
giám sát, thống kê và tổng hợp; giúp sớm đưa ra các phân tích về giao dịch chứng
khoán trên thị trường, hỗ trợ quản lý và giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường
phù hợp với yêu cầu hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày
càng tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Hệ thống này cung cấp các chức
năng chính như: thu thập dữ liệu từ các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu
ký chứng khoán; tạo các báo cáo và thống kê xác định trước cho người dùng của hệ
thống MSS, kết hợp đưa ra một số cảnh báo dấu hiệu giao dịch bất thường; hỗ trợ cho
công tác giám sát giao dịch; hỗ trợ người dùng truy vấn dữ liệu thu thập được phục vụ
công tác quản lý giám sát thị trường.
Đồng thời, Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với hai sở giao dịch xử lý nghiêm các
trường hợp công ty niêm yết, công ty chứng khoán thành viên chậm nộp báo cáo; các
trường hợp không công bố thông tin về giao dịch của người có liên quan. Cụ thể, trong
6 tháng đầu năm 2013, Ủy ban đã ban hành 40 quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt là 2,9 tỷ đồng.
Trong vai trò là một cơ quan xây dựng và quản lý, giám sát thị trường chứng khoán
hướng tới các chuẩn mực quốc tế và các thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước đã chủ động và tích cực hợp tác quốc tế nhằm có được sự tư
20
vấn và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho vấn đề quản trị công ty, giúp thị trường chứng
khoán hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn nữa, nâng cao chất lượng hàng hoá trên
thị trường.
Đặc biệt, trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 này, hoạt động quản lý,
giám sát các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết tiếp tục được tăng cường. Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo các sở giao dịch chứng khoán giám sát thường
xuyên tình hình thực hiện chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức

niêm yết/đăng ký giao dịch; giao dịch cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ
và người có liên quan; giám sát nội dung công bố thông tin về tình hình quản trị công
ty; giám sát việc lập trang thông tin điện tử (website) và việc thực hiện công bố thông
tin trên website; thường xuyên nhắc nhở và đưa vào xử lý các hình thức vi phạm theo
quy định nhằm cải thiện hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết.
Những tháng cuối năm 2013 này, trong số các giải pháp về phát triển hàng hoá và
sản phẩm mới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ chú trọng vào tăng cường công
bố thông tin và quản trị doanh nghiệp, tăng cường công tác đào tạo về quản trị công ty,
quản trị rủi ro, trên cơ sở triển khai tổng kết đánh giá việc thực hiện các quy định về
nâng cao chuẩn mực niêm yết.
2.1.2 Với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Hơn 5 năm đi vào hoạt động chính thức, HNX cũng gặp không ít khó khăn và
những thách thức nhất định nhưng cũng không thể không kể đến những thành quả mà
Sở đã đạt được. Trước hết về khó khăn, do tham gia thị trường chứng khoán muộn,
đến 2013, HNX cũng mới chỉ hoạt động chính thức được hơn 6 năm, những quy định
còn hết sức dễ dãi và thoải mái để khích lệ các doanh nghiệp tham gia thị trường.
Nhưng chính vì những quy định dễ dàng đó khiến tình trạng lách luật trong các doanh
nghiệp trở nên phổ biến làm Sở không quàn lý nổi. Từ đó dẫn đến việc phải thắt chặt
hơn những quy định niêm yết lại. Cũng như sàn HSX, sàn HNX đã có bước phát triển
chậm lại so với thời kỳ phát triển nhanh trước đó. Nhưng nhìn chung quy mô niêm yết
và quy mô giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết vẫn có bước tăng trưởng đáng
kể. Hiện tại, HNX có 379 DNNY với tổng khối lượng niêm yết là 8.627.862.564 cổ
phiếu, tổng giá trị thị trường là 95.359.683.281,228 nghìn đồng
Các DNNY trên Sở khá đa dạng về ngành nghề cũng như quy mô vốn.
Khá nhiều DN có quy mô vốn rất lớn như Tổng CTCP Xuất khẩu Đông Nam Á
21
Hamico (VĐL 107.375.000.000.000 đồng), CTCP Kim khí Miền Trung (VĐL
98.465.620.000.000 đồng), NHTM cổ phần Á Châu (VĐL 9.376.965.060.000 đồng),
…. Nhiều nhóm ngành lớn như ngành Dầu khí, tài chính - ngân hàng đã trở thành “trụ
đỡ” của HNX trong những giai đoạn khó khăn, đồng thời tạo nên sức hấp dẫn với các

nhà đầu tư bởi mức giá cổ phiếu hợp lý, phù hợp với nhiều chiến lược đầu tư khác
nhau… Tuy đối tượng hướng đến của HNX là những DN vừa và nhỏ nhưng vẫn có
những doanh nghiệp lớn niêm yết tại đây mà không phải tại HSX – nơi được coi như
là sân chơi của những “ông lớn”, những “ đại gia” trong làng chứng khoán Việt Nam.
Ví dụ với Tổng Công ty Cổ phần Xuất khẩu Đông Nam Á Hamico – công ty có số vốn
điều lệ lớn nhất niêm yết trên HNX (trên 1000 tỷ đồng) đã bị kiểm soát từ ngày
08/04/2013 do LNST kiểm toán bị âm 2 năm liên tiếp 2011, 2012. Có thể thấy rằng tuy
là một số công ty lớn với số vốn điều lệ cao nhưng vẫn phải niêm yết tại HNX mà
không niêm yết tại HSX bởi làm ăn thua lỗ. Từ việc lỗ này dẫn tới BCTC sẽ có thể
không minh bạch, tính thanh khoản của chứng khoán thấp. Nếu những công ty này
niêm yết tại HSX sẽ không thể cạnh tranh với những công ty đã và đang niêm yết tại
HSX được. Và đó là một trong những nguyên nhân mà HNX cũng có những công ty
quy mô lớn niêm yết tại đây. Thêm một lý do nữa là sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về
sự phục hồi của các ông lớn tại HNX dẫn đến việc những công ty này không chuyền
sang HSX mà vẫn bám trụ tại HNX.
Cùng với nền kinh tế, các DNNY trên HNX thời gian qua cũng đang phải đối mặt
với không ít khó khăn, rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ. Với vai trò giám sát thị trường và hỗ
trợ DN, HNX đã xây dựng nhiều kế hoạch đồng hành cùng DN nâng cao chất lượng
quản trị công ty nói chung và công bố thông tin nói riêng. Nhiều hội thảo, hội nghị, sự
kiện do Sở tổ chức đã tạo ra được các diễn đàn trao đổi thông tin trực tiếp, thắng thắn,
cởi mở giữa cơ quan quản lý và các tổ chức niêm yết, tôn vinh các DNNY tiêu biểu
trong minh bạch và quản trị. Đây là những nỗ lực dài hạn và bền bỉ của sàn Hà Nội
nhằm nâng cao “sức khỏe” cho cộng đồng DNNY, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự
phát triển của thị trường chứng khoán. Việc chính thức đưa vào áp dụng hệ thống quản
lý thông tin công ty (CIMS) tại HNX đã giúp DNNY tự công bố thông tin qua hệ
thống, góp phần rút ngắn thời gian và hạn chế sai sót trong quá trình công bố thông tin,
đồng thời giúp chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý niêm yết
của Sở. HNX đang không ngừng hỗ trợ doanh nghiệp niêm yết.
22
Tại HNX, mặc dù đã có một số DN khởi động kế hoạch lên sàn, nhưng tốc độ vẫn

còn chậm. Theo dự báo của HNX, trong năm 2013, số lượng DN niêm yết mới nhiều
khả năng sẽ chỉ dừng lại ở con số 12 DN, tương đương với năm 2012, vì thị trường
vẫn chưa thực sự khởi sắc. 6 tháng đầu năm, có 5 DN lên niêm yết trên HNX, bao gồm
CTCP Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí (PSD), CTCP Sơn Hà Sài Gòn (SHA),
CTCP Đầu tư bất động sản Hudland (HLD), CTCP Đầu tư xây dựng và công nghệ
Tiến Trung (TTZ), CTCP Điện cơ Hải Phòng (DHP).
Ngày 28/6 vừa qua, HNX đã chấp thuận cho CTCP Xây lắp phát triển nhà Đà
Nẵng được niêm yết cổ phiếu. Với mức vốn điều lệ 41,2 tỷ đồng, Công ty được niêm
yết 4,12 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán NDX. Một số gương mặt khác dự kiến sẽ
lên sàn trong năm 2013 như CTCP Đầu tư xây lắp khí (PVID), công ty con của Tổng
công ty Khí Việt Nam (GAS) PVID có vốn điều lệ 216 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ bọc ống và GAS hiện đang nắm 76,5% vốn điều lệ tại PVID.
Hay CTCP Liên doanh đầu tư Quốc tế FLC (FLC Global) với 260 tỷ đồng vốn điều lệ,
do Tập đoàn FLC nắm 21% cũng đang rục rịch niêm yết trong năm nay.
Nhìn vào thực tế, số lượng DN niêm yết mới trên HNX thời gian qua có sự suy
giảm mạnh so với những năm trước, trong khi số DN hủy niêm yết ngày một gia tăng.
Thậm chí, một số DN đang ăn nên làm ra cũng chuẩn bị xin hủy niêm yết tự nguyện.
Có thể lý giải hiện tượng trên như sau: Khi TTCK hoạt động bình thường, các công ty
niêm yết thường muốn được duy trì niêm yết để tận dụng các lợi thế của thị trường
vốn. Khi thị trường tuột dốc, các DN viện dẫn xin hủy niêm yết do không huy động
được vốn từ TTCK trong khi giá CP sụt giảm đã ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty
(ngân hàng hạn chế cho vay vì e ngại DN có vấn đề nên giá CP mới xuống thấp).
Không những thế, việc giá CP xuống thấp cũng khiến cho nguy cơ bị thâu tóm tăng
cao. Trong khi lợi ích chẳng thấy đâu, DN phải tốn chi phí trong việc công bố thông
tin, duy trì niêm yết. Nhìn ở khía cạnh ngược lại, cũng có thể DN muốn lợi dụng
chuyện hủy niêm yết rồi sau này tái niêm yết để hưởng lợi ích từ việc định giá lại giá
thị trường. Hoặc có thể các DN muốn hủy niêm yết nhằm cắt giảm chi phí trong bối
cảnh khó khăn như hiện tại, sau này khi tình hình thuận lợi mới niêm yết trở lại. Rõ
ràng những toan tính kiểu như vậy vô hình trung tạo nên sự “vô kỷ luật” trên sàn niêm
yết. Thiệt hại không ai khác trong mỗi lần hủy niêm yết là các cổ đông nhỏ, vì CP bị

mất đi tính thanh khoản. Việc tự nguyện hủy niêm yết là vấn đề riêng của DN khi họ
23
nhận thấy không có lợi ích từ việc duy trì niêm yết, nhưng đứng ở góc độ quản lý đây
là một vấn đề cần được kiểm soát. Như vậy, các quy định niêm yết qua các năm có sự
thay đổi ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh
hiệu quả để bắt kịp với thị trường, trước hết là yêu cầu của sở giao dịch, mặt khác phải
cạnh tranh công bằng, minh bạch. Điều này cho thấy, cần phải có một cơ chế hợp lý,
khuyến khích DN niêm yết cộng với diễn biến của thị trường ủng hộ thì mới kích thích
được DN đưa cổ phiếu lên sàn.
2.2 So Sánh với Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
2.2.1 Giống nhau
- Là pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, là đơn vị hạch toán độc lập tự chủ về tài chính, thực
hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật.
- Hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch
chứng khoán và các quy định các của pháp luật có liên quan.
- Là công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán
- Vốn điều lệ: 1000 tỷ đồng
- Được Trung tâm Lưu ký chứng khoán chấp nhận là thành viên
- Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
- Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có đủ năng lực và phẩm chất:
• Lãnh đạo công nghệ thông tin phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành
trở lên với ít nhất 1 năm kinh nghiệm
• Có ít nhất 02 cán bộ chuyên môn về công nghệ thông tin có bằng đại học
chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên, trong đó có ít nhất 01 cán bộ có
chứng chỉ chuyên môn như: hệ thống mạng, bảo mật, phần mềm.
• Tất cả nhân viên đều phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
- Về điều kiện đối với doanh nghiệp niêm yết:
• Tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ: Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm

soát. (Tổng) Giám đốc hoặc Phó (Tổng) Giám đốc và Kế toán trưởng của
công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời
gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6
24
tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá
nhân đại diện nắm giữ
• Các trái phiếu cùng đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn
• Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu, trái phiếu hợp lệ theo quy định.
- Khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu 10000 cổ
phiếu, của trái phiếu là 1000 trái phiếu
- Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu có khối lượng từ 1-99 (lô lẻ) được thực hiện trực
tiếp giữa người đầu tư với thành viên theo nguyên tắc thỏa thuận về giá. Khi có yêu
cầu của nhà đầu tư, thành viên có trách nhiệm mua lại và chỉ được phép thực hiện mua
lại cổ phiếu, trái phiếu lô lẻ của các nhà đầu tư.
2.2.2 Điểm khác nhau về điều kiện niêm yết
STT
Hàng hoá
niêm yết
HNX HSX
1
Niêm yết
cố phiếu
- Là công ty cổ phần có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá
trị ghi trên sổ kế toán
Là công ty cổ phần có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký niêm yết từ 120 tỷ

đồng Việt Nam trở lên tính
theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Có ít nhất 01 năm hoạt động
dưới hình thức công ty cổ phần
tính đến thời điểm đăng ký
niêm yết (ngoại trừ doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa
gắn với niêm yết)
- Có ít nhất 02 năm hoạt động
dưới hình thức công ty cổ
phần tính đến thời điểm đăng
ký niêm yết (ngoại trừ doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa
gắn với niêm yết
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền
trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%
Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; không có
lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định
của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính
- Tối thiểu 15% số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của công ty
do ít nhất 100 cổ đông không
phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ
- Tối thiểu 20% số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của công ty
do ít nhất 300 cổ đông không
phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ
25

×