ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm) :
Thế nào là câu ghép? Phân tích cấu tạo của câu ghép sau:
“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay
đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
Câu 2 (2 điểm) :
a.Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 8 dòng tóm tắt đoạn trích Tức nước
vỡ bờ của Ngô Tất Tố?
b.Qua đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật chị Dậu?
Câu 3 (1 điểm) :
Chứng kiến cái chết của Lão Hạc, ông Giáo nghĩ: “Không! Cuộc
đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo
một nghĩa khác.”
(Trích: Lão Hạc- Nam Cao)
Vậy, theo em “ nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?
Câu 4 (1 điểm):
Tìm trường từ vựng chỉ màu sắc có trong khổ thơ sau:
“Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?”
Câu 5 (5 điểm) :
Thuyết minh về cây bút bi./.
=HẾT=
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲI, NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu Nội dung Điểm
Câu1 -Nêu đúng khái niệm của câu ghép:
- HS phân tích như sau:
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi ,(vì) chính lòng tôi
CN1 VN1
CN2
đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
VN2 CN3 VN3
(0.5đ)
(0.5đ)
Câu2 Gồm 2 yêu vầu :
-HS viết được đoạn văn tóm tắt đầy đủ ý từ 5 đến 8 dòng
-HS nêu nhận xét về tính cách của nhân vật chị Dậu
+ Chị Dậu là người phụ nữ thương chồng tha thiết.
+ Chị Dậu có tính hiền lành, nhẫn nhục.
+ Chị Dậu có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
(1đ)
(1đ)
Câu3 -Nghĩa khác của cái đáng buồn ấy là:
+Trong xã hội cũ, một con người tốt như Lão Hạc chỉ có tìm đến cái
chết mới bảo toàn được nhân phẩm của mình. (hoặc: Con người có
nhân cách cao đẹp như Lão Hạc mà phải tìm đến với cái chết đau
đớn, dữ dội kinh hoàng)
+Xã hội cũ đã dồn người nông dân đến bước đường cùng, không lối
thoát.
(0.5đ)
(0.5đ)
Câu4 Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ,xanh,hồng. (1đ)
Câu5 1.Mở bài:
Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
2. Thân bài:
-Nguồn gốc, xuất xứ.
(0.5đ)
(0.5đ)
- Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
+ Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo
hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản
xuất.
+Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực
nước.
(Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên ngoài vỏ có đai để
gắn vào túi áo, vở).
- Phân loại:Nhiều kiểu dáng, màu sắc và thương hiệu giá thành
- Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so
sánh, nhân hoá trong bài viết). Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn
ra mực để tạo chữ đều, đẹp, nhanh khô.
- Cách bảo quản.
3. Kết bài:
Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc
sống.
(2đ)
(1đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4.5-5: Bài thuyết minh đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung, bố
cục. Thuyết minh chính xác, khoa học, giàu sức thuyết phục. Trình bày sạch,
đẹp ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết có thuyết minh các yêu cầu trên nhưng diễn đạt
chưa chặt chẽ, còn sai một số lỗi nhỏ về chính tả, đùng từ.
- Điểm 2-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên, nhưng chủ yếu liệt kê
các bộ phận của cây bút, mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ.
- Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên; sai chính tả,
dùng từ nhiều.
- Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.