Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BẢO VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.2 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Đề tài:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG BẢO VIỆT
GVHD: PGS. TS.Trương Quang Thông
LỚP: TCDN Đêm 3 – Khóa 20 –Nhóm 7
Danh sách nhóm:
Dương Anh Tuấn
Hoàng Thị Hải Vân
Nguyễn Thị Hải Yến
Đỗ Thị Kim Tuyến
Đỗ Thị Thúy Vân
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012
MỤC LỤC
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 2
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1. Bối cảnh ra đời
Được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày
11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương
mại cổ phần Bảo Việt (Bảo Việt Bank, sau đây là NH Bảo Việt) đã chính thức trở
thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như
hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. NH Bảo Việt ra đời trong bối cảnh
hệ thống các ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu và hiện đại hóa
để đủ khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Sự ra đời của NH Bảo
Việt góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng -
Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững,
toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt. Việc ra đời NH Bảo Việt là bước đi tiếp
theo trong tiến trình thực hiện đề án cổ phần hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt


Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg ngày
28/11/2005.
NH Bảo Việt được phép thành lập với mức vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng
với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt (52%), Tổng Công ty sữa Việt
Nam (Vinamilk) (8%) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (9,9%) cùng một số
cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước. NH Bảo Việt có nhiều điều
kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và hiệu quả nhất để tạo
nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành Ngân hàng bán
lẻ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015.
Đây là ngân hàng thương mại cổ phần mới đầu tiên đi vào hoạt động trong
năm 2009, là giấy phép thứ 3 được Ngân hàng Nhà nước cấp trong năm 2008
(trước đó là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiên Phong, hiện đã đi vào hoạt
động). NH Bảo Việt có thời gian hoạt động là 99 năm, được hoạt động tại thành
phố Hà Nội và những nơi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; trụ sở chính đặt
tại Tòa nhà Bảo Việt (số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 3
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
2. Tầm nhìn và sứ mệnh
NH Bảo Việt xác định nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp dịch vụ ngân hàng
chuyên nghiệp cho mọi khách hàng có nhu cầu và tầm nhìn 2015 là "trở thành
ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chủng loại sản phẩm và chất lượng dịch vụ". Xây
dựng một ngân hàng hiện đại, đề cao tính chuẩn mực trong quản trị điều hành và
hoạt động, đảm bảo mức độ cao nhất về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của
khách hàng; thông qua đó tạo giá trị gia tăng bền vững cho cổ đông, lợi ích dài
hạn cho nhân viên và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Việc đưa NH Bảo Việt vào hoạt động sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong
phát triển Bảo Việt thành một Tập đoàn tài chính, bảo hiểm có khả năng cung cấp
dịch vụ tài chính đa dạng.

- Thứ nhất: Ngoài cung cấp dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp cho các
khách hàng mới, hoạt động của NH Bảo Việt sẽ phục vụ trực tiếp khách hàng bảo
hiểm và chứng khoán của Bảo Việt, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
tài chính, đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm và bán chéo sản phẩm
giữa các công ty trong Tập đoàn Tài chính bảo hiểm, tạo điều kiện cho khách
hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính trọn gói, chất lượng cao.
- Thứ hai: NH Bảo Việt sẽ cung cấp cho các khách hàng, bao gồm cả các
đơn vị thành viên của cả Tập đoàn các dịch vụ về quản lý ngân quỹ, kinh doanh
vốn đầu tư trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả, phân tán rủi ro và ổn định
thị trường.
- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế đạt được do các dịch vụ hỗ trợ, kết hợp trong
toàn tập đoàn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh
tranh, đáp ứng yêu cầu của các cổ đông liên quan tới hiệu quả và sự phát triển
bền vững của Tập đoàn.
3. Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của
một ngân hàng thương mại, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và
quản lý rủi ro. Vì vậy, ngay từ đầu NH Bảo Việt đã được tổ chức với một cấu trúc
tiên tiến theo những nguyên tắc cơ bản sau:
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 4
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
- Tách bạch chức năng "tạo doanh thu", "quản lý rủi ro" và tác nghiệp
trong cơ cấu tổ chức;
- Quản lý tập trung cao về Hội sở chính, theo đó chi nhánh thực sự được
coi là điểm bán hàng;
- Hội sở chính phải thực sự mạnh với bộ máy nhân sự đủ năng lực và cơ
chế vận hành hiệu quả để phát huy được vai trò quản lý tập trung toàn hệ thống;
3.1. Ban điều hành
Ban điều hành của NH Bảo Việt hội tụ các thành viên được đào tạo căn
bản trong và ngoài nước, từng đảm nhận những vị trí quan trọng tại các định chế

tài chính có uy tín tại Việt Nam.
1. Ông Nguyễn Hồng Tuấn
Cử nhân Luật, Thạc sỹ QTKD
Q. Tổng Giám đốc (từ ngày
07/12/2011 thay ông Phan Đào Vũ)
2. Ông Tôn Quốc Bình
Tiến sỹ Tin học
Phó Tổng Giám đốc
3. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Thu
Cử nhân Kinh tế, Thạc sỹ NHTC
Phó Tổng Giám đốc
3.2. Hội đồng quản trị
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 5
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
Hội đồng quản trị NH Bảo Việt quyết định chiến lược kế hoạch phát triển
trung hạn và kế hoạch hàng năm của ngân hàng. Hội đồng quản trị thông qua các
vấn đề tổ chức, bộ máy điều hành của toàn ngân hàng; đưa ra các quyết định về
thành lập các đơn vị thuộc NH Bảo Việt; ban hành các quy chế về tổ chức, quản
trị và hoạt động trong ngân hàng theo đúng điều lệ của NH Bảo Việt đã được
Thống đốc NHNN chuẩn y theo quyết định số 3130/QĐ-NHNN ngày
16/12/2008.
1. Bà Nguyễn Thị Phúc Lâm
Thạc sỹ Kinh tế
Chủ tịch Hội đồng quản trị
2. Ông Lê Trung Hưng
Thạc sỹ Quản lý Hành chính
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
3. Ông Tôn Quốc Bình
Tiến sỹ Tin học
Ủy viên Hội đồng quản trị

4. Bà Ngô Thị Thu Trang
Thạc sỹ Kinh tế
Ủy viên Hội đồng quản trị
5. Ông Dương Đức Chuyển
Thạc sỹ Tài chính
Ủy viên Hội đồng quản trị
3.3. Mạng lưới hoạt động
Năm 2009 NH Bảo Việt đã thành lập và đưa vào hoạt động 11 điểm giao
dịch, bao gồm Trụ sở chính, 2 chi nhánh và 8 Phòng giao dịch trên địa bàn Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, NH Bảo Việt đã có mạng lưới chi nhánh ở 7 tỉnh thành trên cả
nước (bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Đăk
Lăk, Cần Thơ) với gần 30 chi nhánh và phòng giao dịch.
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 6
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng 01: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản - nguồn vốn của NH Bảo
Việt.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Chênh lệch năm
2010 - 2009
Chênh lệch năm
2011-2010
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền

Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền % Số tiền %
TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá
quý
32.184 0,44% 122.624 0,89% 107.495 0,81% 90.440 281,01% (15.128) -12,34%
Tiền gửi tại NHNN VN 195.829 2,69% 238.513 1,74% 223.673 1,69% 42.684 21,80% (14.840) -6,22%
Tiền, vàng gửi tại và cho
vay các TCTD khác
3.643.677 50,12% 4.355.566 31,75% 3.258.843 24,64% 711.888 19,54% (1.096.723) -25,18%
Chứng khoán kinh doanh - 0,00% 674.417 4,92% 543.086 4,11% 674.417 100,00% (131.331) -19,47%
Cho vay khách hàng 2.250.150 30,95% 5.581.745 40,69% 6.633.212 50,16% 3.331.595 148,06% 1.051.467 18,84%
Chứng khoán đầu tư 949.066 13,05% 2.288.628 16,68% 2.090.858 15,81% 1.339.561 141,15% (197.769) -8,64%
Tài sản cố định 47.588 0,65% 80.699 0,59% 84.248 0,64% 33.111 69,58% 3.549 4,40%
Tài sản cố định hữu hình 24.202 0,33% 39.078 0,28% 51.708 0,39% 14.876 61,47% 12.630 32,32%
Tài sản cố định vô hình 23.386 0,32% 41.621 0,30% 32.540 0,25% 18.235 77,98% (9.081) -21,82%
Tài sản có khác 151.261 2,08% 375.681 2,74% 283.505 2,14% 224.420 148,37% (92.175) -24,54%
TỔNG TÀI SẢN 7.269.755 100,00% 13.717.871 100,00% 13.224.921 100,00% 6.448.116 88,70% (492.950) -3,59%
NỢ PHẢI TRẢ
Các khoản nợ chính phủ
và NHNN
420.799 5,79% 1.593.235 11,61% 858.976 6,50% 1.172.437 278,62% (734.260) -46,09%
Tiền gửi và vay các TCTD
khác
1.709.021 23,51% 3.019.961 22,01% 3.572.929 27,02% 1.310.939 76,71% 552.968 18,31%
Tiền gửi của Khách hàng 3.514.340 48,34% 7.291.212 53,15% 7.029.848 53,16% 3.776.871 107,47% (261.364) -3,58%

Các khoản nợ khác 62.487 0,86% 165.593 1,21% 91.958 0,70% 103.106 165,00% (73.635) -44,47%
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 5.706.647 78,50% 12.070.000 87,99% 11.553.710 87,36% 6.363.353 111,51% (516.291) -4,28%
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn và các quỹ 1.509.151 20,76% 1.528.366 11,14% 1.545.704 11,69% 19.215 1,27% 17.338 1,13%
Vốn của TCTD 1.500.000 20,63% 1.500.000 10,93% 1.500.000 11,34% - 0,00% - 0,00%
Vốn điều lệ 1.500.000 20,63% 1.500.000 10,93% 1.500.000 11,34% - 0,00% - 0,00%
Quỹ của TCTD 9.151 0,13% 28.366 0,21% 45.704 0,35% 19.215 209,99% 17.338 61,12%
Lợi nhuận chưa phân
phối/Lỗ lũy kế
53.957 0,74% 119.505 0,87% 125.507 0,95% 65.547 121,48% 6.003 5,02%
TỔNG VỐN CHỦ SỞ
HỮU
1.563.108 21,50% 1.647.871 12,01% 1.671.211 12,64% 84.763 5,42% 23.341 1,42%
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ
VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
7.269.755 100,00% 13.717.871 100,00% 13.224.921 100,00% 6.448.116 88,70% (492.950) -3,59%
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 7
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
1. Về tốc độ tăng và cơ cấu tài sản
Với đặc điểm là một ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động cho nên
dữ liệu thu thập được của NH Bảo Việt tương đối hạn chế. Đồng thời, cơ cấu tài
sản - nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng cũng có những nét đặt thù riêng, cụ thể
như sau:
1.1 . Về tốc độ tăng trưởng
Năm 2010 đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội về quy mô tổng tài sản của
Ngân hàng với con số 11.553.710 triệu đồng tăng 6.448.116 triệu đồng tương
đương tăng 88,7%.
Các khoản mục tăng mạnh có thể kể đến là: tiền, vàng gửi tại và cho vay
TCTD khác tăng 711.888 triệu đồng (tương đương tăng 19,54%); kế đến là
khoản mục cho vay khách hàng tăng 3.331.595 triệu đồng (tương đương tăng

148,06%); đứng thứ 3 là khoản mục chứng khoán đầu tư tăng 1.339.561 triệu
đồng (141,15%).
Tuy nhiên, đà tăng trưởng này có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ 3,59%
trong năm 2011. Trong đó, giảm mạnh nhất là khoản tiền gửi và cho vay các tổ
chức tín dụng khác. Tuy nhiên, mảng cho vay khách hàng vẫn có sự tăng trưởng
18,84% so với năm 2010. Qua đó có thể thấy rằng, năm 2011 đánh dấu sự thay
đổi trong quản trị tài sản nợ của NH Bảo Việt đang có xu hướng nghiêng về
mảng cho vay khách hàng.
1.2 . Về cơ cấu tài sản
Trong cơ cấu tổng tài sản của NH Bảo Việt thì khoản mục tín dụng và tiền
gửi tại các TCTD khác luôn là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
tài sản của ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2010, dư nợ cho vay là
5.581.745 triệu đồng, chiếm 40,69% trong tổng tài sản của ngân hàng. Đây là
khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản.
1.2.1. Phân tích cấu cơ cấu tín dụng
Đơn vị tính: triệu đồng
2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ 2011 Tỷ lệ
Dư nợ
2.250.15
0
5.581.745 6.633.212
Cho vay
2.255.56
9
5.615.168 6.712.707
Dư phòng (5.419) 0,24% (33.423) 0,60% (79.495) 1,18%
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 8
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
Phân tích chất lương Nợ vay
Nợ đủ tiêu chuẩn

2.254.71
0
99,96% 5.561.617 99,05% 6.011.122 89,55%
Nợ cần chú ý 858 0,04% 53.085 0,95% 394.986 5,88%
Nợ dưới tiêu chuẩn - 0,00% 466 0,01% 115.717 1,72%
Nợ nghi ngờ - 0,00% - 0,00% 167.356 2,49%
Nợ có khả năng mất vốn - 0,00% - 0,00% 23.526 0,35%
Phân tích theo thời hạn
Ngắn hạn
1.409.71
6
62,50% 3.165.700 56,38% 2.837.745 42,27%
Trung hạn 471.229 20,89% 1.115.916 19,87% 1.402.486 20,89%
Dài hạn 374.624 16,61% 1.333.552 23,75% 2.472.476 36,83%
Phân tích theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp
DNNN TW 388.354 17,22% 479.332 8,54% 454.781 6,77%
Công ty TNHH Nhà Nước 49.291 2,19% 172.808 3,08% 37.179 0,55%
Công ty TNHH tư nhân 367.162 16,28% 1.148.339 20,45% 2.084.577 31,05%
CTCP Nhà Nước 208.448 9,24% 368.684 6,57% 235.770 3,51%
CTCP khác 670.836 29,74% 2.033.069 36,21% 2.649.245 39,47%
DNTN - 0,00% 5.645 0,10% 9.536 0,14%
Doanh nghiệp FDI 150.995 6,69% 265.258 4,72% 230.992 3,44%
Kinh tế tập thể - 0,00% 4.165 0,07% 2.930 0,04%
Cho vay cá nhân 420.484 18,64% 1.137.869 20,26% 749.633 11,17%
Cho vay khác - 0,00% - 0,00% 258.065 3,84%
Phân tích theo ngành
Nông và Lâm nghiệp 12.588 0,56% 66.829 1,19% 152.855 2,28%
Công nghiệp khai thác mỏ 124.642 5,53% 55.118 0,98% 184.925 2,75%
Công nghiệp chế biến 394.093 17,47% 241.977 4,31% 923.277 13,75%
SX và PP điện khí đốt và

nước
122.427 5,43% 398.966 7,11% 454.810 6,78%
Xây dựng 163.026 7,23% 1.179.219 21,00% 1.041.236 15,51%
Thương mại, dịch vụ,
khách sạn
899.410 39,88% 2.347.373 41,80% 1.125.719 16,77%
Giao thông 414.999 18,40% - 0,00% 820.606 12,22%
Ngành khác 124.384 5,51% 1.325.684 23,61% 2.009.278 29,93%
Theo bảng phân tích cơ cấu tín dụng bên trên cho thấy trong cơ cấu tín
dụng trong 3 năm của NH Bảo Việt có một số nét nổi bật:
 Về chất lượng: trong 2 năm 2009, 2010 chất lượng tín dụng đánh giá khá tốt và
luôn duy trì ở mức 99%. Tuy nhiên, sang năm 2011 chất lượng tín dụng bị suy
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 9
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
giảm; nợ đủ tiêu chuẩn chỉ còn chiếm 89,55% làm cho khoản dự phòng tín dụng
tăng lên mức vượt qua 1% và dừng lại ở mức 1,18%. Qua đó, có thể nhận thấy
việc tăng trưởng mảng tín dụng năm 2011 là 18,84% trong khi tổng tài sản lại
suy giảm nhẹ (3,59%) hàm ý đây là biện pháp kỹ thuật nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ
xấu của NH Bảo Việt trong năm 2011 (có thể nhận thấy qua phân tích cơ cấu chất
lượng theo nhóm nợ).
 Về thời hạn: đang có xu hướng giảm dần đều tỷ trọng nợ ngắn hạn từ mức 62,5%
năm 2009 xuống còn 42,27%, trái ngược với đà tăng của nợ dài hạn từ năm 2009
- 2011. Đồng thời nếu đem so sánh chênh lệch số dư về kỳ hạn nợ so với kỳ hạn
vốn huy động theo bảng phân tích bên dưới ta thấy rõ ràng là NH Bảo Việt đang
gặp phải những rủi ro càng gia tăng về vấn đề thanh khoản khi phần lớn vốn huy
động chủ yếu là ngắn hạn nhưng NH Bảo Việt tập trung cho vay trung và dài hạn.
 Theo đối tượng khách hàng: khách hàng truyền thống vẫn là công ty cổ phần,
Công ty TNHH tư nhân và khác hàng cá nhân liên tục trong 3 năm qua.
Đơn vị tính: triệu đồng



Quá hạn Trong hạn Tổng
trên 3
tháng
đến 3
tháng
đến 1
tháng
từ 1-3
tháng
từ 3-12
tháng
từ 1-5
năm
trên 5
năm
Tài sản
Tiền mặt,
vàng, bạc, đá
- - 107.495 - - - - 107.495
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 10
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
quý
Tiền gửi tại
NHNN
- - 223.673 - - - - 223.673
Tiền gửi và
cho vay các
TCTD khác
- - 1.247.098 2.012.420 - - - 3.259.518

chứng khoán
kinh doanh
- - 543.086 - - - - 543.086
cho vay
khách hàng
500.810 200.775 469.551 770.813 1.518.473 1.299.340 1.952.946 6.712.707
Chứng khoán
đầu tư
- - 49.881 140.991 550.000 1.349.986 - 2.090.858
tài sản cố
định
- - - - - - 84.248 84.248
tài sản có
khác
- - 283.505 - - - - 283.505
Tổng tài sản 500.810 200.775 2.924.290 2.924.224 2.068.473 2.649.326 2.037.194 13.305.091
Nợ Phải trả
Tiền gửi của
và vay từ
NHNN và các
TCTD khác
- - 2.419.484 2.012.420 - - - 4.431.904
Tiền gửi
khách hàng
- - 3.142.506 2.544.115 1.333.091 10.048 87 7.029.848
các khoản nợ
khác
- - 90.538 - - - - 90.538
Tổng nợ
phải trả

- - 5.652.529 4.556.535 1.333.091 10.048 87 11.552.290
Mức chênh
thanh khỏan
ròng
500.810 200.775 (2.728.239) (1.632.311) 735.381 2.639.278 2.037.107 1.752.801
 Theo ngành kinh tế: công nghiệp chế biến, xây dựng và ngành khác chiếm tỷ
trọng đa số tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay ngành khác đã gia tăng nhanh chóng
trong 3 năm qua và chiếm tỷ trọng cao nhất 29,93% tổng dư nợ năm 2011. Mặc
dù thông tin từ báo cáo kiểm toán không đề cập cụ thể nhưng theo suy đoán trong
29,93% này chiếm phần lớn là các mảng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng
khoán, góp vốn đầu tư Song song đó là tỷ trọng cho vay vào lĩnh vực xây dựng
khá nhanh giai đoạn 2009-2010 và giảm tương đối năm 2011. Bởi lẽ năm 2011
NH Bảo Việt phải thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi
sản xuất so với năm 2010 theo Quy định tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 11
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
01/03/2011, trong đó có lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6/2011, tỷ
trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa phải đạt 22%
và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa phải là 16%.
1.2.2. Các khoản tiền gửi tại các TCTD khác
Mặc dù chiếm vị trí thứ 2 trong cơ cấu tài sản nhưng lại có dấu hiệu suy
giảm giai đoạn 2010 - 2011.
- Năm 2010, khoản tiền gửi tại các TCTD khác của NH Bảo Việt là 4.355.566 triệu
đồng chiếm 31,75% tổng tài sản.
- Năm 2011 là 3.258.843 triệu đồng chiếm 24,64% trong tổng tài sản. Sở dĩ có
điều này là tốc độ giảm của khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác (bằng
25,18%) cao hơn nhiều so với tốc độ giảm của tổng tài sản (3,59%) nên đã tạo
sức ép làm giảm tỷ trọng của khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác của NH Bảo
Việt trong tổng tài sản.
Đối chiếu dữ liệu kinh tế vĩ mô, chúng ta có thể thấy trong năm 2011,

mảng tiền gửi và cho vay trên thị trường 2 khá sôi động do yếu tố thanh khoản
chi phối. Hầu hết lợi nhuận của các ngân hàng có được trong năm 2011 đến từ thị
trường này. Cho nên việc thay đổi trong cơ cấu tài sản như trên có thể gây ra rủi
ro trong quản trị chất lượng tài sản nợ của NH Bảo Việt. Từ đó có thể ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2011 (sẽ được phân tích trong kết
quả hoạt động kinh doanh ở phần sau). Nhưng bù lại, tỷ trọng các khoản cho vay
KH tăng lên tương ứng, cho thấy NH Bảo Việt đã hướng hoạt động của mình vào
lĩnh vực đầu tư sinh lợi cao hơn (cho vay thay vì gửi tiền tại các TCTD). Tuy
nhiên, như đã phân tích ở trên, mặc dù tỷ trọng cho vay Khách hàng tăng nhưng
chất lượng tín dụng lại suy giảm kèm theo cơ cấu cho vay theo ngành còn dàn
trải, dẫn đến việc thay đổi tỷ trọng giữa khoản cho vay khách hàng và khoản tiền
gửi tại các TCTD có phù hợp nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả.
1.2.3. Các khoản đầu tư
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng tài sản của ngân hàng là các khoản
đầu tư. Nhìn vảo số liệu của bảng phân tích cho thấy tốc độ sự biến động của
khoản mục này và khoản mục cho vay khách hàng đi song song với sự biến động
của tổng tài sản. Tuy nhiên, về tỷ trọng cũng không có sự thay đổi đáng kể và
vẫn xoay quanh mốc 13-17%. Đồng thời, số liệu bảng cân đối cho thấy khoản
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 12
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đạt con số tuyệt đối trong khoản mục
đầu tư (100% đầu tư vào chứng khoán nợ trong đó chiếm khoản 50% là đầu tư
vào vào tín phiếu và trái phiếu chính phủ bằng VNĐ). Mặc dù việc đầu tư vào
chứng khoán là cách để NH Bảo Việt tối ưu hóa các tài sản có khả năng thanh
khoản, nâng cao hệ số sử dụng vốn đồng thời lại bảo đảm khả năng thanh toán
lúc cần thiết cho ngân hàng do ngân hàng có thể bán và chiết khấu thông qua thị
trường 2. Tuy nhiên, cũng cần xem xét tình hình thực tế để có một cơ cấu đầu tư
hợp lý do thu nhập từ hoạt động này chưa cao và hàm chứa nhiều rủi ro đối với
thực tiễn kinh doanh của ngân hàng (đối chiếu suất sinh lợi thực tế của toàn danh
mục với lãi suất huy động bình quân đầu vào trong năm 2011 ước đoán khoản

17-18% thì danh mục này chưa thực sự mang lại hiệu quả cho NH Bảo Việt).
2. Vế tốc độ tăng và cơ cấu nguồn vốn
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn cũng biến động tương đương tốc độ
tăng trưởng của tổng tài sản. Trong cơ cấu nguồn vốn có thể thấy rằng vốn huy
động là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Nếu như năm 2009 vốn huy động là 5.706.647 triệu đồng chiếm 78,50% trong
tổng nguồn vốn thì sang đến năm 2010 con số đó đã tăng thêm 6.363.353 triệu
đồng, tương đương tăng 111,51%. Đây cũng chính là đặc thù chung của ngành
ngân hàng với tỷ lệ đòn bẩy khá lớn.
Phân tích sâu hơn trong cơ cấu vốn huy động thì: khoản mục tiền gửi
khách hàng và tiền gửi, vay tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ lệ áp đảo (dữ liệu
bảng phân tích). Hai chỉ tiêu này có sự chuyển dịch trái chiều trong năm 2011.
Khoản mục tiền gửi khách hàng có xu hướng giảm nhẹ tương đương 3,58% tổng
nguồn vốn. Tuy nhiên, khoản mục tiền gửi và vay TCTD khác lại tăng 18,31%.
Sự thay đổi này có thể được giải thích từ sự biến động của chính sách tiền tệ
trong năm 2011 tác động trực tiếp đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân
là do NHNN áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm và có các biện pháp xử lý
nghiêm khắc đối với các Ngân hàng huy động vốn trên thị trường 1 vượt trần
14% thông qua việc ban hành chỉ thị 02/CT/NHNN khiến cho dòng vốn từ thị
trường này chuyển sang ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Kênh huy động từ
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 13
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
thị trường 2 trở thành yếu tố sinh lời cho các ngân hàng lớn và là kênh bù đắp
thiếu hụt thanh khoản tạm thời cho các ngân hàng nhỏ trong đó có NH Bảo Việt.
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
nguồn vốn nhưng lại có mức biến động khá lớn (giai đoạn 2010 - 2009 tăng
278,62%, giai đoạn 2011 - 2010 giảm 46,09%). Trên thực tế đây là các khoản vay
chiết khấu giấy tờ có giá với NHNN với kỳ hạn bình quân là 7 ngày. Lý giải cho
sự biến động này tại thời điểm 31/12/2010 và 31/12/2011 theo suy đoán có thể là
do đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tạm thời trong năm 2010 và năm 2011, NH Bảo

Việt đã đem chiết khấu giấy tờ có giá thời hạn ngắn với NHNN.
Khoản mục cuối cùng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là vốn và các
quỹ. Đây là phần vốn duy nhất thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, chiếm tỷ
trong khiêm tốn nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực tiễn hoạt động
của bất cứ ngân hàng nào. Nhìn vào bảng ta thấy: năm 2009 vốn tự có của ngân
hàng là 1.509.151 triệu đồng chiếm 20,76% trong tổng nguồn vốn của NH Bảo
Việt. Cuối năm 2010 con số này đã tăng thêm 19.215 triệu đồng (tương đương
tăng 1,27%). Tính đến 31/12/2011, tổng vốn tự có của NH Bảo Việt là 1.545.704
triệu đồng, chiếm 11,69% trong tổng nguồn vốn trong đó vốn pháp định của ngân
hàng chỉ dừng lại ở con số 1.500 tỷ đồng. Mặc khác, theo nội dung Nghị định
141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ và những văn bản bổ sung 141 ban hành về
danh mục vốn pháp định của các ngân hàng đến thời điểm 31/12/2011 phải đạt
3.000 tỷ đồng đối với các ngân hàng thương mại. Trên thực tế, vốn điều lệ của
NH Bảo Việt vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của Nghị định này tính đến
thời điểm 31/12/2011. Mặc dù, trong năm 2011, NH Bảo Việt thông báo bán cổ
phần để tăng vốn theo lộ trình. Tuy nhiên, đến hạn đăng ký mua cổ phần tăng vốn
nhưng các cổ đông cả nhỏ lẻ lẫn tổ chức đều không mặn mà do giá cổ phiếu
xuống thấp. Nhiều nhân viên cũng đã không đăng ký mua cổ phiếu ngân hàng
này dù giá bán bằng mệnh giá khiến lộ trình tăng vốn không thực hiện được. Lý
giải cho việc thất bại này có thể kể đến hai nguyên nhân chính như sau:
 Thứ nhất, cổ phiếu ngân hàng không hấp dẫn trong lúc nguồn cung lại tăng
cùng thời điểm phát hành.
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 14
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
 Thứ hai, việc hạn chế các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước góp vốn ra
ngoài lĩnh vực chính và yêu cầu các doanh nghiệp này thoái vốn tại các
TCTD để tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Biến động
2010 - 2009 2011-2010
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự
351.807
920.721
1.684.294
568.914
162%
763.573
83%
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
(188.107)
(632.650)
(1.317.059)
(444.542)
236%
(684.409)
108%
THU NHẬP LÃI THUẦN
163.700
288.071
367.235
124.372
76%
79.164
27%
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
2.790

15.834
18.404
13.044
468%
2.571
16%
Chi phí hoạt động dịch vụ
(1.292)
(5.546)
(10.325)
(4.254)
329%
(4.779)
86%
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dvụ
1.497
10.287
8.079
8.790
587%
(2.208)
-21%
Lãi/lỗ thuần từ hđộng kdoanh
ngoại hối
115
13.111
4.483
12.996
11306%
(8.629)

-66%
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh
(29) 43.993 57.237 44.023 149292% 13.244 30%
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán đầu tư
- 702 (387) 702 100% (1.089)
-
155%
Thu nhập từ hoạt động khác
72
856
444
785
1095%
(412)
-48%
Chi phí hoạt động khác
(32)
(483)
(352)
(451)
1393%
131
-27%
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác
39
373
92
334

849%
(281)
-75%
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
-
-
-
-
-
-
-
TỔNG THU NHẬP HOẠT
ĐỘNG
165.322
356.539
436.740
191.217
116%
80.201
22%
Chi phí tiền lương
(32.968)
(62.210)
(92.399)
(29.242)
89%
(30.190)
49%
Chi phí khấu hao, khấu trừ
(8.537)

(14.432)
(24.635)
(5.895)
69%
(10.203)
71%
Chi phí hoạt động khác
(38.525)
(72.013)
(122.948)
(33.489)
87%
(50.935)
71%
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
(80.030)
(148.655)
(239.982)
(68.625)
86%
(91.327)
61%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước chi phí DPRR
85.292
207.884
196.758
122.592
144%
(11.126)

-5%
Hoàn nhập DPRR cho các khoản
cho vay các TCTD
-
1.059
1.114
1.059
100%
55
5%
Chi phí DPRR cho các khoản cho
vay khách hang
(8.797)
(28.004)
(46.072)
(19.207)
218%
(18.068)
65%
(Chi phí)/Hoàn nhập DPRR cho
các cam kết ngoại bảng
-
(3.214)
2.316
(3.214)
100%
5.530
-
172%
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 15

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC
THUẾ
76.495
177.724
154.115
101.230
132%
(23.609)
-13%
Chi phí thuế TNDN hiện hành
(13.387)
(44.431)
(38.529)
(31.045)
232%
5.902
-13%
Chi phí thuế TNDN
(13.387)
(44.431)
(38.529)
(31.045)
232%
5.902
-13%
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
63.108
133.293
115.586

70.185
111%
(17.707)
-13%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
421
889
771
468
111%
(118)
-13%
1. Phân tích chung về tình hình thu nhập và chi phí
1.1. Tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động
Đơn vị tính: triệu đồng
Hình 1: Tổng doanh thu và chi phí hoạt động qua các năm của NH Bảo Việt
So sánh dữ liệu qua các năm từ 2009 đến 2011 thì NH Bảo Việt có sự gia
tăng mạnh mẽ cả về thu nhập lẫn chi phí. Vì là ngân hàng mới được thành lập
nên có thể nói là còn quá non trẻ so với các ngân hàng bạn đã ra đời từ lâu đã có
thị phần và danh tiếng trong ngành, thì đây cũng là bước đầu khả quan trong hoạt
động của ngân hàng.
1.2. Tỷ trọng thu nhập và chi phí hoạt động
1.2.1. Về tỷ trọng thu nhập
Năm
Thu nhập
lãi thuần
Hoạt động
dịch vụ
Kinh
doanh

ngoại hối
Kinh
doanh
chứng
khoán
Đầu tư
chứng
khoán
Khác
2009 99,02% 0,91% 0,07% -0,02% 0,00% 0,02%
2010 80,80% 2,89% 3,68% 12,34% 0,20% 0,10%
2011 84,09% 1,85% 1,03% 13,11% -0,09% 0,02%
- Trong 2009, thu nhập chủ yếu là từ hoạt động thu nhập lãi thuần, các hoạt động
khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
- Năm 2010, 2011 có sự gia tăng thu nhập mạnh từ hoạt động chứng khoán kinh
doanh và các hoạt động khác cũng có biến động nhưng không đáng kể.
Có thể thấy mặc dù có nhiều yếu tố cấu thành thu nhập nhưng chủ yếu vẫn
là thu nhập từ lãi và các khoản tương tự qua các năm 2009, 2010 và 2011. Các
khoản thu nhập lãi chiếm tỷ trọng lớn tương đương 99%, 80%, 84% trong cơ cấu
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 16
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
thu nhập của ngân hàng. Như chúng ta biết, hoạt động truyền thống của ngành
ngân hàng là tín dụng nên với cơ cấu thu nhập như thế này cũng bình thường,
hơn nữa NH Bảo Việt là ngân hàng mới, còn rất non trẻ nên tỷ phần thu từ các
khoản thu nhập khác chưa cao cũng là điều dễ hiểu.
Hình 2: Tỷ trọng thu nhập các hoạt động kinh doanh qua các năm
1.2.2. Về tỷ trọng chi phí
Năm
Chi phí tiền
lương

Chi phí khấu hao,
khấu trừ
Chi phí hoạt động
khác
2009 17,58% 33,16% 49,26%
2010 17,93% 30,32% 51,75%
2011 16,50% 30,84% 52,66%
Nhận xét chung: Tỷ trọng các loại chi phí không biến động nhiều qua các
năm. Có sự tăng nhẹ về tỷ trọng chi phí hoạt động khác, ở đây là các chi phí về
thuê tài sản, quảng cáo, tiếp thị, bảo dưỡng và chi phí khác.
Hình 3: Tỷ trọng từng loại chi phí trong chi phí hoạt động
2. Phân tích từng khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh
2.1. Phân tích tăng trưởng lãi thuần
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động
2010 - 2009 2011-2010
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập lãi và các
khoản thu nhập tương
tự
351.807 920.721 1.684.294 568.914 162% 763.573 83%
Chi phí lãi và các chi
phí tương tự

(188.107)(632.650) (1.317.059) (444.542) 236%(684.409) 108%
Thu nhập lãi thuần 163.700 288.071 367.235 124.372 76% 79.164 27%
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 17
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
+ Về thu nhập lãi thuần của NH Bảo Việt, nhìn chung là đều tăng qua các năm,
cụ thể:
- Giai đoạn 2010-2009: tăng 124.372 triệu đồng, tương ứng 76%,
- Giai đoạn 2011-2010 tăng 79.164 triệu đồng, tương ứng 27%.
Có sự biến động mạnh về thu nhập trong năm 2010 - 2009 là do năm 2009
mới đi vào hoạt động NH Bảo Việt vừa phải kinh doanh vừa phải nhanh chóng
ổn định tổ chức bộ máy và các cơ chế chính sách để đưa vào vận hành nên thu
nhập lãi thuần thấp. Tuy nhiên, sang năm 2010 và 2011 thì hoạt động của NH
Bảo Việt đã dần đi vào ổn định hơn nên thu nhập lãi thuần tăng.
+ So sánh dưới góc độ tăng trưởng giữa thu nhập lãi và chi phí lãi thì không đồng
đều. Cụ thể:
- Giai đoạn 2010-2009: tốc độ tăng doanh thu là 162% trong khi tốc độ tăng về chi
phí là 236%. Chênh lệch giữa tốc độ tăng của chi phí và doanh thu khoảng 75%.
- Giai đoạn 2011-2010: tốc độ tăng doanh thu là 83% trong khi tốc độ tăng về chi
phí là 108%. Chênh lệch giữa tốc độ tăng của chi phí và doanh thu khoảng 25%.
Để giải thích cho sự biến động không tương ứng này có thể hiểu là do NH
Bảo Việt cũng mới đi vào hoạt động. Để cạnh tranh được với các ngân hàng lớn
và các ngân hàng đã thành lập lâu đời đã vững mạnh trên thị trường thì lãi suất
phải cạnh tranh mới thu hút được nguồn thu. Mặt khác, giai đoạn 2010 - 2011 các
ngân hàng trên thị trường chạy đua ngầm về lãi suất cũng như sự tăng lãi suất của
ngân hàng trung ương cũng góp phần làm cho tăng trưởng không đồng đều giữa
hai khoản mục này.
Nhận xét chung: Năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng
trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 5.32%, hoạt động của ngân hàng bị tác động
mạnh mẽ, thêm vào đó việc quy định trần lãi suất gây khó khăn cho việc huy

động vốn. Là một ngân hàng trẻ nhất hệ thống từ khi mới thành lập (11/12/2008),
đạt được kết quả như vậy có thể nói kết quả đó được tạo ra bởi chính sự quản lý
tốt của ban điều hành cũng như sự chỉ đạo giám sát thường xuyên của Hội đồng
quản trị đến việc kinh doanh của ngân hàng.
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 18
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
2.2. Phân tích lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán
đầu tư
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Biến động
2010 - 2009 2011 - 2010
Số tiền % Số tiền %
Lãi/ lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán kinh
doanh
(29) 43.993 57.237 44.023 149.292% 13.244 30%
Lãi/ lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán đầu

- 702 (387) 702 100% (1.089) 155%
2.2.1. Phân tích lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
Chi tiết về thu nhập và chi phí của hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh.
Đơn vị tính: triệu đồng

2009 2010 2011
Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh - 44.013 59.806
Chi phí từ mua bán chứng khoán kinh doanh (29) (20) (2.569)
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (29) 43.993 57.237
- Năm 2009: lỗ 29 triệu đồng không đáng kể, chủ yếu là khoản chi về chi phí mua
bán chứng khoán kinh doanh.
- Năm 2010 tăng đột biến 44 tỷ đồng.
- Năm 2011 lãi thuần là 57 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng so với 2010, tương ứng 30%.
Nguyên nhân ở đây có thể là do NH Bảo Việt có một đội ngũ kinh doanh
chứng khoán tốt, có tầm nhìn và nhận định tương đối tốt về thị trường chứng
khoán. Trong khoảng thời gian 2009; 2010 và 2011 có thể nói là thời kỳ mà thị
trường chứng khoán biến động nhiều và cũng không ít thăng trầm, nhiều công ty
chứng khoán cũng như là nhà đầu tư bị thua lỗ nặng, có một số còn lâm vào tình
trạng phá sản, trong khi đó NH Bảo Việt đạt được kết quả tốt như vậy đúng là
một tín hiệu tốt cho mảng kinh doanh này của ngân hàng, ngân hàng có thể chủ
động, khuyến khích phát huy kinh doanh mảng này nhưng cũng cần thận trọng vì
thị trường chứng khoản vẫn chứa đựng nhiều rủi ro về sự biến động khôn lường.
2.2.2. Phân tích lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 19
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
- Năm 2009 thì NH Bảo Việt không tham gia vào thị trường mua bán chứng
khoán đầu tư.
- Năm 2010 thì NH Bảo Việt bắt đầu đầu tư vào chứng khoán và đem lại lãi
thuần là 702 triệu đồng tương ứng dư nợ về chứng khoán đầu tư trên bảng
cân đối kế toán là 2.288.627 triệu đồng.
- Năm 2011, NH Bảo Việt lại có khoản lỗ là 387 triệu đồng tương ứng số dư
nợ về chứng khoán đầu tư khoảng 2.090 tỷ đồng. Chi tiết về số dư chứng
khoán đầu tư như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Chứng khoán chính phủ 1.238.627 54% 1.090.858 52%
Chứng khoán nợ các
TCTD khác trong nước
600.000 26% 550.000 26%
Chứng khoán nợ các
TCKT trong nước
450.000 20% 450.000 22%
Tổng cộng
2.288.627 2.090.858
Trong đó, chứng khoán chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất 1.090.858 triệu
đồng, chiếm 52% trong năm 2011 nhưng có sự sụt giảm về giá trị cũng như tỷ lệ
so với 2010. Theo nhận định, do tình hình khó khăn trong 2011 và khả năng
thanh toán sụt giảm nên NH Bảo Việt đã sử dụng chứng khoán chính phủ để thực
hiện chiết khấu trên thị trường 2 để có đủ dòng tiền phục vụ cho thanh toán nên
gây nên khoản lỗ trong chứng khoán đầu tư.
2.3. Chi phí dự phòng rủi ro (DPRR)
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011
Biến động
2010 - 2009 2011 - 2010
Số tiền % Số tiền %
Chi phí DPRR cho các khoản
cho vay KH
8.797 28.004 46.072 19.207 218% 18.068 65%
Qua phân tích về tình hình công nợ trên bảng cân đối kế toán thì chi phí

dự phòng rủi ro tăng từ 2 nguyên nhân là gia tăng về dư nợ và tình hình nợ xấu
của ngân hàng gia tăng nên chi phí dự phòng của NH Bảo Việt gia tăng.
Đơn vị: triệu đồng
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 20
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
Hình 4: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2009-2011
2.4. Các chỉ tiêu khác
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thu nhập lãi thuần 351.807 920.721 1.684.294
Lợi nhuận sau thuế 63.108 133.293 115.586
Tổng tài sản 7.269.755 13.717.871 13.224.921
Tổng vốn chủ sở hữu 1.563.108 1.647.871 1.671.211
ROA (%) 0,87% 0,97% 0,87%
ROE (%) 4,04% 8,09% 6,92%
NIM (%) 2,25% 2,10% 2,78%
Trung bình toàn ngành Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ROA (%) 1.32% TBA 1.02%
ROE (%) 8.57% TBA 10.40%
NIM (%) 2.93% TBA TBA
- Quan sát ROA và ROE của NH Bảo Việt qua các năm 2009 - 2011 ta thấy khá
thấp so với các chỉ tiêu bình quân của toàn ngành ngân hàng. Nguyên nhân có thể
do NH Bảo Việt mới thành lập nên thị phần còn khá khiêm tốn trong khi phải đầu
tư hình thành tài sản cố định nhiều. Năm 2010, tổng tài sản tăng lên gấp đôi so
với năm 2009, từ 7.269.755 triệu đồng lên 13.717.871 triệu đồng: tài sản tăng lên
chủ yếu do đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển chi nhánh mới. Tuy nhiên, việc
đầu tư mở rộng khá hiệu quả, thể hiện thu nhập hoạt động, nhất là thu nhập từ lãi
và các khoản thu nhập tương tự cũng tăng tương ứng. Nhìn vào bảng dữ liệu bên
trên có thể thấy ROA và ROE của năm 2010 là tốt nhất trong 3 năm hoạt động.
- NIM của NH Bảo Việt không biến động nhiều qua các năm, thể hiện một sự ổn

định nhưng cũng đồng nghĩa với việc NH Bảo Việt không có tăng trưởng đáng
kể. Đối với những ngân hàng nhỏ như NH Bảo Việt, mục tiêu tăng trưởng nên là
ưu tiên hàng đầu thay vì ổn định như đối với các ngân hàng lớn đã có thị phần cố
định. Tuy nhiên, với sứ mệnh của ngân hàng ra đời là phục vụ cho tập đoàn và
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 21
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
các công ty trong cùng tập đoàn thì đây cũng có thể coi là thành công của ngân
hàng này.
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 22
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN
TIỀN TỆ
Khoản mục 2009 2010 2011
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh
448.086 1.700.635 (102.566)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (56.125) (48.503) (28.091)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.500.000 (45.000) (90.000)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 1.891.961 1.607.132 (220.657)
Theo dõi bảng lưu chuyển tiền tệ qua các năm 2009; 2010; 2011 của NH
Bảo Việt ta thấy có sự biến động nhiều trong năm 2011. Đặc biệt là dòng tiền
2011 âm chủ yếu là do hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân chính là từ việc tăng
mạnh chi phí lãi và những khoản trả nợ vay (chính phủ, NHNN, Tổ chức tín
dụng, khách hàng và công nợ khác).
1. Hoạt động kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự nhận được

233.786 824.214 1.677.044
Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả (155.881) (576.785) (1.353.520)
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận
được
1.497 10.287 8.079
Chênh lệch số tiền thực thu/thực chi từ
hoạt động KD CK, vàng bạc, ngoại tệ
85 57.807 61.333
Thu nhập khác 39 542 92
Tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động
quản lý, công vụ
(63.834) (124.867) (210.211)
Tiền thuế thu nhập thực nộp trong kỳ - (48.524) (41.953)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
trước những thay đổi về TS và vốn lưu
động
15.693 142.675 140.864
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 23
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
Ta thấy có sự thay đổi đột biến của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh trước những thay đổi về tài sản và vốn lưu động từ 15.693 triệu đồng (năm
2009) tăng lên 142.675 triệu đồng (năm 2010).
Nguyên nhân chính là từ khoản thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương
tự nhận được, sự tăng trưởng tín dụng qua các năm khiến cho thu nhập lãi cũng
như chi phí lãi có xu hướng tăng dần. Lãi suất cho vay ngắn, trung và dài hạn bao
gồm cả các khoản vay đồng tài trợ mà ngân hàng làm đầu mối tăng qua mỗi năm:
9-12% (2009), 12-22% (2010) và 7-27% (2011). Chi tiết như sau:
Chi tiết Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thu nhập lãi tiền gửi 209.236 237.106 256.143
Thu nhập lãi cho vay khách hàng 94.225 481.897 1.140.243
Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán
Nợ
48.332 194.561 287.347
- Thu lãi từ CK kinh doanh - 11.110 13.190
- Thu lãi từ CK đầu tư 48.332 183.451 274.157
Thu khác từ hoạt động tín dụng 13.365 7.157 560
351.807 920.721 1.684.294
Như vậy khoản mục thu nhập này có sự tăng lên đáng kể năm 2010 tăng
253% so với 2009, Năm 2011 tăng 103% so với 2010. Nguyên nhân chủ yếu là
do sự tăng mạnh của thu nhập lãi cho vay khách hàng và từ kinh doanh đầu tư
chứng khoán.
Dòng tiền chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả cũng tăng lên tương
ứng với thu nhập: từ 155.881 triệu đồng (2009) lên 576.785 triệu đồng (2010) và
1.353.520 triệu đồng (2011) chủ yếu là trả lãi tiền gửi khách hàng và trả lãi tiền
vay. Tuy nhiên, quay trở lại với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy
chi phí lãi năm 2011 có sự gia tăng đột biến bằng 80% thu nhập từ lãi. Trong khi
năm 2009 và 2010 chi phí lãi chiếm 66% và 69% tương ứng. Bất cân xứng giữa
thu nhập và chi phí cho thấy sự hoạt động không hiệu quả của ngân hàng.
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 24
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Bảo Việt
Nguyên nhân là do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại
năm 2011 dẫn đến tình trạng các ngân hàng nhỏ đẩy lãi suất huy động lên rất cao
lên tới 17-19%/năm. Bên cạnh đó, nhu cầu về vốn căng thẳng chính là một trong
những nguyên nhân khiến cho không ít nhà băng phải “nhắm mắt đưa chân” vay
vốn liên ngân hàng với lãi suất cao. Trước đó, nhiều đơn vị phản ánh khó thu hút
tiền gửi của người dân, khó tiếp cận vốn thị trường mở nên đành chọn cách vay
liên ngân hàng để duy trì thanh khoản có lúc lên đến gần 40%/năm.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận được cũng tăng mạnh trong năm

2010: từ 1.497 triệu đồng (2009) lên 10.287 triệu đồng (2010) và giảm nhẹ trong
năm 2011 (8.079 triệu đồng).
Về hoạt động kinh doanh chứng khoán, vàng bạc ngoại tệ: chênh lệch số
thực thu/thực chi cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ 85 triệu đồng (2009) đến 57.807
triệu đồng (2010) và tăng nhẹ lên 61.333 triệu đồng (2011).
Chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ 2010 tăng 96% so với
2009, chi phí cho 2011 tăng 68% so với 2010. Do ngân hàng mở rộng hoạt động
kinh doanh, mở rộng mạng lưới chi nhánh: 2009 có 245 nhân viên, 2010 ngân
hàng hoạt động với 1 hội sở và 7 chi nhánh 555 nhân viên, 2011 mở thêm 2 chi
nhánh tổng số nhân viên là 646.
Đơn vị: triệu đồng
Những thay đổi về tài sản hoạt
động
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tăng/giảm các khoản tiền, vàng
gửi và cho vay các TCTD khác
(1.842.577) 763.179 907.148
Tăng /giảm các khoản về kinh
doanh CK
(949.066) (2.013.978) 329.100
Tăng /giảm các khoản cho vay
KH
(2.395.569) (3.359.599) (1.097.539)
Tăng/giảm khác về TS hoạt động (26.531) (261.970) 192.440
Chi tiết từng khoản mục:
Các khoản về kinh doanh chứng khoán: bao gồm dòng tiền đầu tư cho
chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư. Năm 2009, NH Bảo Việt chỉ
đầu tư mua chứng khoán đầu tư 949.066 triệu đồng gồm: chứng khoán Nợ của
TCDN Đêm 3 – Khóa 20 – Nhóm 7 Trang 25

×