Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m3/ ng.đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.98 KB, 66 trang )

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
MỞ ĐẦU
• Đặt vấn đề.
Hoạt động của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đang được cải thiện hàng
ngày cả về chất lượng lẫn số lượng. Những năm gần đây nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân rất lớn. Hơn nữa với chủ trương đưa thầy thuốc đến với tất cả các
bệnh nhân trên toàn quốc kể cả vùng sâu và vùng xa nhà nước đã đầu tư xây dựng,
cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế khắp cả nước nhằm phục vụ người dân
được tốt hơn. Bên cạnh đó ngày nay có rất nhiều bệnh viện cỡ nhỏ và vừa do các
tổ chức, cá nhân xây dựng lên. Tuy nhiên song song với việc tăng cường khả năng
phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, các hoạt động của bệnh viện củng thải ra
một lượng lớn chất thải gây ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Theo quyết định số 23 ngày 26/12/2006/QĐ-BTNMT của BỘ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG thì chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ
ngành này) được xếp vào danh mục chất thải nguy hại có tác động trực tiếp đến
con người và môi trường nếu không được kiểm soát, quản lý và xử lý tốt. Vì vậy,
việc kiểm soát, quản lý và xử lý tốt là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế và
các ban ngành có liên quan nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho nhân
viên y tế, bệnh nhân và cộng đồng.
Ở Việt Nam, công tác quản lý và xử lý chất thải y tế đã được ban, ngành các
cấp quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa đươc chú trọng đầu tư đúng mức, quản
lý chưa hiệu quả như công tác phân loại, vận chuyển…xử lý chưa đúng quy định,
vẫn còn tập trung xử lý cùng với các loại chất thải khác tại bãi chôn lấp, còn hệ
thống xử lý nước thải của bệnh viện thì thiết kế sơ sài, không hiệu quả, chủ yếu
che mắt các cơ quan có thẩm quyền hoặc không có hệ thống xử lý nước thải.
Với sự gia tăng ngày cáng nhiều các loại chất thải, đặc biệt là chất thải y tế
nguy hại, cùng với sự quản lý còn nhiều bất cập như hiện nay sẽ là một nguồn gây
ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư nghiêm trọng ở
hiện tại và tương lai nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có các biện pháp tích


cưc hơn
• Các văn bản tài liệu cơ sở liên quan đến quản lý và xử lý chất thải bệnh
viện.
Các văn bản pháp lý:
- Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005.
Hà Nội 5/2009
1
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của thủ tướng chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Bộ y tế, quyết định số 43 ngày 30/11/2007 QĐ-BYT ban hành quy chế quản lý
chất thải bệnh viện thay cho quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT.
Các văn bản kỹ thuật:
- Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 7382-2004. Chất lượng nước-nước thải bệnh viện-
tiêu chuẩn thải.
- Tiêu chuẩn Việt nam. TCVN 6772-2000. Nước thải sinh hoạt. Tiêu chuẩn thải.
- Tiêu chuẩn ngành. TCVNVN 51-2008. Thoát nước-mạng lưới và công trình bên
ngoài-tiêu chuẩn thiết kế.
Hà Nội 5/2009
2
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I.1.Khái quát về ngành Y Tế và hiện trạng môi trường bệnh viện ở Việt Nam.
I.1.1. Ngành Y Tế ở Việt Nam.
Theo kết quả điều tra của dự án “Quy hoạch tổng thể mạng lưới bệnh viện”
tính đến năm 2005 ở nước ta có 1027 bệnh viện với 134.707 giường bệnh và dự

tính đến năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 1049 bệnh viện với 161.255 giường
bệnh. Trong đó bệnh viện nhà nước chiếm 98,5% còn lại 1,5% là bệnh viện tư
nhân (bao gồm cả bệnh viện 100% vốn nớc ngoài, các bệnh viện liên doanh). Số
bệnh viện tư nhân là 14 bệnh viện với 928 giường bệnh.
Bảng 1.1: bảng thống kê hệ thống bệnh viện ở Việt Nam
Loại bệnh viện số lượng số giường bệnh
Bệnh viện đa khoa trung ương 10 6.430
Bệnh viện chuyên khoa trung ương 20 5.510
Bệnh viện đa khoa tỉnh 115 35.639
Bệnh viện chuyên khoa tỉnh 224 23.463
Bệnh viện huyện 586 51.345
Bệnh viện ngành 72 4.715
Cộng 1027 134707
Trạm y tế xã 10.257 45.303
Về mặt quản lý phân cấp như sau:
- 32 bệnh viện gồm 10 bệnh viện đa khoa (BVĐK), 2 bệnh viện y học cổ truyền,
20 bệnh viện chuyên khoa (BVCK) do Bộ Y tế quản lý
- 981 bệnh viện gồm 224 bệnh viện đa khoa tỉnh, 46 bệnh viện y học cổ truyền,
142 bệnh viện chuyên khoa và 659 bệnh viện huyện, thị xã do địa phơng quản lý.
- 72 bệnh viện do các bộ ngành khác quản lý.
Dựa trên các số liệu ở bảng trên thì số giường bệnh tính trung bình trên 10.000
dân là 20, còn số giường bệnh trung bình để xét quy mô các loại bệnh viện nh sau:
- Bệnh viện đa khoa trung ương: 550 giường.
- Bệnh viện chuyên khoa trung ương: 268 giường.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: 400 giường.
- Bệnh viện chuyên khoa tỉnh: 156 giường.
- Bệnh viện huyện: 104 giường.
- Bệnh viện ngành: 125 giường.
Hà Nội 5/2009
3

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
- Bệnh viện tư nhân: 62 giường.
I.1.2. Hiện trạng môi trường bệnh viện.
Khi đề cập đến môi trường trong bệnh viện là nói đến việc phát sinh và xử lý
chất thải y tế.
- Chất thải y tế: là chất thải phát sinh ở cơ sở y tế, trong các hoạt động khám chữa
bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo
- Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí. Nguy hại nhất là những chất
thải y tế như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận cơ thể, bơm kim tiêm, vật
sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ. Việc tiếp xúc với chất thải y
tế có thể có những nguy cơ như mắc những bệnh truyền nhiễm: viêm gan,
HIV/AIDS, lây chéo trong bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện.
I.1.2.1. Hiện trạng chất thải rắn.
 Khái quát chung.
Theo kết quả khảo sát, khoảng 33% bệnh viện tuyến hyện và tỉnh không có hệ
thống lò đốt chuyên dụng, phải xử lý chất thải y tế nguy hại bằng các lò đốt thủ
công. Còn lại 27% đốt chất thải y tế ngoài trời hoặc chôn lấp trong khu đất của
bệnh viện.
Thông tin trên được TS Lý Ngọc Kính, cục trưởng cục quản lý khám chữa
bệnh (Bộ Y tế) đưa ra tại Hội nghị Báo cáo Tổng kết công tác khám chữa bệnh
năm 2008 và định hướng kế hoạch hoạt động 2009 diễn ra sáng 14/4/2009 tại Hà
Nội.
Theo đó, về công tác xử lý rác thải y tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập.
Tính đến nay, cả nước chỉ có gần 200 chiếc lò đốt chuyên dụng (nhiệt độ cao và có
hai buồng). Trong đó có 02 xí nghiệp đốt rác tập trung tại Hà Nội và TPHCM, cnf
lại là các lò đốt rác cỡ trung bình và nhỏ. Tổng số lò đốt là gần 200 lò nhưng hiện
phải xử lý rác thải y tế cho 435 bệnh viện (chiếm khoảng 40% số bệnh viện). Hơn
nữa, các lò đốt rác chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tỉnh trở lên và một số bệnh

viện tuyến huyện thuộc các thành phố, thị xã. Còn lại khoảng 33% bệnh viện
tuyến huyện và một vài bệnh viện tuyến tỉnh không có hệ thống lò đốt này, phải
xử lý chất thải bằng các lò đốt thủ công (tự xây). Còn lại 27% đốt chất thải y tế
ngoài trời hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.
Củng theo một điều tra mới đây của Viện Y học lao động và vệ sinh moi
trường-Bộ Y tế tại 854 bệnh viện cho thấy: có 73% các bệnh viện xử lý chất thải
Hà Nội 5/2009
4
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
rắn y tế nguy hại bằng phương pháp đốt, đã có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân
loại chất thải trong đó 91,1% đã xử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Tuy
nhiên, nhiều địa phương không có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung,
nên các bệnh viện sau khi phân loại rác y tế và rác sinh hoạt phải tự xử lý.
Theo TS Kính, qua thực tế báo cáo của các địa phương cho thấy, công tác thu
gom, xử lý rác thải y tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Các phương tiện thu gom
như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu
chuẩn, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại còn gặp nhiều khó khăn do
thiếu cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn, thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây
dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải bệnh viện…
Để đẩy mạnh công tác xử lý chất thải bệnh viện, trong năm 2009, Bộ Y tế sẽ
tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về
phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế. Kiên quyết đạt mục tiêu đến năm 2010
có trên 80% và đến năm 2020 tất cả các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải theo
quy định của Bộ Y tế.
(Nguồn: />duoc-xu-ly.htm)
 Thành phần chất thải rắn bệnh viện.
• Thành phần vật lý:
- Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo củ, khăn lau, vải trải…

- Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…
- Đồ thuỷ tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm…
- Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng…
- Đồ kim loại: kiêm tiêm, dao mỗ, hộp đựng…
- Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…
- Rác rưởi, lá cây, đất đá…
• Thành phần hoá học:
- Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai lọ thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất, thuốc thử.
- Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa…
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phần: C, H, O, N, S, Cl và một
phần tro.
• Thành phần sinh học:
Hà Nội 5/2009
5
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
- Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và đặc
biệt là những vi trùng gây bệnh.
 Phân loại chất thải rắn bệnh viện.
Chất thải rắn tại cơ sở y tế có thể được phân thành 5 loại như sau:
• Chất thải lâm sàng: bông, băng, gạc, các vật sắc nhọn, ống nghiệm…
• Chất thải phóng xạ: phát sinh từ hoạt động chuẩn đoán, trị liệu hoặc nghiên
cứu như
125
I,
153
Se (chuẩn đoán hình ảnh)…
• Chất thải hoá học: phát sinh từ các nguồn khác nhau như: xét nghiệm, vệ sinh,
khử khuẩn

• Các bình chứa khí có áp: bình đựng oxy, CO
2
• Chất thải sinh hoạt: phát sinh từ các buồng bệnh, nhà ăn, nhà giặt, phòng làm
việc…bao gồm giấy, túi nilon, thùng cacton…
 Tác hại của chất thải rắn bệnh viện.
Ngoại trừ chất thải rắn sinh hoạt hầu hết các chất thải rắn còn lại đều có nguy
cơ gây tác động tới sức khoẻ con người (các vật sắc nhọn, hoá chất, máu, bông
băng…) qua nhiều con đường như: hô hấp, tiêu hoá …
Đối tượng chịu tác động có thể là: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, bác sĩ và
các cán bộ làm việc trong bệnh viện
Những loại chất thải rắn trên nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ
là nguồn lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 Phương pháp quản lý và xử lý:
Các phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn thường áp dụng gồm có:
- Phân loại tại nguồn
- Thu gom và vận chuyển và lưu giữ chất thải bên trong cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải y tế đến nơi xử lý
- Xử lý bằng các phương pháp: Tẩy uế, đốt, chôn lấp hoặc tái chế.
I.1.2.2. Hiện trạng nước thải.
 Khái quát chung
Nhiều nghiên cứu về thực trạng kiểm soát ô nhiễm do nước thải tại các bệnh
viện Việt Nam cho thấy một số vấn đề như sau:
- Phần lớn các bệnh viện đều được thíêt kế có hệ thống thoát nước thải và trạm xử
lý nước thải. Một số thiết kế tách riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa,
Hà Nội 5/2009
6
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
nước thải theo đường cống về trạm xử lý nước thải của bệnh viện còn nước mưa

xả trực tiếp vào cống thải chung của thành phố hoặc vào nguồn tiếp nhận khác.
Tuy nhiên hiện nay hầu hết hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải của các
bệnh viện này đều không hoạt động và ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nhiều
đoạn cống bị hư hỏng, mất nắp, sụt luốn bùn cát rác thải vào nhiều, khả năng thoát
nước bị giảm nên nhiều lúc bệnh viện bị ngập úng vào mùa mưa.
Tình trạng này do một số nguyên nhân sau:
• Các công trình đã xây dựng từ lâu, một số trên nền đất yếu.
• Quản lý yếu kém, không được bảo dưỡng đều đặn.
• Bệnh viện luôn ở trong tình trạng quá tải về số lượng bệnh nhân nên lượng
nước thải cao hơn so với thiết kế dẫn đến quá tải hệ thống.
• Trạm xử lý nước thải không được vận hành thường xuyên do thiếu kinh phí
vận hành và mua hoá chất.
• Công nhân không nắm được quy trình vận hành.
- Một số bệnh viện không thiết kế trạm xử lý nước thải, nên cae nước mưa lẩn
nước thải đều được thải trực tiếp vào cống thoát nước thải chung của thành phố,
thị xã hoặc thải vào nguồn tiếp nhận bên ngoài bệnh viện như hồ, sông , suối, đồng
ruộng…hoặc tự ngấm vào đất.
- Các bệnh viện có trạm xử lý nhưng do không hoạt động và một số bệnh viện
không có trạm xử lý nước thải nên nước thải chưa xử lý khi xả ra nguồn là nguyên
nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng cho dân cư xung quanh đặc
biệt là sự lây lan dịch bệnh. Một số bệnh viện đã thải nước thải trực tiếp vào sông,
suối, hồ, ao. Đây là nguồn nước sinh hoạt chính của nguòi dân nên đe doạ trực tiếp
đến tình trạng sức khoẻ và tính mạng của họ.
- Một số bệnh viện do các hệ thống thoát nước đều bị xuống cấp và hư hỏng nhiều
nên khả năng tiêu thoát nước rất kém dẫn đến tình trạng ngập úng trong bệnh viện
và đó là hiểm hoạ gây bệnh trở lại cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các cán
bộ của bệnh viện. Ngoài ra do diện tích nguồn tiếp nhận nước thải (hồ) bị hẹp lại
do nhiều nguyên nhân nên ở một số bệnh viện khi trời mưa có hiện tượng nước
thải chảy ngược từ nguồn tiếp nhận vào bên trong bệnh viện gây ngập úng bệnh
viện do đó cáng làm tăng sự ô nhiếm và nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện

- Những năm gần đây do có sự quan tâm của chính phủ, các cơ quan chức năng
nhiều bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hệ thống
Hà Nội 5/2009
7
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
thoát nước thải và trạm xử lý nước thải. Hiện nay đã có nhiều công nghệ xử lý
nước thải bệnh viện khác nhau đang được áp dụng tại Việt Nam.
 Lưư lượng nước thải bệnh viện
Thông thường để tính toán hệ thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ
xử lý nước thải bệnh viện thì phải xác định lượng nước thải trong một ngày. Thực
tế cho thấy lưu lượng nước thải bệnh viện dao động theo giờ trong ngày và theo
ngày trong tuần. Chính vì vậy trong tính toán người ta đưa ra hệ số hiệu chỉnh tính
không đồng đều K cho quy mô bệnh viện (tính theo số giường bệnh hoặc số nhân
viên phục vụ). thường thì K không vượt quá 2.5 [1] Ngoài ra tính toán còn chấp
nhận tiêu chuẩn thoát nước bằng tiêu chuẩn cấp nước, do vậy lượng nước mà bệnh
viện dùng trong một ngày chính là lượng nước thải trong một ngày. Củng có thể
tính toán lưu lượng nước thải bệnh viện theo định mức sử dụng nước tính toán trên
giường bệnh được trình bày trên bảng 1.2 [1]
Bảng 1.2. Định mức sử dụng nước tính theo giường bệnh
Đối tượng Số lượng/ngày Nhu cầu tiêu thụ, l/ngày
Số giường bệnh N 300 - 500
Số cán bộ công nhân viên (0.8 – 1.1)N 100 – 150
Người nhà bệnh nhân (0.9 – 1.3)N 50 – 70
Sinh viên thực tập, khách (0.7 – 1.0)N 20 – 30
Tổng số nước dùng thực
tế
(3.4 – 4.4)N 470 - 600
Tính cả nhu cầu phát

triển
650 – 950 l/giương.ngày
ở Việt nam có thể xác định lưu lượng nước thải của bệnh viện đa khoa theo
bảng sau 1.3 [1]
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn cấp nước và lượng nước thải bệnh viện. [1]
STT Quy mô bệnh viện
(số giường bệnh)
Tiêu chuẩn cấp nước
(l/giường.ngày)
Lượng nước thải
(m
3
/ngày)
1 <100 700 70
2 100 – 300 700 100 – 200
3 300 - 500 600 200 – 300
4 500 -700 600 300 – 400
5 >700 600 >400
Hà Nội 5/2009
8
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
6 Bệnh viện kết hợp
nghiên cứu và đào tạo
>700
(BV Việt Đức Hà Nội,
BV chợ Rẫy TPHCM)
1000 >500
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà thức tế lượng nước thải của một giường

bệnh trong một ngày đêm lớn hơn nhiều lần so với quy định hiện hành của tiêu
chuẩn Việt nam, và thường ở mức từ 600 – 1000l/giường.ngày phụ thuộc vào các
loại bệnh viện và các cấp bệnh viện [1]
 Nguồn gốc, tính chất và thành phần nước thải bệnh viện.
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt đô thị. Trong nước
thải chứa chủ yếu các chất hữu cơ có nguồn gốc do sinh hoạt cửa con người. Tuy
nhiên do nước dùng trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân nên
về mặt vệ sinh và dịch tể học thì trong nước thải bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn
gây bệnh, dễ lây lan qua đường nước.
Nước thải bệnh viện phát sinh từ ba nguồn chính sau [1]
- Nước thải từ các phòng điều trị, từ các phòng xét nghiệm (giải phẩu bệnh, huyết
học, truyền máu, lau rửa sau các ca mổ, khoa lây…). Đây là nguồn tạo ra các chất
thải nguy hại
- Nước thải chứa các hoá chất (có các hoá chất đôc hại) sinh ra từ các phòng dược
như các loại thuốc, vắc xin, huyết thanh, dung môi hữu cơ, hoá chất xét nghiệm,
các hợp chất vô cơ…
- Nước thải sinh hoạt từ các phòng cán bộ, công nhân viên, nhà bếp, nhà ăn chứa
nhiều chất hữu cơ dể phân huỷ, các hợp chất vô cơ.
Nước thải bệnh viện là một nguồn thải gây nguy hiểm cho môi trường vì khả
năng lan rộng trong môi trường, mức độ nhiểm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và
nhân lên của vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện giàu chất hữu cơ của nước thải.
Nước thải bệnh viện có thể mang các tác nhân mầm bệnh như tả, thương hàn, phó
thương hàn, bệnh than, lao, lỵ…
Theo nghiê cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự (2003) cho thấy nước thải
bệnh viện làm ô nhiễm các nguồn nước bề mặt như nước sông, nước ao, đầm hồ,
giếng khơi và còn gây ô nhiễm đất. Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm và gieo rắc
mầm bệnh theo tuyến sông thoát nước thải, nghiên cứu cho rằng số bệnh nhân ở
Hà Nội 5/2009
9
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m

3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
khu dân cử dọc tuyến sông thoát nước thải bệnh viện thường cao hơn ở các khu
vực khác, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hoá. [1]
Các chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện được trình bày trong bảng
1.4
Bảng 1.4. Các chỉ tiêu ô nhiễm chính của nước thải bệnh viện [1]
Chỉ tiêu Giá trị TCVN
nhỏ nhất Trung bình lớn nhất
Ph 6.4 7.54 8.15 6.5 – 8.5
SS(mg/l) 150 160 220 ≤100
BOD
5
, mg/l 120 150 200 ≤30
COD, mg/l 150 200 350 ≤80
N
T
, mg/l 15 28 36 ≤30
P
T
, mg/l 5 9 12 ≤6
Coliform,
MPN/100ml
10
6
10
7
10
9
≤5000

Đánh giá chung về nước thải bệnh viện ở việt nam:
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự (Ban chỉ đạo
quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường), Trần Đức Hạ (ĐHXD) và
Phạm Thị Bích Ngọc (Bộ XD) thì có thể nêu lên một số đánh giá về nước thải
bệnh viện như sau [1].
• Đối với các bệnh viện tuyến thành phố: nước thải chứa hàm lượng cặn lơ lửng
cao nhất, BOD trong nước thải khá lớn. Nồng độ oxy hoà tan nằm trong khoảng 0-
1mg/l, tổng coliform tuy không cao nhưng đều vượt quá giới hạn cho phép theo
TCVN 5945-1995. Các bệnh viện tuyến thành phố chủ yếu xả nước thải vào mạng
lưới thoát nước thành phố.
• Nước thải các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, có hàm lượng cặn lơ lửng không lớn
nhưng các chỉ tiêu BOD, nitơ amoni, phosphat, coliform… tương đối cao. Hàm
lượng oxy hoà tan trong nước thải thấp. Nước thải các bệnh viện này xả vào hệ
thống thoát nước thị xã hoặc sông, hồ, đồng, ruộng xung quanh.
• Đối với các bệnh viện tuyến huyện, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở
mức trung bình, oxy hoà tan cao, hàm lượng nitơ amoni nhỏ. Tuy nhiên tổng số
coliform của nước thải bệnh viện này lại rất cao. phần lớn các bệnh viện cấp
huyện này xả thải trực tiếp ra nguồn nước mặt như sông, hồ, đồng ruộng…
Hà Nội 5/2009
10
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
• Đối với các bệnh viện chuyên khoa, hàm lượng cặn lơ lửng, BOD trong nước
thải không lớn lắm do lượng nước sử dụng lớn. Tuy nhiên trong nước thải loại này
chứa nhiều chất ô nhiễm đặc trưng và vi khuẩn gây bệnh đặc thù. Phần lớn nước
thải bệnh viện loại này thường xả vào hệ thống thoát nước thành phố.
- Nghiên cứu của Trần Quang Toản và cộng sự (viện y học lao động và vệ sinh
Môi Trường 2003) về đánh giá ô nhiễm theo các chỉ tiêu hoá lý của các bệnh viện
theo các tuyến (TW, Tỉnh, ngành), theo các khoa (hành chính, lây, xét nghiệm,

dược), theo chuyên khoa (đa khoa, lao, phụ sản) được thẻ hiện trong các bảng sau
[1]
Bảng 1.5. Đánh giá chỉ tiêu ô nhiễm cho từng tuyến
Bệnh viện pH H
2
S
mg/l
BOD
5
mg/l
COD
mg/l
P
T
mg/l
N
T

mg/l
SS
mg/l
TW 6.97 4.05 99.8 163.2 2.55 16.6 18.6
Tỉnh 6.91 7.48 163.9 214.4 1.71 18.93 10.0
Ngành 7.12 4.84 139.2 179.9 1.44 18.85 46.0
TCVN
7382-2004
(mức II)
6,5-8,5 ≤ 1 ≤ 30

- ≤ 6 ≤10


≤100
Bảng 1.6. Đặc tính ô nhiễm nước thải bệnh viện theo các khoa
Khoa pH H
2
S
mg/l
BOD
5
mg/l
COD
mg/l
P
T
mg/l
N
T

mg/l
SS
mg/l
Hành
chính
6.4 2.07 87.14 126.58 0.94 9.54 37.99
Lây 7.04 5.5 117.60 168.98 1.54 12.82 55.82
Xét nghiệm 7.04 3.32 105.41 149.25 1.103 10.12 23.46
Dược 6.55 5.95 181.83 235.05 1.56 20.74 51.48
TCVN
7382-2004
(mức II)

6,5-8,5 ≤ 1 ≤ 30

- ≤ 6 ≤10

≤100
Bảng 1.7. Đánh giá nước thải bệnh viện theo các khoa
Chuyên
khoa
pH H
2
S
mg/l
BOD
5
mg/l
COD
mg/l
P
T
mg/l
N
T

mg/l
SS
mg/l
Đa khoa 6.91 5.61 147.56 201.4 1.57 17.24 37.96
Hà Nội 5/2009
11
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m

3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
Lao 6.72 2.98 143.23 207.25 1.15 16.04 22.23
Phụ sản 7.21 7.73 167 221.9 0.99 13.19 51.25
TCVN
7382-2004
(mức II)
6,5-8,5 ≤ 1 ≤ 30

- ≤ 6 ≤10

≤100
Nhận xét: Như vậy qua các bảng trên ta thấy nhìn chung tất cả các bệnh viện
đều có mức độ ô nhiểm cao so với tiêu chuẩn cho phép.
• Theo các khoa thì khoa dược có hàm lượng chất ô nhiễm cao nhất, khoa hành
chính có hàm lượng ô nhiễm thấp nhất.
• Theo tuyến thì bệnh viện tuyến tỉnh ô nhiễm hơn so với tuyến TW và tuyến
ngành nguyên nhân có thể là lượng nước mà bệnh viện tuyến tỉnh sử dụng có thể
thấp hơn so với các tuyến khác.
• Theo chuyên khoa không có sự khác biệt đáng kể.
- Nghiên cứu của Từ Hải Bằng và cộng sự (viện Y Học lao động và VSMT) về chỉ
tiêu vi sinh trong nước thải bệnh viện (32 bệnh viện từ tuyến huyện đến TW, từ
bắc vào nam) được thể hiện trong bảng sau [10]
Bảng 1.8. Chỉ tiêu vi sinh trong nước thải bệnh viện
Vi sinh vật nhỏ nhất Trung bình lớn nhất
Tổng số vi khuẩn hiếu
khí/ml
2000 942.10
7
32.10

10
Cl.perfrigen/10ml 30 9412 855.10
2
Coliform/100ml 15.10
4
234.10
6
23.10
8
Feacal
Coliform/100ml
93.10
3
150.10
6
23.10
8
Trứng giun/1000ml 0 63 9.10
2
- Nghiên cứu của Dương Hồng Anh và cộng sự (trung tâm nghiên cứu Công Nghệ
Môi Trường và Phát triển bền vững - Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN) về dư
lượng chất kháng sinh floquinolon (cụ thể là Ciprofoxacin-CIP và norfoxacin-
NOR) trong nước thải của một số bệnh viện ở Hà Nội thể hiện trong bảng sau.[11]
Bảng 1.9. Dư lượng chất kháng sinh trong nước thải bệnh viện chưa qua xử lý
Tên bệnh viện Nồng độ
CIP (mg/l) NOR (mg/l)
Thanh Nhàn 7,0.10
-3
15,2.10
-3

Hà Nội 5/2009
12
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
Việt Đức 10,9.10
-3
3,4.10
-3
Viện K 1,2.10
-3
-
Phụ sản TW 2,1.10
-3
13,6.10
-3
Phụ sản Hà Nội 1,1.10
-3
-
Hữu Nghị 25,8.10
-3
8,4.10
-3
3,7.10
-3

*
1,5.10
-3 *
*: Nước thải sau xử lý.

Qua bảng trên cho thấy trong nước thải bệnh viện chưa qua xử lý có dư lượng
chất kháng sinh CIP với nồng độ dao động 1,1.10
-3
– 25,8.10
-3
(mg/l) và NOR từ
3,4.10
-3
– 15,2.10
-3
(mg/l), trong đó dáng chú ý là trong nước thải sau xử lý tại
bệnh viện hữu nghị thì nồng độ CIP giảm 85.66% và NOR giảm 82.14%. Như vậy
xử lý nước thải bệnh viện đã làm giảm nồng độ CIP và NOR trong nước thải và
các tác giả trên đã nhận xét (với trường hợp nước thải bệnh viện Hữu Nghị) với
nước thải chưa qua xử lý thì vi khuẩn E-coli kháng được với CIP và NOR (với số
lượng khuẩn lac/100ml lớn hơn 100.000) nhưng với nước thải sau xử lý thì E-coli
trở nên nhạy cảm với CIP và NOR (với số lượng khuẩn lạc/100ml từ 2000-13000).
Qua các số liệu trên cho thấy nhìn chung các thành phần ô nhiễm chủ yếu của
nước thải bệnh viện bao gồm COD, BOD
5
, tổng N, tổng P và chỉ tiêu vi sinh.
 Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường.
Từ tính chất của nước thải bệnh viện nói trên, ta thấy nước thải bệnh viện là
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và là phương tiện lan truyền các loại bệnh
tật. Tại các khu vực tiếp nhận nguồn nước thải, và nơi sử dụng còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ tiềm tàng lớn hơn nếu nước thải này không được xử lý .
- Khi đi vào môi trường nước, do hàm lượng nitơ, phốt phocao, chất hữu cơ lớn
làm giảm khả năng tự làm sạch của nước và dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng.
- Quá trình phân huỷ sinh học chất hữu cơ cũng làm lượng ôxy hoà tan trong nước
giảm đi. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ kỵ khí phát sinh mùi hôi

thối.
- Nguồn nước thải Bệnh viện còn là nguyên nhân làm lây lan các vi sinh vật gây
bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cư dân khu vực lân cận
Hà Nội 5/2009
13
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
CHƯƠNG II:
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
II.1. Công nghệ xử lý.
Theo thông báo của Bộ Y Tế về quản lý và xử lý chất thải bệnh viện cho thấy
các trạm xử lý nước thải bệnh viện của việt nam đang hoạt động ở những trình độ
khác nhau và có thể quy về các nhóm công nghệ như sau.
Bảng 1.10. Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở việt nam. [1]
STT Tên công nghệ
1 Xử lý cơ học
2 Xử lý cơ học phối hợp với xử lý sinh học tự nhiên
3 Xử lý sinh học hiếu khí thông dụng
4 Lọc sinh học nhiều bậc
II.1.1. Xử lý cơ học.
Nước thải sau khi đã qua bể tự hoại, được xử lý cơ học tại bể lắng và khử trùng
bằng clo rồi xả ra ngoài. Đây là loại hình công nghệ xử lý đơn giản được dùng phổ
biến ở các bệnh viện củ của Hà Nội và các tỉnh (bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh
viện Nhi Hải Phòng ) chất lượng nước nhìn chung không đạt tiêu chuẩn thải
TCVN 7382-2004.
Sơ đồ công nghệ được thể hiện trong hình vẽ sau:


Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng cơ học.

II.1.2. Xử lý cơ học phối hợp với lọc sinh nhỏ giọt hoặc xử lý sinh học tự
nhiên.
Nước thải từ bể tự hoại được xử lý cơ học trong bể lắng, xử lý sinh học trong
bể lọc sinh học nhỏ giọt sau đó khử trùng rồi xả ra hệ thống cống chung của thành
phố (bệnh viện Hai Bà Trưng). Ở một số bệnh viện, nước thải sau khi qua bể tự
hoại, được xử lý sơ bộ tại bể lắng rồi được bơm vào các bể hoặc ao xử lý sinh học
Hà Nội 5/2009
14
Nước thải Lắng sơ bộ Khử trùng
Thải ra nguồn
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
tự nhiên trước khi thải ra bên ngoài (bệnh viện Đông Anh Hà Nội). Nguồn tiếp
nhận thường là đồng ruộng
Sơ đồ công nghệ được thể hiện trên hình sau:


Hình 2.2. xử lý nước thải bệnh viện bằng lọc sinh học nhỏ giọt
Hình 2.3. xử lý nước thải bênh viện bằng hồ sinh học tự nhiên.
II.1.3. Xử lý sinh học hiếu khí.
Nước thải sau khi qua bể tự hoại được xử lý sinh học trong Aeroten với bùn
hoạt tính tuần hoàn và khử trùng trước khi xả ra ngoài (bệnh viện Giao thông,
bệnh viện Không quân, bệnh viện Bạch Mai…).
Sơ đồ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính truyền thống được thể hiện trên hình
sau:
Hà Nội 5/2009
15
Nước thải
Điều hoà

Lắng I
Lọc sinh học nhỏ giọt
Lắng II
khử trùng
Thải ra nguồn
Gom bùn
Nước thải Lắng sơ bộ Hồ sinh học khử trùng
Thải ra nguồn
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
Hình 2.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng bùn hoạt tính.
II.1.4. Lọc sinh học nhiều bậc có đệm vi sinh (có đệm vi sinh ).
Nước thải sau chắn rác được lắng trong có xử dụng chất keo tụ, sử lý sinh học
yếm khí, thiếu khí và hiếu khí qua lớp vật liệu đệm sau đó lắng và khử trùng trước
khi xả vào nguồn tiếp nhận . Thiết bị hợp khối gọn, kết hợp các quá trình xử lý cơ
bản bằng phương pháp sinh học với việc bổ sung chế phẩm vi sinh gia tăng quá
trình khử chất bẩn hữu cơ.
Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện bằng lọc sinh học nhiều bậc thể hiện trong
hình sau:
Hà Nội 5/2009
16
Nước thải Song chắn Lắng I Aeroten
Lắng II
Khử trùng
Xả ra nguồn
Gom bùn
Lắng II
Khử trùng
Xả ra nguồn

Nước thải
Chắn rác Lắng I thiết bị hợp khối
Bể phân
huỷ bùn
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
Hình 1.4. Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện bằng lọc sinh học nhiều bậc
Nguyên lý công nghệ hợp khối:
Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý
nước thải đã biết trong không gian thiết bị của mỗi mo-đun để tăng hiệu quả và
giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực
hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng
này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà khụng gây tắc các lớp đệm, đồng thời
thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp
khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề
mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.
Đi kèm với giải pháp công nghệ hợp khối này có các hóa chất phụ trợ gồm: chất
keo tụ PACN-95 và chế phẩm vi sinh DWH-97 giúp nâng cao hiệu suất xử lý, tăng
công suất thiết bị.
Việc áp dụng cụng nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các
chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà
còn, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn
và mùi hôi.
Hai dòng thiết bị xử lý: Với nguyên lý hoạt động trên trung tâm CTC (Trung tâm
tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường) đã thiết kế 2 dòng thiết bị
hợp khối điển hình là V-69 và CN-2000.
- Thiết bị V-69: công nghệ này được trung tâm CTC thiết kế xây dựng từ năm
1997 tại bệnh viện V-69 thuộc Bộ tư lệnh lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó đến
Hà Nội 5/2009

17
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
nay V-69 được phát triển và hoàn thiện nhiều lần. Chức năng của các thiết bị hợp
khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng
nước thải. Ưu điểm của thiết bị là tăng khả năng tiếp xúc của nước thải với vi sinh
vật và oxy có trong nước nhờ lớp đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn.
quá trình trao đổi chất và oxy đạt hiệu quả cao.
- Thiết bị CN-2000: Trên nguyên lý của thiết bị V-69, thiết bị xử lý nước thải
CN-2000 được chế tạo theo kiểu tháp sinh học với quá trình cấp khí và không cấp
khí đan xen nhau để tăng khả năng khử nitơ. Mỗi modun thiết bị có công suất 150-
250m
3
/ng.đ. Thiết bị CN-2000 đã được cục bảo sở hữu chí tuệ bảo hộ sở hữu công
nghiệp từ tháng 9/2003.
II.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở
Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý các chỉ tiêu vi sinh và hóa lý theo các nhóm
công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở Việt Nam của Từ Hải Bằng, Nguyễn Khắc
Hải và các cộng sự cho thấy. [10]
II.2.1. Đối với công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt.
Bảng 2.1. Hiệu quả xử lý chỉ tiêu hóa lý.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN
(7382-2004)
Ph 6.9 7.3 6.5-8.5
H
2
S 8.0 1.7 79.2 ≤1
BOD

5
123.8 104.9 15.27 ≤30
COD 177.1 137.0 22.62 ≤80
N
T
14.4 14.2 0.98 ≤30
P
T
1.7 0.9 47.75 ≤6
SS 37.7 31.3 17.08 ≤ 100
Bảng 2.2. Hiệu quả xử lý vi sinh của lọc sinh học nhỏ giọt.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)
Tổng hiếu khí (1ml) 531490 107160 79.84 -
Cl.perfrigen (10ml) 1690 1060 37.29 -
Tổng 58762220 12711590 78.36 ≤ 5000
Hà Nội 5/2009
18
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
Coliform(100ml)
Fecal
coliform(100ml)
45871750 7930250 82.71 -
Enterococci (100ml) 4040240 733470 81.85 -
II.2.2. Đối với hồ sinh học.
Bảng 2.3. Hiệu quả xử lý hóa lý.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN
(7382-2004)

Ph 6.9 7.0 6.5-8.5
H
2
S 11.6 1.7 85.34 ≤1
BOD
5
264.3 204.5 22.63 ≤30
COD 334.8 298.4 10.87 ≤80
N
T
18.1 8.8 51.30 ≤30
P
T
2.2 0.3 83.80 ≤6
SS 54.7 21.3 61.06 ≤ 100
Bảng 2.4. Hiệu quả xử lý vi sinh.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)
Tổng hiếu khí (1ml) 746630 27230 96.35 -
Cl.perfrigen (10ml) 651 37 94.38 -
Tổng
Coliform(100ml)
15896390 30580 99.81 ≤ 5000
Fecal
coliform(100ml)
15243030 12280 99.92 -
Enterococci (100ml) 14105770 46480 99.67 -
II.2.3. Đối với công nghệ bùn hoạt tính
Bảng 2.5. Hiệu quả hóa lý.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN

(7382-2004)
Ph 6.6 7.03 6.5-8.5
H
2
S 5.3 0.66 87.35 ≤1
BOD
5
116.1 71.66 38.26 ≤30
COD 168.0 107.29 36.15 ≤80
N
T
18.5 5.91 68.03 ≤30
P
T
1.4 1.04 23.37 ≤6
Hà Nội 5/2009
19
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
SS 29.0 11.5 60.39 ≤ 100
Bảng 2.6. Hiệu quả vi sinh.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)
Tổng hiếu khí (1ml) 321290 46 99.99 -
Cl.perfrigen (10ml) 5580 199 96.43 -
Tổng
Coliform(100ml)
4549230 79 99.99 ≤5000
Fecal

coliform(100ml)
2074990 47 99.99 -
Enterococci (100ml) 3110680 1100 99.96 -
II.2.4. Công nghệ lọc sinh học nhiều bậc.
Bảng 2.7. Hiệu quả hóa lý.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu xuất (%) TCVN
(7382-2004)
Ph 7.1 8 6.5-8.5
H
2
S 4.3 1 82.10 ≤1
BOD
5
130.5 70 46.37 ≤30
COD 178.5 103 42.39 ≤80
N
T
16.4 8 48.22 ≤30
P
T
1.4 1 28.23 ≤6
SS 32.0 13 60.50 ≤ 100
Bảng 2.8. Hiệu quả vi sinh.
Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất(%) TCVN
(7382-2004)
Tổng hiếu khí (1ml) 820770 200 99.98 -
Cl.perfrigen (10ml) 2080 153 92.66 -
Tổng
Coliform(100ml)
19836050 63 99.99 ≤ 5000

Fecal
coliform(100ml)
6590790 219 99.99 -
Enterococci (100ml) 138180 245 99.82 -
Hà Nội 5/2009
20
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
- Nghiên cứu năm 2003 của Trần Quang Toản và cộng sự (viện Y hoc lao động và
VSMT) về đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện của 29 bệnh viện theo các
chỉ tiêu hóa lý được thể hiện trong bảng sau [1]
Bảng 2.9. Đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu hóa lý.
Chỉ tiêu Lọc sinh học nhỏ giọt Hồ sinh học
Vào Ra Hiệu
suat
Vào Ra Hiệu suat
BOD mg/l 129.9 83.5 35.72 179.2 140.7 21.48
COD mg/l 183.1 116.1 36.59 221.5 186.2 15.94
H
2
S mg/l 9.00 3.86 57.11 3.74 0.1 97.33
N
T
mg/l 16.56 12.37 25.3 12.29 7.23 41.17
P
T
mg/l 1.76 1.09 38.07 1.23 0.28 77.24
SS mg/l 36.0 22.9 36.39 53.3 29.6 44.47
Chỉ tiêu Aeroten Lọc sinh học nhiều bậc

Vào Ra Hiệu
suat
Vào Ra Hiệu suat
BOD mg/l 118.6 89.6 24.45 165.7 94.8 42.79
COD mg/l 172.0 142.9 16.92 227.5 130.8 42.51
H
2
S mg/l 4.50 2.53 43.78 4.85 0.8 83.51
N
T
mg/l 17.08 12.75 15.35 17.23 9.09 47.24
P
T
mg/l 1.60 1.65 - 1.95 1.05 46.15
SS mg/l 28.4 28.5 - 37.8 14.8 60.85
Nhận xét: Qua các bảng trên thấy rằng hiệu quả xử lý của các trạm xử lý theo
các nhóm công nghệ khác nhau là rất khác nhau và chưa đáp ứng nhu cầu ngày
càng chặt chẻ theo TCVN đối với các dòng nước thải hiện nay. Trong đó nhóm
công nghệ sinh học nhiều bậc đạt hiệu quả hơn cả, tuy chưa đạt yêu cầu lý thuyết
vì trong quá trình vận hành các trạm còn chưa tuân thủ các yêu cầu về chế độ công
nghệ, trạm không được vận hành thường xuyên và ổn định. Ngoài ra tính không
đồng đều của nguồn nước củng là một nguyên nhân.
II.3. Định hướng triển khai công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam.
- Phần lớn các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ xử lý cơ học,
bùn hoạt tính truyền thống không có kết hợp hiếu khí - thiếu khí đã xây dựng
Hà Nội 5/2009
21
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49

không đáp ứng tiêu chuẩn thải theo TCVN 7382-2004 đặc biệt về chỉ tiêu vi sinh
và nitơ. Trong những năm gần đây nhóm công nghệ hợp khối đã được áp dụng
thành công ở nhiều bệnh viện (bệnh viện Thanh Nhàn, Xanh Pôn…) và đảm bảo
yêu cầu, tuy nhiên hệ thống cần có sự vận hành nghiêm túc, thường xuyên tăng
cường kỹ năng cho đội ngũ cán bộ vận hành.
- Để đảm bảo chỉ tiêu thải theo nitơ nhất thiết hệ xử lý phải có thêm hay chú trọng
xử lý thiếu khí. Việc kết hợp giữa thổi khí và khuấy trộn (thiếu khí) cần được thực
hiện tự động hoá. Hệ xử lý này sẽ kéo theo tăng giá thành xây dựng và vận hành,
mức độ tăng tuỳ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên (nước thải, nhiệt độ, có
hồ sinh học xử lý tiếp theo hay không )
- Xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải phải dựa trên đặc điểm của từng cơ sở.
trên cơ sở những tiêu chuẩn chung cần có sự vận dụng cụ thể với những hiệu
chỉnh nhất định
- Việc áp dụng xử lý sinh học tự nhiên có ý nghĩa quan trọng và giảm được vốn
đầu tư xử lý, đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến tỉnh hay huyện khi có diện tích
đất lớn.
- Để xây dựng và vận hành tốt một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần phải
đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng
- Khử trùng là bước bắt buộc trong xử lý nước thải bệnh viện. Việc sử dụng clo
dạng NaClO hay Ca(OCl)
2
là phù hợp với các cơ sở bệnh viện.
Hà Nội 5/2009
22
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
III.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý nước thải.

 Các yếu tố cần chú ý khi lựa chọn phương pháp xử lý nước thải.
- Đặc tính của nước thải đầu vào: cần xác định cụ thể thành phần các chất ô nhiễm
trong nước thải, dạng tồn tại của chúng (lơ lững, dạng keo, hay dạng hòa tan), khả
năng phân hủy sinh học và độ độc của các thành phần vô cơ, hữu cơ.
Bảng 3.1.Đặc tính nước thải đầu vào được được thể hiện trong bảng sau:
(số liệu nước thải đầu vào tại bệnh viện Việt Đức: số 41 Phố Tràng Thi, Hà Nội)
Thông
số
pH SS
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
NO
3
-
(mg/l)
P
tổng
(mg/l)
NH
4
+
(mg/l)
Coliform
MPN/100ml
7.14 94.8 198.8 157.8 23.74 4.22 14.2 12.10
6

- Mức độ yêu cầu khi xử lý : Chất lượng nước thải đầu ra phải thỏa mãn các yêu
cầu cụ thể ( theo tiêu chuẩn), và chất lượng nước trong tương lai.
Bảng 3.2. Mức độ xử lý nước thải theo TCVN 7382-2004
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH Mức I Mức II
2 Chất rắn lơ
lửng
mg/l 50 100
3 BOD
5
mg/l 30 30
Hà Nội 5/2009
23
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
4 Sunfua(S
2-
) mg/l 1 1
5 Amoni (NH
4
+
) mg/l 10 10
6 Nitrat(NO
3
-
) mg/l 30 30
7 Dầu mỡ mg/l 5 10
8 Octophosphat
(PO

4
3-
)
mg/l 4 6
9 Tổng coliform MPN/100ml 1000 5000
10 Vi khuẩn gây
bệnh đường
ruột
Salmonella
Shigella
Vibrio cholera
KPHD KPHD
11 Tổng hoạt độ
phóng xạ
α
Bq/l 0.1 1
12 Tổng hoạt độ
phóng xạ
β
Bq/l 0.1 1
- Chi phí xử lý và diện tích đất hiện có để xây dựng trạm xử lý. Trước khi tiến
hành chọn lựa quá trình xử lý phù hợp, ta cũng cần phân tích chi tiết chi phí của
phương án lựa chọn, để đảm bảo hiệu quả nhất
- Đảm bảo khả năng xử lý khi bệnh viện mở rộng công suất xuất.
 Phương pháp xử lý nước thải.
Trên cơ sở phân tích ở trên cho thấy: đặc điểm chung của các bệnh viện là đều
có các chỉ tiêu ô nhiễm chung là ô nhiễm hữu cơ ( thể hiện qua giá trị BOD
5
,
COD) , dư thừa dinh dưỡng ( thể hiện qua chỉ tiêu về N và P) và ô nhiễm về mặt

vệ sinh dịch tể ( thể hiện qua chỉ số Coliform)
Như vậy về mặt ô nhiễm nước thải bệnh viện có những điểm tương đồng với
nước thải sinh hoạt về mặt các thông số gây ô nhiễm. Qua tìm hiểu các công nghệ
đã và đang áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện cho thấy phương pháp xử dụng
chủ yếu là phương pháp sinh học ( kỹ thuật bùn hoạt tính hoặc ký thuật màng sinh
học)
Lựa chọn: Phương pháp xử lý bằng tác nhân sinh học.
III.2. Phân tích nguyên lý và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý:
III.2.1. Đề xuất.
Hà Nội 5/2009
24
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 500m
3
/ng.đ-Lê Văn Trường- CNMT K49
Phương án 1:kỹ thuật bùn hoạt tính (hình vẽ):

Hà Nội 5/2009
25
Ngăn thu gom nước
thải
Chế phẩm vi sinh DW-
97-H
Nước thải từ các
đường ống thu gom
Sàng rác
Ngăn điều hòa
Ngăn nén bùn
Bể phản ứng
hiếu khí –thiếu khí
Nước chảy tràn

về bể điều hòa
Rác đưa dến khu
xử lý chất thải
rắn bệnh viện
Bể lắng II
Bể tiếp xúc khử trùng
Nước ra nguồn
Bùn hoạt
tính tuần
hoàn
Bùn đưa về
xử lý
Hóa chất khử trùng

×