Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn kinh tế Anh –Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.39 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“n dụ có mặt khắp mọi nơi trong đời sống chúng ta, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn trong tư duy
và hành động” (Lakoff & Johnson, 1980:3). n dụ được sử dụng rộng rãi và lâu bền trong giao tiếp hàng
ngày, trong khoa học, giáo dục, và cả chính trò. Phần lớn các quá trình tri nhận của chúng ta bao gồm việc tư
duy, cảm nhận và đánh giá thế giới chung quanh đều dựa trên các ý niệm mang tính ẩn dụ có nhiệm vụ cấu
trúc hoá và có ảnh hưởng đến ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng. Việc xem xét và đối chiếu các hiện tượng ẩn
dụ ý niệm xuyên ngôn ngữ có thể mang lại nhiều giá trò học thuật trong lónh vực ngôn ngữ học ứng dụng.
Một mặt, nó giúp tìm hiểu cách thức tư duy khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau thông qua ẩn dụ. Mặt
khác, nó đem lại cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy, học tập ngoại ngữ một cách nhìn mới về ẩn dụ, giúp
họ xem xét các hiện tượng ẩn dụ ý niệm được cụ thể hoá trong các ngôn ngữ khác nhau. Nếu như một số ẩn
dụ ý niệm có tính phổ quát xuyên ngôn ngữ và tạo điều kiện thuận lợi cho người học ngoại ngữ, thì cũng có
rất nhiều cách ẩn dụ hoá ý niệm khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau có thể dẫn đến những chuyển di
tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong ngôn ngữ kinh tế chúng ta có thể nhận ra rất nhiều ẩn dụ, chẳng hạn ‘dòng vốn’, ‘đầu tư chất
xám’ vv. Đây cũng là một lónh vực rất hứa hẹn đối với các nhà nghiên cứu về ẩn dụ. Chẳng hạn, Herrera và
White (2003) khi xem xét các ẩn dụ sử dụng trong báo chí kinh tế đã phát hiện một số lượng lớn các biểu
thức ẩn dụ. Smith (2005) lại nghiên cứu ẩn dụ sử dụng trong đàm phán kinh tế và ông nhận thấy rằng qua
cách dùng ẩn dụ thì người nghe có thể phát hiện ra ý đònh của đối tác. Trước đó thì các tác giả Hodgson
1
(1993); McCloskey (1995); Kubon-Gilke (1996) cũng đã nghiên cứu vai trò của ẩn dụ trong kinh tế học.
Oberlechner và các cộng sự (2004) nghiên cứu quá trình ý niệm hóa thò trường hối đoái theo lối ẩn dụ và
xem xét phương thức các ẩn dụ này góp phần cấu thành nên thò trường tài chính như thế nào. Nghiên cứu
của Skorczynska & Deignan (2006) lại tập trung tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn và sử
dụng các ẩn dụ trong các diễn ngôn kinh tế khác nhau và nghiên cứu này cho thấy yếu tố độc giả và mục
đích bài báo là hai nhân tố quyết đònh, ảnh hưởng lớn đến các dạng ẩn dụ được sử dụng, tần suất sử dụng và
chức năng của chúng trong các bài báo.
Trong việc tiếp cận và nghiên cứu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt từ trước đến nay chủ yếu tồn
tại đường hướng lôgíc, nhìn nhận ngôn ngữ về nguyên thuỷ là mang tính chất nghóa đen, và coi phương thức
ẩn dụ là cái xuất phát từ cái tính chất nghóa đen ấy. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu là các phương thức


ẩn dụ được sử dụng chủ yếu trong thơ ca và nhằm đạt hiệu quả nhấn mạnh trên bình diện tu từ học. Các
công trình về ẩn dụ ở Việt Nam trong thời gian qua như phần lớn đều đi theo đường hướng sở chỉ hoặc miêu
tả hoặc kết hợp cả hai xu hướng trên. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu ẩn dụ theo quan điểm ý niệm
còn hạn chế về số lượng (xem Lý Toàn Thắng (2005), Đào Thò Hà Ninh (2005), Phạm Thò Thanh Thuỳ
(2006), Nguyễn Đức Tồn (2007) và gần đây là Phan Thế Hưng (2007, 2009), cho dù lý thuyết ẩn dụ ý niệm
của Lakoff và Johnson (1980) gợi ra rất nhiều hướng nghiên cứu trong lónh vực ngôn ngữ học ứng dụng, đặc
biệt trong các lónh vực nghiên cứu tiếng Việt, biên-phiên dòch và giảng dạy ngoại ngữ. Đặc biệt trong lónh
vực diễn ngôn kinh tế cho đến nay mới chỉ có tác giả Phạm Thò Thanh Thuỳ (2006) làm công việc giới thiệu
khái quát ẩn dụ ý niệm trong các bản tin kinh tế tiếng Anh.
2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong các bản tin kinh tế tiếng
Anh và tiếng Việt. Luận án sẽ nghiên cứu ẩn dụ từ ba bình diện nghóa học, dụng học và tri nhận luận. Lí do
dẫn đến sự lựa chọn này là vì ẩn dụ đóng vai trò tích cực trong việc phát triển cơ chế ý niệm dùng để thể
hiện các ý tưởng mới; ẩn dụ cũng là nguồn cung cấp cho những chỗ khuyết từ vựng; ẩn dụ cũng được sử
dụng vì mục đích phong cách, thể hiện sự đánh giá của tác giả bản tin, nó phản ánh quá trình chọn lọc ngôn
ngữ trong từng ngữ huống cụ thể và phù hợp từng ý đònh cụ thể của người viết.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận án đề ra mục tiêu nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn kinh tế Anh –Việt.
Các câu hỏi mà luận án đặt ra là:
i. Những loại ẩn dụ ý niệm nào được sử dụng trong các bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt? Các ẩn dụ ý
niệm này có tần suất sử dụng như thế nào?
ii. Vai trò của các ẩn dụ ý niệm là gì khi chúng được sử dụng trong các bản tin giải thích hoặc bình luận các
hiện tượng kinh tế?
iii. Các bản tin kinh tế tiếng Anh và các bản tin kinh tế tiếng Việt có những điểm giống nhau và khác nhau
như thế nào trong việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ẩn dụ cụ thể tương ứng?
iv. Những đặc điểm tương đồng và dò biệt nếu có sẽ được giải thích như thế nào dựa trên mối quan hệ giữa
ngôn ngữ, văn hóa và tư duy?
3
v. Liệu người học và sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ có thể gặp khó khăn hay không trong khi đọc và

dòch các ẩn dụ ý niệm từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại?
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
Trên bình diện tổng quan, luận án kết hợp hai xu hướng tiếp cận chính: nghiên cứu đònh lượng và
nghiên cứu đònh tính. Nghiên cứu đònh lượng cho phép luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp giữa hai khối
ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Còn phân tích đònh tính giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn
các phép đồ họa ẩn dụ có mặt trong hai khối ngữ liệu, góp phần làm sáng tỏ các nét tương đồng và dò biệt
giữa hai ngôn ngôn ngữ Anh và Việt trên cùng một thể loại văn bản tin kinh tế.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là phương pháp miêu tả và phương
pháp so sánh-đối chiếu. Chúng tôi thu thập các bài báo tiếng Anh và tiếng Việt, miêu tả và phân tích việc
sử dụng ẩn dụ ý niệm trong các bài báo này. Các ẩn dụ sau khi được chọn ra sẽ được phân loại theo lónh vực
nguồn, theo tần số xuất hiện của chúng, theo mức độ thông dụng và theo các đặc trưng ngôn ngữ-văn hoá.
Sau đó, các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ngôn ngữ cụ thể hóa của chúng trrong hai ngôn ngữ Anh và Việt
sẽ được so sánh và đối chiếu trên các tiêu chí cụ thể.
Chúng tôi thu thập 200 bài báo mang các chủ đề kinh tế xuất hiện trong hai tờ báo kinh tế thuộc
dòng báo chính thống tại Việt Nam: tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn và tờ Thời báo kinh tế Việt Nam; 200 bài
báo tiếng Anh khác cũng xuất hiện trên hai tờ báo chính thống tại Mó là tờ Thời báo Tài chính (Financial
Times) và Bưu điện Washington (Washington Post). Các bài báo có độ dài không quá chênh lệch nhau; độ
dài trung bình của các bài báo là 900 từ. Các bài báo có nội dung phản ánh các hoạt động kinh tế trong nước
4
nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất khả năng đưa vào ngữ liệu các yếu tố bò ảnh hưởng bởi việc biên
dòch từ tiếng nước ngoài.
Khối ngữ liệu tiếng Anh có độ dài 120.622 từ, bao gồm 200 bài báo trên tờ Washington Post và tờ
Financial Times. Khối ngữ liệu tiếng Việt có độ dài 149.536 từ, bao gồm 200 bài báo trên tờ Thời báo kinh
tế Sài Gòn và tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Việc xử lý dữ liệu được tiến hành theo ba giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, tất cả dữ liệu được
thao tác thủ công để tìm ra các ẩn dụ theo đònh nghóa rộng về ẩn dụ mà chúng tôi sẽ trình bày trong chương
một. Trong giai đoạn tiếp theo, các ẩn dụ ý niệm sẽ được sắp xếp vào một trong bốn nhóm ẩn dụ ý niệm có
tầng bậc cao hơn, Trong giai đoạn thứ ba, trên cơ sở số lượng và các loại ẩn dụ phân lập được, luận án sẽ
tiến hành so sánh hai khối ngữ liệu bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

6.1. Về lý luận
Những kết quả tìm được trong luận án có giá trò khẳng đònh ưu thế của ngữ nghóa học tri nhận nói
chung và lý thuyết ẩn dụ ý niệm nói riêng trong so sánh đối chiếu các văn bản tin của các ngôn ngữ giống
và khác nhau về loại hình.
Đây là công trình đầu tiên sử dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm để phân tích thể loại tin tại Việt Nam. Nó góp phần
mở rộng một đường hướng nghiên cứu diễn ngôn hoặc thể loại được cho là đã khá phổ biến trong giới ngôn ngữ học
trên thế giới nhưng lại còn mới mẻ tại Việt Nam.
5
Luận án khẳng đònh việc nghiên cứu và phân tích các ẩn dụ không thể tách khỏi các bình diện ngữ
nghóa và ngữ dụng liên quan đến các ẩn dụ đó.
Đây là một công trình giúp khẳng đònh lại quan điểm của các nhà ngữ nghóa học tri nhận khi cho rằng ẩn dụ
mang đến cho nhà ngôn ngữ học một cánh cửa để nhìn vào trí não của con người. Theo quan điểm này thì
ngôn ngữ ẩn dụ phản ánh sản phẩm đầu ra của quá trình tri nhận mà thông qua nó chúng ta hiểu được một
lónh vực với các mẫu tri nhận từ một lónh vực khác và hiểu rằng các lónh vực khác nhau có chung nhiều từ
ngữ và ý niệm, chẳng hạn như các lónh vực tư tưởng – thức ăn, tình yêu – hành trình, thời gian – chuyển
động.
6.2. Về ứng dụng
Những kết quả thu được từ luận án sẽ đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại ngữ đặc biệt là trong
lónh vực tiếng Anh chuyên ngành nói chung và lónh vực tiếng Anh cho ngành báo chí nói riêng
Trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành báo chí kỹ năng viết tin bằng tiếng Anh hoặc kỹ năng dòch từ
bản tin tiếng Việt sang bản tin tiếng Anh hoặc ngược lại, người dạy cần thấy được tầm quan trọng của lý thuyết ẩn
dụ ý niệm có mặt rất thường xuyên trong các bản tin kinh tế.
Ngoài ra luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm ngôn ngữ báo chí của cả hai ngôn ngữ,
và điều này thực sự hữu ích cho các nhà báo viết tin hay dòch tin về kinh tế trong thời hội nhập của nước ta.
7. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương chính và phần kết luận. Phần mở đầu trình bày lý do chọn
đề tài, lòch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp
6
nghiên cứu, những đóng góp mới và bố cục của luận án. Chương 1 trình bày các vấn đề lý thuyết làm cơ sở
cho việc phân loại và miêu tả ở các chương sau. Chương 2 và 3 phân tích các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức

ẩn dụ cụ thể trong các bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 4 đối chiếu các ẩn dụ ý niệm có mặt
trong các văn bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên các lónh vực nguồn và đề xuất ứng dụng trong
giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh tế.
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các quan điểm triết học và ngôn ngữ học truyền thống đều xem ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ.
Các quan điểm này vốn có một chỗ đứng vững chắc và lâu dài trong lòch sử nghiên cứu ẩn dụ. Các nhà ngôn
ngữ học truyền thống có hai cách tiếp cận chính. Thứ nhất, họ miêu tả một ẩn dụ dựa trên sự tương đồng
giữa các biểu vật của biểu thức ngôn ngữ chứa trong ẩn dụ đó. Thứ hai, họ có thể giải thuyết một ẩn dụ dựa
trên việc phân tích tầng ý nghóa của bản thân ẩn dụ, chứ không dựa trên sự tương đồng giữa các biểu vật
xuất hiện trong ẩn dụ (Black, 1993). Hai thập niên 1960 -1980 chứng kiến sự xuất hiện cuả quan điểm
dụng học trong việc tiếp cận ẩn dụ mà đại diện là Grice (1989) và Searle (1993). Nếu tiếp cận ẩn dụ từ góc
độ dụng học, thì ẩn dụ liên quan đến nghóa phát ngôn của người nói chứ không phải là nghóa của từ hay câu.
Grice xem ẩn dụ như một hàm ngôn hội thoại xuất phát từ việc vi phạm phương châm Chất lượng.
Các xu hướng nghiên cứu ẩn dụ nêu trên đều lấy tính lệch chuẩn để làm căn cứ nhận diện ẩn dụ,
hoặc coi việc giải thuyết ẩn dụ xảy ra ở tầng bậc thứ hai. Phần lớn các khó khăn trên bắt nguồn từ quan
điểm xem ẩn dụ là hiện tượng lệch chuẩn và khác biệt so với ngôn ngữ theo nghóa đen.
7
Theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận thì ẩn dụ ý niệm không phải là các biểu thức ngôn từ cụ thể,
mà là các cấu trúc ý niệm tồn tại một cách vô thức trong trí não của người nói. Các cấu trúc này là các bộ
phận không thể thu nhỏ hơn được nữa của cách thức mà chúng ta ý niệm hoá thế giới thực tại, vì thế chúng
ta không nên nhìn nhận các thể hiện ngôn từ của chúng là mang tính lệch chuẩn hay phi ngữ pháp. Ngữ
nghóa học tri nhận có vai trò quan trọng ở chỗ nó qui ẩn dụ ngôn từ về các quá trình ý niệm. Tuy nhiên,
Lakoff và Johnson (1980) dường như lại quá nhấn mạnh đến mặt tri nhận của ẩn dụ mà dường như coi nhẹ
đặc trưng ngôn ngữ của chúng, trong đó có các yếu tố liên quan đến việc hình thành các ẩn dụ phi thường
qui hay ẩn dụ mới, chẳng hạn như kinh nghiệm và năng lực ngôn ngữ của người sử dụng ẩn dụ. Luận án này
chọn quan điểm trung hòa hơn, vừa nhấn mạnh đến đặc trưng tri nhận của ẩn dụ nhưng cũng không thể xem
nhẹ các đặc trưng ngôn ngữ của chúng.
Từ ba khuynh hướng tri nhận, ngữ dụng học và ngữ nghóa học, luận án đề xuất một đònh nghóa về ẩn
dụ để phục vụ việc phân tích phương thức ẩn dụ và các đặc điểm của nó như sau:
n dụ là sự đồ họa xuyên lónh vực các ý niệm thể hiện bằng một sự chuyển dòch trong cách sử dụng các đặc

điểm hoặc thuộc tính của một sự vật, hiện tượng sang một sự vật, hiện tượng khác loại để người sử dụng trình
bày quan điểm đánh giá của mình hay thuyết phục người khác.
Trong luận án, chúng tôi chọn cách phân loại các ẩn dụ ý niệm dựa trên các lónh vực nguồn của
chúng nhằm có một bức tranh toàn diện hơn về các ẩn dụ ý niệm và nhằm bộc lộ những điểm tương đồng và
dò biệt nếu có giữa các ẩn dụ ý niệm xuất hiện trong hai khối bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
CHƯƠNG HAI: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG BẢN TIN KINH TẾ
8
TIẾNG ANH
Trong chương này chúng tôi đã tập trung miêu tả các loại ẩn dụ ý niệm được sử dụng để bàn về các hiện
tượng kinh tế trong các bản tin tiếng Anh. Chức năng tri nhận của các ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn báo
chí là rõ ràng ; các ẩn dụ được sử dụng với chức năng giúp người viết và người đọc có thể thuyết giải và tư
duy về các hiện tượng kinh tế trừu tượng. Các ẩn dụ ý niệm trong các văn bản tin kinh tế tiếng Anh còn
đóng góp vai trò dụng học, xây dựng khả năng thuyết phục người đọc bản tin về quan điểm cá nhân của
người viết, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng làm đẹp cho văn bản. Việc phân tích các ẩn dụ ý
niệm và các biểu thức ẩn dụ ngôn từ trong các bản tin tiếng Anh cũng cho thấy một số lượng lớn các biểu
thức ngôn ngữ mang nghóa bóng có thể được truy xuất từ một số lượng hạn chế các ẩn dụ ý niệm. Phần lớn
các biểu thức ẩn dụ mới hay phi thường qui không phải là kết quả của các ẩn dụ ý niệm phi thường qui ;
chúng chỉ là các bước hiện thực hóa mới của các ẩn dụ ý niệm thường qui, sẵn có trong tư duy của người sử
dụng.
Thống kê của chúng tôi cho thấy có 3709 lượt xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ, thuộc 21 tiểu loại
ẩn dụ ý niệm trong các bản tin kinh tế tiếng Anh. Chúng tôi đã tiến hành sắp xếp các tiểu loại ẩn dụ này
thành 4 nhóm chính.
2.1. ẨN DỤ KHÔNG GIAN
n dụ không gian hay ẩn dụ đònh hướng có nền tảng là các kinh nghiệm của con người về quan hệ
không gian; thông qua các biểu thức ẩn dụ mà các ý niệm sẽ được tổ chức hoặc cấu trúc dựa trên sự đònh
hướng về không gian, ví dụ như các ẩn dụ ý niệm PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ HƯỚNG LÊN và SUY
GIẢM KINH TẾ LÀ HƯỚNG XUỐNG. Các ẩn dụ này thường có nền tảng là các hình ảnh mà con người
9
tích lũy thành kinh nghiệm, chứ không phải có nền tảng từ kiến thức. Đặc trưng chủ yếu nhất của loại ẩn dụ
này là chúng đồ họa rất ít từ lónh vực nguồn sang lónh vực đích. Các ẩn dụ này có các lónh vực nguồn là các

khung hình ảnh; chúng khác với các ẩn dụ cấu trúc ở chỗ ẩn dụ cấu trúc có lónh vực nguồn dựa trên cấu trúc
kiến thức phong phú nên các phép đồ họa cũng phong phú theo.
Ẩn dụ KHÔNG GIAN chiếm tỉ lệ chủ đạo trong các nhóm ẩn dụ ý niệm thể hiện trong khối ngữ liệu
tiếng Anh với 1979 lượt xuất hiện, bao gồm 2 tiểu loại: ẩn dụ vò trí CAO-THẤP và ẩn dụ CHUYỂN ĐỘNG.
Tuy ẩn dụ CHUYỂN ĐỘNG có thể nói đến các chuyển động ngang và chuyển động thẳng đứng, nhưng
trong các bản tin tiếng Anh qua phân tích chúng tôi nhận thấy không có sự hiện diện của các ẩn dụ
CHUYỂN ĐỘNG theo chiều ngang; toàn bộ các ẩn dụ CHUYỂN ĐỘNG tìm được đều nói đến chuyển động
thẳng đứng hay chuyển động cao-thấp
2.2. ẨN DỤ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Chúng tôi tập hợp được 6 tiểu loại ẩn dụ thuộc nhóm này, đó là ẨN DỤ CHẤT LỎNG, ẨN DỤ CỖ
MÁY, ẨN DỤ BONG BÓNG, ẨN DỤ ĐỘNG THỰC VẬT, ẨN DỤ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG, ẨN DỤ
THỜI TIẾT-NHIỆT ĐỘ.
Chiếm tỉ lệ cao nhất (29%) trong tổng số lượt xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ nhóm MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN và 5.1% trong tổng số lượt xuất hiện của các biểu thức ẩn dụ trong khối ngữ liệu
tiếng Anh, các ẩn dụ CHẤT LỎNG dùng các lónh vực nguồn như chất lỏng, dòng chảy hay hơi nước để ý
niệm hóa các lónh vực đích như tiền tệ, hoạt động mua bán hàng hoá.
10
Trong các bản tin tiếng kinh tế tiếng Anh, chỉ có một số lượng rất nhỏ các ẩn dụ CHẤT LỎNG thể hiện
sự can thiệp của con người, còn phần lớn các ẩn dụ ý niệm tìm được trong khối ngữ liệu đều thể hiện nền
kinh tế và các hoạt động của nó như những thực thể khách quan, không chòu tác động từ phía con người. Khi
người viết bản tin ý niệm hóa các hoạt động kinh tế thông qua chất lỏng, dòng nước, đại dương hay hơi
nước, thì nền kinh tế cùng với các hoạt động kinh tế có thể có tính chất khó đoán trước hơn là khi được ý
niệm hóa thông qua các hoạt động của con người. Ý nghóa dụng học này của các ẩn dụ CHẤT LỎNG còn có
tác dụng đem đến cho người đọc bản tin với tư cách một nhà đầu tư một cảm giác an toàn hơn vì các hoạt
động tích cực hay tiêu cực của nền kinh tế đều không có sự can thiệp chủ quan của con người.
Ẩn dụ ý niệm CỖ MÁY với các tiểu loại ở tầng bậc thấp của nó chiếm 19.8% tổng số lượt xuất hiện
của nhóm các ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN có trong các bản tin tiếng Anh. Chúng tôi đã phân loại
được các tiểu loại tầng bậc thấp của ẩn dụ này, đó là các ẩn dụ ĐỘNG CƠ, TÀU THỦY, MÁY BAY, TÀU
LỬA. Khi ý niệm hóa nền kinh tế hay các tổ chức kinh tế thông qua ý niệm nguồn CỖ MÁY, tác giả các
bản tin có thể muốn làm nổi bật hay che dấu một bình diện nào đó của ý niệm đích. Các hoạt động xuất

khẩu được ý niệm như một động cơ và vì thế, sau khi được nạp năng lượng, chúng sẽ vận hành hoàn hảo và
không phụ thuộc vào các yếu tố cảm xúc thường thấy.
n dụ NỀN KINH TẾ LÀ BONG BÓNG đề cập đến tình hình kinh tế trong đó giá trò của các sản
phẩm và dòch vụ trở nên cao hơn nhiều so với giá trò thực của chúng. Sự xuất hiện thường xuyên của ẩn dụ
BONG BÓNG trong các bài báo kinh tế thương mại tiếng Anh đã khiến nó được xem như một ẩn dụ thường
qui; trong các từ điển tiếng Anh hiện đại.
11
Ẩn dụ NỀN KINH TẾ LÀ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG xuất hiện với mật độ khá cao (73 lượt) trong
khối ngữ liệu tiếng Anh của luận án, chiếm 11% trong tổng số các ẩn dụ thuộc nhóm MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN. Chúng thường được thể hiện qua các biểu thức ngôn ngữ như build[xây], collapse[sụp],
construct[xây dựng], crack[nứt], design[thiết kế], door[cửa], foundation[nền], roof[mái], ruin[đổ nát],
shaky[rung], solid[chắc], structure[cấu trúc], walls[tường].
ĐỘNG THỰC VẬT cũng là một dạng lónh vực nguồn rất tiềm tàng trong việc cấu thành các ẩn dụ ý
niệm. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng động vật một mặt gần gũi với con người và hiện diện thường
xuyên trong đời sống, mặt khác chia sẻ với con người rất nhiều điểm tương đồng như cách thức tổ chức xã
hội, tầng bậc vv.
Tuy nhiên, ẩn dụ động thực vật tồn tại không nhiều như dự đoán trong khối ngữ liệu tiếng Anh. Tuy
vậy, sự có mặt của các hình ảnh động thực vật trong các bản tin dù sao cũng giúp người đọc nhận hiểu một
cách rõ ràng hơn tính chất của các hoạt động kinh tế cũng như các hành vi của người tham gia các hoạt động
kinh tế. Luận án phát hiện ra rằng không phải tất cả các ẩn dụ liên quan đến động vật đều thể hiện các đặc
tính tiêu cực của con người. Ở trong một số bản tin tiếng Anh, các ẩn dụ liên quan đến loài chó đôi khi cũng
mang sắc thái dương tính khi nói về hành vi con người.
n dụ THỜI TIẾT- NHIỆT ĐỘ chứa các lónh vực nguồn có tính chất thường qui thường được sử
dụng để chuyển tải các ý niệm trừu tượng liên quan đến quá trình thay đổi của các sự vật, hiện tượng. Các
ẩn dụ THỜI TIẾT gợi cho người đọc khuynh hướng đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về các hiện tượng kinh
tế như ĐIỀU KIỆN KINH TẾ LÀ ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT.Ở xu hướng đánh giá tích cực, có các ẩn dụ ý
12
niệm như SỰ PHÁT TRIỂN TÍCH CỰC VỀ SỐ LƯNG HOẶC CHẤT LƯNG LÀ TẦNG BÌNH
LƯU/TINH TÚ/SAO BĂNG, trong đó các đặc điểm thời tiết hay thiên văn càng lớn thì thể hiện sự phát
triển càng mạnh. Các ẩn dụ có tính chất đánh giá tiêu cực hiện tượng kinh tế thường được xây dựng trên các

lónh vực nguồn là các hiện tượng thời tiết hay khí hậu xấu. Các ẩn dụ này làm nổi bật hai bình diện của lónh
vực đích: thứ nhất là các khó khăn hay khủng hoảng kinh tế nảy sinh không phải do con người hay các thành
phần kinh tế; thứ hai là các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể tham gia hạn chế, khắc phục các hậu quả của
hiện tượng thời tiết.
2.3. ẨN DỤ HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI
n dụ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT ĐỘNG CHIẾN TRANH thể hiện ở rất nhiều các biểu thức
ngôn ngữ. Các ẩn dụ này cho phép con người sử dụng các ý niệm được cấu trúc hóa rõ ràng để cấu trúc một
ý niệm khác, cho phép con người hiểu được các công ty đã phải “tấn công, chiếm giữ, bảo vệ, đưa ra các
chiến thuật và chiến lược phòng thủ” như thế nào. Các ẩn dụ tìm được đều chứa đựng các phép đồ họa thực
hiện chức năng làm nổi bật hoặc che dấu một bình diện hiện thực nào đó, và chính chức năng này có thể tập
trung sự chú ý của người đọc vào một bình diện hay phân tán sự chú ý đó ra khỏi một bình diện khác, nhằm
mục đích tạo hiệu quả đối với người đọc.
n dụ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ MỘT HÀNH TRÌNH xuất hiện 232 lượt trong khối bản tin kinh tế
tiếng Anh, cho thấy đây là một ẩn dụ mang tính sản sinh tương đối cao. Người đọc bản tin hiểu các hoạt
động kinh tế thông qua các chuyến đi hay các chuyển động không gian trực tiếp từ điểm A đến điểm B.
Chúng tôi cho rằng ẩn dụ này là ẩn dụ tầng thấp của ẩn dụ thượng danh HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH LÀ
13
MỘT HÀNH TRÌNH. Ý niệm của con người về một hành trình lại được dựa trên sự phóng chiếu của lược đồ
hình ảnh mang tính trừu tượng về đường đi, ở đó có điểm khởi đầu, điểm giữa và điểm cuối.
Nếu ẩn dụ CHIẾN TRANH đem lại cho người đọc sự hiểu biết về tính chất dữ dội tàn khốc của các
hoạt động kinh tế thì ngược lại ẩn dụ SÂN KHẤU tạo dựng và nhấn mạnh trong nhận thức của người đọc
một bình diện hoàn toàn khác của các hoạt động này, đó là tính chất uyển chuyển, linh hoạt, hài hòa hoặc
trầm bổng có mặt trong lónh vực nguồn. Việc ý niệm hóa các hoạt động kinh tế theo các hoạt động sân khấu
sẽ dẫn đến một quan hệ suy luận kéo theo là tính đột biến, bất thường của các hoạt động kinh tế sẽ không
được làm nổi bật trong ngữ cảnh nữa. Thay vào đó, trong nhận thức của người đọc thì các hoạt động này sẽ
được diễn ra theo một kòch bản chuẩn bò sẵn. Một số các trường hợp ẩn dụ SÂN KHẤU được sử dụng kết
hợp với ẩn dụ lược đồ LÊN-XUỐNG trong các biểu thức ngôn ngữ như ‘upbeat’ [nhòp lên], downbeat [nhòp
xuống]. Quan hệ đồ họa trong các ẩn dụ ý niệm này là HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TỐT LÀ NHỊP LÊN và
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XẤU LÀ NHỊP XUỐNG, một loại ẩn dụ với lónh vực nguồn ÂM NHẠC có tần
suất sử dụng tương đối khá cao trong các bản tin tiếng Anh.

Với ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO, chúng ta sẽ hiểu rằng
trong kinh tế, chúng ta sẽ có sân chơi, có trọng tài, có sự ganh đua. Còn ẩn dụ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ
HOẠT ĐỘNG SĂN BẮN sẽ ý niệm hóa các lợi ích kinh tế thành những thành quả thu được từ săn bắn.
Trong ngữ liệu của chúng tôi, hai loại ẩn dụ này chỉ chiếm tỉ lệ 9.9% với 69 lượt xuất hiện. Một trong các
lónh vực ý niệm nguồn đặc trưng nhất của ẩn dụ THỂ THAO-SĂN BẮN có liên quan đến CHẠY ĐUA, qua
đó các hoạt động kinh tế được xem như các cuộc chạy đua. Các ẩn dụ THỂ THAO-SĂN BẮN cho thấy bình
14
diện tốc độ và thời gian đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Muốn đạt được các mục tiêu kinh
tế thì các các nhân hay tổ chức phải đạt được tốc độ cần thiết để đến được đích trong khoảng thời gian tối
thiểu. Các ẩn dụ ý niệm THỂ THAO-SĂN BẮN cũng cho thấy cuộc đua kinh tế đòi hỏi các kỹ năng cạnh
tranh nhất đònh.
n dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT ĐỘNG CỜ BẠC ý niệm hóa hoạt động kinh
doanh thông qua hoạt động cờ bạc, người tham gia kinh doanh thông qua người chơi bạc. Trong loại ẩn dụ
này, yếu tố may rủi của lónh vực nguồn CỜ BẠC được sử dụng rõ nét nhất trong phép đồ họa bán phần để
chuyển sang lónh vực đích KINH TẾ: Hoạt động kinh tế là hoạt động có tính chất rủi ro cao, không phải lúc
nào cũng giành phần thắng. Ẩn dụ CỜ BẠC thể hiện khá rõ nét đặc trưng văn hóa Anh Mỹ trong ngôn ngữ
chỉ các hoạt động cờ bạc như punter [nhà con], bluechips [phỉnh xanh], routlette [bài ru lê], trump [bài chủ],
bet [cá cược].
2.4. ẨN DỤ CƠ THỂ SỐNG
n dụ NỀN KINH TẾ LÀ MỘT CƠ THỂ SỐNG phản ánh một cấu trúc tri nhận làm công việc ý
niệm hoá nền kinh tế như một tổng thể (Charteris-Black, & Musolff, 2003). Chiếm đa số trong các ẩn dụ ở
tầng bậc thấp là ẩn dụ TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE với các tiểu loại tầng bậc
thấp hơn nữa là TÌNH TRẠNG KINH TẾ TỐT LÀ SỨC KHỎE TỐT và KHÓ KHĂN KINH TẾ LÀ BỆNH
TẬT/ĐAU ĐỚN.
n dụ GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN KINH TẾ LÀ CHỮA BỆNH là loại ẩn dụ hạ danh thứ hai của ẩn
dụ SỨC KHỎE được tìm thấy trong các bản tin kinh tế tiếng Anh. Nếu như tình trạng nền kinh tế được ý
15
niệm hóa như tình trạng sức khỏe yếu, thì có thể suy ra rằng nền kinh tế giống như một bệnh nhân cần được
chữa trò. Theo lược đồ ẩn dụ mang tính hệ thống mà chúng tôi đã đề cập ở trên thi các cơ quan quản lý nhà
nước hay các tổ chức kinh tế thường thực hiện vai trò của các nhà điều trò chuyên môn có nhiệm vụ chẩn

đoán bệnh, đưa ra các biện pháp can thiệp hoặc chữa trò cần thiết
CHƯƠNG BA: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG BẢN TIN KINH
TẾ TIẾNG VIỆT
Khối ngữ liệu tiếng Việt bao gồm 2739 biểu thức ẩn dụ thuộc 22 tiểu loại xây dựng trên 4 nhóm
lónh vực nguồn khác nhau : KHÔNG GIAN, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI và
CƠ THỂ SỐNG. Các ẩn dụ thuộc nhóm lónh vực nguồn KHÔNG GIAN chiếm số lượng áp đảo trong toàn bộ
các bản tin tiếng Việt (44.43%), cho thấy các ẩn dụ đònh hướng hay ẩn dụ KHÔNG GIAN là một phương
thức rất thông thường trong việc thuyết giải các hiện tượng kinh tế đang thay đổi.
Trên bình diện dụng học, các ẩn dụ ý niệm xuất hiện với mật độ ít hơn trong các bản tin nhưng có
các hình thức hiện thực hóa đa dạng hơn thông qua các biểu thức ngôn ngữ. Trong vai trò này, các ẩn dụ ý
niệm đã giúp người viết đạt được mục đích thuyết phục người đọc có các thay đổi về nhận thức và hành
động đối với các sự kiện kinh tế.
Xét trên bình diện văn hóa, việc tác giả các bản tin chọn lựa các lónh vực nguồn để tạo ẩn dụ trong
diễn ngôn kinh tế tiếng Việt cho thấy các ẩn dụ ý niệm tầng bậc thấp cùng với các biểu thức ngôn ngữ cụ
thể hóa chúng mang đặc trưng của môi trường sống, thói quen và hoạt động sống của người Việt.
3.1. n dụ KHÔNG GIAN
16
Nhóm ẩn dụ KHÔNG GIAN trong các bản tin kinh tế tiếng Việt cũng chiếm một tỉ lệ xuất hiện khá
lớn (44.43%) trong tổng số các ẩn dụ ý niệm. Các tiểu loại ẩn dụ KHÔNG GIAN trong các bản tin kinh tế
tiếng Việt đã thực hiện các chức năng tri nhận là chức năng đánh giá tích cực hay tiêu cực các hiện tượng
kinh tế dựa trên quan hệ tương liên với các chuyển động LÊN- XUỐNG hay các vò trí CAO-THẤP tương
ứng. Đáng chú ý trong nhóm ẩn dụ đònh hướng trong khối ngữ liệu tiếng Việt, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ
CHUYỂN ĐỘNG VÀO RA. Loại ẩn dụ này cho thấy một sự khác biệt trong bức tranh tri nhận về không
gian giữa các nền văn hoá-ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù ý niệm không gian cơ bản VÀO-RA mang tính phổ
quát cao và có mặt ở trong nhiều nền văn hoá, nhưng những ẩn dụ ý niệm ở tầng bậc cụ thể lại khác nhau
trong những môi trường văn hoá-ngôn ngữ khác nhau. Để thể hiện ý niệm MUA và BÁN, văn hoá Anh-Mỹ
chỉ dùng hình thức phi ẩn dụ buy (mua) và sell (bán), trong khi đó khối ngữ liệu mà chúng tôi thu thập cho
thấy rằng người Việt lại dùng ý niệm VÀO-RA để kết hợp với ý niệm MUA-BÁN, từ đó xuất hiện một tiểu
loại ẩn dụ ý niệm MUA HÀNG HÓA LÀ HƯỚNG VÀO, BÁN HÀNG HÓA LÀ HƯỚNG RA. Nhìn từ quan
điểm tri nhận thì nhận thức của người Việt về hoạt động mua-bán sẽ xuất phát từ sự phát triển nhận thức

không gian. Lónh vực không gian nguồn của các ý niệm vào/ra vốn được dùng để đònh hướng cho chuyển
động sang một không gian rộng/hẹp hơn thì trong các bản tin đã được đồ họa sang lónh vực mới, thể hiện
quan hệ hướng tâm/li tâm so với chủ thể là người thực hiện hoạt động mua/bán.
3.2. ẨN DỤ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
n dụ CHẤT LỎNG chiếm một tỉ lệ rất cao trong nhóm các ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
(36%) với hơn 275 lượt xuất hiện, Việc các ẩn dụ CHẤT LỎNG xuất hiện với tần suất cao trong khối ngữ
liệu tiếng Việt không phải do ngẫu nhiên, mà do ảnh hưởng của môi trường vật chất và môi trường tự nhiên
17
đối với ngôn ngữ và tư duy của cộng đồng người sử dụng. Các biểu thức ẩn dụ được sử dụng thường xuyên
nhất đều gắn với các đơn vò từ vựng rất quen thuộc với người sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt như đổ, bơm,
chảy, sóng, dòng, kênh, luồng. Các đơn vò từ vựng này đã được các tác giả bản tin sử dụng để xây dựng các ý
niệm ẩn dụ mới, trừu tượng về các hiện tượng kinh tế mới nảy sinh trong đời sống kinh tế xã hội như NỀN
KINH TẾ LÀ MỘT DÒNG CHẢY, ĐẦU TƯ THÊM VỐN LÀ BƠM THÊM CHẤT LỎNG, TĂNG THÊM SỐ LƯNG CỔ PHIẾU
PHÁT HÀNH LÀ PHA LOÃNG CHẤT LỎNG vv.
Nhóm các ẩn dụ THỜI TIẾT trong các bản tin kinh tế tiếng Việt hướng người đọc đến những phán
đoán hoặc đánh giá tiêu cực các hiện tượng kinh tế, chỉ có một tỉ lệ nhỏ kích thích những đánh giá tích cực
từ phía người đọc. Các ẩn dụ ý niệm này cho thấy sự liên hệ giữa các trạng thái tiêu cực của thò trường với
các hiện tượng thiên nhiên như hạn hán, lụt lội, thời tiết xấu, động đất, chẳng hạn THỊ TRƯỜNG ĐI
XUỐNG LÀ MỘT THẢM HỌA THỜI TIẾT.
3.3. ẨN DỤ HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ MỘT HÀNH TRÌNH thường ý niệm hóa một lónh vực đích, chẳng hạn
một hoạt động đầu tư hay cổ phần hóa, thông qua lónh vực gốc là một hành trình, trong đó bao gồm điểm
xuất phát và điểm đích đến, các trở ngại trên hành trình và hoạt động đi lại của người thực hiện hành trình.
Trong các bản tin tiếng Việt, ẩn dụ HÀNH TRÌNH thường được biểu hiện cụ thể bằng các hoạt động đi lại
của con người mang tính chất chủ quan hơn như “vận động”, “bước đi”,
Một trong các lónh vực nguồn thường gặp trong ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT
ĐỘNG THỂ THAO thể hiện trong các bản tin tiếng Việt là CUỘC CHẠY ĐUA. Trong tiếng Việt xuất hiện
18
nhiều biểu thức của ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ ĐÁ BÓNG, với các biểu thức “thổi còi, sân
chơi, lấn sân, sân nhà, đá bóng”.

Thống kê các bản tin kinh tế tiếng Việt cho thấy ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT
ĐỘNG CỜ BẠC có tần suất sử dụng rất thấp. Các biểu thức ẩn dụ thống kê được chỉ bao gồm các đơn vò từ
vựng liên quan đến lónh vực ĐÁNH CỜ chứ không phải lónh vực ĐÁNH BẠC như được thấy trong khối ngữ
liệu tiếng Anh. Việc các bản tin tiếng Việt không thể hiện các ẩn dụ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT
ĐỘNG ĐÁNH BẠC có thể xuất phát từ một thực tế là cờ bạc không mang tính hợp pháp tại Việt Nam,
không được miêu tả như một hoạt động giải trí bình thường. Tuy nhiên, trong các bản tin kinh tế tiếng Việt,
chúng tôi cũng đã phát hiện hiện tượng vay mượn từ vựng từ tiếng Anh. Hiện tượng này xảy ra trong lónh
vực chứng khoán. Các từ blue chip [phỉnh xanh] và penny chip [phỉnh xu] đã du nhập vào trong ngôn ngữ
kinh tế tiếng Việt với số lượt xuất hiện khá nhiều.
n dụ GIẢI TOÁN thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng nhất giữa hai khối ngữ liệu tiếng Anh và
tiếng Việt. Trong khi chúng tôi không tìm thấy các biểu thức ẩn dụ thể hiện ẩn dụ ý niệm GIẢI QUYẾT
CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ LÀ GIẢI TOÁN trong các bản tin tiếng Anh, thì trong các bản tin tiếng Việt, các
biểu thức ẩn dụ thuộc nhóm này được sử dụng 28 lượt, với các biểu thức ngôn từ rất quen thuộc với người
Việt như “ẩn số”, “bài toán”, “nan giải””.
3.4. ẨN DỤ CƠ THỂ SỐNG
19
Việc khảo sát các ẩn dụ có lónh vực nguồn SỨC KHỎE trong khối dữ liệu cho thấy rằng các mẫu dữ
liệu tiếng Việt thể hiện mưc độ biến thiên đa dạng hơn về mặt từ vựng nhưng lại thấp hơn về tần số xuất
hiện. Trong các bản tin tiếng Việt các tác giả chọn lọc các biểu thức ngôn từ như
Bảng 3.21: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ SỨC KHỎE
Nét nổi bật của việc sử dụng ẩn dụ SỨC KHỎE trong các bản tin tiếng Việt là các dạng bệnh cụ thể
thường được sử dụng làm lónh vực nguồn, từ đó đồ họa sang lónh vực đích. Chẳng hạn trong bản tin
TBKTSG116, người viết đã dùng ẩn dụ GIÁ NHÀ ĐẤT TĂNG CAO LÀ CƠ THỂ NÓNG SỐT. Các vấn đề
hay khó khăn kinh tế cũng được ý niệm hóa bằng các biểu thức ẩn dụ liên quan trực tiếp đến các dạng bệnh
cụ thể khác như đau đầu, khối u, di căn, bội thực, cơn điên, mắc nhiều bệnh, ốm vặt, bội thực, bầu sữa cạn
khô.
Đặc trưng nổi trội của các ẩn dụ ý niệm GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN KINH TẾ LÀ CHỮA BỆNH
trong khối dữ liệu tiếng Việt thể hiện ở các đơn vò bản thể thuộc lónh vực nguồn CHỮA BỆNH. Các loại
20
vấn đề đau đầu, khối u, có vẻ như đang sốt, căn bệnh trầm kha, đã di căn sang

các tế bào, bò bội thực, không hấp thụ hết, cơn điên, bầu sữa cạn khô, căn bệnh
trầm kha , khuyết tật, yếu đi, bắt đầu ốm vặt, cơn sốt, hạ nhiệt, sốt nóng, cái chết,
sự hồi sinh, trai thanh gái tú, những anh to, non trẻ, một đứa trẻ chập chững bước
đi , vỗ béo, sức sống năng động tiềm ẩn, lớn lên, khỏe mạnh, sự cứng cỏi, dẻo
dai, què quặt, gây tổn thương, gã khổng lồ, mệt mỏi, mắc nhiều bệnh
bệnh xuất hiện trong các ẩn dụ SỨC KHỎE đều rất cụ thể, từ đó mà các phương thức điều trò bệnh cũng rất
đặc thù, người viết bản tin thường đưa ra các liệu pháp trò bệnh như trong bảng 3.22 sau:
Bảng 3.22: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ CHỮA BỆNH
Các bản tin kinh tế tiếng Việt cũng thể hiện mục đích dụng học khác biệt hơn khi mà phần nhiều các tác
giả bản tin chọn các biểu thức ngôn từ làm lónh vực nguồn dưới dạng các biện pháp trò liệu cấp thời, nhanh
và quyết liệt cho các tình trạng sức khỏe yếu của nền kinh tế.
CHƯƠNG 4: SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM
TRÊN CÁC KHỐI NGỮ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG
4.1. So sánh – đối chiếu
Thống kê của luận án cho các bản tin tiếng Anh sử dụng các biểu thức ẩn dụ với mật độ cao hơn nhiều
so với các bản tin tiếng Việt. Tần suất sử dụng các biểu thức ẩn dụ lần lượt là 30.7 lượt/1000 từ và 18.3
lượt/1000 từ trong các bản tin tiếng Anh và tiếng Việt. Nếu tính trên số ẩn dụ/bản tin thì các bản tin tiếng
Anh cũng nổi trội hơn với tỉ lệ 18.5 ẩn dụ/bản tin trong khi tỉ lệ này là 13.6 ẩn dụ/bản tin trong khối ngữ liệu
tiếng Việt.
Sự khác nhau về số lượng cũng như mật độ sử dụng các ẩn dụ ý niệm giữa hai khối bản tin kinh tế
tiếng Anh và tiếng Việt có thể xuất phát từ sự khác biệt về đặc trưng thể loại tin kinh tế tiếng Anh và tiếng
21
biện pháp giảm nhiệt, bắt mạch giá cả, chẩn bệnh, biết mà không chữa , thuốc hạ
sốt, chẩn đúng bệnh, kê đúng thuốc, cắt sốt, dùng không đúng thuốc, đònh bệnh, tự
chữa trò, cắt cơn nóng sốt, cuộc phẫu thuật, hạ nhiệt, có bà đỡ, cần cắt bỏ
Việt và thói quen sử dụng ẩn dụ của người viết bản tin. Theo chúng tôi, có thể đặc trưng trang trọng của thể
loại văn bản tin tiếng Việt có thể phần nào đã hạn chế việc sử dụng ẩn dụ của các tác giả bản tin. Bên cạnh
đó, còn có thể có ảnh hưởng của quan niệm truyền thống coi việc sử dụng ẩn dụ chỉ như một công cụ tu từ
dùng để làm đẹp ngôn ngữ, mang dấu ấn cá nhân người viết và như vậy chỉ phù hợp với thể loại văn
chương.

Hai khối ngữ liệu bản tin tiếng Anh và tiếng Việt cũng thể hiện những điểm tương đồng và dò biệt khá
thú vò trên cơ sở đònh tính. Điểm tương đồng lớn nhất giữa hai khối ngữ liệu thể hiện ở việc nền kinh tế nói
chung và các hoạt động kinh tế nói riêng được ý niệm hóa thành các lónh vực giống nhau trong cả hai ngôn
ngữ như MÔI TRƯỜNG, HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI, CƠ THỂ SỐNG hay các lược đồ không gian. Nói
cách khác, giữa hai khối bản tin tiếng Anh và tiếng Việt tồn tại sự tương đồng cơ bản ở tầng bậc các ý niệm
ẩn dụ, phần lớn các điểm dò biệt xảy ra ở tầng bậc ngôn ngữ. Các dữ liệu mà luận án xử lí có thể trả lời các
giả thuyết mà chúng tôi đã nêu ở phần Dẫn nhập như sau.
a. Cả hai ngôn ngữ chứa cùng ẩn dụ ý niệm được hiện thực hóa bằng biểu thức ngôn ngữ như nhau.
Hệ thống các ẩn dụ ý niệm KHÔNG GIAN với các ẩn dụ tầng bậc thấp của nó và các biểu thức
ngôn ngữ tương ứng trong hai khối bản tin khẳng đònh giả thuyết này. Trong các bản tin kinh tế thuộc cả hai
ngôn ngữ Anh – Việt, các ẩn dụ vò trí CAO-THẤP và ẩn dụ chuyển động LÊN-XUỐNG được sử dụng như
các công cụ thuyết giải các hiện tượng kinh tế trừu tượng, chẳng hạn các ẩn dụ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ
HƯỚNG LÊN và SUY GIẢM KINH TẾ LÀ HƯỚNG XUỐNG, LI NHUẬN TĂNG LÀ HƯỚNG LÊN,
LẠM PHÁT NHIỀU LÀ HƯỚNG LÊN, CHẤT LƯNG XẤU LÀ HƯỚNG XUỐNG. Các biểu thức hiện
22
thực hóa trên bề mặt ngôn ngữ của các ẩn dụ ý niệm này cũng giống nhau giữa hai ngôn ngữ. Chẳng hạn
các biểu thức như ‘bottom’, ‘low’, ‘high’, ‘peak’ trong tiếng Anh cũng có các đơn vò tương đương trong tiếng
Việt như ‘đáy’, ‘thấp’, ‘cao’, ‘đỉnh’. Có thể coi ẩn dụ đònh hướng KHÔNG GIAN có tính chất phổ niệm giữa
hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
b. Cả hai ngôn ngữ có cùng ẩn dụ ý niệm nhưng nhưng được hiện thực hóa bằng biểu thức ngôn ngữ khác
nhau.:
Các ẩn dụ ý niệm ở tầng bậc thấp của một ẩn dụ tầng bậc cao và đặc biệt các biểu thức ngôn ngữ hiện
thực hóa nó cũng thể hiện những đặc trưng khác biệt. Chúng ta có thể lấy ẩn dụ ý niệm NỀN KINH TẾ LÀ
MỘT CƠ THỂ SỐNG như một ví dụ điển hình. n dụ ý niệm này cùng với các ẩn dụ ý niệm tầng bậc dưới
của nó xuất hiện trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt; người đọc bản tin ở cả hai ngôn ngữ có thể bắt gặp các
ẩn dụ ý niệm tầng bậc thấp như TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE và GIẢI QUYẾT
KHÓ KHĂN KINH TẾ LÀ CHỮA BỆNH.
Việc ý niệm hóa tương đương ở tầng bậc thấp như vậy thường không xảy ra trong các bản tin tiếng Anh
và tiếng Việt. Khi ý niệm hóa các vấn đề khó khăn trong kinh tế thông qua các vấn đề về sức khỏe, các tác
giả bản tin tiếng Việt có xu hướng sử dụng các lónh vực nguồn là các dạng bệnh cụ thể, trong khi các tác giả

bản tin tiếng Anh thường sử dụng các triệu chứng bệnh tổng quát,
Ngay cả đối với ẩn dụ chuyển động LÊN-XUỐNG không phải lúc nào cũng có sự tương đương về biểu
thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hóa nó trong hai ngôn ngữ. n dụ NHIỀU LÀ HƯỚNG LÊN hoặc ÍT LÀ
HƯỚNG XUỐNG có thể được cụ thể hóa qua các biểu thức trong tiếng Anh như climb[trèo], dip [chìm
23
sâu], fall [ngã], perk [ngẩng lên], tumble [ngã]; trong khi đó các biểu thức ngôn ngữ của các ẩn dụ này
trong tiếng Việt lại rất khác, chẳng hạn như tụt dốc, trượt dốc. Nhóm ẩn dụ ý niệm MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN và HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI cũng cho thấy một số ẩn dụ ý niệm có thể tương đương trong hai
ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng các biểu thức ẩn dụ cụ thể về mặt ngôn ngữ lại khác nhau.
c. Cả hai ngôn ngữ chứa các ẩn dụ ý niệm khác nhau:
Hai khối bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt thể hiện sự khác biệt rất rõ ràng ở một số các ẩn dụ
ý niệm tầng bậc thấp. Các bản tin tiếng Việt có các ẩn dụ ý niệm sau đây được sử dụng để thuyết giải các
hiện tượng kinh tế nhưng chúng không xuất hiện trong các bản tin tiếng Anh:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KINH TẾ LÀ GIẢI TOÁN
MUA LÀ HƯỚNG VÀO, BÁN LÀ HƯỚNG RA
TĂNG THÊM SỐ LƯNG CỔ PHIẾU PHÁT HÀNH LÀ PHA LOÃNG CHẤT LỎNG
Trong khi đó, khối ngữ liệu tiếng Anh cũng cho thấy các tác giả bản tin đã sử dụng các phép đồ họa
khác hoàn toàn so với các phép đồ họa trong tiếng Việt; các lónh vực nguồn sử dụng trong quá trình tri nhận
thể hiện các đặc tính văn hóa xã hội và môi trường đặc trưng của người Anh-Mỹ:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TĂNG ĐIỂM LÀ THỊ TRƯỜNG BÒ (‘bull market ’)
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GIẢM ĐIỂM LÀ THỊ TRƯỜNG GẤU (‘bearish market’)
CÁC DOANH NGHIỆP KIÊN TRÌ BÁM THỊ TRƯỜNG LÀ CHÓ (‘dogged franchisers’)
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẠC (‘punters’, ‘routlette’)
24
SỰ PHÁT TRIỂN TÍCH CỰC VỀ SỐ LƯNG HOẶC CHẤT LƯNG LÀ TẦNG BÌNH LƯU/TINH TÚ/SAO BĂNG (‘meteoric’,
‘stratopheric’)
LI NHUẬN KINH TẾ BẤT NGỜ LÀ GIÓ LÀM RƠI (‘windfall’)
4.2. Đề xuất ứng dụng trong giảng dạy và dòch thuật
Một trong những lý do tại sao người học ngoại ngữ cần phải được nâng cao nhận thức về ẩn dụ là vì
ẩn dụ mang dấu ấn riêng biệt về văn hóa. Cho dù nhiều ẩn dụ ý niệm có thể cùng lúc có mặt ở nhiều ngôn

ngữ khác nhau, thế nhưng không phải tất cả các ẩn dụ đều có tính phổ quát như thế. Một lý do khác nữa là
ẩn dụ mang tính phổ biến trong các văn bản học thuật, văn báo chí, là một công cụ đánh giá của người viết,
vì vậy nếu người học không hiểu được thông điệp nằm bên trong một ẩn dụ thì cũng dẫn đến khả năng hiểu
nhầm cả văn bản.
Trong đòa hạt giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (ESP) thì việc nâng cao nhận thức về vai trò của
ẩn dụ lại càng cần thiết hơn. Một số lượng lớn các ẩn dụ ý niệm và rất nhiều các biểu thức cụ thể của chúng
xuất hiện trong các bản tin tiếng Anh cho phép chúng tôi dự đoán rằng người học ngoại ngữ chuyên ngành
sẽ thường gặp một số lượng từ vựng lạ, khó đoán nghóa. Có thể giải quyết khó khăn này của người học bằng
cách cho họ tổ chức nhận diện và phân loại các ẩn dụ ở các tầng bậc. Ví dụ, tính chất cạnh tranh của thò
trường tự do thường được nhận hiểu theo ẩn dụ KINH DOANH LÀ CHIẾN TRANH. Việc nâng cao nhận
thức của người học về ẩn dụ ý niệm CÁC DOANH NGHIỆP LÀ ĐỘNG VẬT trong văn hóa Anh-Mỹ sẽ
giúp họ giải quyết được các tình huống ngôn ngữ liên quan đến động vật.
25

×