ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN HOÀNG HÙNG
TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỜI TRUNG ĐẠI
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
Công trình được hoàn thành tại:
Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ tổ
chức tại Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM vào
lúc…… ngày…. tháng…. năm 2013
Phản biện độc lập:
1.
2.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP.HCM
- Thư viện Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM
- Thư viện Khoa học Xã hội TP.HCM
1
MỞ ĐẦU
1. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm luận thuyết
triết lý đặc sắc của Ngô Thì Nhậm và các pháp hữu ở Bích Câu
thiền viện vào cuối thế kỷ XVIII.
Nghiên cứu về cuộc đời, tác phẩm, tư tưởng Ngô Thì
Nhậm, trong đó có tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh,
từ thế kỷ XIX cho đến nay đã có nhiều người tìm hiểu hoặc trực
tiế
p hoặc gián tiếp, nhưng hiện chưa có một công trình nào tập
trung tìm hiểu nghiên cứu toàn diện và khảo sát đầy đủ, chuyên
sâu về tác phẩm, nhất là đặt tác phẩm này trong tiến trình phát
triển của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại như đề tài
luận án này. Có thể nói đây là một đề tài mới và khó, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được viết bằng
chữ Hán, d
ưới ánh sáng của tư tưởng và mỹ học Thiền mà các
tác giả của nó lại là những nhân vật đặc biệt: nhà Nho - Thiền
sư - Thi sĩ, nên việc tìm hiểu giá trị của tác phẩm này là khó
khăn và phức tạp: phải hiểu Hán học; phải thông tư tưởng Phật
giáo, Thiền học, mà Phật - Thiền Đại Việt có sự dung hợp tư
tưởng tam giáo, và đặc biệt là, muốn thực hiện thành công đề
tài, người viết phải đích thân trải nghiệm vào cảnh giới Thiền
định thì mới mong giải mã được một cách chính xác nội dung
tư tưởng của tác phẩm. Thật may mắn là người viết luận án này
thân ở cửa Thiền, tu học và thực hành Thiền định đã hơn hai
chục năm; có cơ hội được tiếp xúc và nghiên cứu Thiền học,
Hán học gần hai mươi năm; giảng dạy ch
ữ Hán và tiếng Hoa
trên năm năm.
Trong tình hình hiện nay, tìm hiểu Trúc Lâm tông chỉ
nguyên thanh cũng là một trong những cách giữ gìn, kế thừa giá
trị văn hoá tư tưởng truyền thống của dân tộc ta, bởi đây là tác
2
phẩm văn học lớn có nội hàm triết học thể hiện tầm cao tư
tưởng của dân tộc cuối thế kỷ XVIII.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Ngoài những thành tựu về văn bản văn học và những
thành tựu nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học Phật giáo
thời trung đại, nhất là văn học Phật giáo thời Lý – Trầ
n, thì
những thành tựu nghiên cứu về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh có thể điểm qua như sau:
Từ thế kỷ XIX về trước, các bậc tiên Nho, các sử gia trong
các bộ chính sử triều Nguyễn ít nhiều đã có nhận định về Ngô
Thì Nhậm.
Sang đầu thế kỷ XX đến nay, càng có nhiều bài viết, công
trình nói đến Ngô Thì nhậm và tác phẩm của ông. Chẳng hạn,
Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận
tập 2 (1972), ở
chương XXIV Lý học và Phật giáo đã dành nhiều mục (từ trang
269 đến trang 295) để giới thiệu về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh qua các tiêu đề: Đại chân Viên
giác thanh; Một tổng hợp Nho Phật độc đáo; Một số chủ đề
khác của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh; Quan niệm Thiền
của Hải Lượng và các bạn; Con người của Hải Lượng. Thích
Minh Tuệ trong Lược sử Ph
ật giáo Việt Nam (1993) cũng đã
dành hơn 2 trang để giới thiệu về Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh của Ngô Thì Nhậm (trang 443-445).
Những bài viết về tác giả Ngô Thì Nhậm và về Trúc Lâm
tông chỉ nguyên thanh đã công bố trên các tạp chí như Tạp chí
Văn học (Nghiên cứu Văn học), Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí Triết
học… của các nhà nghiên cứu đi trước đã khai mở ra nhiều vấn
đề
.
Trong công trình Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, quyển
1 (1978) có hai bài nghiên cứu: Ngô Thì Nhậm - một người trí
thức chân chính do học giả Cao Xuân Huy viết và bài Tiểu sử
Ngô Thì Nhậm do Mai Quốc Liên soạn; và trong Tuyển tập thơ
3
văn Ngô Thì Nhậm, quyển 2 (1978), nhóm biên dịch có mục
Tiểu dẫn với dung lượng hai trang để giới thiệu tác phẩm.
Trần Đình Hượu với bài viết “Về xu hướng Tam giáo
đồng nguyên trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” (1986) đã
xác định xu hướng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm Trúc Lâm
tông chỉ nguyên thanh là Tam giáo đồng nguyên. Đồng thời tác
giả bài viết có lưu ý rằng quan niệm đồng nguyên của Ngô Thì
Nhậm trong tác phẩm c
ũng chưa vượt ra ngoài quỹ đạo của Chu
Hy thời Tống ở Trung Hoa.
Mai Quốc Liên với sáu chương tiểu luận về Ngô Thì
Nhậm trong tập 1 của bộ “Ngô Thì Nhậm tác phẩm” (2001) đã
khái quát những vấn đề về tư tưởng và thi pháp của Ngô Thì
Nhậm, khẳng định thơ văn của Ngô Thì Nhậm là đỉnh cao, là
tiêu biểu đứng đầu của văn học yêu nước thời Tây Sơn. Ở
tập 3
của công trình này có bài khảo luận văn bản của Hà Thúc Minh:
Về tình trạng của sách “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”.
Lê Giang trong luận án “Ý thức văn học cổ trung đại Việt
Nam” (2001) cho rằng Ngô Thì Nhậm là đại biểu cho loại ý
thức văn học của nhà Nho – chính trị gia trong thời hậu kỳ
trung đại Việt Nam, cốt lõi là Nho nhưng không bị bó hẹp ở
Nho giáo nguyên thuỷ mà tiếp thu tinh hoa của nhiều loại tư
tưở
ng khác.
Thích Phước An trong“Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì
Nhậm và con đường lên đỉnh núi Yên Tử” (2002) khẳng định
Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV và Ngô Thì Nhậm ở thế kỷ XVIII là
hai khuôn mặt lỗi lạc cùng leo lên đỉnh núi Yên Tử. Ngô Thì
Nhậm cố đem ánh sáng tư tưởng Phật giáo để rọi sáng ý thức hệ
Nho giáo hầu giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội cuối thế
kỷ XVIII đ
ã đặt ra mà Nho giáo không thể giải quyết được.
Trên Tạp chí Triết học số 1-2003, Trương Văn Chung có
bài “Tìm hiểu tư tưởng Thiền học của Ngô Thì Nhậm” đã chỉ ra
4
những nét đặc sắc trong tư tưởng Thiền học, nhất là sự dung
hợp Nho - Phật trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm.
Bài“Xu hướng hội nhập Tam giáo trong tư tưởng Việt
Nam thế kỷ XVIII” (2004), Nguyễn Kim Sơn thông qua cái nhìn
đồng đại và lịch đại, đã lý giải nguồn gốc, sự vận động, khung
cảnh hội nhập Tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII.
Trần Phước Thu
ận trong bài “Tìm hiểu đôi điều về khái
niệm “Không thanh” của Ngô Thì Nhậm trong tác phẩm Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh” (2007) khẳng định Ngô Thì Nhậm
đã dùng lý luận nhà Nho để giải thích Thiền học, đậm nét nhất
là Lý học của Tống Nho, dùng những hình ảnh mang tính Lý
học Tống Nho để thực hiện chủ ý “Chỉ vật truyền tâm” của
thiền gia.
Lâm Giang trong bài“Tư tưởng Nho - Phật hoà đồng
trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì
Nh
ậm” (2007) đã đi từ phân tích sự hoà đồng nhất trí của Phật -
Nho trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh qua các phạm trù
nhân quả, luân hồi, định mệnh, tâm tính đến kết luận là sự
nhất trí ấy do Phật kế thừa từ Nho. Phật của Ngô Thì Nhậm là
Phật hành sự trong thực tiễn không yếm thế, chán đời.
Doãn Chính - Nguyễn Thị Hồng Phương trong “Ngô Thì
Nhậm - Hải Lượng đại thiền sư” (2010) cho r
ằng khuynh
hướng chủ đạo trong bản thể luận của Ngô Thì Nhậm là hướng
đến sự dung hoà Tam giáo với sự kế thừa tư tưởng các vị Tổ
khai sáng thiền phái Trúc Lâm.
Nhìn chung, tất cả những thành tựu như vừa nêu là rất
đáng quý, là những gợi ý quan trọng để chúng tôi suy nghĩ, tiếp
thu và triển khai nội dung, ý tưởng khi thực hiện đề tài luận án.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượ
ng nghiên cứu chính của luận án là tác phẩm Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh. Vì có sự kế thừa và phát triển tư
tưởng Thiền phái Trúc Lâm đời Trần nên cần phải mở rộng đối
5
sánh nó với những tác phẩm văn - triết của Thiền phái Trúc
Lâm và tác phẩm văn học Phật giáo, mà những tác phẩm này có
trước Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh thì mới có thể rút ra
những kết luận khoa học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là đề tài văn học sử, nghiên cứu một tác phẩm văn
học cụ thể và đặt nó trong dòng chảy của một bộ phận văn học
Phật giáo nên lu
ận án sử dụng chủ yếu là phương pháp văn học
sử, cụ thể là phương pháp phân tích tác phẩm; ngoài ra sử dụng
các phương pháp bổ trợ khác: phương pháp hệ thống, phương
pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp loại hình, văn bản học, phương pháp liên ngành,
phương pháp Thiền định.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh lần đầu tiên
được nghiên cứu m
ột cách trực tiếp toàn diện và có hệ thống từ
diện mạo, cấu trúc văn bản đến các tác giả.
- Từ việc nghiên cứu Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh,
luận án đã trình bày về đặc trưng của thể loại luận thuyết triết lý
tôn giáo.
- Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những giá trị nội dung tư
tưởng cùng giá trị nghệ thuật của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ
nguyên thanh; vai trò, vị trí của tác phẩm này trong lịch sử tư
tưởng Phật giáo Việt Nam và trong tiến trình phát triển của văn
học Phật giáo Việt Nam thời trung đại.
6. GIỚI THIỆU KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu (17 trang), luận án được dàn dựng
thành bốn chương như sau:
Chương 1. Xã hội – Văn hoá – Tư tưởng Đại Việt thế kỷ
XVIII và tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, 49 trang
(tr.18-66).
6
Chương 2. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn từ nội
dung tư tưởng, 47 trang (tr.67-113).
Chương 3. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn từ hình
thức nghệ thuật, 37 trang (tr.114-150).
Chương 4. Vị trí và đóng góp của tác phẩm Trúc Lâm tông
chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung
đại, 38 trang (tr.151-188).
Cuối cùng là Kết luận, 06 trang (tr.189-194), Danh mục
các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài
luận án (19 bài), Tài liệu tham khảo với 359 danh mục (303 tài
liệu tiếng Việt, 06 tài ti
ệu tiếng Anh, 47 tài liệu chữ Hán và
tiếng Trung, 03 trang web).
CHƯƠNG 1. XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI
VIỆT THẾ KỶ XVIII VÀ TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG
CHỈ NGUYÊN THANH
1.1. XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT
THẾ KỶ XVIII
1.1.1. Sự suy yếu của chế độ phong kiến và bi kịch lịch
sử của dân tộc
Đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử dân tộ
c. Chế độ
phong kiến suy tàn một cách sâu sắc và toàn diện. Nội chiến
liên miên, thiên tai hạn hán liên tục, nhân dân cùng khổ, các
cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp xảy ra.
1.1.2. Văn hoá – tư tưởng Đại Việt thế kỷ XVIII
1.1.2.1. Sự suy sụp của ý thức hệ phong kiến và sự phát
huy mạnh mẽ truyền thống nhân văn trong thế kỷ nông dân
khởi nghĩa
Ý thức hệ phong kiến và luận lý Nho gia lúc này b
ị suy
sụp thảm hại, ý thức cá nhân trỗi dậy, do thế, truyền thống nhăn
văn có điều kiện phát huy mạnh mẽ.
1.1.2.2. Vài thành tựu văn hoá – tư tưởng tiêu biểu
7
Mặc dù xã hội bị khủng hoảng nhưng các lĩnh vực văn hóa
tư tưởng, văn học nghệ thuật lại phát triển mạnh mẽ và phồn
thịnh hơn bao giờ hết. Giai đoạn này có một số thi xã xuất hiện.
Phong trào sinh hoạt văn nghệ dân gian nơi các vùng văn hóa
diễn ra khá mạnh mẽ, chính phong trào này góp phần hình
thành các tác gia ưu tú của dân tộc, mà thi hào Nguyễn Du là sự
kết tinh. Âm nhạc và sân khấ
u không chỉ là món tiêu khiển của
giới quý tộc nơi cung đình mà còn là nhu cầu thưởng thức của
nhiều tầng lớp quần chúng. Kiến trúc và điêu khắc phát triển
đến đỉnh cao với nhiều công trình độc đáo. Học thuật lúc này có
những bước tiến và có nhiều thành tựu với nhiều công trình
thuộc các chuyên ngành như lịch sử, địa lý, văn hoá, y học, văn
học, tư tưởng triết học. Lúc này ý thứ
c thị dân và con người cá
nhân trỗi dậy với khát vọng đòi quyền sống. Nhà nho mất chỗ
dựa, mất phương hướng, nên để khẳng định sự tồn tại của mình,
một mặt, họ tìm về cội nguồn tinh thần và truyền thống nhân
văn của dân tộc; mặt khác, họ còn tìm về Phật, về Đạo với tư
tưởng Lão - Trang trên cơ sở quan niệm “Tam giáo đồng
nguyên”.
1.2. TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG
CHỈ NGUYÊN THANH
1.2.1. Ngô Thì Nhậm tức Hải Lượng thiền sư viết phần
Chính văn của tác phẩm. Ông là đệ tử của thiền sư Tính Quảng
Thích Điều Điều thuộc dòng Thiền Minh Hành Tại Tại.
1.2.2. Phan Huy Ích tức Bảo Chân đạo nhân viết lời Tựa
của tác phẩm.
1.2.3. Ngô Thì Hoàng tức Hải Huyền viế
t phần Thanh
dẫn của tác phẩm.
1.2.4. Vũ Trinh tức Hải Âu viết Thanh chú 1 của tác
phẩm.
1.2.5. Nguyễn Đăng Sở tức Hải Hoà viết Thanh chú 2 của
tác phẩm.
8
1.2.6. Nguyễn Đàm tức Hải Điền viết Thanh tiểu khấu
của tác phẩm.
Các tác giả đều là những danh sĩ nổi tiếng ở Bắc hà vào
cuối thế kỷ XVIII, họ là những nhà Nho nhưng mến mộ và am
hiểu Phật, có tu tập hành Thiền.
1.3. VỀ VĂN BẢN TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG
CHỈ NGUYÊN THANH
1.3.1. Nhan đề tác phẩm
Tên chính thức là Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, tác
phẩm còn
được gọi là Nhị thập tứ chương kinh, Đại chân viên
giác thanh, kinh Viên giác mới, Nhị thập tứ thanh.
1.3.2. Giới thiệu tác phẩm
Tác phẩm này thuộc thể loại luận thuyết triết lý với tôn chỉ
khôi phục và xiển dương tư tưởng Trúc Lâm nhằm giải quyết
những bất ổn xã hội trong thế kỷ XVIII.
1.3.3. So sánh các bản dịch phần Chính văn của Trúc
Lâm tông chỉ
nguyên thanh
1.3.3.1. Về các bản dịch “Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh” hiện hành
Hiện nay có 4 bản dịch, chúng tôi dùng bản dịch của Viện
Hán Nôm do Lâm Giang chủ biên là chính, còn các bản khác
chỉ tham khảo, đối chiếu.
1.3.3.2. So sánh hai bản dịch của Viện Hán Nôm và của
Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
Vì cả 2 bản dịch còn chỗ xuất nhập, nên chúng tôi đối
chiếu lại nguyên tác chữ Hán một cách cẩn thận để chọn cách
dịch gần v
ới nguyên tác nhất nhằm phục vụ việc nghiên cứu tác
phẩm một cách chính xác hơn. Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa
những bản dịch đó, để dịch lại một số đoạn khi cần thiết.
TIỂU KẾT
Trong bối cảnh xã hội và văn hóa - tư tưởng ở Việt Nam
vào cuối thế kỷ XVIII, trong tình hình chấn hưng Phật giáo
9
được diễn ra trước đó vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII
bởi các vị chân tu thuộc dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, thì đến
đây, các nhà Nho – Thiền sư – văn thi sĩ ở Bích Câu thiền viện
mà chủ yếu Hải Lượng Ngô Thì Nhậm đã khởi xướng và trực
tiếp viết phần chính văn của tác phẩm, kế thừa và phát triển tư
tưởng của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần,
để đưa giáo lý tư
tưởng nhà Phật trở lại nhập thế với chủ trương “tùy tục”, “hòa
quang đồng trần”, “Phật tại tâm” như thời thịnh đạt của Thiền
phái này.
CHƯƠNG 2. TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
NHÌN TỪ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
2.1. TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA THIỀN
TÔNG TRONG TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ
NGUYÊN THANH
Các kinh điển đại thừa quan trọng của Phật giáo nh
ư: Viên
giác, Kim cương, Pháp hoa, Lăng già, Lăng nghiêm, Hoa
nghiêm, Duy ma cật, Bát nhã được các tác giả kế thừa, tiếp biến
trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Các phạm trù
cơ bản của tư tưởng Phật giáo được bàn bạc khá kỹ trong tác
phẩm như: nhân quả, luân hồi, thiện ác, nghiệp báo, phá chấp,
sắc không, tính không, lục căn, lục trần, lục thức, chân không
diệu hữu, nhân ngã, sinh diệt, bình đẳng, giải thoát, Như lai,
Phật tính, Ni
ết bàn v.v
Tư tưởng quan trọng của thiền phái Trúc Lâm như Phật
tại tâm, vô ngã vị tha, nhập thế cứu đời được nghệ thuật hoá
trong tác phẩm một cách mới mẻ và thực tế, gần gũi và sáng rõ
bằng nghệ thuật ngôn từ dưới nhãn quan của nhà Nho mộ Phật
chân chính.
2.2 SỰ DUNG HỢP CÁC HỆ TƯ TƯỞNG TRONG
TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
2.2.1. Sự dung hợp Tam giáo
10
Mối quan hệ giữa ba hệ tư tưởng Phật - Đạo - Nho vô
cùng phức tạp: có giao lưu, có điều hòa, có tiếp biến, thậm chí
có cạnh tranh, nhưng chủ yếu vẫn là xu hướng điều hòa, dung
hợp. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên ở Trung Hoa xuất hiện
vào thời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều, do Bảo Phát Tử Cát Hồng
(284-364) đề xướng. Tư tưởng này trải qua các đời Tùy,
Đường, Tống, r
ồi thịnh hành ở hai triều Nguyên, Minh, đến
triều Thanh thì bắt đầu suy vi. Để người dân bản xứ Trung Hoa
dễ tiếp nhận một hệ thống giáo lý và sinh hoạt đời sống tâm linh
hoàn toàn mới theo Phật giáo, những thiền sư Ấn Độ, Tây Vực
phải vay mượn những thuật ngữ, khái niệm trong hệ tư tưởng
của Nho gia có nét tương tự với tư tưởng Phật giáo, vốn đã rất
quen thuộc với người dân ở đây. Thậm chí, khi cần thiết họ
dùng cả tư tưởng Nho gia, để giải thích giáo lý nhà Phật cho tín
đồ dễ hiểu. Ngược lại, những nhà Nho, cũng thấy được sự bổ
túc, hoàn thiện cần thiết của giáo lý nhà Phật, góp thêm vào sự
khiếm khuyết của Nho học. Ở Việt Nam, tác phẩm Lý hoặc luận
(195 -198) của Mâu Bác gồm 37 điều bàn về những v
ấn đề của
Tam giáo. Tư tưởng Tam giáo ảnh hưởng lớn trong đời sống xã
hội nước ta suốt thời trung đại, nhất là thế kỷ XVIII. Tinh thần
dung hợp cũng là một trong những nội dung quan trọng của tác
phẩm với mong muốn đoàn kết các giới, tập trung sức mạnh
toàn dân tộc nhằm phục hưng đất nước.
2.2.2. Phật – Nho nhất trí
“Cư Nho mộ Phật” là quan niệ
m sống của phần lớn tầng
lớp trí thức nước ta thế kỷ XVIII. Trong lời Tựa tác phẩm, Phan
Huy Ích khẳng định tôn chỉ của tác phẩm là: “Khu Thích dĩ
nhập Nho”. Bên cạnh xu hướng “Khu Thích dĩ nhập Nho”,
chúng ta thấy còn thấy quan điểm “Dĩ Nho giải Phật” xuyên
suốt tác phẩm, theo tông chỉ khôi phục và xiển dương tư tưởng
Phật giáo Trúc Lâm đời Trần nh
ằm mục đích khôi phục đất
nước trong thời loạn lạc của thế kỷ XVIII.
11
2.2.3. Dĩ Nho giải Phật
Nội dung chủ đạo xuyên suốt của tác phẩm vẫn là Phật –
Nho nhất trí. “Dĩ Nho giải Phật” là dùng triết lý nhà Nho để lý
giải tư tưởng nhà Phật. Vì Ngô Thì Nhậm và các đồng tác giả
nhận thấy thời này tầng lớp Nho sĩ rất thịnh, có vị trí quan trọng
trong chính trường. Hơn nữa một bộ phận lớn Nho sĩ, do không
thông hiểu triết lý nhà Phật, lạ
i sẵn thành kiến cố chấp nên đã
kịch liệt đả kích Phật giáo. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân chính làm cho quốc gia suy yếu, dẫn đến nội chiến
loạn lạc trong một thời gian dài. Ngô Thì Nhậm và các tác giả
cho rằng: chỉ có tư tưởng cư trần lạc đạo, vô ngã vị tha, nhập
thế cứu đời của Phật giáo Trúc Lâm mới giải quyết được những
vấn
đề bất ổn của thời đại này. Cho nên họ đã dùng quan điểm
“Dĩ Nho giải Phật” nhắm vào đối tượng là Nho sĩ, làm cho Nho
sĩ hiểu được giá trị những triết lý và lợi ích của đạo Phật, mà cụ
thể là Phật giáo Trúc Lâm Đại Việt thời Trần. Xiển dương triết
lý Phật giáo Trúc Lâm, đưa nó vào trong đời sống xã hội là giải
pháp phục hưng đất nước ta vào cuối th
ế kỷ XVIII của các tác
giả.
2.3. TINH THẤN NHẬP THẾ YÊU NƯỚC TRONG
TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
Phật giáo Việt Nam vốn đồng hành cùng dân tộc ngay từ
khi mới truyền vào. Tinh thần vô ngã vị tha, cư trần lạc đạo,
nhập thế tích cực, quên mình vì dân vì nước, phụng sự nhân dân
là truyền thống của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần do Phật hoàng
Trần Nhân Tông sáng lập.
Kế thừa tinh thần này, động cơ của các tác giả khi viết
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh chính là sự lo nghĩ cho vận
mệnh đất nước, mong muốn đất n
ước được thái bình, thịnh trị,
nhân dân an cư lạc nghiệp, ấm no hạnh phúc. Các tác giả muốn
khôi phục, xiển dương tinh thần nhập thế của Phật giáo Trúc
Lâm đời Trần nhằm giải quyết những vấn đề bất ổn của nước ta
12
cuối thế kỷ XVIII. Tinh thần nhập thế vì dân vì nước cũng là
một trong những nội dung trọng yếu của tác phẩm.
TIỂU KẾT
Các tác giả của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh đều là
những người đầy nhiệt huyết và hoài bão muốn tận tâm tận lực
cống hiến cho dân cho nước, họ đã nhìn rõ triết lý Nho giáo
không còn đáp ứng được nhu cầu của thời đại, mà chỉ có tư
t
ưởng vô ngã vị tha, tuỳ duyên tuỳ tục, nhập thế tích cực, vô
chấp vô cầu, cư trần lạc đạo của Phật giáo Trúc Lâm mới có thể
giải quyết được những vấn đề xã hội rối ren, loạn lạc lúc này.
Với tôn chỉ phục hồi và xiển dương tinh thần của Phật
giáo Trúc Lâm, nên xu hướng dung hợp Tam giáo thể hiện rõ
trong tác phẩm, nhất là quan điểm “Phật - Nho nhất trí”, cụ th
ể
hơn là quan điểm “Dĩ Nho giải Phật”.
Các kinh điển quan trọng của Phật - Đạo - Nho và các
phạm trù triết lý cơ bản của ba nhà đều được các tác giả vận
dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong tác phẩm theo
xu hướng nhập thế cứu đời, phục vụ cho nước cho dân.
CHƯƠNG 3. TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
3.1. THỂ LOẠI TÁC PHẨM
3.1.1. S
ự kế thừa thể loại luận thuyết triết lý của văn
học Phật giáo đời Trần
Thể luận thuyết có hai dạng: Luận thuyết tôn giáo và luận
thuyết chính trị. Trong Phật giáo, thể loại luận thuyết có nguồn
gốc từ một trong tam tạng: Kinh, Luật, Luận. Luận là lời bàn
giải về Kinh. Trong văn học Phật giáo Việt Nam, Lý hoặc luận
củ
a Mâu Bác viết khoảng những năm từ 195 - 198, là tác phẩm
đầu tiên của thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo. Thể loại luận
thuyết tôn giáo đạt được những thành tựu đáng kể vào đầu đời
Trần với những tác phẩm bề thế về dung lượng và đặc sắc về tư
13
tưởng của các tác gia lớn như Trần Thái Tông, Trần Nhân
Tông, Pháp Loa… Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là thành tựu
của thể loại này trong thế kỷ XVIII.
3.1.2. Bút pháp luận thuyết bậc thầy trong tác phẩm
Có thể xem bài Tựa của Phan Huy Ích như là lời dẫn nền
tảng để định hướng người đọc đi vào tác phẩm với lập luận rất
chặt chẽ, luận cứ xác đáng, thứ tự minh bạch, lý lẽ
không sơ hở.
Kết cấu 24 chương theo một trật tự thích hợp đi từ thể đến
dụng, từ chân không đến diệu hữu của Ngô Thì Nhậm tạo nên
một lộ trình tu tâm dưỡng tính, hoàn thiện đạo đức của con
người. Hải Lượng dùng luận lý, điển tích, điển cố, thuật ngữ
của Nho gia để lý giải tư tưởng Thiền Ph
ật mang tính nhập thế,
hoà đồng nhằm giúp tầng lớp Nho sĩ hiểu đúng về Phật giáo.
Với cách trình bày súc tích, văn từ sắc gọn, lời văn điêu
luyện, hay dùng câu phủ định, dẫn chứng xác đáng, minh hoạ
cụ thể, biện giải thuyết phục của Ngô Thì Nhậm ở phần chính
văn nên khi đọc ai cũng phải gật đầu tâm phục. Trong Thanh
dẫn, Thanh chú và Thanh tiểu khấu, các tác giả
đã dẫn dắt khéo
léo và lý giải rõ ràng. Chẳng hạn, Hải Hoà rất khéo léo tổ chức
dẫn giải từ những cái cụ thể làm cơ sở, rồi mới đi dần vào cái
khó hiểu để luận giải những vấn đề khó hiểu trong tác phẩm với
ý tưởng chặt chẽ. Hải Điền tóm tắt nội dung chính của 24 thanh
một cách sáng tạo và thuyết phục dưới cảm quan Nho gia.
3.2. K
ẾT CẤU TÁC PHẨM
Theo văn bản chữ Hán thì tác phẩm này được sắp xếp như
sau: - Sáu bức ảnh: Ảnh 1, trang đầu sách; ảnh 2, 3, 4 là hình 3
vị tổ Trúc Lâm; ảnh 5, là hình Hải Lượng, ảnh 6, là biểu đồ
hình tròn 24 thanh phối các tiết trong năm.
- Trúc Lâm đại chân viên giác thanh tự: Lời Tựa của tác
phẩm do Phan Huy Ích viết.
- Ngữ lục: Ghi lại lời dạy của 3 vị Tổ Thiền phái Trúc
Lâm và Hải L
ượng thiền sư
14
- Tướng thanh nhị thập tứ Bồ tát: Liệt kê hình dáng, bộ
mặt của từng thanh, tức bản chất của từng thanh.
- Tam Tổ hành trạng:Ghi lại tiểu sử, công lao và tư tưởng
của 3 vị tổ Trúc Lâm
- Đại chân viên giác thanh:Đây là nội dung chính của tác
phẩm.
- Đại chân viên giác thanh tiểu khấu: Phần này tóm tắc
nội dung 24 thanh do Nguyễn Đàm viết.
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh tông: Chỉ ra đầu mố
i
làm nên tác phẩm.
- Cuối cùng là họ tên, chức nghiệp và quê quán của những
người viết chữ và khắc ván.
Trên đây là kết cấu bề ngoài, còn nhìn về kết cấu nội tại
bên trong thì có thể thấy chính sự sắp xếp các phần như trên có
sự gắn kết hợp lý và chặt chẽ, tác phẩm là một thể thống nhất
chứ không phải là sự tập hợp rời của các phần.
3.3. NGÔN NGỮ TÁC PHẨM
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, mà ngôn ngữ là yếu tố
quan trọng nhất của văn học. Văn bản nghệ thuật trong tính
chỉnh thể của nó là cơ sở quan trọng mang tính khách quan để
nghiên cứu tác phẩm, mà các quy tắc về ngôn ngữ là yếu tố trực
tiếp và đầu tiên. Nguyên tác của tác phẩm bằng chữ Hán, mà
bản thân chữ Hán là ngôn ngữ tượng hình biểu ý, mang tính
hình tượng và ngôn từ
nghệ thuật cũng mang tính hình tượng,
bởi tác phẩm văn học phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật.
Trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, ngôn ngữ nghệ
thuật mang tư tưởng Thiền Phật nên đã có điều kiện mở rộng
khả năng biểu hiện của ngôn ngữ đến vô giới hạn, mới có thể
đáp ứng được được nhu cầu phản ánh biểu hiện sự muôn màu
muôn vẻ của cuộc sống.
3.3.1. Thiền ngữ
15
Trong những tình huống đặc biệt nào đó, không có một
thứ ngôn ngữ nghệ thuật nào có thể diễn tả hay biểu hiện được
thì thiền ngữ và vô ngôn là rất đắc dụng. Nếu ngôn ngữ thông
thường bị giới hạn trong phạm vi ngữ nghĩa nhất định thì thiền
ngữ có khả năng mở rộng phạm vi đến vô hạn. Đây cũng là một
vấn đề
cần quan tâm khi nghiên cứu tác phẩm văn học Phật
giáo.
3.3.2. Ngôn ngữ biểu tượng
Một trong những đặc trưng của nghệ thuật ngôn ngữ được
dùng trong kinh điển Đại thừa Phật giáo nói chung, Thiền tông
nói riêng là ngôn ngữ biểu tượng. Mục đích của tất cả kinh điển
Phật giáo đều nhắm giúp người nghe được sáng suốt giác ngộ
Phật tính, thấu rõ thật tướng của vạ
n vật, từ đó phát tâm mà tu
tập nâng cao trí tuệ, phẩm chất đạo đức. Thiền Phật coi trọng
cái Tâm, mà cảnh giới tâm thức bên trong của con người lại là
cảnh giới vô tướng vi diệu, tức không có tướng trạng, màu sắc,
hình dáng, cho nên sử dụng ngôn ngữ thông thường thì khó mà
diễn tả được, điều này có nghĩa là khó có thể dùng một cái hình
thức để diễn tả một cái không hình thức; dùng một cái có giới
h
ạn rõ ràng để diễn tả một cái vô giới hạn một cách trọn vẹn
được. Ngôn ngữ biểu tượng là loại ngôn ngữ mang đầy hình ảnh
và màu sắc từ trong bản chất, nên rất đắc dụng trong trường hợp
này.
3.3.3. Sử dụng điển cố
Các tác giả thường dùng chữ, dùng điển của trong kinh
điển của ba nhà Phật, Đạo, Nho; thường nhắc đến danh xưng
của các v
ị sáng lập ra ba hệ tư tưởng đó cùng tên của những
thiền sư, đạo sĩ, nho sĩ nổi tiếng. Dùng điển cố là nhằm làm cho
ý tưởng muốn biểu đạt được hàm súc hơn, nội dung sâu sắc
hơn, lại kiệm lời, ít lời mà nhiều ý, ý tại ngôn ngoại; đồng thời
có thể còn khắc phục được tính tư biện và tăng mức độ tin cậy
đối vớ
i người đọc, nhất là đối với một tác phẩm văn học thuộc
16
loại luận thuyết triết lý có nội dung đề cập đến hầu hết những
phạm trù tư tưởng triết học quan trọng của Tam giáo.
3.3.4. Những biện pháp tu từ
Lạ hoá, ẩn dụ, so sánh, thí dụ… là những biện pháp tu từ
được sử dụng trong tác phẩm nhằm đạt được hiệu quả thẩm mỹ.
TIỂU KẾT
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh thuộc loại hình văn - triết
- s
ử bất phân, thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo của văn học
trung đại Việt Nam. Bằng nghệ thuật ngôn từ các tác giả đã
nghệ thuật hoá những phạm trù triết lý uyên áo của ba hệ tư
tưởng cổ đại phương Đông với xu hướng hoà đồng Tam giáo.
Đây là một tác phẩm rất lạ và hiếm thấy, từ thành phần xuất
thân của các tác giả đến kết cấ
u đa dạng nhưng rất thống nhất
và chặt chẽ, với thủ pháp nghệ thuật kiểu công án Thiền gắn với
mỹ học phương Đông.
Sự tài tình, điêu luyện và bút pháp luận thuyết bậc thầy
của tác giả phần Chính văn cũng như của các tác giả phần
Thanh dẫn, Thanh chú và Thanh tiểu khấu nên đã dẫn dắt độc
giả dễ dàng hiểu những v
ấn đề rất khô khan và khó hiểu của tư
tưởng triết học qua một lập luận rất thuyết phục. Nghệ thuật
Thiền ngữ, vô ngôn, điển tích, điển cố và các biện pháp tu từ
nghệ thuật như lạ hoá, ẩn dụ, thí dụ, so sánh được vận dụng một
cách tự nhiên và tài hoa góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật
của tác phẩm.
CHƯƠNG 4. VỊ TRÍ VÀ ĐÓNG GÓP CỦ
A TÁC PHẨM
TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN
HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA KINH VIÊN GIÁC TRONG
TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
Nếu cho con số mười hai chương của kinh Viên giác
tương ứng với 12 tháng của một năm và hai mươi bốn thanh
17
của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là 24 tiết thì cũng vừa
đúng một năm. Nếu bốn chương đầu (chiếm 1/3 của 12 chương)
trong kinh Viên giác là bốn chương căn bản của kinh và
chương Văn Thù (chương 1) là trọng yếu trong bốn chương thì
ở Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, tám thanh đầu (chiếm 1/3
của 24 thanh) là tám thanh căn bản của tác phẩm và chương
Không thanh (chương 1) là trọng yếu của tám chương. B
ảy
chương kế tiếp của kinh Viên giác (từ chương Di Lặc đến
chương Viên giác) cũng như mười bốn thanh kế tiếp của Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh (từ Định thanh đến Hưởng thanh)
nhằm quyết trạch những nghi lầm và mở rộng phương tiện cho
phù hợp với tất cả các đối tượng. Chương Hiền Thủ (chương
cuối) của kinh Viên giác và hai thanh kết thúc tác phẩ
m Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh đều làm nhiệm vụ của phần lưu
thông, lưu hành không để tác phẩm mai một, gián đoạn.
Những tư tưởng chủ đạo của kinh Viên giác như: Chân
như, Bản thể, Phật tính, vô minh, ái dục, phá chấp, vọng chấp,
lục căn, lục trần, lục thức, Bát nhã, tà kiến, nhân duyên, tưởng,
phi tưởng, sinh diệt, bình đẳng được các tác giả tiếp thu, thể
nghiệm và hình tượ
ng hoá trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh. Vì vậy Ngô Thì Đạo cho rằng Ngô Thì Nhậm đã viết
một bộ kinh Viên giác mới.
4.2. TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH VỚI
SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG THIỀN
PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN
4.2.1 Vài nét về Thiền phái Trúc Lâm đời Trần
Thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập, được
kế thừa và phát huy bởi nhị tổ Pháp Loa và tam tổ Huyền
Quang. Sự dung hợp chính là tinh thần quan trọng của thiền
phái này, tức là kiêm hành Thiền, Giáo, Tịnh, Mật và dung
thông Phật - Đạo - Nho theo hướng nhập thế.
18
Mục tiêu của Trần Nhân Tông là nâng cao trí tuệ và đạo
đức cho toàn bộ con dân Đại Việt theo tôn chỉ của Phật giáo
nhập thế, hộ quốc an dân mang bản sắc Đại Việt.
Thiền phái Trúc Lâm là Phật giáo nhất tông với chủ
trương Phật tại tâm, cư trần lạc đạo, tuỳ duyên nhập thế, hộ
quốc an dân, vô ngã vị tha. Thiền phái ra đời là để xây dựng để
bảo vệ đất nước trong th
ời Phật giáo là quốc giáo.
4.2.2. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái
Trúc Lâm trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
Hải Lượng và các pháp hữu kế thừa và phát triển tư tưởng
cũa Thiền phái Trúc Lâm đời Trần một cách có lý luận, có hệ
thống, nhất là quan điểm Phật - Nho nhất trí theo xu hướng
“Khu Thích dĩ nhập Nho” và “Dĩ Nho giải Phật”. Quan điểm
“Phật tại tâm” với tinh thần nhập th
ế tích cực, quên mình vì dân
vì nước, từ bi, bình đẳng, phá chấp, tự tin vào năng lực bản thân
là những nội dung cốt tuỷ của tác phẩm.
4.3. VỊ TRÍ CỦA TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ
NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT
NAM THỜI TRUNG ĐẠI
Đây là tác phẩm có giá trị lớn về văn học và tư tưởng triết
học của nước ta cuối thế kỷ XVIII, thể hiện được tầm vóc t
ư
tưởng của dân tộc trong giai đoạn này. Có thể nói tác phẩm là
một bước phát triển tư tưởng trong lịch sử tư tưởng của dân tộc.
Tác phẩm là một thành tựu đáng ghi nhận về thể loại luận
thuyết triết lý, là kết tinh trí tuệ của các danh sĩ nổi tiếng ở giai
đoạn cuối thế kỷ XVIII.
Động cơ sáng tác của các tác giả xuất phát từ lòng yêu
n
ước thương dân. Các tác giả muốn đề ra một giải pháp nhằm
bình ổn trật tự xã hội, để phục hưng đất nước trong cơn loạn
lạc, nên tác phẩm có một vị trí khó có thể thay thế được trong
nền văn học nước nhà.
19
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là sự kế thừa và phát huy
tinh thần cũng như tôn chỉ của Phật giáo Trúc Lâm nên có vị trí
vô cùng quan trọng trong Văn học Phật giáo nói riêng, văn học
Việt Nam thời trung đại nói chung.
TIỂU KẾT
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm và
các pháp hữu ra đời với mục tiêu khôi phục và xiển dương tinh
thần của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần, cho nên tác phẩm văn
học này có ý nghĩa rất lớn đối v
ới văn học Phật giáo nói riêng,
văn học Việt Nam nói chung. Tác phẩm chính là sự kết tinh
chín muồi tinh hoa trí tuệ của nhiều tác giả xếp vào hàng danh
sĩ nổi tiếng bậc nhất vào cuối thế kỷ XVIII.
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một viên ngọc hiếm
hoi và quý giá của kho tư tưởng triết học và văn chương Việt
Nam, các tác giả đều xuất thân là Nho sĩ - Đạo sĩ nhưng tất cả
họ đề
u mộ Phật hành Thiền, nghiên cứu sâu Phật pháp, có sở
đắc nhất định, nên tác phẩm này có vị trí và giá trị rất đặc biệt
về tư tưởng.
Chúng ta có thể thấy được đây là một tác phẩm luận
thuyết triết lý vô tiền khoáng hậu, có vị trí không thể thay thế
được của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam thời trung đại, văn học Ph
ật giáo là một trong
những mạch chính, khơi nguồn cho dòng văn học viết Việt
Nam. Trong dòng chảy đó, có tác phẩm luận thuyết triết lý Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm và các pháp
hữu.
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một tác phẩm thuộc
loại hình văn - sử - triết bất phân của thời trung đại, thể loại
luận thuyết triết lý, mang đậm nét áo bí của tư tưởng phương
Đông, của văn họ
c Việt Nam nói chung và văn học Phật giáo
20
ViỆT Nam nói riêng. Tác phẩm được viết năm 1796 tại Thiền
viện Trúc Lâm, phường Bích Câu, Hà Nội. Tác phẩm chính là
sự kết tinh tinh hoa trí tuệ của nhiều danh sĩ nổi tiếng ở Thăng
Long cuối thế kỷ XVIII, nhằm giải quyết những vấn đề bất ổn
của xã hội Việt Nam bấy giờ. Nhìn từ góc độ này, chúng ta thấy
được vai trò và giá trị không thể thay thế của tác phẩm.
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
được sáng tác bằng chữ
Hán, ngôn từ tinh luyện, cô đúc, lại viết về những vấn đề mang
tính tư tưởng triết lý nên tiếp cận không phải là dễ dàng. Với
thủ pháp nghệ thuật kiểu công án Thiền gắn với mỹ học Thiền -
Đạo - Nho, các tác giả thật sự đã đích thân trải nghiệm và thể
hiện vô cùng sâu sắc những tinh hoa của cả ba hệ tư tưởng lớn
c
ủa nhân loại bằng nghệ thuật ngôn từ mới mẻ, độc đáo.
Ngô Thì Nhậm là một danh nhân văn hoá và là tác gia lớn
của sử văn học Việt Nam. Ông đã có những đóng góp to lớn
cho dân tộc trên nhiều lĩnh vực: văn hoá, triết học, văn học, giáo
dục, quân sự, chính trị, ngoai giao Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh là tác phẩm lớn cuối cùng của ông, là kết tinh chín muồi
cả về nội dung tư tưở
ng lẫn bút pháp nghệ thuật. Nói theo kiểu
nhà Thiền thì tác phẩm này giống như “bài kệ truyền tâm ấn”
của các thiền sư cho các đệ tử lúc sắp viên tịch. Bởi tất cả
những gì tinh tuý và tâm huyết của cả một đời của ông được gửi
gắm hết vào đây.
Chữ Thanh là từ khoá quan trọng, xuyên suốt tác phẩm và
là mấu chốt để thâm nhập vào toàn bộ tác phẩm. Thanh là tiếng,
là lời nói, mà ở đây chính là giáo lý mà Ngô Thì Nhậm kế thừa
từ chư Tổ của Phật giáo Trúc Lâm đã truyền dạy cho đệ tử.
Với Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, những phạm trù
quan trọng của triết lý Đại thừa Thiền tông Phật giáo như: Chân
tâm, Phật tính, Niết bàn, sinh tử, giải thoát, hữu vô, luân hồi,
nhân quả, tịch diệt được thể hiện một cách mới mẻ và thực tế,
21
gần gũi và sáng rõ bằng nghệ thuật ngôn từ dưới nhãn quan của
nhà Nho chân chính am hiểu Phật Thiền.
Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một viên
ngọc hiếm hoi và quý giá của cả kho triết học và văn chương
Việt Nam. Âm thanh là cảm hứng chính để sáng tạo nên tác
phẩm. Bằng những thủ pháp nghệ thuật như: ẩn dụ, thí dụ, hoán
dụ, thậm xưng, lạ hoá, so sánh… và sử dụng các điể
n tích, điển
cố trong kinh điển của ba nhà, với những hình tượng nghệ thuật
độc đáo, các tác giả đã dung hợp cả ba hệ tư tưởng trong quan
niệm Tam giáo đồng nguyên nhằm xiển dương tinh thần thực
tiễn và nhập thế cứu đời của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần.
Với bút pháp luận thuyết chặt chẽ, các tác giả đã truyền tải một
cách tài tình hầu hế
t những nội dung cốt yếu của những bộ kinh
điển quan trọng trong cả ba hệ tư tưởng. Vấn đề liên quan đến
ba hệ tư tưởng này là vấn đề đã được các bậc trí giả trong thiên
hạ đã nói, đang nói và sẽ nói, nhưng phương pháp luận giải
dung thông tư tưởng ba nhà quy về một mối dựa trên những
luận chứng cụ thể và thuyết phục rút ra từ chính kinh
điển của
ba nhà, mà chủ yếu là Phật và Nho một cách có hệ thống thì tác
phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh thật sự đã góp một tiếng
nói vào lĩnh vực văn hoá tư tưởng của dân tộc.
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một tác phẩm rất lạ.
Cái lạ thứ nhất là hiếm thấy một tác phẩm luận thuyết triết học
nào của thời trung đại có đến năm người là
đồng tác giả; Cái lạ
thứ hai là kết cấu của tác phẩm gồm thanh dẫn, chính văn,
thanh chú và thanh tiểu khấu và thêm phần Tam tổ hành trạng;
Cái lạ thứ ba là thiền sư, đạo sĩ, nho sĩ cùng viết về Phật giáo
Thiền tông Trúc Lâm dưới tôn chỉ tư tưởng hoà đồng Tam giáo
theo xu hướng “Dĩ Nho giải Phật”, “Khu Thích dĩ nhập Nho”.
Vấn đề về mối quan hệ giao lưu tiếp biế
n của Tam giáo
nói chung, Phật - Nho nói riêng là một vấn đề mang tính lịch sử
lâu dài và phức tạp trải gần hai mươi thế kỷ. Cho đến nay mối
22
tương quan giữa Phật và Nho vẫn còn là vấn đề ít có sự đồng
thuận giữa các nhà khoa học khi nghiên cứu về tư tưởng
phương Đông. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh đã có đóng góp
nhằm giải quyết mối quan hệ này. Vấn đề này cần được nghiên
cứu toàn diện hơn cả chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần vào
việc giữ gìn văn hoá truyền thống và kế thừa những giá tr
ị nhân
văn, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh cả đời sống tinh
thần lẫn vật chất cho nhân loại nói chung, cho Việt Nam nói
riêng.
Việc tìm hiểu tác phẩm luận thuyết triết học Trúc Lâm
tông chỉ nguyên thanh đậm chất áo bí nói chung, tinh thần Tam
giáo trong tác phẩm nói riêng là một việc đòi hỏi người nghiên
cứu không những chỉ am hiểu sâu sắc tư tưởng cả ba nhà Phật -
Đạo - Nho mà còn phải am hiểu Hán h
ọc, cho nên việc tìm hiểu,
nghiên cứu tác phẩm này là một nỗ lực rất lớn của người viết.
Ngô Thì Nhậm sáng tạo ra bộ kinh Viên giác mới trên cơ
sở vận dụng một cách nhuần nhuyễn và khéo léo những trải
nghiệm bản thân về Phật, về Thiền, cộng với tri thức Nho học
vốn có của ông vào việc giảng giải một cách dễ hiểu những
phạm trù uyên áo c
ủa nhà Phật theo xu hướng thực tiễn hoá,
đơn giản hoá rất rạch ròi khúc chiết, làm cho người đọc dễ
dàng nắm bắt và áp dụng vào việc xác định đường hướng tu tâm
dưỡng tính hoàn thiện.
Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một viên
ngọc quý giá của kho văn chương lẫn tư tưởng triết học của
Việt Nam. Với tông chỉ xiển dương tinh thần nhập thế yêu nước
của Thi
ền phái Trúc Lâm Yên Tử, tác giả không chỉ kế thừa
những tư tưởng của kinh Viên giác mà còn biết phát huy tinh
hoa tư tưởng của các bộ kinh Đại thừa khác như: Pháp hoa, Bát
nhã, Kim cương, Lăng già, Hoa nghiêm, Duy Ma Cật. Bằng
những thủ pháp nghệ thuật như: nhân hoá, hoán dụ, thậm xưng,
ẩn dụ, so sánh, các tác giả đã nghệ thuật hoá một cách tài tình
23
hầu hết những nội dung tư tưởng triết học khô khan, khó hiểu
của kinh Viên giác trở thành những bài học thực tiễn bổ ích cho
những ai muốn hoàn thiện nhân cách đạo đức bản thân. Hai
mươi bốn chương của phần Chính văn tác phẩm là một công
trình nghệ thuật ngôn từ tuyệt diệu, bút pháp luận thuyết đạt tới
mức tinh tế, mỗi câu mỗi chữ đều có hàm ý sâu sắc, nh
ằm cảnh
tỉnh và dẫn dắt người nghe, người học quay về với chân tâm
thanh tịnh sáng suốt, không bị ngoại cảnh mê hoặc, trói buộc.
Giá trị nội dung tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
còn thể hiện ở chỗ, toàn bộ tác phẩm là một lộ trình tu tâm
dưỡng tính hoàn chỉnh và xuyên suốt, là con đường rèn
luyện các phẩm chất đạo đức và trí tuệ đi đến toàn thiện,
không chỉ phù hợp v
ới thời đại ông sống mà còn thích hợp với
cả con người đương đại. Tám chương đầu tiên, tác giả chú trọng
vào việc giác ngộ chân tâm thanh tịnh của mỗi người, tự tính
của vạn pháp, bản chất của vạn vật (lý) để làm kim chỉ nam
cho việc thanh lọc nội tâm, loại bỏ tạp niệm, khai thông căn
bản trí tuệ (Bát nhã). Tám chương giữa là tinh thần
hoà
quang đồng trần, mang tính nhập thế, làm lợi ích cho chúng
sinh theo hạnh Bồ tát, nhằm phát huy trí tuệ và nâng cao đạo
hạnh trong những thử thách chướng ngại. Tám chương kết
chính là sự kiểm nghiệm lại toàn bộ sự trải nghiệm trong quá
trình tu tập ở trên và xác định rõ ràng con đường, phương pháp
đi tới để đạt tự do giải thoát.
Đặt tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong bối
cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ
XVIII, chúng ta mới thấy hết
được vị trí của nó trong nền văn học nước nhà. Xuất phát từ
lòng yêu quê hương đất nước, muốn đất nước được thái bình,
nhân dân an cư lạc nghiệp, ấm no hạnh phúc nên Ngô Thì
Nhậm mới viết phần Chính văn của tác phẩm. Nhưng tâm huyết
và hoài bão này của ông cùng các pháp hữu chưa thể thực hiện
ngay được. Các tác giả nhận ra được một trong những nguyên