Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia việt nam (vietnam airlines)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.56 KB, 101 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tích
cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như: WTO, APEC, AFTA và đến năm 2008 Việt
Nam là thành viên chính thức uỷ viên không thường trực của Liên Hợp Quốc Chúng
ta đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương với nhiều
nước, mà gần đây nhất là Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Sau khi Việt
Nam đã mở cửa nền kinh tế, tăng cường giao lưu buôn bán quốc tế thì nhu cầu về vận
tải, đặc biệt là vận tải HK là một vấn đề cần được quan tâm chú ý để góp phần thực
hiện chiến lược kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Vận tải HK là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại,
ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển
kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước.
Vì thế chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu
thế hội nhập quốc tế đã và đang đem lại cho Tổng công ty HK Việt Nam (Vietnam
Airlines) rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực
hạn chế, VNA cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để
phát triển nhanh chóng, giảm khoảng cách và đuổi kịp các hãng HK trong khu vực và
trên thế giới, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là
một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành HK nói riêng
được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nó đã góp phần to lớn trong sự
nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
văn hóa với thế giới và là một vị “Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu
cầu đặt ra đối với ngành HK là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự
phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành HK đòi hỏi có
sự đầu tư rất lớn, cả về chất lượng, giá cả và dịch vụ, ngày càng hoàn thiện để hội nhập
với các HK trong khu vực và thế giới.
Hơn thế nữa, ngành HK không những là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi
nhuận lớn mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng như
quốc phòng đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật
chung đó. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng
động, có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao, HK Việt Nam có lợi thế để phát


triển. Với đội máy bay đang được hiện đại hoá và tăng dần về số lượng và chất lượng,
dịch vụ không ngừng hoàn thiện, mạng đường bay quốc tế cũng như nội địa ngày càng
được mở rộng sẽ làm tăng nhu cầu vốn, kỹ thuật và lao động có năng lực trình độ. Mặt
khác, phương tiện kinh doanh của ngành HK là đòi hỏi phải có những chiếc máy bay
hiện đại có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên việc đầu tư, mua sắm các loại máy
bay đòi hỏi phải có vốn, lực lượng lao động có trình độ để có thể đáp ứng nhu cầu cho
đội bay ngay càng hiện đại.
Với những đặc điểm trên, là doanh nghiệp nhà nước đại diện cho ngành HK,
Hãng HK Quốc gia Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác hoạt động sản
xuất kinh của nền kinh tế. Để đạt được như vậy đòi hỏi VNA phải xây dựng cho mình
hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ cao và lượng
vốn lớn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Hãng HK Quốc gia Việt Nam cần có
các giải pháp để có thể huy động vốn, thu hút nguồn lao động có năng lực. Nhận thức
được vấn đề này, với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên – thạc sĩ Vương Thị Bích
Ngà và sự giúp đỡ của cán bộ của Hãng HK Quốc gia Việt Nam, sau một thời gian tìm
hiểu thực tế, tôi xin được chọn đề tài: “Hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của
Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ” cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA
VIỆT NAM.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 -
2010
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC
GIA VIỆT NAM.
Trong quá trình viết khoá luận, tôi nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Vương Thị Bích Ngà, sự
giúp đỡ của các cán bộ Viện Khoa học HK, và Trung tâm Huấn luyện Bay cùng cán bộ

công nhân viên của Hãng HK Quốc gia Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo và những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG
QUỐC GIA VIỆT NAM.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển của Hãng HK Quốc gia Việt Nam gắn liền với
lịch sử hình thành và phát triển của ngành HKDD Việt Nam. Hơn 50 năm phát triển,
ngành HKDD Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, và mô hình tổ chức quản lý đã từng bước thay đổi để mong muốn đáp ứng yêu
cầu đổi mới trong từng giai đoạn, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế
Việt Nam và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Ngày 15/01/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 666/TTg thành lập
Cục HKDD Việt Nam, với nhiệm vụ vận chuyển HK, phục vụ công cuộc phát triển
kinh tế, văn hoá của đất nước. Khởi đầu với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, VNA đã
trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển trước khi trở thành như ngày nay. Với
tên gọi ban đầu là HKDD Việt Nam, VNA bắt đầu bay với tư cách một hãng HK độc
lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia lâm. Qua hơn 50 năm, VNA đã trải qua nhiều
thay đổi và không ngừng phát triển và mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một
hãng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành HKDD có
thể được tóm tắt qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1975: Ngành HKDD Việt Nam được hình thành trong
cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng đất nước, chủ yếu tập trung thực hiện
nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, trong đó phục vụ các chuyến bay quân sự và chuyên cơ
là nhiệm vụ hàng đầu của ngành HKDD. Cục HKDD Việt Nam khi đó được thành lập
trực thuộc Chính phủ và được giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện đồng thời ba chức
năng: quản lý Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và kinh doanh vận tải HK.
- Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985: việc thành lập Tổng cục HKDD Việt Nam năm
1976 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành HKDD Việt Nam.

Giai đoạn này Tổng cục HKDD Việt Nam đã có thay đổi về chức năng nhiệm vụ, và
tiếp tục thực hiện 3 chức năng: quản lý Nhà nước, quốc phòng và đặc biệt chức năng
kinh doanh vận tải HK. Ngay năm đầu tiên đã vận chuyển được 21.000 lượt khách và
3.000 tấn hàng hóa. Từ những năm 1980, HKDD Việt Nam phát triển theo hướng trở
thành đơn vị sản xuất kinh doanh, trong đó nhiệm vụ vận tải HK là nhiệm vụ kinh tế
hàng đầu.
- Giai đoạn từ năm 1986 - 1990: Hoạt động sản xuất kinh doanh HK có những điều kiện
thuận lợi để phát triển, nhờ những thay đổi trong cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính
thể hiện qua Nghị định số 162/HĐBT ngày 14/12/1984, Quyết định số 986/V7 ngày
04/03/1985 và Thông tư liên bộ số 03/TTLB ngày 8 tháng 3 năm 1985 đã tạo bước
ngoặt lớn trong việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của ngành.Tổng công ty HK
Việt Nam được thành lập (lần thứ nhất) theo Quyết định số 225/CT ngày 22/8/1989
của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, là một đơn vị kinh tế quốc doanh được tổ chức theo
Điều lệ liên hiệp Xí nghiệp, trực thuộc Tổng cục HKDD Việt Nam. Mô hình này đã
tách biệt tương đối rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng sản xuất - kinh doanh
của doanh nghiệp vận tải. Mặc dù trong thời gian này đội máy bay còn 22 chiếc với
tổng năng lực cung ứng 160 tấn chuyên chở và 1.460 ghế cung ứng, nhưng các chỉ tiêu
kinh tế đều tăng trưởng đáng kể.
- Giai đoạn từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu bước phát triển
mới của ngành HKDD Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của Đảng. Thực hiện chỉ thị
243/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ngày 01/07/1992 về tổ chức lại ngành HKDD
Việt Nam, ngày 20/04/1993 Hãng HK Quốc gia Việt Nam với tên giao dịch tiếng Anh
là Vietnam Airlines được thành lập theo Quyết định số 745/TCCB-LĐ của Bộ trưởng
Bộ giao thông vận tải, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục HKDD Việt Nam.
Ngày 22/08/1994, căn cứ theo quyết định số 441/TTg của Thủ tướng Chính
phủ, Tổng công ty HK Việt Nam được thành lập lại như một doanh nghiệp Nhà nước
về vận tải và dịch vụ HK, là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội,
có văn phòng tại các tỉnh, có cơ quan đại diện tại nước ngoài bao gồm các cơ quan đại
diện vùng và từng nước; có tài khoản tại ngân hàng bao gồm cả tài khoản ngoại tệ; có
con dấu, cờ, trang phục, phù hiệu riêng. Đơn vị quản lý trực tiếp là Cục HKDD Việt

Nam.
Tổng công ty HK Việt Nam được thành lập lần thứ hai theo Quyết định số
328/TTg ngày 27/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và
hoạt động được Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996. Bộ kế
khạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 110824 cho Tổng công ty
vào ngày 15/3/1996 tại Hà Nội. Từ tháng 5/1996, Tổng công ty HK Việt Nam với tên
giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines Corporation chính thức đi vào hoạt động với
số vốn đăng kí 1.661 tỷ VND. Là một doang nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, lấy
VNA làm nòng cốt và bao gồm 20 đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi
ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động
trong ngành HK. Việc thành lập Tổng công ty HK Việt Nam là một bước chuyển lớn
về tổ chức của Ngành HKDD Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước,
tạo điều kiện để xây dựng một hãng HK mạnh, vươn lên ngang tầm các hãng HK trong
khu vực và trên thế giới. Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2009 của VNA là 8.942 tỷ
đồng.
Ngày 10/06/2010, VNA chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, đánh dấu một
bước phát triển mới, trở thành hãng HK đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh
này. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Hãng trong tiến trình
khẳng định đẳng cấp quốc tế, là một trong những hãng HK lớn trong khu vực Đông
Nam Á, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước. Liên minh HK là một mô hình hợp tác của các hãng HK trên thế giới trước yêu
cầu bổ trợ về mạng bay, chia sẻ nguồn lực để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt
động và khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu; cũng như nhu cầu của hành khách
về dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng cao và đồng nhất trên toàn bộ hành trình. Liên minh
HK SkyTeam được thành lập năm 2000, với 4 thành viên sáng lập Aeroméxico, Air
France, Delta Air Lines và Korean Air. Đây hiện là liên minh hàng không lớn thứ hai
trên thế giới với 11 hội viên toàn phần, 3 hội viên cộng tác, cùng hơn 2.500 máy bay.
Mạng đường bay của SkyTeam vươn tới 905 điểm đến thuộc 169 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Trên thế giới hiện có 3 liên minh hàng không tiêu biểu với sự tham
gia của 19 trên 20 hãng hàng không hàng đầu, chiếm gần 80% tổng ghế luân chuyển và

58% lượng khách vận chuyển trên toàn cầu. Ngoài SkyTeam, hai liên minh còn lại là
Star Alliance và Oneworld, lần lượt là các liên minh hàng không lớn nhất và lớn thứ ba
trên thế giới. Năm 2005, SkyTeam chiếm 22% thị phần thế giới, sau Star Alliance
(29%) và trên Oneworld (18%). Các hội viên toàn phần của SkyTeam: Aeroflot,
Aeroméxico, Air France, Alitalia, China Southern Airlines, Continental Airlines, CSA
Czech Airlines, Delta Air Lines, KLM Royal Dutch Airlines, Korean Airlines,
Northwest Airlines. Các hội viên cộng tác: Air Europa, Copa Airlines, Kenya Airways.
Tính đến tháng 9 năm 2011, VNA hiện đang vận hành mạng lưới đường bay
trực tiếp vươn đến 26 điểm đến quốc tế, bao gồm: Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kong,
Côn Minh, Thượng Hải, Cao Hùng, Đài Bắc (Trung Quốc), Fukuoka, Nagoya, Osaka,
Tokyo (Nhật Bản), Busan, Seoul (Hàn Quốc), Yangon (Myanmar), Phnom Penh, Siem
Reap (Cambodia), Viêng Chăng, Luông Phabang (Lào), Kuala Lumpur (Malaysia),
Singapore, Bangkok (Thái Lan), Paris (Pháp), Moscow (Nga), Frankfurt (Đức),
Melbourne, Sydney (Australia). Đặc biệt, vào cuối năm 2011, VNA sẽ khai thác đương
bay đến London (Anh Quốc) tại sân bay quốc tế Gatwich. Ngoài ra Hãng còn khai thác
20 điểm đến nội địa trong đó sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng) là 3 trạm
trung chuyển chính trong nước.
Bảng 1.1: Đội máy bay hiện tại của VNA (đến tháng 9/2011)
Máy
bay
Tổng
số
Đặt
hàng
Hành khách
(Business/Economy)
Tuyến bay chính Ghi chú
Airbus 10 0 160 (0/0/162) Nội địa và khu vực
A320-

200
150 (12/0/138) Việt Nam và Trung Quốc
Airbus
A321-
231
27 30 184 (16/0/168) Nội địa và khu vực
Mua thêm 16
chiếc vào
năm 2010, 1
chiếc cho
Cambodia
Angkor Air
thuê.
Airbus
A330-
200
8 0 266 (24/0/242)
Khu vực và đường dài
Trung Quốc, Hong Kong, Nhật,
Hàn Quốc, Malaysia,
Singapore và Thái Lan
Airbus
A330
1 0 320 (36/0/284)
Khu vực và đường dài
Trung Quốc, Hong Kong, Nhật,
Hàn Quốc, Malaysia,
Singapore và Thái Lan
Airbus
A350-

900
0 12
Giao vào
năm 2014
Airbus
A380-
800
0 4
Đường dài
Có thể tới Los Angeles, San
Francisco, Houston
Chưa xác
nhận mua,
đang đàm
phán và cân
nhắc việc
chuyển sang
mua phiên
bản A380-
900, nếu
chính thức
đặt mua sẽ
giao vào năm
2015
ATR
72-500
14
9
68 (0/68) Nội địa, Lào, Campuchia
Boeing

777-
200ER
10 0
282 (54/228)
295 (12/283)
325 (35/290)
338 (32/306)
Nội địa và đường dài
Hà Nội, Đà Nẵng, Frankfurt,
Moskva, Paris, Melbourne và
Sydney
Boeing
787-9
0 16
Trước đặt mua 787-8 nhưng
tháng 6-2010 đã đàm phán
chuyển sang đặt hàng loại 787-
9 có sức chứa lớn hơn.Dự kiến
đến châu Âu và châu Mỹ.
Giao vào
năm 2016.
Fokker
70
2 0 79(0/79) Trong nước và khu vực Sử dụng đến
năm 2012.
Sau đó
chuyển qua
Airbus A321
Tổng
72

71
Hãng sẽ có 150 chiếc vào năm 2020
(Nguồn: báo cáo thường niên của Tổng công ty HK Việt Nam năm 2010)
Theo đó, VNA đang hướng tới việc mở rộng đội bay lên lần lượt 107 và 150
máy bay vào năm 2015 và 2020, trong đó Hãng đặt mua nhiều máy bay thuộc loại
hiện đại bật nhất thế giới như Airbus A350 và Airbus A380, là máy bay vận tải HK lớn
nhất thế giới vào thời điểm hiện tại. Điều này nằm trong chiến lược phát triển dài hạn
của VNA, nhằm vươn lên mục tiêu đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau
Singapore Airlines, mặc dù một số hãng HK trong khu vực đều là các hãng nổi tiếng
trên thế giới.
II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hành chính của Hãng Hàng không
Quốc gia Việt nam.
Tổng công ty HK Việt Nam là doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Với chức năng chủ đạo cho mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành HKDD,
trong đó vận tải HK là nòng cốt. Tổng công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật
Việt Nam, có điều lệ tổ chức hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành vốn và tài sản,
chịu trách nhiệm các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý, có con
dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước,
lập bảng tổng kết tài sản, lập các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng
dẫn của Bộ tài chính. Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các bộ, cơ quan
ngành bộ, các cơ quan Chính phủ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương với
tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước, chịu sự quản lý của cơ quan thực hiện quyền
của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp
Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
1. Chức năng, nhiệm vụ
1.1 Chức năng
Tổng công ty HK Việt Nam có chức năng: Thực hiện kinh doanh dịch vụ về vận
tải HK đối với hành khách, hàng hoá ở trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển ngành HKDD của Nhà nước. Cung ứng các dịch vụ
thương mại kỹ thuật HK và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây

chuyền kinh doanh vận tải HK, xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư xây dựng, tạo
nguồn vốn, thuê và cho thuê, mua sắm tàu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất
nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành HK; liên doanh
liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài, kinh doanh các ngành nghề
khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của VNA bao gồm:
- Vận chuyển HK đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư;
- Các dịch vụ HK nói chung (vận tải đa phương thức; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ
thuật thương mại mặt đất, cung cấp dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các
dịch vụ phuc vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay)
- Hoạt động HK nói chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các
đài dẫn đường hàng không );
- Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị HK và các thiết bị kỹ thuật khác.
- Sản xuất linh kiện, phụ tùng trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực
công nghiệp HK.
- Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các trang thiết
bị phục vụ dây chuyền vận tải HK.
1.2 Nhiệm vụ
VNA có nhiệm vụ: tạo ra nguồn vốn kinh doanh và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm,
phát triển các quỹ của Nhà nước bao gồm vốn đầu tư vào các công ty khác; nhận và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, quyền kinh doanh, và những
người khác tài nguyên nhận của Nhà nước để làm kinh doanh và thực hiện các nhiệm
vụ khác, tổ chức và quản lý các ứng dụng của công nghệ mới và kỹ thuật và đào tạo và
hỗ trợ việc phát triển của nhân viên của VNA; trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh mẽ
hỗ trợ trong các nhiệm vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá và góp phần vào
an ninh và quốc phòng. Với cơ sở trong vận tải HK, VNA sẽ đa dạng hóa ngành nghề,
hiện đại hóa nhanh chóng, áp dụng kỹ thuật mới và cải thiện cơ sở vật chất cùng đội
ngũ nhân viên để trở thành một hãng HK hiện đại và có uy tín, thể hiện bản sắc dân tộc
của Việt Nam; là một hãng HK đứng đầu trong khu vực về các dịch vụ chất lượng cao
và hiệu quả kinh doanh.

2. Cơ cấu tổ chức hành chính
2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty HK Việt Nam
Mặc dù ngành HKDD Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh được trên 20
năm nhưng thực sự kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chỉ khoảng 10 năm, với
quãng thời gian quá ngắn như vậy thực chất mới chỉ là giai đoạn tiếp cận với nền kinh
tế thị trường, lại có tới 1 lần thay đổi cơ cấu tổ chức, và cơ cấu vận hành hiện nay của
Tổng công ty HK Việt Nam vẫn thiên về mô hình truyền thống, hệ thống truyền đạt
thông tin vẫn theo kiểu kim tự tháp. Với cơ cấu này đã cản trở rất nhiều về tốc độ xử lý
thông tin và khả năng phát huy nguồn nội lực của VNA để có thể thích ứng với môi
trường kinh doanh mang tính toàn cầu như hiện nay. Trong khi các hãng HK khác
trong khu vực và trên thế giới cùng khai thác với VNA lại có bề dày kinh nghiệm kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường hàng vài chục năm.
Tổng công ty HK Việt Nam được thành lập và tổ chức theo mô hình Tổng công
ty mạnh. Tổng công ty có Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên do Thủ tướng chính phủ
trực tiếp chỉ định thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty và ban giám
đốc, đứng đầu là Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc trong điều hành quản
lý chung là các cơ quan tham mưu tổng hợp. Tổng công ty có các đơn vị thành viên là
những doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, những doanh nghiệp Nhà nước hạch
toán phụ thuộc, những đơn vị sự nghiệp và các đơn vị liên doanh mà Tổng công ty góp
vốn tham gia. Các đơn vị thành viên Tổng công ty có tên gọi, trụ sở con dấu riêng,
được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước phù hợp với hình thức hạch toán
của mình. Đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập và đơn vị hạch toán
phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty có điều lệ tổ chức và quy chế hoạt động
riêng. Điều lệ và quy chế của các đơn vị thành viên do Hội đồng quản trị phê chuẩn
phù hợp với pháp luật và điều lệ cụ thể của Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức của Tổng
công ty HK Việt Nam được chia thành 2 khối chính: khối hạch toán tập trung (nòng cốt
là VNA) và khối hạch toán độc lập.
VNA là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty HK Việt Nam và không có tổ
chức bộ máy quản lý riêng biệt. Việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của
Hãng đều do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Tổng công ty HK Việt Nam tổ

chức thực hiện. VNA có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng công ty,
chịu sự ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty. Tổng công ty chịu trách
nhiệm cuối cùng về các nghiệp vụ tài chính phát sinh của các công ty con.
Ngoài ra, các đơn vị thành viên trong Tổng công ty HK Việt Nam hoạt động
theo Nghị định 388/HĐBT, tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động của doanh nghiệp, chịu sự điều tiết về vốn và giá cung ứng các dịch vụ nội
bộ của Tổng công ty, đóng góp vào quỹ chung của Tổng công ty Hàng không Việt
Nam.
Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức của Tổng công ty HK Việt Nam
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của VNA thiên về mô hình truyền thống theo kiểu kim tự tháp là
cơ cấu với một điểm đỉnh, với một vài cơ quan chức năng trung gian và nền tảng được
gắn với thị trường. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí cao nhất, là đại diện trực tiếp
chủ sở hữu, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn và tài sản của Nhà nước giao.
Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong tổng công ty, là đại diện
pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công hoặc uỷ quyền. Giúp đỡ cho Tổng giám đốc còn có các Phó tổng giám
đốc phụ trách theo từng khối.
- Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách quản lý: Ban kế hoạch đầu tư, Ban tài chính kế toán,
Ban tổ chức cán bộ - lao động tiền lương, Văn phòng đối ngoại, Ban an toàn - an ninh,
Ban khoa học công nghệ, Ban đào tạo, Ban đảm bảo chất lượng, Phòng pháp chế
thanh tra và Văn phòng Đảng Đoàn.
- Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc thương mại phụ trách: Ban kế hoạch thị trường,
Ban tiếp thị hành khách, Ban kế hoạc tiếp thị hàng hoá và ba văn phòng khu vực Bắc -
Trung - Nam cùng các văn phòng đại diện ở nước ngoài.
- Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khai thác bay phụ trách: Ban điều hành bay, Đoàn
bay 919, Đoàn tiếp viên, Trung tâm huấn luyện bay.
- Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc dịch vụ và khai thác mặt đất phụ trách: Ban dịch vụ
thị trường, Trung tâm kiểm soát kĩ thuật Nội Bài, Trung tâm kiểm soát kĩ thuật Tân

Sơn Nhất, Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà
Nẵng, Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất.
- Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kỹ thuật phụ trách: Ban kỹ thuật, Ban quản lí vật tư,
Xí nghiệp sửa chữa máy bay A75 và A76.
Việc phân chia công việc theo từng khối như trên sẽ ưu điểm là dễ quản lý,
trách nhiệm được phân chia rõ ràng, nhiệm vụ của từng phòng ban riêng lẽ không bị
chồng chéo, việc kiểm soát chất lượng quản lý cũng dễ dàng hơn. Nhưng bên cạnh đó
cũng chứa đựng nhiều hạn chế, nhất là về mặt thông tin từ tuyến đầu đến bộ máy quản
lý.
Sơ đồ 1.2: cấu trúc sự phối thuộc theo cấu trúc kim tự tháp
Khách hàng và thị trường
Qua sơ đồ 1.1 cho thấy tốc độ xử lý thông tin rất chậm do có quá nhiều cấp
trung gian trong khi những người tuyến đầu không được giao đầy đủ quyền hạn. Điều
này đã làm cho nhiều vấn đề phát sinh nếu vượt quá quyền hạn sẽ không được giải
quyết và nó sẽ được chuyển lên cấp cao hơn xem xét, thậm chí nó bị lãng quên ở đâu
đó trong khi sức ép của khách hàng hay thị trường ngày càng cao đối với những người
tuyến đầu. Thực tế cho thấy nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình cọ xát với khách
hàng, với thị trường thì chỉ có những người tuyến đầu mới hiểu sâu sắc về nó, và nếu
những vấn đề đó lại hành trình qua các cấp trung gian xa rời thực tế theo lộ trình thông
tin truyền thống để xem xét giải quyết, có lẽ kết quả tất yếu xẩy ra là có không ít những
quyết định thiếu chuẩn xác, uy tín và hình ảnh của Hãng bị giảm sút, thời cơ kinh
doanh bị tuột khỏi tầm kiểm soát, và vô tình đã tạo điều kiện cho mầm mống thiếu
trách nhiệm đối với Hãng trong con người lao động phát triển.
Thông tin phản hồi
Ra các quyết định, vận hành guồng
máy của Hãng hoạt động
Truyền quyết định
xuống nhân viên tuyến
đầu
Thực hiện các

quyết định
Ra các quyết định
Nhân viên tuyến đầu
Các giám đốc các bộ phận
Trưởng ban các ban chức năng
TGĐ và các Phó TGĐ
Hạn chế lớn nhất của cơ cấu tổ chức truyền thống trong môi trường kinh doanh
hiện đại mang tính toàn cầu là gánh nặng xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình
kinh doanh của các bộ phận tuyến đầu và các chi nhánh tại các thị trường được dồn lên
vai một nhóm người lãnh đạo cấp cao của Hãng. Trong khi đáng ra những vấn đề phát
sinh đó cần phải được giải quyết ngay lập tức tại nơi phát sinh ra chúng, thì những bộ
phận tuyến đầu và các chi nhánh tại các thị trường lại ngồi chờ các quyết định để thực
hiện. Điều này không những không mang lại hiệu quả kinh doanh không của VNA, mà
còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các hãng HK có quan hệ hợp tác với
VNA.
Như vậy, việc điều chỉnh lại cơ cấu vận hành cho phù hợp với môi trường kinh
doanh hiện đại là rất cần thiết đối với NVA hiện nay, và là một trong những điều kiện
đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh vận tải HK của VNA trên thương trường HK quốc
tế.
III. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Hãng Hàng không
Quốc gia Việt Nam
Hoạt động kinh doanh vận tải HK của VNA đã có những bước phát triển vượt
bậc trong những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế nước nhà nói
chung và ngành HKDD nói riêng, hàng năm VNA đều tăng trưởng với mức trên 10%.
Cụ thể, trong năm 2010, doanh thu của VNA tăng 47%, đạt mức 36,3 nghìn tỷ đồng,
lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi, đạt 350 tỷ đồng. Hãng đã vận chuyển với tổng khối
lượng hành khách ước đạt 12,3 triệu lượt người, vượt kế hoạch 13,2% và tăng 33,7%
so với năm 2009; trong đó vận chuyển khách nội địa đạt 8 triệu lượt, vượt kế hoạch
12,6%, tăng 31,1% so với 2009; vận chuyển quốc tế đạt 4,3 triệu lượt, vượt kế hoạch
14,3% và tăng 37,6% so với 2009. VNA thực hiện chủ trương kết hợp chặt chẽ phát

triển vận tải hành khách, hàng hoá ở trong nước và nước ngoài với việc xây dựng kế
hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng trang tiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng,
nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty HK Việt
Nam; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. VNA đã
xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình, đó là xây dựng VNA trở
thành tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại,
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo an
ninh quốc phòng. Việc tái đầu tư cho hoạt động sản xuất là một trong những đặc điểm
được chú trọng trong hoạt động của Hãng như hoạt động sử dụng các nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ
tầng, mua máy bay, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị cho hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng
cao khả năng sản xuất kinh doanh cho Hãng, với nguồn vốn chủ yếu có được từ hoạt
động vận tải HK. Trên cơ sở lấy hoạt động kinh doanh vận tải HK làm cơ bản đồng
thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hoá, làm chủ công
nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng VNA trở thành một hãng HK có tầm cỡ khu vực
và thế giới, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng
dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
Trong mấy năm trở lại đây, VNA đã không ngừng phát triển mạng đường bay
và tiếp tục mở thêm các đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện nay, Hãng đang khai
thác mạng đường bay đến 20 thành phố trong nước và hơn 38 thành phố trên thế giới ở
Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Bắc Mỹ cho thấy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Vietnam Airlines trong thời gian qua đã có những bước tiến khá nhanh chóng và
mạnh mẽ. Cơ cấu đường bay nội địa và khu vực hợp lý, mạng đường bay nội địa phù
hợp với địa lý của Việt Nam, theo kiểu trục - nan, tạo thế ổn định, thuận lợi cho việc
gắn kết mạng đường bay nội địa với đường bay quốc tế, thúc đẩy quá trình hình thành
trung tâm trung chuyển của khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh, khai thác tốt các
đường bay nối liền 3 thành phố lớn Hà Nội - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh và
một số đường bay đi - đến các khu vực có lợi thế về du lịch (Huế, Nha Trang, Phú
Quốc ).
Để cạnh trạnh hiệu quả trên thị trường HK quốc tế khốc liệt, VNA phải luôn tìm

cách phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình trở nên ngày càng đa dạng, phong phú
và tiện lợi hơn, vì thế Hãng đã liên doanh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông
qua hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc
biệt. Ngoài ra, VNA còn phát triển chương trình cộng dặm, chương trình Bông sen
vàng dành cho những khách hàng thân thiết, cùng những dịch vụ chăm sóc cho những
hành khách đặc biệt (trẻ em, người lớn tuổi, người quá cỡ, hay dịch vụ vận chuyển
hàng hóa đặc biệt theo gói cước thuận tiện).
Ngoài những thuận lợi kể trên, tình hình hoạt động kinh doanh vận tải HK của
VNA vẫn vấp phải một số khó khăn lớn như giá xăng dầu tăng mạnh, tỉ giá hối đoái
chênh lệnh lớn, chi phí khai thác tại các cảng HK tăng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt
với rất nhiều hãng HK quốc tế lớn tham gia khai thác thị trường HK Việt Nam như
United Airlines, Air France, Japan Airlines, Cathay Pacific, Singapore Airlines và một
số hãng HK giá rẻ khác cũng đang dần dần chiếm thị phần của VNA.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải HK của
VNA, cần xem xét cụ thể các yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác động trực tiếp cũng
như gián tiếp đến tình hình kinh doanh của Hãng, từ đó có thể đưa ra những giải pháp,
phương hướng phát triển trước mắt và dài hạn.
1. Vốn kinh doanh
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có
một nguồn vốn kinh doanh nhất định để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đó. Đối
với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành HKDD là một ngành kinh doanh đặc
thù về vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường HK, để xây dựng và phát triển cũng
như để giữ vững vị thế cạnh tranh trên thương trường của mình thì doanh nghiệp luôn
luôn cần có một nguồn vốn kinh doanh lớn mạnh và lâu dài, đáp ứng được yêu cầu của
việc kinh doanh.
Trong thời gian qua, Tổng công ty hàng không đã đẩy mạnh đầu tư phát triển
để nâng cao năng lực cạnh tranh, tổng vốn kinh doanh từ năm 2006 - 2010 là 65.348,7
tỷ đồng đạt 114,3% so với kế hoạch, được huy động từ các nguồn ngân sách Nhà nước
như: lợi nhuận để lại, quỹ khấu hao, các khoản vay tín dụng và một số khoản tín dụng
do nhà sản xuất cấp khi thực hiện các hợp đồng mua mới máy bay. Giá trị vốn kinh

doanh năm 2006 đạt mức 10.348,1 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng vốn kinh doanh trong cả
giai đoạn. Năm 2007 vốn kinh doanh bắt đầu tăng đạt mức 12.417,7 tỷ đồng, gấp 1,2
lần vốn kinh doanh năm 2006. Vốn kinh doanh đạt mức cao nhất trong hai năm 2008
và 2010 với lượng vốn kinh doanh tương ứng là 14.610,9 tỷ đồng và 16.097,8 tỷ đồng
với những hợp đồng mua sắm tàu bay cũng như hiện đại hóa đội bay của VNA. Tuy
nhiên, do việc đầu tư phát triển đội máy bay đòi hỏi cần số lượng vốn lớn nên ngoài
nguồn vốn chủ sở hữu VNA và Tổng công ty HK Việt Nam cần phải tiến hành cổ phần
hóa các công ty con để bán cổ phiếu ra thị trường trong nước lẫn quốc tế, và bản thân
VNA cũng đang xúc tiến kế IPO của mình trong thời gian tới. Hơn nữa, VNA thường
phải tìm kiếm nguồn vốn lớn từ bên ngoài như liên doanh hợp tác với các doanh
nghiệp nước ngoài, tìm kiếm đối tác đầu tư chiến lược, tăng nguồn vốn tín dụng.
Trong năm 2009, ba ngân hàng nước ngoài là HSBC, Citi Bank và DBS đã ký
kết hợp đồng tài trợ vốn cho thương vụ mua mới 8 máy bay Airbus A321-231S của
VNA với Airbus. Tổng giá trị gói tài trợ lên đến 457 triệu USD, bao gồm: hạn mức tín
dụng xuất khẩu trị giá 400 triệu USD được thu xếp và tài trợ bởi Ngân hàng HSBC và
Ngân hàng Citi Bank với sự hỗ trợ của các tổ chức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu châu
Âu mà Euler Hermes - tập đoàn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Đức - là đầu mối;
khoản tài trợ thương mại trị giá 57 triệu USD được thu xếp bởi HSBC và DBS.
Việc VNA chủ động tìm những nguồn vốn đầu tư như trên cho thấy chiến lược kinh
doanh đúng đắn của VNA, tận dụng được lợi thế về vốn của nước ngoài để phát triển
trong tương lai dài hạn.
Bảng 1.2: Nguồn vốn kinh doanh của VNA giai đoạn 2006 – 6 tháng đầu
năm 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
6 tháng
đầu năm
2011
1.Tài sản lưu động

Giá trị thực
4.350 4.872 5.164 4.286 4.543
3.147
Tốc độ tăng liên
hoàn
1,12% 1,06% -17% 1,06%

2. TSCĐ và đầu tư
dài hạn
Giá trị thực
19.457 22.570 32.952 23.725 26.572
15.089
Tốc độ tăng liên
hoàn
1,16% 1,46% -28% 1,12%

3. Vốn kinh doanh
Giá trị thực
10.348,1 12.417,7 14.610,9 11.874,2 16.097,8
10.990,4
Tốc độ tăng liên
hoàn
1,2% 1,18% -18,7% 1,35%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VNA qua các năm 2006 - 2010
Theo bảng 1.2, ta có thể thấy tình hình phát triển cũng như sử dụng nguồn vốn
kinh doanh của VNA là khá tốt. Trong năm 2009 cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã
mang đến nhiều sóng gió cho nền kinh tế thế giới nói chung, nhu cầu tiêu dùng giảm
một cách đột ngột, hầu hết mọi doanh nghiệp mọi ngành nghề đều lâm vào tình trạng
khủng hoảng về vốn. Hơn thế nữa, nhu cầu về vận tải HK giảm đáng kể do tác động

xấu được gia tăng do giá xăng dầu tăng cao kỉ lục trong nhiều năm vừa qua. Vì thế, tốc
độ tăng liên hoàn năm 2009 của tất cả chỉ tiêu của bảng 1.2 đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ sự
sụt giảm của nền kinh tế tác động mạnh mẽ lên các chỉ số nguồn vốn kinh doanh của
VNA. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển tiếp theo 2011 - 2020 VNA sẽ có những
điều chỉnh hợp lí để tăng nguồn vốn đầu tư, thực hiện kế hoạch nâng tổng số máy bay
VNA sở hữu lên 150 chiếc trong năm 2020.
Mặt khác, hình thức liên doanh cũng là một hình thức được VNA sử dụng để
duy trì đường bay nhằm phục vụ nhu cầu thị trường khi VNA chưa có đủ điều kiện về
vốn và các điều kiện khác để tự mở đường bay thẳng. Đây là giải pháp tạm thời VNA
đưa ra để giải bài toán khát vốn kinh doanh nghiêm trọng của ngành HKDD Việt Nam
nói chung. Cho đến nay VNA đã ký hợp đồng mua chỗ với hãng HK Hàn Quốc
Korean Air (KE), hãng HK Pháp Air France, hãng HK Lauda Air; ký hợp đồng mua
khoang với KE, hợp đồng trao đổi chỗ với hãng HK Nhật Bản Japan Airlines (JAL),
hãng HK Trung Quốc China Airlines (CNA). Hợp đồng trao đổi chỗ VNA thực hiện
khi đường bay vẫn duy trì nhưng thường xuyên thừa tải và hệ số sử dụng ghế thấp.
Điển hình là hợp đồng trao đổi chỗ giữa VNA và CNA, VNA sẽ nhường một số chỗ
nhất định cho CNA trên tuyến bay HAN - TPE và SGN- KHH, đổi lại CNA sẽ nhường
một số chỗ tương đương cho VNA trên tuyến bay TPE- LAX do VNA thường xuyên
thừa tải trong khi VNA chưa có đủ điều kiện để mở một đường bay tới Los Angeles.
2. Nguồn lao động
Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế, VNA đã đầu tư hiện đại hoá đội
máy bay và trang thiết bị HK nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh với các hãng HK
quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Song song với đó, VNA cũng đã nhanh chóng
trẻ hoá và tri thức hoá lực lượng lao động của mình. Giai đoạn năm 2006 - 2011, VNA
đã đặc biệt chú trọng đào tạo theo hướng chuyên môn hoá, mà trọng tâm là nhanh
chóng làm chủ công nghệ khai thác và bảo dưỡng thế hệ máy bay mới. Tổng số cán bộ
- công nhân viên của VNA tính đến 31/08/2011 có khoảng 9.253 người. Trong đó lao
động là người Việt Nam là 8.618 người, lao động là người nước ngoài 635 người, trình
độ đại học và trên đại học là 1.236 người, cao đẳng và trung cấp 3.093 người, công
nhân kỹ thuật 4.289 người. Nguồn lao động của VNA đang dần lớn mạnh cả về số

lượng và chất lượng, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. Cơ cấu lao
động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành, lao
động có trình độ từ đại học, cao đẳng trở lên chiếm 52% tổng số; lao động đặc thù
hàng không như phi công, tiếp viên HK, kĩ sư và thợ kĩ thuật máy bay được chú trọng
phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là phi công. Tính
đến cuối năm 2010, số lượng phi công của VNA là 636 người, trong đó có 40% là phi
công nước ngoài, và hàng năm VNA phải dành ra khoảng 15 - 20 triệu USD để trả
lương cho phi công nước ngoài. Việc chủ động đào tạo và nâng cao tỉ lệ phi công trong
nước lên 75% trong tổng số phi công khai thác đến năm 2015 là bước đi đúng đắn của
VNA, góp phần tiết kiệm chi phí huấn luyện, đào tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Hãng.
Về tổ chức Tổng công ty HK Việt Nam đã thành lập Ban đào tạo chuyên quản
lý điều hành về đào tạo và có Trung tâm huấn luyện bay, và Trung tâm huấn luyện phi
công (thuộc Học viện HK) là đơn vị chịu trách nhiệm đào tạo lao động chuyên ngành
HK là phi công cơ bản và tiếp viên HK cho VNA. Được thành lập từ năm 1998, Trung
tâm huấn luyện bay đã tổ chức huấn luyện đào tạo 3.234 khoá học với hơn 30.548 lượt
học viên cho các lớp cho phi công, tiếp viên, nhân viên khối khai thác bay. Trung tâm
đã tổ chức 10 khoá học huấn luyện dự khoá bay, gồm 500 học viên và đã đưa đi đào
tạo phi công cơ bản tại Pháp, Úc, Hoa Kỳ Hiện nay nguồn lao động của VNA cũng
rất phong phú và dồi dào ngoài nguồn lực sẵn có.
3. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Nhìn lại chặng đường qua gần 50 năm hình thành và phát triển có thể thấy Tổng
công ty HK Việt Nam nói chung và VNA nói riêng đã xây dựng được cho mình một
thương hiệu, với hệ thống cơ sở vật chất ngày càng mới và hoàn thiện. Ngành Hk có
một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước trong việc mở rộng, giao lưu
kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng và ngoại giao. Chính vì vậy trong quá
trình hình thành và phát triển, ngành HK nói chung đã có nhiều thuận lợi, nhất là từ
chính sách hỗ trợ phát triển từ Chính phủ. Trong những năm qua, thông qua các chính
sách mở cửa, Nhà nước đã tạo điều kiện cho VNA hội nhập cùng các hãng HK khác
trên thế giới. Nhà nước còn bảo hộ cho VNA trên cơ sở kí kết các hiệp định về vận tải

HK song phương và đa phương nên Hãng có điều kiện khai thác thị trường quốc tế
bình đẳng với các hãng HK nước ngoài mạnh hơn về công nghệ và nguồn lực. Mặt
khác, được Nhà nước tập trung đầu tư nguồn vốn, kĩ thuật máy móc trang thiết bị, đổi
mới công nghệ nên VNA đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng. Đội máy bay là tài
sản cố định lớn nhất của một hãng HK và có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát
triển của hãng, vì vậy việc hiện đại hoá đội máy bay là một trong những mục tiêu chiến
lược của VNA nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngày
càng khốc liệt. Các máy bay thế hệ mới thường xuyên xuất hiện thay thế các máy bay
thế hệ cũ như máy bay Boeing 777 thay thế cho Boeing 767, Airbus A380 (đang được
đặt hàng) là máy bay vận tải lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại với công nghệ có
nhiều ưu việt hơn so với các máy bay hiện đang khai thác. Kế hoạch lâu dài của VNA
là có được 150 chiếc máy bay hiện đại trong năm 2020, đây là bước đi quan trọng, thể
hiện sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển cơ sở vật chất để nâng cao năng lực
canh tranh và tính hiệu quả trong kinh doanh.
Ngoài ra, VNA còn mở rộng hoạt động đầu tư cơ sở vật chất vào “tài sản vô
hình” của mình: thương hiệu, nhằm nâng cao vị thế của Hãng trên trường quốc tế.
Công tác marketing đã có được sự chuyên nghiệp và được triển khai một cách bài bản
nhờ học tập kinh nghiệm của các hãng HK trong khu vực và trên thế giới trong việc kết
hợp hình ảnh của một hãng HK quốc gia với hình ảnh nước nhà. Hiện nay VNA đã
xây dựng được các văn phòng chi nhánh và văn phòng đại diện; hệ thống đại lý bán vé
và chăm sóc khách hàng được tại từng khu vực thị trường trong nước và quốc tế. Năm
2002, VNA đã giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển
của VNA để trở thành hãng HK có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế
giới.
4. Mạng lưới kinh doanh
Mạng đường bay là tài sản vô hình rất có giá trị của VNA. Mạng đường bay là
hệ thống cấu trúc các đường bay quốc tế và nội địa đang được Hãng trực tiếp khai thác,
là thương quyền vận chuyển đã và đang được hưởng, lịch bay đến các sân bay trong
nước và quốc tế đã được sắp xếp một cách khoa học, hợp lí. Mục tiêu xây dựng mạng
đường bay phải phù hợp với: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quy

hoạch phát triển kinh tế, du lịch các vùng, miền; quy hoạch phát triển toàn bộ hệ thống
giao thông vận tải; quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc; quy hoạch tổng
thể của từng cảng HK; năng lực và hiệu quả khai thác của VNA. Phát huy tối đa lợi thế
của Việt Nam về tiềm năng du lịch, vị trí địa lý, dân số, mạng lưới sân bay đối với sự
phát triển thị trường HK.
Tính đến tháng 9/2011, VNA có mạng lưới đường bay đến 26 điểm đến quốc tế
đang được Hãng trực tiếp khai thác và 27 điểm đến khác cùng hợp tác với các hãng HK
khác (code share). Hầu hết các điểm đến hợp tác này là ở Hoa Kỳ, là nơi mà VNA
đang lập kế hoạch để có thể trực tiếp bay đến thị trường vận tải HK béo bở này. Nhưng
việc mở rộng mạng lưới đường bay không hề đơn giản, đòi hỏi công sức, thời gian, tiền
của cũng như nhiều yếu tố khác liên quan đến chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, hệ
thống sân bay, cụm cảng HK và nhu cầu vận tải HK của điểm đến. Theo dự kiến, cuối
năm 2011, VNA sẽ khai thác đường bay đến London. Đây là một nổ lực không nhỏ của
VNA trong việc mở rộng mạng đường bay của mình vươn ra châu Âu. Và thông
thường, việc khai thác đường bay mới sẽ không có hiệu quả trong những năm đầu. Ví
dụ, theo tính toán của VNA việc mở đường bay HAN/ SGN/ LON (Hà Nội - Thành
phố Hồ Chí Minh - London) sẽ phải chịu một khoản lỗ nhất định trong những năm đầu
khai thác. Tuy nhiên, việc mở đường bay này không chỉ có ý nghĩa về hiệu quả kinh tế
về lâu dài mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội sâu sắc. Anh Quốc là một nước có
vị trí quan trọng của châu Âu, là cửa ngõ để bước vào thị trường EU; vì vậy việc mở
đường bay trực tiếp đến London là hết sức cần thiết, là bước chuyển quan trọng trong
chiến lược mở rộng mạng bay của Hãng, từng bước đưa hình ảnh VNA gần gũi hơn
với những khách hàng tiềm năng ở châu Âu.
VNA hiện nay với quy mô vận chuyển khoảng khoảng 12 triệu lượt hành khách/
năm, luân chuyển hơn 16 tỷ hành khách.km/ năm, 300 ngàn tấn hàng hoá/ năm và
doanh thu hơn 1,7 tỷ USD, đang xếp ở vị trí thứ 4 trong các hãng HK trong khu vực
Đông Nam Á. Xét về số lượng hành khách chuyên chở, các hãng HK lớn trong khu
vực như Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific lớn hơn gấp 1,5 - 2 lần
VNA; nhưng xét về khối lượng luân chuyển hành khách.km thì Thai Airways lớn gấp 2
lần (30 tỷ hành khách.km), Cathay Pacific lớn gấp 3 lần (40 tỷ hành khách.km),

Singapore Airlines lớn gấp 3,5 lần (56 tỷ hành khách.km) so với VNA. Và với tốc độ
phát triển của VNA khoảng 12%/năm liên tục trong những năm gần đây thì VNA cần
nổ lực nhiều hơn nữa mới bắt kịp các hãng HK lớn khác trong khu vực. Sở dĩ các hãng
HK lớn trong khu vực có được thành quả như vậy là nhờ mạng đường bay rộng khắp
trên toàn thế giới, với quy mô lớn, phạm vi hoạt động trải khắp các điểm đến trên thế
giới. Điều đó chứng tỏ nếu có mạng đường bay rộng lớn, đa dạng phong phú thì VNA
mới có thể tiến xa hơn trong việc cạnh tranh, vươn lên vị thế hãng HK đẳng cấp trong
khu vực và quốc tế. Vì vậy, chiến lược gia nhập SkyTeam của Hãng cũng nằm trong
khuôn khổ mở rộng mạng đường bay của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành
khách. Thông qua việc hợp tác với các hãng HK trong liên minh HK SkyTeam, VNA
nỗ lực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại đa dạng của hành khách đi tới các
điểm đến trên toàn cầu.
Bảng 1.3: Các đối tác trong liên minh SkyTeam của VNA
Đối tác Chuyến bay hợp tác
Air France
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Paris,
Hà Nội - Paris.
Czech Airlines
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Frankfurt, Hà Nội - Frankfurt, Frankfurt - Prague.
Alitalia
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Frankfurt, Hà Nội - Frankfurt, Tp. Hồ Chí Minh - Paris, Hà Nội -
Paris, Frankfurt - Rome và Paris – Rome.
Korean Air
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp. Hồ Chí
Minh - Seoul, Hà Nội - Busan, Tp. Hồ Chí Minh - Busan.
China Southern
Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh – Quảng

Châu, Hà Nội – Quảng Châu, Hà Nội – Bắc Kinh.
Royal Dutch
Airlines
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh -
Bangkok và Amsterdam - Frankfurt.
Delta Airlines Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Narita - Los Angeles,
Narita - San Francisco, Narita - Atlanta, Narita - Minneapolis,
Narita - Seatle, Narita - Porland, Narita - Honolulu, Atlanta -
Dallas Ft. Worth, Atlanta - Washington D.C, Atlanta - Houston,
Atlanta - Miami, Atlanta - Austin, Minneapolis - Chicago,
Minneapolis - Denver, Minneapolis - Saint Louis, Minneapolis -

×