Khảo sát các bên liên quan về chuẩn đầu ra
Khoa CNTT, Trường ĐH KHTN
Lâm Quang Vũ, Văn Chí Nam, Trần Minh Triết
Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên
1
, ĐHQG-HCM
{lqvu,vcnam,tmtriet}@fit.hcmus.edu.vn
Tóm tắt:
Trong qui trình xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO, việc khảo sát các bên liên quan đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá tính khả thi, hợp lý của chuẩn đầu ra được thiết kế,
trước khi được tích hợp và hiện thực vào chương trình đào tạo. Là một trong những Khoa CNTT
lớn của Việt Nam với quy mô đào tạo lớn (trên 5000 Sinh viên/ Năm), lực lượng giảng dạy đông
đảo và hợp tác với nhiều đối tác, việc tiến hành khảo sát trên những đối tượng liên quan này gặp
khá nhiều khó khăn. Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn làm khảo sát AUN, cùng với những
tư vấn hỗ trợ của chuyên gia cũng như tài liệu hướng dẫn của CDIO, chúng tôi đã tiến hành quá
trình khảo sát này trong hơn 3 tháng qua. Trong tham luận này chúng tôi trình bày quá trình thực
hiện tiến hành khảo sát các bên liên quan, những thuận lợi, khó khăn cùng với những kinh
nghiệm được đúc kết trong suốt thời gian thực hiện quá trình khảo sát và đánh giá kết quả khảo
sát vừa qua tại Khoa chúng tôi.
1 Giới thiệu
1.1 Mục tiêu của cuộc khảo sát
Khoa Công Nghệ Thông Tin Trường ĐH KHTN là một trong những Khoa CNTT có quy
mô đào tạo lớn ở Việt Nam, trong những năm qua, chúng tôi đã hai lần thay đổi chương trình
đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về cả chất lượng và số lượng của xã hội. Trong
khuôn khổ triển khai dự án CDIO
2
, chúng tôi đã tiến hành xây dựng lại chuẩn đầu ra của chương
trình đào tạo CNTT phù hợp với những tiêu chí do CDIO đưa ra, đồng thời cũng tiến hành các
khảo sát nhằm đánh giá mức độ phù hợp của các chuẩn đầu ra được thiết kế với yêu cầu thực tiễn
của các bên liên quan. Vì vậy, chúng tôi đặt mục tiêu cuộc khảo sát phải đa dạng, đầy đủ thành
phần đại diện của các bên liên quan, phiếu khảo sát phải đảm bảo tính khách quan và số lượng
các đối tượng liên quan tham gia khảo sát phải lớn.
1.2 Đối tượng khảo sát thông tin
Với mục tiêu đạt được sự đa dạng và đầy đủ thông tin, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát
trên 3 nhóm đối tượng như sau:
• Giảng viên Khoa Công Nghệ Thông Tin: tất cả các giảng viên tham gia vào quá trình đào
tạo của Khoa trong thời gian qua đều được mời tham gia khảo sát, từ những các bộ trợ giảng
trẻ ít kinh nghiệm giảng dạy đến các nhà giáo ưu tú, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.
1
www.fit.hcmus.edu.vn
2
www.cdio.org
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-2/1
B-2/2 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
• Cựu sinh viên của Khoa CNTT: tất cả các cựu sinh viên từng tốt nghiệp từ Khoa CNTT đều
được mời tham gia khảo sát. Sau hơn 15 năm thành lập, Khoa đã có hơn 11 Khóa sinh viên
tốt nghiệp, đây là đối tượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá lại những ưu,
khuyết điểm của chương trình đào tạo ở Khoa trong 15 năm qua.
• Các đối tác: các doanh nghiệp, các trường, viện sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ Khoa. Trong
từng đơn vị đối tác, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến theo nhiều vị trí khác nhau (từ ban
giám đốc, bộ phân nhân sự, các trưởng dự án, trưởng nhóm…) nhằm có được những thông tin
chính xác về nhu cầu thực tế của các đối tác.
2 Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra dự thảo của Khoa, trong chuẩn
đầu ra dự thảo, chúng tôi đã xây dựng chi tiết ở cấp độ 3. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu thu
thập thông tin và đặc trưng của từng loại đối tượng, phiếu khảo sát cho mỗi loại đối tượng
được tùy biến để phù hợp với mục đích khảo sát.
2.1 Phiếu khảo sát dành cho giáo viên
Thông tin hướng dẫn Trang thông tin hướng dẫn điền thông tin khảo sát
Thông tin khảo sát
chuẩn đầu ra
Khảo sát thông tin giảng viên về chuẩn đầu ra CDIO (ở cấp độ 3,
chưa có thông tin về mức độ nhận thức), giảng viên đánh giá từng
CĐR ở cấp độ 3 theo 2 tiêu chí:
• Xác định mỗi chuẩn đầu ra (ở cấp độ X.X.X) của Khoa liên
quan chủ yếu nhóm Thái độ, Kỹ năng hay Kiến thức để từ đó
xác định cách thể hiện, chuyển tải chuẩn đầu ra này trong các
môn học trong chương trình đào tạo.
• Xác định mức độ mà sinh viên cần phải đạt được cho mỗi tiêu
chí chi tiết (về kiến thức, thái độ hoặc kỹ năng)
Thông tin cá nhân
giảng viên
Giảng viên cung cấp thông tin cá nhân, thông tin giảng dạy và các
kinh nghiệm giảng dạy.
2.2 Phiếu khảo sát dành cho cựu sinh viên
Thông tin hướng dẫn Trang thông tin hướng dẫn điền thông tin khảo sát
Thông tin cựu sinh
viên
Cựu sinh viên cung cấp thông tin cá nhân, thông tin về vị trí công
việc hiện tại cũng như thông tin về nơi làm việc.
Thông tin khảo sát
chuẩn đầu ra
Khảo sát thông tin Cựu Sinh Viên về chuẩn đầu ra CDIO (ở cấp
độ 3, đã được chi tiết hóa các mức độ nhận thức), Cựu Sinh Viên
đánh giá từng CĐR theo mức độ quan trọng.
2.3 Phiếu khảo sát dành cho đối tác
Thông tin hướng dẫn Trang thông tin hướng dẫn điền thông tin khảo sát
Thông tin người
thực hiện khảo sát
Thông tin của tổ chức đối tác thực hiện khảo sát.
Thông tin của người thực hiện khảo sát:
• Thông tin cá nhân
• Vị trí, vai trò và chức vụ của người khảo sát
Thông tin khảo sát
chuẩn đầu ra
Khảo sát thông tin Cựu Sinh Viên về chuẩn đầu ra CDIO (ở
cấp độ 3, đã được chi tiết hóa các mức độ nhận thức), Cựu
Sinh Viên đánh giá từng CĐR theo mức độ quan trọng.
3 Phương thức khảo sát
3.1 Qui trình khảo sát
Hình 1 - Quy trình khảo sát ý kiến về Chuẩn Đầu Ra - FIT - HCMUS
3.2 Cách thức tiến hành khảo sát thông tin
3.2.1 Khảo sát thông tin giáo viên
Trong thời gian đào tạo, sinh viên sẽ được đào tạo, rèn luyện (trực tiếp hay gián tiếp)
những kiến thức, thái độ và kỹ năng này thông qua nội dung và các hoạt động trong các môn học
để đạt được mức độ yêu cầu cho mỗi tiêu chí của chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.
Mục tiêu của việc khảo sát là xác định mỗi chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) của Khoa liên quan
chủ yếu đến Thái độ, Kỹ năng hay Kiến thức để từ đó xác định cách thể hiện, chuyển tải phù hợp
chuẩn đầu ra này trong các môn học trong chương trình đào tạo.
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-2/3
B-2/4 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
Mỗi cán bộ giảng dạy xác định mỗi chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) thuộc về nhóm Thái độ, Kỹ
năng hay Kiến thức. Một chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) có thể liên quan đến một hoặc nhiều nhóm
Để tiến hành khảo sát với đối tượng này, ban tổ chức đã tiến hành một buổi hội thảo giới
thiệu về chuẩn đầu ra, giải thích các mức độ nhận thức về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho giảng
viên, sau đó yêu cầu giảng viên trực tiếp thực hiện khảo sát trên các phiếu giấy được cung cấp.
3.2.2 Khảo sát cựu sinh viên
Với quy mô tốt nghiệp hằng năm trên 500 sinh viên, Khoa có một lực lượng Cựu Sinh Viên
đông đảo sau 15 năm thành lập, để thuận tiện và tiết kiệm chi phí, thời gian, đối với đối tượng
Cựu SV, Khoa đã tiến hành khảo sát thông tin dưới cả 2 hình thức:
• Phiếu giấy: đối với các cựu sinh viên đang là học viên sau đại học của Khoa, các đối tượng
SV mới tốt nghiệp, các đối tượng sinh viên đang công tác tại các công ty phần mềm có quan
hệ trực tiếp với Khoa
• Thông qua hệ thống khảo sát
3
: đối với các cựu sinh viên là sinh viên của Khoa nhưng
không thể gửi phiếu trực tiếp, Khoa tiến hành thu thập email của các cựu sinh viên thông qua
Hội Cựu SV và thông qua lễ kỷ niệm 15 năm của Khoa.
3.2.3 Khảo sát đối tác
Với các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự của Khoa, chúng tôi cử nhân viên trực tiếp đến
các doanh nghiệp để làm việc, trình bày mục tiêu của cuộc khảo sát, các đối tượng cần khảo sát
(các cấp quản lý) , giới thiệu phiếu khảo sát và gửi lại phiếu khảo sát kèm theo các thẻ có chứa
địa chỉ khảo sát trực tuyến
4
(in trên Namecard). Sau 1 tuần, nhân viên của Khoa sẽ đến doanh
nghiệp để nhận lại các phiếu khảo sát bằng giấy.
4 Phân tích và đánh giá kết quả
4.1 Kết quả thu thập thông tin
STT Đối tượng Số phiếu hợp lệ Số phiếu không đầy đủ
5
Tổng số phiếu
1 Giảng viên 81 5 86
2 Cựu sinh viên 585 112 697
3 Đối tác 30 12 42
Thời gian thực hiện khảo sát trong 3 tuần
4.2 Đánh giá kết quả khảo sát trên giáo viên
Kết quả khảo sát của giáo viên cho kết quả khá tập trung trong việc phân loại nhóm chuẩn
đầu ra liên quan đến kiến thức, kỹ năng và thái độ.
3
4
5
Phiếu không hợp lệ là phiếu không đánh giá hết các tiêu chí trong bảng danh sách chuẩn đầu ra
• Nhóm 1: Kiến thức nền tảng – hầu hết các chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) trong nhóm 1 đều được
xác định liên quan nhiều nhất đến nhóm Kiến thức
• Nhóm 2: Kỹ năng nghề nghiệp và phát triển - Hầu hết các chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) trong
nhóm 2 đều được xác định liên quan nhiều nhất đến Kỹ năng
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-2/5
• Nhóm 3: Ngữ cảnh, trách nhiệm và đạo đức - Hầu hết các chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) trong
nhóm 3 đều được xác định liên quan nhiều nhất đến Thái độ.
B-2/6 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
• Nhóm 4: Các kỹ năng cá nhân, kỹ năng mềm - Hầu hết các chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) trong
nhóm 4 đều được xác định liên quan nhiều nhất đến Kỹ năng
• Nhóm 5: Hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế và cài đặt các hệ thống CNTT - Hầu hết các
chuẩn đầu ra (ở cấp độ 3) trong nhóm 5 được xác định liên quan nhiều nhất đến Kỹ năng
• Nhóm 6: Kiểm chứng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống CNTT- Hầu hết các chuẩn đầu
ra (ở cấp độ 3) trong nhóm 6 được xác định liên quan nhiều nhất đến Kỹ năng.
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-2/7
B-2/8 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
Xác định mức độ mà sinh viên cần đạt được cho mỗi chuẩn đầu ra
Mục tiêu của việc khảo sát nhằm xác định mức độ mà sinh viên cần phải đạt được cho
mỗi chuẩn đầu ra (cấp 3 - X.X.X) khi tốt nghiệp.
Mức độ cho mỗi chuẩn đầu ra (cấp 3 - X.X.X) được xác định trên thang điểm sau:
Không cần thiết đưa vào hệ thống chuẩn đầu ra
Kiến thức/thái độ: sinh viên chỉ được giới thiệu (trực tiếp/gián tiếp) để biết
Kỹ năng: chỉ dừng lại ở mức độ bắt chước
Kiến thức: nhận thức và hiểu được kiến thức
Thái độ: bước đầu có thể phản hồi với thái độ đúng đắn trước một số sự việc, tình
huống
Kỹ năng: có khả năng vận dụng được kỹ năng (chưa cần hoàn toàn chính xác)
Kiến thức: áp dụng được kiến thức đã học để giải quyết bài toán ở mức độ cơ bản.
Thái độ: có thể đánh giá đúng đắn về ý nghĩa và giá trị của sự việc, tình huống, thái
độ.
Kỹ năng: có khả năng vận dụng kỹ năng để làm chính xác
Kiến thức: phân tích và tổng hợp các kiến thức để giải quyết vấn đề mới
Thái độ: bước đầu hình thành ý thức tự giác về thái độ
Kỹ năng: vận dụng linh hoạt kỹ năng trong những tình huống khác nhau
Kiến thức: có khả năng vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá vấn đề và giải pháp
Thái độ: rèn luyện thái độ, nhận thức trở thành phong cách, bản chất của mình
Kỹ năng: vận dụng thuần thục kỹ năng trong những tình huống khác nhau
STT Nhóm Kết quả
1
Kiến thức nền
tảng
+ Trung bình: mức 3 - áp dụng được kiến thức đã học để giải
quyết bài toán ở mức độ cơ bản
+ Mức độ yêu cầu đối với chuẩn 1.2.1 – Lập trình (4.33) và
1.3.1- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (4.03) đều rất cao
+ Mức độ yêu cầu đối với chuẩn 1.1.2 – Vật lý (2.12) và chuẩn
1.2.3 – Điện, Điện tử (2.34) đều rất thấp, cách xa mức độ yêu
cầu đối với các chuẩn còn lại trong nhóm 1.
2
Kỹ năng nghề
nghiệp và phát
triển
+ Trung bình: mức 3 – có khả năng thực hiện, áp dụng chính xác
các kỹ thuật được học
+ Mức độ yêu cầu đối với các chuẩn trong nhóm 2 - Kỹ năng
nghề nghiệp và phát triển hầu hết đều ở mức 3
3 Ngữ cảnh, trách
nhiệm và đạo đức
+ Trung bình: mức 3 - có thể đánh giá đúng đắn về ý nghĩa và
giá trị của sự việc, tình huống, thái độ.
+ Trong nhóm 3 - các chuẩn đầu ra thuộc nhóm 3.3 - Đạo đức,
trách nhiệm và giá trị cốt lõi của cá nhân được yêu cầu tương đối
cao (từ 3.43 đến 3.75). Trong khi đó, các chuẩn đầu ra thuộc
nhóm 3.2 - Ngữ cảnh doanh nghiệp đều được yêu cầu tương đối
thấp (từ 2.58 đến 2.81)
4
Các kỹ năng mềm + Trung bình: mức 3 – có khả năng thực hiện, áp dụng thành
thạo các kỹ thuật được học
+ Trong nhóm 4 - hầu hết các chuẩn đầu ra được yêu cầu ở mức
từ 3 đến 3.5
5
Hình thành ý
tưởng, phân tích,
thiết kế và cài đặt
các hệ thống
CNTT
+ Trung bình: mức 3 – có khả năng thực hiện, áp dụng chính xác
các kỹ thuật được học
+ Trong nhóm 5 - các chuẩn đầu ra trong nhóm 5.4 – Cài đặt có
mức độ yêu cầu cao hơn các chuẩn đầu ra khác trong nhóm 5
6
Kiểm chứng, vận
hành, bảo trì và
phát triển hệ
thống CNTT
+ Trung bình: giữa mức 2-3: có khả năng sử dụng được các kỹ
thuật đã học ở mức làm được
+Trong nhóm 6 - các chuẩn đầu ra có mức độ yêu cầu tương đối
thấp (từ 2.60 đến 2.97)
Bảng 1 - Bảng thống kê kết quả mức độ nhận thức cho từng nhóm chuẩn đầu ra
4.3 Đánh giá kết quả khảo sát trên cựu sinh viên
Hình 2 - Kết quả đánh giá chuẩn đầu ra cấp 1 của Cựu Sinh Viên
Kết quả thống kê trên chuẩn đầu ra ở cấp 1 cho thấy sự quan tâm của các cựu sinh viên tập
trung phần lớn ở nội dung của kỹ năng cá nhân và kỹ năng phát triển nghề nghiệp.
Các kỹ năng liên quan đến mức hệ thống (hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế, cài đặt,
kiểm chứng, vận hành, bảo trì và phát triển) dường như không được đặt ra quá cao đối với một
sinh viên mới tốt nghiệp. Họ cho rằng các kỹ năng ở đây có thể được tích lũy theo thời gian làm
việc, mang tính lâu dài và là một quá trình. Đối với các cựu sinh viên, sau quá trình học tập và
ứng dụng các kiến thức, kỹ năng đã học trong môi trường thực tế, các cựu sinh viên nhận ra rằng
các kỹ năng cá nhân, kỹ năng mềm giúp họ phát triển cơ hội nghề nghiệp trong tương lai chính là
những tiêu chí quan trọng nhất.
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-2/9
Hình 3 - Kết quả đánh giá chuẩn đầu ra cấp 2 của Cựu Sinh Viên
Theo kết quả thống kê các chuẩn đầu ra ở cấp độ 2 (X.X), nhóm 5 chuẩn đầu ra được quan
tâm nhiều nhất gồm :
1. Ý thức tự học và học suốt đời (2.4)
2. Các vấn đề liên quan đến đạo đức, trách nhiệm và giá trị cốt lõi của cá nhân (3.3)
3. Các kỹ năng cá nhân (4.1)
4. Kỹ năng suy luận dựa trên phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề (2.1)
5. Kỹ năng làm việc nhóm (4.2)
Theo kết quả từ nhóm các chuẩn đầu ra này, các cựu sinh viên mong muốn những người tốt
nghiệp từ Khoa phải là những người có khả năng tự phát triển bản thân, đạo đức tốt (trung thực),
có tinh thần trách nhiệm cao (tận tụy, làm việc hết mình), hành xử chuyên nghiệp đồng thời phải
được trang bị những kỹ năng mềm tốt (tư duy sáng tạo, tự tin, tư duy phản biện, quản lý tài
nguyên cá nhân một cách thuần thục).
Bên cạnh đó cựu sinh viên còn đánh giá cử nhân sau khi tốt nghiệp phải có khả năng suy
luận tốt, có khả năng hình thành vấn đề và phân tích, đề xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu
thực tiễn, đồng thời cũng phải biết phối hợp và giải quyết công việc theo nhóm.
Qua nhóm các chuẩn đầu ra được quan tâm nhiều nhất ở cấp độ 2, có thể nhận thấy các
chuẩn đầu ra mà cựu sinh viên quan tâm tập trung vào các vấn đề cá nhân, những kỹ năng cần
thiết mà của một cử nhân cần thiết để phát triển nghề nghiệp của họ trong tương lai.
Nhóm các chuẩn đầu ra ít được quan tâm nhất:
1. Các kiến thức nền tảng về khoa học (1.1)
2. Khả năng vận hành và bảo trì hệ thống (6.2)
3. Các vấn đề về ngữ cảnh bên ngoài, xã hội, kinh tế và môi trường (3.1)
B-2/10 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
4. Các vấn đề nhằm cải tiến và kết thúc quá trình hoạt động của hệ thống (6.3)
5. Các vấn đề liên quan đến kiểm chứng (6.1)
Nổi bật trong nhóm các chuẩn đầu ra ít được quan tâm nhất chính là nhóm 1.1 (các Kiến
thức nền tảng). Đây là nhóm mà cựu sinh viên cho rằng ít quan trọng nhất trong các nhóm kiến
thức, kỹ năng đầu ra của một sinh viên. Thực tế cho thấy rằng, các cựu sinh viên cũng có quan
tâm nhiều đến phần kiến thức Toán của sinh viên trong khi phần kiến thức cơ bản về Vật lý và
Điện-Điện tử thì không được chú ý nhiều
4.4 Đánh giá kết quả khảo sát của đối tác
Hình 4 - Kết quả đánh giá chuẩn đầu ra cấp 1 của Đối tác
Kết quả thống kê đ tâm của các doanh
nghiệ
ánh giá chuẩn đầu ra cấp độ 1 (X) cho thấy sự quan
p tập trung phần lớn ở nội dung của kỹ năng nghề nghiệp và chuyên nghiệp cũng như cá
tính, khả năng tư duy của người được tuyển dụng. Đối với các doanh nghiệp, quan trọng hơn cả
chính là thái độ làm việc, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, tự phát triển nghề nghiệp, kiến thức
của người làm việc.
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-2/11
Hình 5 - Kết quả đánh giá chuẩn đầu ra cấp 2 của Đối tác
B-2/12 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
Theo kết quả thống kê ở cấp độ 2, nhóm các chuẩn đầu ra được quan tâm nhiều nhất đối
với m t đơn vị tuyển dụng, sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ Khoa là:
1.
i (2.4)
n đầu ra này, các doanh nghiệp mong muốn những người
vào làm vi ọ là những người có đạo đức tốt (trung thực), có tinh thần
trách
hững con người có tư cách
đạo đ
àm việc
nhóm
ộ
Các vấn đề liên quan đến đạo đức, trách nhiệm và giá trị cốt lõi của cá nhân (3.3)
2. Kỹ năng suy luận dựa trên phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề (2.1)
3. Kỹ năng về ngoại ngữ (4.4)
4. Ý thức tự học và học suốt đờ
5. Kỹ năng làm việc nhóm (4.2)
Theo kết quả từ nhóm các chuẩ
ệc trong doanh nghiệp của h
nhiệm cao (tận tụy, làm việc hết mình), hành xử chuyên nghiệp đồng thời phải được chuẩn
bị nền tảng ngoại ngữ tốt trong giai đoạn toàn cầu hóa làm việc với các đối tác nước ngoài.
Hơn nữa, các doanh nghiệp còn quan tâm đến các khả năng giúp tiếp cận nhanh đến công
việc: kỹ năng làm việc nhóm và khả năng suy luận, giải quyết vấn đề.
Qua nhóm các chuẩn đầu ra được quan tâm nhiều nhất, có thể nhận thấy cái cần thiết mà
một doanh nghiệp đặt ra đối với những người được dự tuyển vào là n
ức tốt, có khả năng tự phát triển bản thân và hòa nhập tốt vào môi trường làm việc.
Các phản hồi còn cho biết thêm: đối với nhân viên, quan trọng là "luôn tự phấn đấu" và
"gắn bó với nghề nghiệp" và cần có khả năng nắm bắt công việc được giao, tham gia l
và hướng tới mục tiêu chung.
Hình 6 - Bảng so sánh các chuẩn đầu ra ở cấp độ 2 giữa Cựu Sinh Viên và Đối tác
Kết quả khảo sát trên 2 đối tượng Cựu Sinh viên và Đối tác có khá nhiều điểm tương đồng
trong thứ tự 10 những chuẩn đầu ra được đánh giá cao nhất và thấp nhất, tuy nhiên có tới 73%
chuẩn đầu ra ở c doanh
nghiệ
Trong suốt quá trình khảo sát, chúng tôi luôn nhận được những phản hồi tích cực từ các đối
ng n trong Khoa đều hưởng ứng tích cực việc tham gia khảo sát,
chí và đóng góp những ý kiến xác đáng. Trong thời gian qua, Khoa chuẩn bị
thành l
được xây dựng dựa trên CĐR của Khoa khá dài, thời gian thực hiện một bảng
cấp độ 2 được cựu sinh viên đánh giá tầm quan trọng cao hơn so với cá
p, đối tác. Mức độ chênh lệch trung bình giữa đánh giá của cựu sinh viên và doanh nghiệp,
đối tác là 0.26. Mức chênh lệch cao nhất ở những chuẩn đầu ra nằm trong nhóm 5,6 (nhóm
CDIO) cho thấy cựu sinh viên đánh giá các kỹ năng liên quan đến CDIO cao hơn doanh nghiệp,
đối tác.
5 Thuận lợi và khó khăn
5.1 Thuận lợi
tượ liên quan. Đại đa số giảng viê
đánh giá từng tiêu
ập hội cựu sinh viên nên đã thu thập đượng một lượng lớn thông tin cựu sinh viên. Bên
cạnh đó, với mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp tuyển dụng trong thời gian qua, Khoa
cũng nhận được những phản hồi tích cực từ đối tượng này trong suốt thời gian khảo sát.
5.2 Khó khăn
Trong suốt quá trình thực hiện khảo sát, chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn chủ
quan và khách quan, điển hình như:
• Bảng khảo sát
khảo sát trung bình khoảng 30-45 phút nên có nhiều cựu sinh viên không hoàn thành bảng
khảo sát của mình.
• Đối với các đối tượng cựu sinh viên và đối tác doanh nghiệp, việc khảo sát được tiến hành
thông qua hệ thống phần mềm, phiếu khảo sát được chuyển tải đến cựu SV và doanh nghiệp
qua đường email (chứa liên kết khảo sát + thẻ khảo sát). Khi tiến hành kích hoạt hệ thống, do
Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-2/13
B-2/14 Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010
•
c
•
•
g tiêu chuẩn của CDIO, một số tiêu
iếu đánh giá bỏ trống
Tà
rodeur : Rethinking
ey, CDIO Report #1: The CDIO Syllabus - A Statement of Goals for
số lượng cựu SV + doanh nghiệp khá lớn (700) nên ngay lần đầu tiên, các email khảo sát gửi
đi từ Khoa đến hộp thư cá nhân của các đối tượng liên quan đều bị đưa vào thư mục SPAM.
Ngoài ra, trong ngày đầu tiên tiến hành khảo sát qua mạng, chúng tôi cũng gặp phải những
vấn đề về băng thông và hiệu năng của hệ thống do số lượng cựu sinh viên vào tham gia khảo
sát khá lớn (có lúc lên đến hơn 200 người cùng thực hiện khảo sát), hệ thống khảo sát đượ
triển khai trên nền tảng nguồn mở nên phải mất một thời gian quản trị hệ thống mới khắc
phục được vấn đề tải và băng thông của hệ thống. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều cựu sinh viên
đã không hoàn thành được phiếu khảo sát vì sự cố này.
Số lượng cựu sinh viên tham gia khảo sát tập trung khá nhiều ở những bạn sinh viên mới tốt
nghiệp gần đây nên dữ liệu bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đối tượng này.
Thông tin chuẩn đầu ra được xây dựng dựa theo nhữn
chuẩn và tiêu chí ở các cấp độ 1,2,3 còn khá mơ hồ đối với đối tượng cựu sinh viên và doanh
nghiệp (do không có điều kiện giải thích rõ) nên vẫn còn nhiều ph
những mục này (người đánh giá không đánh giá cho các tiêu chí này).
i liệu tham khảo
[1]. Edward Crawley, Johan Malmqvist, Soren Ostlund, Doris B
Engineering Education: The CDIO Approach, 2007, Springer.
[2]. Edward F. Crawl
Undergraduate Engineering Education, Jan 2001.