LỜI CẢM ƠN
***
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại học Tiền Giang, đặc biệt là các thầy cô khoa Công Nghệ
Thông Tin của trường đã tạo điều kiện cho em thực tập ở khoa để có nhiều thời
gian cho khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn thầy Trần
Thế Hiệp và cô Phạm Thị Thảo Uyên đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em
hoàn thành tốt khóa thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô
để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo
tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
(Dùng cho cán bộ hướng dẫn thực tập tại cơ quan thực tập)
Họ và tên cán bộ hướng dẫn thực tập: PHẠM THỊ THẢO UYÊN
Đơn vị thực tập: Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại Học Tiền Giang
Địa chỉ: 119 Ấp Bắc – Phường 5 – TP. Mỹ Tho – Tiền Giang.
Điện thoại: Fax: Email:
Họ và tên sinh viên thực tập: Đặng Phước Đại Mã số sv: 008101017
Lớp: Đại Học Tin Học 08 Khoa CNTT– ĐH. TIỀN GIANG
Thời gian thực tập: Từ ngày 02/01/2012 Đến ngày: 26/02/2012
Ghi chú:
-Cán bộ hướng dẫn thực tập tại cơ quan đánh giá bằng cách ghi điểm vào cột “Điểm
thực”.
-Điểm cao nhất bằng điểm tối đa cho từng mục.
Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm thực
I. Tinh thần kỷ luật, thái độ 5.0
I.1. Thực hiện nội quy của cơ quan
1.0
I.2. Chấp hành giờ giấc làm việc
1.0
I.3. Thái độ giao tiếp với cán bộ trong đơn vị
1.0
I.4. Ý thức bảo vệ của công
1.0
I.5. Tích cực trong công việc
1.0
II. Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ 3.0
II.1. Đáp ứng yêu cầu công việc
1.0
II.2. Tinh thần học hỏi, nâng cao trình dộ chuyên môn,
nghiệp vụ
1.0
II.3. Có đề xuất, sáng kiến, năng động trong công việc
1.0
III. Kết quả công tác 2.0
III.1. Hoàn thành công việc được giao 2.0
TỔNG CỘNG 10.0
Đề nghị Quí Cơ quan cho phiếu này vào phong bì, niêm phong và giao cho sinh
viên.
Xác nhận của cơ quan , ngày tháng năm 2010
THỦ TRƯỞNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên và ghi họ tên)
Trang 2
Mẫu TTTN-04
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO ĐỒ ÁN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Dùng cho giảng viên chấm báo cáo thực tập)
Họ và tên cán bộ chấm báo cáo: TRẦN THẾ HIỆP.
Họ tên sinh viên thực tập: ĐẶNG PHƯỚC ĐẠI Mã số SV: 008101017
A. Xác định điểm của cán bộ hướng dẫn (ĐCBHD):
- Điểm của cán bộ hướng dẫn được lấy theo cột “Điểm thực”.
- Tối đa là 10 điểm.
B. Chấm điểm báo cáo (ĐBC)
Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm thực
I. Hình thức trình bày 1.5
I.1 Đúng format của khoa (Trang bìa, trang lời cảm ơn,
trang đánh giá thực tập của khoa, trang mục lục và các
nội dung báo cáo)
0.5
I.2 Sử dụng đúng mã và font tiếng Việt (Unicode
Times New Roman, Size 13)
0.5
I.3 Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi chính tả 0.5
II. Lịch làm việc 1.0
II.1 Có lịch làm việc đầy đủ cho 6 tuần 0.5
II.2 Hoàn thành tốt kế hoạch công tác ghi trong lịch
làm việc (thông qua nhận xét của cán bộ hướng dẫn)
0.5
III. Nội dung thực tập 7.5
III.1 Có được sự hiểu biết tốt về cơ quan nơi thực tâp 1.0
III.2 Phương pháp thực hiện phù hợp với nội dung
công việc được giao
1.0
III.3 Kết quả củng cố lý thuyết 1.0
III.4 Kết quả rèn luyện kỹ năng thực hành 1.0
III.5 Kinh nghiệm thực tiễn thu nhận được 1.0
III.6 Kết quả thực hiện công việc tốt 2.5
TỔNG CỘNG 10.0
C. Điểm Tổng hợp = (ĐCBHD+ĐBC)/2
Trang 3
………… , ngày….tháng….năm……
GIẢNG VIÊN CHẤM BÁO CÁO
(ký tên)
Mẫu TTTN-05
MỤC LỤC
Lời cảm ơn Trang 1
Phiếu đánh giá thực tập tốt nghiệp Trang 2
Tài liệu tham khảo Trang 5
Lịch làm việc Trang 6
Chương I: Kết quả tìm hiểu về cơ quan thực tập
I. Báo cáo kết quả về tìm hiểu tổ chức hành chánh, nhân sự tại Khoa Công
Nghệ Thông Tin trường đại học Tiền Giang Trang 8
II. Báo cáo kết quả tìm hiểu về các hoạt động chuyên ngành và môi trường
làm việc tại Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Tiền Giang Trang 9
Chương II: Nội dung công việc được giao
I. Công việc được giao Trang 10
II. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ Trang 10
Chương III: Giới thiệu tổng quan
I. Lý do chọn đề tài Trang 11
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trang 11
III. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trang 11
Chương IV: Cơ sở lý thuyết và khoa học công nghệ
I. Cơ sở lý thuyết Trang 12
1. Giới thiệu về hệ điều hành Android Trang 12
2. Các thành phần của một ứng dụng trên Android Trang 12
II. Khoa học công nghệ Trang 13
1. Môi trường lập trình Android Trang 13
2. Cách thiết lập môi trường lập trình Android Trang 13
3. Một số công cụ hỗ trợ khác Trang 38
Chương V: Ứng dụng demo
I. Giới thiệu về ứng dụng demo Trang 39
II. Giao diện chính của ứng dụng Trang 39
III. Giao diện đến giờ báo thức Trang 30
Chương VI. Kết quả thực tập
I. Nội dung kiến thức được cũng cố Trang 40
II. Kỹ năng thực hành được rèn luyện Trang 40
III. Kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy Trang 40
IV. Định hướng phát triển Trang 40
Trang 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Beginning Android Application Development – Tác giả: Wei-Meng Lee.
- Hướng dẫn lập trình cơ bản với Android – Nguồn:
-
-
- Professional Android™ Application Development – Tác giả: Reto Meier.
- Learning Android – Tác giả: Marko Gargenta.
- Pro Android – Tác giả: Sayed Y.Hashimi and Satya Komatineni
- Và một số trang web có liên quan.
Trang 5
LỊCH LÀM VIỆC
Họ và tên sinh viên: ĐẶNG PHƯỚC ĐẠI MSSV: 008101017
Cơ quan thực tập: Trường Đại học Tiền Giang
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Ths. TRẦN THẾ HIỆP
Thời gian thực tập: từ ngày 02 tháng 01 đến ngày 26 tháng 02 năm 2012
Tuần
Nội dung công việc
được giao
Tự nhận xét
về mức độ
hoàn thành
Nhận xét của CB
hướng dẫn
Chữ ký
của CB
HD
1
Từ ngày
02/01/2012
đến ngày
08/01/2012
Tìm hiểu tổ chức hành
chính, nhân sự tại Sở
thông tin và truyền thông
2
Từ ngày
09/01/2012
đến ngày
15/01/2012
Tìm hiểu về môi trường
lập trình Android
Từ ngày
16/01/2012
đến ngày
29/01/2012
Nghỉ Tết Âm lịch
3
Từ ngày
30/01/2012
đến ngày
05/01/2012
Làm quen với môi
trường lập trình Android
4
Từ ngày
06/01/2012
đến ngày
12/01/2012
Viết chương trình ứng
dụng minh họa.
5
Từ ngày
Chỉnh sửa và viết báo
cáo.
Trang 6
13/01/2012
đến ngày
19/01/2012
6
Từ ngày
20/02/2012
đến ngày
26/02/2012
Hoàn thiện báo cáo.
Mỹ Tho, ngày tháng năm 2012
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
TRẦN THẾ HIỆP
Trang 7
CHƯƠNG I: KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Báo cáo kết quả về tìm hiểu tổ chức hành chánh, nhân sự tại Khoa Công Nghệ
Thông Tin trường đại học Tiền Giang:
Cơ cấu
tổ
chức
BAN
LÃNH
ĐẠO
Trưởng khoa
ThS, GVC. Nguyễn Ngọc Long.
DĐ: 0913.879.066
Email:
Phó trưởng
khoa
Ths. Trần Thế Hiệp.
DĐ: 0918.617.022
Email:
Phó trưởng
khoa
ThS. Dương Văn Hiếu.
DĐ: 0988.987.907
Email:
CÁC BỘ
MÔN
Bộ môn
KTPM
ThS. Nguyễn Minh Khoa – Trưởng bộ môn.
DĐ: 0933.554.667.
Email:
Bộ môn
HTTT
ThS. Lý Thiên Trang - Trưởng bộ môn.
DĐ: 0989.297.790.
Email:
Tổ QLPM
CH. Nguyễn Văn Xương - Tổ Trưởng.
DĐ: 0984.889.181
Email:
Giáo vụ
Khoa
CH. Nguyễn Thị Thùy Mỵ
DĐ: 0909.186.161
Email:
GVCV,
GVCN
CH. Phạm Ngọc Giàu
DĐ: 07889.097.077
Email:
CVHT: ĐH TH 10, ĐHLTCNTT 11B, ĐH
TH 09A,B, CĐ CNTT 10
CN: Đoàn Chí Trung
DĐ: 01685.893.094
Email:
CVHT: CĐLTCNTT 11B
ThS. Nguyễn Minh Khoa
DĐ: 0933.554.667
Email:
CVHT: ĐH Tin học 08
CH. Nguyễn Văn Thuận
DĐ: 0985.008.775
Email:
CVHT: CĐ CNTT 09A
CN: Trần Thị Diễm Trang (B)
DĐ: 0983.831.865
Email:
CVHT: CĐ CNTT 09B
Trang 8
CN. Nguyễn Mộng Thu
DĐ: 01234.980.099
Email:
CVHT: CĐLTTHUD 10B
CN. Nhan Hồng Hà
DĐ: 0909.349.074
Email:
CVHT: ĐHLTTHUD 10B
CH. Tống Lê Thanh Hải
DĐ: 0933.468.339
Email:
CVHT: tất cả các sinh viên ra Trường
không kịp tiến độ
Ngành
nghề
đào
tạo
Chính quy
ĐH
Công nghệ thông tin
CĐ
Công nghệ thông tin
CĐ – ĐH
liên thông
Công nghệ thông tin
Đội
ngũ
CB,
GV
TS, NSC 01 NCS
ThS, CH 08 ThS, 14
CH
ĐH 09 cử nhân và
kỹ sư
II. Báo cáo kết quả tìm hiểu về các hoạt động chuyên ngành và môi trường làm
việc tại Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Tiền Giang:
Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Tiền Giang gồm các hoạt động
chuyên ngành sau:
- Phụ trách giảng dạy ngành Công Nghệ Thông Tin ở kiến thức về Tin học đại
cương, Tin học cơ sở cho sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
+ Các ngành đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ:
Đại học Công nghệ thông tin.
Cao đẳng Công nghệ thông tin.
+ Ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo niên chế:
Trung cấp Công nghệ thông tin.
+ Ngành đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ (từ Trung cấp lên Cao đẳng, từ
Cao đẳng lên đại học):
Đại học Công nghệ thông tin.
Cao đẳng Công nghệ thông tin.
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Trang 9
- Nghiên cứu phục vụ giảng dạy bao gồm các môn học mới, phương pháp học
mới, môi trường làm việc hiện đại.
- Nâng cao khả năng chuyên môn, kết quả là các công trình nghiên cứu khoa
học, các bài báo, báo cáo chuyên đề,… đăng trong tạp chí khoa học của trường.
- Nghiên cứu để chuẩn bị đi học tiếp ở bậc cao hơn.
- Các lĩnh vực nghiên cứu: Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng
máy tính, Trí tuê nhân tạo, Nhận dạng,…
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO
I. Công việc được giao:
Tìm hiểu môi trường lập trình Android và viết một ứng dụng đơn giản để làm
quen với môi trường lập trình Android.
II. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ:
- Tìm hiểu môi trường lập trình Android.
- Cài đặt môi trường lập trình Android.
- Tìm hiểu các thành phần của ứng dụng Android.
- Tìm hiểu về thiết kế Layout bằng XML và cách bắt sự kiện của các thành phần trong
Layout.
- Tìm hiểu cách sử dụng các thư viện trong Android
- Viết ứng dụng báo thức đơn giản.
Trang 10
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh thì lập
trình di động trở thành một xu hướng mới. Android là một nền tảng phần mềm đi động
phát triển mạnh nhất hiện nay do nó là nền tảng hoàn toàn mở, nó được xây dựng trên
nền linux và được phát triển bởi đông đảo các cộng đồng trên thế giới đi đầu là
Google. Nên Tôi chọn đề tài “Tìm hiểu lập trình thiết bị di động trên nền Android và
xây dựng ứng dụng minh họa”.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Tìm hiểu ngôn ngữ, môi trường lập trình thiết bị di động trên nền Android. Vận
dụng kiến thức đã học viết chương trình ứng dụng minh họa đơn giản.
III. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Biết được cách lập trình di đông trên nền Android và xây dựng chương trình tra
cứu thời khóa biểu, lịch thi, điểm thi và thông báo của trường đại học tiền giang thông
qua môi trường internet.
Trang 11
CHƯƠNG IV: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
I. Cơ sở lý thuyết.
1. Giới thiệu về hệ điều hành Android.
Android là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số
đầu phát HD, HD Player, TV,…) phát triển bởi Google và dựa trên nền tảng Linux.
Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được
Google mua lại vào năm 2005).
Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra
mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh
thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn
thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai.
Hiện nay Android đã vượt qua hệ điều hành Symbian của Nokia trở thành hệ
điều hành đi động phổ biến nhất.
Các phiên bản của hệ điều hành Android hiện nay:
- Android 1.0 : Ra mắt ngày 23 tháng 9 năm 2008. Với các tính năng:
+ Tích hợp các dịch vụ của Google
+ Trình duyệt web có khả năng hiển thị, phóng to các trang web HTML và
XHTML, các trang web hiển thị dưới dạng cửa sổ.
+ Tải và cập nhật các ứng dụng từ Android Market
+ Hỗ trợ đa nhiệm, kết nối Wifi và Bluetooth.
- Android 1.5 (Cupcake) được giới thiệu ngày 30 tháng 4 năm 2009, được bổ
sung thêm các tính năng:
o Rút ngắn thời gian mở trình Camera, chụp ảnh nhanh hơn.
o Cải thiện thời gian thu nhận tín hiệu GPS
o Hỗ trợ bàn phím ảo
o Tải video trực tuyến lên Youtube hoặc Picasa.
- Android 1.6 (Donut) được giới thiệu ngày 15 tháng 9 năm 2009. Có các tính
năng mới:
o Bổ sung hôp tìm kiếm nhanh và tìm kiếm bằng giọng nói.
o Tích hợp Camera, tính năng quay phim và thư viện hình. Khả năng
chuyển đổi giữa chế độ quay phim và chụp hình.
o Hiển thị trạng thái của pin.
o Hỗ trợ mạng CDMA.
o Tính năng chuyển văn bản thành giọng nói và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
- Android 2.0 (Eclair) được giới thiệu ngày 26 tháng 10 năm 2009. Được bổ sung
thêm tính năng:
o Hỗ trợ đồng bộ danh bạ và email với nhiều tài khoản.
o Hỗ trợ đồng bộ Microsoft Exchange.
o Hỗ trợ Bluetooth 2.1
o Trình duyệt web giao diện mới, hỗ trợ HTML5.
o Bổ sung tính năng cho lịch làm việc (Calendar).
- Android 2.1 được giới thiệu vào ngày 12 tháng 1 năm 2010.
- Android 2.2 (Froyo) được giới thiệu ngày 20 tháng 5 năm 2010. Bổ sung thêm
tính năng:
o Bổ sung Widget Tips (mẹo sử dụng) lên màng hình chính
Trang 12
o Hỗ trợ nâng cao Microsoft Exchange.
o Tính năng tạo điểm phát sóng Wifi đi động (Hostpot).
o Bàn phím hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.
o Adobe Flash 10.1.
- Android 2.3 (Gingerbread) được giới thiệu ngày 6 tháng 12 năm 2010. Được bổ
sung thêm các tính năng:
o Tùy chỉnh giao diện người dùng đơn giản và truy cập nhanh hơn.
o Bàn phím mới hỗ trợ nhập liệu nhanh hơn.
o Chọn từ và hỗ trợ copy/past thuận tiện.
o NFC
o Đàm thoại Internet.
- Android 3.0 (Honeycomb) được phát hành ngày 22 tháng 2 năm 2011. Phiên
bản này dùng cho tablet. Có các tính năng mới:
o Tối ưu dành cho máy tính bảng và các thiết bị có màn hình to.
o Đa nhiệm, thông báo mới, hỗ trợ tùy biến màn hình chính, các widget.
o Chia sẽ kết nối Bluetooth.
o Hỗ trợ giao thức truyền tải hình ảnh, đa phương tiện.
- Android 3.1 được phát hành ngày 10 tháng 5 năm 2011. Phiên bản này chủ yếu
tập trung vào các thay đổi ở khả năng tăng tốc xử lý cùng cập nhật hệ thống các
ứng dụng thay vì thay đổi các giao diện bên ngoài.
- Android 3.2 được phát hành ngày 18 tháng 7 năm 2011. Với các cải tiến mới
như:
o Tối ưu hóa để tương thích cho nhiều dòng tablet. Tùy theo mỗi sản phẩm
từ các nhà sản xuất khác nhau, mà hệ điều hành sẽ có những sự thay đổi
nhằm mang đến trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.
o Cải tiến tính năng phóng to cho những ứng dụng phần mềm có kích
thước định sẵn.
o Cung cấp tính năng đồng bộ hóa (sync) từ thẻ nhớ SD.
o Mở rộng tập tin API, có chức năng hỗ trợ màn hình. Chức năng này chủ
yếu dành cho giới lập trình viên.
- Android 4.0 (Ice Cream Sandwich) ra mắt ngày 19 tháng 10 năm 2011. Có các
tính năng mới:
o Hỗ trợ xử lý đa nhân.
o Tự động phản hồi cuộc gọi.
o Cải tiến tính năng quản lý ứng dụng.
o Cải thiện chế độ cảm ứng.
o Thêm tính năng biên tập và chính sửa hình ảnh, video.
o Bổ sung nhiều chế độ chụp ảnh.
o Hỗ trợ chụp ảnh màn hình.
2. Các thành phần của một ứng dụng trên Android:
Việc hiểu được các thành phần tạo nên một ứng dụng Android là rất cần thiết
cho việc lập trình. Các thành phần này được chia làm 6 loại bao gồm:
- Activity: là nền của 1 ứng dụng. Khi khởi động 1 ứng dụng Android nào đó thì bao
giờ cũng có một main Activity được gọi, hiển thị màn hình giao diện của ứng dụng
cho phép người dùng tương tác.
Trang 13
- Service: là thành phần chạy ẩn trong Android. Service sử dụng để update dữ liệu,
đưa ra các cảnh báo (Notification) và không bao giờ hiển thị cho người dùng thấy.
- Content Provider: kho dữ liệu chia sẻ. Content Provider được sử dụng để quản lý và
chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng.
- Intent: nền tảng để truyền tải các thông báo. Intent được sử dụng để gửi các thông
báo đi nhằm khởi tạo một Activity hay Service để thực hiện công việc bạn mong
muốn.
- Broadcast Receiver: thành phần thu nhận các Intent bên ngoài gửi tới.
- Notification: đưa ra các cảnh báo mà không làm cho các Activity phải ngừng hoạt
động.
Activity, Service, Broadcast Receiver và Content Provider mới là những thành
phần chính cấu thành nên ứng dụng Android, bắt buộc phải khai báo trong file
AndroidManifest.xml
II. Khoa học công nghệ.
1. Môi trường lập trình Android.
Android là hệ điều hành dựa trên Linux với một giao diện lập trình Java. Nó
cung cấp các công cụ như : trình biên dịch, trình gỡ lỗi, và trình giả lập thiết bị ảo…
Android được tạo ra bởi liên minh Open Handset Alliance và được dẫn dắt bởi Google
Android còn hỗ trợ đồ họa 2-D và 3-D bằng cách sử dụng thư viện đồ họa
OpenLG và hỗ trợ việc lưu trữ dữ liệu bằng cơ sở dữ liệu SQLLite.
Để phát triển ứng dụng Android ta cần phải có các công cụ sau:
- JDK.
- Eclipse.
- Android SDK.
- Android Development Tools (ADT).
2. Cách thiết lập môi trường lập trình Android.
a. Cài JDK và android SDK.
- Trước tiên tải gói phần mềm JDK từ trang :
/>- Chọn mục Java như hình 1 để tải gói JDK về.
Hình 1 : Các gói phần mềm của java
Trang 14
-Chọn Accept License Agreement, sau đó chọn gói phù hợp với hệ điều hành đang
dùng.
Hình 2 : Các phiên bản JDK dành cho các hệ điều hành
- Sau khi tải xong ta tiến hành cài đặt. Mở file vừa tải về, chọn Next >
Hình 3: Quá trình cài đặt JDK
Nhấn vào Change… để thay đổi thư mục lưu trữ hoặc để mặc định, chọn Next>
Trang 15
Hình 4: Các tùy chọn của quá trình cài đặt JDK
Sau khi cài đặt xong gói jdk1.7.0_03 chương trình sẽ yêu cầu cài thêm gói jre7 .Chọn
Next> để tiếp tục.
Hình 5: Các tùy chọn của quá trình cài đặt JDK
- Sau khi cài xong gói jre7, chương trình sẽ tự yêu cầu cài gói thư viện của SDK. Chọn
Next> để tiến hành cài đặt.
Trang 16
Hình 6: Quá trình cài đặt thư việt SDK
- Nhấn vào Browse… để thay đổi thư mục lưu trữ, chọn Next>
Hình 7: Các tùy chọn của quá trình cài đặt SDK
- Sau khi cài xong nhấn Close để hoàn tất quá trình cài đặt JDK và thư viện SDK
Trang 17
Hình 8: Hoàn thành quá trình cài đặt JDK và SDK
b. Tải gói Android SDK và máy ảo AVD
- Vào trang để tải gói phần mềm Android
SDK và AVD.
Hình 9: Các gói Android SDK và AVD
- Chọn bản android-sdk_r16-windows.zip.
- Sau khi tải về, giải nén ra.
c. Cài đặt Eclipse và Android Plugin
- Vào trang để tải gói phần mềm eclipse
- Chọn bản Eclipse Classic 3.7.2 hoặc cao hơn.
Trang 18
Hình 10: Các gói Eclipse
- Sau khi tải xong gói eclipse về máy, giải nén ra và chạy file eclipse.exe
- Nhấn Browse… để chọn workspasce cho eclipse hoặc để mặc định, chọn OK
Hình 11: Chọn folder workspace
- Chọn menu Help/Install New Software… để cài đặt Android Plugin như hình dưới.
Hình 12: Cài Android Plugin
Trang 19
- Chọn Add…
Hình 13: Cài Android Plugin
- Name: đặt tên tùy ý.
- Location: />- Chọn OK như hình bên dưới.
Hình 14: Thông tin của Android Plugin
- Giữ kết nối internet và đợi một vài phút để cho chương trình nhận diện các Plugin
cần thiết.
- Sau khi tải xong, đánh dấu check vào Developer Tools, chọn Next>.
Trang 20
Hình 15: Các gói ADT
- Chương trình sẽ tiếp tục tải các Plugin về.
Trang 21
Hình 16: Quá trình cài đặt Android Plugin
- Chọn Next> để tiến hành cài đặt.
Trang 22
Hình 17: Quá trình cài đặt Android Plugin
- Chọn mục I accept the terms of the liciense agreements, chọn Finish.
Trang 23
Hình 18: Điều khoản sử dụng ADT
- Giữ kết nối internet và chờ chương trình tự cài đặt các Plugin. Quá trình này mất một
khoản thời gian khá lâu.
Trang 24
Hình 19: Quá trình cài đặt Android Plugin
- Sau khi cài xong chọn restart eclipse để hoàn thành quá trình cài đặt Android
Plugin.
* Tiếp theo ta sẽ thiết lập máy ảo demo cho eclipse.
- Vào menu Window/Rreferences.
Hình 20: Thiết lập máy ảo
- Chọn mục Android, sau đó chọn Browse… để trỏ tới thư mục chứa Android SDK
và máy ảo AVD
- Chọn Apply rồi chọn OK.
Trang 25