Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần hóa dược việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.31 KB, 67 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
LỜI NÓI ĐẦU 2
Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3
1. Lịch sử thành lập 3
6. An toàn lao động 4
Phần II. PHÒNG KỸ THUẬT 9
II.1. CHỨC NĂNG 9
II.2. NHIỆM VỤ 10
II.3. QUYỀN HẠN 11
II.4. TRÁCH NHIỆM 12
Phần III. PHÒNG KIỂM NGHỆM 13
III.1. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT THUỐC TỐT (GMP) 13
III.2. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 15
III.2.1. Tổ chức 15
III.2.2. Nhân sự 16
III.3. PHÒNG KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG 16
III.3.1. Hệ thống chất lượng 17
III.3.2. Quy trình thao tác chuẩn 18
III.3.3. Cơ sở vật chất 18
III.3.4. Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh phân tích 19
III.3.5. Hồ sơ và tài liệu 21
III.3.6. An toàn trong phòng kiểm 23
A: QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIẢO CỔ LAM 25
3.1 Tổng quan về terpin Hydrat: 34
3.2. Nguyên liệu: 36
a. Dầu thông: 36
3.3. Nguyên tắc phản ứng: 37
PHẦN V. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT 51
2. Thuyền róc 56
6. Thiết bị cô đặc hoạt động ở áp suất thường (nồi cô hở) 63
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
KẾT LUẬN 66
LỜI NÓI ĐẦU
Để giúp những sinh viên năm thứ 4 nhận thức được cơ bản về nội dung công việc trong
tương lai sau khi ra trường, khoa công nghệ hóa học và bộ môn Hóa Dược và Hóa chất bảo vệ
thực vật đã liên hệ với công ty cổ phần hóa dược Việt Nam (địa chỉ 273 Tây Sơn Hà Nội), cho
phép sinh viên lớp hóa dược K53 đến thực tập tại công ty .
Là một đơn vị có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất tá dược và thuốc, công ty là địa
điểm thực tập của các lớp hóa dược từ khóa 45 đến khóa 53 năm nay. Đợt thực tập đã cung cấp
một cái nhìn thực tể và triển vọng phát triển về ngành hóa dược đang còn non trẻ của Việt
Nam.
Trong quá trình thực tập với sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ kĩ thuật, các chú tổ
trưởng và các anh chị công nhân chúng em đã được tìm hiểu nhiều phân xưởng của công ty.
Trong thời gian thực tập có phân xưởng chỉ sản xuất một loại mặt hàng như phân xưởng sản
xuất tecpin hidrat, phân xưởng sản xuất canxi cacbonat, muối tiêm, do thiết bi sản xuất rất đặc
thù và lượng sản xuất lớn. Đồng thời cũng có phân xưởng sản xuất từ 2 đến 3 mặt hàng nối tiếp
nhau như phân xưởng sản xuất giảo cổ lam do yêu cầu sản xuất các mặt hàng này ít và có thể
sản xuất trên cùng một hệ thống thiết bị.
Sau đây em xin trình bày bản báo cáo thực tập về 4 sản phẩm của công ty. Đó là :
 Sản xuất Terpin hidrat.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 2
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
 Sản xuất Canxi Carbonat.
 Sản xuất Muối tiêm.
 Sản xuất Giảo cổ lam.
Do thời gian thực tập không dài và hiểu biết của bản thân còn có nhiều hạn chế, báo cáo này
còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, mong các thầy cô giáo trong bộ môn góp ý.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh và cô Lê Thi Thùy,
cùng toàn thể các cán bộ kỹ thuật, và các công nhân tại công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Sinh viên: Phạm Thị Kim Anh
Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử thành lập
Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam với tiền thân là Xí nghiệp thủy tinh Hóa Dược Hà
Nội được thành lập ngày 23/9/1966. Sau đó được tách thành hai xí nghiệp là: xí nghiệp Thủy
Tinh và xí nghiệp Hóa Dược Hà Nội.
Xí nghiệp Hóa Dược Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất các nguyên liệu ban đầu làm thuốc
và sản xuất một số sản phẩm thuốc đơn giản với khoảng hơn 40 mặt hàng, do nhà nước cung
ứng và bao tiêu. Là đơn vị sản xuất nguyên liệu làm thuốc duy nhất ở Đông Dương, nhưng với
qui mô sản xuất nhỏ, cơ chế hoạt động bao cấp, xí nghiệp hầu như không phát triển.
Đến năm 2004, bộ trưởng Bộ Y Tế đã phê duyệt phương án cổ phần hóa, và ngày 8 tháng
12 năm 2004, quyết định số 4420/QĐ- BYT được kí, Xí nghiệp chính thức có tên giao dịch mới là
Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế : VIET NAM CHEMICO-PHARMACEUTICAL JOINT –
STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : VCP
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 3
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Sau khi thành lập Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được Sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007195. Đăng ký lần đầu
ngày 29 tháng 03 năm 2005. Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 17 tháng 07 năm 2006.
2. Cơ sở vật chất, đất đai, nhà xưởng:
Địa điểm : số 192 Đức Giang – Gia Lâm (Cách Hà Nội 12km)
Diện tích đất : 14.141 m
2
. Nhà sản xuất : 380 m
2
Điện thoại: 043.8533396/5639852. Fax : 04.8534148
3. Cơ cấu tổ chức:
- Ban giám đốc và hội đồng quản trị.

- Tổng số cán bộ nhân viên : 194 người
- Công nhân trực tiếp sản xuất : 91người
- Các phòng ban chức năng gồm : Phòng TC – HC, Phòng KH – CT, Phòng KT – NC,
Phòng KN.
- Phân xưởng sản xuất : 02 phân xưởng.
+ Phân xưởng Hóa dược : gồm 3 tổ sản xuất và tổ cơ điện, nồi hơi.
+ Phân xưởng bào chế : gồm 2 tổ sản xuất (Dập viên và Đóng gói).
4. Trình độ công nghệ:
Hầu hết các máy móc thiết bị đều đã sử dụng từ nhiều thập niên trước đây nên đã xuống
cấp, lạc hậu.
Phần lớn các công nghệ, dây chuyền sản xuất là do cán bộ công ty tự nghiên cứu, thiết
kế, triển khai lắp đặt các thiết bị nhập khẩu không đồng bộ hoặc chế tạo trong nước.
Quy mô sản xuất nhỏ, năng suất sản xuất còn thấp.
5. Nguồn nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu trong nước: Chủ yếu là các loại quặng, muối khoáng, axit, kiềm, các
loại muối vô cơ cũng như các loại dược thảo đã phơi khô.
Nguồn nguyên liệu ngoại nhập :Quan trọng nhất là các loại hóa chất hữu cơ cơ bản và
trung gian. Do ngành công nghiệp hóa chất trong nước chưa đáp ứng được nên nguyên liệu này
chủ yếu nhập khẩu. Phần lớn là từ Trung Quốc, Pakistan.
6. An toàn lao động
6.1. Nội quy làm việc tại xưởng sản xuất:
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 4
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
- Khi sử dụng thiết bị,dụng cụ và vật tư kỹ thuật trong xưởng sản xuất, người lao động
phải nắm vững nguyên lý vận hành thiết bị. Khi có sự cố xảy ra phải báo ngay cho phụ trách
đơn vị biết, phải bảo quản tốt tài sản của xưởng.
- Khi làm việc tại phân xưởng sản xuất, người làm việc phải được trang bị bảo hộ lao
động đúng theo quy định của công ty.
- Không được vào xưởng sản xuất khi chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần
thiết như: Quần áo bảo hộ, mũ, găng tay, khẩu trang. Chỉ những người đã được học quy trình

sản xuất và được phụ trách đơn vị phân công thì mới được phép làm việc tại xưởng sản xuất.
- Khi tinh chế phải tuân thủ đúng theo quy trình đã được huấn luyện, nghiêm cấm việc
cắt bỏ, bớt xén quy trình sản xuất. Nếu có hiện tượng bất thường trong quá trình sản xuất thì
phải kịp thời báo cho phụ trách đơn vị biết.
- Các thiết bị, dụng cụ sử dụng cho quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Sản
phẩm tạo thành phải được bảo quản tốt, tránh để nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thành
phẩm.
- Nghiêm cấm việc tự ý đưa thiết bị, dụng cụ, hóa chất và các tài sản khác ra khỏi xưởng
khi chưa có sự đồng ý của phụ trách đơn vị. Tại xưởng sản xuất không được để các chất dễ nổ,
độc hại quá mức quy định. Đối với các chất độc hại phải có quy định nghiêm ngặt về bảo quản
và xuất nhập. Tất cả các hóa chất đều phải có nhãn rõ ràng.
- Trong quá trình sản xuất phải có sổ pha chế ghi chép đầy đủ ngày tháng, các bước
thực hiện, số mẻ sản xuất, số lượng nguyên liệu đã sử dụng, người thực hiện. Khi cần làm việc
ngoài giờ quy định phải báo cáo và được sự đồng ý của phụ trách đơn vị.
- Không được tiếp khách lạ trong xưởng sản xuất. Không được ăn uống, nói chuyện tán
gẫu, làm việc riêng hay rời vị trí khi đang trong dây chuyền sản xuất.
- Hết ca làm việc phải vệ sinh nhà xưởng, xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ đã sử
dụng.
- Phải có sổ giao ca, ghi chép đầy đủ thời gian, quá trình tiếp theo để người ca sau nắm
rõ. Trước khi ra về phải kiểm tra lại nhà xưởng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc
và ngắt cầu dao điện.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 5
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
- Sau mỗi tháng làm việc hoặc sau mỗi lần chuyển sang pha chế mặt hàng khác phải vệ
sinh nhà xưởng và thiết bị chung.
- Phụ trách đơn vị phải có trách nhiệm đôn đốc mọi người thực hiện bản nội quy trên.
6.2. Nội quy an toàn nhà kho:
a. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp hàng
● Dùng kệ để kê và định vị chắc chắn khi bảo quản thành phẩm.
● Thành phẩm nên xếp riêng theo từng loại và theo thứ thự thuận tiện cho việc bảo quản, sử

dụng, phải có biển báo đối với từng mặt hàng.
● Bảo quản các chất gây cháy, chất dễ cháy, axit.
b. Các quy tắc an toàn khi làm việc trong kho
● Thủ kho được giao nhiệm vụ quản lý kho phải được sự phân công của phụ trách đơn vị, nếu
là kho thuốc người thủ kho phải có trình độ về ngành dược. Thủ kho nhất thiết phải được trang
bị bảo hộ lao động khi làm việc.
● Chỉ được đi lại ở các lối đi dảnh riêng cho người đã xác định. Không đi lại trong khu vực có
người làm việc bên trên hoặc có vật treo ở trên.
● Không bước, dẫm qua thành phẩm. Khi có chướng ngại vật trên lối đi phải dọn ngay để
thông đường.
● Những người làm việc có liên quan đến kho, khi vào kho phải có sự đồng ý của thủ kho hoặc
thủ trưởng đơn vị. Những người không có nhiệm vụ thì không được và kho.
● Luôn giữ kho sạch sẽ, dụng cụ, thành phẩm được xếp gọn gàng.
● Khi phát hiện thấy có hiện tượng bất thường không an toàn cho kho hàng thì phải báo ngay
cho phụ trách đơn vị kịp thời giải quyết.
● Trước khi ra về phải kiểm tra lại kho hàng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và
ngắt cầu dao điện.
6.3. Nội quy an toàn khi tiếp xúc với chất độc hại:
● Cần phân loại, dán nhãn và bảo quản chất độc hại ở nơi qui định.
● Không ăn uống, hút thuốc lá ở nơi làm việc.
● Sử dụng các dụng cụ bảo hộ ( quần áo chống hóa chất, găng tay…), dụng cụ phòng hộ trong
khi làm việc,vận chuyển, tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 6
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
● Những người không liên quan không được vào khu vực chứa hóa chất độc.
Trước khi ra về phải kiểm tra lại hàng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và ngắt cầu
dao điện.
Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống.
6.4. Quy tắc an toàn bộ phận cơ điện:
a. Các quy tắc an toàn với dụng cụ thủ công:

● Đối với dụng cụ thủ công như dùi, đục, cần sửa khi phần cán bị tòe, hoặc thay mới, khi lưỡi
bị hỏng, lung lay.
● Sau khi sử dụng nên bảo quản dụng cụ ở nơi qui định.
● Khi bảo quản cần bịt phần lưỡi dùi, đục và xếp và hòm các dụng cụ có đầu sắc nhọn.
● Sử dụng kính bảo hộ khi làm việc ở nơi có vật văng bắn.
b. Các quy tắc an toàn điện:
● Chỉ có những người có chứng chỉ chuyên môn mới được sửa chữa điện.
● Khi phát hiện hỏng hóc cần báo ngay cho người có trách nhiệm.
● Tay ướt không được sờ vào thiết bị điện.
●Tất cả các công tắc cần có nắp đậy.
● Không phun hoặc để rơi chất lỏng lên thiết bị điện, như công tắc, môtơ, hòm phân phối điện.
● Kiểm tra định kì độ an toàn của dây dẫn điện.
● Không treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, dụng cụ điện.
● Không để cho dây chạy vắt qua góc sắc hoặc máy có cạnh sắc nhọn.
● Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục.
6.5. Sơ cứu người bị bỏng Axit Sunfuric và Xút:
Trong khi đang làm việc với axit và xút, nếu xảy ra tai nạn bị bắn axit hoặc xút vào
người, phải nhanh chóng xử lý như sau:
 Trường hợp bị bỏng axit:
- Dội rửa nhiều bằng nước.
- Đắp bằng dung dịch NaHCO
3
5%.
- Rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
- Sau khi sơ cứu ban đầu, đưa nạn nhân đi bệnh viện điều trị.
 Trường hợp bị bỏng xút:
- Rửa bằng nước nhiều lần.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 7
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
- Đắp bằng dung dịch axit boric 3%.

- Sau khi sơ cứu ban đầu, đưa nạn nhân đi bệnh viện điều trị.
-
6.6.Phương pháp cấp cứu người bị điện giật:
 Nguyên tắc : cấp cứu nhanh, kiên trì, tại chỗ, chính xác và liên tục.
 Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện :
- Tìm các biện pháp đỡ ngã cao trước khi cắt điện.
- Cắt cầu dao điện.
- Dùng các vật cách điện để đỡ nạn nhân.
- Nắm quần áo nạn nhân kéo ra khỏi nguồn điện.
 Cấp cứu :
- Đưa nạn nhân ra nơi thoáng.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp và ngửa về sau.
- Nếu nạn nhân bị chết giả tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp lồng ngực, làm liên tục cho tới
khi cán bộ y tế tới.
- Cử người đi gọi cho y tế cơ quan.
- Gọi điện thoại cấp cứu 115.
- Nghiêm cấm đưa nạn nhân đi bệnh viện khi trên đường đi không có thiết bị hà hơi thổi ngạt.
6.7. Nội quy phòng cháy chữa cháy:
Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và trật tự an ninh trong cơ quan, Giám đốc quy
định nội quy phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 1. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công
nhân viên chức, kể cả những người khách đến quan hệ công tác.
Điều 2. Cấm được sử dụng lửa, đun nấu, hút thuốc trong kho và nơi cấm lửa.
Điều 3. Cấm được câu, mắc, sử dụng điện tùy tiện, hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt
đèn quạt và các thiết bị điện khác trước khi ra về.
Không:
 Dùng các vật liệu dẫn điện khác thay cầu chì.
 Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
 Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện và dây dẫn điện.
 Để xăng, dầu và các chất dễ cháy trong phòng làm việc.

 Sử dụng bếp điện bằng dây may-so, thắp hương trong phòng làm việc.
Điều 4. Sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng
từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, để tiện kiểm tra và cứu chữa khi cần
thiết.
Điều 5. Khu vực để ô tô, xe máy phải gọn gàng, có lối đi lại, khi đỗ xe phải hướng đầu xe
ra ngoài.
Điều 6. Không để các chướng ngại vật trên các lối đi lại, hành lang, cầu thang.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 8
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Điều 7. Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, và thường xuyên kiểm
tra bảo dưỡng theo quy định, không ai được lấy sử dụng vào việc khác.
Điều 8. Cán bộ công nhân viên thực hiên tốt quy định này sẽ được khen thưởng,
người nào vi phạm sẽ tùy thuộc mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Phần II. PHÒNG KỸ THUẬT
II.1. CHỨC NĂNG
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 9
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Quản lý kỹ thuật công nghệ,
chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo dưỡng, kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động, xây dựng chiến
lược phát triển sản xuất, nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi
trường.
II.2. NHIỆM VỤ
1. Lập kế hoạch áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất phù hợp với kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty.
2. Xây dựng các phương án phát triển Tổng công ty, tư vấn cho Tổng giám đốc chọn
phương án đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất theo mục tiêu kế hoạch năm và kế hoạch
dài hạn của Tổng công ty.
3. Tham gia việc xét duyệt các dự án đầu tư mở rộng sản xuất của Tổng công ty và các
dự án liên doanh với nước ngoài do các đơn vị tư vấn hoặc hồ sơ chào thầu của các nhà cung
cấp thiết bị thực hiện. Tham gia đánh giá kết quả chạy nghiệm thu các dự án phát triển sản xuất

của Tổng công ty.
4. Xây dựng, rà soát sửa đổi ban hành và giám sát các quy trình công nghệ, quy trình an
toàn lao động - vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sản phẩm đầu vào, đầu ra cho phù hợp với công
nghệ sản xuất. Kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm cho ngành.
5. Biên soạn và ban hành các quy trình phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào,
đầu ra và bán sản phẩm trong quá trình sản xuất; nghiên cứu áp dụng các phương pháp thử mới
phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty và tiến bộ kỹ thuật của ngành.
6. Phân tích kiểm tra một số thông số kỹ thuật của bán sản phẩm trên dây chuyền sản
xuất các đơn vị hạch toán báo sổ của công ty.
7. Lên yêu cầu mua sắm dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; tiếp nhận, bảo quản, pha chế và
cấp phát hóa phẩm cho các tổ hóa nghiệm các đơn vị hạch toán báo sổ của công ty.
8. Tổ chức triển khai các hoạt động kiểm tra, phân loại sản phẩm trước khi nhập kho.
Lập báo cáo chất lượng sản phẩm theo định kỳ và đề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm; thực hiện tốt các quy định trong pháp lệnh chất lượng hàng hóa.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 10
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
9. Phối hợp với các phòng Kinh doanh, phòng Xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng trong
các hoạt động xúc tiến bán hàng, quản lý và quảng bá thương hiệu; tham gia giải quyết các
khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
10. Lập kế hoạch, đề xuất các biện pháp và theo dõi giám sát việc thực hiện công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động theo các quy định của công ty và pháp luật của Nhà nước; phối
hợp với tổ chức công đoàn xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh tại
các đơn vị trong công ty.
11. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và quản lý công tác bảo hộ lao động cho các đơn vị
trong công ty. Tổ chức đo kiểm tra môi trường lao động theo quy định.
12. Thực hiện việc khai báo, đăng ký và tổ chức khám nghiệm kỹ thuật các thiết bị máy
móc, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động; lập kế
hoạch kiểm tra định kỳ và xin cấp phép sử dụng. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn các phương
tiện đo do đơn vị mình quản lý theo pháp lệnh đo lường.

13. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện việc khai báo điều tra tai nạn lao động
và báo cáo theo quy định.
14. Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ
cho người lao động và các đối tượng khác khi cần.
15. Lập kế hoạch bảo dưỡng thiết bị máy móc ngắn hạn, dài hạn, làm đầu mối lập biên
bản bàn giao máy móc, thiết bị sau bảo dưỡng.
16. Lên đơn hàng mua sắm thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công tác bảo dưỡng ngắn hạn,
dài hạn; rà soát hàng theo mức Max - Min trong tồn kho và kiểm soát chất lượng hàng trước
khi nhập kho.
17. Tham gia điều tra nguyên nhân và lập biên bản sự cố hỏng hóc máy móc, thiết bị
các đơn vị hạch toán báo sổ của Tổng công ty.
II.3. QUYỀN HẠN
Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động
của Công ty;
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 11
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty để
thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của Giám đốc;
Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và
đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc
phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc ký quyết định thành lập.
Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của Công ty vào mục đích phục vụ
công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên;
Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp
với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện công việc đó;
II.4. TRÁCH NHIỆM
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy
định tại mục a, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu;
Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực

hiện công việc;
Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy định,
quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao;
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên;
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 12
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Phần III. PHÒNG KIỂM NGHỆM
III.1. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH SẢN XUẤT THUỐC TỐT (GMP)
Với diện tích 10.000 m
2
, đây là một dự án lớn trong ngành dược Việt Nam. Việc thiết kế
nhà máy được tiến hành căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng và vệ sinh của Liên
minh Châu Âu và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh
công nghiệp và sản phẩm đạt chất lượng cao. Việc khởi công xây dựng dự án được tiến hành
vào tháng 07/2005, sau hơn một năm xây dựng, nhà máy được khánh thành và được Cục quản
lý Dược – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP– WHO (Good Manufacturing
Practice - Thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (Good Laboratary Practice – Thực hành tốt
phòng thí nghiệm), GSP (Good Storage Practice – Thực hành tốt bảo quản thuốc).
Hệ thống các tiêu chuẩn đạt được:
- GMP (WHO):Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế thế giới.
- GLP:Good Laboratory Practice–Thực hành phòng thí nghiệm tốt.
- GSP: Good Storage Practice – Thực hành tốt bảo quản thuốc.
- ISO 9001:2000: Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý (International Organisation of
Standard) - Tiêu chuẩn này do tổ chức NQA, Vương quốc Anh xác thực.
- HACCP: Tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm (Hazard
Analysis and Critical Control Point) - Tiêu chuẩn này do tổ chức NQA, Vương quốc Anh xác
thực.
Bố trí phòng kiểm nghiệm

Khu bào chế
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 13
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
A
B
C
D
E
F
A – Phòng kiểm nghiệm
1 – Giá đựng hóa chất – Bàn kiểm nghiệm
5 - 1 số thiết bị: Dụng cụ sắc ký, Cân kỹ
thuật, Máy khuấy từ, Máy ly tâm, …
2 – Hóa chất chuẩn độ
3 – Mẫu chờ kiểm nghiệm 6 – Hộp thuốc
4 – Tủ hút 7 – Khu rửa dụng cụ
B – Phòng QC
C – Kho hóa chất
1 – Bàn kiểm nghiệm
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 14
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
2 – Tủ đựng hóa chất độc hại
D – Phòng sấy
I – Các thiết bị sấy: Lò nung, tủ sấy xanh, tủ sấy chân không
II – Tủ chứa mẫu đã kiềm nghiệm
E – Phòng máy
I, II – Các loại máy dùng trong kiểm nghiệm: Máy đo pH, đo độ cứng, phân cực kế tự động
loại điện tử, máy đo điểm cháy, máy đo quang, cân phân tích
F – Phòng lưu mẫu
I, II, III – Chứa các mẫu thành phẩm hoặc bán thành phẩm như: DEP, berberin, thuốc nước cồn

90
0
, sodalime, giảo cổ lam, trinh nữ hoàng cung, diệp hạ châu, cao khô xương, CaCO3,
BaSO4, …
III.2. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
III.2.1. Tổ chức
Một phòng kiểm nghiệm thuốc thường được chia làm nhiều đơn vị kiểm nghiệm hoặc
các bộ phận được chuyên môn hóa dựa trên kỹ thuật kiểm nghiệm (ví dụ : Hóa lý, Vật lý, Vi
sinh vật ) hoặc chia theo các đối tượng là sản phẩm được kiểm nghiệm (ví dụ: kháng sinh,
vitamin, dược liệu ). Đôi khi phòng kiểm nghiệm còn có các đơn vị kiểm nghiệm chuyên biệt
để phục vụ các yêu cầu như thử độ vô trùng, thử chí nhiệt tố, đo lường vật lý đặc biệt
Chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị kiểm nghiệm cần phải được xây dựng và được
người có thẩm quyền ban hành chính thức.
Ngoài các đơn vị kiểm nghiệm (hay còn gọi là các phòng chuyên môn), mỗi phòng kiểm
nghiệm còn phải có bộ phận đăng ký mẫu và bộ phận lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng. Bộ
phận đăng ký mẫu có nhiệm vụ nhận mẫu và các tài liệu kèm theo, phân phát mẫu đến các
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 15
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
phòng chuyên môn và trả lời kết quả kiểm nghiệm. Bộ phận lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất
lượng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng cập nhật và các tài liệu liên
quan cho các đơn vị kiểm nghiệm.
Ngoài ra, phòng kiểm nghiệm cần có một số đơn vị hậu cần để phục vụ cho việc cung
ứng trang thiết bị, vật tư, hóa chất, dụng cụ và súc vật thử nghiệm.
III.2.2. Nhân sự
1. Phòng kiểm nghiệm phải có đủ nhân viên được đào tạo thích hợp, có chuyên môn và kinh
nghiệm để hoàn thành công việc được giao. Caực nhaõn vieõn cần được quán triệt tầm quan
trọng của công tác kiểm nghiệm và không được làm thêm những công việc có mâu thuẫn với
công tác kiểm nghiệm.
2. Yêu cầu trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên kỹ thuật.
a- Trưởng phòng kiểm nghiệm và trưởng các bộ phận phải có trình độ đại học hoăùc sau đại

học, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích kiểm nghiệm và lĩnh vực kiểm tra, quản lý chất
lượng thuốc
b- Kiểm nghiệm viên phải có bằng đại học hoặc sau đại học thuộc một ngành chuyên môn
thích hợp như dược, hóa phân tích, dược lý, sinh vật, vi sinh vật
c- Kỹ thuật viên trung học phải tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành
phù hợp hoặc được đào tạo về công tác kiểm nghiệm.
d- Công nhân kỹ thuật có trình độ sơ học được đào tạo ở một trường dạy nghề hoặc được học
tập, kèm cặp tại các đơn vị kiểm nghiệm thuốc ít nhất 01 năm.
3. Số lượng biên chế phụ thuộc vào quy mô và điều kiện cụ thể của mỗi phòng kiểm nghiệm.
Hiện tại phũng kiểm nghiệm gồm cú 10 nhõn viờn thực hiện cỏc cụng việc kiểm soỏt, kiểm
nghiệm, pha húa chất và quản lý chung.
III.3. PHÒNG KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 16
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
III.3.1. Hệ thống chất lượng
1. Hệ thống chất lượng được đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động của phòng kiểm nghiệm tuân theo
các nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc”.
2. Phòng kiểm nghiệm phải đề ra các quy định, mục tiêu, phương pháp và các hướng dẫn nhằm
đảm bảo chất lượng của các kết quả phân tích. Các tài liệu này phải được phân phát tới từng
nhân viên có liên quan, để hiểu và thi hành.
3. Mỗi phòng kiểm nghiệm phải có một cuốn sổ tay chất lượng gồm có những mục sau
a- Tổ chức của phòng kiểm nghiệm
b- Các hoạt động chuyên môn và quản lý có liên quan đến chất lượng
c- Các quy trình đảm bảo chất lượng chung
d- Quy định về việc sử dụng chất đối chiếu
e- Thông báo và các biện pháp xử lý khi phát hiện sai lệch trong quá trình thử nghiệm
f- Quy trình giải quyết các khiếu nại
g- Sơ đồ đường đi của mẫu
h- Quy định chất lượng: tiêu chuẩn của công tác kiểm nghiệm, mục đích của hệ thống chất
lượng, việc thi hành các quy trình và quy định chất lượng trong công tác kiểm nghiệm.

4. Hệ thống chất lượng cần được đánh giá định kỳ và có hệ thống để đảm bảo duy trì tính hiệu
quả cũng như áp dụng các biện pháp chấn chỉnh khi cần thiết. Kết quả của việc xem xét đánh
giá và các biện pháp chấn chỉnh đã thực hiện phải được ghi chép lại trong hệ thống hồ sơ lưu
trữ.
5. Một cơ quan kiểm nghiệm hay một phòng kiểm nghiệm cần có một người làm công tác phụ
trách chất lượng. Người này, ngoài bổn phận và trách nhiệm riêng của mình, phải có trách
nhiệm và quyền hạn xác định nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng được thi hành. Người phụ
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 17
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
trách chất lượng phải có quyền thảo luận trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất của phòng kiểm
nghiệm về những quyết định có liên quan đến chính sách chất lượng.
III.3.2. Quy trình thao tác chuẩn
Phòng kiểm nghiệm phải có các quy trình thao tác chuẩn đã được người có thẩm quyền
phê duyệt. Các quy trình này để hướng dẫn nhân viên tiến hành các thao tác chung như :
Lấy mẫu, nhận mẫu và lưu mẫu
Kiểm tra mẫu
Nhận, sử dụng và bảo quản chất đối chiếu
Vận hành, bảo trì, làm vệ sinh và hiệu chỉnh thiết bị
Pha chế , dán nhãn và bảo quản thuốc thử
Xử lý kết quả phân tích, báo cáo kết quả
Xử lý chất thải
Các hồ sơ và tài liệu khác:
Sổ nhận mẫu, lưu mẫu
Tiêu chuẩn chất lượng
Sổ theo dõi thuốc thử
Sổ theo dõi chất đối chiếu
Hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị
III.3.3. Cơ sở vật chất
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 18
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

1. Phòng kiểm nghiệm phải được thiết kế phù hợp, đảm bảo đủ chỗ cho trang thiết bị dụng cụ
chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên.
2. Khi bố trí các phòng chuyên môn, phải tạo được sự riêng biệt cho các hoạt động kiểm
nghiệm khác nhau. Trong một phòng chuyên môn, phải có đủ các khu vực riêng để đảm bảo sự
độc lập của các hệ thống phân tích. Phòng kiểm nghiệm sinh học/ vi sinh vật hay chất phóng
xạ phải cách biệt với các phòng kiểm nghiệm khác. Riêng đối với phòng kiểm nghiệm vi sinh
vật, hệ thống cấp khí sạch phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Phòng kiểm
nghiệm dược lý phải có khu chăn nuôi súc vật thử nghiệm thiết kế đúng với các yêu cầu kỹ
thuật quy định.
3. Nên có những phòng riêng để bảo quản thuốc thử, chất chuẩn, phụ kiện của thiết bị phòng
kiểm nghiệm, phòng để lưu mẫu, khu vực chứa dung môi cháy nổ hoặc các hóa chất độc hại.
Những khu vực này phải biệt lập với khu vực tiến hành các phân tích và phải được trang bị
chống mối mọt, côn trùng, ô nhiễm, cháy nổ Điều kiện không khí: độ ẩm, nhiệt độ thích hợp.
4. Môi trường tiến hành các thử nghiệm phải đảm bảo không làm sai lệch các kết quả hoặc gây
ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép đo. Phòng kiểm nghiệm phải được bảo vệ tránh các
ảnh hưởng quá mức của nhiệt độ, độ ẩm, bụi bặm, tiếng ồn, các rung động và các nhiễu điện
từ.
5. Việc đi lại của nhân viên và sử dụng phòng kiểm nghiệm phải được kiểm soát và giới hạn
theo đúng mục đích và điều kiện quy định. Phải có biện pháp thích hợp giữ cho phòng kiểm
nghiệm luôn sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.
III.3.4. Thiết bị phân tích và hiệu chỉnh phân tích
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 19
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
1. Phòng kiểm nghiệm phải được trang bị các máy móc, dụng cụ thích hợp cho việc lấy mẫu,
phân tích, hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu. Các thiết bị phân tích phải phù hợp với phương pháp
kiểm nghiệm và phải đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng của đơn vị.
2. Thiết bị phân tích phải được thiết kế, cấu tạo, điều chỉnh và bảo trì cho phù hợp với các thao
tác được thực hiện trên thiết bị đó. Thiết kế và cấu tạo của thiết bị phải cho phép giảm thiểu tối
đa sai số, cho phép việc làm vệ sinh cũng như bảo trì được dễ dàng.
3. Các thiết bị phân tích tự động và phần mềm kèm theo phải cho kết quả chính xác như yêu

cầu và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thử nghiệm. Các thiết bị này
phải được hiệu chỉnh định kỳ để đảm bảo kết quả phân tích không mắc sai số.
4. Tần số hiệu chỉnh: Nếu thiết bị không có qui định riêng, thì phải thực hiện đúng theo quy
định đó được ban hành theo văn bản kốm theo. Việc hiệu chỉnh thiết bị phải được thực hiện
theo một lịch cụ thể và phải được lưu vào sổ lý lịch của máy. Tần số hiệu chỉnh thay đổi tùy
loại thiết bị. Ví dụ :
- Máy đo pH được chỉnh ít nhất 1 lần /ngày.
- Máy đo điểm nóng chảy : hiệu chỉnh hàng tháng.
- Máy quang phổ hấp thu tử ngoại: hiệu chỉnh hàng tháng song phải được kiểm tra hàng tuần
về độ tin cậy của bước sóng.
- Máy quang phổ hồng ngoại : hiệu chỉnh hàng quý.
- Cân phân tích, máy đo chỉ số khúc xạ và máy quang phổ huỳnh quang : hiệu chỉnh 6 tháng /
lần.
5. Phải có bản hướng dẫn sử dụng các thiết bị phân tích, trong đó nêu rõ các thao tác căn bản.
Bản hướng dẫn này phải được đặt gần thiết bị để người sử dụng tiện tham khảo.
6. Mỗi thiết bị phải có một sổ ghi chép gọi là sổ lý lịch máy gồm những thông tin sau :
a- Tên thiết bị.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 20
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
b- Tên nhà sản xuất, loại thiết bị, số lô sản xuất hoặc mã số khác.
c- Kết quả thẩm định xác nhận thiết bị đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
d- Vị trí đặt thiết bị.
e- Các hướng dẫn của nhà sản xuất ( nếu có) hoặc địa chỉ nhà sản xuất.
f- Ngày, kết quả, bản sao các báo cáo và chứng nhận hiệu chỉnh, giới hạn cho phép và ngày
hiệu chỉnh kế tiếp.
g- Các công việc bảo trì cho tới nay và kế hoạch bảo trì.
h- Các báo cáo về hư hỏng, ngừng hoạt động, thay đổi hoặc sửa chữa.
7. Tất cả các thiết bị phân tích cần hiệu chỉnh phải được đánh số, dán nhãn, ghi tình trạng hiệu
chỉnh và ngày hiệu chỉnh tiếp theo. Nếu vì bất cứ lý do gì thiết bị được đem ra khỏi phòng
kiểm nghiệm một thời gian, phải kiểm tra lại hoạt động và tình trạng hiệu chỉnh của thiết bị

trước khi đưa vào sử dụng trở lại. Mặc dù thiết bị đã được hiệu chỉnh nhưng mỗi khi phân tích
một mẫu không đạt cũng phải xem lại phần kiểm định thiết bị.
8. Các thiết bị có dấu hiệu hoạt động quá tải, vận hành không đúng cách, cho kết quả không
đáng tin cậy, hỏng hóc hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phải được đánh dấu và dán nhãn rõ
ràng, không được đưa vào sử dụng mà phải cách ly, chờ sửa chữa cho tới khi kiểm tra lại và
kết quả hiệu chỉnh đạt yêu cầu mới được phép sử dụng.
III.3.5. Hồ sơ và tài liệu
Hồ sơ kiểm nghiệm gồm có :
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 21
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
- Sổ tay kiểm nghiệm viên
- Hồ sơ phân tích
- Phiếu kiểm nghiệm, Phiếu phân tích.
Sổ tay kiểm nghiệm viên ghi lại các kết quả, các tính toán, số liệu và nhận xét có liên
quan đến việc phân tích một mẫu. Sổ phải được đánh số trang và không được dùng bút chì để
ghi chép, không được tẩy xoá, viết đè.
Hồ sơ phân tích phải có đầy đủ những thông tin về mẫu, phương pháp thử và kết quả
phân tích. Hồ sơ phân tích được in sẵn với các chi tiết cần điền vào như sau:
Số đăng ký của mẫu
Tên mẫu
Nơi sản xuất
Số lô, hạn dùng, số đăng ký
Người và nơi gửi mẫu
Yêu cầu phân tích (số, ngày tháng và nội dung)
Ngày nhận mẫu, người nhận mẫu
Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm
Tình trạng mẫu khi nhận và trước khi phân tích
Kết quả phân tích (kể cả các phép tính toán)
Hồ sơ phân tích phải được lưu vào hồ sơ kiểm nghiệm cùng với các kết quả in ra từ máy
phân tích tự động (phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại, sắc ký đồ ). Phiếu phân tích phải có chữ ký

của kiểm nghiệm viên và tên người giám sát.
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 22
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Phiếu kiểm nghiệm hoặc phiếu phân tích xác nhận các kết quả phân tích và đưa ra kết
luận cuối cùng về việc kiểm tra một mẫu bao gồm những thông tin sau :
a- Số đăng ký của mẫu
b- Tên mẫu
c- Nơi sản xuất
d- Số lô, hạn dùng, số đăng ký
e- Nơi gửi mẫu hoặc nơi lấy mẫu
f- Ngày nhận mẫu
g- Yêu cầu kiểm nghiệm ( số, ngày tháng, nội dung )
h- Tiêu chuẩn kiểm nghiệm
i- Tình trạng mẫu khi nhận và khi kiểm nghiệm
j- Kết quả kiểm nghiệm
k- Kết luận mẫu đạt hay không đạt
l- Ngày kiểm nghiệm
m-Tên cơ quan kiểm nghiệm
n- Chữ ký của người có thẩm quyền
Hồ sơ kiểm nghiệm phải được lưu lại trong suốt thời hạn sử dụng của thuốc và theo các
qui định hiện hành về lưu trữ hồ sơ tài liệu. Khi hết thời hạn lưu phải làm thủ tục hủy theo
đúng quy định.
III.3.6. An toàn trong phòng kiểm
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 23
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Các quy định chung
- Không được hút thuốc, ăn uống trong phòng kiểm nghiệm.
- Phòng kiểm nghiệm phải được trang bị các thiết bị như: bình cứu hỏa, tủ hút, vòi hoa
sen, tủ thuốc cấp cứu,
- Nhân viên phòng kiểm nghiệm phải biết sử dụng thành thạo tủ hút và các phương tiện

phòng cháy, chữa cháy.
- Dây điện, thiết bị điện, tủ lạnh phải được cách điện, nối đất và phòng chống phát sinh
tia lửa điện.
- Trong khi làm việc, kiểm nghiệm viên phải mặc áo choàng dùng cho phòng kiểm
nghiệm hoặc các trang phục bảo hộ lao động thích hợp khác.
- Tất cả các bình đựng hóa chất phải được dán nhãn và ghi nhãn đặc biệt (ví dụ: “Độc“,
“Dễ cháy”, “Ăn mòn” ).
- Kiểm nghiệm viên không được làm việc một mình trong phòng kiểm nghiệm.
- Tất cả nhân viên phòng kiểm nghiệm phải được huấn luyện về cách sơ cứu, cấp cứu và
dùng chất giải độc.
Các phương tiện bảo hộ lao động như kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay phải được trang
bị đầy đủ. Phải dùng quả bóp cao su khi sử dụng pipet và ống siphon. Nhân viên phòng kiểm
nghiệm phải được hướng dẫn cách sử dụng an toàn dụng cụ thủy tinh, hóa chất ăn mòn, các
dung môi và các qui định về an toàn lao động trong khi pha chế hoặc tiến hành thử nghiệm.
Khi tiến hành các phản ứng hóa học mạnh, nguy hiểm và khó kiểm soát như hòa lẫn nước với
acid hay hỗn hợp acetone – chloroform với ammoniac, trộn các chất dễ cháy hay tác nhân oxy
hóa phải đặc biệt thận trọng và tuân theo đúng các hướng dẫn.
Hoá chất độc hại phải để riêng và dán nhãn cẩn thận. Tránh những tiếp xúc không cần
thiết với thuốc thử, đặc biệt là dung môi và hơi dung môi. Hạn chế sử dụng các chất gây ung
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 24
BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
thư hoặc gây đột biến đã biết, nếu có thể các chất này phải được loại bỏ hoàn toàn. Cố gắng
thay thế các thuốc thử và dung môi độc hại bằng các chất ít độc hơn, đặc biệt khi nghiên cứu
các phương pháp thử mới.
Xử lý chất thải
- Cố gắng sử dụng hóa chất ít nhất có thể được nhằm giảm thiểu lượng chất thải.
- Tất cả các hoá chất, dung môi thải có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tuyệt đối
không được thải trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt mà phải được xử lý bằng
những phương tiện, dụng cụ thích hợp, đặc biệt đối với các kim loại độc như thủy ngân,
chì, arsen

- Các hóa chất độc, ăn mòn, cháy nổ, các acid, base mạnh phải được vô hiệu hóa, làm
loãng hoặc trung hòa trước khi thải.
PHẦN IV. CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
A: QUI TRÌNH SẢN XUẤT GIẢO CỔ LAM
1.1. Tổng quan
Phạm Thị Kim Anh – CNHC Hóa Dược K53 Page 25

×