Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lý thuyết hóa học cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.43 KB, 3 trang )


TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ OXIT ,AXIT , BAZO , MUỐI
Tác giả : phan xuân phúc a2k41pbc_nghệ an

Tính CHất Hóa Học Của Oxit



1.
Các loại oxit

- CTTQ của oxit: RxOy (R có thể là kim loại hoặc phi kim).
- Có 4 loại:
+ Oxit bazơ: CuO, MgO. FexOy, BaO, Na2O, ZnO…
+ Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2,…
+ Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO.
+ Oxit trung tính: CO, NO.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Oxit của kim loại: Thuộc oxit bazơ là chủ yếu, một số ít thuộc oxit lưỡng tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit Al2O3, ZnO.
+ Oxit của phi kim: Thuộc oxit axit là chủ yếu, một số ít thuộc oxit trung tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit CO, NO.

2. Tính chất hóa học của oxit bazơ (3 tính chất).

a) Tác dụng với nước:
- Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4 oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.
- Cách viết: R2On + nH2O -> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R)
R(OH)n tan trong nước, dd thu được ta gọi là chung là dd bazơ hay dd kiềm
- Diễn đạt: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (hay còn gọi là dd kiềm)
- VD: BaO + H2O -> Ba(OH)2
Na2O + H2O -> NaOH


b) Tác dụng với axit
- Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O
-VD: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O
Canxi oxit axit clohidric muối canxi clorua
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O
Sắt(III)oxit axit sunfuric sắt sunfat

c) Tác dụng với oxi axit
- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
- Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
- Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối
( Na2O, CaO, K2O, BaO) (CO2, SO2)

3. Tính chất hóa học của oxit axit (3 tính chất).

a) Tác dụng với nước
- Các oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng
- Cách viết: oxit axit + H2O-> axit
- VD: SO2 + H2O <=>H2SO3
CO2 + H2O <=> H2CO3

b) Tác dụng với bazơ
- Chỉ có bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với oxit axit. Cụ thể là 4 bazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
- Cách viết: oxit bazơ + bazơ -> muối + H2O
- VD: CO2 + KOH -> K2CO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 -> BaSO3 + H2O

c) Tác dụng với oxit bazơ (xem tính chất của oxit bazơ)


Tính chất hóa học của axit
1. Axit làm đổi màu giấy quì tím

- Giấy quỳ tím là giấy có màu tím ở đk bình thường, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong
môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Vậy: dd axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
- Ứng dụng: Dùng giấy quì tím để nhận biết dd axit

2. Axit tác dụng với kim loại

- Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2

- Điều kiện phản ứng:
+ Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
+ Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại(trang 53)
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Khi nào cần may áo Záp săt. nên sang phố . hỏi cửa hàng á phi âu

- VD: 2Na + 2HCl -> 2NaCl + H2
Mg + H2SO4(loãng) -> MgSO4 + H2
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 (thí nghiệm)

- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)

3. Tác dụng với bazơ
- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước
- ĐK: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là pư trung hòa
- VD: NaOH + HCl -> NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl -> MgCl2+ 2H2O (thí nghiệm)


4. Tác dụng với oxit bazơ
- Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
- ĐK: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.
- VD: Na2O + 2HCl -> 2NaCl + H2O
FeO + H2SO4(loãng) -> FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O (Thí nghiệm)

5. Tác dụng với muối
Muối (tan) + Axit (mạnh) -> Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
Điều kiện pư: Trước pư, muối tan và axit mạnh. Sau pư, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.
Vd cho bạn dễ hiểu:
H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl -> 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)

__________________

Tính chất hóa học của bazơ
Tính Chất Hóa Học Của bazo
1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
Các dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị:
Quỳ tím thành màu xanh.
Phenolphtalein không màu thành màu hồng.

2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
(dd) (r) (r) (l)
2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 Ca3(PO4)2 + 3H2O
Dung dịch bazơ + oxit axit muối + nước
VD:

(dd) (k) (dd) (l)
3. Tác dụng của dung dịch bazơ với muối
dd bazơ + dd muối muối mới + bazơ mới
Điều kiện: muối hoặc bazơ mới tạo thành phải không tan.
VD:
2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4
(dd) (dd) (r) (dd)
Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH
(dd) (dd) (r) (dd)
4. Tác dụng của bazơ với axit
Kiềm (bazơ không tan) + axit muối + nước
VD:
KOH + HCl KCl + H2O
(dd) (dd) (dd) (l)
Cu(OH)2 + 2HNO3 Cu(NO3)2 + 2H2O
(dd) (dd) (dd) (l)
Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hoà.
5. Bazơ không tan bị phân huỷ ở nhiệt độ cao
Bazơ không tan oxit bazơ + nước
VD:
Cu(OH)2(r) CuO(r) + H2O(h)


Tính chất hóa học của muối
1. Muối tác dụng với kim loại.
Muối + kim loại muối mới + kim loại mới
VD:
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
2. Muối tác dụng với axit


Muối + axit muối mới + axit mới
VD:
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit: muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.

3. Muối tác dụng với muối
Muối + muối > muối mới
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và muối:
2 muối ban đầu phải tan.
1 hoặc cả 2 muối tạo thành phải là không tan.
VD:

AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3
4.Muối tác dụng với dd bazơ > muối mới + bazơ mới
VD:
CuSO4 + NaOH > Cu(OH)2 + Na2SO4

Điều kiện:
Sau phản ứng có 1 chất không tan
5. Phản ứng phân huỷ muối
VD:
2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2




×