Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

cách trình bày cấu trúc tin trên báo tuổi trẻ năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.73 KB, 79 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin
trên báo Tuổi trẻ năm 2013. ( TSXH = Tần số xuất hiện) 18
Bảng 2.2. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các lĩnh vực phản ánh
trên báo Tuổi trẻ năm 2013 27
Bảng 2.3. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin
trong nội dung Kinh tế trên báo Tuổi trẻ năm 2013 28
Bảng 2.4. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin
trong nội dung Chính trị - Xã hội trên báo Tuổi trẻ năm 2013 33
Bảng 2.5. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc khi
phản ánh nội dung Văn hóa - Giáo dục trên báo Tuổi trẻ năm 2013 38
Bảng 2.6. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc
trong nội dung trên tin báo Tuổi trẻ năm 2013 41
Bảng 2.7. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của các thể tài tin trên
báo Tuổi trẻ năm 2013 44
Bảng 2.8. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc
trong thể tài tin vắn trên báo Tuổi trẻ 2013 45
Bảng 2.9. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc ở thể
tài tin vắn trên báo Tuổi trẻ năm 2013 49
Bảng 2.10. Khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin ở thể
tài tin sâu trên báo Tuổi trẻ 2013 54
Bảng 3.1. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin
trên báo Tuổi trẻ bốn tháng đầu năm 2014 59
Bảng 3.2. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin
trên báo Tuổi trẻ năm 2013 59
Bảng 3.3. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc trên
tin báo Lao động 2013 65
Bảng 3.4. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin
trên báo Tuổi trẻ năm 2013 66
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 1


MỤC LỤC 1
PHỤ LỤC 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Kết cấu của đề tài 7
PHẦN NỘI DUNG 8
Chương 1 8
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8
1.1. Giới thiệu về báo Tuổi trẻ 8
1.2. Tin và vấn đề phân loại tin 9
1.2.1. Khái niệm thể loại tin 9
1.2.2. Đặc trưng 10
1.2.3. Vấn đề phân loại tin 12
1.3. Cấu trúc tin và đặc điểm 13
1.3.1. Cấu trúc hình tháp thông thường 14
1.3.2. Cấu trúc hình tháp ngược 14
1.3.3. Cấu trúc hình chữ nhật 15
1.3.4. Cấu trúc hình kim cương 16
1.3.5. Cấu trúc hình đồng hồ cát 16
Chương 2 17
CÁCH TRÌNH BÀY CẤU TRÚC TIN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM
2013 17
2.1. Khảo sát, thống kê cách trình bày cấu trúc tin thường được dùng
trên báo Tuổi trẻ năm 2013 17
2.2. Cách dùng các kiểu cấu trúc ở từng nội dung mà báo Tuổi trẻ phản
ánh năm 2013 27
2.2.1. Tin Kinh tế 28
2.2.2. Tin Chính trị - Xã hội 33

2.2.3. Tin Văn hóa - Giáo dục 38
2.2.4. Tin Thể thao 40
2.3. Cách trình bày cấu trúc ở từng thể tài tin trên báo Tuổi trẻ năm
2013 44
2.3.1. Tin vắn 44
2.3.2. Tin ngắn 49
2.3.3. Tin sâu 53
2.4. Những cấu trúc thế mạnh của báo Tuổi trẻ năm 2013 56
Chương 3 59
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI TRONG CÁCH TRÌNH BÀY
CẤU TRÚC TIN CỦA TỜ BÁO VÀ CỦA BÁO CHÍ NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY 59
3.1. Sự thay đổi trong cách trình bày cấu trúc tin của báo Tuổi trẻ năm
2014 với Tuổi trẻ năm 2013 59
3.2. So sánh cách trình bày cấu trúc tin của báo Tuổi trẻ 2013 với báo
Lao động 2013 65
3.3. Xu hướng vận động và biến đổi trong cách sử dụng các kiểu cấu
trúc tin của báo chí những năm gần đây 68
PHẦN KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tin là một thể tài có từ rất sớm, nó ra đời và phát triển cùng với sự xuất
hiện của báo chí. Và tin là đề tài luôn được quan tâm nghiên cứu tuy nhiên
vấn đề về cách dùng các kiểu cấu trúc tin thì vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Cách trình bày
cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013" bởi đây là một đề tài còn mới mẻ và
hấp dẫn. Đồng thời chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn có thể đi sâu
tìm hiểu và phân tích về cấu trúc tin để có thể đóng góp một phần nhỏ vào

việc nghiên cứu thể tài tin để chứng tỏ tin là một thể tài không thể thiếu trong
nhu cầu về kiến thức của mỗi con người chúng ta.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Báo chí là một loại hình thông tin quan trọng đối với xã hội, là phương
tiện thông tin không thể thiếu đối với con người. Báo chí lấy hiện thực khách
quan làm đối tượng phản ánh để qua đó tạo ra những cách tiếp cận và phản
ánh không giống với những hình thức phản ánh hiện thực khác. Báo chí Việt
Nam cho đến nay đã phát triển được hơn một thế kỷ. Trải qua bao thăng trầm
của lịch sử đất nước, báo chí cũng chịu tác động ảnh hưởng mạnh mẽ.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, báo chí Việt Nam luôn
đổi mới, từng bước cải tiến đổi mới cả về chất lượng nội dung lẫn hình thức để
ngày càng đáp ứng được nhu cầu thông tin của con người, xứng đáng được coi là
công cụ hoạt động quan trọng đấu tranh không mệt mỏi vì sự văn minh tiến bộ
của nhân loại. Công chúng báo chí là một công chúng đa đạng và phức tạp vì thế
không phải thông tin nào cũng được số đông tiếp nhận dễ dàng.
Tin là một thể tài có từ rất sớm, nó ra đời và phát triển cùng với sự xuất
hiện của báo chí. Có thể khẳng định tin là một thể tài rất cơ bản của báo chí,
thông thường trên một tờ báo ra hằng ngày thì tin chiếm một nửa diện tích của
tờ báo. Điều này khẳng định tin có một vai trò, vị trí rất quan trọng và ổn định
đối với tờ báo.
Đối với tờ báo Tuổi trẻ, tin cũng là một thể tài có vai trò, vị trí quan
trọng, được xem là thế mạnh tạo đặc trưng riêng của tờ báo thu hút được
công chúng đến với báo Tuổi trẻ ngày càng nhiều hơn. Có thể nói sự xuất
hiện của tin nói chung và tin trên báo Tuổi trẻ nói riêng gắn liền với nhu cầu
nhận thức về cái mới của con người, giúp con người hiểu biết về cái mới mà
họ đang sống và thông qua đó giúp họ hành động phù hợp với lợi ích và sự
tồn tại của chính bản thân họ.
Tin trên báo Tuổi trẻ thu hút được bạn đọc bởi nó đáp ứng được đầy đủ
chức năng thông tin, phản ánh truyền bá đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước. Tờ báo đã tham gia giải quyết những vấn đề thời sự nóng hổi của

xã hội, định hướng dư luận với nhiều nội dung phản ánh phong phú ở nhiều
cấp độ. Đặc biệt, báo Tuổi trẻ quan tâm sử dụng các kiểu cấu trúc tin thế
mạnh, phổ biến để phù hợp với nhu cầu thông tin ngắn gọn, đầy đủ và nhanh
chóng của công chúng. Do đó việc tìm hiểu "Cách trình bày cấu trúc tin trên
báo Tuổi trẻ năm 2013" là điều cấp thiết.
Tìm hiểu " Cách trình bày cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013" là
công việc phức tạp. Song đây quả là công việc lý thú giúp ích rất nhiều cho thực
tiễn người làm báo. Đồng thời, quá trình đó còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc
điểm và cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013.
Kết quả tìm hiểu đề tài còn có thể làm tư liệu cho những ai quan tâm vấn
đề này. Với việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi, những người thực hiện Khoá
luận này không mong gì hơn là góp một phần nhỏ trong cách nhìn nhận cách
dùng cấu trúc tin để phát hiện ra những ưu điểm và hạn chế từ đó có cách dùng
các kiểu cấu trúc tin hợp lý và đạt hiệu quả tác động đến với bạn đọc.
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Tin là một thể tài được sử dụng phổ biến vì vậy từ trước đến nay đã có
một số công trình nghiên cứu liên quan tới tin nhưng chủ yếu ở khía cạnh
chung của tin chưa có nghiên cứu cụ thể về cách trình bày các kiểu cấu trúc
tin như đề tài "Đặc trưng của thể tài tin và tin trên truyền hình" - Nguyễn Thị
Hải Lý, " Hình thức thể hiện của thể loại tin trên báo VietNamNet năm 2007"
- Ngô Thị Bảo. Vì vậy đề tài "Cách trình bày các kiểu cấu trúc tin trên báo
Tuổi trẻ năm 2013" hay và mới mẻ. Vì là đề tài mới nên người nghiên cứu
gặp một số khó khăn vì phải khảo sát tin trên các tháng với số lượng lớn cũng
như trong việc phân định các dạng cấu trúc và lĩnh vực phản ánh tin của báo
Tuổi trẻ năm 2013. Để hoàn thành tốt Khóa luận người nghiên cứu đã tìm
hiểu những đề tài liên quan về tin để đưa ra những nhận định, đánh giá khách
quan hơn về cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đi sâu nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tìm lại các tin đăng trên
báo Tuổi trẻ năm 2013. Từ đó, chúng tôi đã đưa ra những luận điểm và dẫn

chứng phù hợp. Sau đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào cách dùng các
kiểu cấu trúc tin như thế nào và nó có đặc trưng ra sao.
Do số lượng tin qua lớn nên chúng tôi không thể dẫn chứng hết các tin
vào Khóa luận được. Đề tài chỉ chọn những tin phù hợp, nổi bật với từng cấu
trúc tin. Từ đó để có cái nhìn vừa cụ thể vừa khái quát hơn về "Cách trình
bày cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013".
5. Phương pháp nghiên cứu
Về lí luận, thực hiện Khóa luận này, công việc trước hết của chúng tôi
là thu thập nghiên cứu và tìm hiểu một số tài liệu liên quan.
Về thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ tin của báo Tuổi trẻ
năm 2013 và thống kê tần số xuất hiện (%) các kiểu cấu trúc tin. Tiếp đến
chúng tôi dùng phương pháp phân tích để đi sâu nghiên cứu và rút ra được
vấn đề quan trọng của đề tài. Nếu không có phương pháp này thì việc khảo sát
sẽ không đem lại kết quả đúng và khách quan.
Sau đó, chúng tôi dùng phương pháp so sánh để rút ra được cái ưu, cái
nhược của mỗi luận điểm mà chúng tôi phân tích từ đó làm cơ sở để có cái
nhìn khái quát và khách quan về cách dùng các kiểu cấu trúc tin trên báo Tuổi
trẻ năm 2013. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi
những thếu sót.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Chương 2: Cách trình bày cấu trúc tin trên báo Tuổi trẻ năm 2013
Chương 3: Xu hướng vận động và biến đổi trong cách trình bày cấu
trúc tin của tờ báo và của báo chí những năm gần đây
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Giới thiệu về báo Tuổi trẻ
Báo Tuổi trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi

trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên
của báo Tuổi trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Thành phố
Hồ Chí Minh). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và
bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống
Mỹ những ngày Chiến tranh Việt Nam.
Đến tháng 07-1981, Tuổi trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ
bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10-08-1982, Tuổi trẻ tăng lên ba kỳ
phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày 16-01-1983, Tuổi trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000
tờ mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm
1990. Ngày 01-01-1984, Tuổi trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất
của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó
nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó.
Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ
tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng
10 năm 2002. Báo điện tử Tuổi trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12
năm 2003. Chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt
truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới.
Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi trẻ chính thức trở thành một tờ nhật
báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo
Tuổi trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000
bản/kỳ).
Ngày 03-08-2008, truyền hình Tuổi trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất
những chương trình truyền hình phát trên Tuổi trẻ Online và hợp tác phát
sóng với các kênh truyền hình trong nước.
Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in màu
toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên. Cũng là tờ báo in màu toàn bộ đầu tiên
tại Việt Nam. Ngày 18-06-2010, Tuổi trẻ News được thành lập và ngay sau đó là
Tuổi trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010. Báo Tuổi trẻ đã trải qua một chặng
đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là một trong những dẫn chứng

điển hình về một tờ báo Việt Nam ít nhiều có tầm vóc và chính kiến.
Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt động từ thiện - xã hội của báo
Tuổi trẻ khá mạnh. Hằng ngày, báo nhận được khá nhiều tiền và hiện vật ủng
hộ của độc giả cả nước cho các mục tiêu từ thiện. Báo định kỳ công bố về các
đóng góp này một cách công khai. Các ủng hộ này đã làm thay đổi số phận
của nhiều cá nhân, nhiều gia đình. Báo Tuổi trẻ đã xây dựng được khá nhiều
công trình từ nguồn tiền từ thiện này như cầu Nông Sơn, thuộc xã Quế Trung,
huyện mới Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam cho làng mỏ Nông Sơn sau thảm nạn
lật đò làm 18 em học sinh thiệt mạng. Ngoài ra, còn có nhiều trường học và
công trình công cộng khác cũng được xây dựng từ các hoạt động xã hội - từ
thiện của báo Tuổi trẻ.
Để kế tục truyền thống và phát triển trong tình hình mới, tập thể báo
Tuổi trẻ cần đòng lòng, không ngừng nâng cao chất lượng làm báo, tiếp tục
đổi mới nội dung, hình thức theo hướng thông tin đa dạng, phong phú, nhiều
chiều, nhanh nhạy, chính xác, hấp dẫn và có định hướng. Báo chí đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của đối tượng bạn đọc trước các xu thế cạnh
tranh thông tin quyết liệt giữa các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước.
1.2. Tin và vấn đề phân loại tin
1.2.1. Khái niệm thể loại tin
Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên
các phương tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay có rất nhiều quan niệm
khác nhau về thể loại tin. Tùy từng góc nhìn, từng quan điểm mà mỗi người
có những cách định nghĩa tin không giống nhau. Chúng tôi xin đưa ra một số
cách định nghĩa như sau:
Giáo trình Nghiệp vụ báo chí, Trường Tuyên huấn TW xuất bản năm
1978 thì cho rằng: "Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự việc,
sự kiện,tình hình có thật mới xảy ra, mới phát hiện thấy, có ỹ nghĩa quan trọng
hoặc liên quan đến xã hội theo đương lối cải tạo thực tiễn bằng hình thức ngắn
gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất được ghi bằng chữ,
tiếng nói, hình ảnh" [3, tr.15]. Theo định nghĩa này thì cơ bản tin tức được hiểu

một cách khái quát và chung nhất. Nó đã đề cập được chủ thể thông tin, đối
tượng tiếp nhận, ý nghĩa của tin, phương thức chuyển tải thông tin như thế nào.
Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản văn hóa - thông tin xuất bản
năm 1999 thì tin được định nghĩa là được truyền đi, báo đi cho ai biết vê sự
việc. Tình hình xảy ra, sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khác
nhau, cho biết thế giới xung quanh và quá trình xảy ra trong nó.
Trong Khóa luận này đồng quan điểm với định nghĩa tin của tác giả
Trần Văn Thiện: "Tin là một thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí. Nó phản
ánh nhanh nhất những sự kiện, sự việc thừi sự có thật (mới xảy ra, đang xảy
ra và sẽ xảy ra trong tương lai gần), có ý nghĩa trong đời sống xã hội,theo
một quan điểm đường lối chính trị nhất định, bằng hình thức ngắn gọn nhất,
nhanh chóng nhất và kịp thời nhất" [13,tr.3]. Theo cách hiểu như vậy, thông
thường, tin báo chí cơ bản phải trả lời được các câu hỏi: What? ( Cái gì?),
Who? ( Ai?), When? ( Khi nào?), Where? ( Ở đâu?), Why? ( Tại sao?), và
How? ( Như thế nào?). Tùy từng sự kiện, tùy người làm tin và tùy tòa soạn
mà các câu hỏi này được trả lời một cách sáng tạo khác nhau.
1.2.2. Đặc trưng
Tin là một thể tài xung kích của báo chí hiện nay, nó có những đặc
trưng cơ bản là thời sự, ngắn gọn- trực tiếp, kịp thời- mau lẹ, tác động mạnh
mẽ, hấp dẫn,
Tính thời sự cao: Đây có lẽ là một đặc trưng nổi bật nhất của tin. Đối
tượng phản ánh của tin là những vấn đề mới xảy ra, đã, đang và sẽ diễn ra
trong cuộc sống thường ngày nên tin phải luôn đảm bảo được tính thời sự,
nhanh nhất vì đó những vấn đề mà công chúng quan tâm.
Ngắn gọn, trực tiếp: Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của tin. Khác
với các thể loại khác, tin là thể loại có dung lượng ngắn nhất, thông thường từ
60- 100 từ ( đối với tin vắn ), 200- 300 từ đối với tin ngắn, 300-500 từ ( đối
với tin sâu ) vì vậy thông tin được trình bày phải đi thẳng trực tiếp vào vấn đề,
trả lời đầy đủ các yếu tố what, where, who, when, why.
Nhanh chóng, kịp thời: Một sự kiện vừa diễn ra thậm chí là đang diễn

ra ở thời điểm hiện tại cũng đã được phản ánh trên mặt báo. Điều đó cho thấy
rằng với sự phát triển của công nghệ và thời đại bùng nổ thông tin cùng với
tính cạnh tranh khốc liệt thì các tờ báo đang đẩy mạnh trong việc khai thác
thông tin.
Hấp dẫn: Để cạnh tranh với các thể loại khác, thì tin phải được trình
bày hấp dẫn và lôi cuốn công chúng. Muốn làm được như vậy thì thông tin
được thể hiện trong tin phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trực tiếp và
thực sự hấp dẫn.
Gần gũi: Tin có thể xem là thể loại ra đời sớm nhất so với các thể loại
khác, vì vậy ít nhiều nó đã trở thành quen thuộc đối với công chúng. Thông
tin phản ánh của báo chí nói chung, của tin nói riêng là những vấn đề xung
quanh cuộc sống thường ngày vì vậy thông tin phải được thể hiện rất đời
thường, gần với ngôn ngữ thường ngày của công chúng, nó không hoa mỹ,
không khó hiểu nhưng cũng không phải thế mà nó đơn điệu. Công chúng tìm
đến nó vì nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin tổng hợp của mình, mà điều đó
chỉ có tin mới có thể làm được. Có thể xem tin là một trong những thể tài mà
công chúng đón đọc nhiều nhất trên các tờ báo từ trước đến nay, điều này
cũng được lý giải được tính đời thường và gần gũi của nó.
1.2.3. Vấn đề phân loại tin
Cũng như công tác phân chia các thể loại báo chí, việc phân chia các
dạng tin là công việc khá khó khăn. Cho đến nay vẫn chưa có một hệ tiêu chí
thống nhất để phân chia thể loại tin trên báo in. Tuy nhiên, vẫn có một số tiêu
chí phân chia phổ biến sau:
- Dựa vào độ dài, dung lượng của tin (số chữ và các yếu tố W+H),
người ta chia làm 5 loại: tin vắn, tin ngắn, tin sâu (tin bình), tin tổng hợp và
chùm tin.
- Dựa vào đối tượng đưa tin, người ta chia làm 4 loại: tin sự kiện, tin
nhân vật, tin hội nghị, tin công báo.
- Dựa vào lĩnh vực khai thác nguồn tin, người ta chia làm nhiều loại: tin
kinh tế, tin chính trị, tin xã hội, tin văn hóa-văn nghệ, tin thể thao, tin trật tự

an toàn giao thông…
- Căn cứ vào nội dung, mục đích và phương pháp sáng tạo có thể chia
thể loại tin thành các dạng tin cơ bản như sau: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tổn
hợp, tin bình, tin tường thuật, tin công báo và tin ảnh.
Tin vắn: Là tin rất ngắn gọn,cấu tạo bằng một vài câu trong đó thường
phản ánh những sự kiện, những thông điệp cô đọng nhất về sự kiện thời sự.
Tin ngắn: Là loại tin cần thông báo gấp các sự kiện, tình hình, hiện
tượng cấp bách xảy ra trong cuộc sống. Đồng thời tin ngắn là loại tin dùng
nhiều nhất trên báo chí. Nó đáp ứng được lượng thông tin cần thiết.
Tin sâu: Là tin có chiều, có dung lượng lớn. Tin sâu không chỉ phản
ánh diện mạo của sự kiện mà nó còn phản ánh các bình diện khác nhau như
phân tích, đánh giá
Tin tổng hợp: Là tin dùng để nêu lên một cách tổng hợp quá trình diễn
biến của các sự kiện hoặc tổng hợp tình hình diễn biến về một mặt nào đó dựa
trên một cái mốc nhất định mà báo chí cần phản ánh. .
Tin bình: Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời thời sự quan trọng ,
chưa đến mức bình luận nhưng người đưa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm để
định hướng dư luận dư luận. Tuy là tin bình những yếu tố tin vẫn là chính. Quan
điểm thái độ của nhà báo hay cơ quan báo chí thể hiện ở mức độ nhất định.
Tin tường thuật: Là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của
nó. Phản ánh các sự kiện thời sự quan trọng song nó tập trung chú ý khai thác
logic vận động của mỗi sự kiện. Các chi tiết của sự kiện lần lượt xuất hiện
theo thứ tự khách quan, thông thường được kết cấu theo hình trụ. Mỗi đoạn
của tin tường thuật là một hay vài chi tiết của sự kiện. Logic giữa các chi tiết
các đoạn trong tin tường thuật cũng chính là logic vận động của sự kiện.
Phương pháp thể hiện chung của tin tường thuật là kể kết hợp mô tả.
Tin công báo: Là thể tin thông báo chính thức về hoạt động của các tổ
chức chính trị, xã hội, các cơ quan nhà nước Nội dung tin xác định chính
thức, kết cấu hoàn chỉnh theo những mô hình cụ thể, ngôn ngữ chân phương
nghiêm túc

Tin ảnh: Là loại tin bằng ảnh hay nói cách khác thông tin chủ yếu chính
là bằng hình ảnh
Trong Khóa luận này thống nhất phân loại tin căn cứ vào nội dung, mục
đích và phương pháp sáng tạo bao gồm tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin tổn hợp
1.3. Cấu trúc tin và đặc điểm
Cũng như nhiều thể loại báo chí khác, thể loại tin trải qua một quá trình
sử dụng rất lâu dài và đã ổn định về cơ bản phương thức, cách thức xây dựng
và tổ chức thể loại, trong đó có cấu trúc. Các kiểu cấu trúc này được ổn định
dần trong quá trình sử dụng và ngày một phổ biến trong đội ngũ làm tin cũng
như công chúng.
Cấu trúc tin trên báo chí phong phú và đa dạng. Có thể cùng một đề tài,
một sự kiện nhưng các báo đưa tin hết sức khác nhau về phương thức, kết
cấu Nhưng dù có sự đa dạng, biến đổi linh hoạt thì thực tiễn đã khẳng định
sự ổn định tương đối một số kiểu cấu trúc được dùng nổi bật ở nước ta.
Tin là một thể tài phản ánh các sự kiện và sự kiện lại có sức sống riêng
của nó. Căn cứ tầm quan trọng đó mà sự kiện có thể được hình thành trên
nhiều cấp độ và trong một cấp độ này có thể chứa đựng những cấp độ khác.
Tin với nhiều sự kiện, nhiều đề tài rộng rãi cho nên cấu trúc tin cũng phải
thường xuyên đổi mới, linh hoạt làm phong phú, đa dạng hình thức thể hiện
thông tin để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Theo đó tùy
vào từng nội dung, từng sự kiện của vấn đề mà có các kiểu cấu trúc phù hợp.
Trong sự đổi mới của thể loại tin, có sự đa dạng về cấu trúc nhưng về cơ bản
có 5 kiểu cấu trúc thường sử dụng trên báo chí nước ta. Mỗi dạng cấu trúc lại
có những đặc điểm riêng của nó, cụ thể như sau:
1.3.1. Cấu trúc hình tháp thông thường
Mô hình cấu trúc hình tháp thông thường như sau:
Đây là một trong những mô hình rất phổ biến trên thế giới trong những
thập kỷ trước đây. Về căn bản, cấu trúc của nó đưa ra cách sắp xếp các chi tiết
theo trình tự: mở đầu là những chi tiết, dữ kiện ít quan trọng. Mức độ quan
trọng và tính hấp dẫn, tính thời sự tăng dần lên và có sức nặng nhất ở phần

kết, tạo ra một ấn tượng mạnh, thu hút được công chúng thưởng thức nó.
1.3.2. Cấu trúc hình tháp ngược
Mô hình cấu trúc hình tháp ngược như sau:
Về mặt lý thuyết, mô hình cấu trúc này thực chất là sự đảo ngược của
mô hình cấu trúc hình tháp thường.Theo cấu trúc này thì những chi tiết, dữ
kiện, số liệu quan trọng nhất, có giá trị nhất tức là hạt nhân của tin đưa lên
đầu, sau đó giảm dần giá trị của sự kiện ở thân tin và cuối tin thường là yếu tố
phụ hoặc giải thích.
Cấu trúc này có ưu điểm là người viết hình thành tin nhanh: người đọc
trong cùng một thời gian biết được nhiều thông tin do chỉ cần lướt qua phần
đầu, người biên tập có thể cắt phần sau khi cần thiết mà vẫn không ảnh hưởng
đến giá trị của tin, tết kiệm"đất" của các loại hình báo chí để đăng, phát các sự
kiện có giá trị khác.
1.3.3. Cấu trúc hình chữ nhật
Mô hình cấu trúc hình chữ nhật như sau:
Đây là kiểu bố trí tin theo từng khối (từng đoạn) riêng biệt, theo đó,
mỗi khối có giá trị thông tin ngang hàng nhau và bình đẳng với nhau. Mỗi
khối như vậy trình bày một khía cạnh nào đó của sự kiện, hoặc một quan
điểm về sự kiện đó. Bản thân mỗi khối lại được xây dựng như một đơn vị
hoàn chỉnh, có câu mở đầu, nội dung và kết. Điều này tạo được ưu thế do sự
chắc chắn và tính cân đối nhưng cũng có thể gây ra sự nhàm chán do sự dàn
trải.
Những chi tiết quan trọng được bố trí từ trên xuống dưới. Thứ tự của
chúng có thể sắp xếp theo trình tự thời gian, theo khu vực địa lý hoặc theo
diễn biến chính yếu của vấn đề, sự kiện mà tác phẩm phản ánh
1.3.4. Cấu trúc hình kim cương
Mô hình cấu trúc hình viên kim cương như sau:
Cấu trúc này mở đầu bằng chi tiết tương đối quan trọng, các chi tiết tiếp
tục tăng dần mức độ quan trọng và chi tiết có tầm quan trọng nhất thường đặt
ở giữa tin. Trong thực tế ta bắt gặp cấu trúc này rất nhiều, đặc biệt là đối với

thể loại tin. Có thể nói hầu hết tin tức trên các đài phát thanh và truyền hình
hiện nay đều áp dụng cấu trúc này.
1.3.5. Cấu trúc hình đồng hồ cát
Mô hình cấu trúc hình đồng hồ cát như sau:
Mô hình phổ biến trong thực tế đời sống báo chí. Mặc dù vậy nó
thường áp dụng cho các bài viết có dung lượng lớn như phóng sự, điều tra,bài
thông tấn. Những thể loại có dung lượng nhỏ như tin ít khi áp dụng kiểu cấu
trúc này.
Cấu trúc này chọn hai điểm bắt đầu và kết thúc để đưa thông tin quan
trọng nhất về sự kiện. Nó là cấu trúc đảo ngược có sự nhấn mạnh, điểm nhấn
đặt thêm để khẳng định hoặc nâng cao tầm, ý nghĩa của thông tin sự kiện.
Chương 2
CÁCH TRÌNH BÀY CẤU TRÚC TIN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ
NĂM 2013
2.1. Khảo sát, thống kê cách trình bày cấu trúc tin thường được
dùng trên báo Tuổi trẻ năm 2013
Tin là một thể tài quan trọng của báo chí ở bất cứ thể loại nào tin đều
chiếm một vị trí khá lớn. Cũng như các thể tài báo chí khác, thể tài tin được
xây dựng trên nền tảng một số khuôn mẫu nhất định - cấu trúc, cấu trúc này
trong suốt quá trình sử dụng được định hình, lựa chọn và được chấp nhận
trong cộng đồng người làm báo và công chúng.
Tin với nhiều sự kiện, nhiều đề tài rộng lớn cho nên cấu rúc tin cũng
phải thường xuyên đổi mới, linh hoạt làm phong phú, đa dạng hình thức thể
hiện thông tin. Dù sử dụng kiểu cấu trúc nào thì mục đích cuối cùng là chuyển
tải thông tin tốt nhất đến cho công chúng, thông báo được nội dung nhà báo cần
chuyển tải và cấu trúc đó phải phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng.
Tin là một thể tài mũi nhọn của báo Tuổi trẻ, nó chiếm hơn 50% diện
tích của trang báo. Tin ngay bản chất của nó là sự nhanh chóng, chính xác nên
sử dụng tin như thế nào và khai thác nó làm sao cho phù hợp luôn là vấn đề
được quan tâm để đem lại hiệu quả cao nhất.

Trong năm qua, báo Tuổi trẻ sử dụng từ 35-40 tin/ số, 13320 tin/ năm,
trong đó tin vắn là 6000 tin/ năm chiếm 45% số lượng tin; tin ngắn 5020 tin/
năm chiếm 37,6%; tin sâu 2000 tin/ năm chiếm 15% và tin tổng hợp 300 tin/
năm chiếm 2,5%. Báo Tuổi trẻ là một tờ báo luôn tìm cách đổi mới một cách
hợp lý, nhất là trong vấn đề cải tiến tin tức.
Qua khảo sát cho thấy, báo Tuổi trẻ năm 2013 sử dụng phổ biến cấu
trúc tin hình tháp thông thường, cấu trúc hình tháp ngược, cấu trúc hình chữ
nhật và cấu trúc hình kim cương.
Bảng 2.1. Bảng khảo sát, thống kê tần số xuất hiện các kiểu cấu trúc tin
trên báo Tuổi trẻ năm 2013. ( TSXH = Tần số xuất hiện)
Kiểu cấu
trúc
Hình tháp
thông thường
Hình tháp
ngược
Hình chữ
nhật
Hình kim
cương
Tổng
Số lượng tin 1800 8400 2600 520 13320
TSXH (%) 13,5 62,4 20,2 3,9 100
Báo Tuổi trẻ năm 2013 ưu tiên sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp ngược
với 8400 tin/ năm chiếm 62,4%, tiếp đó là cấu trúc hình chữ nhật chiếm
20,2%, cấu trúc hình tháp thông thường được sử dụng ít hơn chỉ chiếm
13,5%. Dù là kiểu cấu trúc nào đi nữa thì tin trên báo Tuổi trẻ 2013 đều
chuyển tải tốt thông tin tới công chúng. Mỗi loại cấu trúc đều được ứng dụng
một cách linh hoạt, phù hợp với từng sự kiện, vấn đề mà nhà báo đưa tin.
Cấu trúc hình tháp thông thường được sử dụng ít hơn so với kiểu cấu trúc

hình tháp ngược và cấu trúc hình chữ nhật chỉ chiếm 13,5% bởi cách thông tin
theo kiểu cấu trúc này khó thích ứng với nhu cầu thông tin hiện đại. Trong xu
hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc nắm bắt thông tin quan trọng một cách nhanh
nhất, kịp thời nhất là yêu cầu đặt ra với mỗi độc giả. Do đó, việc sử dụng hạn chế
cấu trúc này trên báo Tuổi trẻ là điều dễ hiểu. Tuy có xu hướng giảm dần nhưng
kiểu cấu trúc hình tháp thông thường vẫn được sử dụng trong tin báo Tuổi trẻ
năm 2013 bởi đây là kiểu cấu cấu trúc viết tin quen thuộc và phổ biến nên phù
hợp với thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng.
Cấu trúc hình chữ nhật có tần số xuất hiện khá nhiều chiếm 20,2% trên
báo Tuổi trẻ 2013 do đây là kiểu cấu trúc có nhiều ưu điểm phù hợp với tâm
lý tiếp nhận thông tin của công chúng. Sử dụng kiểu cấu trúc này có thể thông
tin được nhiều sự kiện, vấn đề giúp công chúng nắm bắt đầy đủ và chi tiết các
thông tin. Chính vì vậy, kiểu cấu trúc này ngày càng được sử dụng khi đưa tin
tren báo Tuổi trẻ 2013.
Báo Tuổi trẻ là tờ báo sớm tiếp thu những cách viết tin có tính ưu việt.
Phóng viên, tòa soạn báo Tuổi trẻ đã vận dụng rất nhiều cách viết tin của
phương Tây vào cách viết của mình. Chính vì vậy, kiểu cấu trúc hình tháp
ngược được sử dụng nhiều nhất trong tin báo Tuổi trẻ năm 2013 với 62,4%,
bởi đây là sự đổi mới theo hướng hiện đại của báo chí hiện nay. Đây là kiểu
cấu trúc đưa thông tin quan trọng nhất lên đầu tin. Sau đó là thông tin ít quan
trọng hơn, làm rõ thêm, cung cấp thêm về sự kiện. Mức độ quan trọng của
thông tin giảm dần. Thông tin quan trọng được đưa lên đầu nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất trong việc chuyển tải thông tin, công chúng có thể nắm bắt được
nội dung quan trọng nhất ngay đầu tin. Ở báo Tuổi trẻ 2013, kiểu cấu trúc hình
tháp ngược thường được sử dụng cho thể tài tin vắn và tin ngắn nhằm phản ánh
về các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Thể thao Sự xuất hiện cấu trúc
này giữa các nội dung không chênh lệch bao nhiêu. Theo chúng tôi, nguyên
nhân chính là do cấu trúc hình tháp ngược có tính ưu việt nhất định của nó. Cấu
trúc hình tháp ngược thích hợp với bất cứ nội dung nào. Nghĩa là, thông tin
bằng cấu trúc này ở nội dung nào, tin cũng giúp độc giả rút gọn thời gian tìm

kiếm và chắt lọc được thông tin nhanh, kịp thời và chính xác.
Ví dụ 1:
"Phát biểu tại diễn đàn đa chiều về giảm nghèo bền vững tại VN, được
Hội Nhà báo VN tổ chức ngày 6-3, phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội ( Bộ
Lao động - thương binh và xã hội) Ngô Trường Thi cho hay trong vòng 20 năm
qua, tỉ lệ hộ nghèo ở VN đã giảm từ 58% (1993) xuống dưới 10% hiện nay.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Tây Bắc hiện là vùng có tỉ lệ
hộ nghèo cao nhất, khoảng 60%, tiếp theo là Đông Bắc 37,7% Tây nguyên
32,8%, trong khi Đông Nam bộ ( TP.HCM) còn 8,6% là người nghèo". ( 20
năm, người nghèo giảm từ 58% xuống dưới 10%, Tuổi trẻ thứ 5, ngày 7-3-
2013, tr17)
Ví dụ 2:
"Theo ông Lê Minh Hưng, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN,
tính đến ngày 21-11-2013 tổng số nợ xấu Công ty VAMC đã mua được là
18.300 tỉ đồng (nguyên giá tại sổ sách của các tổ chức tín dụng). Số nợ trên
được VAMC mua lại với giá 14.300 tỉ đồng. Dự kiến hết năm 2013, VAMC sẽ
mua được tối thiểu 30.000-35.000 tỉ đồng nợ xấu để góp phần khơi thông tín
dụng cho nền kinh tế.
Ông Hưng cũng cho biết tốc độ tăng nợ xấu bình quân chín tháng đầu
năm 2013 chỉ còn 2,2%/ tháng so với 3,91%/ tháng của năm 2012". ( VAMC
đã mua được 18.300 tỉ nợ xấu, Tuổi trẻ thứ 4, ngày 4-12-2013, tr7)
Ở hai ví dụ trên, có thể thấy mặc dù nội dung thông báo của mỗi sự
kiện đều mang những tính chất khác nhau nhưng đặc điểm chung nhất, dễ
nhận biết nhất giữa hai tin trên thuộc thể tài tin vắn với sự ngắn gọn, cô đọng
và sử dụng kiểu cấu trúc hoàn toàn giống nhau, kiểu cấu trúc hình tháp ngược
với cách trình bày nội dung thông tin tăng dần tính quan trọng.
Ở ví dụ 1, tin vắn phản ánh nội dung Chính trị - Xã hội và được triển
khai theo kiểu cấu trúc hình tháp ngược. Ngay từ đầu công chúng có thể nắm
bắt ngay được thông tin trọng tâm của sự kiện. Theo đó, người đọc sẽ biết
được trong 20 năm qua, tỉ lệ hộ nghèo ở VN đã giảm từ 58% (1993) xuống

dưới 10% hiện nay. Những chi tiết, tình tiết được người viết sắp xếp sau đó
chỉ có tác dụng làm rõ về tỉ lệ hộ nghèo giảm như thế nào. Chẳng hạn, Tây
Bắc hiện là vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất, khoảng 60%, tiếp theo là Đông
Bắc 37,7% Tây nguyên 32,8%, trong khi Đông Nam bộ ( TP.HCM) còn 8,6%
là người nghèo. Ở tin này, tác giả có thể kết thúc ngay ở đoạn đầu vì phần này
đã đủ yếu tố để trở thành tin vắn, tức là đã trả lời đầy đủ thông tin 5W (What,
Where, When, Why, Who). Rõ ràng với kiểu cấu trúc này thì thông tin quan
trọng nhất sẽ được đưa lên đầu tin tức, những chi tiết tiếp theo chỉ góp phần
làm rõ thêm sự kiện.
Ở ví dụ 2, tin vắn phản ánh nội dung Kinh tế, ngay câu mở đầu đã có
tính chất thông báo đến người đọc toàn bộ nội dung trọng tâm của sự kiện.
Tức là ngay câu mở đầu người đọc đã nắm bắt được thông tin quan trọng nhất
đó là tính đến 21-11-2013 tổng số nợ xấu Công ty VAMC đã mua được là
18.300 tỉ đồng (nguyên giá tại sổ sách của các tổ chức tín dụng). Ở các câu
tiếp theo chỉ có tác dụng nêu rõ thêm, cung cấp thêm thông tin phụ khác góp
phần chứng minh rõ nét thêm về việc mua nợ xấu như tối tối thiểu 30.000-
35.000 tỉ đồng nợ xấu hay tốc độ mua nợ xấu so với năm 2012. Với kiểu cấu
trúc hình tháp ngược thì chỉ cần thông qua câu đầu tiên, công chúng cũng có
thể nắm bắt toàn bộ sự kiện.
Như vậy, ở hai ví dụ trên việc sử dụng cấu trúc hình tháp ngược đã
mang lại hiệu quả lớn. Nó đã phát huy được ưu điểm là thông báo nhanh nhất
về sự kiện đồng thời kích thích sự chú ý đối với công chúng. Ngoài ra, cấu
trúc hình tháp ngược phù hợp với tâm lý người đọc, có thể giúp cho người
biên tập khi làm tin ngắn gọn hoặc chèn các tin bài khác.
Bên cạnh kiểu cấu trúc hình tháp ngược thì cấu trúc hình chữ nhật được
sử dụng phổ biến trong tin báo Tuổi trẻ 2013 chiếm 20,2%. Với kiểu cấu trúc
này các thông tin chi tiết dàn trải từ đầu đến cuối tin, không tập trung vào chi
tiết nào nên người viết sẽ thông tin được nhiều sự kiện và làm cho tin hấp dẫn
người đọc hơn. Kiểu cấu trúc này thường được áp dụng với tin ngắn và tin sâu
khi phản ánh nội dung Chính trị - Xã hội, Kinh tế trong tin báo Tuổi trẻ năm

2013. Khi phản ánh nội dung thông tin Chính trị - Xã hội, Kinh tế trên báo
Tuổi trẻ năm 2013 chủ yếu sử dụng cấu trúc hình chữ nhật bởi kiểu cấu trúc
này rất thích hợp bởi nội dung Chính trị - Xã hội, Kinh tế không bao giờ tập
trung giá trị các thông tin vào điểm chi tiết nào, những thông tin Chính trị -
Xã hội, Kinh tế mang đến cho người đọc thông tin thường đều nhau trong các
câu, các đoạn của tin. Đây cũng là một lý do để phóng viên tòa soạn báo Tuổi
trẻ dùng kiểu cấu trúc hình chữ nhật để thông tin những vấn đề, sự kiện Chính
trị - Xã hội.
Ví dụ 1:
"Người dân khu vực xã Mỹ Lệ ( huyện Cần Đước, Long An) xôn xao về
chuyện một số người từ TP.HCM đến tìm mua tờ giấy bạc mệnh giá 10.000
đồng có số cuối trên dãy số xêri là 10 với giá 30.000 đồng. Sau đó bán lại
cho "đầu nậu" khác giá 50.000 đồng/tờ.
Chiều ngày 5-3, vợ của một "đầu nậu" tại xã Mỹ Lệ cho biết đã ngưng
thu đổi giấy bạc 10.000 đồng do gặp trở ngại ở TP.HCM. Theo bà này, ngày
4-3 bà thu vào được 20 tờ tiền loại 10.000 đồng, cộng thêm năm tờ có sẵn
trong nhà và đem đến TP.HCM giao. Vì chưa nhận được tiền từ những người
ở TP.HCM nên bà tạm ngưng mau vào vì sợ lỗ. Bà này cũng không nói rõ
những người ở TP.HCM mua tiền 10.000 đồng để làm gì.
Trước đó ngày 2-3, cũng tại xã Mỹ Lệ có một số người từ TP.HCM đến
trực tiếp thông báo thu đổi giấy bạc mệnh gái 1.000 đồng và 2.000 đồng có
số xêri cuối là 70. Gía đổi là 10.000 đông/tờ. Sau khi không còn ai có tiền để
đổi nữa thì họ chuyển sang đổi giấy bạc 10.000 đồng.
Chiều ngày 5-3, Công an huyện Cần Đước cho biết đang điều tra làm
rõ vụ việc kỳ lạ này". (Mua giấy bạc 10.000 đồng với giá 50.000 đồng, Tuổi
trẻ thứ 4, ngày 6-4-2013, tr4)
Tin trên là một tin ngắn phản ánh nội dung Kinh tế, để cho tin trên báo
Tuổi trẻ 2013 luôn hấp dẫn công chúng, người làm báo luôn tìm tòi, sáng tạo
để cho sản phẩm của mình có sự đa dạng, hấp dẫn, lôi cuốn với độc giả.
Trong tin trên tác giả đã sử dụng phương pháp thông tin có tầm quan trọng

như nhau ở mỗi đoạn. Ở đoạn đầu người viết thông báo cho công chúng biết
về sự việc một số người mua giấy bạc 10.000 đồng ở xã Mỹ Lệ. Các đoạn tiếp
theo người viết thông tin một điểm mới về sự kiện như chiều ngày 5-3, việc
thu mua giấy bạc 10.000 đồng ngưng lại do gặp trở ngại ở TP.HCM hay như
trước đó ngày 2-3, có một số người cũng đến địa điểm này để thu mua giấy
bạc 10.000 đồng. Những thông tin tiếp theo đều giúp cho công chúng biết
được những thông tin khác nhau. Ví dụ trên cho thấy dù thời gian diễn ra sự
việc khác nhau nhưng đều cùng ở xã Mỹ Lệ và liên quan đến việc mua giấy
bạc 10.000 với giá 50.000 đồng. Rõ ràng trong nội dung sự kiện trên người
viết không tập trung nhấn mạnh một chi tiết nào và các thông tin chi tiết được
sắp xếp có giá trị thông báo ngang bằng nhau. Đây chính là sự thể hiện của
cấu trúc hình chữ nhật.
Ví dụ 2:
"Ngày 27-4, lượng du khách về Nha Trang không nhiều như dự kiến.
Tại bãi biển Nha Trang dọc đường Trần Phú, lượng khách thưa thớt không
khác ngày thường. Tương tự, lượng du khách đến Đà Lạt (Lâm Đồng) khá
thưa thớt. Do trời mưa nên tại các khu, điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt như
thung lũng Tình Yêu, vườn hoa thành phố chỉ lác đác khách đến tham quan.
Khoảng 17g, lượng xe du lịch, xe chở khách đoàn đến Đà Lạt bắt đầu tăng
nhưng tại một số tuyến đường ở trung tâm thành phố vẫn chưa xảy ra tình
trạng kẹt xe cục bộ như một số kỳ nghỉ lễ trước đó. ( Nha Trang - Đà Lạt vắng
khách, Tuổi trẻ chủ nhật, ngày 28-4-2013, tr4)
Ở ví dụ này dạng cấu trúc hình chữ nhật được người viết thể hiện trong
tin khá rõ. Toàn bộ nội dung tin đều mang chức năng thông báo có giá trị
ngang bằng nhau. Với các tình tiết, chi tiết dàn trải từ đầu đến cuối tin.
Mở đầu sự kiện, người viết thông báo ngày 27-4, mặc dù là kỳ nghỉ lễ
nhưng lượng du khách đến Nha Trang không nhiều hơn ngày thường. Nếu nội
dung thông tin được người viết tiếp tục xoay quanh sự kiện đó thì lúc đó dạng
cấu trúc của tin lúc này là cấu trúc hình tháp ngược không phải là cấu trúc
hình cữ nhật.

Nhưng ở đây, người viết lại không đi theo hướng đó mà lại khai thác
thêm một sự kiện khác đó là tại Đà Lạt (Lâm Đồng), lượng du khách cũng
khá thưa thớt chỉ lác đác khách đến tham quan. Có thể thấy giá trị thông báo
của thông tin trong sự kiện trên là ngang bằng nhau, sự ngang bằng nhau về
thông tin thể hiện ở chỗ là cả Nha Trang và Đà Lạt mặc dù trong kỳ nghỉ lễ
nhưng lượng du khách đến tham quan lại rất ít.
Thông qua hai ví dụ trên có thể thấy rằng điểm chung dễ nhận thấy là
cấu trúc hình chữ nhật thể hiện rất rõ,việc sử dụng kiểu cấu trúc này mang lại
những giá trị nhất định, phản ánh được nhiều diễn biến sự kiện trong cùng
một lúc giúp cho công chúng hiểu được nhiều vấn đề.
Ngoài hai kiểu cấu trúc trên thì kiểu cấu trúc hình tháp thông thường
tuy có xu hướng giảm dần nhưng vẫn được sử dụng trong tin báo Tuổi trẻ
năm 2013 với 13,5%, bởi đây là kiểu cấu cấu trúc viết tin quen thuộc và phổ
biến nên phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng.
Kiểu cấu trúc hình tháp thông thường là cấu trúc người viết trình bày sự
kiện theo kiểu tăng dần. Mào đầu tin có thể sử dụng một câu gây ấn tượng,
gợi tính tò mò cho người đọc; sau đó tăng dần mức độ quan trọng, hấp dẫn ở
thân tin và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng nhất của tin đưa xuống phần
kết luận. Đây là cách viết theo lối "câu nhử" ở phần mở đầu để dẫn người đọc
xem hết toàn bộ tin. Kiểu cấu trúc này thường được áp dụng trong thể tài tin
vắn và tin ngắn khi phản ánh nội dung Kinh tế và Văn hóa - Giáo dục. Ví dụ:
"Ngày 3-12, giá vàng thế giới tăng khá mạnh lên 1.664,8 USD/ ounce,
tương đươg 41,86 triệu đồng/lượng tuy nhiên do đang trong kỳ nghĩ lễ nên thị
trường tái diễn cảnh một nơi một giá. Công ty PNJ niêm yết gái bán vàng
miếng SJC ở mức 46,5 triệu đồng/lượng (bán ra), chênh lệch giá mua - bán
lên đến 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó tại thị trường tự do giá vàng
miếng SJC ở mức 46,28 triệu đông/lượng, chênh lệch giá mua - bán khoảng
200.000 đồng/lượng.
So với giá vàng thế giới quy đổi, gái vàng SJC bán ra trong nước cao
hơn đến 4,68 triệu đồng/lượng".(Gía vàng tiếp tục bỏ xa giá thế giới, Tuổi trẻ,

thứ 3, ngày 1-1-2013, tr 18)
Tin trên thuộc lĩnh vực Kinh tế với các tình tiết, chi tiết được sắp xếp
theo chiều hướng tăng dần. Các chi tiết, tình tiết cấu thành sự kiện được sắp
xếp theo một trật tự logic, dễ hiểu và điều quan trọng là đáp ứng được đòi hỏi
yêu cầu về nội dung thông tin của công chúng. Nội dung của sự kiện được
người viết phát triển theo chiều hướng mở dần về phía cuối. Có thể thấy rằng
mở đầu tin là những thông tin ít quan trọng, tác giả chỉ đưa thông tin sơ qua về
tình hình giá vàng. Khi đưa ra thông tin giá vàng thế giới tăng khá mạnh lên
1.664,8 USD/ounce thì tác giả chưa đi ngay vào giá vàng trong nước. Đến đây
độc giả đều hồi hộp, tò mò xem giá vàng trong nước bỏ xa giá thế giới như thế
nào, cao hơn hay thấp hơn. Chính vì vậy độc gải phải đọc tiếp các thông tin
tiếp theo để nắm bắt được thông tin. Đến đoạn tiếp theo tác giả mới đưa ra
thông tin cụ thể về thị trường vàng ở trong nước: Công ty PNJ niêm yết gái bán
vàng miếng SJC ở mức 46,5 triệu đồng/lượng (bán ra), chênh lệch giá mua -
bán lên đến 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó tại thị trường tự do giá vàng
miếng SJC ở mức 46,28 triệu đông/lượng, chênh lệch giá mua - bán khoảng
200.000 đồng/lượng. Tuy nhiên thông tin quan trọng nhất và khái quát nhất về
toàn bộ tin lại nằm ở phần kết của tin: So với giá vàng thế giới quy đổi, giá
vàng SJC bán ra trong nước cao hơn đến 4,68 triệu đồng/lượng. Như vậy,
bằng cách đưa tin theo kiểu cấu trúc hình tháp thông thường, tác giả đã chuyển
tải được thông tin cho người đọc một cách hiệu quả. Các thông tin đầu bổ sung
cho thông tin cuối cùng. Không những độc giả hiểu được nội dung thông tin
mà còn tò mò muốn đọc hết xem thử tin đó viết như thế nào và kết thúc ra sao.
Như vậy, trong trường hợp nhất định sử dụng kiểu cấu trúc hình tháp
thông thường sẽ đem lại sức thu hút cho người đọc và đạt hiểu quả cao nhất.
Trên thực tế, thị hiếu và thói quen đọc tin của độc giả là khác nhau, vì vậy
việc lựa chọn phù hợp kiểu cấu trúc để chuyển tải thông tin hiệu quả nhất
luôn là vấn đề được quan tâm.
Báo Tuổi trẻ là tờ báo luôn tìm cách đổi mới về hình thức thông tin nên
ngoài sử dụng ba kiểu cấu trúc trên thì báo Tuổi trẻ 2013 còn sử dụng cấu trúc

hình kim cương. Điều này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, tạo ấn tượng
trong việc thể hiện thông tin trên tin báo Tuổi trẻ năm 2013. Ví dụ:
"Trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An vừa ra quyết định đình chỉ công
tác đối với tài xế Dương Hồng Sơn, 42 tuổi, để phục vụ công tác điều tra của
cơ quan công an.
Lý do: trong hai năm 2011, 2012 khi lái xe cho hiệu trưởng Phạm Bá
Thắng, ông Sơn thông đồng với ông Tạ Quang Hòa, cửa hàng trưởng cửa
hàng xăng dầu Hưng Lộc ( TP Vinh), nhiều lần kê tăng thêm một số kilomet
trong các đợt chở hiệu trưởng đi công tác để rút ruột hơn 500 triệu đồng từ
tiền mua xăng.

×