Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.27 KB, 79 trang )

1
I. MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa đề tài
Hiện nay, Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia phát triển mạnh mẽ về
khoa học và công nghệ. Văn hóa Hàn Quốc đã trở thành một hiện tượng với sự lên
ngôi của nhiều lĩnh vực như: Điện ảnh, âm nhạc, thời trang, lễ hội, ẩm thực, nghệ
thuật làm đẹp… Nổi bật là nền văn học có lịch sử lâu đời từ hơn hai ngàn năm nay,
văn học Hàn Quốc thế kỉ XX cũng là một phần trong truyền thống và lịch sử đó.
Văn học giai đoạn này được hình thành giữa những biến đổi to lớn của dòng chảy
xã hội cận đại nên có những điểm rất khác biệt trên nhiều phương diện so với văn
học thời kì trước đó. Văn chương Hàn Quốc ngày nay càng chiếm lĩnh thị trường
sách dịch ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, văn học Hàn Quốc đã thực sự là cây cầu nối liền hai nền văn
hóa Việt – Hàn. Những tác phẩm văn học Hàn Quốc ngày càng được giới thiệu
nhiều và có tính hệ thống. Tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ như Lee Sang, Lee
Gwang-su, Kim Dong-in, Shin Kyung Sook được đông đảo bạn đọc tìm đến và
được giới nghiên cứu đánh giá cao.
Một trong những cây bút nữ tên tuổi đến từ Hàn Quốc đang được yêu thích
và trở nên gần gũi với bạn đọc Việt Nam là nhà văn Park wan – suh. Từ lâu, Park
wan – suh đã nổi tiếng ở Hàn Quốc và trên thế giới. Bắt đầu sự nghiệp văn học khá
muộn ở tuổi 40, nhưng bà đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn với gần 20 tiểu
thuyết, hơn 150 truyện ngắn và nhiều tùy bút. Park wan – suh (1931 – 2010), sinh ra
tại huyện Gaepung, thuộc tỉnh Gyeonggi-do. Tốt nghiệp trường trung học nữ
Sookmuyng, từng nhập học tại khoa Văn trường Đại học Seoul năm 1950, song bà
lại không thể tiếp tục sự nghiệp học hành, bởi đó cũng chính là thời gian cuộc chiến
tranh hai miền Nam – Bắc bùng nổ. Với tiểu thuyết Cây trụi lá, bà đã đạt được giải
thưởng đầu tiên của mình do tạp chí Phụ nữ Đông Á trao tặng, bà chính thức đăng
đàn và liên tiếp nhận thêm 9 giải thưởng danh giá khác. Cho đến 80 tuổi, bà vẫn là
một cây bút cự phách, vẫn chứng tỏ được độ sung sức và dẻo dai của một cây bút
tài năng với nhiều tác phẩm có giá trị.
2


Là một nhà văn tên tuổi của đất nước Hàn Quốc, với nhiều giải thưởng văn
học có giá trị như: giải thưởng văn học Hàn Quốc (1980), giải thưởng văn học Lee
Sang (1981), giải thưởng văn học Kim Dong – in (1994), giải thưởng văn học
Daesan (1997)… Tiểu thuyết Park wan-suh tìm ra rất nhiều đề tài đa dạng trong đời
sống thường nhật hằng ngày. Các tác phẩm như Cây trụi lá (1970), Camera và
worker (1975), Chiếc cọc của mẹ 1 (1980), Năm mùa đông ấm áp (1983)… đã khắc
họa chân thực những bất hạnh của gia đình do chiến tranh gây ra. Nhưng đến tác
phẩm Tiếng khóc của giun (1973), Ngôi nhà bong bóng (1976), Buổi chiều náo
động (1977), Những đứa con địa đàng (1978), Năm hạn của thành phố (1979),
Chiếc cọc của mẹ 2 (1981)… tác giả đã tố cáo nhận thức ảo tưởng hời hợt và chủ
nghĩa vật chất của tầng lớp trung lưu. Và những tác phẩm khắc họa rất thuyết phục
về cuộc sống của những người phụ nữ bị cô lập như Ngày đang sống bắt đầu
(1980), Dáng đứng người phụ nữ (1985), Phải chăng anh vẫn đang mơ (1989)…
Tác giả đưa vào những câu chuyện những đề tài đa dạng như vậy, rất nhỏ nhặt đời
thường nhưng lại động chạm đến bản chất vấn đề. Trong vai trò một người kể
chuyện tài tình, nhà văn chuyển tải đến cho người đọc một cách nhẹ nhàng, thú vị.
Là một tác giả với nhiều tác phẩm xuất sắc, nhưng chưa được dịch sang Việt
Nam, gần đây độc giả mới biết đến Park wan-suh qua tiểu thuyết Ai đã ăn hết
những cây sing-a ngày ấy?. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu văn học Triều Tiên ở
Việt Nam là một vấn đề còn nhiều điều để khám phá. Chúng tôi chọn đề tài Nghệ
thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? nhằm
nghiên cứu sự thành công đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn
Park wan – suh, từ đó đưa đến một sự hiểu biết rộng rãi và sâu sắc hơn về văn học
Hàn Quốc thế kỉ XX. Hàn Quốc và Việt Nam, dù mỗi dân tộc trải qua những thăng
trầm lịch sử khác nhau, trải qua những cuộc chiến tranh khác nhau nhưng tất cả
cùng mang những vết thương, chịu đựng mất mát chiến tranh. Văn học viết về thời
chiến tranh của hai dân tộc đã thể hiện rõ nỗi đau này. Những kí ức về chiến tranh
có lẽ cũng đã phần nào nguôi ngoai nhưng vết thương chiến tranh để lại trong tâm
hồn con người thì vẫn còn mãi theo thời gian, mà mỗi khi nhắc lại làm người ta bồi
hồi, day dứt.

3
2. Lịch sử vấn đề
Thế kỉ vừa qua Hàn Quốc phải trải qua liên tiếp các biến cố, thử thách và nỗi
đau như thời kì thực dân, cận đại hóa, đất nước chia cắt, chiến tranh cải cách. Song
đây là thời kì mà dân tộc Hàn đã hun đúc được nguồn năng lượng mạnh mẽ để khắc
phục những thử thách đó. Văn học Hàn Quốc giai đoạn này đã sản sinh ra rất nhiều
nhà văn, nhà thơ và tác phẩm văn học xuất sắc. Một trong những cái tên được nhắc
đến là nhà văn Park wan-suh với tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?.
Nội dung câu chuyện cho thấy một cách sinh động nhất cuộc sống của dân tộc Hàn
Quốc cũng như cảm xúc chân thành của một cá nhân trải nghiệm nhiều mất mát,
đau thương trong chiến tranh. Thể hiện phong phú tâm tư tình cảm của người Hàn
Quốc cũng như những giá trị và cái đẹp mà họ khát khao vươn tới.
Có thể thấy gần đây, ở Việt Nam, việc vận dụng lý thuyết tự sự học vào
nghiên cứu tác phẩm văn học là khuynh hướng có tính thời sự. Những vấn đề về lí
thuyết tự sự học được hình thành một cách có hệ thống, đã trang bị cho người tiếp
nhận công cụ quan trọng để giải mã, thâm nhập vào tác phẩm trên nhiều bình diện
như vấn đề người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, giọng điệu và ngôn
ngữ… Trong tình hình đó, đi sâu vào tác phẩm văn học từ góc nhìn này không chỉ
giúp người nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về mặt lí thuyết mà còn khám phá những
giá trị mới mẻ, độc đáo của tác phẩm, cũng như là con đường thấy rõ phong cách và
cá tính sáng tạo của nhà văn.
Nghệ thuật trần thuật được xem là một trong những vấn đề quan trọng và
phức tạp nhất của tự sự học. Theo nhà nghiện cứu Trần Đình Sử, tự sự học vốn là
một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng, nghiên cứu cấu trúc của
văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm
nghệ thuật trần thuật và văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật,
nhưng chỉ tập trung ở các tác giả Việt Nam hay những nền văn học lớn như Mỹ,
Nga, Trung Quốc, Nhật… Các công trình như “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết Tạ Duy Anh”, “Nghệ thuật trần thuật trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn”,

4
“Nghệ thuật trần thuật và yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết IQ84 của H.Murakami”.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về Park wan – suh và tác phẩm của bà không
nhiều. Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? mới được dịch sang
tiếng Việt bởi Nguyễn Lệ Thu vào tháng 4 năm 2012. Vì vậy các bài nghiên cứu về
tác phẩm còn ít và chưa mang tính khái quát. Có thể kể đến như cuốn Tìm hiểu về
văn học Hàn Quốc thế kỉ 20 của dịch giả Hoàng Hải Vân, tuy nhiên cuốn sách chỉ
đề cập đến Park wan-suh cùng với các nhà văn nữ cùng thời và nêu một cách khái
quát những đặc điểm riêng trong tác phẩm của bà, bài nghiên cứu có đoạn :
Park wan-suh đặc biệt dành nhiều quan tâm, khắc họa rất khéo léo cuộc sống
của những người phụ nữ tầng lớp trung lưu trong các gia đình bình thường. Nhà văn
châm biếm bản tính hợm hĩnh, ích kỉ và xu hướng khoe mẽ của những người phụ nữ
trung lưu xảy ra trong quá trình cận đại hóa sau những năm 1970. Bà sử dụng linh
hoạt những tình huống đa dạng, tình tiết cụ thể nên gợi được sự đồng cảm sâu sắc
của độc giả [20, tr. 146].
Bên cạnh đó trên những bài báo mạng như Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những
cây sing-a ngày ấy? của Park wan – suh dưới góc nhìn văn hóa của tác giả Xuân
Vinh đăng trên trang web khoavan.com. Bài viết tập trung nói về bức tranh văn hóa
truyền thống Hàn Quốc, có một lịch sử phát triển lâu đời, là chủ nhân của một nền
văn hóa giàu bản sắc trong bối cảnh văn hóa phương Đông và khu vực Đông Bắc Á.
Bài viết Phân tích tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của
nhóm thuyết trình lớp Hàn 1- 09 trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tp.
Hồ Chí Minh tập trung phân tích về nội dung và nghệ thuật tác phẩm và cảm nhận
liên hệ. Tuy có đề cập về phần nghệ thuật tác phẩm nhưng chỉ đi sơ lược chứ chưa
đi vào phân tích cụ thể tác phẩm.
Ngoài ra còn một số bài cảm thụ về tác phẩm như Hoàng Mai trong bài viết
Ngọn sing-a giòn giòn chua chua ngờ đâu lại là nỗi ám ảnh về tuổi thơ hạnh phúc đi
suốt cuộc đời con người… đăng trên trang web baophunu.com. Vi Lâm trên trang
web baodongnai.com có viết “Chỉ ngày mai thôi là mình lại được trèo qua đồi, lội
qua cánh đồng và băng qua con suối, mình sẽ được hít thở thỏa thích thứ không khí

5
hòa trộn từ mùi hương của cỏ cây, hoa rừng và phân xanh”. Đó là một trong những
đoạn miêu tả những hoài vọng ấu thơ đẹp nhất của tác giả trong cuốn Ai đã ăn hết
những cây sing-a ngày ấy?. Không ồn ào, hào nhoáng như điện ảnh hay âm nhạc, văn
chương Hàn Quốc, đặc biệt là dòng văn chương đương đại đến với độc giả Việt Nam
khá e dè. Sau vài cuốn nổi bật gần đây như Chơi Quiz – show, Hãy chăm sóc mẹ…
thì Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là một món lạ, vừa mang hơi hướng tự
truyện, vừa phảng phất nét lãng mạn hư cấu của văn chương. Bài viết Chiến tranh
làm con người khắc khoải nỗi đau của Thảo Yên có đoạn: “Park wan-suh đã viết “Ai
đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?” với cảm xúc chân thành của một người trải
nghiệm nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh để nói rằng: bất cứ cuộc chiến
nào cũng dẫn đến bi kịch, tang tóc… Hãy để hòa bình trên trái đất này!”
Trên các trang sách mạng cũng có những nhận xét về tác phẩm, như Ai đã ăn
hết những cây sing-a ngày ấy? là hồi ức của tác giả về một thời kì đau thương và
bất hạnh – từ thời kì đô hộ của Nhật Bản, cho đến những năm tháng diễn ra cuộc
đấu tranh giữa hai miền Nam Bắc – trên bán đảo Triều Tiên. Câu chuyện không
phải đọc bằng từ, bằng chữ mà là bằng cảm xúc.
Qua quá trình khảo sát lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết Ai đã ăn hết những
cây sing-a ngày ấy? của Park wan-suh tôi nhận thấy rằng chưa có công trình nào tập
trung về nghệ thuật trần thuật, phần làm nên thành công lớn của tác phẩm. Bởi vậy,
chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những
cây sing-a ngày ấy? của Park wan-suh” góp thêm một cái nhìn đầy đủ hơn, tạo nền
tảng cho việc đi sâu khám phá vẻ đẹp tác phẩm từ góc độ nghệ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a
ngày ấy? của nhà văn Park wan-suh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là bình diện của tự sự học về nghệ thuật trần
thuật, như điểm nhìn, người kể chuyện, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn
ngữ và giọng điệu.
6

Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là tác phẩm phản ánh rất nhiều vấn
đề của lịch sử đương đại, nhưng trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung về
nghệ thuật trần thuật của tác phẩm, để thấy được sự thành công của tác phẩm, đồng
thời cho thấy được tài năng kể chuyện của Park wan-suh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tiến hành phân tích tác phẩm từ lý
thuyết tự sự học, thi pháp học. Tổng hợp cách thức xây dựng truyện, từ đó khẳng
định phong cách của nhà văn.
Phương pháp thống kê phân loại: Tiến hành khảo sát, thống kê tài liệu liên
quan đến nhà văn, tác phẩm. Sau đó phân loại những tài liệu chỉ liên quan trực tiếp
đến đề tài.
Phương pháp hệ thống, cấu trúc: Đặt vấn đề nghiên cứu trong hệ thống lý
thuyết, cấu trúc chỉnh thể nghệ thuật. Đó là chỉ ra được mối quan hệ giữa người kể
chuyện và điểm nhìn, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu
sáng tác của nhà văn Park wan-suh.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm ba phần, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung được
kết cấu thành ba chương:
Chương 1. Quan điểm trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây
sing-a ngày ấy?
Chương 2. Không gian và thời gian trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây
sing-a ngày ấy?
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây
sing-a ngày ấy?
7
II. NỘI DUNG
Chương 1. Quan điểm trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết
những cây sing-a ngày ấy?
1.1. Hình tượng người trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây

sing-a ngày ấy?
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật là “phương diện cơ bản của
phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân
vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định”
[15, tr. 307]. Đối với một tác phẩm văn học, trần thuật có vai trò rất lớn. Nó là biện
pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Trần thuật là phương
diện cấu trúc của tác phẩm tự sự. Trong tiểu thuyết, với tư cách là một phương diện
thi pháp học đặc trưng của thể loại, trần thuật tập trung vào một hoặc nhiều cá nhân
và triển khai trong không gian, thời gian nhất định. Trần thuật tồn tại với nội dung
trần thuật và hình thức trần thuật, trong đó người trần thuật được xem là là người
dẫn dắt cốt truyện phát triển và hướng tiếp nhận của độc giả. Đó là một người do
nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Theo Từ điển thuật ngữ
văn học thì “người trần thuật là hình thái của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn
học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn
xuôi” [15, tr. 191].
Trong tác phẩm văn học, hình tượng người trần thuật hay người trần thuật và
người kể chuyện đều quy ước là một. Qua lịch sử của đời sống văn học, từ văn học
dân gian đến văn học viết, có thể khẳng định rằng nếu không có người kể chuyện
thì sẽ không bao giờ có tác phẩm văn học. Nhưng để xây dựng thành công một hệ
thống lý thuyết, mang tính khoa học thì chỉ đến những năm 60 – 70 của thế kỉ XX,
các khái niệm về người trần thuật mới được phổ biến đầu tiên ở phương Tây.
Cũng như nhiều khái niệm khác, khái niệm người trần thuật cho đến nay vẫn
chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn. Theo Pospelov thì người
người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người
8
nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa sự việc xảy ra”. Trong quan
niệm của W.Kayser, người kể chuyện là một khái niệm mang tính chất cực kì hình
thức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn
học. Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể là vị tác giả chưa nổi danh, nhưng là
cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [39, tr. 196].

Người trần thuật là một sản phẩm sáng tạo nghệ thuật. Việc tác giả lựa chọn
kiểu người kể chuyện nào để kể không phải là sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan
niệm về nghệ thuật, nhằm mục đích chuyển tải nội dung tư tưởng, quan điểm của
tác giả trong tác phẩm. Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, hình tượng
người trần thuật ở ngôi thứ nhất – xưng “tôi” diễn ra hai góc độ: “tôi” là người kể
lại câu chuyện của tôi, tôi là nhân vật chính, tự thuật lại cuộc đời mình. Thứ hai,
“tôi” là một chứng nhân, kể lại những gì xảy ra xung quanh, tôi tham dự vào câu
chuyện, tôi biết, tôi nghe, tôi thấy, nhưng không phải chuyện của tôi.
Chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm người trần thuật với khái niệm tác
giả. Giữa người trần thuật và tác giả có nét thống nhất nhưng không đồng nhất với
nhau. Đặc biệt trong những tác phẩm tự truyện, ta thấy sự thống nhất giữa người kể
chuyện và tác giả càng bộc lộ rõ. Nét khác biệt ở đây chính là tác phẩm tự truyện
thường lấy cuộc đời của tác giả làm chất liệu sáng tác nhưng rõ ràng thế giới tồn tại
của người kể chuyện và thế giới tồn tại của nhân vật được kể lại là hoàn toàn khác
nhau – khác nhau về thời gian, không gian, cảm xúc, tư tưởng. Người kể chuyện chỉ
có thể ý thức lại được thế giới kia chứ không thể thâm nhập vào thế giới kia được.
Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà người kể lại trong tác phẩm tự truyện có
thể là của nhà văn, nhưng đó là những hành động, tâm trạng của nhà văn xảy ra
trong quá khứ chứ không phải là thời khắc hiện tại bây giờ.
1.1.1. Cái tôi tự thuật
Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan
trọng để thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm
văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác
9
phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không đồng nhất với tác
giả ngoài đời, có thể là nhân vật đặt biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người
biết câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện.
[15, tr. 191].
Hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm cũng chính là nhân vật chính

của tác phẩm. Tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? được trần thuật ở
ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi. Một điểm đặc biệt ở đây là tác giả kể lại câu
chuyện của chính mình, gia đình mình, dân tộc mình. Ở đây nhà văn trao vai trò
người kể chuyện cho nhân vật xưng “tôi” nên về cơ bản nhân vật xưng “tôi” mang
quan điểm chủ quan của tác giả. Tác giả xây dựng hình tượng người kể chuyện
xưng “tôi” và ủy thác cho nhân vật này vai trò người kể chuyện. Câu chuyện lúc
này được kể theo điểm nhìn và dòng ý thức của nhân vật “tôi”, điều này làm cho
người đọc có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện xảy ra với những
cảm xúc rất chân thành của nhân vật.
Là một tác phẩm tự thuật, yêu cầu của nó là trình bày một cách súc tích
những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời của nhà văn. Tự thuật là sự thông báo về
quá khứ, đòi hỏi người viết phải hết sức tôn trọng tính xác thực của các sự kiện. Tự
thuật xưng tôi trong văn bản tự sự chưa hẳn là thể loại tự truyện, nhưng tự truyện,
nhất thiết phải mang đặc điểm tự thuật. Tự truyện phải được kể ở ngôi thứ nhất, câu
chuyện được kể phải là chính nhân vật xưng tôi đã “nếm trải” và sự “nếm trải” của
của cái tôi tự thuật đó, phải trở thành trung tâm của việc tổ chức trần thuật. Như
vậy, cái tôi tự thuật trong thể loại tự truyện hàm chứa nhiều vai: người tự thuật đồng
thời là người trần thuật, người kể chuyện và cũng chính là tác giả kể lại câu chuyện
của chính mình.
Tự truyện là một thể loại tự sự sớm hình thành và phát triển trên thế giới gắn
với tên tuổi những nhà văn lớn như Rútxô với Tự thú; L.Tônxôi với Thời thơ ấu,
Thời thiếu niên, Thời thanh niên; M. Gorky với Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những
trường đại học của tôi… Hình tượng người trần thuật trong các tự truyện diễn ra
linh hoạt, khi thì bản thân nhà văn tự kể về mình, khi thì thông qua nhân vật trung
10
tâm trong truyện quan sát, suy nghĩ, hành động với nhiều mối quan hệ phức tạp. Cái
làm nên bức chân dung tự họa rõ nét nhất trong tác phẩm tự truyện là diễn biến của
thế giới nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ người kể chuyện. Những câu chuyện nhà
văn tự kể về mình là cơ hội để thu hút độc giả, do đó tiếp nhận hình tượng nghệ
thuật trong tự truyện là sự tiếp thu những điều sâu kín nhất, trung thực nhất, gần gũi

nhất của người nghệ sĩ.
Cái tôi tự thuật đã đưa người đọc đi sâu vào nội tâm nhân vật, nhà văn Park
wan-suh đã kể lại câu chuyện cuộc đời mình bằng hình tượng nhân vật “tôi” là một
cô bé từ khi tám tuổi cho đến lúc trưởng thành. Với phương thức trần thuật ngôi thứ
nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện và hiện hữu trong thế giới
nhân vật khác, ở đây người kể chuyện là nhân vật chính của câu chuyện, đóng vai
trò trần thuật, dẫn dắt cốt truyện, quan sát và miêu tả nhân vật, sự kiện, đồng thời
bộc lộ thế giới nội tâm của mình.
Nhân vật “tôi” trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? tự thuật lại
cuộc đời mình từ lúc còn nhỏ sống với ông bà, cho đến những năm tháng đi học,
sống ở Seoul cùng người mẹ và anh trai và đến lúc đất nước có chiến tranh. Cô bé
Park wan-suh những ngày thơ ấu sống ở làng quê thôn Parkjeok cùng với gia đình,
luôn được yêu thương, đùm bọc, đặc biệt là ông nội.
Tình thương của ông dành cho một đứa mất bố từ lúc mới lên ba như tôi rất
đặc biệt, cặp mắt phượng của ông lại khẽ cụp xuống và tôi có thể cảm nhận được ẩn
sâu trong ấy có một thứ gì đó đang bừng bừng cháy. Có thể đó là thứ tình thương
cồn cào đến cháy gan, nhưng tôi lại coi điều đó như là mình đã nắm được một điểm
yếu quan trọng [36, tr. 21].
Vì như thế dù gây ra chuyện gì thì ông cũng sẽ bênh vực mình, bởi vậy mà
khi ông vắng nhà là cô bé rầu rĩ hơn cả. Cô không phải thơ thẩn chơi một mình, mà
kéo lũ bạn trong thôn vào sân sau nhà xí chơi với chúng và rong ruổi khắp làng, tất
cả hiện lên một cuộc sống vui tươi, hồn nhiên của trẻ thơ.
Sau một lúc chơi đồ hàng chán chê, giống như bất chợt có đứa nào đó lên
tiếng rủ chơi trốn tìm và được cả bọn hưởng ứng ngay theo ấy, rồi có đứa nào đó
11
lên tiếng rủ đi vệ sinh, lập tức kể cả chưa mót nhưng cả lũ vẫn lũ lượt kéo nhau vào
nhà xí ngồi xếp thành hàng, khoe những cái mông tròn trĩnh và bắt đầu rặn [36, tr.
32].
Và rồi một ngày mẹ cô có một quyết định táo bạo là đưa cô lên Seoul để đi
học, không những thế, mẹ còn cắt đi mái tóc jongjongmeori truyền thống của dân

tộc Hàn, với ý nghĩ muốn con gái trở thành “thiếu nữ tân thời năng động”. Trên con
đường đến Seoul, nhân vật tôi không khỏi ngạc nhiên trước vẻ tráng lệ của Songdo
mà lần đầu tiên được thấy. Tâm trạng của cô được diễn tả với một vẻ thích thú, vừa
thấy sợ hãi, cảm giác vừa muốn tiếp tục theo mẹ đến vùng đất mới đầy thần kì, nửa
muốn quay về với ông bà nội. Trong vai cái tôi tự thuật, tác giả đã bộc lộ những
cảm xúc đầy chân thật, để rồi người đọc có thể hình dung ra được tác giả trong câu
chuyện mình kể. Khi con tàu bắt đầu lăn bánh thì chính là lúc tâm trạng cô vỡ òa,
nhìn thấy cảnh bà nội lủi thủi bên ngoài cửa sổ khiến cô day dứt, khó chịu, nước
mắt trào ra lăn dài trên má.
Rồi “tôi” cũng đến Seoul, nhưng là sống bên ngoài thành, mẹ đăng kí cho cô
học ở một trường nội thành. Rồi mẹ còn cấm cô chơi với những đứa trẻ trong xóm
với ý nghĩ: “Con là con nhà dòng dõi, chới với lũ trẻ không được dạy dỗ tử tế trong
xóm này thì chỉ có nhiễm thói hư tật xấu thôi. Đừng có ra ngoài chơi” [36, tr. 77].
Nhưng với suy nghĩ của một đứa trẻ mới lên tám thì cô bé luôn luôn tò mò về
những gì diễn ra xung quanh mình. Xung quanh nơi cô ở, toàn những người lao
động vất vả: thợ hàn, khuôn vác, sửa ống khói… với tính hiếu động của mình, cô đã
trốn mẹ ra ngoài chơi với bọn trẻ trong xóm.
Tiếp tục câu chuyện về kể cuộc đời mình đó là những lúc cô đến trường, cô
cảm thấy bất hạnh khi không kết bạn được với những đứa trẻ ở Seoul, không thể
đến gần cô giáo được. Những lúc thấy cô đơn Wan-suh lại nhớ về quê nhà, ngọn núi
phía sau nhà có nhiều thứ có thể ăn được, bứt lá thài lài làm sáo thổi, lượm da rắn
về nhà cất trong tủ vì tin rằng sẽ giàu có. Một hôm khi đi qua ngọn đồi trên đường
đi học, thấy bọn con trai bẻ lấy cành hoa keo và cho vào miệng ăn ngon lành, cô bắt
chước làm theo. Nhưng cái vị hoa keo ấy tanh lờm và lờ lợ. Nó làm cô nhớ đến
12
những cây sing-a ở quê, là một loại cây thuộc họ rau răm, có tên khoa học là
Aconogonum Polymornhum. Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc
ở sườn núi. Thân cây cao khoảng một mét, cành vươn thẳng, nở hoa màu trắng từ
tháng sáu đến tháng tám, ngọn non và có vị chua nên trẻ con Hàn Quốc rất thích ăn.
Nhưng dù cố gắng tìm mãi thì vẫn không thấy ngọn sing-a nào. Với cái tôi tự thuật,

cho ta thấy được một cảm giác lẫn lộn len lỏi trong tâm hồn của một đứa trẻ vừa
mới xa quê. Và ngày bế giảng năm học đến là ngày cô bé vui nhất, cô được về quê
gặp ông nội và bà nội và vui chơi thoải thích, một cảm giác trong cô xuất hiện là
thương cho những đứa bạn ở Seoul, với suy nghĩ họ sẽ trải qua một kì nghỉ hè nhàm
chán.
Người kể chuyện còn kể về những năm tháng sống trong thời kì đất nước có
nhiều biến đổi về chính trị. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khi cô cùng với gia
đình đang ở ngôi nhà mảnh sân hình norigae, ở trường học thì thường xuyên diễn
tập phòng không hơn. Lên năm thứ năm đi học, cô có người bạn thân đầu tiên, đó là
Bok Sun, Chủ nhật nào hai đứa cũng rủ nhau lên thư viện đọc sách. Lúc đọc những
cuốn sách, cô cảm thấy hào hứng, lại vừa không khỏi thốt lên trầm trồ.
Khi Seoul có lệnh sơ tán những gia đình giàu có về quê, sợ Seoul biến thành
biển lửa nên gia đình Wan-suh cũng chuyển nhà về phường Namsam-dong, cô cũng
chuyển về trường cấp 3 nữ Hosudon ở Gaesong, học khoảng mười ngày thì cô phải
về quê dưỡng bệnh vì bị viêm phổi. Lúc đó cô đã được 16 tuổi, về quê đúng vào
mùa xuân nên cảnh thiên nhiên ở đây thật đẹp, cô vô tư vui đùa ở quê, đi tìm những
bông hoa linh lan, đi câu cá với chú út, mọi chuyện thật yên bình và hạnh phúc.
Một ngày, khi tin Nhật bản thua trận, cả đám thanh niên cầm gậy gộc xung
vào đập phá nhà Wan-suh, vì cho là gia đình thân Nhật. Câu chuyện được kể lại một
cách chân thật, được kể lại bằng chính mắt tác giả lúc đó trải qua.“Có tên còn bẻ
gẫy cả cánh cửa lớn kiên cố của nhà tôi, rồi đập nát tan tành. Sau đó hắn còn bóc cả
biển tên và bắt đầu quăng mạnh” [36, tr. 230]. Cảm giác đau đớn của cô lúc này
được thể hiện một cách rõ nét: “Tôi gào lên một cách tuyệt vọng và xông thẳng vào
tên đó. Chẳng hiểu sao tôi có thể thích thú khi toàn bộ những quyển sách của ông
13
nội bị lấy ra làm bát, nhưng lại không thể chịu được lúc biển tên nhà bị đập vỡ” [36,
tr. 231].
Khoảng thời gian này là lúc cô cảm thấy vô cùng ngột ngạt, hoàn cảnh gia
đình phức tạp, cục diện đất nước hỗn loạn. Cuối cùng thì quân Nam Hàn cũng giành
được thắng lợi nhờ sự giúp đỡ của quân Liên Hiệp Quốc, chú út bị tử hình, gia đình

cô phải lận đận đi xin cấp thẻ thị dân vì bị tố cáo là gia đình cộng sản. Cả nhà đi sơ
tán vì mục tác chiến, băng qua cầu sông Hàn, họ lại trở về với phường Huyeonjeo-
dong, nơi mà người kể chuyện đã từng bảo rằng là địa chỉ duy nhất không bao giờ
quên.
Có thể nói rằng bằng cái tôi tự thuật, Park Wan-suh đã bày tỏ lòng mình một
cách chân thực và rõ ràng, người đọc như đang nhập tâm vào câu chuyện với những
cử chỉ và hành động chân thực, cuộc đời cô gái cứ hiện lên mồn một. Park wan-suh
đã dùng cái tôi tự thuật để bày tỏ toàn bộ cuộc đời mình. Người kể chuyện trong thể
loại tự truyện-nhân vật xưng tôi có khả năng quan sát mọi biến cố trong câu chuyện
khai thác mọi chiều sâu tâm lí của nhân vật một cách tối ưu nhất. Với cái tôi tự
thuật thì người kể chuyện mới có thể nói lên những giấc mơ sâu kín trong tâm hồn
mình một cách dễ dàng nhất.
Cái tôi tự thuật còn được thể hiện ở việc miêu tả cảm giác tò mò mãnh
liệt trong cô khi ngủ chung với cô chú mình. “Đèn vừa phụt tắt, tôi trùm chăn kín
đầu, giả bộ như đã ngủ rồi, thế nhưng mọi giác quan của tôi đều căng ra. Không còn
nghi ngờ gì nữa, tôi đang chờ đợi để lần đầu tiên trong đời được chứng kiến chuyện
gì xảy ra giữa một người đàn ông và một người đàn bà” [36, tr. 255].
Người kể chuyện trong tác phẩm đã thật sự bày tỏ nỗi lòng của mình một
cách thành thật nhất, lần đầu tiên trong đời, cái cảm giác làm cô không thể nào kiềm
chế được, cái ham muốn ấy bị dồn nén và đẩy lên đến đỉnh điểm trong cõi tiềm thức
của nhân vật xưng tôi.
Như vậy, với việc lựa chọn phương thức trần thuật ngôi thứ nhất với cái tôi
đóng vai người kể chuyện là một thao tác nghệ thuật rất thành công trong việc hé
mở bức màn nội tâm của nhân vật. Có thể thấy hình tượng người kể chuyện xưng
14
“tôi”, tự thuật lại câu chuyện của mình, những biến cố trong cuộc đời, tất cả điều
được tái hiện một cách chân thật qua hình tượng cô bé Wan-suh từ lúc nhỏ cho đến
khi trưởng thành và những lúc đất nước có chiến tranh, tất cả hiện lên xung quanh
nhân vật “tôi”, những sự việc được kể lại với những gì mình đã trải qua, đã chứng
nghiệm, mang tính chủ quan của người kể chuyện, nghĩa là nhân vật không tách rời

câu chuyện được kể. Chính vì vậy mà mọi cảm xúc bên trong được kể lại một cách
chân thành, xúc động, mang lại cho người đọc những chiều sâu tâm trạng khi hòa
mình vào nhân vật. Có thể nói rằng bằng cái tôi tự thuật, cô gái trong câu chuyện đã
bày tỏ lòng mình một cách chân thực và rõ ràng nhất.
1.1.1. Cái tôi chứng nhân
Trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, hình tượng người
trần thuật ngôi thứ nhất ngoài cái tôi tự thuật, kể về những gì xảy ra với mình một
cách lộn xộn, mơ mộng, có phần theo cảm tính chủ quan của bản thân nhằm bộc lộ
những cảm xúc chân thật nhất, thì trong tác phẩm còn thể hiện cái tôi chứng nhân.
Khi người kể chuyện là một chứng nhân, kể về những con người với những số phận
khác nhau thì câu chuyện được kể mang tính lí trí, khách quan. Với vai trò này,
người kể chuyện xưng tôi đã làm gia tăng tính chân thực cho câu chuyện được kể.
Làm cho người đọc như tiếp xúc với nhân vật mà cũng là người kể chuyện, cho
phép nhân vật hồi sinh và gắn với quãng đường đã qua của chính nhân vật.
Đến với tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, hình tượng người
kể chuyện ở ngôi thứ nhất là tôi kể lại những câu chuyện, những mảnh đời xảy ra
quanh “tôi” như ông nội, bà nội, mẹ, anh, nên có thể nói đây là hình tượng người kể
chuyện trong vai trò của một chứng nhân. Mọi điều xảy ra xung quanh, những sự
việc liên quan đến người thân của nhân vật tôi đều được kể lại qua những gì mình
chứng kiến được. Ngoài ra, cái tôi còn là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử khi
đất nước xảy ra chiến tranh, mỗi sự kiện đôi khi được kể vào một thời gian cụ thể,
những có khi được thể hiện bằng những kí ức nên không có thời gian cụ thể.
Những ngày thơ ấu, người cô yêu thương nhất có lẽ là ông nội. Những lúc
ông vắng nhà đi Songdo thì Wan-suh lúc nào cũng đợi ông về, vừa trông thấy cô là
15
ông liền gọi: “Con chó con của ông, ra đón ông đấy à?, rồi lập tức bế bổng tôi lên.”
[36, tr. 23]. Nhưng rồi một ngày, ông ngã ở nhà xí không dậy được. Cũng may ông
chỉ bị liệt cánh tay trái. Bằng sự quan sát của mình, người kể chuyện xưng tôi đã kể
lại những gì mình thấy và cảm nhận được. Thời gian đầu bị trúng gió, “tôi”cảm
nhận được sự bực bội trong lòng ông, khiến mọi người thật khốn khổ. Nhưng rồi

ông trở nên cam chịu và tìm ra một thú vui nho nhỏ là gom những đứa trẻ lại và dạy
chữ cho chúng.
Rồi ông bị trúng gió lần hai, bầu không khí trong nhà trở nên u ám. Vì được
kể dưới góc nhìn của của nhân vật tôi, khi kể về câu chuyện của người khác nó
mang tính khách quan của người kể chuyện về nhân vật được kể. Khi nói về ông nội
thì có nhận xét:
Nói ra thì hơi xấu hổ, nhưng ông nội chỉ biết tỏ vẻ ta đây thuộc tầng lớp
lưỡng ban, chứ chẳng ý thức được cái gọi là tinh thần tự hào dân tộc hay ý thức thời
đại gì đó. Việc làm ra vẽ lưỡng ban của ông thật ra chỉ là sự xem thường các lưỡng
ban cấp thấp hơn. Còn về trách nhiệm của một lưỡng ban, đó chỉ đơn giản là sự bảo
thủ đối với việc hôn sự của con cái. Ông chỉ chấp nhận làm thông gia với gia đình
lưỡng ban môn đăng hộ đối với nhà chúng tôi. Dù xem trọng hay xem thường người
khác, câu kết luận ngắn gọn của ông vẫn là: Nòi nào giống nấy, cốt cách không thể
lẫn được [36, tr. 47].
Những kỉ niệm cùng ông nội rất nhiều, như có những khi người đưa thư đến
đưa thư rồi nghỉ ở thềm phòng khách, cô lại chạy nhanh xuống nhà dưới đánh tiếng
để người bếp chuẩn bị thứ gì đó để đãi khách. Đó cũng chính là sự giao ước không
lời giữa cô và ông. Mỗi lần như thế ông lại âu yếm: Chó con, đúng là thấu rõ cái dạ
của ông. “Ấy vậy mà tôi lại thấy ghét kinh khủng cái lúc ông nội đưa cho mảnh
khăn đã nắm lại giống như hột dẻ luộc hay mẫu bánh bột mì gì đó. Chiếc khăn dùng
để thấm nước canh nên lúc nào cũng ướt nhoẹt và còn bốc cả một thứ mùi chua
lòm” [36, tr. 43]. Đó là những cảm xúc không thể nào giấu diếm của một cô bé có
một tình cảm đặc biệt đối với ông mình.
16
Ông nội mất sau lần trúng gió thứ ba, nhưng Wan-suh đã không nhỏ một giọt
nước mắt nào trong đám tang ông nội. Dù không khóc nhưng kí ức về ông, Wan-
suh đều nhớ rất rõ cho đến khi trưởng thành, cô cho rằng điều này không thuộc về
trí nhớ mà do vấn đề tình cảm. Sợi dây thừng treo lơ lửng trên xà nhà mà ông nội đã
dùng để trèo lên trèo xuống lúc còn sống vẫn còn giữ ở đó. Để rồi mỗi lần về quê,
hình ảnh chiếc dây đập vào mắt cô làm cô có cảm giác đau đớn. Cô thường bám lấy

sợi dây và tưởng tượng đang tận hưởng cảm giác lúc ngồi vào lòng ông.
Những câu chuyện về bà nội cũng thật thú vị, khi thường nhắc đến những
món ăn bà thường làm ra cộng với những tình cảm bà gửi gắm vào đó. Lúc nhỏ
sống với bà, Wan-suh đã hỏi bà một thắc mắc rằng: “ Lưỡng ban là gì hả nội?” Bà
cười mỉm, bảo rằng: “Cái đó ấy à, đem ra bán có khi còn được hai lượng rưỡi đấy”
[36, tr. 17]. Bằng cách nhìn của mình, cô nghĩ bà lại bắt đầu mỉa mai. Bà rất hay
buông ra những câu chế giễu, nhưng trước mặt ông nội lúc nào cũng tỏ ra cung kính
lễ phép.
Khi mẹ quyết định đưa đứa cháu gái mình lên Seoul đi học thì bà thảng thốt:
“Trời đất, cả con gái cũng phải cho đi học ở Seoul từ tiểu học à?”. Khi phát hiện ra
mái tóc cô bị cắt ngắn thì bà không nói nên được lời nào. Nhưng rồi chính bà là
người đưa hai mẹ con ra ga lên Seoul. Những lúc Wan-suh về nhà nghỉ hè hay nghỉ
đông, bà đều làm bánh hay kẹo gừng đưa cho cô, và dặn rằng phải chia cho cô giáo,
vậy mà cô không bao giờ đưa. Nhân vật người kể chuyện còn kể về những lần đi
cùng bà đến nhà mudang để rồi được ăn món bánh canh teok chorangi ngon lạ
thường, đó là những kí ức được kể lại một cách chân thật dưới góc nhìn của cô bé
tám tuổi hồn nhiên, nghịch ngợm, mang chút dí dỏm trong đó.
Những câu chuyện về mẹ được người kể chuyện xưng tôi kể lại nhiều nhất,
vì mẹ là người gắn bó với cô từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành, người luôn cùng
cô trải qua những khó khăn trong cuộc sống, là người có những ảnh hưởng đến cô
nhiều nhất. Những gì về mẹ cô luôn nhớ rõ. Mẹ là một người phụ nữ cứng rắn, có
những suy nghĩ táo bạo, mẹ rời chốn làng quê để lên Seoul chăm sóc anh trai cô,
17
sau đó còn đưa cô lên học ở một ngôi trường nội thành Seoul, mẹ đã khiến người
lớn trong nhà rất buồn bực.
Nhưng dù sao mẹ cũng vẫn là dâu trưởng và là mẹ đứa cháu đức tôn yêu quý
của nhà này. Mẹ cũng là một phụ nữ can đảm khi lần đầu tiên dám vượt qua mọi rào
cản, chỉ với hai bàn tay trắng, dấn thân lên Seoul, mảnh đất chỉ cần nhắm mắt vào
đã có thể cảm nhận được hơi thở gấp gáp [36, tr. 52].
Lên Seoul mẹ tìm mọi cách, mọi công việc để những đứa con của mình

được đi học, sống đầy đủ. Nhưng đôi khi qua góc nhìn của cô bé Park wan-suh thì
đôi lúc cô thấy mẹ cực đoan khi không cho chơi cùng những đứa bạn trong xóm.
Những ngày nghỉ hè, mẹ đưa hai anh em về quê, đó là những lúc mẹ hãnh
diện nhất vì quyết định đưa hai con lên Seoul ăn học là đúng. Mẹ luôn ao ước có
được căn nhà ở Seoul, những lúc đi xem nhà, mẹ thường xuyên diện những bộ cánh
đẹp nhất và nét mặt cũng thể hiện sự giàu có. Rồi cô lại nghĩ về mẹ rằng: “Có lẽ do
mẹ tôi e ngại những Bokteokbang (người mua giới nhà đất) sẽ nhìn ra chân tướng
của mình, bởi lúc đó mẹ chưa có tiền, mới chỉ đi xem để lấy kinh nghiệm mà thôi”
[36, tr. 144]. Rồi mấy ngày sau nhờ sự liều lĩnh một cách ngông cuồng của mẹ mà
mẹ mua được căn nhà sáu buồng trên đỉnh phường Hyeonjeo-dong.
Khi đất nước xảy ra chiến tranh, mẹ càng lo lắng hơn cho những đứa con của
mình, khi nhận được giấy báo nhập ngũ của anh, mẹ đã rất lo lắng. Khi tình trạng
lương thực khó khăn, mẹ liều lĩnh về quê giấu gạo vào trong bọc quần, còn giắt cả
vào bụng để đem lên cho những đứa con của mình. Khi anh muốn cưới vợ, mẹ đã
nhượng bộ anh tôi, chấp nhận đi xem mặt cô gái anh chọn. Hình ảnh mẹ hiện lên
trong lời kể chuyện của nhân vật tôi thật có nhiều sắc thái, lúc là một người mẹ
cứng rắn, đôi lúc cực đoan, nhưng đôi khi lại rất hiền hậu nhân từ, kèm theo đó là
những nhận xét khách quan của nhân vật, đứng từ góc độ của người kể chuyện xưng
tôi, nói lên những gì mình thấy và cảm nhận được về người khác.
Người anh cũng được nhắc đến nhiều trong lời kể của nhân vật tôi. Từ nhỏ
anh đã được gửi đi học ở Seoul. Khi cô bị điểm thấp, chính nhờ sự khéo léo của anh
mà đã an ủi được lòng tự trọng bị tổn thương của mẹ. Anh bảo hai môn văn toán
18
điểm 9 được rồi, nên những môn còn lại kém một tý cũng không sao. Mẹ đã rất hài
lòng với cách xem điểm số của anh tôi. Không những thế mẹ còn lập tức tán dương
những đứa kém về hát, thể dục, mỹ thuật,… là những đứa học giỏi. Anh là một
người rất trầm tính, vậy mà khi mẹ và em gái bị gia đình người bán tạp hóa đến gây
sự cũng nhảy vào bảo vệ, xô đẩy họ, vì vậy bị họ bảo là đứa mất dạy, lúc đó mẹ đã
rất buồn.
Anh vừa là cháu trưởng lại vừa là đứa cháu trai duy nhất trong nhà. Khi

chứng kiến cảnh giết lợn, anh đã khiến cả nhà một phen sửng sốt khi anh không
động tới một miếng thịt lợn nào, vì vậy món ngon cũng mất hết ý nghĩa đối với
người trong nhà và ông nội cũng đã mất vui khá lâu. Không lâu sau thì anh tốt
nghiệp ra trường và đi làm ở Phủ toàn quyền, nơi thỏa lòng mong ước của ông nội
và mẹ. Nhưng chỉ được nửa năm, anh xin nghỉ việc ở đó và làm ở xưởng sắt
Watanabe, một công ty tư nhân của người Nhật.
Thời điểm bước vào giai đoạn cuối thời kì Nhật Bản thống trị, khắp nơi đều
có lệnh huy động tòng quân. Anh cũng nhận được giấy huy động tòng quân, nhưng
nhờ thân thiết với ông chủ nhà máy nên được miễn tòng quân. Lúc đó anh cũng xin
cho một người làm chung được miễn tòng quân vì còn gia đình, chịu hi sinh mình
nhưng vẫn không được chấp thuận. Một thời gian sau, anh thôi làm việc ở nhà máy
Watanabe. Anh về quê, bảo không mơ tưởng gì nữa mà sẽ chỉ làm ruộng. Nhưng
bằng cái nhìn tinh tế, người kể chuyện đã nhận ra:
Hành động xả thân vì quyền lợi của người khác một cách không đếm xỉa đến
lợi ích bản thân ấy, mới nhìn qua tưởng là một cử chỉ nghĩa hiệp, song thực chất
đó lại là một sự chạy trốn. Anh tôi đã không chịu đựng được cảnh ngày nào cũng
phải đi làm ở nhà máy quân dụng với bộ quân phục thắt nịt ở ống chân và đôi giày
đinh nữa [36, tr. 209].
Với góc nhìn của người kể chuyện, nói ra những suy nghĩ bên trong nhân vật
khác, giúp người đọc cảm nhận mọi cảm xúc bên trong con người mà ta khó nhận ra
được.
19
Một ngày anh báo với mẹ là đã có người yêu và muốn cưới vợ. Mẹ đã phải
đồng ý vì thái độ cương quyết của anh. Cô thêm thần tượng anh trai mình, cô mê
hoặc bởi tính cách thâm trầm, sâu lắng của anh. Cưới nhau chưa được bao lâu thì
chị dâu mất, anh trở nên u uất và ít nói. Nhưng sau đó anh gặp một người con gái
khác có họ hàng với nhà thông gia, anh cũng thấy thích và cưới. Những năm tháng
sau đó anh hoạt động phong trào chính trị, bị bắt rồi được thả về với vợ con cùng
mẹ với em gái đi lánh nạn.
Ngoài ra, nhân vật tôi còn nhắc đến những người thân khác trong gia đình

như là các chú, các thím, những người xung quanh. Không chỉ là chứng nhân đối
với những gì xảy ra của những người quanh mình mà người kể chuyện còn là chứng
nhân của những biến cố xảy ra đối với dân tộc mình. Bằng những gì mình đã chứng
kiến và trải nghiệm nhân vật tôi như viết lên những trang sử của dân tộc.
Những sự kiện lịch sử, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật Bản liên
tiếp thắng trận ở Nam Thái Bình Dương. Khi cô thi vào trương trung học nữ
Sukmeong là thời điểm bước vào giai đoạn cuối thời kì Nhật Bản thống trị. Ngày 15
tháng 8, quân Nhật Bản thua trận, đất nước được giải phóng. Giữa lúc đó, lính Mỹ
và Liên Xô đã tràn vào Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia vùng
tiếp quản. Tháng 5 năm 1950, chiến tranh Nam – Bắc Hàn diễn ra. Tình hình đất
nước thay đổi chóng mặt, quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 18, không lâu sau chiếm
được Seoul. Cuối cùng quân Nam Hàn cũng giành được thắng lợi nhờ sự giúp đỡ
của Liên Hiệp Quốc. Sống trong thời kì đất nước có nhiều biến động, người kể
chuyện bằng cái nhìn khách quan của mình đã kể lại những gì mình đã chứng kiến,
những sự kiện đưa ra giúp người đọc cảm nhận được những gì đã xảy ra trong quá
khứ. Với cái “tôi” trần thuật, làm gia tăng tính chân thật cho câu chuyện được kể.
Như vậy, với người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” kể lại câu chuyện
của những con người quanh “tôi” mà ở đó “tôi” không phải là nhân vật trung tâm,
cũng như khả năng bày tỏ tâm lí, cảm xúc của từng nhân vật hoặc những sự kiện ở
bên trong tâm “tôi” đều không kiểm soát được. Những cảm xúc mà người kể
20
chuyện “tôi” có được khi nhờ vào sự đồng cảm, sự chia sẻ tấm lòng yêu thương mà
“tôi” trao cho mọi người.
Lựa chọn phương thức trần thuật ngôi thứ nhất với cái “tôi” đóng vai người
kể chuyện là một thao tác nghệ thuật rất thành công của nhà văn Park wan-suh trong
việc hé mở bức màn nội tâm của các nhân vật. Khi lựa chọn hình thức tự truyện
bằng hai cách, cái tôi tự thuật và cái tôi chứng nhân là điểm đột phá mang tính sáng
tạo của nhà văn. Người trần thuật trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?
cũng đồng thời là nhân vật trong câu chuyện. Người đọc đối diện với các nhân vật
không chỉ thông qua hành động, mà còn được chứng kiến họ trong những suy tư,

buồn vui thông qua người kể chuyện.
Với phương pháp trần thuật ở ngôi thứ nhất, ở đó nhân vật tự bộc lộ mình, đã
đem đến cho tiểu thuyết một xu hướng hướng nội đậm nét. Qua những lời tự thú,
tâm tình của nhân vật, thế giới nội tâm được phơi bày. Ngòi bút của nhà văn có điều
kiện chạm đến những khuất lấp bí ẩn, những biến thái tinh vi của tâm hồn nhân vật.
Ở đó chúng ta bắt gặp những giây phút nhân vật nói thật sau bức màn suy nghĩ của
mình.
1.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây
sing-a ngày ấy?
Điểm nhìn là một thuật ngữ xuất hiện từ lâu trong lý luận văn học phương
Tây. Hiện nay, thuật ngữ “điểm nhìn” đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn
học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng. Điểm nhìn được xem là thành tố
quan trọng trong nghệ thuật trần thuật, nó chi phối tính chất tác phẩm. Vì vậy, điểm
nhìn là một vấn đề then chốt, quan trọng của kết cấu và tổ chức tác phẩm.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
Điểm nhìn là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác
phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý,
quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị sáng
tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái
21
nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ thay đổi điểm
nhìn” [16, tr. 113].
Như vậy việc xác định vị trí của người trần thuật rất quan trọng, bởi nó sẽ
quy định điểm nhìn. Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo điều lựa chọn cho mình
một điểm nhìn nghệ thuật để trình bày nhận thức, mục đích, quan niệm, tư tưởng
của mình.
Nhà văn lựa chọn điểm nhìn để triển khai câu chuyện trong tác phẩm có ý
nghĩa rất lớn đến thành công của tác phẩm và khẳng định tài năng tác giả. “Điểm
nhìn nghệ thuật, là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là cấu
trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức

hợp giữa người kể và người đọc hàm ẩn” [38, tr. 96].
Điểm nhìn trong tác phẩm văn học phong phú đa dạng với nhiều kiểu loại
khác nhau như: Điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn ngôi thứ nhất, điểm nhìn ngôi thứ ba,
điểm nhìn thời gian, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài…Trong Dẫn luận
thi pháp học, Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng điểm nhìn có các loại như: điểm nhìn
của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trữ tình và của nhân vật trong tác
phẩm tự sự; điểm nhìn không gian – thời gian; điểm nhìn đánh giá tư tưởng cảm
xúc; điểm nhìn bên trong, bên ngoài; điểm nhìn ngôn ngữ, quán ngữ. tuy có nhiều ý
kiến khác nhau, nhưng điều nêu bật vai trò và chức năng quan trọng của điểm nhìn
trong văn bản nghệ thuật. Những điểm nhìn này được thể hiện ở nhiều góc độ và
xuyên suốt chiều dài tác phẩm.
Tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện đặc biệt. Truyện do tác giả viết ra
nhưng được trần thuật từ một hoặc nhiều điểm nhìn khác nhau. Điểm nhìn trần thuật
trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm trở thành một yếu tố tạo thành hình thức
cho truyện. Điểm nhìn trần thuật được chia từ nhiều tiêu chí: chủ thể, khách thể,
không gian, thời gian, bên ngoài hay bên trong, ngôn ngữ… Dựa vào các tiêu chí đó
ta thấy tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? được trần thuật theo
điểm nhìn ngôi thứ nhất, trong đó có các điểm nhìn là: điểm nhìn bên trong và điểm
nhìn bên ngoài.
22
1.2.1. Điểm nhìn bên trong
Hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là một dạng
trần thuật phổ biến của tiểu thuyết đương đại. Điểm nhìn bên trong có ba dạng tiêu
biểu: điểm nhìn cố định (một nhân vật kể hết mọi chuyện không chia sẻ vai kể cho
bất kì ai); điểm nhìn bất định (vai kể được chia cho các nhân vật trong truyện với
những câu chuyện của riêng mình) và điểm nhìn đa bội (cùng một sự việc nhưng
được thuật lại với nhiều vai kể). “ Điểm nhìn bên trong biểu hiện bằng hình thức tự
quan sát của nhân vật “tôi”, bằng tự thú nhận, hoặc bằng hình thức người trần thuật
dựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới” [37, tr.
153]. Như vậy điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm

trạng cụ thể, tái hiện lại đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc.
Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, người kể chuyện là nhân vật
chính xưng “tôi” đóng vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối tác phẩm. Với điểm nhìn
bên trong, nhân vật tự cảm nhận nội tâm của mình. Điểm nhìn bên trong cho phép
trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm nhân vật
một cách sâu sắc. Thông qua những đối thoại trực tiếp, độc thoại nội tâm, những ẩn
ức giằng xé, những suy nghĩ đời thường… Park wan-suh đã để nhân vật tự nói lên
tiếng nói của mình. Từ đó, đặc điểm tâm lí, tính cách của nhân vật được tái hiện đầy
đủ từ góc nhìn bên trong.
Với điểm nhìn bên trong, nhân vật có khả năng bộc lộ hết nỗi niềm tâm tư,
tình cảm, cũng như bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề của đời sống và con
người. Một cô bé từ năm lên tám chỉ sống quanh quẩn trên mảnh đất thôn Parkjeok,
mà chưa hề biết đến thế giới bên ngoài. Cô vẫn ngỡ rằng:
Dù có vượt qua quả đồi, đi qua con suối thì tất cả vẫn là đất của người Triều
Tiên và chỉ có người Triều Tiên ở đó. Nhưng rồi lần đầu tiên tôi được nghe đến một
cái tên lạ lẫm của một đất nước vô cùng xa xôi, đó là “Đức quốc”. Mãi sau này tôi
mới biết người ta gọi nước Đức là “Đức quốc”, nhưng ngay cả khi chưa biết điều ấy
đã khiến tôi thấy thật kỳ bí [36, tr. 19].
23
Điều này cho thấy nỗi cô đơn của cô và mong muốn khám phá những gì
xung quanh. Những lúc chờ ông đi Songdo về là niềm vui lớn nhất thời bé của cô.
Nhưng đôi khi sự chờ đợi không phải lúc nào cũng toại nguyện, có khi chờ mãi mà
chẳng có bóng người xuất hiện, bằng điểm nhìn bên trong, lúc đó người kể chuyện
cho thấy được cảm giác của cô lúc này là một nỗi buồn dâng lên nghẹn nơi cổ họng.
Rồi những ngày thời tiết thay đổi, cô cũng đứng chờ với cái lạnh đến nỗi người lớn
bảo cô là một đưa trẻ bướng bỉnh, mẹ thì than bất lực vì một mình không nuôi nổi,
bà nội thì có lúc còn bạt tai. Nhưng mọi người không hiểu rằng bên trong cô, cái
cảm giác chờ đợi làm cô thích thú. Bằng việc giãi bày tâm sự suy nghĩ bên trong
nhân vật, tác giả giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật của mình.
Khi lên Seoul cùng mẹ cô nghe trống ngực mình đập thình thịch. “Đó là thứ

âm thanh của thế giới yên bình và êm ả đang vỡ tan trong lồng ngực, một thứ cảm
xúc hồi hộp của bản năng khi đứng trước ngã ba đường, phải lựa chọn cuộc sống
thích nghi và đấu tranh để sinh tồn” [36, tr. 54].
Điểm nhìn bên trong còn thể hiện những cảm xúc, cách nghĩ của nhân vật
“tôi” khi tiếp xúc với những người xung quanh mình, gắn với nội tâm chủ quan của
nhân vật. Trong làng, mẹ là người phụ nữ thuộc vào hàng biết chữ ít nhiều nên đôi
lúc có người nhờ mẹ viết thư hộ.
Mẹ tỏ ra hơn người vì biết đọc và viết được ngạn văn, song thực tế, hiểu biết
của mẹ về chữ Hàn thực ra lại vô cùng ngây ngô, ngây ngô đến độ mông muội.
Sejong Đại Đế là người tạo ra chữ Hàn, điều đó thì mẹ biết. Nhưng theo mẹ, cái
việc tạo ra chữ Hàn ấy lại là do trong lúc đi vệ sinh, Ngài nhìn qua khung cửa và đã
chợt nảy ra sáng kiến sáng tạo ra chữ Hàn [36, tr. 39].
Khi đến nhà họ hàng ở phường Sajik-dong nhận giấy báo thi đậu của cô,
nghe câu chuyện giữa mẹ và người giúp việc, nhân vật tự bộc lộ một tâm trạng rất
buồn: “Tôi hối hận vì giá như mình làm sai thêm một câu nữa thì có khi bây giờ đã
không trở thành gánh nặng vất vả cho mẹ, nhưng không thể quay lại được nữa rồi”
[36, tr. 76].
24
Nỗi cô đơn của nhân vật tôi cũng được bộc lộ khi ở Seoul và đó cũng là sự
bế tắc của con người trước cuộc đời. Ở trong xóm mẹ không cho ra ngoài chơi, cô
đã phải thốt lên với bản thân rằng:
Thà rằng mẹ lấy dây thừng mà trói ngoéo cổ chân tôi vào cái cột nhà còn
hơn. Rốt cuộc, chẳng hiểu mẹ muốn tôi phải thế nào? Mẹ đang muốn tôi phải hành
xử như đang không có mặt ở đây. Mẹ không chịu hiểu một điều rằng điều đó khó
khăn thế nào với một đứa trẻ tám tuổi, vốn luôn luôn cảm thấy bị bó hẹp trong cái
thôn Parkjoek chật chội, nên lúc nào cũng tung tăng chạy nhảy khắp nơi như một
chú ngựa non dạn dĩ [36, tr. 64].
Ngay cả không gian chơi trốn tìm cũng không có, rồi cô cùng đứa trẻ trong
xóm vẽ lên tường người khác bằng bút chì. Đứa bạn bỗng nảy ra một đề nghị lạ
lùng:

Nó rủ tôi cùng cởi quần ngồi xuống rồi vẽ lên mặt đất bộ phận sinh dục của
nhau. Tại sao ngày đó chúng tôi có thể nghĩ ra trò chơi quái đản như thế nhỉ? Có lẽ
vì buồn chán chăng? Sau này khi lớn lên một chút, mỗi khi nhìn thấy hình vẽ bộ
phận sinh dục hay thứ gì đó tương tự như vậy ở những nơi như nhà xí công cộng,
tôi lại chợt nhớ đến ngày đó và chẳng thấy mắc hay xấu hổ, chỉ thấy tội nghiệp cho
những ngày tháng ấy, bởi nghĩ rằng: “Chao ôi, ngày đó mình thật buồn đến mức
nào” [36, tr. 81].
Lúc ở trường, “tôi” sống khép mình trước thế giới, trước cô giáo và
bạn bè, tự thu mình trong vỏ bọc hàng rào tâm lý. Nhân vật “tôi” luôn rơi vào tâm
trạng cô đơn: “Tôi thảnh thơi khi an phận với cảm giác bị bỏ rơi và sự tự ti của một
đứa trẻ không tồn tại trong lớp, mà ngay cả đến cái tên của tôi, cô giáo cũng không
nhớ nổi, hơn là việc làm cho cô giáo chú ý đến mình nhờ bọc kẹo quê mùa” [36, tr.
136].
Khi đến cửa hàng mua kẹo, nhân vật “tôi” làm vỡ cái nắp lọ thủy tinh.
Ông chủ cửa hàng cùng với bà vợ và mấy đứa con đang giơ tay chỉ trỏ về phía mẹ.
Qua điểm nhìn bên trong, lúc này tâm trạng nhân vật “tôi” được bộc rõ: “Tôi cảm
thấy sợ hãi và nhục nhã, vì lo ngại việc lấy trộm tiền bị bại lộ hơn là việc đánh vỡ
25
cái nắp thủy tinh. Cảm giác nhục nhã khiến đầu óc tôi không còn được tỉnh táo và
chỉ muốn chết ngay lúc đó [36, tr. 112].
Rồi qua điểm nhìn này, nhân vật “tôi” bày tỏ sẽ chẳng bao giờ có thể
chấm dứt được khi phải liệt kê những cơn ác mộng chán ngấy của đế quốc Nhật
Bản đè nặng lên tâm tư của cô trong những ngày thơ ấu và những ngày niên thiếu,
đó cũng là một thời đất nước Hàn Quốc đang trong giai đoạn nhiều biến cố, khó
khăn nhất:
Những nhân viên hành chính hạng bét như thư kí xã, thư kí phường, những
kẻ chỉ chuyên biết nói những lời thiếu tôn trọng người khác; hay những tay lính
tuần tra mà chỉ chớm trông thấy lưỡi gươm sáng lóa của họ từ đằng xa thôi, cũng đã
thấy hồn xiêu phách lạc, chẳng có tội cũng ba chân bốn cẳng tháo chạy cho nhanh;
những tên cai ngục đối xử với phạm nhân bị xích đầy xiềng xích ở cổ chân chẳng

khác nào như với loài thú vật; cô giáo người Nhật với ánh mắt vừa tỏ vẻ vừa khinh
miệt lẫn thương hại, nhìn một người không biết một chữ tiếng Nhật như mẹ tôi như
nhìn một kẻ man di lúc đến nhà, vân vân và vân vân vân… [36, tr. 150]
Như vậy, qua điểm nhìn bên trong, người kể chuyện thâm nhập vào đời sống
nội tâm nhân vật, phân tích mổ xẻ hoặc để nhân vật tự bộc lộ tình cảm của mình. Ở
đây, nhân vật “tôi” tự bộc lộ tâm trạng của mình một cách chân thật, sâu sắc và tinh
tế. Do đó, điểm nhìn bên trong là cách khai thác tốt nhất để nhân vật tự nói lên bằng
tiếng nói, bằng âm sắc của chính mình thông qua độc thoại nội tâm. Ở đó nhân vật
tồn tại với cuộc sống nội tâm phức tạp, cô đơn, bí ẩn.
1.2.2. Điểm nhìn bên ngoài
Khác với điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài là vị trí quan sát có tính
khách quan của người trần thuật. Đó là điểm nhìn đặt ở người dẫn dắt hoặc giới
thiệu về câu chuyện. Người trần thuật đứng ở một vị trí nào đó trong không gian,
thời gian bao quát mọi diễn biến của câu chuyện và thuật lại câu chuyện. Trong Ai
đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, Park wan-suh đã trao quyền cho nhân vật
chính xưng “tôi” làm nhiệm vụ dẫn dắt và kể lại toàn bộ câu chuyện.

×