Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hướng dẫn thiết kế thi công và nghiệm thu bấc thấm ngang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.43 KB, 8 trang )

Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang
HƯỚNG DẪN THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
BẤC THẤM NGANG
1. Yêu cầu về vật liệu
Việc thí nghiệm kiểm định vật liệu bấc thấm ngang được tiến hành tương tự như đối với bấc
thấm đứng như: chiều rộng, chiều dày bấc thấm ngang, kích thước lổ (O95) của vỏ lọc,
cường độ kéo đứt của vỏ lọc, khả năng chịu nén của lõi, độ giãn dài khi kéo đứt lõi, khả
năng thoát nước (100 kPa tại gradien thủy lực i=0.1), độ thấm của vỏ lọc…
Hệ thống bấc thấm ngang gồm có hai phần: Lõi thoát nước bằng chất Polyvinyl Chloride
hoặc Polyolefin và vỏ bọc bằng sợi Polyester không dệt bao ngoài lõi. Những phần này có
thể được sản xuất thành một đơn vị hoặc vỏ lọc có thể bọc lõi, ghép lên và bịt kín để chứa
lõi. Các chức năng và đặc trưng cần thiết cho hệ thống bấc thấm ngang như sau:
• Có thể lắp đặt an toàn cho thoát nước, tùy thuộc vào quy trình lắp đặt.
• Hệ thống thoát nước hoạt động lâu dài, trong quá trình chất tải trước và thời gian
sau đó, với những đặc tính sau đây:
 Hệ thống thoát nước đủ dẻo để chịu được độ lún dự kiến của đất nền trong khi
vẫn duy trì độ liên tục và không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào cho kết cấu vật liệu. Hệ
thống thoát nước vẫn duy trì đặc tính của nó trong thời gian cố kết của đất nền;
 Không hạn chế nước chảy từ bấc thấm đứng và đất nền chung quanh và không
làm mất những hạt mịn của đất nền cũng như không làm tắc vỏ lọc;
• Quá trình hoạt động tốt sau khi lắp đặt trên phạm vi lớn trong những điều kiện địa
chất tương tự.
Nhà thầu phải trình Tư vấn giám sát thông tin chi tiết về các tính năng bấc thấm ngang dùng
cho đoạn thử nghiệm để chấp thuận. Các thông tin đệ trình bao gồm:
 Vật liệu của lõi và vỏ bọc của hệ thống thoát nước ngang;
 Kích thước trung bình lỗ của vỏ bọc và những đặc tính khác của vỏ bọc;
 Khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước;
 Cường độ, tính dẻo và độ bền của lõi và lớp bọc lõi;
 Các kết quả thí nghiệm;
Theo Nhà sản xuất, Công ty Thai Miltec international, vật liệu của bấc thấm ngang phải đáp
ứng các yêu cầu sau đây:


 Vật liệu bấc thấm ngang phải nguyên trạng, không bị hư hỏng, đứt gãy, không có lỗ
hoặc vết nứt;
 Trong thời gian vận chuyển và lưu giữ, vật liệu bấc thấm ngang phải được đặt trong
bao bì bảo vệ cứng. Khu cất giữ phải bảo vệ vật liệu bấc thấm ngang khỏi ánh nắng,
bùn, bụi bặm, mảnh vụn và chất có hại;
 Nhà sản xuất phải cấp giấy chứng nhận cho các vật liệu bấc thấm ngang cung cấp cho
dự án.
1
Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang
Các đặc tính của bấc
thấm ngang
Đơn vị
Tiêu chuẩn
thí
nghiệm
Giá trị yêu cầu
SB Drain T-200
Vật liệu của lõi - - Polyvinyl Chloride hoặc Polyolefin
Vật liệu vỏ lọc - - Polyester không dệt
Chiều dày mm
ASTM
D5199
8 ± 1,5
Chiều rộng mm
ASTM
D3774
200±10
Kích thước lổ (O
95
)

của vỏ lọc
µm
ASTM
D4751
75
Cường độ kéo đứt
của vỏ lọc
N
ASTM
D4632
250
Khả năng chịu nén
của lõi
kN/m
2
JIS K6911 >250
Độ giãn dài khi kéo
đứt lõi
% JIS K6745
25>ρ
ρ>10
Khả năng thoát nước,
100kPa tại gradien
thủy lực i=0,1
m
3
/day
ASTM
D4716-87
>2,0

Độ thấm của vỏ lọc m/s
ASTM
D4491
>0,00013
1.2. Yêu cầu về thi công
 Nhà thầu phải trình cho Tư vấn giám sát các chi tiết về trình tự và biện pháp thi công lắp
đặt. Hồ sơ trình tối thiểu phải bao gồm những thông tin chi tiết sau đây:
• Mặt bằng bố trí bấc thấm ngang;
• Phương pháp nối giữa các đoạn bấc thấm ngang;
• Phương pháp nối với bấc thấm đứng (hay cọc cát).
Việc nối ghép vật liệu bấc thấm ngang phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp để đảm
bảo tính liên tục mà không giảm những đặc tính của dòng chảy. Chiều dài ghép chồng của
hệ thống bấc thấm ngang không được ngắn hơn bề rộng của bấc thấm ngang. Đối với bấc
thấm đứng, chiều dài ghép chồng giữa bấc thấm đứng và hệ thống bấc thấm ngang cũng
không được ngắn hơn bề rộng của bấc thấm ngang.
 Trước khi lắp đặt hệ thống thoát nước ngang, Nhà thầu phải trình cho Tư vấn giám sát
ba mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi chuyến vận chuyển vật liệu bấc thấm ngang.
Trong số 03 mẫu đó, một mẫu phải được thí nghiệm tại một phòng thí nghiệm được chấp
thuận. Ngoài ra, một mẫu của phần ghép nối vật liệu bấc thấm ngang có chiều dài đủ và kéo
dài tối thiểu là 1,0m ở mỗi bên của chỗ nối, phải được trình cho Tư vấn giám sát để chấp
thuận. Phần nối cũng có thể phải được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm để xác minh khả
năng thoát nước cần thiết;
 Trước khi đặt bấc thấm ngang, Nhà thầu phải dọn dẹp sạch sẽ bùn sét dính trên đầu các
2
Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang
bấc thấm đứng (hay cọc cát).
 Hàng ngày Nhà thầu phải lập nhật ký thi công theo dõi quá trình lắp đặt bấc thấm ngang.
Các bản sao nhật ký này phải trình Tư vấn giám sát 02 ngày sau khi lắp đặt. Các hồ sơ trên
phải nêu rõ:
• Ngày, tháng, năm;

• Ô tọa độ và khu vực tham chiếu của mỗi bấc thấm ngang;
• Các vật cản;
• Số lượng và chủng loại thí nghiệm đã được thực hiện.
 Trong quá trình thi công cần ghi vắn tắt vào biên bản bất kỳ những điều kiện bất ngờ
gặp phải.
3. Thi công lắp đặt
3.1. Trình tự thi công
Sau khi hệ thống thoát nước đứng được tiến hành thi công hoàn chỉnh, thực hiện lắp đặt
bấc thấm ngang theo trình tự sau:
 Chuẩn bị mặt bằng thi công: trước khi lắp đặt bấc thấm ngang, phải tiến hành dọn dẹp
sạch sẽ bùn sét dính trên đầu các bấc thấm đứng (hay cọc cát, giếng cát).
 Trải bấc thấm ngang theo đúng vị trí theo sơ đồ bố trí. .
 Liên kết giữa bấc thấm ngang với hệ thoát nước đứng: Sắp xếp bấc thấm ngang theo sơ
đồ thiết kế, có thể giữ cố định bằng cách đắp cát nền (tại các vị trí không ảnh hưởng đến
thao tác kết nối), dùng ghim kẹp chặc giữa bấc thấm đứng và bấc thấm ngang;
Hình 7: Minh họa nối dài bấc thấm bằng cách dùng ghim kẹp
Thí dụ minh họa việc nối kết bấc thấm và bấc thấm ngang được trình bày dưới đây: sử dụng
cát đè lên hay dùng ghim kẹp giữ chặt chúng lại với nhau.
3
Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang
Cách 1: Đổ cát Cách 2: Dùng ghim kẹp
Hình 8: Minh họa việc nối kết bấc thấm thoát nước dọc và bấc thấm thoát nước
ngang
 Hoàn thành thao tác thi công bấc thấm ngang, cho tiến hành đắp lớp vật liệu nền đường
tiếp theo và gia tải. Việc thi công được tiến hành theo phương pháp đắp lấn dần nhằm
tránh trường hợp thiết bị thi công di chuyển trực tiếp lên hệ bấc thấm ngang gây hư
hỏng mối nối, thậm chí làm đứt bấc thấm ngang.
 Tạo rãnh thoát nước dọc taluy nền đắp để thoát nước chảy từ bấc thấm ngang ra hệ
thống thoát nước chung. Đào rãnh sâu khoảng 0.5m so với mặt bằng thi công, rộng 1m
và với mái rãnh 1:1 hay 1:1.5; có thể cho vào rãnh vật liệu thoát nước tốt (đá, sỏi,…),

đặt ống thoát nước (có đục lỗ) vào lõi rãnh dẫn vào hố thu.
Trình tự thi công lắp đặt 01 bấc thấm ngang kết nối với 04 hàng bấc thấm đứng được minh
hoạ như sau:
STT Cách thức thực hiện Hình ảnh minh họa
1 Chuẩn bị nền đất
2 Thi công lớp cát tạo mặt bằng thi công
4
Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang
3
Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ
1, cắt bấc dư một đoạn theo tính toán
trước
4
Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ
2, cắt bấc dư một đoạn theo tính toán
trước
5
Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ
3, cắt bấc dư một đoạn theo tính toán
trước
6
Thi công cắm hàng bấc thấm đứng thứ
4, cắt bấc dư một đoạn theo tính toán
trước
7
Gấp hàng bấc thấm đứng gần vị trí dự
kiến đặt bấc thấm ngang nhất về phía
bấc thấm ngang
5
Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang

8
Gấp hàng bấc thấm đứng gần vị trí dự
kiến đặt bấc thấm ngang nhất còn lại
(đối xứng) về phía bấc thấm ngang
9
Tiếp tục gấp hàng bấc thấm đứng gần
vị trí dự kiến đặt bấc thấm ngang thứ
hai còn lại về phía bấc thấm ngang
10
Trải bấc thấng ngang vuông góc với
bấc thấm đứng vừa gấp đè lên vị trí
tiếp giám giữa 4 bấc thấm và tiến hành
liên kết các bấc thấm đứng bởi bấc
thấm ngang
11 Đắp lớp vật liệu nền đường
12
Đắp gia tải cho đất cố kết đẩy nước
trong các lỗ rỗng theo bấc thấm đứng
và bấc thấm ngang thoát ra ngoài nền
đường
6
Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang
13
Tạo rãnh thoát nước dọc theo taluy
nền đắp và thoát ra hệ thống thoát
nước chung.
Các bước thi công: lắp đặt và ghép nối thao tác đơn giản, nên sử dụng nhân công để tiến
hành các thao tác lắp đặt và ghép nối là phù hợp và hiệu quả hơn.
3.2. Nối bấc thấm ngang
Bấc thấm ngang theo sản xuất thành phẩm có chiều dài hạn chế, vì vậy khi lắp đặt, trường

hợp cần thiết thì phải tiến hành nối các đoạn bấc thấm ngang lại với nhau nhằm mục đích
tiết kiệm vật liệu. Việc nối hai đoạn bấc thấm ngang với nhau phải đảm bảo tính thoát nước
theo thiết kế và tính liên tục của bấc thấm ngang, mô tả tóm tắt trình tự nối bấc thấm như
sau:
STT Thao tác Hình minh hoạ Ghi chú
1 Vệ sinh đầu bấc thấm.
Thao tác
trên đầu
bấc thứ 1
và 2.
2
Tại vị trí giữa đầu bấc thứ 1, dùng
kéo cắt vỏ bấc ở mép trên theo
hướng dọc bấc 1 đoạn bằng ½ bề
rộng bấc.
Thao tác
trên đầu
bấc thứ 1.
3
Mở vỏ bấc tại vị trí vừa cắt, gấp về
hai bên để chuẩn bị đưa phần lõi
của đầu bấc thứ 2 nối vào.
Thao tác
trên đầu
bấc thứ 1.
4
Cắt bỏ vỏ đầu bấc thứ 2 một đoạn
bằng ½ bề rộng bấc.
Thao tác
trên đầu

bấc thứ 2.
7
Hướng dẫn Thi công và Nghiệm thu bấc thấm ngang
5
Đặt lõi đầu bấc thứ 2 đã cắt vào
trong vỏ và phía trên lõi đầu bấc kia
tại vị trí đã cắt gấp (ở bước 3).
Thao tác
trên đầu
bấc thứ 1
và 2.
6
Đưa đầu bấc thứ 2 vào sâu trong vỏ
của đầu bấc thứ 1, đến khi hai vỏ
bấc sát nhau.
Thao tác
trên đầu
bấc thứ 1
và 2.
7
Gấp vỏ bấc của đầu bấc thứ 1 từ
hai bên về vị trí cũ.
Thao tác
trên đầu
bấc thứ 1.
8
Lấy cao su quấn xung quanh cho
kín vị trí nối, sau đó dùng băng keo
dán kín lại và dùng kim ghim kẹp lại.
Kết thúc thao tác nối bấc thấm.

Thao tác
trên đầu
bấc thứ 1
và 2.
4. Đo đạc, nghiệm thu
Đo đạc, nghiệm thu khối lượng hạng mục lắp đặt bấc thấm thoát nước ngang theo mét dài
theo thực tế thi công, có tính đên các mối nối và hao hụt theo quy định./.
8

×