Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tổng ôn vật lý lần 4 Tài liệu ôn thi đại học cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.1 KB, 2 trang )

Vât Lý [3K]- Kiến Thức - Kỹ Năng - Kinh Nghiệm Thầy Lâm Phong
ÔN TẬP TỔNG HỢP VẬT LÝ 12 - LẦN 4
Họ, tên thí sinh:
Câu 1: Ba điểm A,B,C trên mặt nước là ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh 16 cm trong đó A và B là hai
nguồn phát sóng có phương trình u = u = 2cos(20πt) cm, sóng truyền trên mặt nước không suy giảm và có vận
tốc là 20 cm/s. M là trung điểm của AB. Số điểm dao động cùng pha với điểm C trên đoạn MC là:
. 3 . 2 . 5 . 4
Câu 2: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm một cuộn dây L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang
hoạt động thì ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch bằng nhau, một
tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Dòng điện cực đại sau đó sẽ bằng bao nhiêu lần so với lúc đầu ?
. 0,25 . 0,87 . 0,50 . 0,71
Câu 3: Xét cuộn dây có độ tự cảm L = H. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây điện áp không đổi U = 12V thì
cường độ dòng điện qua dây là I = 0,4A. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây này điện áp xoay chiều có giá trị hiệu
dụng U = 12V, tần số f = 50Hz thì công suất tiêu thụ ở cuộn dây là:
. 1,2W . 1,6W . 4,8W . 1,728 W
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m dao động điều
hòa theo phương ngang. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai thời điểm vật có thế năng gấp 3 lần động năng là
π/30 s. Giá trị của m là:
. 0,5 kg . 1,0 kg . 2,0 kg . 0,25 kg
Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, hai khe cách nhau một khoảng 0,5 mm. Khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng 0,6
µm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4
mm có:
. Vân sáng bậc 2 . Vân sáng bậc 3 . Vân sáng bậc 4 . Vân sáng thứ 4
Câu 6: Một con lắc đơn có vật nhỏ mang điện tích q. Nếu cho con lắc đơn dao động nhỏ trong điện trường
đều E thẳng đứng thì chu kì nó bằng T, nếu giữ nguyên độ lớn của E nhưng đổi chiều thì chu kì dao động nhỏ
là T. Nếu không có điện trường thì chu kì dao động nhỏ con lắc đơn là T. Mối liên hệ giữa T,T và T là:
. T = (T + T) . = + . T = T + T . = +
Câu 7: Mạch dao động LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 4 µH và tụ điện có điện dung 2000pF. Điện tích
cực đại trên tụ là 5 µC. Nếu mạch có điện trở thuần là 0,1Ω, để duy trì dao động trong mạch thì phải cung cấp
cho mạch một công suất bằng:


. 36 µW . 156,25 W . 36 mW . 15,625 W
Câu 8: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ màu đỏ và lục
có bước sóng lần lượt là λ = 640 nm và λ = 560 nm. Giữa vân trung tâm và vân sáng cùng màu kề nó có:
. 7 vân đỏ và 6 vân lục . 8 vân đỏ và 7 vân lục
. 6 vân đỏ và 7 vân lục . 7 vân đỏ và 8 vân lục
Câu 9: Một mạch điện RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm được mắc vào một hiệu điện thế xoay chiều có
phương trình u = Ucos2πft với U không đổi, f thay đổi được. Khi f = f = 36 Hz và f = f = 64 Hz thì công
suất tiêu thụ của mạch bằng nhau với P = P. Khi f = f = 48 Hz thì công suất tiêu thụ của mạch là P. Khi f = f
= 50 Hz công suất tiêu thụ của mạch là P, So sánh các công suất ta có:
. P < P . P = P . P = P . P < P
Câu 10: Hai nguồn kết hợp SS cách nhau một khoảng 50 mm trên mặt nước phát ra hai sóng kết hợp có
phương trình u = u = 2cos200πt (mm). Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 0,8 m/s. Điểm gần nhất dao
động cùng pha với nguồn trên đường trung trực của SS cách nguồn S một đoạn là:
. 32 mm . 16 mm . 24 mm . 8 mm
Câu 11: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 0,2 µF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 8
mH. Ban đầu tụ điện được tích điện đến điện áp xác định. Sau thời gian bao lâu kể từ thời điểm ban đầu thì
năng lượng điện trường của tụ bằng năng lượng từ trường của ống dây ?
. 10 s . 3.10 s . 3.10 s . 10 s
CÁCH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM VÀ XỬ LÝ "BẪY" TRONG ĐỀ THI
Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi. Có phương pháp thì người thường cũng làm được
chuyện phi thường. (Descartes)
Vât Lý [3K]- Kiến Thức - Kỹ Năng - Kinh Nghiệm Thầy Lâm Phong
Hiện nay, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh,
do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một
nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy
vào bài tập. Một đề thi có thể được xem là khó với người này nhưng
lại là dễ với người kia.
Có bạn ra khỏi phòng thi hớn hở vì làm xong hết và cho rằng đề đơn
giản nhưng sau đó khi ngã ngũ ra mới biết mình làm nhầm. Đề thi
không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu không để ý một cách cẩn

thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là
rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học
cách tìm bẫy.
1. Nhận diện nhanh câu dễ – câu khó
Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn,
câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Nếu là đề thi trắc nghiệm thì việc này sẽ không
mất quá nhiều thời gian cũng như công sức. Ngoài một kiến thức vững vàng ra thì các thí sinh cần phải nhanh nhạy nắm bắt các
câu để có thể phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý.
2. Đọc kĩ câu hỏi
Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều
bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong
những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”,
nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng.
Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu,
gạch chân những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.
3. Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải
Với số lượng câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, nếu như bạn quá cẩn thận viết hẳn ra giấy cách giải như thế nào thì sẽ
rất tốn thời gian. Đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách làm như thế nào mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô
đáp án ra sao. Với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, nếu có thể bạn hãy nhẩm trong đầu hoặc tốc kí viết ra nháp không cần theo
từng bước giải như thế nào hay chữ phải đẹp mà chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh làm mất thời gian.
4. Phỏng đoán, loại trừ
Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp này. Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có
nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Chẳng hạn đề yêu cầu tìm câu trả lời đúng thì bạn có thể dựa vào
các câu trả lời A, B, C, D để chọn. Bạn thấy A không đúng, B cũng không đúng, D thì không chắc, C thì có khả năng là đúng nên
có lẽ câu trả lời là C. Yếu tố này đôi khi cần sự may mắn nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.
5. Phương châm làm bài “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”
Khi không thể trả lời được câu nào, cộng với thời gian còn rất ít thì đừng nên do dự. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn
câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời. Không nên để
trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành
điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.

6. Và quan trọng nhất là thường xuyên làm đề thi trắc nghiệm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách nâng cao, tham khảo, đề thi, các bạn có thể tới các hiệu sách mua về và rèn cho
mình thói quen thường xuyên luyện đề. Điều này giúp bạn nắm rõ được kiểu ra đề như thế nào, trọng tâm nên học ở đâu hay
đơn giản là biết được cách gài bẫy trong mỗi đề ra sao. Tuy nhiên, các bạn nên tránh tình trạng học lan man.
Khi tự giải xong rồi thì có thể kiểm tra lại đáp án ở đằng sau, nếu cảm thấy đó là kiến thức quan trọng và mình chưa biết thì nên
ghi và học lại nhưng không nên quá tham lam khi thấy phần đó đề thi có thể rơi vào thì phần na ná, liên quan đến đó cũng có thể
mà ôm đồm một lúc một mớ kiến thức với quan niệm “thừa còn hơn thiếu”. Điều đó chỉ khiến bạn bị rối loạn, không tập trung
được vào phần chính mà thôi.
Việt Bảo (Theo Pháp Luật và Xã Hội)
Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi. Có phương pháp thì người thường cũng làm được
chuyện phi thường. (Descartes)

×