Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo Tâm lý khách du lịch: Tìm hiểu tâm lý khách du lịch Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 30 trang )

TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT


MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU
II. KHÁI QUÁT:
1. Kinh tế
2. Tôn giáo
3. Quốc kỳ và Quốc ca
4. Hệ thống chính trị
5. Văn hoá, phong tục tập quán
6. Hệ thống phương tiện giao thông
III. TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT:
1. Những tính cách tiêu biểu:
2. Những nguyên tắc sống cơ bản của người Nhật Bản:
3 Tôn giáo và những điều cấm kị: 12
IV. TÂM LÍ KHÁCH DU LỊCH NHẬT KHI ĐẾN VỚI VIỆT NAM: 13
1. Đặc điểm của một số thị trường khách du lịch Nhật Bản tiêu biểu: 14
2. Đặc điểm và thói quen tiêu dùng: 16
Những nhu cầu khi đi du lịch: 19
V. TIỀM NĂNG THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN: 20
1. Hiện trạng khách du lịch Nhật đến với Việt Nam: 20
2. Tiềm năng thu hút khách du lịch Nhật của Việt Nam: 21
VI. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ DU LỊCH Ở VIỆT NAM: 22
VII. GIẢI PHÁP, CHIẾN LƯỢC ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH NHẬT BẢN: 23
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: 23
2. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch: 23
3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch: 23
4. Nhóm giải pháp về liên kết phát triển thị trường khách: 23


VIII. KẾT LUẬN 23



I. PHẦN MỞ ĐẦU
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích
cực của con người. Ngày nay du lịch là nhu cầu quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội. Về mặt kinh tế du
2


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch
được coi là ngành công nghiệp – công nghiệp du lich. Và hiện nay ngành công nghiệp này đứng sau công
nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì du lịch được coi là cứu
cánh để vực dậy nền kinh tế của quốc gia. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đã trở thành một chính sách quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta vì ngành du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần tăng cường
mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Trong những năm qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng.Năm
2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với
năm trước. Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh
thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng160.000 tỷ đồng năm 2012 Du lịch
đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.
3


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT


Trong đó thị trường khách trường khách quốc Nhật Bản cùng với thị trường khách trung Quốc, Mỹ, Anh, Hàn

Quốc là những thị tế đến Việt Nam. Đó cũng là những thị trường khách nguồn cơ bản của vùng Đông Nam Á và
trên thế giới. Nhật Bản là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Thu nhập bình quân
trên đầu người là 34.023 USD/năm(năm 2007). Đây cũng là một trong những nước có dân số đông 126.18 triệu
người(năm 2010) sức khỏe, nâng cao tầm hiểu biết và cũng là biện phát để cân bằng cán cân thương mại. Khách
du lịch Nhật Bản là thị trường khách có khả năng thanh toán cao, số lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn trên 15
triệu lượt khách / năm. Trong giai đoạn 2003/12, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam tăng bình quân 12%/năm.
Riêng năm 2012, đã có gần 60 vạn khách Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 19,7% so với năm 2011; 10 tháng đầu năm
nay đã có gần 50 vạn du khách Nhật Bản đến Việt Nam.
Thực trạng này đòi hỏi Đảng và Nhà Nước,Tổng Cục du lịch Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan
đến du lịch đưa ra các chiến lược hợp lý nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng đông hơn.
II. KHÁI QUÁT:
1. Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn
nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên,nhưng với các
chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao
độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mạidịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng
thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên
nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.
Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.
2. Tôn giáo
Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (đạo Shinto), có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Qua
Trung Quốc và Triều Tiên, Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vào Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI.
Khoảng
4


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạoShinto và Phật giáo

3. Quốc kỳ và Quốc ca
Quốc kỳ Nhật Bản, ở Nhật Bản tên gọi chính thức là Nisshōki, nhưng người ta cũng hay gọi là Hinomaru tức
là "vầng mặt trời", là lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) ở trung tâm. Quốc
ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo.
4. Hệ thống chính trị
Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc
gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ
bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ
tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.

5. Văn hoá, phong tục tập quán.
Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ cũng đều tỏ ra rất lịch sự và
nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập quán tốt đẹp của người Nhật.
Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích
tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời
sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và
để xác định các mối quan hệ xã hội.
6. Hệ thống phương tiện giao thông
Tại các thành phố lớn tại Nhật Bản phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu
điện và tàu điện ngầm rất thuận tiện và đúng giờ. Bên cạnh đó, một số người cũng sử dụng xe buýt. Tuy
nhiên xe buýt không tiện lợi so với các phương tiện trên do có số lượng chuyến không nhiều và có khả năng
không đúng giờ vào những giờ cao điểm. Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km
và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày. Ngoài ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế.


5


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT


III. TÍNH CÁCH NGƯỜI NHẬT:

1. Những tính cách tiêu biểu:
1.1 Ý thức cộng đồng:
Ý thức cộng đồng của người nhật quá mạnh dẫn đến việc họ có tập quán tuân thủ mệnh lệnh Hành động của
họ đều dựa trên các chuẩn mực về thứ bậc trong xã hội và mang tính thứ bậc rõ nét. Điểm tốt là mọi người
hòa hợp với nhau và dễ thống nhất.
1.2 Trong các quan hệ cá nhân:
Người Nhật thành thực đến mức đến độ người khác phải ngạc nhiên.
1.3 Xem trọng kỷ luật:
Người Nhật theo chủ nghĩa tuyệt đối, họ quá để ý đến kỷ luật, thức bậc. Có lẽ trên thế giới ai cũng biết người
Nhật rất tôn trọng kỷ luật.



Thích làm thủ công và
thích những hàng thủ
công.

1.4 Với cộng đồng:
Tính cộng đồng khá
mạnh.
Rất cởi mở với hàng hóa nước ngoài nhưng lại dè dặt với người nước ngoài.
1.5 Về chính trị:
Không có tư tưởng chính trị nổi bật hay không dựa vào tư tưởng chính trị cụ thể nào cả.
6





TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

Sức ảnh hưởng của chính phủ không mạnh. Phe phái trong chính phủ quá nhiều. Nhà nước có thể tồn tại với
các cơ quan hành chính địa phương có mà không cần chính phủ trung ương.
Hiếu chiến và dễ bị kích động.
1.6 Về lĩnh vực kinh tế - ngoại giao:
Thiếu tính chiến lược trong các chính sách kinh tế , ngoại giao. Không có quan điểm, đường lối rõ ràng cho
các chính sách ngọai giao.Tất cả chỉ dựa vào “chủ nghĩa hòa hợp” của người Nhật.
Thiếu tính độc lập. Hầu như không có người
Nhật nổi tiếng nào có suy nghĩ, phát minh hoàn
tòan độc lập và không chịu ảnh hưởng của xung
quanh.
1.7 Khái niệm về đạo đức:
Chú trọng nhiều đến danh dự mà không để ý
nhiều đến ý thức về tội lỗi. Người Nhật một
mặt chú trọng đến lễ nghĩa. Mặc khác lại
không dám nhìn thẳng vào các tội ác đã gây ra
trong quá khứ. Lý do sâu xa nằm ở quan niệm
về đạo đức của người Nhật.

1.8 Về luật pháp:
Người Nhật ghét luật pháp. Có lẽ nhiều người cảm thấy mâu thuẫn nhưng bằng chứng cho việc này chính là
Nhật Bản được xếp vào nhóm nhà nước pháp trị tại châu Á. So với người Âu, Mỹ thì thì người Nhật có xu
hướng giải quyết nội bộ tất cả các vấn đề. Chỉ khi không giải quyết được mới mang ra tòa án.
7



TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT




1.9 Óc thẩm mỹ:
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của
người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho
mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật
không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ
hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình,
người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn
tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ
không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.
8


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT



2. Những nguyên tắc sống cơ bản của người Nhật Bản:
2.1 Lối cư xử:
Người nhật rất chú trọng đến lối cư xử và giao tiếp hằng ngày:
Khi giao tiếp với 1 người nhật bản thì việc nhìn thẳng vào mặt đối phương là điều cấm kị, họ thường tìm 1
vật trung dung để nhìn. Khác với người việt nam khi nói chuyện thì nhìn thẳng vào mặt đối phương được
cho là hành động thể hiện sự tự tin, thẳng thắn và chân thành.
Những lễ nghi trong văn hóa ứng xử của người Nhật cũng thể hiện độc đáo ngay từ cái cúi chào và bắt tay.
Cho đến nay, người Nhật vẫn còn giữ thói quen cúi chào gập người ngang thắt lưng. Nếu ngồi trên sàn
nhà mà cúi chào thì đặt tay xuống sàn và cúi đầu, trán hầu như sát đất. Người Nhật chào nhau một vài lần
trong ngày.Nếu gặp người trên, ở cơ quan chẳng hạn, thì lần đầu phải cúi chào thi lễ, còn những lần sau
chỉ khẽ cúi chào.Cha mẹ đi hay về, con cái đều phải ra tận cửa tiễn hoặc đón. Trong những trường hợp
này đều có những câu chào được quy định. Nghi thức cúi chào của họ ngay cả người Nhật cũng cảm thấy

rườm rà, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.khi đến việt nam thì người nhật sẽ được nghe nhiều lời chào hơn vì
người việt nam rất coi trọng lời chào. Con cái trong gia đình từ nhỏ đã được dạy dỗ từng lời nói, cử chỉ lễ
phép chào hỏi khi khách vào nhà, khi gặp người già cả, người lớn tuổi đi vào đường làng, ngõ xóm,
phường phố (lời chào cao hơn mâm cỗ).
2.2 Sự hài hòa làm gốc rễ cũa đạo đức:
Du khách Nhật ít khi biểu lộ sự không hài lòng một cách trực tiếp. Nếu chất lượng tour du lịch có vấn đề họ
thường gửi thư hoặc thông qua đại lí. Các doanh nghiệp du lịch nên tìm hiểu mức độ hài lòng của du khách
bằng nhiều hình thức để tránh những vướng mắc về sau, đơn giản thông qua các phiếu điều tra hoặc bảng
hỏi gửi cho khác.
9


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

2.3 Khách hàng là thượng đế:
Họ cho rằng người trả tiền luôn có vị thế cao hơn người nhận tiền. Vì vậy du khách Nhật thường hay khó
tính, nhiều yêu cầu, hay phàn nàn và luôn đòi hỏi sự phục vụ với chất lượng cao nhật. Người Nhật có cuộc
sống thuận lợi, nhiều tiện nghi, quen với việc sử dụng nhiều sản phẩm thuận tiện nên khi đi du lịch nước
ngoài, họ thường không dễ thích nghi với những điều kiện thiếu thốn tại điểm du lịch
2.4 Đúng giờ:
Đúng giờ là nguyên tắc sống rất quan trọng của người Nhât. Trong các
hoạt động du lịch, người Nhật cảm thấy không hài lòng khi phải chờ đợi.

2.5 Sức khỏe là vàng:
Khi đi du lịch người Nhật rất quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe, vấn đề
an ninh và an toàn.
2.6 Coi trọng sạch sẽ:
Người Nhật luôn coi trọng sự sạch sẽ trong cuộc sống thường nhật cũng như khi đi du lịch. Vì quá sạch sẽ
nên đôi khi khả năng miễn dịch của họ rất yếu, vì vậy du khách Nhật rất cẩn thận trong vấn đề vệ sinh và ăn
uống.

2.7 Hiểu ngôn ngữ và văn hóa:
Số ít người Nhật sử dụng thuần thục tiếng anh. Người Nhật quan niệm rằng ần giấu sau ngôn ngữ là văn hóa,
và họ yêu cầu hướng dẫn viên không chỉ sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà còn phải hiểu văn hóa và phong
cách sống của người Nhật Bản.
2.8 Cách ăn uống:
+ Thực phẩm chủ yếu là: Cá, rau biển, rau quả, đậu nành, gạo, trái cây, trà xanh.
10


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

+ Sử dụng đồ tươi , đúng lúc.
+ Khẩu phần nhỏ và chia thành nhiều bữa.
+ Người Nhật ăn cơm hàng ngày.
+ Người Nhật ăn bằng đũa, không cầm thức ăn bằng tay, không vứt đồ thừa hay xương thịt cá ra bàn ăn hay
xuống sàn nhà mà phải bỏ vào đĩa riêng.

+ Thanh niên thích ăn thịt hơn ăn cá, và thích các món ăn Âu hơn các món ăn Nhật Bản truyền thống.
11


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT



3 Tôn giáo và những điều cấm kị:
Người Nhật Bản đa phần có tín ngưỡng Phật giáo và Thần đạo. Người Nhật Bản không thích màu tím, họ cho rằng
màu tím mang màu sắc đau thương, họ kiêng kị nhất là màu xanh lá cây, vì họ cho rằng màu xanh lá cây là màu
không may mắn.
Người Nhật Bản còn kiêng kị 3 người cùng chụp chung ảnh, họ cho rằng người đứng ở giữa sẽ bị 2 người bên trái

và bên phải kẹp lấy, đây là điềm không may. Họ còn kiêng kị hoa sen, cho rằng hoa sen là hoa tang tóc. Khi đi thăm
người bệnh, họ kiêng kị tặng hoa sơn trà, hoa có màu vàng nhạt và hoa màu trắng.
Người Nhật Bản không muốn nhận quà và vật có hình hoa cúc do người khác tặng, vì hoa cúc là biểu tượng của gia
tộc hoàng thất. Người Nhật Bản yêu thích các loại hình như cây tùng, cây trúc, hoa mai, con vịt, con rùa, v.v.

12


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT



IV. TÂM LÍ KHÁCH DU LỊCH NHẬT KHI ĐẾN VỚI VIỆT NAM:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách Nhật Bản là an ninh, sự sạch sẽ, cơ sở
lưu trú tiện nghi với dịch vụ chu đáo, hệ thống giao thông thuận tiện, chất lượng của hướng dẫn viên du lịch sử dụng
tiếng Nhật, các thông tin, sách hướng dẫn. Ngoài ra, các yếu tố thời tiết, bệnh dịch, sức khỏe và y tế cũng ảnh hưởng
tới việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch Nhật Bản.

13


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT




1. Đặc điểm của một số thị trường khách du lịch Nhật Bản tiêu biểu:
1.1 Giới học sinh, sinh viên:
Thường đi theo đoàn và kinh phí do Nhà nước cấp, nhu cầu tương đối đơn giản, thường coi trọng tính kinh tế
của dịch vụ cung cấp, ưa thích đồ ăn châu Âu, fast food và các món ăn địa phương, thường quan tâm, tìm

hiểu văn hóa.
1.2 Giới nữ trẻ thường có độ tuổi trung bình từ 20 – 30:
Giới nữ ở độ tuổi này chưa lập gia đình có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, rất sành điệu trong tiêu dùng
nhưng cũng rất quan tâm đến kinh tế của dịcch vụ, sở thích của họ là mua sắm, thời trang, trang sức, sản
phẩm lưu niệm của địa phương.
1.3 Các gia đình:
Họ thường quan tâm đến thực đơn riêng của trẻ em, ưa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, cui chơi giải
trí, thể thao, thích ở phòng rộng, khách sạn có bể bơi riêng và có dịch vụ trông trẻ.
14


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT



1.4 Người cao tuổi:
Thường đi du lịch nhờ vào quỹ lương sau khi nghỉ hưu, có mức tiêu dùng khá cao, thích thư giãn nghỉ ngơi,
rất hứng thú trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa và tự nhiên của điểm du lịch.

1.5 Khách thương gia:
Đối tượng khách luôn thiếu thời gian và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thời gian tham
quan ít, thích chơi golf, hứng thú tìm hiểu cuộc sống về đêm tại điểm du lịch.
15


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

1.6 Khách du lịch ba lô:
Mức tiêu dùng không cao, đi du lịch theo kiểu tổ chức, rất quan tâm đến yếu tố giá cả song là những du khách
có khả năng phát tán thông tin nhanh chóng và mạnh mẽ về điểm du lịch.


2. Đặc điểm và thói quen tiêu dùng:
Khách du lịch Nhật có khả năng chi trả cao.
Người Nhật Bản đi du lịch đông nhất vào một số thời điểm trong năm như: đầu năm mới, nghỉ Xuân tháng 3, tuần
lễ vàng đầu tháng 5, lễ Obon vào tháng 8 và trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến cuối năm.



 Thích những nơi có thiên nhiên hùng vĩ, núi cao, bãi biển trải dài nơi có thể tắm
được quanh năm.


 Thích những nơi có bề dày văn hóa lịch sử, họ muốn tìm hiểu và thích
16



TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

ăn uống. Người Nhật thường thích các city tour quanh Hà Nội nơi có rất
nhiều món đặc sản, thích thưởng thức món ăn miền nam.



 Họ thích những nơi mà người bản địa hiếu khách, cởi mở, thân thiện với môi
trường, điều đó làm họ rất hài lòng.



17



TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT


 Người Nhật đặc biệt thích mua sắm. Đặc biệt là phự nữ. Đã đi du lịch chắc chắn
họ sẽ mua quà lưu niệm về cho người thân. Đó chính là một phong tục tập quán
của họ.



 Một bộ phận du khách Nhật (đặc biệt là giới trẻ) thường thích đi quán bar hoặc câu lạc bộ đêm sau bữa tối.


 Người Nhật Bản đặc biệt thích tham gia vào các hoạt động tình nguyện hướng tới cộng đồng như phổ biến văn hóa
Nhật Bản, vệ sinh đường phố, trồng cây, tuyên truyền phòng chống bệnh dịch…
18


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

 Cách tắm đặc biệt:
Khách du lịch nếu được hỏi sẽ chọn giữa phòng có bồn tắm và phòng chỉ có vòi hoa sen trừ khi họ là thanh niên. Cách
tắm của người Nhật cũng rất đặc biệt (có thể nói là khác người). Họ ngâm mình trong bồn từ 5 đến 10 phút sau đó ra
khỏi bồn kỳ cọ rồi lại vào bồn ngâm mình tiếp
 Giày dép: Những đôi dép đi trong nhà là một trong những yêu cầu tối thiểu dành cho khách Nhật trong khách sạn
thậm chí có người còn mang theo dép riêng nữa.


 Một tour của họ thường kéo dài 7 ngày để 1 năm họ có 3 kỳ nghỉ.

 Người Nhật không thích ở các tầng một, hai tầng trên cùng vì lý do an toàn.
Những nhu cầu khi đi du lịch:
 Nhu cầu về phương tiện vận chuyển:
Khách Nhật thường có khả năng chi trả cao. Đối với những chuyến du lịch ra nước ngoài cho dù là dài ngày hay ngắn
19


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

ngày hõ đều đi máy bay.
 Nhu cầu lưu trú:
Người Nhật chi tiêu nhiều cho dịch vụ lưu trú. Họ thường ở kháchch sạn 3 đến 5 sao. Phòng ở khách sạn đòi hỏi phải
có các trang thiết bị cao cấp, các trang thiết bị tự động, những vật dụng cá nhân phải có đầy đủ, phải đảm bảo vệ sinh
tuyệt đối. Tầng 1 và 2 trên cùng của các khách sạn cao tầng thường không thích hợp với người Nhật vì lí do an toàn.
 Nhu cầu về ăn uống:
Thích ăn các món ăn chế biến tử hải sản. Món đặc sản là cá sống. Khi ăn có bát nước chè bỏ thêm bông cúc để rửa tay.
Trước khi ăn dùng khăn mặt bông quấn chặt cứng dài từ 15 – 20 cm hấp nóng để cho khách lau mặt.
Trong lĩnh vực ẩm thực nhât bản co nhiêu nét tương đồng với ẩm thực việt nam vì khi chế biến thức ăn không lạm
dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món
ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Lương thực chính của người nhật cũng
là gạo giống việt nam và các nước Châu Á. Người nhật rất thích ăn đồ ăn sống vì họ thích sự tươi ngon của hương vị
thiên nhiên. Khác với ở việt nam đồ ăn được ché biến kĩ lưỡng và được đun chín. Tuy nhiên hiện nay thì các món ăn
sống của nhật bản cũng dễ dàng được tìm thấy trong nhiều nhà hàng của việt nam. Người nhật cũng thích uống trà
và họ có cả nghi lễ trà đạo và cách uống trà của họ cầu kì và phức tạp hơn của viêt nam.
Thích fast food, các loại bánh kẹo
Mỹ, thích rượu vang vùng
California, thích thức uống Coca Cola.
Không có thói quen ăn uống cùng bàn với người
lạ.
Trong nhà hàng người Nhât thích chia ra các

khoảng nhỏ tạo sự ấm áp, gần gũi và giữ được
khoảng cách cần thiết.

V. TIỀM NĂNG THỰC TRẠNG THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN:
1. Hiện trạng khách du lịch Nhật
đến với Việt Nam:
Nhật Bản được đánh giá là một trong những thị trường khách có mức chi tiêu cao nhất thế giới và luôn là thị trường gửi
khách tiềm năng của du lịch Việt Nam.
• Trong năm 2012, khoảng 600.000 khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam, đứng thứ ba trong số các nước có
nhiều người đi du lịch Việt Nam. Ước tính, trong 10 tháng qua trong năm 2013 có khoảng 500.000 lượt khách
du lịch Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó họ thường có thời gian lưu trú
dài ngày và chi tiêu tài chính cao hơn so với khách du lịch Hàn Quốc và Trung Quốc.
• Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, từ năm 2005, việc hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Việt Nam và Nhật
Bản được thúc đẩy mạnh mẽ.
 Giai đoạn 2003-2012, khách du lịch Nhật đến Việt Nam tăng 2,75 lần, đạt tốc độ tăng trưởng trung
bình 12%/năm.
 Từ năm 2004, Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực cho công dân Nhật du lịch Việt Nam, do vậy số
khách Nhật ngày càng tăng.
 Năm 2012, số lượng khách của xứ sở hoa anh đào chiếm 9% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
• Cũng theo Tổng cục Du lịch, mặc dù khách du lịch Việt đến Nhật Bản số lượng còn ít nhưng đã có mức tăng
trưởng mạnh trong những năm qua.
20


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

 Riêng trong 8 tháng đầu năm 2013, số lượng khách du lịch Việt đến Nhật đã tăng 52% so với cùng kỳ
năm ngoái.
 Từ tháng 7, Nhật đã áp dụng cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho công dân Việt Nam. Hiện, 4 thành

phố lớn là Tokyo, Nagoya, Osaka, Fukuoka có đường bay thẳng tới Hà Nội và TP HCM.
• Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam ông Nguyễn Văn Tuấn nhận định: “Càng ngày Nhật Bản càng
trở thành thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam, sau Hàn Quốc và Trung Quốc”, và Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030 đã xác định Nhật Bản là thị trường trọng điểm, với tham vọng đón
1 triệu lượt du khách Nhật Bản vào năm
2015.
Du khách Nhật đến Việt Nam để:
Thưởng thức ẩm thực: 88%; mua sắm: 82%; tham quan công trình kiến trúc lịch sử: 59%; tham quan bảo tàng:
40%; khám phá thiên nhiên: 35%; massage: 31%; nghỉ ngơi ở các khu resort gần bãi biển: 23%.
Những điểm đến được du khách Nhật "ưu ái":
TP Hồ Chí Minh: 72%; Hà Nội: 48%; Vịnh Hạ Long: 26%; Mỹ Tho: 26%; Huế 19%; Hội An: 17%; Nha Trang:
16%

2. Tiềm năng thu hút khách du lịch Nhật của Việt Nam:
2.1. Tiềm năng sẵn có của nước ta:
- Người Nhật Bản rất thích món ăn Việt Nam, vì không nhiều dầu mỡ như món Trung Quốc và lại có
nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Vì thế họ cho rằng: nhờ thức ăn như thế nên phụ nữ Việt Nam có
thân hình rất đẹp để mặc áo dài và rất ấn tượng về việc hiếm thấy những phụ nữ mập quá khổ ở VN.
- Các mặt hàng thêu tay, túi xách có đính cườm… giá cả rẻ hơn nhiều so với ở Nhật. Vì thế phần lớn mục
đích của họ khi đến Việt Nam là mua sắm và mua sắm mà thôi. Lúc về nước phải mua thêm vali để đựng
hàng là chuyện bình thường.
- Người dân Nhật Bản vốn rất nhạy cảm trước những bất ổn về chính trị, bởi vậy Việt Nam điểm đến thanh
bình và an toàn luôn được khách Nhật Bản lựa chọn. Hơn nữa, người dân Việt Nam rất nồng hậu, thân
thiện và mến khách. Đặc biệt, hình ảnh các thiếu nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài truyền thống đã
tô điểm thêm nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.
- Cảnh quan ở Việt Nam luôn có sức hút kỳ diệu nhiều đối tượng khách từ thị trường Nhật Bản, tiêu biểu
như: phố cổ Hội An, cố đô Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn, vịnh Hạ Long và các bãi biển ở Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế…

- Thắng lợi vẻ vang của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước cũng như đà hội nhập

quốc tế nhanh chóng đã giúp Việt Nam nổi bật trên bản đồ thế giới. Người Nhật cũng từng trải qua chiến
tranh nên luôn có sự đồng cảm và quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam. Họ rất thích đến Việt Nam không
chỉ để chứng kiến sự đổi khác của Việt Nam sau chiến tranh mà còn tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam
thông qua việc tham quan các di tích lịch sử như: dinh Độc Lập, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, địa đạo
Củ Chi
- VN có 1 nền văn hóa độc đáo lâu đời 1000 năm THĂNG LONG, vì thế một nghiên cứu của Công ty
21


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

Tiếp thị du lịch Nhật Bản (JTM) cho thấy: Du khách Nhật không chỉ thích đến TP.HCM để thưởng thức
các món ăn hay mua sắm mà còn có nhu cầu rất lớn trong việc khám phá cuộc sống bình thường của
người dân địa phương, những nét văn hóa độc đáo mang bản sắc người Việt không đâu có được Một
nhà báo Nhật nhận xét: Môi trường du lịch của Việt Nam hơn những nước láng giềng nhiều lắm, chỉ tiếc
là những tiềm năng đó chưa được đánh thức và phô diễn cho thế giới biết.

2.2. Những tiềm năng việt nam đã và đang tạo được:
- Cơ sở hạ tầng du lịch là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách Nhật Bản. Với hệ thống
khu nghỉ dưỡng trên khắp đất nước, Việt Nam sẵn sàng phục vụ đa dạng đối tượng khách, từ những
người đi du lịch kết hợp công việc cho đến những người đi nghỉ dưỡng và thưởng ngoạn phong cảnh
thiên nhiên. Hiện nay, nhiều hãng hàng không (Vietnam Airlines, Air Asia, Japan Airlines) liên tục tổ
chức các chuyến bay từ Nhật Bản đến Việt Nam và ngược lại, tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người
dân hai nước.
- Về hỗ trợ kỹ thuật, Nhật đã thực hiện nhiều dự án hỗ trợ cho Việt Nam như kế hoạch tổng thể phát triển
du lịch Đà Nẵng, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, tăng cường năng lực quản lý vườn quốc gia Bidoup
Núi Bà Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam nhiều khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ quản lý
nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đối với lĩnh vực quản lý phát triển du lịch. Điều này đã tạo cho
những nhà làm du lịch VN am hiểu được tâm lí người Nhật.
VI. NHỮNG HẠN CHẾ VỀ DU LỊCH Ở VIỆT NAM:

- Về thị trường, đầu tư marketing còn hạn chế, với kinh phí khiêm tốn 30-40 tỷ đồng/năm du lịch Việt Nam khó có thể
thực hiện xúc tiến, quảng bá hiệu quả; chưa có trang web du lịch quảng bá điểm đến, không có văn phòng du lịch
nước ngoài trong khi Thái Lan, Malaysia, Singapore có văn phòng đại diện của cơ quan phụ trách du lịch quốc
gia tại Nhật Bản. Họ thường xuyên tổ chức các chiến dịch quảng bá ở tầm quốc gia và lần nào làm cũng có khuyến
mãi, kích cầu Còn việc quảng bá du lịch VN lâu nay chủ yếu là do Hãng hàng không Vietnam Airlines đứng ra tổ
chức, hoặc một số công ty du lịch giới thiệu vài tour mà họ đang muốn bán.
- Sản phẩm du lịch theo định hướng thị trường ở các điểm đến phụ còn thiếu tính đa dạng để có thể giữ khách lưu lại
lâu hơn, sản phẩm mà Vietnam Airlines muốn bán cho du khách Nhật lại không trùng với nhu cầu thật của họ. Các
công ty chuyên bán tour cho du khách Nhật chỉ làm những tour mình có thế mạnh, trong khi người Nhật muốn biết
VN có thế mạnh gì, ở đâu. Chẳng hạn tắm biển thì đến đâu, mua sắm đến nơi nào, tìm hiểu văn hóa thì địa phương
nào mà những điều này phải do cơ quan chính phủ thực hiện chứ các công ty du lịch đơn lẻ không thể làm được.
- Quản lý điểm đến bất cập, thiếu sự cam kết thực sự đối với du lịch có trách hiệm, số lượng nguồn nhân lực đã qua
đào tạo không bắt kịp với tộc độ phát triển du lịch dẫn đến năng lực kinh doanh hạn chế.
- Vấn đề ô nhiễm ở Việt Nam khiến du khách Nhật dè dặt hơn trong việc lựa chọn điểm đến để du lịch.
- Trình độ ngôn ngữ và văn hóa của hướng dẫn viên còn hạn chế.
22


TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

VII. GIẢI PHÁP, CHIẾN LƯỢC ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH NHẬT BẢN:
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách:
Tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch Nhật Bản; huy động các nguồn lực của địa phương trong
công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút khách du lịch Nhật Bản; hình thành quỹ xúc tiến du lịch thị trường Nhật Bản;
phối hợp với các cơ quan liên ngành trong việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch mới cho khách du lịch
Nhật Bản; có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý…
2. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch:
Xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo nhóm các sản phẩm dịch vụ cho khách Nhật Bản nói chung và nhóm
các sản phẩm du lịch đặc thù theo từng phân đoạn thị trường; tập trung quảng bá một số điểm đến cụ thể như con
đường di sản miền Trung và vịnh Hạ Long, du lịch biển Phú Quốc và Đà Nẵng, Quảng Nam (kết hợp với du lịch

di sản), du lịch học đường, du lịch nghỉ dưỡng dài ngày (Khánh Hòa, Bình Thuận), du lịch mua sắm, ẩm thực (Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh)…
3. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch:
Nghiên cứu, xây dựng website giới thiệu du lịch Việt Nam bằng tiếng Nhật; thành lập nhóm công tác du lịch Việt
Nam – Nhật Bản; xây dựng tổ chức bộ máy và cơ chế duy trì hoạt động xúc tiến thường xuyên tại Nhật Bản; tham
gia chương trình, hội chợ, sự kiện du lịch thường niên tại Nhật Bản; xây dựng kế hoạch mời và đón tiếp các đoàn
famtrip của Nhật Bản vào Việt Nam khảo sát, đưa tin, viết bài quảng bá cho du lịch Việt Nam; tổ chức điều tra,
thu thập thông tin về thị trường để hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch xúc tiến tại Nhật Bản; tổ chức các sự kiện văn
hóa du lịch thường niên, các sự kiện giao lưu văn hóa, du lịch Việt - Nhật; tổ chức các hoạt động tuyên truyền và
giáo dục cộng đồng nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách Nhật khi đến thăm Việt Nam; xuất bản các ấn phẩm
xúc tiến du lịch; xây dựng hệ thống chỉ dẫn và biển báo du lịch bằng tiếng Nhật tại các trung tâm du lịch lớn và
các điểm đến khách du lịch Nhật Bản ưa thích.
4. Nhóm giải pháp về liên kết phát triển thị trường khách:
Hợp tác với Lào và Campuchia để tạo ra các sản phẩm du lịch liên quốc gia cũng như quảng cáo chung cho 3
điểm đến; hợp tác với Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản trong xúc tiến du lịch.


VIII. KẾT LUẬN

23



TÌM HIỂU TÂM LÝ KHÁCH NHẬT

Các nhà quản trị và kinh doanh du lịch Việt nam phải hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và hiểu quả của việc khai
thác các giá trị văn hoá trong kinh doanh du lịch, từ đó xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với hợp với
từng thị trường khách. Để làm đượcđiều đó yêu cầu nhà quản lý phải kiên trì, bền bỉ, trong việc nghiên cứu
đặc điểm tâm lý của từng địa phương, cộng đồng quốc gia, dân tộc ở cả nơi tạo ra sản phẩm du lịchvà thị
trường quảng bá sản phẩm. Cần thiết phải chuyên môn hoá các bộ phận trong việc khai thác thị trường để các

hoạt động nghiên cứu được sâu sắc, đồng thời đội ngũ để làm du lịch phải được trang bị nghiên cứu được sâu
sắc, đồng thời đội ngũ để làm du lịch phải được trang bị kiến thức về du lịch văn hoá, kiến thức về du lịch văn
hoá, kiến thức ngoại giao quốc tế. Trong tất cả các giai đoạn xây dựng sản phẩm, quảng bá sản phẩm, bán và
thực hiện sản phẩm, yếu tố văn hoá luôn được coi trọng và thể hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc yêu cầu đội
ngũ nhân viên thực hiện phải được trang bị cơ bản về kiến thức, nghiệp vụ du lịch, nghệ thuật ứng xử cũng
như phải nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của từng đối tượng khách. Việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý
hay phong tục tập quán của du khách trước khi tạo ra các sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định của việc thành
công hay thất bại trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch. Đồng thời đó cũng là biểu hiện yếu tố văn
hoá trong quản lý và kinh doanh du lịch.



24


×