Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.54 KB, 41 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ
***********
NGƠ HỒNG NHUNG
BÀI SOẠN GIẢNG
BÀI 4:
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Người soạn: Ngơ Hồng Nhung
Đối tượng : Học viên trung cấp lý luận

HÀ NỘI, THÁNG 04/2012
BÀI 4
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Đối tượng học viên: Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
Số tiết: 5 tiết
Giáo viên hướng dẫn: ĐÀO DUY DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: NGƠ HỒNG NHUNG
Lớp: Quản lý kinh tế - K28
A. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI GIẢNG:
1. Đặt vấn đề
2. Nêu mục đích yêu cầu
3. Giới thiệu một số tài liệu tham khảo
4. Giới thiệu khái quát kết cấu nội dung bài
5. Thực hiện bài giảng
6. Tổng kết bài ( nhắc lại kiến thức trọng tâm )
7. Đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập
B. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÀI GIẢNG:
1. Phương pháp giảng:
- Thuyết trình hoặc sử dụng Power point


- Đảm bảo sự tham gia tích cực của học viên bằng việc kết hợp
phương pháp hỏi – đáp và một số phương pháp dạy học tích cực
khác
2. Phương pháp luận:
- Phương pháp chung: Đứng vững trên lập trương Chủ nghĩa Duy vật
biện chứng và Duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể:một số phương pháp khác như so sánh, phân
tích tổng hợp nhằm làm phong phú và tăng tính thuyết phục cho
bài giảng.
C. Kết cấu nội dung, phân chia thời gian trọng tâm của bài
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về
cơ cấu kinh tế (75ph)
1. Các khái niệm
2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3. Phương pháp phân tích và đánh giá tính hợp lý của chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
II. Các ngành kinh tế và mối quan hệ giữa các ngành trong tổng thể
cơ cấu kinh tế (50ph)
1. Các ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế.
2. Mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế.
III. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong những
năm đổi mới (40ph)
1. Những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Những hạn chế.
IV. Quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát huy vai trò của các ngành, lĩnh vực theo
hướng phát triển bền vững (60ph)
1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy vai trò của
ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững.

3. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
huy vai trò của ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển bền vững ở Việt
Nam.
CỤ THỂ:
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nắm vững kiến thức cơ bản:

- Vận dụng vào thực tiễn:

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo trình trung cấp lý luận chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Hội đồng Trung ương biên
soạn giáo trình các bộ môn lý luận Mác – Lênin.
- Một số tài liệu khác như: Tạp chí cộng sản, Báo Nhân Dân…cùng
các websie của chúng.
BÀI GIẢNG CHI TIẾT
TT NỘI DUNG BÀI GIẢNG THỜI
GIAN
1 Lời dẫn vào bài:
- Cơ cấu kinh tế xét về mặt bản chất, nó phản ánh trạng thái
phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Bất cứ quốc gia nào
muốn thoát khỏi tình trạng lạc hậu, vươn lên phát triển để phù
hợp với xu thế của thế giới cũng như trong nước, thì chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là giải pháp cơ bản. Vì vậy, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là một tất yếu trong quá trình phát triển.
- Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại chịu ảnh
hưởng và hậu quả của mấy nghìn năm phong kiến và những
cuộc chiến tranh vệ quốc tàn khốc, Việt Nam sau khi giành độc
lập bắt tay vào quá trình xây dựng đất nước gặp muôn vàn khó

khăn….
Trong quá trình đó, bên cạnh những kết quả đạt được, có thể
nhìn thấy rõ rang, thì những yếu kém, hạn chế, những nguy cơ
rình rập, đẩy lùi nền kinh tế vẫn đang tồn tại…
Để hiểu rõ hơn thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Những
thành tựu, hạn chế của Đảng ta trong việc thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cũng như các biện pháp mà Đảng và nhà
nước chúng ta đã và sẽ làm trong tương lai để ổn định phát
triển kinh tế đất nước… Hôm nay, mời các bạn chúng ra sẽ
cùng đi nghiên cứu bài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt
Nam”.
10’
2
I. Một số vấn đề lý luận c

ơ

bản về c

ơ

cấu kinh tế.
1. Các khái niệm.
a. Khái niệm về cơ cấu kinh tế.
- Trước hết, để hiểu được khái niệm về cơ cấu kinh tế,
ta cần đi tìm hiểu: thế nào là cơ cấu?
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm hệ thống và
trên nền tảng tư duy triết học thì mỗi hiện tượng hay sự vật là
một hệ thống. Trong đó, các phần tử lien kết, phối hợp chặt chẽ

với nhau tạo nên hệ thống trong thế vận động và phát triển.
- Trong tiếng việt, cơ cấu thường được dựng để chỉ các bộ
phận cấu thành của một tổng thể nào đó.
- Còn theo Mác: Cơ cấu là sự phân chia về chất và một tỷ lệ về
số lượng của những quá trình sản xuất xã hội…
- Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra: Cơ cấu là
một thuật ngữ chỉ cấu trúc của một đối tượng bao gồm các bộ
phận hợp thành trong mối tương quan tỷ lệ về lượng và những
liên kết bên trong giữa các bộ phận đó.
=> Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh tế với
quy mô, vị trí, các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn định hợp thành
trong một thời kỳ nhất định.
Bất cứ một hình thái kinh tế - xã hội nào cũng tồn tại một cơ
cấu kinh tế thích ứng hay phù hợp với kiểu tổ chức cua hình
thái kinh tế- xã hội đó.
Các Mác đã viết: “ Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những
quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của
các lực lượng sản xuất vật chất”.
Từ nội hàm của khái niệm cơ cấu kinh tế, có thể rút ra một số
18’
nhận xét:
- Thứ nhất, cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành
nền kinh tế, hàm chứa các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế
có mối quan hệ biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn
tại và phát triển trong tổng thể nền kinh tế quốc dân ở một thời
kỳ nhất định.
- Thứ hai, cơ cấu kinh tế xét về mặt vật chất kỹ thuật, bao gồm:
cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, bộ phận trong nền kinh tế
quốc dân. Cơ cấu kinh tế theo quy mô, trình độ kỹ thuật – công
nghệ phản ánh mặt chất các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế

trong điều kiện tiềm năng thế mạnh về tự nhiên, kinh tế chính
trị, xã hội của vùng, lãnh thổ và đặt trong mối quan hệ thống
nhất với tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực và thế giới.
- Thứ ba, cơ cấu kinh tế xét về mặt kinh tế - xã hội bao gồm :
cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh vị trí, vai trò, chức
năng sản xuất của các thành phần kinh tế cũng như khả năng
đóng góp của từng thành phần kinh tế vào tăng trưởng, phát
triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển
phản ánh năng lực phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu của
các ngành, lĩnh vực, bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế
quốc dân.
- Cơ cấu kinh tế phản ánh trạng thái phát triển của nền kinh tế
ở một giai đoạn cụ thể.
b. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế có thể hiểu một cách chung nhất như sau:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi cơ cấu kinh tế từ
trạng thái này sang trạng thái khác trên cơ sở phù hợp với điều
kiện khách quan và chủ quan, đảm bảo cho nền kinh tế phát
triển. Đặc biệt sự biến đổi đó là nhằm phát triển với trình độ
phát triển mới của nền kinh tế hiện nay.
- Những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau tồn tại những cơ
cấu kinh tế khác nhau. Cơ cấu kinh tế còn biến đổi tùy theo
điều kiện khách quan và chủ quan trong và ngoài nước. Do đó,
cơ cấu kinh tế không tồn tại vĩnh viễn.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao hàm cả sự biến đổi về mặt
lượng và mặt chất của cơ cấu kinh tế.
- Về mặt lượng: đó là sự biến đổi về số lượng, quy mô, tỷ trọng
giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế ; sự
biến đổi của mối liên kết nội tại ( cả dầu vào và đầu ra) giữa
các ngành, bộ phận, lĩnh vực của cơ cấu kinh tế.

- Về mặt chất: đó là sự biến đổi về nhiều mặt, trong đó quan
trọng nhất là sự biến đổi về mặt kĩ thuật – công nghệ sử dụng
trong các ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế tạo ra hàng
hóa, dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao.
- Năng lực đóng góp của các ngành, lĩnh vực, bộ phận vào tăng
trưởng, phát triển kinh tế cũng như sức lan tỏa, tác động của
các ngành, lĩnh vực, bộ phận với nhau, đảm bảo cho nền kinh
tế phát triển theo xu hướng bền vững.
- Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là tự thân,
đặc biệt trong điều kiện phát triển nhảy vọt của cuộc cách
mạng và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, bất cứ một nhà nước nào cũng cần phải tác động tới
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện được mục tiêu,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường như
đã hoạch định.
2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của bất cứ một quốc gia nào
cũng chịu tác động của nhiều nhân tố. Đó là những căn cứ để
hình thành, xây dựng cơ cấu kinh tế cho quốc gia đó.
a. Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia.
Chiến lược mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia có ảnh hưởng quyết định tới chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Nó đóng vai trị thúc đẩy như một chất xúc tác đối
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về bản chất, cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện tập trung
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các chủ
thể của quốc gia đó, mà đại diện là nhà nước chính là người đề
xướng, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội.
Mục tiêu, nội dung, định hướng của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội càng rõ ràng, có chất lượng cao càng tạo điều
kiện để xây dựng, hoàn thành cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ góp
phần to lớn vào quá trình thực hiện tốt chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước
đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình xây dưng, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý nói riêng. Thông
qua các công cụ kinh tế và phi kinh tế, nhà nước định hướng,
chi phối việc xây dựng cơ cấu kinh tế và tổ chức thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ ở tất cả các
ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
b. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đặc
20’
điểm của các nguồn lực phát triển kinh tế.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đăc điểm
của các nguồn lực trong phát triển kinh tế có vai trò quyết định
tới quá trình xây dựng, hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Lưc lượng sản xuất phát triển có ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại.
Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc cải tiến, phát
minh ra các loại máy móc, thiết bị, công nghệ mới hiện đại sẽ
làm biến đổi cơ bản quy mô cơ cấu, cách thức sản xuất. Nó sẽ
làm gia tăng năng suất, chất lượng sản xuất, kinh doanh của
các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong cơ cấu kinh tế mới với vị
trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận phù hợp và thích ứng

với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng của xã hội.
Quá trình thay đổi hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn
ra một cách khách quan, được chủ thể ( nhà nước) định hướng
và dẫn dắt hình thành cơ cấu kinh tế mới.
Đặc điểm của các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế
ảnh hưởng tới hình thành cơ cấu kinh tế. Bất cứ một quốc gia
nào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
cơ cấu kinh tế nói riêng cũng phải dựa vào nguồn lực hiện có.
Các nguồn lực vật chất và phi vật chất của một quốc gia chính
là lợi thế, là tiềm năng để hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Không thể xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
khi không dựa vào các nguồn lực.
c. Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội.
- Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội là
nhân tố tác động trực tiếp thường xuyên tới việc hình thành cơ
cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội chính là đơn đặt
hàng cho tất cả các chủ thể sản xuất – kinh tế thuộc mọi ngành,
mọi lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, yêu
cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội định
hướng , dẫn dắt quá trình hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
* Cụ thể: Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã
hội tác động trực tiếp tới sự hình thành quy mô, tỷ trọng, vị trí,
vai trò chức năng, quyết định chất lượng hình thành và phát
triển các ngành, lĩnh vực ,bộ phận của cơ cấu nền kinh tế quốc
dân.
d. Môi trường, thể chế kinh tế.
- Môi trường kinh tế:

Môi trường, thể chế kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp song
vô cùng quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa.
Nhìn dưới góc độ thúc đẩy sự hình thành cơ cấu kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm các loại môi trường
sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính
trị - xã hội.
Nếu môi trường kinh tế tốt, các nguồn lực được khai
thác, sử dụng hiệu quả, nhất là nguồn lực về tài chính sẽ tạo
điều kiện vậy chất thuận lợi cho xây dựng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy được sức mạnh các
ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
Nếu môi trường chính trị - xã hội thuận lợi, ổn định và
phát triển, với nguồn lưc con người là chủ yếu được phát huy
sẽ có tác động tích cực tới hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả.
Nếu môi trường pháp lý mạnh, hành lang pháp lý thông
thoáng sẽ vừa thúc đẩy vừa ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu
cực có thể xảy ra trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp
lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả. Còn ngược
lại, nếu môi trường kinh tế hạn chế, môi trường pháp lý không
thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng cơ cấu kinh
tế hợp lý và chuyển dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế.
- Thể chế kinh tế:
Thể chế kinh tế ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ cấu kinh
tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.
Thể chế kinh tế chủ yếu trong xây dựng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế gồm có tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các
lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế. Trong đó, nhà nước đóng vai
trị quan trọng trong việc định hình cơ cấu kinh tế, thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua cơ chế, chính sách các
công cụ điều tiết vĩ mô nhà nước có thể tác động tới việc mở
rộng hay thu hẹp ngành, lĩnh vực, bộ phận của cơ cấu kinh tế.
e. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối
sự hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Trong nền kinh tế hiện nay, bất cứ một quốc gia nào
muốn tồn tại và phát triển cần phải tích cực và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu khách quan lôi cuốn
tất cả các nước cùng tham gia vào phát triển thị trường toàn
cầu. Do đó, mỗi quốc gia cần phải xác định về lợi thể cạnh
tranh trong phát triển ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế quốc
dân; tìm ra khâu đột phá, tận dụng thời cơ để phát huy lợi thế
và huy động, sử dụng các nguồn lực do toàn cầu hóa mang lại,
song song với đó là sự nhận thức điểm yếu để hạn chế những
tác động tiêu cực do toàn cầu hóa gây ra.
Như vậy toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác
động mạnh tới việc hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.
3. Phương pháp phân tích và đánh giá tính hợp lý
của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
a. Quan niệm về cơ cấu kinh tế hợp lý.
Một cơ cấu kinh tế được gọi là hợp lý là cơ cấu kinh tế
phát huy được sức mạnh của tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ
phận lãnh thổ vùng, thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc
gia trong điều kiện tiềm năng, thế mạnh và điều kiện tự nhiên,
kinh tế, chính trị - xã hội hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh
tế cao, ổn định, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Hay nói cách khác, cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh
tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường.
Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với các quy luật khách quan.
- Góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực
trong và ngoài nước ở tất cả các ngành, vùng lãnh thổ, thành
phần kinh tế.
- Tạo lập cơ sở kinh tế - xã hội để thực hiện mục tiêu
định hướng chính trị.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế cao, phát triển bền vững.
- Phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới
trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Phương hướng phân tích và đánh giá tính hợp lý của cơ
cấu kinh tế.
Để phân tích và đánh giá tính hợp lý của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế có khá nhiều phương pháp. Tuy nhiên, phương
pháp cơ bản và phổ biến là dựng các chỉ tiêu về định tính và
định lượng để phân tích, đánh giá tính hợp lý của vấn đề này.
Phương pháp phân tích cơ cấu kinh tế.
- Phân tích cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, bộ phận.
Phân tích cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, bộ phận
bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Cơ cấu ngành, lĩnh vực, bộ phận phân chia theo GDP.
+ Cơ cấu ngành, lĩnh vực, bộ phận phân chia theo giá trị
sản xuất.
+ Cơ cấu lao động phân chia theo ngành, lĩnh vực, bộ
phận.
+ Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của ngành, lĩnh vực, bộ phận
của nền kinh tế.

- Phân tích cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Nó bao gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ trọng đóng góp của từng thành phần kinh tế trong
GDP hoặc trong giá trị sản xuất (GO) của nền kinh tế.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư phân chia theo thành phần kinh tế.
+ Tỷ trọng lao động phân chia theo từng thành phần kinh
tế.
+ Tỷ trọng đóng góp vào giá trị xuất khẩu của từng
thành phần kinh tế.
- Phân tích cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ.
Phương pháp này bao gồm các tiêu chí:
+ Tỷ trọng đóng góp vào từng vùng, lãnh thổ vào GDP
cả nước.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư vào các vùng, lãnh thổ trong tổng
số vốn đầu tư cả nước.
+ Tỷ trọng lao động của từng vùng, lãnh thổ trong tổng
số lao động cả nước.
+ Tỷ trọng xuất khẩu của từng vùng, lãnh thổ trong tổng
giá trị xuất khẩu của cả nước.
Đánh giá tính hợp lí, hiệu quả của chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
15’
-Về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
năng lực đóng góp của các ngành, lĩnh vực, bộ phận vào tăng
trưởng kinh tế. Đó còn là khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị
trường, năng suất lao động, lợi nhuận và thu nhập của các tầng
lớp dân cư.
-Về hiệu quả chính trị xã hội:
Điều đó được thể hiện ở vị thế, vai trò của ngành, lĩnh

vực bộ phận trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới. Hiệu
quả chính trị - xã hội còn là năng lự tcạo việc làm của ngành,
lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế. Mức độ thu hẹp về thu nhập,
về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và ngay trong phạm
vi ngành, lĩnh vực, bộ phận.
-Về tác động môi trường:
Tính hợp lí, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
được xác định bởi mức độ sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là
tài nguyên để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tỷ lệ che phủ
rừng, mức độ ô nhiễm môi trường, đất nước
3
II.Các ngành kinh tế và mối quan hệ giữa các ngành
trong tổng thể cơ cấu kinh tế.
1.Các ngành kinh tế trong tổng thể cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta bao gồm: Nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Mỗi ngành có những đặc điểm
và vai trò riêng trong nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, chúng
lại có mối quan hệ qua lại, bổ sung, thúc đẩy nhau cùng phát
triền.
a. Ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã
hội, tạo ra nông phẩm hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống
25’
của con người. Nông nghiệp là tiền đề cơ bản đảm bảo sự phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc.
Việt Nam với điểm xuất phát là một nước nông
nghiệp lạc hậu, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến
tranh vệ quốc. Hiện nay, với hơn 60% số dân sống ở nông
thôn, nông nghiệp luôn được xem là mặt trận quan trọng.
Trong thời kì đổi mới, nông nghiệp cần phải được củng cố và

quan tâm hơn nữa để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông thôn.
Nông nghiệp có những vai trò cơ bản sau đây:
- Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ
sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo mở việc làm cho dân cư.
- Nông nghiệp tạo tiền đề tích lũy vốn phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nông nghiệp nông thôn là khu vực cung cấp lao động
phục vụ phát triển ở các ngành kinh tế và các hoạt động khác.
- Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn
hàng hóa công nghiệp và dịch vụ.
- Nông nghiệp tham gia vào quá trình bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững.
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực
nông thôn Việt Nam đã có sự thay đổi rõ nét. Cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch tích cực, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh,
hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới (khu công
nghiệp, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư
nhân) hoạt động có hiệu quả thu hút nhiều lao động nông thôn,
tạo ra nhiều sản phẩm cho nền kinh tế. Kết cấu kinh tế - xã hội
ở nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường trường
trạm, cơ sở y tế, nước sạch, môi trường được quan tâm và đẩy
mạnh. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu đáng kể, tỷ
lệ hộ nghèo giảm.
Năm 2011 Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP
khoảng 6%, đây là mức tăng khá cao trong điều kiện phải tập
trung kiềm chế lạm phát. Theo đó, ngành nông nghiệp đạt mức
kỷ lục về sản lượng lương thực (42,2 triệu tấn), tăng 2,2 triệu

tấn so với năm 2010, tạo điều kiện bảo đảm an ninh lương
thực, ổn định xã hội ở nông thôn và cả nước, tăng xuất khẩu và
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
b. Ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế:
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ
bản trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sản phẩm hàng
hóa công nghiệp phục vụ cho sản xuất chính công
nghiệp, ngành nông nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực, bộ
phận khác của nền kinh tế. Công nghiệp giúp chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững.
Công nghiệp có vai trò to lớn trong nền kinh
tế đất nước:
- Công nghiệp là ngành có năng suất cao, giá trị
gia tăng lớn nên đóng góp chính yếu vào tăng trưởng,
phát triển kinh tế. Công nghiệp nâng cao tiềm lực và
sức mạnh kinh tế của đất nước.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy
ngành nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng
hiện đại.
- Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế
xuất tập trung thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Đồng thời
quá trình đô thị hóa nhanh sẽ thúc đẩy việc hình thành
các trung tâm thương mại, tài chính - ngân hàng, bảo
hiểm, thông tin tác động tích cực tới sự phát triền
năng động, hiệu quả của ngành công nghiệp.
- Công nghiệp là ngành tạo ra nhiều sản phẩm
xuất khẩu có giá trị, nâng cao khả năng tích lũy ngoại
tệ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Sự phát triển của ngành công nghiệp tạo ra

nhiều ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập của đời sống nhân dân.
Sản xuất công nghiệp năm 2011 có những
chuyển biến đáng kể, năng lực sản xuất, cơ cấu ngành
thay đổi theo chiều hướng tích cực. Giỏ trị sản xuất
công nghiệp toàn ngành ước đạt 912,55 nghìn tỷ đồng,
tăng 12,7% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế
Nhà nước tăng 3,0%; khu vực kinh tế ngồi Nhà nước
tăng 15,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
15,8%.
Về cơ cấu ngành kinh tế, mặc dù trong bối cảnh
kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng của các
ngành kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, giảm
dần khai thác khoáng sản, gia tăng công nghiệp chế
biến, chế tạo: công nghiệp khai khoáng giảm 0,1%;
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%; công nghiệp
sản xuất, phân phối điện, gas, nước tăng 10%.
c. Ngành dịch vụ trong phát triển nền kinh tế quốc
dân.
Dịch vụ là những hoạt động lao động tạo ra sản
phẩm hàng hóa không tồn tại dưới dạng vật thể nhằm
thỏa mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn cho sản xuất
và đời sống nhân dân.
Vai trò của dịch vụ trong phát triển kinh tế
được thể hiện như sau:
- Dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng phát triển
kinh tế. Khi trình độ kinh tế phát triển càng cao, mức
đóng góp của ngành dịch vụ cho tăng trưởng phát triển
kinh tế càng cao.
- Dịch vụ phát triển làm biến đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Đó là việc giảm tỉ trọng
trong ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng trong ngành
công nghiệp và dịch vụ.
- Dịch vụ phát triển góp phần đảm bảo tiến bộ xã
hội và công bằng xã hội.
- Dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm,vtăng
thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
- Dịch vụ phát triển góp phần làm biến đổi sâu
sắc chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh
vực, bộ phận của nền kinh tế phát triển năng động, hiệu
quả, đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc dân.
Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu
vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh
tế…
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1%
năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát
triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản
xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát
triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng,
tư vấn pháp lý có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu
quả.
Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều
phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam
chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các
dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay
tiếp thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân
ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ

tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ
viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và
dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5%.
2. Mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong tổng thể
cơ cấu kinh tế.
Như đã nói ở trên, xét dưới góc độ ngành, cơ cấu
kinh tế bao gồm: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Các
ngành có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau
cùng tồn tại và phát triển trong thực thể nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển hiệu quả của các ngành sẽ nâng cao sức mạnh
kinh tế của đất nước.
Mối quan hệ đó được thể hiện ở các mặt sau:
a. Quan hệ trong trao đổi sản phẩm giữa các ngành.
- Trước tiên, ngành nông nghiệp phát triển sẽ
cung cấp sản phẩm hàng hóa, đó là nông sản, cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Ngước lại ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển
25’
sẽ làm tăng giá trị nông phẩm hàng hóa. Công nghiệp,
dịch vụ sẽ cung cấp tư liệu máy móc, thiết bị, dịch vụ
phục vụ phát triển nông nghiệp. Ngành dịch vụ có thể
cũng cấp các loại dịch vụ như: dịch vụ vốn, dịch vụ
khoa học – công nghệ, dịch vụ thủy lợi làm tăng
năng suất, hiệu quả ngành nông nghiệp.
- Bản thân ngành công nghiệp, nông nghiệp cần
phải có sự hỗ trợ của ngành dịch vụ. Do đó, nó là điều
kiện cho ngành dịch vụ phát triển.
b. Quan hệ trong di chuyển các nguồn lực giữa các
ngành.
- Nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn trong phát

triển và gia tăng giá trị hàng hóa do thiếu vốn, thiếu
khoa học kĩ thuật. Do đó, với tư cách là những ngành
có lợi thế hơn, ngành công nghiệp sẽ cung cấp vốn, kĩ
thuật – công nghệ, nhân lực và các yếu tố khác mà
ngành nông nghiệp thiếu, giúp nông nghiệp phát triển.
- Những tiềm năng từ ngành nông nghiệp sẽ dịch
chuyển sang ngành công nghiệp, dịch vụ như: nguyên
liệu, nhân công,…
Như vậy giữa các ngành luôn có sự dịch chuyển
các nguồn lực để bổ sung, hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng
phát triển.
c. Quan hệ trong phân phối, di chuyển lợi nhuận giữa
các ngành.
Khi nền kinh tế phát triên ở trình độ cao sẽ diễn
ra xu hướng dịch chuyển vị thế của các ngành trong cơ
cấu kinh tế đó là: Tỷ trọng cua ngành nông nghiệp
giảm, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng
và lớn. Do đó, điều tất yếu là lợi nhuận trong ngành
nông nghiệp sẽ giảm, còn các ngành phi nông nghiệp
lại tăng. Vì vậy, lợi nhuận của các ngành công nghiệp,
dịch vụ có xu hướng chuyển sang ngành công nghiệp
với tính chất hỗ trợ, ngành yếu thế hơn mình.
3
III. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
trong những năm đổi mới.
Thực chất, nói đến tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế là nhìn nhận trên thực tế thực trạng của vấn đề chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cũng như những thành quả đã đạt được và
những hạn chế, yếu kém còn mắc phải.
1. Những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh

tế.
a. Nhìn chung, trong những năm đổi mới, cơ
cấu kinh tế nước ta dịch chuyển theo hướng tiến bộ,
từng bước phát huy lợi thế so sánh của ngành, vùng,
lãnh thổ, thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đúng hướng đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao
trong nhiều năm, hình thành tiềm lực kinh tế ngày càng
mạnh. Thành tựu đó được thê hiện ở các mặt sau:
- Cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực.
Cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế là một bộ phận
cơ bản cấu thành nền kinh tế quốc dân, là nòng cốt của
chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế
25’
tri thức. Nền kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh
vực, cấc thành phần, song các ngành là cấu trúc cơ bản.
Trong ngành và lĩnh vực ta lại xét 2 ngành quan trọng
nhất: Nông nghiệp và công nghiệp. Lĩnh vực dịch vụ là
một lĩnh vực kinh tế độc lập và cũng là cầu nối 2 ngành
công nghiệp và nông nghiệp.
Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại
là: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ.
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng
cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành
kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực.
Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã
giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm
1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm
2008 ước còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP

đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên
28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm
2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ
trong GDP chưa biến động nhiều, năm 2005: 38,1%;
năm 2008 sẽ là khoảng 38,7%
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ
cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp
và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động
ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
- Cơ cấu kinh tế vùng.
Cơ cấu kinh tế vùng được chuyển dịch theo
hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, nhất là
các vùng kinh tế trọng điểm. Nước ta có 3 vùng kinh tế
trọng điểm: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Sông
Cửu Long và Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó là các khu
công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, vùng chuyên
môn hóa cây trồng, vật nuôi. Các vùng kinh tế trọng
điểm đã trở thành những vùng kinh tế động lực, có
những đóng góp chủ yếu trong việc tăng trưởng kinh tế,
xuất khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách…
Hiện nay, trên cả nước có 4 vùng kinh tế trọng
điểm là vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung, KTTĐ
phía Nam và KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long
với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
của 4 vùng KTTĐ thời kỳ 2006-2009 đạt khoảng 11,4%
(cả nước là 7,1%). Trong đó, vùng KTTĐ Bắc Bộ tăng
trưởng 11,2%, vùng KTTĐ miền Trung tăng trưởng
11,3%, vùng KTTĐ phía Nam tăng trưởng 11,4% và

vùng KTTĐ vùng ĐBSCL tăng trưởng 11,7%.
- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành nông – lâm –
thủy sản là 11,3% (cả nước là 20,9%); tỷ trọng ngành
công nghiệp – xây dựng là 48,7% (cả nước là 40,2%)
và tỷ trọng ngành dịch vụ là 40% (cả nước là 38,8%).
- Thu nhập bình quân đầu người của 4 vùng năm
2009 đạt khoảng 29,2 triệu đồng (cả nước là 19,3 triệu
đồng).
Sự phát triển của kinh tế vùng đã đóng góp tích
cực vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

×