Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kinh doanh xuất khẩu gạch ngói của công ty cổ phần viglacera hạ long sang thị trường các nước châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.04 KB, 38 trang )

GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I
Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài
Năm 2011, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng
khá, song vẫn còn chứa đựng những bất ổn khó lường. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008 được đánh giá là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất
kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929- 1933, có mức độ ảnh hưởng lớn lan rộng khắp toàn
cầu với những diễn biến phức tạp, khó lường. Vào đầu tháng 10 năm 2008, IMF ước
tính thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã lên đến 1,4 nghìn tỉ USD. Kéo
theo đó là tình trạng suy thoái trên toàn thế giới diễn ra nhanh chóng. Theo dự báo của
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn
so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của hai
năm 2006, 2007. Tốc độ suy thoái mạnh rơi vào quý IV năm 2008 và quý I năm 2009.
Theo dự báo thì năm 2009 mức suy thoái tại Mỹ là 0,9%. Còn theo dự báo của Liên
Hợp Quốc thì năm 2010 nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%, tuy nhiên
sự phục hồi này còn rất mong manh. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, sự phục hồi của
kinh tế toàn cầu chủ yếu là do chính sách kích thích kinh tế được các nước tung ra trong
năm 2009. Nhưng cho đến năm vừa rồi- 2010 theo nhận định của bộ phận phân tích
thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist của Anh cho biết các số liệu gần
đây cho thấy nền kinh tế thế giới đang trên con đường phục hồi, tuy nhiên vẫn còn
nhiều khó khăn đối với nhiều nước.
Nhìn chung, các dự báo về nền kinh tế toàn cầu đều cho thấy cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới đã được kiểm soát, kéo theo dấu hiệu hồi phục kinh tế. Tuy nhiên,
hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định kinh tế thế giới hoàn toàn thoát khỏi suy thoái và
bước vào chu kỳ hồi phục.
Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về tình hình kinh tế- xã hội khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương nhấn mạnh Châu Á-Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về phục hồi
kinh tế. Theo dự báo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2010” của Liên Hợp
Quốc, năm 2010, các nước đang phát triển ở Châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh nhất, đặc biệt là Trung Quốc 8,8%, Ấn Độ 6,5%, tiếp đến là Việt Nam, Lào: 5%,


hơn mức 4% của năm 2009. Kế tiếp là Myanmar và Indonesia với hơn 4%.Những quốc
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
gia còn lại, tăng trưởng từ 3,5% trở xuống, thấp nhất là Nhật Bản với 1,5% và Brunei
với 0,5%.
Trong bối cảnh này, suy thoái kinh tế thế giới cũng đã tác động tới Việt Nam, mà nền
kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên khó có thể tránh
khỏi tác động không thuận cho s ự ổn định và phát triển. Biến số nghịch của giảm sút tốc
độ tăng trưởng, khởi phát từ quý III năm 2008 bởi khủng hoảng tài chính. Nếu như xuất
khẩu của nước ta năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD thì năm 2009 giảm mất 10%, chỉ đạt được
56,6 tỷ USD. Qua 2 năm này ta thấy rõ được ảnh hưởng của suy thoái tới kim ngạch xuất
khẩu của nước ta. Xuất khẩu giảm sút vì thị trường xuất khẩu của nước ta là Mỹ, Nhật Bản
và châu Âu nên khi các thị trường này rơi vào suy thoái và lâm vào khó khăn đã dẫn tới
nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của người dân tại đây giảm sút theo.
Do vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Á giảm sút đáng kể trong
năm 2009. Hơn thế nữa, khi các nước châu Á lâm vào suy thoái, nhu cầu tiêu dùng của
người dân có sự thay đổi rõ rệt. Họ ưu tiên cho các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống
hơn. Chính vì vậy mà các sản phẩm liên quan tới nhóm vật liệu xây dựng như gạch ngói
của CTCP Viglacera Hạ Long đứng trước thách thức khá lớn. Qua quá trình điều tra và
tìm hiểu, chuyên đề thống kê được 100% số người được phỏng vấn đồng ý với vấn đề
này. Do đó việc tìm hiểu kỹ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu
gạch ngói của CTCP Viglacera Hạ Long sang thị trường các nước châu Á và đưa ra một
số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của nó là vấn đề cần thiết.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Trong tình hình bối cảnh thế giới đang lâm vào suy thoái nghiêm trọng và tác
động của suy thoái kinh tế cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam, cụ thể là ảnh hưởng tới
hoạt động XK của Việt Nam nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu từ việc
XK của CTCP Viglacera Hạ Long nói riêng. Qua quá trình thực tập và điều tra phỏng
vấn trực tiếp tại công ty, với tư cách là một sinh viên, tác giả nêu ra những vấn đề lớn
trong đề tài như sau:

 Làm rõ thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gạch ngói của CTCP Viglacera
Hạ Long trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
 Đề xuất một số giải pháp để giải quyết những khó khăn và những vấn đề khúc
mắc cần tháo gỡ trong đề tài. Từ đó đưa ra một số đề nghị cho công ty.
Từ những vấn đề cấp thiết đã nêu ở trên nên chuyên đề đã chọn đề tài nghiên cứu là:
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
“ Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kinh doanh xuất
khẩu gạch ngói của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long sang thị trường các nước
châu Á”.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
 Khái quát vấn đề lý thuyết liên quan đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy thoái
kinh tế, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu về hoạt động xuất khẩu nói
chung. Khái luận về tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu.
 Điều tra làm rõ thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu tới hoạt động
xuất khẩu của CTCP Viglacera Hạ Long trong giai đoạn hiện nay.
 Đề xuất một số giải pháp khắc phục ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới
hoạt động xuất khẩu của CTCP Viglacera Hạ Long.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt
động xuất khẩu nói chung và tình xuất khẩu sản phẩm gạch ngói của CTCP Viglacera
Hạ Long sang thị trường các nước Châu Á nói riêng, do thời gian còn hạn hẹp và khả
năng nhận định, phân tích của bản thân còn hạn chế nên :
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: trong giai đoạn từ năm 2007 đến hết 2010.Sở
dĩ có sự phân định thời gian như vậy là vì qua số liệu của từng năm từ 2007 đến
hết 2010 ta có thể thấy rõ sự sụt giảm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại CTCP Viglacera Hạ Long.
- Giới hạn mặt hàng nghiên cứu: xuất khẩu sản phẩm gạch ngói vì gạch ngói là sản
phẩm có sản lượng lớn tại công ty cũng như trong công tác xuất khẩu- nó được

bạn hàng các nước trên thế giới chọn mua rất nhiều.
- Giới hạn thị trường nghiên cứu: xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Á. Có
thể nói trong 5 Châu lục thì Châu Á là châu chiếm giữ trên dưới 50% kim ngạch
xuất khẩu của nước ta. Đồng thời đây cũng là thị trường lớn nhất đối với công ty.
Tại thị trường này công ty có tới 21 nước bạn hàng như: Ấn Độ, Campuchia,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Malaysia,
Singapo…
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm chung
1.5.1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu
 Khái niệm suy thoái kinh tế( Economic downturn)
Theo kinh tế học vĩ mô: “ Suy thoái kinh tế là sự suy giảm sản lượng GDP của một
quốc gia, hoặc tăng trưởng âm, trong vòng từ hai quý liên tiếp trở lên trong một năm”.
Suy thoái kinh tế cũng có thể liên quan với giảm phát hoặc lạm phát trầm trọng.
Suy thoái kinh tế có thể bao gồm những suy giảm ngẫu nhiên trong các thước đo của
các hoạt động kinh tế nói chung như tỷ lệ thất nghiệp, đầu tư, và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Theo quan điểm của NBER đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế “là sự tụt giảm
hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
 Khái niệm suy thoái kinh tế toàn cầu (global economic downturn)
Có thể hiểu rằng suy thoái kinh tế toàn cầu là sự suy giảm sản lượng GDP của
toàn thế giới, hoặc tăng trưởng âm, trong vòng từ hai quý liên tiếp trở lên trong một
năm. Hay nói cách khác, suy thoái toàn cầu là sự suy giảm mức độ tăng trưởng của
nhiều quốc gia trong 2 quý liên tiếp. Đồng thời khiến cho tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát…
gia tăng trên toàn thế giới.
1.5.1.2 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu có thể hiểu đơn thuần là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi một
nước sang các quốc gia khác để bán. Theo luật Thương Mại 2005 của nước Cộng Hoà

XHCN Việt Nam thì: “ Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Theo lý luận TMQT: Xuất khẩu là việc đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi một nước
sang các quốc gia khác để bán. Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động thương mại
quốc tế trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu
ngoại tệ. Đây là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nó không chỉ là
một hành vi buôn bán đơn lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ
chức bên trong và bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận, thúc đẩy hàng hoá sản xuất phát
triển, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân.
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Theo quan điểm của các nhà kinh doanh quốc tế: Xuất khẩu hàng hoá là việc bán
hàng hoá của quốc gia này cho một quốc gia khác trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ.
Hàng hóa được vận chuyển qua biên giới quốc gia, tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối
với một hoặc cả hai quốc gia.
1.5.2 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề đã tìm hiểu và nghiên cứu bằng khá nhiều
phương tiện truyền thông khác nhau nhưng với thời gian và khả năng nghiên cứu có
hạn. Chuyên đề chưa tìm ra một quan điểm nào được nâng lên thành lý thuyết về suy
thoái kinh tế toàn cầu và hoạt động xuất khẩu mà đa phần chỉ là các quan điểm của các
nhà kinh tế học về suy thoái kinh tế và bản chất, chức năng của hoạt động xuất khẩu.
1.5.2.1 Lý thuyết về chu kỳ phát triển kinh tế
Hình 1.1: Chu kỳ kinh tế
Nguồn: />- Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định
rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới
gọi là suy thoái.
- Phục hồi pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm
ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
- Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền

kinh tế đang ở pha hưng thịnh( hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là
đỉnh của chu kỳ kinh tế.
- Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền
kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế
đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách
nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội.
Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
• Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hoá lâu bền trong các
doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản
lượng đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế
giảm sút.
• Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm
xuống, tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
• Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm
bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không
nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
• Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm
theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu
về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
- Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại.
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái,
khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng
hoảng theo định nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa
hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai
đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến thập
niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước Tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ
kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh.

1.5.2.2 Một số lý luận cơ bản của suy thoái kinh tế
 Lược sử các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ 1929- 2011
Các cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới đã tác động hầu hết tới các mặt của đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… với các mức độ khác nhau. Sự tác động của nó
thật sâu rộng và mang tính chất toàn cầu. Điển hình là ba cuộc khủng hoảng sau:
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 được đánh giá là một trong những cuộc
khủng hoảng kinh tế lớn trong lịch sử kinh tế hiện đại. Hậu quả của nó để lại trong suốt
thập niên 1930. Cuộc suy thoái bắt đầu ở Mỹ vào tháng 10/1929, sau đó nhanh chóng
lan sang châu Âu và hầu khắp các nước khác trên thế giới, cả những nước công nghiệp
và các quốc gia chuyên xuất khẩu nguyên liệu thô đều bị ảnh hưởng.
- Cuộc khủng hoảng thứ hai là khủng hoảng về hàng hoá, đó là cuộc khủng hoảng
về dầu mỏ 1973 đã đẩy giá dầu mỏ lên cao và làm ảnh hưởng tới các hoạt động đầu tư,
sản xuất, tiêu dùng. Cuộc chiến giữa thế giới Ả Rập và Israel cùng với đồng minh Mỹ,
Nhật và một số nước châu Âu đã làm nên cuộc khủng hoảng dầu lửa này kéo theo đó là
những tác động tiêu cực gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng năm 2008 là cuộc khủng hoảng nặng nề
nhất trong vòng 60 năm trở lại đây theo đánh giá của IMF. Khi mà hàng loạt các ngân
hàng lớn tại Mỹ tuyên bố phá sản thì nền kinh tế của nước này bị suy sụp nhanh chóng
đã khiến kinh tế thế giới sụt giảm theo. Cùng với đó là tình trạng khủng hoảng về lương
thực và năng lượng, những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 là những ngày đen
tối của kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và nhanh chóng
lan ra toàn cầu, nó đã tác động mạnh mẽ vào toàn bộ nền kinh tế các nước trên thế giới.
Cho đến hiện nay thì theo đánh giá của các chuyên gia thì nền kinh tế các nước đang
trên đà phục hồi.
 Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng
Trong ba cuộc suy thoái kể trên, mỗi cuộc suy thoái có nguyên do riêng của nó.
- Trước tiên là cuộc Đại khủng hoảng năm 1930, là cuộc khủng hoảng sản xuất
“thừa”. Do chạy theo lợi nhuận những năm ổn định, các nước CNTB tiến hành bóc lột tầng

lớp lao động cho sản xuất ồ ạt, bừa bãi dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu rất nhiều,
hàng sản xuất ra không tiêu thụ được vì sức mua của người dân giảm sút do sự bóc lột của
CNTB. Nguyên nhân sâu xa của những cuộc khủng hoảng này là sự quản lý buông lỏng
của chính phủ ( yếu tố nội sinh) đã làm mất cân đối trong sản xuất và tiêu dùng.
- Về cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, nguyên nhân ngoại sinh của nó là do cuộc
chiến tranh Yom Kippur ( Yom Kippur là ngày lễ lớn nhất của của người Do thái- lễ
sám hối) xáy ra ngày 06/10/1973. Đây là cuộc chiến tranh giữa một bên là Ai Cập-
Syria cùng các đồng minh thuộc thế giới Ả Rập và một bên là Israel cùng các đồng
minh chính là Mỹ, Nhật và một số nước thuộc EU hiện nay. Trong cuộc chiến tranh
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
này, để hỗ trợ chiến tranh quân sự, Ai Cập- Syria ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các
nước ủng hộ Israel từ 10/1973- 04/1974, việc này đã được “ Tổ chức các quốc gia Ả
Rập xuất khẩu dầu mỏ”( các nước Ả Rập trong OPEC, Ai Cập và Syria) thực hiện rất
tốt. Kết quả là với việc khan hiếm dầu mỏ ở các quốc gia phương Tây mà nhu cầu thì
quá lớn, dẫn đến giá dầu tăng lên đáng kể trong thời gian ngắn lên đến gần 100$/thùng.
Chính cuộc khủng hoảng năng lượng này đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-
1975 trên quy mô toàn cầu.
- Còn cuộc khủng hoảng 2008 thì mọi người đều cho rằng nguyên nhân của nó bắt
nguồn từ sự sụp đổ tài chính phố Wall với chính sách tín dụng dưới chuẩn, hay còn gọi
là tín dụng thế chấp bất động sản rủi ro cao, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực thi chính
sách tiền tệ nới lỏng làm cho đồng USD rẻ hơn so với các đơn vị tiền tệ khác trên thế
giới. Kết quả là thị trường tài chính và thị trường bất động sản sôi lên và nổ tung. Trong
đó người ta nêu lên nguyên nhân chính là do sự thiếu kiểm soát chặt chẽ của nhà nước
nên mới có sự nổ tung thị trường tài chính và thị trường bất động sản. Kết quả là nhiều
ngân hàng Mỹ phá sản, hàng trăm ngân hàng nộp đơn xin hưởng “ Chương trình hỗ trợ”
của chính phủ Mỹ. Cuộc khủng hoảng tại Mỹ đã nhanh chóng lan sang các nước khác,
trước hết là châu Âu, các nước đang phát triển cũng bị vạ lây nhanh chóng. Ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng này là hàng triệu người thất nghiệp, theo FAO 17 triệu người sẽ
lâm vào hoàn cảnh thiếu đói. Điều này có nghĩa là các khu vực sản xuất- kinh doanh phi

tài chính đã bị trực tiếp chịu ảnh hưởng của suy thoái.
1.5.2.3 Lý thuyết về hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ
xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến xuất khẩu tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho
đến các máy móc công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình đến hàng hoá vô
hình( dịch vụ). Tất cả đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia
vào hoạt động xuất khẩu. Nó diễn ra trong phạm vi rất rộng cả về không gian và thời
gian, có thể diễn ra trong một ngày hay kéo dài hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi
lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, bản chất của hoạt động
xuất khẩu cũng tồn tại hai quan điểm:
 Theo quan niệm cổ điển
Trong thương mại quốc tế cổ điển, hoạt động xuất khẩu chỉ là xuất khẩu hàng hoá
đơn thuần. Là hoạt động phát sinh tự phát giữa cả hai bên tham gia và cùng thu lợi
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
nhuận. Các nhà XNK chỉ hướng vào lợi thế so sánh mà trong TMQT cổ điển là lợi thế
so sánh tĩnh.
- Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David
Ricardo, ông cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả
của quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó
vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu, quốc gia đó sẽ tham gia vào việc
sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất.
- Học thuyết Hecksher- Ohlin phát biểu: Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà
việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn của nước đó và
nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và
tương đối khan hiếm ở quốc gia đó.
 Theo quan niệm hiện đại
Theo thương mại quốc tế hiện đại, xuất khẩu bao gồm cả xuất khẩu hàng hoá và
xuất khẩu dich vụ. Hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách đa dạng, nhanh chóng và tiện
lợi hơn rất nhiều so với trong TMQT cổ điển.

Hoạt động xuất khẩu giờ đây dựa trên lợi thế so sánh động và ngoài dựa vào lợi
thế so sánh như trong TMQT cổ điển thì ngày nay xuất khẩu còn dựa trên nhiều lý do
khác nhau như: kinh tế theo quy mô, xuất khẩu nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu thị
hiếu của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Thông qua các công ty đa quốc gia, các nhà
xuất khẩu tận dụng tối đa sự độc quyền của mình. Ngoài ra, xuất khẩu còn nhằm mục
đích tránh các rào cản kỹ thuật tại nước bản địa.
 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại hiệu quả đột biến cao hoặc có thể
gây hại. Hơn bao giờ hết, xuất khẩu hàng hóa thực sự có vai trò quan trọng, cụ thể là:
- Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập cầu.
- Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước.
- Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, định hướng sản xuất,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Giải quyết công việc, tạo thu nhập và tăng mức sống cho người lao động.
- Tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp
sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách
hàng trong nước biêt đến mà còn cả ở thị trường nước ngoài.
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
- Phát huy tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp
tham gia xuất nhập khẩu.
- Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới, tăng cường quan
hệ kinh tế đối ngoại.
 Các loại hình xuất khẩu:
- Xuất khẩu gián tiếp
Hình thức xuất khẩu này thường phù hợp với công ty mà mục tiêu mở rộng ra thị
trường nước ngoài hạn chế. Nếu như bán hàng quốc tế được xem như là cách thức sử
dụng hết công cụ dư thừa của sản xuất thì việc sử dụng các đại lý là phù hợp. Các công
ty lựa chọn hình thức hình thức xuất khẩu này thường có nguồn lực hạn chế giành cho
mở rộng thị trường quốc tế, muốn xâm nhập dần dần, thử nghiệm thị trường trước khi

đầu tư các nguồn lực và cố gắng phát triển một tổ chức xuất khẩu.
- Hợp tác xuất khẩu:
Với một công ty mong muốn kiểm soát ở mức độ nào đó hoạt động xuất khẩu
nhưng lại hạn chế nguồn lực hoặc khối lượng bán không đủ lớn để thiết lập một bộ phận
xuất khẩu thì hợp tác xuất khẩu cũng là một sự lựa chọn thích hợp. trong trường hợp
này công ty thỏa thuận hợp tác với một công ty khác để phối hợp các hoạt động nghiên
cứu, xúc tiến thương mại, vận tải, phân phối và các hoạt động khác liên quan đến thị
trường xuất khẩu.
- Xuất khẩu trực tiếp:
Khi khối lượng xuất khẩu đủ lớn và công ty mong muốn tập trung nguồn lực của
mình vào phát triển thị trường quốc tế thì việc thiết lập tổ chức xuất khẩu là thích hợp.
Tổ chức này có thể bố trí ở trong nước hoặc thị trường nước ngoài. Trường hợp này, tổ
chức xuất khẩu đảm nhiệm tất cả các chức năng xuất khẩu, từ việc xác định thị trường
tiềm năng, phân đoạn thị trường, thu xếp thủ tục, chứng từ xuất khẩu, vận tải cho đến
hoạch định, triển khai kế hoạch marketing cho thị trường quốc tế.
 Hoạt động xuất khẩu có thể bị tác động bởi:
- Các nhân tố về Luật pháp- Chính trị và Văn hoá- Xã hội.
- Tình trạng kinh tế của các quốc gia nhập khẩu.
- Các nhân tố kỹ thuật, công nghệ, hạ tầng cơ sở và các yếu tố tự nhiên.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Tiềm năng con người và trình độ quản lý, tổ chức của doanh nghiệp.
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
- Vị trí địa lý…
Trong đó bị tác động bởi tình trạng kinh tế của các quốc gia là khá quan trọng. Vì
vậy, khi các quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế thì hoạt động xuất khẩu
cũng rơi vào tình trạng khó khăn.
1.5.3 Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kinh doanh xuất khẩu
1.5.3.1 Ảnh hưởng của suy thoái tới hoạt động xuất khẩu
Mỗi cuộc suy thoái đều có tác động nhất định tới các lĩnh vực của đời sống, kinh tế,

chính trị, xã hội…Ảnh hưởng của nó được xét dưới hai mặt trực tiếp và gián tiếp như sau:
 Ảnh hưởng trực tiếp
Ảnh hưởng trực tiếp dễ nhận thấy nhất của các cuộc suy thoái kinh tế tới hoạt
động xuất khẩu là sự suy giảm của sản lượng sản xuất toàn cầu. Dù khủng hoảng kinh tế
xảy ra do nguyên nhân nào thì tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời kỳ này đều giảm
sút nghiêm trọng. Hầu hết các hoạt động sản xuất đều bị đình trệ, sản phẩm làm ra
không tiêu thụ được, các nhà sản xuất lâm vào tình trạng khó khăn. Hoạt động xuất
khẩu cũng không nằm ngoài những tác động đó, thị trường xuất khẩu thu hẹp, số lượng
các đơn đặt hàng giảm mạnh, nguồn vốn bị thâm hụt nghiêm trọng. Nguyên do sâu xa
của việc này là cầu giảm mạnh- sức tiêu dung của người dân giảm sút trầm trọng. Điều
này dễ hiểu bởi trong giai đoạn suy thoái các Chính phủ, Quốc gia thắt chặt chi tiêu dẫn
tới việc tiêu dùng của người dân cũng giảm sút theo. Họ chỉ chi cho các khoản nhu yếu
phẩm là chủ yếu. Chính bởi lý do đó, hoạt động xuất khẩu cũng như nhiều hoạt động
sản xuất khác trong thời kỳ này đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 Ảnh hưởng gián tiếp
Ngoài ảnh hưởng trực tiếp nêu trên, hoạt động xuất khẩu còn bị tác động bởi các
yếu tố gián tiếp như nhu cầu tiêu thụ, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hoá và đầu tư.
- Trước hết, do tác động của cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến
cầu tiêu dùng giảm mạnh. Họ cắt giảm các khoản chi không cần thiết, chỉ chi cho các
khoản thiết yếu. Do đó, đầu ra của hoạt động xuất khẩu trên thế giới bị ngưng trệ, khó
khăn là điều tất yếu.
- Thứ hai, sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường cũng tác động tiêu cực đến
xuất khẩu. Cán cân thanh toán quốc gia bị tham hụt nặng nề khiến tiền bị mất giá, các
nhà xuất khẩu dù có bán được hàng nhưng cũng bị rơi vào tình trạng lãi giả lỗ thực.
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Đồng tiền các quốc gia mất giá trầm trọng. Các khoản thu từ hoạt động xuất khẩu có
được thì tính ra cũng không bù đắp nổi khoản mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
- Thứ ba, do sức ép của hàng hoá bị tồn đọng nhiều khiến cho giá cả hàng hoá hạ xuống
mức thấp nhất có thể. Thường thì các doanh nghiệp không thể có lượng hàng đáp ứng

tức thì của các đơn đặt hàng, chính vì vậy nên họ phải trữ hàng. Và thời điểm trữ hàng
thì họ mua nó với giá khác nhưng khi bán đi thì trong giai đoạn suy thoái hầu hết các
mặt hàng đều bị hạ giá. Tình cảnh này khiến cho nhà xuất khẩu bán được hàng nhưng
cũng không có lãi mà thậm chí là lỗ.
- Tác động cuối cùng là đầu tư. Hoạt động xuất khẩu nhiều khi phụ thuộc vào nguồn
vốn của nước ngoài. Khi gặp khó khăn, trong khi hoạt động kinh doanh cần thêm vốn
thì các nhà đầu tư lại tìm mọi cách để rút vốn về vì chính họ cũng đang gặp khó khăn
trong hoạt động kinh doanh của họ. Việc này dẫn tới việc các doanh nghiệp phụ thuộc
vào vốn đầu tư nước ngoài thiếu vốn để tái sản xuất kinh doanh, bù đắp những khoản lỗ
do suy thoái. Trong giai đoạn này, sự đình trệ, phá sản của hoạt động xuất khẩu là điều
khó tránh khỏi nếu không có các biện pháp thích hợp và linh hoạt.
Tóm lại, khi toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ thì việc xuất khẩu vào thị trường các
nước trên thế giới càng trở lên dễ dàng hơn nhưng những ảnh hưởng của nó ngược lại
cũng không nhỏ. Một khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra thì chính hoạt động xuất
khẩu phải gánh chịu tác động nặng nề nhất.
1.5.3.2 Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới xuất khẩu
Suy thoái kinh tế đã tác động rất lớn tới nền kinh tế của các nước trên Thế giới,
đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp để
hạn chế ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu. Dưới đây là một vài giải pháp
được các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu:
-Khai thác và mở rộng thị phần tại thị trường nội địa là một trong những giải
pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp hạn chế được sự tác động bất lợi từ bên ngoài.
Trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu sản xuất hướng tới thị trường trong
nước trở thành xu hướng phổ biến đối với những quốc gia có thị trường nội địa rộng
lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nên chuyển hướng tập trung vào
thị trường trong nước. Cách chuyển hướng này là cần thiết không những để duy trì sản
xuất kinh doanh khi xuất khẩu gặp khó khăn mà còn là cơ hội để thâm nhập và mở rộng
thị trường trong nước đầy tiềm năng. Hơn nữa cần nâng cao khả năng cạnh tranh của
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp

hàng trong nước giúp người dân bỏ tâm lý “ sính hàng ngoại” bằng cách nâng cao chất
lượng, công nghệ chế biến, tăng kích cầu nội địa, cũng như xây dựng hàng rào kỹ thuật
quản lý chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu.
- Đa dạng hoá và chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác ít bị ảnh hưởng
của cuộc suy thoái kinh tế.
Đây là hướng giải quyết mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn trong giai
đoạn suy thoái. Tuy nhiên, việc khai thác các thị trường mới cũng có nhiều khó khăn và
rủi ro tiềm ẩn, vì vậy việc nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng, lựa
chọn đối tác phù hợp, có uy tín và có khả năng thanh toán là rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm
đầu vào quan trọng của hàng hoá xuất khẩu
Đầu tiên, cần phát triển sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp phụ trợ có nhu
cầu lớn, có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất trong nước như: sắt, thép, dầu khí, chi tiết
linh kiện phức tạp của công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử dân dụng…các phụ kiện cho
công nghiệp dệt may, giày dép. Thứ nữa là cần phải tập trung đổi mới công nghệ theo
hướng hiện đại hoá, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở nguyên liệu phụ liệu có
nhu cầu lớn như ngành công nghiệp sợi, dệt, chỉ khâu, sản xuất phôi thép… và một số
loại phụ kiện cho công nghiệp ô tô, xe máy.
- Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại gắn với nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu
hàng hoá
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp
là tìm đầu ra cho sản phẩm, vì vậy các hỗ trợ của chính phủ trong vấn đề này là đặc biệt
quan trọng. Các chương trình xúc tiến thương mại cần có sự điều chỉnh cả về hình thức
tổ chức và hệ thống các cơ quan tham gia theo hướng Nhà nước nên tập trung vào các
chương trình lớn, được nghiên cứu và tổ chức bài bản, cũng như tập trung vào các thị
trường lớn và nhiều tiềm năng. Hơn nữa, cần tăng cường phối hợp giữa 3 cấp tham gia
vào công tác này là: Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại, và các doanh nghiệp
xuất khẩu, lấy hợp tác và cạnh tranh làm cơ sở nền tảng để hình thành và phát triển
mạng lưới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động hơn trong công tác

này, không nên chỉ trông chờ vào kinh phí hỗ trợ từ phí chính phủ như hiện nay.
- Các giải pháp khác
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Để góp phần tháo gỡ khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các doanh
nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để chủ động trong sản
xuất và xuất khẩu hàng hoá, cũng như đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình hội
nhập kinh tế như hiện nay. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các doanh
nghiệp cần tập trung nguồn lực vào đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ,
cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cao năng suất lao động, tạo ra
những mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng giá trị cao.
Tóm lại, để vượt qua những khó khăn và trở ngại của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới, duy trì và tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá, bên cạnh
các biện pháp khai thác hợp lý tiềm năng nội lực để phát triển sản xuất, gia tăng khối
lượng và chất lượng hàng hoá, còn cần phải áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp
này với việc đẩy mạnh xuất khẩu theo từng thị trường và khách hàng hợp lý. Song song
với nỗ lực của doanh nghiệp cũng cần có sự quan tâm của ban ngành lãnh đạo các cấp
và Chính phủ.
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Chương II
Phương pháp nghiên cứu và thực trạng ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế tới kinh doanh xuất khẩu gạch ngói của CTCP Viglacera
Hạ Long sang thị trường các nước châu Á
2.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn
Chuyên đề xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm 6 câu hỏi và phỏng vấn 3
người là Tổng giám đốc của công ty, người đưa ra các quyết định, cũng như đưa ra
phương hướng hoạt động cho công ty. Người được phỏng vấn tiếp theo là Giám đốc

xuất nhập khẩu của công ty- người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của phòng Xuất nhập
khẩu và cuối cùng là Giám đốc kế hoạch- kỹ thuật, người tham mưu cho Tổng giám đốc
về phương hướng hoạt động, công tác quản lý… Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào
việc tìm hiểu hoạt động xuất khẩu gạch ngói sang thị trường các nước châu Á trong giai
đoạn suy thoái vừa qua và một số giải pháp khắc phục những tác động của nó.
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp qua phiếu điều tra
Khi xây dựng phiếu điều tra, chuyên đề tiến hành xây dựng 10 câu hỏi đóng mở để
có thể dễ dàng phân tích tổng hợp các thông tin thu được. Do cần một số những thông
tin liên quan đến thực trạng xuất khẩu của công ty hiện nay nên chuyên đề đã điều tra
10 phiếu tập trung vào tìm hiểu mức độ tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt
động của công ty nói chung và tình hình xuất khẩu nói riêng. Những người được phỏng
vấn là các chuyên viên phòng xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch kỹ thuật.
2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Bên cạnh việc thu thập dữ liệu sơ cấp còn thu thập những dữ liệu thứ cấp thông
qua số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 và
2010. Ngoài ra, chuyên đề còn thu thập thông tin từ báo chí và website của công ty.
Sau khi đã thu thập được dữ liệu tiến hành xử lý dữ liệu đó bằng các phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp để đưa ra kết luận về tình hình xuất khẩu của doanh
nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế vừa qua.
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới hoạt
động xuất khẩu của CTCP Viglacera Hạ Long
2.2.1 Nhân tố bên ngoài
2.2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 vừa qua được châm ngòi từ khủng hoảng thị
trường tài chính Mỹ và tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Khủng hoảng
kinh tế toàn cầu xảy ra làm tổng sản lượng hàng hoá trên thế giới giảm mạnh.
Một số mặt hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: sản lượng thép thế giới trong
năm 2008 giảm 1,2 % với năm 2007 xuống còn 1.329,7 triệu tấn. Năm 2009 nó còn bị

giảm 7,6 % so với năm 2008 xuống còn 1.229 tỷ tấn. Sản lượng này bị giảm đáng kể
trong 2 năm liên tiếp. Nhưng cho đến năm 2010- nền kinh tế thế giới trên đà phục hồi,
sản lượng thép tăng 15% so với năm 2009 đạt 1.414 tỷ tấn. Và tính đến quý I năm 2011
thì sản lượng này đã đạt được 372 triệu tấn- tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Các
sản phẩm nông nghiệp cũng có sản lượng giảm…
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế đó, thương mại toàn cầu sụt giảm: lạm phát gia
tăng, cầu về các loại hàng hoá giảm, tiêu dùng tư nhân, đầu tư của các công ty và các
hoạt động sản xuất cùng giảm, dẫn tới sụt giảm trong nhập khẩu các loại hàng hoá trên
thị trường. Hai đầu máy của kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại là cho cầu của các loại
hàng hoá như dầu, thực phẩm và khoáng sản sụt giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ tác
động tiêu cực tới xuất khẩu và tăng trưởng của các nước xuất khẩu các mặt hàng này ở
châu Á, châu Phi và châu Mỹ- Latinh. Tăng trưởng kinh tế ở các nước lớn như Mỹ và
Nhật Bản ở mức thấp nhất 7 năm qua.
Các nền kinh tế đang phát triển chỉ đạt mức tăng trưởng 6,6% thấp hơn so với mức
8% năm 2007. Trong bối cảnh suy thoái, các gói giải pháp theo hướng bơm tiền vào nền
kinh tế được áp dụng rộng khắp. Nhiều gói có quy mô lớn như gói giải pháp 800 tỷ
USD của Mỹ, gói phục hồi kinh tế 260 tỷ USD của EU. Các nhà phân tích nhận định
rằng năm 2009 là năm đầu tiên toàn cầu bị suy thoái trầm trọng kể từ sau cuộc Đại suy
thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ XX. Đến năm 2010 thì mức tăng trưởng kinh tế thế
giới đạt 4,2%, các nước phát triển là 2,3%, thị trường mới nổi và các nước đang phát
triển là 6,3%- nền kinh tế toàn thế giới đang dần phục hồi. Năm 2011 kinh tế thế giới
tiếp tục tăng trưởng, nhưng ở mức khiêm tốn, chưa có bước đột phá, vẫn tiềm ẩn nguy
cơ tái khủng hoảng Vì thế, khách quan đòi hỏi các nước trên thế giới phải có có sự
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
phối hợp với nhau cao hơn nữa thì mới có thế cân bằng, tạo cơ sở phục hồi và phát triển
bền vững của nền kinh tế thế giới năm 2011 và những năm tiếp sau.
2.2.1.2 Thị trường châu Á trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới.
Có thể nói châu Á là thị trường xuất khẩu lớn- nó chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn
trong hoạt động xuất khẩu của nước ta. Hiện nay châu Á là thị trường tiêu dùng mà bất

kỳ quốc gia nào cũng mơ ước- đây là nền kinh tế của hơn 4 tỷ người( chiếm hơn 60%
dân số thế giới) sống trên 48 quốc gia khác nhau.
Kể từ quý IV/ 2008 xuất nhập khẩu ở khu vực này bắt đầu giảm sút nghiêm trọng,
GDP thực tế tăng trưởng âm ở 10/16 nền kinh tế châu Á. Mặc dù đa số các quốc gia ở
châu Á đều tuyên bố tăng chi tiêu và cắt giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng trên
thực tế thì thâm hụt ngân sách nhà nước vẫn xảy ra, mức thâm hụt ở năm 2008 là 1,2%
GDP và đến năm 2009 thì nó đã tăng lên là 4,5% GDP.
Trong quý 4/2008, kinh tế Nhật Bản sụt giảm với tốc độ 12,7%, mạnh nhất từ cú sốc
dầu lửa 1974. Một nền kinh tế năng động khác của châu Á là Singapore có mức sụt giảm
tăng trưởng nghiêm trọng nhất trong 33 năm qua vào quý 4/2008. Cùng kỳ, kinh tế Đài
Loan tăng trưởng âm với tốc độ chưa từng có 8,36% so với cùng kỳ năm trước. Còn kinh tế
Hàn Quốc rơi vào giai đoạn suy thoái đầu tiên trong một thập kỷ trở lại đây. Quý 4/2008,
kinh tế Hàn Quốc co lại 5,6%, mức sụt mạnh nhất từ khủng hoảng tài chính 1998…
Năm 2009 là năm xuống dốc của các đồng tiền châu Á. Hồi đầu năm 2009 tỷ giá
đồng Won của Hàn Quốc đã sụt xuống mức thấp nhất 11 năm so với USD, trong khi
đồng Rupiah của Ấn Độ rớt xuống mức tỷ giá thấp kỷ lục khi con số GDP đáng buồn
của quý 4/2008 được công bố.
Cùng với sự sụt giảm tăng trưởng và xuất khẩu, cũng như sự mất giá mạnh của các
đồng tiền, thị trường chứng khoán khu vực châu Á cũng lao dốc theo. Theo tính toán thì
mức lạm phát của châu Á ở mức 4,4% vào năm 2010.
Tình hình mỗi lúc một thêm khó khăn này đã buộc các chính phủ châu Á công bố
hàng loạt các gói kích thích kinh tế trị giá nhiều tỷ USD để thúc đẩy người dân và doanh
nghiệp tăng cường chi tiêu, trong đó phải kể tới gói kích thích 586 tỷ USD của Trung
Quốc.
2.2.1.3 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam cũng dựa khá nhiều vào hoạt động xuất khẩu. Hàng năm
xuất khẩu không chỉ mang lại khản thu ngoại tệ lớn cho nước ta mà còn đem lại việc
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
làm cho người lao động. Kủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ tới ba thị

trường tài chính Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản mà đây lại là thị trường xuất khẩu chính
của Việt Nam. Chính vì vậy mà khi nền kinh tế của ba khu vực này bị suy thoái, Việt
Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Nhu cầu giảm mạnh và xu hướng giảm
giá toàn cầu đã làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm sút khá mạnh.
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã bắt đầu thể
hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng xuất
khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản,thủy sản…
Theo báo cáo của Chính phủ ngày 18/12/2008, kim ngạch xuất khẩu những tháng
cuối cùng của năm 2008 đã biểu hiện sự sụt giảm rõ nét. Kim ngạch tháng 10 giảm
3,3% so với tháng 9, và tháng 11 giảm 4,8% so với tháng 10. Kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu tháng 1/2009 ước tính chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và
giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm 2008, hầu hết các mặt hàng
đều có sự giảm sút kim ngạch trong tháng 1/2009. Tác động mà khủng hoảng kinh tế
gây ra trực tiếp đối với lĩnh vực xuất khẩu là do nhu cầu tiêu dùng giảm. Hàng loạt các
hệ thống bán lẻ bị phá sản dẫn đến nhu cầu nhập khẩu bị giảm sút nghiêm trọng. Không
chỉ có vậy mà suy thoái kinh tế còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới cung cầu đồng USD ở Việt
Nam, gây ra nhiều tác động tới tỷ giá hối đoái và làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất
khẩu. Năm 2010 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD- tăng đáng kể
so với năm 2009. Và tính đến hết quý I/2011 thì kim ngạch xuất khẩu thu được 19,6 tỷ
USD. Quý I/2011, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận sự tăng
mạnh về kim ngạch trong buôn bán với các thị trường châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
2.2.1.4 Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam trong bối cảnh suy thoái
Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ
mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ
tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác.
Chẳng hạn như sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các công trình nhà xưởng, cao ốc, cầu
đường…của ngành xây dựng. Khi mà cuộc suy thoái diễn ra thì hầu như sự đầu tư cho
xây dựng bị thu hẹp lại. Chính vì vậy mà doanh thu, cũng như lợi nhuận của các công ty
sản xuất, kinh doanh mặt hàng xây dựng bị giảm sút.
Năm 2009 là năm gặp không ít các khó khăn của các công ty trong ngành do ảnh

hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Nhiều doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải thu hẹp sản xuất, sản
phẩm bị tồn đọng trong kho. Ngay kể cả ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và
sản xuất gạch ngói nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thu sản
phẩm. Phải kể đến kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng như: gạch ốp lát, sứ vệ sinh,
thủy tinh xây dựng, đá ốp lát năm 2007đạt được 283 triệu USD- con số đáng khâm phục
của ngành xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam. Đến năm 2008 thì con số này tăng lên
8,2% và đạt được 306,2 triệu USD. Nhưng không nằm ngoài vòng quay của kinh tế thế
giới, năm 2009 ngành bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch
xuất khẩu trên bị giảm mất 11,5% so với năm 2008- tức là chỉ đạt 271 triệu USD. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá bán và với các sản phẩm bán
dưới giá thành sản xuất. Điều này lại càng dây khó khăn cho các công ty hơn. Nói chung là
nhu cầu về vật liệu xây dựng cả trong và ngoài nước trong giai đoạn suy thoái đều giảm đi.
Như vậy, suy thoái kinh tế đã làm lũng đoạn thị trường vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này đã gặp rất nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn phục hồi kinh tế như hiện nay thì thị trường vật liệu xây dựng
dường như đã quay lại được với nhịp độ phát triển trước đây. Kim ngạch xuất khẩu năm
2010 của một số mặt hàng đã đề cập ở trên đã tăng lên đáng kể so với năm 2009 và đạt
được 305,52 triệu USD. Và tính cho hết quý I/2011 thì con số này đã đạt được 79,7
triệu USD. Dự báo rằng đây sẽ là năm tăng trưởng tốt của công tác xuất khẩu vật liệu
xây dựng Việt Nam. Sau giai đoạn suy thoái, đồng loạt giá của các mặt hàng vật liệu
xây dựng đều tăng giá. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng này cũng sôi động
hơn hẳn so với giai đoạn năm 2008, 2009.
2.2.2 Nhân tố bên trong
2.2.2.1 Khái quát chung về CTCP Viglacera Hạ Long
CTCP Viglacera Hạ Long là Công ty trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm
xây dựng- Bộ xây dựng đóng trên địa bàn phường Hà Khẩu- TP Hạ Long- Quảng Ninh.
 Tên giao dịch : Viglacera Ha Long Jojnt-stock company

 Địa chỉ : Phường Hà khẩu-Hạ Long-Quảng Ninh
 Điện thoại : 84.33.3 845927
 Fax : 84.33.3 846 577
 Email :
 Website : www.halongceramic.com.vn
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
 Sơ đồ tổ chức công ty ( Phụ lục 1)
Tiền thân là Nhà máy gạch Hạ Long gồm một nhà máy gạch do nước cộng hoà Ba
Lan giúp xây dựng vào năm 1978. Cùng với quá trình hiện đại hoá- công nghiệp hoá đất
nước thì công ty đã phát triển, mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất. Tính
đến năm 2006 với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì công ty đã chuyển
đổi từ Công ty Nhà nước sang loại hình CTCP với tên là CTCP Viglacera Hạ Long.
CTCP Viglacera Hạ Long có chức năng là chuyên sản xuất các sản phẩm gạch
ngói đất sét nung cao cấp phục vụ trong nước và xuất khẩu. Nhiệm vụ của công ty là
thực hiện sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao theo hướng sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, tự tích luỹ để phát triển, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước,
bảo toàn và phát triển vốn, chăm lo tới đời sống công nhân viên chức trong Công ty.
Với những đóng góp to lớn trong quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất
nước, CTCP Viglacera Hạ Long đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều
danh hiệu cao quý như: Danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới( 04/2008); Giải
thưởng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương 2010, Huân chương lao động hạng III- Công
đoàn( 2005); Huân chương lao động hạng III- Chính quyền( 2004),…v…v…
2.2.2.2 Các nhân tố nội tại
CTCP Viglacera Hạ Long là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm
gạch ngói đất sét nung cao cấp có kinh nghiệm và uy tín lớn ở Việt Nam, và là một
thương hiệu đáng tin cậy của nhiều nước trên Thế giới. Nằm trong tốp 500 doanh
nghiệp hàng đầu Việt Nam, công ty được đánh giá là đơn vị hàng đầu của Tổng công ty
thuỷ tinh và gốm xây dựng- Bộ xây dựng nói riêng và của ngành vật liệu xây dựng Việt
Nam nói chung.

Sau hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng gạch
ngói đất sét nung cao cấp, CTCP Viglacera Hạ Long đã xây dựng được một cơ cấu mặt
hàng phong phú và đa dạng về chủng loại, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách
hàng. Các sản phẩm chính là gạch ngói, gạch lát, gạch xây các loại Đó là lĩnh vực hoạt
động truyền thống của công ty. Bên cạnh đó công ty còn hoạt động trong rất nhiều lĩnh
vực như: Tư vấn thiết kế, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng;
Kinh doanh tư liệu sản xuất và tiêu dùng; Khai thác và chế biến khoáng sản; Đầu tư xây
dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tần đô thị, khi công
nghiệp; Hoạt động dịch vụ nông nghiệp v v
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Là đơn vị thành viên chủ lực của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng- Bộ
Xây dựng nên CTCP Viglacera Hạ Long được đầu tư rất kỹ lưỡng về nguồn vốn, công
ty đã xây dựng cho mình được một lượng vốn đáng kể, giúp ích rất nhiều cho hoạt động
của công ty. Hơn thế nữa, tình hình kinh doanh của công ty cũng rất thuận lợi, đem về
những khoản lợi nhuận lớn. Vì vậy,nguồn vốn ngày càng được bổ sung thêm. Nguồn
vốn hiện nay của CTCP Viglacera Hạ Long đã lên đến hơn 90 tỷ VNĐ.
Do CTCP Viglacera Hạ Long tiền thân là doanh nghiệp nhà nước nên việc tuyển
chọn nhân sự là rất quan trọng. Vì vậy công ty đã tuyển chọn được đội ngũ nhân viên có
trình độ cao và tay nghề giỏi. Hiện nay công ty có 3715 cán bộ công nhân viên chức. Số
nhân lực có trình độ Đại học trở lên là 273 người và số người tốt nghiệp từ khối kinh tế
và Quản trị kinh doanh là 156 người. Nhờ đó mà chất lượng hàng hóa cũng rất vượt trội.
Uy tín cao trong thực hiện hợp đồng là điểm mà các đối tác đánh giá cao ở công ty.
Không những thế, công ty còn chú trọng tới công tác chăm lo đời sống của công
nhân viên chức. Công ty đã xây dựng những dãy nhà cho công nhân viên thuê với giá
ưu đãi. Nếu là hô gia đình mà cả hai vợ chồng cùng làm trong công ty thì được mua nhà
với giá rẻ.
Công ty đã xây dựng một khuôn viên nhà máy sạch đẹp. Bất kỳ ai đã từng đến
thăm quan các nhà máy của công ty đều phải thốt lên rằng “ sao nhà máy sản xuất gạch
mà sạch quá, không tin được”. Dù là nhà máy sản xuất gạch nhưng khuôn viên của

công ty luôn sạch sẽ. Sau giờ làm, công nhân có thể được tắm giặt ngay tại khu nhà “
Tắm- Gội- Sấy khô” của công ty Còn rất nhiều điều mà Viglacera đã làm để chăm sóc
tới đời sống của cán bộ công nhân viên công ty.
CTCP Viglacera Hạ Long đã xây dựng cho mình một cơ cấu quản lý, tổ chức
hoạt động chuyên nghiệp và hiện đại. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về một mảng
chuyên biệt. Nhưng các phòng ban trong công ty hoạt động mật thiết với nhau, cùng
nhau phát triển đưa công ty ngày một đi lên.
2.3 Thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới tới kinh doanh xuất khẩu
gạch ngói của CTCP Viglacera Hạ Long sang thị trường các nước châu Á
2.3.1 Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp
2.3.1.1 Kết quả phỏng vấn
Phiếu phỏng vấn được xây dựng với 4 nội dung về tác động của suy thoái tới hoạt
động xuất khẩu; tình hình công ty trong thời kỳ khủng hoảng; những giải pháp khắc
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
phục, định hướng của công ty và đánh giá những giải pháp của nhà nước ( xem phụ lục
2) và có kết quả thu được như sau:
- Với nội dung thứ nhất
Khi được hỏi về tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động xuất khẩu của công
ty thì những người được phỏng vấn đều đánh giá rằng: nhìn chung, công ty đã bị các tác
động không nhỏ về doanh thu từ hạt động xuất khẩu. Suy thoái kinh tế thế giới đã làm
cho giá trị xuất khẩu của công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm sút đáng kể. Nguyên
nhân dẫn tới việc này là số lượng đơn đặt hàng bị giảm đáng kể trong giai đoạn này,
nhiều đơn đặt hàng bị huỷ bỏ. Hơn thế nữa, công tác ký kết hợp đồng giữa công ty với
các đối tác lớn ở thị trường chủ chốt- châu Á diễn ra một cách nhỏ lẻ, manh mún.
- Với nội dung thứ hai
Tình hình cụ thể của công ty dưới tác động của suy thoái kinh tế. Trả lời cho câu
hỏi về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trước và sau khi có suy
thoái. Những người được phỏng vấn cho rằng: Tổng giá trị xuất khẩu năm 2009 so với
năm 2008 sụt giảm đáng kể. Mọi ý kiến đều cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là

do thị trường châu Á lâm vào tình trạng chung của thế giới là suy thoái toàn cầu. Nhu
cầu của người dân tại khu vực này về các sản phẩm của công ty suy giảm, thay vào đó
là các sản phẩm mang tính thiết yếu cho đời sống sinh hoạt hằng ngày hơn. Bên cạnh
đó, việc liên hệ với ít nhà cung cấp dịch vụ vận tải nhiều khi cũng làm cho công tác vận
chuyển hàng hoá của công ty không đúng hạn.
- Với nội dung thứ ba
Những giải pháp khắc phục của công ty trong giai đoạn suy thoái. Những người
được phỏng vấn cho biết: Ngay từ những ngày đầu của khủng hoảng kinh tế, nguy cơ ứ
đọng hàng hóa do nhu cầu tiêu dùng xuất khẩu giảm, Công ty ý thức rất rõ về vai trò
chủ quan của mình, không thể thụ động trước thực tế cũng như viễn cảnh thị trường
đang ngày một bất lợi đối với mỗi doanh nghiệp; nên đã rà soát lại mọi khâu “khoán
quản” - điều chỉnh lại mọi hoạt động để “chuẩn” theo tình hình mới, nhằm mục tiêu:
Có thể hạ giá thành song song với việc giữ vững chất lượng sản phẩm, bởi đó là chìa
khóa tạo ra mọi nguồn lực; cũng là công việc trọng tâm phục vụ nhiệm vụ đang rất bức
thiết của doanh nghiệp - “kích cầu” tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ. Ở khâu mua sắm nguyên- nhiên liệu, công ty cắm những cán bộ
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
giỏi nghiệp vụ kinh doanh ở hầu khắp các lĩnh vực liên quan nhằm nắm bắt mọi biến
động của thị trường để cập nhật thông tin.
Từng nhà máy, từng phòng ban chức năng, phân xưởng… được khoán cụ thể mọi chi
phí, tiêu hao vật dụng của từng tác nghiệp, từng hoàn cảnh công tác thay vì “khoán tổng
hợp, khoán cả cục” như trước. Bên cạnh những cố gắng đó thì Công ty còn mắc phải
một khâu là lưu trữ sản phẩm. Hiện nay, lượng lưu trữ các sản phẩm sau khi ra lò, cũng
như sân bãi của công ty còn nhỏ.
- Với nội dung thứ tư
Đánh giá những giải pháp mà chính phủ đưa ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất
khẩu trong giai đoạn suy thoái. Những người được phỏng vấn đều cho rằng: Chính phủ
đã chủ động đề ra giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhằm chống suy giảm, các giải
pháp đề ra là đúng đắn, phù hợp với thực trạng của Việt Nam và tình trạng suy thoái

kinh tế trên thế giới. Đồng thời họ cũng đánh giá cao những biện pháp giảm thuế, giãn
nợ cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn, những biện pháp này đem lại lợi ích trực tiếp
cho mỗi doanh nghiệp xuất khẩu nói chung cũng như CTCP Viglacera Hạ Long nói
riêng. Tuy vậy, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận các nguồn vốn ưu
đãi của chính phủ do hệ thống chính sánh chưa hoàn chỉnh.
2.3.1.2 Kết quả điều tra trắc nghiệm
Phiếu điều tra trắc nghiệm bao gồm 10 câu hỏi về những vấn đề liên quan đến tác
động của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu của công ty ( xem phụ lục 3) và thu
được những kết quả như sau:
- Khi hỏi về suy thoái kinh tế có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạch ngói của
công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường các nước châu Á
thì 100% người được điều tra đều trả lời Có. Nguyên nhân của sự ảnh hưởng đó thì thì
được đánh giá khác nhau do quan điểm của mỗi người. Có đến 9 người trên tổng số 10
người được điều tra trắc nghiệm cho rằng nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng của
người dân tại khu vực này giảm, chiếm 90% tổng số phiếu được hỏi; 60% ý kiến cho
rằng nguyên nhân là do các bạn hàng gặp khó khăn về nguồn vốn; 70% ý kiến cho là do
người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu hơn.
- Đối với câu hỏi về doanh thu xuất khẩu nói chung và doanh thu của sản phẩm
gạch ngói tại thị trường châu Á có thay đổi không thì tất cả những người được điều tra
đều trả lời Có. Cụ thể theo bảng sau:
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.1: Kết quả điều tra về mức giảm của năm 2009 so với năm 2008 về doanh
thu nói chung và doanh thu của gạch ngói tại thị trường các nước châu Á
Khoảng sụt giảm Sự giảm doanh thu XK tại
thị trường châu Á
Sự giảm doanh thu của gạch
ngói tại thị trường châu Á
Số phiếu
chọn

% trong tổng
số phiếu
Số phiếu
chọn
% trong tổng
số phiếu
Giảm dưới 10% 9/10 90 0/10 0
Giảm từ 11- 30% 1/10 10 2/10 20
Giảm trên 31% 0/10 0 8/10 80
Nguồn: Tác giả tự thống kê
Đánh giá về sự biến động về cầu tại thị trường châu Á do tác động của suy thoái kinh
tế toàn cầu là cầu tại thị trường này giảm đi. 100% ý kiến đều trả lời đồng nhất như vậy.
Đối với câu hỏi về sự thay đổi của đơn đặt hàng của thị trường châu Á năm 2009
so với năm 2008 thì 3/10 phiếu cho rằng lượng đơn đặt hàng tại thị trường này giảm
dưới 10% và 7/10 phiếu tương đương với 70% cho rằng lượng đơn đặt hàng tại đây
giảm từ 11- 30%. Và 90% ý kiến cho rằng giá cả các mặt hàng của công ty tại thị trường
này trong giai đoạn đó là không đổi.
Kết quả khi hỏi về các chính sách mà công ty áp dụng trong giai đoạn suy thoái
vừa qua ta có thể theo dõi bảng sau:
Bảng 2.2: Chính sách công ty áp dụng trong giai đoạn suy thoái
Các chính sách Số phiếu chọn % trong tổng số
phiếu
Tập trung vào khách hàng truyền thống 4/10 40
Tập trung vào khách hàng tiềm năng 1/10 10
Tập trung vào tập khách hàng nội địa 5/10 50
Nguồn: Tác giả tự thống kê
Một số ý kiến cho rằng Công ty đã áp đụng đồng thời cả ba biện pháp trên: vừa
tập chung khai thác tập khách hàng truyền thống, vừa kết hợp với công tác tìm kiếm
khách hàng mới và hơn nữa là khai thác triệt để khách hàng trong nước.
Ở câu hỏi cuối cùng thì 100% ý kiến đều cho rằng Công ty đang áp dụng đồng

thời các biện pháp: có các chương trình khuyến mại, hỗ trợ thanh toán, tích cực tham
gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, tìm kiếm thị trường mới và áp dụng
các biện pháp phòng ngừa rủi ro để tăng doanh thu trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại
GVHD: Th.S Phan Thu Giang Chuyên đề tốt nghiệp
Những dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do công ty cung cấp mang tính khách quan. Tác
giả lựa chọn một số dữ liệu có thể làm rõ hơn hoạt động xuất khẩu của công ty trong
giai đoạn suy thoái. Dưới đây là số liệu tác giả lựa chọn dùng để phân tích:
Bảng 2.3: Số liệu tác giả sử dụng phân tích
( Đơn vị: USD)
GIÁ TRỊ NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Tổng giá trị XK 2 657.977 3.742.593 3.507.080 3.676.576
Giá trị XK vào TTCA 2.480.768 3.105.624 2.965.395 3.505.536
Giá trị XK gạch ngói vào TTCA 283.272 486.615 268.176 431.577
Giá trị XK của Ngói hài vuông M33
vào TTCA
30.262 34.500 33.120 35.038
Giá trị XK của Ngói vảy cá M07
vào TTCA
198.067 330.552 194.569 288.632
Giá trị XK Ngói M8 vào TTCA 30.124 82.586 8.546 76.658
Giá trị XK các loại ngói khác vào
TTCA
24.819 38.977 31.941 31.294
Giá trị XK ngói từ Campuchia 116.224 207.683 98.574 181.658
Giá trị XK ngói từ Lào 80.576 141.668 78.252 126.945
Giá trị XK ngói từ Myanmar 49.857 88.276 46.293 80.250
Giá trị XK ngói từ các quốc gia khác 36.615 48.988 45.057 42.724
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo xuất khẩu phòng Xuất nhập khẩu

Dựa vào bảng số liệu thống kê ở trên ta đi phân tích sự thay đổi của các giá trị đó
trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2010.
Trước hết, phân tích sự thay đổi các giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2007- 2010
( theo dõi hình 2.2 dưới đây)
Hình 2.1: Sự thay đổi các giá trị xuất khẩu của công ty giai đoạn 2007- 2010
( Đơn vị: USD)
SV: Nguyễn Thuý Quỳnh- K43E5 Trường Đại học Thương Mại

×