Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC TẾ BÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.74 KB, 22 trang )

Câu 1 Tỉ lệ của nguyên tố hiđrô (H) có trong cơ thể người là khoảng:
A) 1,5%
B) 65%
C) 9,5%
D) 18,5%
Đáp án C
Câu 2 Các nguyên tố nào sau đây được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng?
A) N, Cu, Mo, B.
B) Co, Cu, Fe, Mo.
C) C, F, Cu, Fe.
D) H, Zn, Fe, Cu.
Đáp án B
Câu 3 Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm
xem ở đó có nước hay không vì:
A) Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào (nước chiếm tỉ lệ rất lớn) vì thế không có
nước sẽ không có sự sống.
B) Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào, là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết
cho hoạt động sống của tế bào vì thế, không có nước sẽ không có sự sống.
C) Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào vì thế không
có nước sẽ không có sự sống.
D) Nước tham gia vào các phản ứng hóa học trong chuyển hóa vật chất ở tế bào vì thế không
có nước sẽ không có sự sống.
Đáp án B
Câu 4 Chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống:
Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn khối lượng cơ thể
sống.
A) 0,01%
B) 1%
C) 0,1%
D) 0,001%
Đáp án A


Câu 5 Chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống:
Phần lớn các nguyên tố (1) tham gia cấu tạo nên các đại phân tử (2) còn các nguyên tố
(3) thường tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin
A) 1- vô cơ 2-đa lượng 3- hữu cơ
B) 1- vi lượng 2- hữu cơ 3- đa lượng
C) 1- vô cơ 2- vi lượng 3- hữu cơ
D) 1- đa lượng 2-hữu cơ 3- vi lượng
Đáp án B
Câu 6 Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người?
A) Phôtpho cần cho axit nuclêic trong mỗi tế bào cơ thể.
B) Mặc dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng thiếu Iốt chúng ta có thể bị bệnh biếu cổ.
C) Canxi cần cho sự phát triển xương người.
D) Nitơ tồn tại trong cơ thể ở dạng NH3 (dưới dạng nước tiểu).
Đáp án B
Câu 7 Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với sự sống:
A) Là thành phần cấu trúc lên hàng trăm hệ enzim, vitamin, xúc tác các phản ứng sinh hóa
trong tế bào.
B) Là thành phần tạo kháng thể bảo vệ cơ thể.
C) Là thành phần cấu trúc giúp các chất vận chuyển nhanh trong tế bào.
D) Là hợp chất hữu cơ xây dựng lên cấu trúc tế bào.
Đáp án A
Câu 8 Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A) Màng tế bào
B) Nhân tế bào
C) Nhiễm sắc thể
D) Chất nguyên sinh
Đáp án D
Câu 9 Cấu trúc hóa học của nước gồm:
A) Ba nguyên tử Ôxy kết hợp với hai nguyên tử Hyđrô.
B) Hai nguyên tử Ôxy kết hợp với một nguyên tử Hyđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.

C) Hai nguyên tử Ôxy kết hợp với hai nguyên tử Hyđrô.
D) Một nguyên tử Ôxy kết hợp với hai nguyên tử Hyđrô bằng các liên kết cộng hóa trị.
Đáp án D
Câu 10 Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là:
A) Chất hữu cơ
B) Vitamin
C) Nước
D) Chất vô cơ
Đáp án C
Câu 11 Trong cấu tạo tế bào, xenlulôzơ tập trung ở:
A) Thành tế bào
B) Nhân tế bào
C) Màng nhân
D) Chất nguyên sinh
Đáp án A
Câu 12 Cấu trúc của các loại cacbonhyđrat gồm:
A) Gồm 3 nguyên tố hóa học: C, H, O nhưng có nhiều liên kết C-H và ít ôxy hơn.
B) Gồm 4 nguyên tố hóa học C, H, O, N và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C) Gồm 3 nguyên tố hóa học C, H, N và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D) Cacbonhyđrat gồm 3 loại nguyên tố hóa học: C, H, O và được cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân: (CH2O)
n
Đáp án D
Câu 13 Một trong những chức năng của đường glucôzơ là:
A) Nguồn năng lượng dự trữ ngắn hạn của tế bào
B) Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể
C) Là thành phần của phân tử ADN
D) Tham gia cấu tạo thành tế bào
Đáp án A
Câu 14 Chức năng của mỡ là:

A) Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
B) Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
C) Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể
D) Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
Đáp án D
Câu 15 Đường thuộc nhóm đissaccarit là:
A) Mantôzơ
B) Glucôzơ
C) Fructôzơ
D) Pentôzơ
Đáp án A
Câu 16 Chức năng của phôtpholipit:
A) Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể
B) Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
C) Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
D) Cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
Đáp án D
Câu 17 Chức năng của các loại cacbohyđrat:
A) Cấu tạo nên màng tế bào, màng sinh chất.
B) Là nguồn năng lượng chính dự trữ của tế bào.
C) Là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
D) Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể, cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ
thể.
Đáp án D
Câu 18 Các loại nào sau đây là của hợp chất hữu cơ lipit?
A) Mỡ, phôtpholipit, sterôit, sắc tố và vitamin: carôtennôit- vitamin A, D, E và K.
B) Mỡ, phôtpholipit, lactôzơ.
C) Mỡ, glicôgen, phôtpholipit.
D) glicôgen, carôtennôit, phôtpholipit, ơstrôgen.
Đáp án A

Câu 19 Hợp chất cacbonhyđrat: đường đơn- đường đôi- đường đa được xếp theo thứ tự từ đơn giản
đến phức tạp là:
1. Glucôzơ
2. Đường Ribô
3. Glicôgen - Xenlulôzơ
4. Đường saccarôzơ
A) 2 —> 3 —> 4 —> 1.
B) 1 —> 2 —> 3 —> 4.
C) 2 —> 1 —> 4 —> 3.
D) 1 —> 3 —> 4 —> 2.
Đáp án C
Câu 20 Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại:
A) Cacbohyđrat.
B) Tinh bột.
C) Đường đa.
D) Đường đơn, đường đôi.
Đáp án A
Câu 21 Chức năng nào dưới đây không phải của prôtêin?
A) Quy định các đặc điểm hình thái,, cấu tạo của cơ thể
B) Kháng thể bảo vệ cơ thể, tham gia vào chức năng vận động
C) Enzin xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào hoocmôn điều hòa quá trình trao đổi
chất trong tế bào và trong cơ thể
D) Có khả năng thực hiện nhân đôi để đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của prôtêin
Đáp án D
Câu 22 Trong các loại prôtêin sau thì những loại prôtêin trong tế bào người:
I/ Côlazen: cấu tạo lên mô liên kêt da.
II/ Hêmôglôbin: làm nhiệm vụ vận chuyển O
2
và CO
2


III/ Miôzin: cấu tạo lên cơ.
IV/ Glicôxênol: dự trữ năng lượng.
A) I, II, IV.
B) I, III, IV.
C) I, II, III.
D) II, III, IV.
Đáp án C
Câu 23 Cấu trúc bậc 2 của prôtêin là như thế nào?
A) Trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axitamin trong chuỗi pôlypeptit.
B) Chuỗi pôlypeptit co xoắn lại hoặc gấp nếp.
C) Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân trong đó các đơn phân là axitamin.
D) Chuỗi pôlypeptit ở dạng xoắn lại hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian
3 chiều.
Đáp án B
Câu 24 Phát biểu nào dưới đây là đúng về sự hình thành liên kết peptit trong phân tử prôtêin?
A) Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của axit amin trước với nhóm cacboxil
của axit amin sau có sự giải phóng 1 phân tử nước
B) Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm cacboxil của axit amin này với nhóm cacboxil
của axit amin kia, có sự giải phóng một phân tử nước
C) Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm cácboxin của
axit amin khác
D) Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm cacboxin của axit amin trước với nhóm amin
của axit amin sau, có sự giải phóng 1 phân tử nước
Đáp án D
Câu 25 Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của phân tử prôtêin
A) Trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axitamin trong chuỗi pôlypeptit.
B) Chuỗi pôlypeptit ở dạng xoắn lại hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian
3 chiều và một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlypeptit liên kết với nhau theo một
cách nào đó.

C) Chuỗi pôlypeptit co xoắn lại hoặc gấp nếp và một chuỗi prôtêin được cấu tạo từ một vài
chuỗi pôlypeptit liên kết với nhau theo một cách nào đó.
D) Phân tử prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân trong đó các đơn phân là axitamin.
Đáp án B
Câu 26 Cấu trúc xoắn anpha của mạch pôlipeptit là cấu trúc không gian:
A) Bậc IV
B) Bậc I
C) Bậc III
D) Bậc II
Đáp án D
Câu 27 Cấu trúc của 1 axit amin phải có những thành phần cơ bản nào dưới đây:
I. H3PO4 IV. Nhóm -NH2
II. Nhóm - COOH V. Gốc hiđrôcacbon
III. C5H10O4 VI. Bazơ nitric
A) II; III; IV
B) II; IV; V
C) I; III; VI
D) I; III; IV; V
Đáp án B
Câu 28 Cấu trúc bậc 4 của prôtêin
A) Chỉ có ở một số lợi prôtêin, được hình thành từ 2 chuỗi pôlipeptit có cấu trúc khác nhau
B) Có tất cả các loại prôtêin
C) Chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc
bậc 3 giống nhau hoặc khác nhau.
D) Chỉ có ở một số loại prôtêin, được hình thành từ 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc
giống nhau
Đáp án C
Câu 29 Những hợp chất nào dưới đây là prôtêin:
A) Albumin, glôbulin, côlestêron.
B) Glôbulin, côlagen, phôtpholipit.

C) Albumin, glôbulin, côlagen.
D) Albumin, glôbulin, phôtpholipit.
Đáp án C
Câu 30 Cấu trúc bậc 1 của prôtêin là như thế nào?
A) Trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axitamin trong chuỗi pôlypeptit.
B) Các chuỗi pôlypeptit co xoắn lại hoặc gâp nếp.
C) Chuỗi pôlypeptit ở dạng xoắn lại hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian
3 chiều.
D) Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân trong đó các đơn phân là axitamin.
Đáp án A
Câu 31 Giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện liên kết hóa học
nối giữa:
A) Đường và axit( đường deoxyribose và H3PO4)
B) Axit và bazơ
C) Đường và đường
D) Bazơ và đường
Đáp án A
Câu 32 Chức năng của ARN thông tin là:
A) Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm
B) Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin
C) Qui định cấu trúc đặc thù của ADN
D) Tổng hợp phân tử ADN
Đáp án A
Câu 33 Đơn phân cấu tạo của phân tử ARN có 3 thành phần là
A) Axit phôtphoric, baơ nitơ và liên kết hóa học
B) Đường có 6C, axit phôtphoric và baơ nitơ
C) Đường có 5C, axit phôtphoric và liên kết hóa học
D) Đường 5C, axit phôtphoric và baơ nitơ
Đáp án D
Câu 34 Nếu so sánh với đường cấu tạo ADN thì phân tử đường cấu tạo ARN

A) Ít hơn một nguyên tử cacbon
B) Nhiều hơn một nguyên tử cacbon
C) Nhiều hơn một nguyên tử ôxi
D) Ít hơn một nguyên tử ôxi
Đáp án C
Câu 35 Thành phần đơn phân của phân tử ADN
A) Amin, đường pentôzơ, bazơ nitric
B) Gồm 3 thành phần: Đường pentôzơ (C5H10O4); H3PO4 ,Bazơ nitơ có tính kiềm yếu: A,T,
G,X
C) Đường pentôzơ, axit phôtphoric, bazơ nitric
D) Nhóm cacbôxyl, axit phôtphoric, đường pentôzơ
Đáp án B
Câu 36 Một mạch của phân tử ADN có trình tự như sau: - A- X- G- T- A- A- G-, trình tự của mạch
bổ sung là:
A) - U- G- X- A- U- U- X-
B) - A- X- G- U- A- A- G-
C) - T- G- X- A- T- T- X-
D) - A- X- G- T- A- A- G-
Đáp án C
Câu 37 Câu nào không đúng trong các câu sau khi nói về cấu trúc phân tử ADN ở sinh vật:
A) Liên kết hiđrô trong phân tử ADN là liên kết yếu, A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô, G
liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô.
B) Ở các tế bào nhân thực, phân tử ADN có cấu trúc dạng mạch thẳng.
C) Ở các tế bào nhân sơ, phân tử ADN thường có cấu trúc dạng mạch vòng.
D) Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi (mạch) pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết
hiđrô giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
Đáp án A
Câu 38 Chức năng cơ bản của ADN là:
A) Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
B) Là thành phần cấu tạo của màng tế bào

C) Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
D) Trực tiếp tổng hợp prôtêin
Đáp án C
Câu 39 Loại bazơ nitơ chỉ có trong ARN mà không có trong ADN là:
A) Xitôxin
B) Ađênin
C) Guanin
D) Uraxin
Đáp án D
Câu 40 Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trìng tự nucleotit. Đặc điểm nào
về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa các sai sót nói trên?
A) Nhờ đặc điểm các Nu liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste có tính bền vững.
B) Nhờ đặc điểm cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung của ADN mà enzim có thể sửa chữa các sai
sót về trình tự Nu.
C) Nhờ đặc điểm các Nu liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste và cấu tạo theo nguyên
tắc bổ sung.
D) Nhờ liên kết phôtphođieste và liên kết H2 trong phân tử ADN mà enzim có thể sửa chữa
các sai sót về trình tự Nu.
Đáp án B
Câu 41 Vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn
A) Chứa phân tử ADN dạng vòng (plasmit) nằm trong tế bào chất điều khiển mọi hoạt động
của tế bào.
B) Chứa phân tử ADN dạng vòng nhỏ.
C) Thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào.
D) Là nơi xảy ra các phản ứng sinh hóa của tế bào và duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.
Đáp án A
Câu 42 Thành phần cơ bản của tế bào gồm:
A) Bào quan, màng sinh chất, dịch nhân.
B) Nhân hoặc vùng nhân, màng sinh chất, bào quan.
C) Tế bào chất, bào quan, màng sinh chất.

D) Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Đáp án D
Câu 43 Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ?
A) Tảo
B) Vi khuẩn, vi rút
C) Vi khuẩn
D) Vi rút
Đáp án C
Câu 44 Chức năng của roi ở tế bào vi khuẩn là:
A) Bảo vệ và quy định hình dạng của tế bào.
B) Giúp bám được vào bề mặt tế bào người.
C) Giúp vi khuẩn di chuyển.
D) Giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp.
Đáp án C
Câu 45 Màng sinh chất của tế bào nhân sơ được cấu tạo từ:
A) Axit nuclêic
B) Prôtêin
C) Peptiđôglican
D) Photpholipit và prôtêin
Đáp án D
Câu 46 Tế bào chất là gì?
A) Không được bao bọc bởi lớp màng, chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
B) Là vùng nằm giữa nhân và màng sinh chất.
C) Là vùng nằm phía ngoài cùng của tế bào gồm có các hạt dự trữ, bào tương và Ribôxôm.
D) Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân, gồm 2 thành phần chính là bào
tương và Ribôxôm.
Đáp án D
Câu 47 Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
A) Giúp tế bào di chuyển nhanh, sinh sản nhanh.
B) Giúp quá trình trao đổi chất với môi trường một cách nhanh nhất.

C) Giúp tế báo di chuyển nhanh, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh
D) Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng
và sinh sản nhanh hơn
Đáp án D
Câu 48 Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?
A) Thành tế bào
B) Vỏ nhày
C) Tế bào chất.
D) Màng sinh chất
Đáp án A
Câu 49 Trong tế bào chất của sinh vật nhân sơ gồm có:
A) Ribôxôm và bào tương, một số vi khuẩn còn có hạt dự trữ.
B) Mạng lưới nội chất
C) Ty thể
D) Thể gôngi
Đáp án A
Câu 50 Đặc điểm của tế bào nhân sơ là:
A) Màng nhân chỉ gồm một lớp lipit đơn.
B) Chưa có màng nhân
C) Màng nhân giúp trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất
D) Tế bào chất đã phân hóa chứa đủ các loại bào quan
Đáp án B
Câu 51 Một trong các chức năng của nhân tế bào là:
A) Chứa đựng thông tin di truyền
B) Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
C) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào
D) Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào
Đáp án A
Câu 52 Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
A) Tế bào bạch cầu.

B) Tế bào hồng cầu.
C) Tế bào cơ.
D) Tế bào biểu bì.
Đáp án A
Câu 53 Trên màng lưới nội chất hạt có:
A) Các ribôxôm gắn vào
B) Nhiều hạt có khả năng nhuộm màu bằng dung dịch axit
C) Nhiều hạt có khả năng nhuộm màu bằng dung dịch kiềm
D) Các ý đưa ra đều đúng
Đáp án -A
Câu 54 Trong tế bào, cấu trúc có chức năng tổng hợp prôtêin là:
A) Ribôxôm
B) Nhân
C) Lưới nội chất
D) Nhân con
Đáp án A
Câu 55 Chức năng của lưới nội chất hạt là:
A) Có nhiều loại enzim, phân hủy các chất độc hại đối với tế bào.
B) Chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.
C) Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường.
D) Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.
Đáp án D
Câu 56 Cấu tạo bộ máy Goongi bao gồm:
A) Các thể hình cầu có màng kép bao bọc
B) Các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại
C) Các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau
D) Các ống rãnh xếp chồng lên nhau và thông với nhau
Đáp án C
Câu 57 Cấu trúc của nhân tế bào nhân thực gồm:
I/ Chưa có màng nhân ngăn cách giữa nhân và tế bào chất.

II/ Có dạng hình cầu với đường kính 5.10-6m.
III/ Được bao bọc bởi 2 lớp màng.
IV/ Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc.
A) II, III
B) I, II, IV
C) III, IV
D) II, III, IV
Đáp án D
Câu 58 Chức năng của ribôxôm là:
A) Chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào.
B) Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
C) Tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.
D) Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, gluxit.
Đáp án A
Câu 59 Các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực là:
I/ Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
II/ Tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh (màng nhân bao bọc chất di truyền), trong nhân
có nhiều NST, tế bào nhân sơ chưa có màng nhân.
III/ Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và nhiều bào quan.
IV/ Tế bào nhân thực sinh sản chậm hơn tế bào nhân sơ.
A) I, II, IV
B) II, III, IV
C) I, III, IV
D) I, II, III
Đáp án D
Câu 60 Chức năng của bộ máy gôngi là:
I/ Tổng hợp thành tế bào ở thực vật.
II/ Tổng hợp 1 số hoocmôn ở động vật.
III/ Tạo ra các hợp chất ATP.
IV/ Tổng hợp các sản phẩm từ các bào quan và biến đổi chúng để đưa vào túi tiết.

A) I, II, III
B) II, III, IV
C) I, III, IV
D) I, II, IV
Đáp án C
Câu 61 Trong ti thể chất nền ti thể
A) là khoảng không gian giữa hai lớp màng, tiếp xúc với cả màng trong và màng ngoài ti thể
B) được chứa trong lớp màng đôi của ti thể, tiếp xúc với màng trong ti thể
C) được chứa trong mào ti thể
D) là khoảng không gian giới hạn giữa màng ngoài và mào ti thể
Đáp án B
Câu 62 Chức năng nào sau đây là của lizôxôm:
A) Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với
cơ thể.
B) Chuyển hóa đường và các chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động sống
của tế bào.
C) Phân hủy các tế bào già, các bào quan già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng
phục hồi.
D) Chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào.
Đáp án C
Câu 63 Trong các tế bào sau, tế bào chứa nhiều ti thể nhất là:
A) Tế bào cơ tim
B) Tế bào biểu bì
C) Tế bào hồng cầu
D) Tế bào bạch cầu
Đáp án A
Câu 64 Trong tế bào sinh vật, ti thể có thể tìm thấy ở hình dạng:
A) Nhiều hình dạng
B) Hình hạt
C) Hình cầu

D) Hình que
Đáp án A
Câu 65 Cấu trúc của lục lạp:
I/ Có hai lớp màng bao bọc.
II/ Bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit.
III/ Các tilacôit xếp trồng nên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
IV/ Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
V/ Trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Trong chất nền của lục lạp
còn có ADN và ribôxôm.
VI/ Có cấu trúc dạng túi được bao bọc bởi màng lipôprôtêin có chứa enzim thủy phân.
A) I, II, III, IV, V
B) I, III, IV, V
C) I, II, V, VI
D) II, III, IV, V, VI
Đáp án A
Câu 66 Không bào có những chức năng nào sau đây:
I/ Một số không bào chứa chất thải độc hại.
II/ Phân hủy các tế bào già, bào quan già, tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục
hồi.
III/ Chuyên hút nước từ đất vào rễ cây.
IV/ Túi đựng mĩ phậm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.
A) I, II, III
B) I, III, IV.
C) I, II, IV.
D) II, III, IV
Đáp án B
Câu 67 Cấu trúc của ti thể là:
I/ Có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo thành
các mào.
II/ Trên mào có rất nhiều enzim hô hấp.

III/ Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
IV/ Bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit.
A) I, II, IV
B) I, II, III
C) I, IV
D) II, III
Đáp án B
Câu 68 Chất nền của lục lạp có màu sắc
A) màu đỏ
B) màu xanh
C) không màu
D) màu da cam
Đáp án C
Câu 69 Trong các cấu trúc dưới đây, tên gọi stroma để chỉ cấu trúc
A) Chất nền của lục lạp
B) Màng ngoài của lục lạp
C) Màng trong của lục lạp
D) Enzim quang hợp của lục lạp
Đáp án A
Câu 70 Chức năng của lục lạp là:
A) Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường.
B) Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào.
C) Thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ từ chất vô cơ của tế bào thực vật.
D) Phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP
Đáp án C
Câu 71 Chức năng của chất nền ngoại bào là gì?
A) Bảo vệ và vận chuyển thụ động các chất.
B) Là nơi neo đậu của các bào quan.
C) Liên kết các tế bào tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.
D) Thực hiện việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường.

Đáp án C
Câu 72 Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có hiện
tượng đào thải các cơ quan, mô của người cho vì:
A) Màng sinh chất có tính bán thấm.
B) Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" nhờ cấu
trúc màng sinh chất có glicôprôtêin.
C) Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
D) Do màng sinh chất có tính linh động.
Đáp án B
Câu 73 Hai nhà khoa học đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất vào năm 1972 là:
A) Campbell và Singer
B) Singer và Nicolson
C) Nicolson và Reece
D) Campbell và Reece
Đáp án B
Câu 74 Trong các đặc điểm cấu trúc sau, đặc điểm cấu trúc nào là của khung xương tế bào?
A) Chỉ có tế bào nhân thực, gồm các hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
B) Cấu tạo bằng xenlulôzơ hoặc bằng kitin.
C) Chỉ có một lớp màng, có enzim thủy phân.
D) Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tọa thành các mào trên đó có nhiều
enzim hô hấp.
Đáp án A
Câu 75 Câu nào không đúng khi nói về màng sinh chất?
A) Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin thực hiện các chức năng khác nhau như vận
chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết
B) Màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin.
C) Màng sinh chất có cấu trúc chủ yếu là phân tử prôtêin.
D) Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy, tế bào có thể thực hiện việc trao đổi chất một
cách có chọn lọc với môi trường bên ngoài.
Đáp án C

Câu 76 Câu nào không đúng khi nói về khung xương tế bào?
A) Ở thực vật, khung xương tế bào là thành tế bào.
B) Khung xương tế bào giúp các tế bào động vật có được hình dạng xác định.
C) Khung xương tế bào là nơi neo đậu của các bào quan.
D) Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
Đáp án A
Câu 77 Chất nền ngoại bào là gì?
A) Bên ngoài màng sinh chất của cá tế bào còn có thêm hợp chất được cấu tạo bằng
peptiđôglican.
B) Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào có thêm các chất vô cơ và hữu cơ cấu tạo bằng
glicôprôtêin
C) Được cấu tạo bằng lớp phôtpholipit kép và prôtêin.
D) Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào động vật có thêm các chất vô cơ và hữu cơ cấu
tạo bằng glicôprôtêin.
Đáp án D
Câu 78 Điểm khác nhau cơ bản giữa thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm là:
A) Thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, của nấm là kitin, còn của vi khuẩn là peptitđôglican.
B) Thành tế bào thực vật và nấm là xenlulôzơ, vi khuẩn là peptitđôglican.
C) Thành tế bào thực vật là xenlulôzơ, còn nấm và vi khuẩn là kitin.
D) Thành tế bào thực vật và vi khuẩn đều bằng peptitđôglican, còn nấm là kitin.
Đáp án A
Câu 79 Sắp xếp các thành phần tế bào dưới đây theo đúng thứ tự từ ngoài vào trong của tế bào
động vật:
I. Nhân
II. Màng sinh chất
III. Tế bào chất
IV. Thành tế bào
A) I, II, III, IV
B) I, II, III
C) II, III, I ( động vật không có thành tế bào)

D) IV, III, II, I
Đáp án C
Câu 80 Nhận định đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất là:
A) Hai lớp phôtpholipit, không có prôtêin
B) Một lớp phôtpholipit, không có prôtêin
C) Một lớp phôtpholipit và các phân tử prôtêin
D) Hai lớp phôtpholipit và các phân tử prôtêin
Đáp án D
Câu 81 Nguồn năng lượng trực tiếp cung cấp cho quá trình vận chuyển chất chủ động trong cơ thể
sống:
A) AMP
B) ATP
C) ADP
D) Tất cả các chất được đưa ra.
Đáp án -D
Câu 82 Sự ẩm bào là:
A) Hiện tượng các thể lỏng không lọt qua lỗ màng, khi tiếp xúc với màng thì được màng tạo
thành các bóng bao bọc lại và tiêu hoá trong lizôxôm.
B) Hiện tượng các chất được đưa vào tế bào nhờ sự lõm lại của màng sinh chất
C) Hiện tượng các thể lỏng bị tế bào hút vào ngược chiều građien nồng độ
D) Hiện tượng màng tế bào hấp thụ các chất lỏng
Đáp án A
Câu 83 Những chất nào có thể khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất là:
A) CO
2
, O
2
B) Na
+
, K

+
C) CO
2
, O
2
, Na
+
, K
+
D) phân tử glucôzơ
Đáp án A
Câu 84 Hãy chọn cụm từ phù hợp cho sẵn dưới đây để hoàn thành các câu sau:
Sự vận chuyển qua màng không chỉ phụ thuộc vào .(1) của chất được vận chuyển mà còn
phụ thuộc vào (2) của màng. Sự vận chuyển còn phụ thuộc vào (3) , hoặc do .(4) của
màng.
a). Cấu tạo và tính chất
b). Kích thước và bản chất
c). Sự thay đổi hình dạng
d). Sự có mặt của prôtêin màng
A) 1. a 2. b 3. d 4. c
B) 1. b 2. a 3. c 4. d
C) 1. a 2. b 3. c 4. d
D) 1. b 2. a 3. d 4. c
Đáp án D
Câu 85 Thế nào là vận chuyển thụ động qua màng tế bào?
I/ Quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
II/ Quá trình vận chuyển nhờ các kênh prôtêin đặc hiệu.
III/ Quá trình vận chuyển các chất có kích thước nhỏ hơn kích thước của lỗ màng tế bào.
IV/ Quá trình vận chuyển các chất qua màng tế bào không tiêu hao năng lượng.
A) I, III, IV.

B) I, II, III.
C) II, III, IV
D) I, II, IV.
Đáp án A
Câu 86 Khi tiến hành ẩm bào, tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các
chất có xung quanh để đưa vào tế bào là nhờ:
A) Hiện tượng các thể lỏng không lọt qua các lỗ màng khi tiếp xúc với màng thì được màng
tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu hóa trong lizôxôm.
B) Hiện tượng các thể lỏng bị tế bào hút vào ngược chiều građien nồng độ.
C) Hiện tượng các thể lỏng đi vào tế bào do nhu cầu sống của tế bào.
D) Hiện tượng màng tế bào hấp thụ các chất lỏng.
Đáp án A
Câu 87 Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
Màng sinh chất đóng vai trò quan trọng trong (1) giữa tế bào và môi trường ngoài. Sự
vận chuyển có thể là thụ động (2) hoặc theo phương thức (3) kèm theo tiêu dùng năng
lượng ATP.
A) 1. Sự trao đổi chất 2. Chủ động 3. Không
B) 1. Sự chuyển hóa vật chất 2. Không tiêu dùng năng lượng 3. Chủ động
C) 1. Sự trao đổi chất 2. Chủ động 3. Không tiêu dùng năng lượng
D) 1. Sự trao đổi chất 2. Không tiêu dùng năng lượng 3. Chủ động
Đáp án D
Câu 88 Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa qua lòng ruột vào máu ở người theo
cách nào sau đây?
A) Vận chuyển tích cực
B) Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
C) Vận chuyển thụ động
D) Vận chuyển khuếch tán
Đáp án B
Câu 89 Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì:
A) Nước sẽ thẩm thấu vào màng tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo.

B) Nước khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
C) Do sự chênh lệch nồng độ chất tan ở trong và ngoài tế bào.
D) Nước vận chuyển chủ động qua màng tế bào.
Đáp án A
Câu 90 Cách vận chuyển các chất qua màng sinh chất cần tiêu tốn năng lượng là:
A) Vận chuyển thụ động
B) Vận chuyển chủ động
C) Vận chuyển chủ động, nhập bào và xuất bào
D) Nhập bào và xuất bào
Đáp án C
Câu 91 Năng lượng là gì?
A) Khả năng sinh công
B) Thế năng
C) Sự sinh công
D) Động năng
Đáp án A
Câu 92 Đường cấu tạo của phân tử ATP là:
A) Ribôzơ
B) Xenlulôzơ
C) Đêôxiribôzơ
D) Đường đôi
Đáp án A
Câu 93 Chuyển hóa vật chất là:
I. Cơ thể lấy các chất từ môi trường và thải ra ngoài những chất cặn bã
II. Tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào
III. Cơ thể lấy các chất và năng lượng từ môi trường cung cấp cho các hoạt động sống
A) I
B) II
C) I, III
D) III

Đáp án B
Câu 94 ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào vì:
1. ATP có chứa các liên kết cao năng mang nhiều năng lượng.
2. Các liên kết cao năng dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.
3. Năng lượng trong tế bào chỉ được tích trữ trong ATP
4. ATP có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động của tế bào.
A) 1, 2, 4
B) 1,3
C) 1, 4
D) 1, 2, 3
Đáp án A
Câu 95 ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách:
A) Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP, rồi lại gắn ngay nhóm phôtphat để trở
thành ATP.
B) Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP và tích lũy năng lượng để trở thành
ATP.
C) Chuyển nhóm phôtphat cuối cùng đồng thời tự phân hủy để cung cấp tối đa năng lượng
cho các hợp chất khác.
D) ATP tự phân hủy để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hợp chất khác.
Đáp án A
Câu 96 Dạng năng lượng chủ yếu của tế bào là:
A) Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học.
B) Điện năng giúp tế bào thực hiện các hoạt động sinh lí luôn diễn ra.
C) Nhiệt năng giúp sưởi ấm tế bào cũng như cơ thể.
D) Động năng giúp tế bào trao đổi chất.
Đáp án A
Câu 97 Câu nào không đúng khi nói về chuyển hóa vật chất trong tế bào?
A) Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
B) Chuyển hóa vật chất chỉ diễn ra khi tế bào đang sinh trưởng.
C) Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

D) Chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt: đồng hóa và dị hóa.
Đáp án B
Câu 98 Các dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào sinh vật là:
A) Điện năng, hóa năng, nhiệt năng và các dạng năng lượng tạo ra trong sự tổng hợp các chất
hữu cơ.
B) Các dạng năng lượng được tạo ra trong sự tổng hợp các chất hữu cơ
C) Điện năng, hóa năng và nhiệt năng
D) Các dạng năng lượng được tạo ra do sự phân giải các chất hữu cơ.
Đáp án C
Câu 99 Câu nào không đúng khi nói về chức năng của phân tử ATP?
A) Năng lượng trong ATP được sử dụng để sinh công cơ học.
B) Năng lượng trong ATP được sử dụng cho hoạt động sống của tế bào.
C) Năng lượng trong ATP được sử dụng để tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế
bào.
D) Năng lượng trong ATP được sử dụng để vận chuyển thụ động các chất qua màng.
Đáp án D
Câu 100 Câu sai trong các câu dưới đây là:
A) Các chất hữu cơ được phân giải dần để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP dùng cho các
hoạt động của tế bào
B) Động vật ăn thực vật để nhận năng lượng từ các chất hữu cơ. Năng lượng được chuyền
trong chuỗi, lưới thức ăn và hệ sinh thái.
C) Năng lượng của sinh giới được bắt đầu từ ánh sáng mặt trời được cây xanh hấp thụ và được
chuyển thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ.
D) Vi sinh vật nhận năng lượng từ thực vật rồi chuyển sang cho động vật
Đáp án D
Câu 101 Trong phân tử enzim, vùng cấu trúc đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là:
A) Trung tâm hoạt động
B) Trung tâm xúc tác
C) Trung tâm liên kết
D) Trung tâm phản ứng

Đáp án A
Câu 102 Nhận định nào dưới đây về enzim là không đúng?
A) Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
B) Thành phần của enzim là prôtêin + a.Nucleic
C) Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
D) Enzim + cơ chất enzim - cơ chất sản phẩm
Đáp án B
Câu 103 Trong các cách tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào, ức chế ngược là
kiểu điều hòa trong đó:
A) sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt
enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.
B) sản phẩm của con đường chuyển hóa đóng vai trò như một chất hoạt hóa enzim, làm tăng
tốc độ của quá trình chuyển hóa.
C) sản phẩm của con đường chuyển hóa đóng vai trò như một enzim xúc tác cho quá trình
chuyển hóa ngược trở lại.
D) sản phẩm của con đường chuyển hóa lập tức bị phân hủy để bắt đầu tham gia một con
đường chuyển hóa mới.
Đáp án A
Câu 104 Cơ chất là:
A) Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do emzim xúc tác
B) Chất tham gia phản ứng do emzim xúc tác
C) Chất tham gia cấu tạo enzim
D) Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại
Đáp án B
Câu 105 Câu sai trong các câu cho dưới đây là:
A) Khi cần tổng hợp nhanh một chất nào đó với số lượng lớn, tế bào có thể sử dụng nhiều loại
enzim khác nhau
B) Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
C) Tế bào có thể điều hòa quá trình trao đổi chất thông qua việc điều khiển tổng hợp enzim
hoặc ức chế hoặc hoạt hóa các enzim

D) Các chất trong tế bào được chuyển hóa (từ chất này sang chất khác) thông qua hàng loạt
phản ứng có xúc tác của enzim.
Đáp án A
Câu 106 Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường
bằng cách :
A) điều chỉnh độ pH của tế bào.
B) điều chỉnh hoạt tính của các enzim.
C) điều chỉnh nồng độ cơ chất
D) điều chỉnh nồng độ enzim.
Đáp án B
Câu 107 Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccarôzơ là:
A) Peptidaza
B) Saccaraza
C) Lactaza
D) Nuclêaza
Đáp án B
Câu 108 Thành phần cơ bản của enzim là:
A) Prôtêin
B) Lipit
C) Axit nuclêic
D) Cacbonhyđrat
Đáp án A
Câu 109 Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì hoạt tính
của enzim thay đổi thế nào?
A) càng tăng nồng độ cơ chất, hoạt tính của enzim càng tăng.
B) thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng nếu tăng nồng độ cơ chất quá ngưỡng, thì
cũng không làm tăng hoạt tính của enzim.
C) hoạt tính của enzim càng giảm dần nếu càng tăng nồng độ cơ chất.
D) thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng sau đó giảm dần và mất hoạt tính vì tăng nồng độ cơ
chất quá ngưỡng.

Đáp án B
Câu 110 Câu nào sai trong những câu sau khi nói về hoạt tính và vai trò của enzim trong quá trình
chuyển hóa vật chất:
A) Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH,
chất ức chế, chất hoạt hoá, nồng độ cơ chất, ,
B) Mỗi enzim có thể xúc tác mọi loại phản ứng trong tế bào
C) Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng
tăng.
D) Enzim có thể làm tăng tốc độ phản ứng lên hàng triệu lần
Đáp án B
Câu 111 Trong hô hấp tế bào, chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở
A) Màng trong ti thể
B) Tế bào chất
C) Màng ngoài ti thể
D) Chất nền ti thể
Đáp án A
Câu 112 Thứ tự diễn ra các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào là:
A) Hoạt hóa đường - Chu trình Crep - Chuỗi chuyền êlecteron hô hấp.
B) Hoạt hóa đường - Đường phân - Chu trình Crep - Chuỗi chuyền êlecteron hô hấp.
C) Chu trình Crep - Đường phân - Chuỗi chuyền êlecteron hô hấp.
D) Đường phân - Chu trình Crep - Chuỗi chuyền êlecteron hô hấp.
Đáp án D
Câu 113 Hô hấp tế bào là
A) Quá trình chuyển hóa hoàn toàn năng lượng trong các chất hữu cơ thành năng lượng của
các phân tử ATP.
B) Quá trình vận chuyển O
2
và CO
2
trong tế bào.

C) Quá trình tế bào lấy khí O
2
và loại bỏ CO
2
.
D) Quá trình phân giải hoàn toàn chất hữu cơ thành CO
2
và H
2
O, đồng thời chuyển năng
lượng của chất hữu cơ thành năng lượng của các phân tử ATP.
Đáp án D
Câu 114 Sản phẩm của sự phân giải các chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp tế bào là:
A) Khí cacbonic, nước và năng lượng
B) Ôxi, nước, và năng lượng.
C) Nước, khí cacbonic và đường
D) Nước, đường và năng lượng.
Đáp án A
Câu 115 Sơ đồ tóm tắt nào dưới đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A) Glucôzơ axit piruvic + năng lượng.
B) Glucôzơ cacbonic + năng lượng.
C) Glucôzơ cacbonic + nước.
D) Glucôzơ nước + năng lượng.
Đáp án A
Câu 116 Trong hô hấp tế bào, quá trình đường phân là:
A) Quá trình biến đổi cacbohiđrat trong tế bào
B) Quá trình biến đổi đường mantôzơ và saccarôzơ trong tế bào
C) Quá trình biến đổi phân tử glucôzơ xảy ra ở tế bào chất
D) Quá trình biến đổi cacbohiđrat trong tế bào cũng chính là quá trình biến đổi đường
mantôzơ và saccarôzơ trong tế bào

Đáp án C
Câu 117 Chất nào sau đây có thể được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào?
A) Lipit
B) Prôtêin
C) Monosaccarit
D) Cả 3 chất được đưa ra
Đáp án -D
Câu 118 Trong hô hấp tế bào, quá trình đường phân diễn ra ở
A) Màng trong ti thể
B) Chất nền ti thể
C) Màng ngoài ti thể
D) Tế bào chất
Đáp án D
Câu 119 Ở các tế bào của sinh vật nhân thực, hô hấp tế bào xảy ra chủ yếu ở:
A) Ribôxôm
B) Không bào
C) Lục lạp
D) Ti thể
Đáp án D
Câu 120 Trong hô hấp tế bào, chu trình Crep diễn ra ở
A) Màng trong ti thể
B) Tế bào chất
C) Chất nền ti thể
D) Màng ngoài ti thể
Đáp án C
Câu 121 Các quá trình xảy ra trong biến đổi quang hóa (của quang hợp)?
I. Quang phân li nước
II. Hình thành chất có tính khử mạnh (NADPH ở thực vật hoặc NADH ở vi khuẩn quang
hợp)
III. Tổng hợp ATP

A) I, II
B) II, III
C) I, II, III
D) I, III
Đáp án C
Câu 122 Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C
3

A) hợp chất có 2 cacbon
B) hợp chất có 4 cacbon
C) CO
2
D) hợp chất co 3 cacbon
Đáp án D
Câu 123 Các cơ thể quang hợp sử dụng sản phẩm nào của pha sáng để tổng hợp cacbohiđrat từ
CO
2
?
A) Năng lượng được giải phóng từ các chất hữu cơ
B) NADPH (NADH)
C) ATP, NADPH (NADH)
D) ATP
Đáp án C
Câu 124 Trong quang hợp O
2
được sinh ra từ:
A) H
2
O
B) CO

2
C) H
2
O và CO
2
D) CO
Đáp án A
Câu 125 Chọn từ điền vào chỗ trống:
Trong quá trình quang hợp, ôxi được sinh ra từ (1) trong pha (2)
A) 1. H
2
O 2. Tối
B) 1. CO
2
2. Sáng
C) 1. H
2
O 2. Sáng
D) 1. CO
2
2. Tối
Đáp án C
Câu 126 Phân tử chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp là
A) Các sắc tố quang hợp
B) ADP
C) NADH và FADH
2
D) NAD và FAD
Đáp án A
Câu 127 Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Quang hợp có vai trò quan trọng là (1) , (2) và duy trì (3) trong khí quyển.
A) 1. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng 2. Tổng hợp nên chất hữu cơ
3. Sự cân bằng hàm lượng CO
2
và O
2
B) 1. Chuyển hóa năng lượng hóa học 2. Tổng hợp nên chất hữu cơ
3. Sự cân bằng hàm lượng CO
2
và O
2
C) 1. Chuyển hóa năng lượng nhiệt 2. Tổng hợp nên chất hữu cơ
3. Sự cân bằng hàm lượng CO
2
và O
2
D) 1. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng 2. Tổng hợp nên chất hữu cơ
3. Sự cân bằng hàm lượng H
2
O và O
2
Đáp án A
Câu 128 Pha tối của quang hợp diễn ra ở
A) màng ngoài của lục lạp
B) màng tilacôit
C) màng trong của lục lạp
D) chất nền lục lạp
Đáp án D
Câu 129 Chọn từ, cụm từ điền vào chỗ trống:
Ở thực vật, pha sáng diễn ra ở (1) của lục lạp. Pha sáng tạo ra (2) và NADPH để cung

cấp cho pha tối.
A) 1. chất nền lục lạp 2. ADP
B) 1. màng tilacôit 2. ADP
C) 1. chất nền lục lạp 2. ATP
D) 1. màng tilacôit 2. ATP
Đáp án D
Câu 130 Những nhóm sinh vật có khả năng quang hợp
A) Thực vật, tảo và một số vi khuẩn
B) Thực vật, tảo và vi khuẩn
C) Thực vật, tảo, vi khuẩn và một số động vật nguyên sinh đơn bào
D) Thực vật, tảo, vi khuẩn và một số nấm
Đáp án C
Câu 131 Trong nguyên phân, giai đoạn phân chia vật chất di truyền thực chất xảy ra ở:
A) Kì sau
B) Kì giữa
C) Kì đầu
D) Kì cuối
Đáp án C
Câu 132 Trình tự các pha trong chu kì tế bào là:
A) Nguyên phân, G1, S, G2
B) Nguyên phân, G1, G2 , S
C) Nguyên phân, S, G1, G2
D) S, nguyên phân, G1, G2
Đáp án A
Câu 133 Trong nguyên phân, diễn biến " các NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện" xảy ra ở
A) Kì sau
B) Kì giữa
C) Kì đầu
D) Kì cuối
Đáp án D

Câu 134 Trong nguyên phân, việc phân chia tế bào chất ở tế bào động vật xảy ra khi:
A) Hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô
sắc.
B) Hoàn thành việc phân chia vật chất di truyền, màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế bào
C) NST co xoắn cực đại
D) NST phân li về 2 cực tế bào
Đáp án B
Câu 135 Khi hoàn thành kì sau nguyên phân, số NST trong tế bào là:
A) 2n, trạng thái đơn
B) 2n, trạng thái kép
C) 4n, trạng thái kép
D) 4n, trạng thái đơn
Đáp án D
Câu 136 Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A) Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
B) Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
C) Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất
D) Tế bào chất phân chia trước rồi đến nhân phân chia
Đáp án C
Câu 137 Điểm kiểm soát (điểm R) là thời điểm mà tế bào vượt qua được thì mới tiếp tuc các giai
đoạn tiếp theo của chu kì tế bào. Điểm kiểm soát R thuộc vào cuối:
A) Kì đầu của nguyên phân
B) Pha G2 của kì trung gian
C) Pha G1 của kì trung gian
D) Kì sau của nguyên phân
Đáp án C
Câu 138 Phần lớn thời gian chu kì tế bào thuộc về:
A) Pha G1
B) Pha S
C) Kì trung gian

D) Các kì nguyên phân
Đáp án C
Câu 139 Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì:
A) Giúp NST trượt nhanh trên thoi vô sắc
B) Giúp NST di chuyển nhanh về 2 cực của tế bào
C) Để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà
không bị rối
D) Giúp NST phân chia đồng đều vật chất di truyền
Đáp án C
Câu 140 Hiện tượng các NST kép co xoắn cực đại ở kì giữa chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A) Trao đổi chéo NST
B) Phân li NST
C) Nhân đôi NST
D) Tiếp hợp NST
Đáp án B
Câu 141 Ý nào sau đây là diễn biến của kì cuối của giảm phân I?
A) Các cặp NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Dây
tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ dính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
B) Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về các cực của
tế bào.
C) Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo
D) Hai tế bào con được hình thành có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
Đáp án D
Câu 142 Sau lần giảm phân I, hai tế bào con được tạo thành có số lượng NST kép là:
A) 3n NST kép
B) 2n NST kép
C) 4n NST kép
D) n NST kép
Đáp án D
Câu 143 Thế nào là giảm phân?

A) Là quá trình gồm 2 lần phân bào nhưng chỉ có 1 kì trung gian.
B) Là quá trình phân bào của sinh vật nhân thực
C) Là hình thức phân bào giảm nhiễm (số lượng NST ở tế bào con bằng một nửa số lượng
NST của tế bào mẹ)
D) Là quá trình phân bào chỉ xảy ra ở sinh vật bậc cao
Đáp án C
Câu 144 Ý nào sau đây là diễn biến của kì sau của giảm phân I?
A) Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về các cực của
tế bào.
B) Hai tế bào con được hình thành có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
C) Các cặp NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Dây
tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ dính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
D) Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo
Đáp án A
Câu 145 Xác định câu sai trong số các câu sau:
A) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân, kết hợp với
quá trình thụ tinh đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
B) Sự tan biến và tái hiện của màng nhân ở hai phân bào của giảm phân, về cơ bản, tương tự
như ở nguyên phân
C) Trong kì đầu giảm phân II, các NST kép tương đồng bắt cặp với nhau và giữa chúng có thể
xảy ra sự trao đổi chéo.
D) Qua thụ tinh (sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái), bộ NST lưỡng bội của loài được
phục hồi
Đáp án C
Câu 146 Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân là:
I. Nguyên phân gồm 1 lần phân bào, xảy ra ở tất cả dạng tế bào còn giảm phân gồm 2 lần
phân bào, xảy ra ở tế bào sinh dục ở giai đoạn chín.
II. Nguyên phân không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cặp NST kekps tương đồng
còn giảm phân có.
III. Một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ; từ

một tế bào mẹ giảm phân tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa.
IV. Nguyên phân có vai trò trong sinh sản vô tính, giảm phân có vai tro trong sinh sản hữu
tính.
V. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục
VI. Nguyên phân không tạo ra sự đa dạng di truyền tái tổ hợp, còn giảm phân có.
A) II, IV, V, VI
B) I, III, IV, V
C) I, II, III, IV, VI
D) II, III, IV, V, VI
Đáp án C
Câu 147 Ý nào sau đây là diễn biến của kì đầu của giảm phân I?
A) Các cặp NST kép tương đồng tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Dây
tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ dính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
B) Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo
C) Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ vô sắc về các cực của
tế bào.
D) Hai tế bào con được hình thành có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
Đáp án B
Câu 148 Ở một loài sinh vật, có 100 tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân bình thường. Số giao tử
cái sau giảm phân là:
A) 50 giao tử
B) 400 giao tử
C) 200 giao tử
D) 100 giao tử
Đáp án D
Câu 149 Kết quả của giảm phân?
A) Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST n
B) Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST 2n
C) Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n
D) Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n

Đáp án C
Câu 150 Hình bên, tế bào số 2 đang ở kì nào của chu kì tế bào?
A) Kì giữa
B) Kì trung gian
C) Kì đầu
D) Kì sau
Đáp án C

×