Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

TIỂU LUẬN EMARKETING XÂY DỰNG KẾ HOẠCH EMARKTING CHO TRANG WEB HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOP MART

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  








TIỂU LUẬN E-MARKETING

Tên đề tài:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH E-MARKTING
CHO TRANG WEB HỆ THỐNG
SIÊU THỊ CO.OP MART







GVHD : TS. HOÀNG LỆ CHI
NHÓM : 06
LỚP : QTKD ĐÊM 3
KHÓA : K22




TP. HCM, tháng 03/2014



DANH SÁCH NHÓM 06

1. NGUYỄN THỊ BÍCH DUYÊN 7701220246
2. NGUYỄN THỊ DUNG 7701220199
3. NGUYỄN THÀNH LỘC 7701220630
4. PHẠM QUỐC TRUNG 7701221284
5. NGÔ ANH TUẤN 7701221304

TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 1

MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ COOPMART VÀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
TẠI VIỆT NAM 3
1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH TRỰC TUYẾN VÀ E-MARKETING TẠI
VIỆT NAM 3
1.1. Sự phát triển của Internet tại Việt Nam 3
1.2. Sự phát triển của kinh doanh trực tuyến 3
1.3. Sự phát triển của E-marketing 5
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 7
3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART 11
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 11
3.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn 12
3.3. Mặt hàng kinh doanh 13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA 14
1. GIỚI THIỆU WEBSITE 14

2. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ WEBSITE (SO SÁNH VỚI BIGC) 15
2.1. Đánh giá Website Siêu thị Co.op Mart 15
2.2. So sánh với đối thủ cạnh tranh 18
3. CÁC HOẠT ĐỘNG E-MARKETING KHÁC 18
4. PHÂN TÍCH SWOT 20
4.1. Phân tích SWOT 20
4.2. Phân tích chiến lược 22
4.3. Chiến lược chủ đạo 24
PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH E-MARKETING CHO 25
1. KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CỦA WEBSITE 25
2. THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 25
3. HOẠCH ĐỊNH MARKETING – MIX 25
3.1. Sản phẩm 25
3.2. Chiêu thị 26
PHẦN 4: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI E-MARKETING CHO 28
1. THIẾT KẾ VÀ NÂNG CẤP WEBSITE 28
2. CÁC KÊNH E-MARKETING 32
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 2

2.1. Marketing qua công cụ tìm kiếm SEO 32
2.2. Email Marketing 32
2.3. Marketing qua mạng xã hội 34
2.4. PR online: 35
2.6. Khuyến mãi (hay xúc tiến bán): 41
3. PHÂN BỔ NGÂN SÁCH VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI 42
3.1. Thời gian triển khai 42
3.2. Ngân sách thực hiện 43



TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ COOPMART VÀ THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM
1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH TRỰC TUYẾN VÀ E-MARKETING TẠI
VIỆT NAM
1.1. Sự phát triển của Internet tại Việt Nam
Hiện nay, theo VNPT số người dùng internet tại Việt Nam là 32,6 triệu người, tăng
18,2% so với năm 2010. Theo dự đoán, số lượng người dùng internet tại Việt Nam sẽ
tăng lên con số 58 triệu vào năm 2016. Dưới đây là thống kê nhân khẩu học theo độ tuổi,
giới tính, thiết bị sử dụng và tần suất sử dụng internet cùng thống kê về những hoạt động
người dùng Việt Nam thường làm khi online.

Nhìn vào thống kê có thể thấy 5 hoạt động phổ biến của người dùng Việt Nam là
đọc tin tức (95%), tìm kiếm thông tin (94%), nghe nhạc (77%), nghiên cứu (68%) và tán
gẫu (66%).
1.2. Sự phát triển của kinh doanh trực tuyến
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và
những tiến bộ của công nghệ, xu hướng tiếp cận các loại hình thông tin trên Internet tại
Việt Nam đã và đang tăng mạnh. Trong giai đoạn 2013 - 2015, theo thông tin nghiên cứu
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 4

từ Hiệp hội TMĐT Việt Nam, kinh doanh trực tuyến vẫn phát triển mạnh, duy trì mức
độ tăng trưởng 100-150% nhờ ứng dụng tốt các nền tảng công nghệ hiện đại.
Ngay từ cuối năm 2010, nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử của
Việt Nam đã nhảy vào kinh doanh lĩnh vực bán hàng theo nhóm. MJ Group triển khai
Nhommua.com, Vinabook với Hotdeal, VCCorp đầu tư vào Muachung.vn, Vật Giá khai
trương Cucre.vn… Những công ty này đã thực sự đem lại luồng gió mới cho thương mại

điện tử Việt Nam, giúp thị trường này bước sang một giai đoạn mới và phổ cập thương
mại điện tử tới hàng chục nghìn người tiêu dùng.
Nắm bắt thị hiếu của khách hàng và tiềm năng kinh doanh to lớn của mô hình bán
hàng theo nhóm, tới cuối năm 2012 đã có tới 100 website lớn nhỏ kinh doanh trực tuyến
theo mô hình này.
 Đặc điểm của kinh doanh trực tuyến:
 Thứ nhất, nhiều công ty mới đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ trực tuyến nhưng đã chiếm
được thị phần đáng kể và được nhiều khách hàng biết tới. Nổi bật nhất là các công
ty TNHH Giờ giải lao với website Lazada.vn, công ty TNHH Bán lẻ và Giao nhận
Recess với website Zalora.vn, công ty TNHH Gấu trúc Hungry với website
Hungrypanda.vn.
 Thứ hai, một số công ty kinh doanh bán lẻ truyền thống đã nhận thức được lợi thế
to lớn của mô hình bán lẻ trực tuyến nên đã đẩy mạnh kênh này song song với kênh
truyền thống. Đó là công ty bán lẻ điện thoại di động hàng đầu Việt Nam Thế Giới
Di Động với Thegioididong.com, đại gia trong ngành bán lẻ sản phẩm điện máy là
Nguyễn Kim với Nguyenkim.com.
 Thứ ba, nhiều công ty hoạt động trong một số lĩnh vực khác đã quan tâm tới việc
đầu tư vào thị trường bán lẻ trực tuyến. Đáng chú ý nhất là các công ty chuyển phát
nhanh, trong khoảng 2 năm trở lại đây, không dừng lại ở việc đảm đương vai trò
đối tác vận chuyển cho các website bán hàng trực tuyến, một số doanh nghiệp bưu
chính đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng website để trực tiếp “online” bán hàng.
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 5

 Thứ tư, các website bán lẻ trực tuyến đã chú trọng tới hoạt động tiếp thị trực tuyến.
Điển hình nhất phải kể tới Lazada.vn. Thông tin quảng cáo của Lazada.vn xuất hiện
khắp nơi trên Internet. Website bán lẻ trực tuyến này ưu tiên cao tới việc triển khai
quảng cáo qua Google Adwords.
1.3. Sự phát triển của E-marketing
Đứng trước xu thế mới của thời đại, việc tiếp cận tới thị trường đã không thể bó

buộc theo các phương pháp marketing truyền thống như báo giấy, tờ rơi, quảng cáo
tivi.v.v mà bắt buộc phải hướng tới môi trường Internet rộng lớn và cởi mở, nơi thông
tin được truyền đi với tốc độ chóng mặt và tiếp cận được một lượng khách hàng tiềm
năng khổng lồ với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các phương thức marketing truyền
thống.
Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử năm 2012 do Hiệp hội Thương mại điện
tử Việt Nam (VECOM) thực hiện, có tới 40% doanh nghiệp đã xây dựng website, 11%
doanh nghiệp đã tham gia các sàn thương mại điện tử.
 Xu hướng e-marketing tại Việt Nam trong những năm gần đây:

TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 6

 Mạng xã hội: Nhờ có những Pinterest, Facebook và Foursquare, các thương hiệu
đã có thể tạo nên tầm ảnh hưởng vô song hợp pháp lên khách hàng năm 2013,
những thương hiệu sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới khách hàng và chiếm ưu thế hơn
trên thị trường.
 Liên kết với các group coupon sites: Một số doanh nghiệp rất thích thú và cộng tác
với các trang group coupon sites. Tuy nhiên, khách hàng sẽ bị ngập chìm trong mức
chiết khấu ngày càng tăng của coupon. Họ sẽ có xu hướng nghi ngờ chất luợng của
sản phẩm và chỉ tin những thương hiệu mà họ đã và đang sử dụng. Vì vậy các group
coupon site này chỉ thích hợp cho mục đích tăng tần suất sử dụng thương hiệu, chứ
chưa thật sự hiệu quả với mục tiêu lôi kéo khách hàng mới.
 Định vị trên các website tìm kiếm địa điểm, bản đồ trực tuyến:

Đây là phương tiện giúp thương hiệu thu hút được khách hàng mới với chi
phí hợp lí. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải kiểm soát được thông tin, các phản
hồi trên các website đó và biết sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả. Kết hợp với
chiến lược marketing online, tạo các sự kiện, khuyến mại và đưa chúng lên bản đồ
tìm kiếm của Google…

 Chia sẻ video clip, đặc biệt thông qua Youtube: Người tiêu dùng đã bị tràn ngập
bởi những bài viết từ website, blog và họ không thể tiếp nhận đầy đủ thông điệp từ
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 7

một nguồn thông tin có quá nhiều chữ. Vì vậy, các đoạn phim, video, vlog có xu
hướng thu hút được người tiêu dùng và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn. Đây là
một kênh Marketing online cực kỳ hiệu quả trong năm 2013. Hơn nữa, việc sản
xuất các đoạn phim và chia sẻ trên các trang mạng xã hội không quá tốn nhiều chi
phí như quảng cáo trên các kênh khác. Ví dụ, gói dịch vụ YouTube Promoted
Videos có chi phí cho một cú nhấp chuột (cost-per-click) chỉ bằng 1/10 so với các
trang tìm kiếm như Google.
 Marketing online qua mobile: Không thể phủ nhận sự phát triển tróng mặt của
Mobile hiện nay, mobile là thị trường marketing rất lớn và tiềm năng. Nhưng cần
phải có chiến lược cũng như kế hoạch marketing qua mobile thông minh để tránh
khó chịu, phản cảm từ khách hàng.
2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM
Tại thị trường Việt Nam, các kênh bán lẻ hiện đại chiếm tới 20% thị trường bán lẻ
trong nước, và vẫn có khả năng tiếp tục gia tăng, dự báo sẽ tăng lên 40% năm 2014.
 Doanh thu: Theo số liệu thống kê mới công bố của GSO, tổng mức hàng hóa bán
lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2.618 nghìn tỷ đồng, tăng
12,6% so với năm 2012, nếu loại trừ yếu tố giá năm 2013 tăng 5,6%. Hệ thống bán
lẻ đã mở rộng và tăng chất lượng dịch vụ với nhiều loại hình.
 Tỷ suất sinh lời: Theo thống kê của Vietnam Report từ BXH VNR500 năm 2013
(500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013), ngành bán lẻ đứng vị trí thứ 6
về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA cho thấy các doanh nghiệp trong ngành
đang hoạt động khá tốt, tốt hơn so với các ngành tài chính, ngân hàng, bất động
sản, viễn thông, hay vận tải - là những ngành thuộc cùng lĩnh vực dịch vụ.
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 8



Hình 1: Top 10 ngành có chỉ số ROA cao nhất trong BXH VNR500 năm 2013
(Nguồn: Vietnam Report)
 Tiềm năng phát triển: Theo thống kê của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ) trong
báo cáo nghiên cứu về "Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014" thì
hiện nay toàn quốc có khoảng 638 siêu thị, 120 trung tâm thương mại và trên 1.000
cửa hàng tiện ích. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, từ nay đến năm 2014, doanh
số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng 23%/năm. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ
Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhất là khi người tiêu dùng đang có khuynh hướng
chuyển sang mua sắm tại các siêu thị lớn và cửa hàng hiện đại.
Công ty nghiên cứu Taylor Nelson Sofresmarket cũng đưa ra ý kiến cho rằng
tỷ lệ tăng trưởng của thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam cao hơn nhiều so với
các quốc gia khác trong cùng khu vực. Báo cáo "Triển vọng thị trường bán lẻ Việt
Nam năm 2013" của EIU công bố cuối năm 2012, dự đoán Việt Nam vẫn được
xem là một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn giai đoạn 2013 - 2015.
Việt Nam là 1 trong 5 thị trường bán lẻ "sinh lời nhất" trên thế giới. Minh
chứng cho sự hấp dẫn này là sự quan tâm đầu tư của nhiều nhà bán lẻ nước ngoài
như Tập đoàn bán lẻ quốc tế Takashimaya, Index Living Mall vào thị trường bán
lẻ Việt Nam, hay sự kiện nhà bán lẻ NUTC FairPrice (Singapore) đã liên kết với
Saigon Co.op cho ra đời hai chuỗi loại hình thương mại hiện đại: Đại siêu thị với
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 9

thương hiệu Co.opXtra, Co.opXtra plus, và việc mở rộng hệ thống và tăng chất
lượng dịch vụ của Co.opMart, HaproMart, FiviMart, Maximart, OceanMart, BigC,
Viễn Thông A, Fahasha, Nguyễn Kim, HC, Trần Anh, Pico,….

Hình 2: Tăng trưởng doanh thu bán lẻ giai đoạn 2008-2013 của các quốc gia
Đông - Nam Á. (Nguồn: EIU)

 Cuộc chiến nội - ngoại trong ngành bán lẻ:
Xét trong nhóm ngành bán lẻ của BXH VNR500 năm 2013, doanh thu năm
2012 của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 74,4% tổng doanh thu của cả
nhóm, trong khi đó doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 25,6% cho thấy khối ngoại
đang hoạt động tốt hơn so với doanh nghiệp nội.

TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 10



Hình 3: Cơ cấu doanh thu nhóm ngành bán lẻ của BXH VNR500 năm 2013.
(Nguồn: Vietnam Report)
Tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch này, nhiều chuyên gia cho rằng
lượng khách hàng đến các trung tâm thương mại có vốn nước ngoài thường đông
hơn do các nhà bán buôn bán lẻ này chuyên nghiệp hơn trong phục vụ, trưng bày
và có số lượng mặt hàng lớn. Trong khi đó, các nhà bán lẻ nội yếu về chi phí đầu
tư, yếu về năng lực quản trị.
Cũng cần lưu ý rằng, theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, bắt đầu từ
ngày 11/1/2015, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp
100% vốn tại Việt Nam thay vì mức tối đa 50% như hiện nay, nguy cơ mất thị phần
và thôn tính từ các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành bán lẻ là rất lớn.

TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 11

3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART






3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 12/5/1989 , UBND Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đổi Ban Quản lý HTX
Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon
Co.op. Chức năng chính của HTX là trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong
trào HTX.
 Các cột mốc quan trọng của siêu thị Sai Gòn Co-op:
 Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart
là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996,
 Năm 1998, Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn
lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ. Các siêu thị Co.opmart lần lượt
ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang
thương hiệu Co.opmart.
 Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Tiếp theo nhiều siêu
thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam và miền
Trung.
 Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc
đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả nước
 Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện thương hiệu.

Tên:


Liên hi

p HTX Mua bán Thành ph


H



Chí Minh - Saigon Co.op
Trụ sở chính: tại 199-205 Nguyễn Thái Học,
Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (84-8) 38.360.143
Fax: (84-8) 38.370.560
Website:
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 12

 Tính đến 12/2013, hệ thống Co.opmart có 68 siêu thị ở TPHCM và các tỉnh:
 Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.
 Miền Trung: Hà Tĩnh, Cam Ranh, Đà Nẵng, Đông Hà, Huế, Phan Thiết, Quảng
Ngãi, Quy Nhơn, Tam Kỳ, Thanh Hà, Tuy Hòa
 Tây Nguyên: Bảo Lộc, Buôn Ma Thuột, Pleiku.
 Tây Nam Bộ: Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, Long Xuyên, Mỹ
Tho, Sóc Trăng, Tân An, Trà Vinh, Vị Thanh, Vĩnh Long, Hậu Giang.
 Đông Nam Bộ: Bà Rịa, Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương, Đồng Xoài, Tây Ninh.
Co.opmart đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người
tiêu dùng cả nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng. Khái niệm chuỗi
Co.opmart được bắt đầu xây dựng với chiến lược: Xây dựng Co.opmart trở thành chuỗi
siêu thị dẫn đầu Việt Nam.
Mục tiêu đến năm 2015 Co.opmart sẽ mở được 100 siêu thị trên toàn quốc.
3.2. Sứ mệnh – Tầm nhìn
 Nền tảng thương hiệu: Gắn kết và sẻ chia với lòng tận tâm phục vụ.
 Tầm nhìn: Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmart khẳng định
Thương hiệu siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực, nhằm đem lại
lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng đồng.
 Cam kết: Co.opmart gắn bó và chăm sóc khách hàng bằng sự tận tâm và thấu hiểu.

Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết
thực cho khách hàng và cộng đồng
 Giá trị văn hóa:
 Tận tâm phục vụ: Sự tận tâm của chúng tôi xuất phát từ niềm đam mê phục vụ
và sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc.
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 13

 Liên tục cải tiến: không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để
mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.
 Khát khao vươn lên: khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại
những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng
 Hướng đến cộng đồng: luôn hướng đến sự phát triển bền vững gắn với lợi ích
của cộng đồng.
3.3. Mặt hàng kinh doanh
Hệ thống siêu thị Co.opmart kinh doanh hơn 30.000 mặt hàng bao gồm:
 Thực phẩm tươi sống: thịt, cá, rau, quả tươi,
 Thực phẩm công nghệ: bao gồm các sản phẩm như mì ăn liền, rượu bia nước ngọt,
bánh kẹo,
 Hàng may mặc: quần áo, giày dép,
 Hàng tiêu dùng
 Nhãn hàng riêng của Co.op

TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 14

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
WEBSITE SÀI GÒN CO-OP

1. GIỚI THIỆU WEBSITE

Ngày 27/06, song song với sự kiện thay đổi bộ nhận dạng thương hiệu, Co.opmart
cải tiến website www.co-opmart.com.vn với giao diện mới, thân thiện người dùng. Với
tiêu chí mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng internet, đặc biệt là những nhân viên
văn phòng, website cung cấp những thông tin khuyến mãi mới nhất, đăng ký, xem điểm
tích lũy hoặc những quyền lợi khác của chương trình khách hàng thân thiết, tìm số điện
thoại của Co.opmart gần nhà để đặt hàng, cập nhật những tin tức về Co.opmart…














TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 15

Sau gần 5 tháng hoạt động, website đã thu hút hơn 3 triệu lượt truy cập,
trong đó trang tin tức về khuyến mãi được truy cập nhiều nhất. Trang
khuyến mãi được người dùng đặc biệt yêu thích vì có tính năng cập
nhật liên tục giá cả hàng hóa theo từng ngành hàng.
 Một số tiện ích của hệ thống siêu thị Co.opmart:
 Tìm địa chỉ hay số điện thoại của Siêu thị gần nhất trong khu vực để đặt hàng qua
điện thoại một cách dễ dàng tại Box “Siêu thị gần nhất” (trước đây thường phải gọi

lên hotline Co.opmart 38360999 để hỏi số điện thoại từng siêu thị).
 Website mới cung cấp tính năng quản lý tài khoản online. Khách hàng có thể online
để truy cập xem điểm và thông tin hồ sơ 24/24 và tham gia các chương trình tích
lũy điểm, sử dụng điểm online (thay vì trước đây muốn kiểm tra điểm phải đến siêu
thị kiểm tra máy dò tìm thông tin hoặc gọi lên Hotline Co.opmart).
 Mỗi tháng Co.opmart tung ra 2 chương trình khuyến mãi định kỳ liên tiếp nhau.
Thông tin về các sản phẩm khuyến mãi là các catalog Cẩm nang mua sắm định kỳ
được gửi đến từng nhà. Đặc biệt, với website mới, khách hàng có thể xem, tải và
đăng ký nhận Cẩm nang mua sắm online để xem hàng.
Nội dung của website cung cấp thông tin khá đầy đủ cho khách hàng, đặc biệt là
các chương trình sản phẩm khuyến mãi thu hút sự chú ý của khách hàng.
2. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ WEBSITE (SO SÁNH VỚI BIGC)
2.1. Đánh giá Website Siêu thị Co.op Mart
Khoản mục Tình trạng
URL
- URL đã được rewrite thân thiện với các bộ máy tìm
kiếm
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 16

Title
- Các trang đã có title riêng cho mỗi trang.
- Thẻ Title chính: Co.opmart - Bạn của mọi nhà.
- Length: 27 characters => Thân thiện với bộ máy tìm
kiếm.
Meta description
- Đã có meta description nhưng quá dài: 214
characters (quy định chuẩn từ 150 đến 170 ký tự).
- Các trang con chưa có meta description riêng.
Meta Keywords

- Đã có meta keywords nhưng quá nhiều từ khóa.
(Count: 22 keywords
Length: 377 characters).
- Các trang chưa có meta keywords riêng.
Heading Tags (H1-H6) - Chưa sử dụng các thẻ hx.
Image - Hình ảnh sử dụng trên site chưa có thuộc tính ALT.

Text/HTML ratio
- Chỉ có 14.24% text trên website. Thấp nhất cần đạt
15%. Những trang web càng nhiều text càng được
Google đánh giá cao.
- Mật độ từ khóa trên site chưa tốt.
Thẻ Frames / Flash - Tốt. Website không sử dụng khung frames/flash.
File robots.txt - Đã có (
XML Sitemaps
- Không có (cần bổ sung để giúp Google index trang
web nhanh hơn).
Meta Language - Đã có thẻ language [vi-VN].
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 17

Doctype - Đã sử dụng định dạng HTML (XHTML 1.0 Strict) .

Encoding (Mã ngôn ngữ) - Đã sử dụng kiểu chữ Việt Nam là UTF-8.
Microformats - Dữ liệu chưa được hệ thống cấu trúc trên trang web.

Tốc độ load trang - Nhanh.
Geo Meta Tags - Không có.
Nội dung website/mật độ
từ khóa

- Website có cập nhật nội dung mới, mật độ từ khóa
trên site chưa tốt.
Cấu trúc website
- Cấu trúc website tốt, phân chia thành các chuyên
mục rõ ràng, tiện lợi cho người dùng.
Google Analytics/ Google
Web Master Tool
- Đã dùng Google Analytics.
Dublin Core - Không sử dụng Dublin Core.
Tích hợp social
- Đã tích hợp các kênh social: Facebook, Twitter,
G+
Redirection
- Hiện tại trang web chỉ hoạt động với tên miền có
www. Với tên miền không có www (co-
opmart.com.vn), webiste không hoạt động.

Cần sử dụng kỹ thuật redirect 301 để tự động điều
hướng khi người dùng truy cập.

Co.opmart đã chính thức vượt qua các tên tuổi lớn trong nước để trở thành thương
hiệu Việt được tìm kiếm nhiều nhất trong số 10 thương hiệu phổ biến nhất tại Việt Nam
trong năm 2013, theo kết quả công bố từ Google.
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 18

2.2. So sánh với đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh chính của Coopmart hiện tại là hệ thống siêu thị BigC. Hiện tại
các chỉ số của 2 trang web như sau:


Co.opmart
(www.co-opmart.com.vn)
BigC
(www.bigc.vn/)
Ranking 2533 1491
Bounce Rate 36,7% 23,7%
Daily Pageviews per Visitor 2.69 3.59
Daily Time on Site 3:10 3:54
(Nguồn: alexa.com)
So với trang web của siêu thị BigC, các chỉ số của trang web Coopmart đều thấp hơn:
 Chỉ số xếp hạng: trang web của Coopmart thua BigC đến hơn 1.000 bậc (2533 so
với 1491)
 Số lượng người viếng thăm cũng ít hơn (2.69 so với 3.59)
Khi nhập từ khóa “siêu thị” lên trang tìm kiếm của Google thì trong 10 từ khóa
hiện ra cũng chỉ có siêu thị BigC (đứng thứ 2) chứ không có siêu thị Coopmart
chứng tỏ Coopmart chưa chú trọng đến việc quảng cáo online.



3. CÁC HOẠT ĐỘNG E-MARKETING KHÁC

TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 19

Fanpage Co.opmart: Tiếp tục phát triển theo định hướng kết nối với khách hàng
24/24, đầu tháng 11/2012, Co.opmart chính thức “khai trương” Facebook Fanpage tại
địa chỉ www.facebook.com/hethongcoopmartvn. Hoạt động trên Fanpage Co.opmart
được thiết kế đa dạng nhằm khuyến khích tinh thần “gắn kết và sẻ chia” trong cộng đồng
fan. Đó là những mẹo vặt nấu nướng, bí quyết chăm sóc sắc đẹp, giữ gìn sức khỏe, chiêu
thức tiêu dùng thông minh, những tâm tình chia sẻ chăm sóc con cái hoặc giữ gìn hạnh

phúc gia đình.
Bên cạnh những thông tin bổ ích hay những giá trị sống sâu sắc, Co.opmart cũng
tổ chức những hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng như cuộc thi video clip và ảnh với chủ
đề “Lời cảm ơn ngọt ngào” từ 05 - 25/11. Hàng tuần, Fanpage tổ chức những trò chơi
nhỏ với nội dung “Thử tài cùng Co.opmart”, đây là cách cung cấp thông tin của doanh
nghiệp dưới hình thức tương tác với người dùng một cách nhanh chóng.
Facebook Co.opmart vừa mới ra đời đã có sự khởi đầu tốt. Lượng thành viên của
Fanpage sau 3 tuần khai trương đã cán mức 10.000 người, tỷ lệ người quan tâm đến các
bài viết lên tới 118% Fangape (tỷ lệ trung bình của một Fanpage hiệu quả là 10%). Bước
đầu cho thấy, các thành viên quan tâm rất nhiều đến các chương trình khuyến mãi của
Co.opmart, quyền lợi của chương trình khách hàng thân thiết và nhờ tư vấn làm thẻ, nhận
cẩm nang mua sắm …
Trong thời gian tới, lĩnh vực truyền thông trực tuyến của Co.opmart sẽ tiếp tục
được mở rộng hoạt động trên các trang chia sẻ hình ảnh như Youtube, Flickr, mạng xã
hội Zingme, Twitter …
Nhằm đưa các kênh thông tin đến gần khách hàng, phòng Marketing cũng tích cực
tìm tòi, ứng dụng công nghệ mới, trong đó có công nghệ QR code và ứng dụng dành cho
tivi với tên gọi Supermarket Shopping. Từ Cẩm nang mua sắm (CNMS) số 18, trên mỗi
cuốn CNMS được gửi đến khách hàng cũng như các mẫu quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông đại chúng, để thuận tiện cho việc truy cập website Co.opmart và
Fanpage, Co.opmart đều thể hiện hình ảnh QR code. Khách hàng chỉ cần một thao tác
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 20

đơn giản là dùng smart phone, nhấn “dò tìm” (scan) QR code là đã có thể nhanh chóng
truy cập website hoặc Fanpage.
Supermarket Shopping là một phần mềm ứng dụng dành cho sản phẩm Samsung
Smart TV. Trong phần mềm này sử dụng những nội dung trên website Co.opmart như
thông tin khuyến mãi, CNMS, hệ thống siêu thị Co.opmart để giới thiệu đến người xem.
Mua hàng qua ti vi: Mục tiêu của kênh mua sắm HTV Co.op

 Mang lại 1 trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới: hiện đại hơn, tiết kiệm hơn và
nhanh chóng hơn. Chia sẽ công việc nội trợ với các chị em phụ nữ, giúp các chị có
nhiều thời gian cho những việc khác hơn.
 Với HTVCo.op việc mua sắm của người nội trợ sẽ trở nên dễ dàng hơn, chỉ cần
ngồi tại nhà xem ti vi, chọn những sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của mình và
gọi vào số tổng đài CSKH 44558899 hàng hóa sẽ được giao đến tận nhà
4. PHÂN TÍCH SWOT
4.1. Phân tích SWOT

Cơ hội (O)
O1: Thị trường bán lẻ
còn nhiều tiềm năng phát
triển.
O2: Nhu cầu mua sắm
online của người tiêu
dùng ngày càng tăng.
O3: Sự phát triển mạnh
mẽ của việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào
kinh doanh.
Thách thức (T)
T1: Nguy cơ mấy thị
phần và thôn tính từ các
doanh nghiệp nước
ngoài.
T2: Rủi ro trong quá
trình mua bán trực tuyến,
tính bảo mật.
T3: Các doanh nghiệp
ứng dụng e-marketing

ngày càng nhiều.
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 21

O4
:

Thương m

i đi

n t


phát triển mạnh trên thế
giới và ở Việt Nam.
O5: Hệ thống thanh toán
online ngày càng phong
phú.
T4:

Ngư

i tiêu dùng ti
ế
p
cận thông tin từ rất nhiều
nguồn, có rất nhiều tin
tức chưa được kiểm
chứng và gây ảnh hưởng

xấu.
Điểm mạnh (S)
S1: Doanh nghiệp chú trọng
phát triển marketing trực
tuyến.
S2: Doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt
Nam.
S3: Thông tin về các chương
trình, sản phẩm khuyến mãi
được cập nhật liên tục trên
website và khách hàng có thể
tìm kiếm dễ dàng.
S4: Fanpage hoạt động khá
tích cực.
Chiến lược S+O
S1+ O2, O3, O4, O5:
Đầu tư phát triển website
giao dịch, thương mại
điện tử ->Xâm nhập thị
trườngmua sắm online.
S2, S3 + O1: Đẩy mạnh
hoạt động quảng bá sản
phẩm, chương trình
khuyến mãi ->Phát triển
thị trường.
Chiến lược S+T
S1, S2 + T1, T3: Tiếp tục
giữ vững và phát triển thị
phần thông qua việc ứng

dụng công nghệ thông tin
một cách hiệu quả ->
Củng cố thị phần
Điểm yếu (W)
W1: Website của Co.opmart
mới chỉ đơn thuần là website
thông tin, chưa có dịch vụ
mua sắm online.
Chiến lược W+O
W1, W2, W4 + O2, O3,
O4, O5: Đầu tư phát
triển kênh bán hàng, dịch
vụ chăm sóc khách hàng
Chiến lược W+T
W1, W2 + T1: Đầu tư
nâng cao khả năng cạnh
tranh về kênh phân phối,
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 22

W2:

Chưa có các d

ch v


chăm sóc khách hàng online.
W3: Thiếu nhân sự có chuyên
môn về e-marketing.

W4: Thông tin về giá, hình
ảnh của các mặt hàng được
trình bày dưới dạng Cẩm nang
mua sắm online không thuận
tiện khi khách hàng tìm kiếm.

tr

c tuy
ế
n, hoàn thi

n
website.
W3 + O2, O3, O4, O5:
Đào tạo và tuyển dụng
nhân sự có kiến thức về
e-marketing.
giá c

, ch

t lư

ng s

n
phẩm.
4.2. Phân tích chiến lược
 Chiến lược S+O

 Xâm nhập thị trường mua sắm online
Phát huy lợi thế của Co.opmart là một trong những doanh nghiệp bán lẻ hành đầu
ở Việt Nam, có Website thông tin riêng và chú trọng phát triển e-marketing, Co.opmart
có thể thực hiện được mục tiêu phát triển hệ thống siêu thị online.
Trước nhiều cơ hội như thói quen mua sắm thông qua mạng Internet ngàycàng phổ
biến, đặc biệt là ở các thành phố cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ củaInternet và số
người sử dụng tăng nhanh, cuộc sống ngày càng hiện đại, người tiêu dùngít có thời gian
trực tiếp đến cửa hàng điều này làm cho văn hóa tiêu dùng qua mạng mỗilúc một phổ
biến.
Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, đặc biệt là khả năng ứng
dụngcũng như hỗ trợ các hoạt động trong kinh doanh càng hiệu quả và trở thành yếu tố
không thể thiếu.
Cụ thể công ty sẽ tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử, phát triển
Website giaodịch để từ đó có thể làm tốt hoạt động E-marketing hoạt động bán lẻ.
TIỂU LUẬN E – MARKETING GVHD: TS. HOÀNG LỆ CHI
Trang 23

 Phát triển thị trường
Các chương trình khuyến mãi của Co.opmart luôn được người tiêu dùng theo dõi
và hưởng ứng, do vậy Co.opmart tiếp tục hoạt động quảng bá sản phẩm và chương trình
khuyến mãi thông qua kênh marketing mới như website, fanpage và các mạng xã hội,
ứng dụng mobile khác.
 Chiến lược S+T
 Củng cố thị phần
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 11/1/2015, các nhà
bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam thay vì
mức tối đa 50% như hiện nay, nguy cơ mất thị phần và thôn tính từ các doanh nghiệp
nước ngoài trong ngành bán lẻ là rất lớn. Đồng thời, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp
trong ngành để giành thị phần ngày càng quyết liệt. Do vậy để nâng cao khả năng cạnh
tranh, Co.opmart phải ứng dụng công nghệ thông tin vào chiến lược kinh doanh, cụ thể

là với việc xây dựng hệ thống đáp ứng yêu cầu cho một siêu thị online.
 Chiến lược W+O
 Phát triển kênh mua sắm, chăm sóc khách hàng online
Khi thương mại điện tử ngày càng phát triển và người tiêu dùng ngày càng ưa
chuộng phương thức mua sắm và thanh toán online thì việc phát triển một website bán
lẻ là xu hướng tất yếu. Kèm theo đó thì việc chăm sóc khách hàng cũng phải được chú
trọng để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
 Tuyển dụng, đào tạo
Hiện nay kiến thức chuyên sâu về E-marketing vẫn còn mới mẻ đối với công ty
trong khi hoạt động thương mại điện tử ở nước ta ngày càng phát triển, được nhà nước
đầu tư cơ sở hạ tầng vàtạo hành lang pháp lý nên việc hoàn thiện nhân sự và trang bị
kiến thức về thương mại điện tử chobộ phận công nghệ thông tin, marketing, bán hàng
là việc làm cần thiết.

×