/>TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.
Chuyên đề giáo dục:
10 Điều cần lưu ý khi nuôi
dạy con và Tôn trọng con
ngay cả khi bé mắc lỗi.
HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trái với hình thức trừng phạt (ghi nhận hành vi tiêu
cực) là biện pháp củng cố hành vi tích cực, dùng lời
khen để động viên mỗi khi trẻ làm điều tốt. Phương
pháp này nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, giúp khuyến
khích các hành vi tốt trong tương lai. Hãy ghi nhận
những việc làm tốt của trẻ và động viên con kịp thời.
Tất nhiên, đôi khi trừng phạt vẫn là cần thiết, nhưng nếu
sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến trẻ cảm
thấy lo lắng, bất lực hay bực bội.
Với trẻ thơ, cuộc sống là cả một quá trình khám phá
những điều mới mẻ. Chúng rất cần những sự hướng dẫn
của cha mẹ khi chập chững những bước đầu tiên của
cuộc đời. Bạn hãy ghi nhớ 10 điều sau khi nuôi dạy con.
Với trẻ thơ, cuộc sống là cả một quá trình khám phá
những điều mới mẻ. Chúng rất cần những sự hướng
/> />dẫn của cha mẹ khi chập chững những bước đầu tiên
của cuộc đời. Bạn hãy ghi nhớ 10 điều sau khi nuôi
dạy con.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các
bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải
nghiệm tài liệu: Chuyên đề: 10 Điều cần lưu ý khi
nuôi dạy con và Tôn trọng con ngay cả khi bé
mắc lỗi.
Chân trọng cảm ơn!
/> />10 Điều cần lưu ý khi
nuôi dạy con
Với trẻ thơ, cuộc sống là cả một quá trình khám
phá những điều mới mẻ. Chúng rất cần những
sự hướng dẫn của cha mẹ khi chập chững những
bước đầu tiên của cuộc đời. Bạn hãy ghi nhớ 10
điều sau khi nuôi dạy con.
1. Khen thưởng
Khen thưởng kịp thời giúp gây dựng lòng tự trọng và tự tin ở
/> />trẻ. Quan trọng là nội dung khen thưởng phải rõ ràng theo
từng trường hợp, ví dụ “con mang giày nhanh và khéo quá
nhỉ”. Khi đó trẻ sẽ hiểu được mình vừa mới hoàn thành tốt
công việc gì.
Ngoài lời nói, các hình thức khen thưởng có tổ chức khác như
bảng vàng hoặc phiếu bé ngoan cũng rất thích hợp, là động lực
dẫn đến những hành vi đúng đắn của trẻ.
2. Nhất quán
Luôn theo đúng những gì ta nói và làm với trẻ. Nếu bạn cứ
thay đổi mục tiêu xoành xoạch, và liên tục thiết lập quy định
mới, trẻ sẽ chẳng hiểu người lớn muốn gì ở chúng nữa.
3. Tạo dựng thói quen
(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
/> />Thói quen tốt (ngủ đúng giờ giấc, ăn đúng bữa, không ăn vặt
nhiều) giúp lịch trình trong ngày ổn định, trẻ sẽ thoải mái và
yên tâm hơn. Cũng nhờ đó bạn có đủ thời gian làm mọi việc
mà không bị stress, sử dụng được thời gian để thư giãn và chơi
đùa với con.
4. Những ranh giới
Sắp đặt ranh giới rõ ràng là cách chứng tỏ quyền hạn của mình
với trẻ, để trẻ hiểu cần làm việc gì ở nơi nào, vào lúc nào.
Trẻ cần biết rõ điều gì được phép và không được phép, từ đó
các cháu tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Điều này đồng
nghĩa với không nên cho con quá nhiều chọn lựa dẫn đến việc
trẻ sẽ trở thành thiếu dứt khoát.
5. Kỷ luật
Kỉ luật được coi là công cụ không thể thiếu trong việc nuôi
dạy con. Cần luôn kiểm soát các quy định mình đặt ra một
cách kiên định và công bằng. Trẻ cần hiểu ra rằng cư xử thế
nào sẽ có kết quả thế ấy: ngoan thì được khen thưởng, hư phải
bị phạt. Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử hợp lý
theo.
6. Cảnh báo
Khi trẻ hư, hãy cảnh báo, cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại hành
động của mình và tự quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại
/> />trước khi bị phạt.
Còn nên có tín hiệu cảnh báo trước khi bạn ra ngoài, trước giờ
ăn, trước khi yêu cầu bé ngừng chơi và đi cất đồ chơi. Cách
thông báo trước như vậy giúp trẻ chuẩn bị tinh thần làm sang
việc khác.
Yêu cầu trẻ làm việc một cách nhanh gọn không công bằng
chút nào và có thể khiến trẻ nổi cơn bướng. Biết trước điều
người lớn yêu cầu, trẻ sẽ “hợp tác” tốt hơn.
7. Giải thích
Không thể chỉ nói “không” để từ chối trẻ, bạn nên giải thích
tại sao và như thế nào. Đừng lên lớp dài dòng, hãy trả lời trọn
vẹn những câu trẻ hỏi, dẫn giải rõ ràng từ những điều bạn
đang làm hay đang nhìn thấy, dùng các ví dụ minh hoạ gần gũi
với đời sống của con để nuôi dạy con.
8. Kiềm chế
Làm cha mẹ phải biết kiềm chế, bình tĩnh kiểm soát mọi việc,
không bao giờ la hét hoặc đối xử độc tài với con. Cũng không
nên thúc giục, gây áp lực về thời gian với trẻ.
/> />(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Đừng làm lớn chuyện với những gì không thay đổi ngay được.
Ngay cả khi khen thưởng trẻ cũng cần kiềm chế. Khen trẻ hoài
sẽ khiến lời khen vô nghĩa. Cũng khó mà chứng tỏ tình yêu
thương đặc biệt của bạn tới con nếu cứ luôn mua cho các cháu
quà.
9. Trách nhiệm
Khi lớn lên, trẻ phải chịu trách nhiệm với hành vi, đồ đạc và
thân thể của mình. Hãy để con tự ăn, tự đánh răng, tự dọn dẹp
đồ chơi và phòng ngủ. Như thế trẻ sẽ thấy tự hào về bản thân
và đồ đạc riêng của mình. Nhiệm vụ bạn giao cho con nên vừa
sức và dễ hoàn thành.
10. Nghỉ ngơi – Giải trí
Cần nhớ dành thời gian vui chơi với con, hôn hít và âu yếm
/> />thật nhiều. Luôn giữ thái độ thư giãn khi tham gia các hoạt
động xã hội, trong giờ ăn và giờ tắm của trẻ.
Tiếp cận từng giai đoạn của trẻ (ví dụ như tập ngồi bô) với
thái độ cởi mở và dễ chịu. Thỉnh thoảng tự cho mình những
giây phút nghỉ ngơi bên vợ/chồng mà không mang theo bé.
Thư giãn sẽ đem lại nhiều thay đổi tích cực không ngờ.
Chúc bạn thành công!
/> />Tôn trọng con ngay
cả khi bé mắc lỗi
Những đứa trẻ hay bị đòn roi rất khó phân
biệt tốt xấu. Sau lưng cha mẹ, chúng làm ngược
lại những gì chúng vừa hứa lúc bị ăn roi.
Khi được tôn trọng, trẻ em sẽ không khiến chúng ta nóng
nảy đến mức phải dùng vũ lực. Không cần đến hình phạt hay
roi vọt, bạn vẫn có những cách giúp bé hiểu rằng mình đang
làm sai. Dưới đây là một số biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn
trọng con cái ngay cả khi chúng mắc lỗi:
Ảnh: Mumsafari
/> />Dành thời gian ở bên cạnh con cái
Dành thời gian thích hợp bên cạnh con trẻ và cho con thấy
rằng bạn yêu chúng vô điều kiện. Điều đó làm cho bé cảm
thấy mình quan trọng và được yêu thương. Bằng cách này,
chúng cũng sẽ mong muốn dành thời gian với bạn bè hay anh
chị em ruột của mình.
Phát huy vai trò của người cha trong dạy con cái
Người cha đóng vai trò quan trọng trong sự giáo dục tích cực.
Là một người cha, bạn nên để cho người mẹ làm những gì cô
ấy cảm thấy tự nhiên như một người mẹ tuyệt vời. Tính chất
nuôi dưỡng của người mẹ luôn luôn trường trực bên con cái.
Còn người cha có vai trò bảo vệ và mang lại sự thoải mái cho
con. “Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con ngoan”.
Sử dụng cách cứng rắn hơn
Một đứa trẻ cần được dạy dỗ để biết được những điều không
nên làm. Là cha mẹ, bạn phải cụ thể, kịp thời trong việc hướng
con cái làm những điều đúng đắn. Điều quan trọng là bạn nên
tập trung vào các hành động, chứ không phải đứa trẻ. Hãy dạy
cho con đó là những hành động xấu nhưng đừng gọi con là
một đứa bé hư hỏng.
/> />Không xúc phạm khi mắng con
Nhiều bà mẹ, ông bố thường quá lời khi mắng con. Những từ
ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm
của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội
của bé chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười.
Bé sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.
Cố gắng không nổi nóng
Thay vì thấy việc xấu con vừa làm là quá nghiêm trọng, bạn
hãy coi như đây chính là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con
tới những hành vi tốt. Nhìn nhận vấn đề như vậy bạn sẽ bớt
cáu giận, bớt nóng nảy và hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn rất
nhiều.
Giải thích nhưng không dọa nạt
Hãy giải thích ngắn gọn cho trẻ hiểu vì sao phải làm thế này
thế kia. Như vậy tức là bạn đã cung cấp cho bé nền tảng quan
trọng để bé có những hành vi tốt. Trẻ em sẽ dễ ghi nhớ lời bạn
hơn nếu bạn nói với chúng bằng giọng nói nhẹ nhàng nhưng
dứt khoát.
Làm tấm gương cho con
/> />Trẻ luôn quan sát hành động của bạn để tìm ra cách cư xử với
mọi sự việc xung quanh. Vì vậy, với tư cách là một tấm
gương, bạn hãy tận dụng hành vi của mình để hướng dẫn trẻ.
Nếu bạn muốn trẻ nói lời “Cảm ơn” thì trước hết bạn hãy nói
trước. Nếu bạn không muốn trẻ hét cao giọng thì chính bạn
hãy giữ giọng nói của mình ở mức độ phù hợp.
Biết giữ lời hứa
Khi bạn thực hiện lời hứa của mình, dù đó là lời hứa về một
việc tốt hay không tốt thì điều đó cũng dạy cho trẻ biết tin
tưởng và tôn trọng bạn. Vì vậy, nếu bạn hứa đi dạo với trẻ sau
khi trẻ dọn đồ chơi thì hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng đi dạo
với trẻ. Khi bạn nói bạn sẽ rời khỏi thư viện nếu trẻ không
ngừng việc chạy nhảy linh tinh thì hãy chuẩn bị rời khỏi ngay
khi trẻ vẫn tiếp tục chạy.
Đừng tiết kiệm những lời khen
Để nuôi dạy con mà không cần đến hình phạt, bạn cần phải
khuyến khích những hành vi tốt của trẻ. Thay vì tập trung vào
việc tìm ra lỗi và trừng phạt trẻ khi con làm sai điều gì đó, hãy
thử tìm ra những ưu điểm của con. Những lời khen ngợi sẽ là
động lực để bọn trẻ cư xử tốt hơn.
/> />The
/>