Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Phân tích chính sách thuế và cung lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 32 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  



BÀI NGHIÊN CỨU
MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ


Đề tài:

THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG






GVHD : PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG
Nhóm TH : Nhóm 04
Lớp : Đêm 4
Khóa : 22
Hệ : Cao Học












TP.HCM, T10/2013


Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 2

MỤC LỤC

I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN 3
1. Lực lượng lao động và cung lao động 3
2. Sở thích của người lao động 4
2.1 Mức thỏa dụng và đường bàng quan 4
2.2 Độ dốc đường bàng quan 6
2.3 Sở thích khác nhau của người lao động 6
3. Đường giới hạn ngân sách 7
4. Quyết định số giờ lao động 9
4.1 Xác định số giờ làm việc khi không có thuế thu nhập cá nhân 9
4.2 Xác định số giờ làm việc khi có thuế thu nhập cá nhân 11
4.3 Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế 12
4.4 Thuế lũy tiến và phản ứng của cung lao động 14
5. Giới hạn làm việc và nguyên tắc trả thêm giờ 15
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 16
1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 16

1.1 Kết luận từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn của
cung lao động 16
1.2 Kết luận từ ước lượng phương trình hồi quy 17
2. Một số vấn đề cần cân nhắc 18
III. MỨC CUNG LAO ĐỘNG VÀ THU THUẾ 21
1. Sự thay đổi số thuế thu được và cung lao động 21
2. Chính sách thuế thu nhập hỗ trợ tiền lương cho người có thu nhập thấp
và cung lao động 25
2.1 Giới thiệu về chương trình EITC 25
2.2 Nền tảng EITC của Mỹ 25
2.3 Tác động của EITC đến cung lao động 27
3. Chính sách thuế đối với chăm sóc trẻ em và cung lao động 29
3.1 Xử lý thuế về chi phí chăm sóc trẻ em 30
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 3

3.2 Lựa chọn giảm quyết chênh lệch thuế 31
3.3 So sánh các lựa chọn 33

Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 4

I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Lực lượng lao động và cung lao động
Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số người lao động trong một
nền kinh tế.















Tùy vào quy định của mỗi nước, thành phần dân cư cụ thể được tính vào
lực lượng lao động có khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, theo định nghĩa của CPS
(Current Population Survey), người lao động được định nghĩa là tất cả mọi người
trên 16 tuổi, tham gia ít nhất 1 giờ lao động đối với các công việc được trả lương
và 15 giờ đối với các công việc không được trả lương (ví dụ như làm trong nông
trại của gia đình). Tại Việt Nam, theo định nghĩa của Bộ luật lao động năm 2012:
“Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc
theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người
sử dụng lao động.” (Khoản 1, Điều 3, Bộ luật lao động số 10/2012/QH13).
Có một số định nghĩa khác nhau đánh đồng cung lao động và số lượng lao
động và người lao động. Trong phạm vi kinh tế học, cung lao động được định
nghĩa là tổng số giờ người lao động sẵn lòng làm việc với một mức lương thực
nhận cụ thể.
Hình 1.1 Lực lượng lao động



LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG


Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 5

Như vậy, đơn vị tính của cung lao động là giờ, bằng tổng số giờ tất cả những
người lao động (theo thực tế và tiềm năng) sẵn lòng làm việc.
2. Sở thích của người lao động:
Để xác định tác động của thuế đối với lao động về mặt lý thuyết, ta tiến
hành nghiên cứu một người lao động giả định A với mô hình Lựa chọn giữa lao
động và thời gian nhàn rỗi của trường phái kinh tế học Tân Cổ điển. Mô hình này
tách rời tác động của các biến số kinh tế - mức lương theo giờ và thu nhập của một
người lao động, và nghiên cứu tác động của chúng đến việc lựa chọn số giờ lao
động và số giờ nhàn rỗi của người lao động được nghiên cứu.
Trong mô hình phân tích, ta mô tả một người nhận được độ thỏa dụng từ
việc tiêu thụ hàng hóa (C) và hưởng thụ thời gian nhàn rỗi (L). Tất nhiên, người
lao động tiêu thị nhiều hàng hóa khác nhau trong một giai đoạn cụ thể. Để đơn
giản hóa, ta tổng hợp nhiều loại hàng hóa khác nhau mà người lao động tiêu thị và
định nghĩa C là tổng giá trị quy tiền của tất cả hàng hóa một người mua trong một
giai đoạn. Ví dụ, nếu một người dành $1.000 một tuần cho thực phẩm, tiền thuê
nhà, tiền xăng, tiền vé xem phim và các hàng hóa khác thì biến số C có giá trị là
$1.000. Biến số L thể hiện số giờ nhàn rỗi mà người lao động “tiêu thụ” trong suốt
thời gian đó.
2.1 Mức thỏa dụng và đường bàng quan
Khái niệm mức thỏa dụng mà một cá nhân hưởng thụ được từ việc tiêu thụ
hàng hóa và thời gian nhàn rỗi được tóm tắt trong công thức thỏa dụng sau:
U = f(C, L) (1)
Theo công thức (1), nếu giá trị U càng lớn thì mức thỏa dụng của người lao
động càng cao. Trong đó, nếu tiêu thụ thêm hàng hóa hoặc tăng thêm giờ nhàn rỗi
thì mức thỏa dụng của một người càng lớn. Trong kinh tế học, tiêu thụ hàng hóa

được cho là luôn luôn tốt và người tiêu dùng ưu chuộng tiêu thụ hàng hóa và thời
gian nhàn rỗi càng nhiều càng tốt.




Hình 1.2 Đường bàng quan

Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 6










Hình 1.1 mô tả hai đường bàng quan có mức hữu dụng khác nhau, lần lượt
là 50.000 util và 67.500 util, và các lựa chọn giữa thời gian nhàn rỗi và mức tiêu
dùng tương ứng X, Y và Z.
Đường bàng quan có những đặc điểm sau:
 Là đường cong dốc xuống thể hiện mức thỏa dụng không đổi khi
tăng sử dụng một loại hàng hóa và giảm sử dụng thời gian nhàn rỗi,
 Đường bàng quan càng cao thì mức thỏa dụng càng lớn,
 Các đường bàng quan song song, không cắt nhau nếu không sẽ mâu
thuẫn với giả định người tiêu dùng ưu chuộng tiêu thụ hàng hóa và

thời gian nhàn rỗi,
 Các đường bàng quan hướng về gốc tọa độ thể hiện thỏa dụng biên
giảm dần do tiêu thụ thêm 1 đơn vị hàng hóa mang lại.
2.2 Độ dốc đường bàng quan
Thỏa dụng biên của thời gian nhàn rỗi được định nghĩa là sự thay đổi trong
mức thỏa dụng do sử dụng thêm một giờ nhàn rỗi trong khi giữ nguyên mức tiêu
thụ hàng hóa. Ta ký hiệu thỏa dụng biên của thời gian nhàn rỗi là MU
L
. Tương tự,
thỏa dụng biên MU
C
là mức tăng lên của tổng thỏa dụng khi sử dụng thêm một
đơn vị giá trị hàng hóa mà vẫn giữ nguyên số giờ nhàn rỗi. Cả MU
L
và MU
C
đều
có giá trị dương.
Độ dốc đường bàng quan đo lường tỷ số giữa từ bỏ thời gian nhàn rỗi để
tăng thêm một giá trị thu nhập tương ứng sao cho tổng thỏa dụng không đổi, đo
lường bởi công thức:
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 7

(2)
Trong đó, MRS là tỷ lệ thay thế biên của tiêu dùng hàng hóa và là độ dốc
của đường bàng quan tại một điểm cụ thể. Tỷ lệ này không cố định và giá trị tuyệt
đối tăng dần khi người lao động này tiêu thụ đang tiêu thụ nhiều hàng hóa và ít
thời gian nhàn rỗi. Lúc này, thỏa dụng mất đi do giảm thời gian nhàn rỗi phải

được bù đắp bằng một lượng hàng hóa tiêu thụ thêm lớn hơn nhiều theo quy luật
hữu dụng biên giảm dần.
2.3 Sở thích khác nhau của người lao động
Hình 1.2 biểu diễn cách một người lao động cụ thể lựa chọn trong việc
đánh đổi giữa tiêu dùng và thời giờ nhàn rỗi. Những người lao động khác nhau có
thể có cách nhìn nhận việc đánh đổi khác nhau. Nói cách khác, một số người yêu
lựa chọn dành phần lớn thời gian cho công việc, một số người khác lại chọn giờ
nhàn rỗi. Điều này hàm ý rằng, đường bàng quan của những người lao động khác
nhau sẽ khác nhau.












Hình 1.3 mô tả hai đường bàng quan của hai người lao động A và B.
Đường bàng quan của người A rất dốc, thể hiện tỷ lệ thay thế biên cao. Nói một
cách khác, người A đòi hỏi giá trị tiêu thụ hàng hóa tăng thêm lớn để từ bỏ một
giờ nhàn rỗi. Ngược lại, người B ưa chuộng thời giờ nhàn rỗi và có đường bàng
Hình 1.3 Sở thích khác nhau của người lao động



(a) Người A (b) Người B

Tiêu
dùng
($)
Tiêu
dùng
($)
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 8

quan phẳng hơn, với tỷ lệ thay thế biên thấp. Vì thế, người B chỉ yêu cầu một giá
trị hàng hóa tiêu dùng tăng thêm nhỏ để từ bỏ một giờ nhàn rỗi.
Do vậy, “khẩu vị công việc” là một yếu tố quan để xác định cung lao động
trong dân số. Những người thích nhàn rỗi như người B có xu hướng làm ít giờ,
trong khi người A đánh giá cao chi phí cho nhàn rỗi có xu hướng trở thành những
người nghiện công việc. Tuy nhiên, đây là một yếu tố khó xác định nên kinh tế
học thường sử dụng các yếu tố dễ phân tích như lương và thu nhập để giải thích
các quyết định về cung lao động.
3. Đường giới hạn ngân sách:
Việc tiêu dùng hàng hóa và thời giờ nhàn rỗi của một người bị giới hạn bởi
thời gian và thu nhập họ có được. Một phần thu nhập của một người (như thu
nhập cho thuê tài sản, cổ tức, trúng xổ số) độc lập với số giờ người ấy làm việc.
Ta quy định phần thu nhập không từ lao động này là V. Đặt h là số giờ một người
sẵn lòng cung cấp cho thị trường lao động trong một giai đoạn và w là mức lương
được trả theo giờ. Đường giới hạn ngân sách được viết như sau:
(3)
Nghĩa là giá trị quy đổi ra tiền của việc tiêu thụ hàng hóa (C) phải bằng
tổng thu nhập từ lao động và thu nhập không từ lao động (V).
Mức lương nhận được từ một giờ lao động đóng vai trò chủ chốt trong
quyết định cung lao động. Trước tiên, ta quy ước mức lương theo giờ cố định cho

từng cá nhân, vì thế, người đó nhận được một mức thu nhập bằng nhau cho mỗi
giờ làm việc. Thực tế, mức thu nhập biên phụ thuộc vào số giờ làm việc của một
người. Đối với một người làm việc toàn thời gian, nếu họ làm quá số giờ quy định
(thường là 40 giờ/tuần) sẽ nhận được mức lương làm ngoài giờ. Để đơn giản hóa,
ta bỏ qua yếu tố trên.
Theo giả thiết về mức thu nhập không đổi, ta dễ dàng vẽ được đường giới
hạn ngân sách. Một người có hai cách sử dụng quỹ thời gian của mình trong một
giai đoạn là làm việc hoặc thời gian nhàn rỗi. Đặt tổng quỹ thời gian của một
người trong một tuần là T giờ trong một tuần, và T = h + L. Ta có thể viết lại công
thức (3) như sau:
(4)
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 9

hay

Công thức cuối cùng thể hiện đường giới hạn ngân sách có dạng đường
thẳng với độ dốc là –w. Tại đường ngân sách thể hiện trong hình 1.4 (a), điểm E
thể hiện rằng nếu một người quyết định không làm việc bất cứ giờ nào và dành tất
cả T giờ của quỹ thời gian cho nhàn rỗi thì người đó vẫn có thể mua được V đồng
giá trị hàng hóa để tiêu dùng. Điểm E được gọi là “điểm có sẵn”. Nếu một người
sẵn lòng bỏ bớt một giờ nhàn rỗi để lao động thì người đó có thể di chuyển dọc
lên theo đường giới hạn ngân sách và mua được w đồng giá trị hàng hóa. Thật ra,
mỗi giờ nhàn rỗi được sẵn lòng từ bỏ cho phép người đó mua được thêm w đồng
giá trị hàng hóa. Nói một cách khác, mỗi giờ nhàn rỗi được tiêu thụ đều có giá, và
giá đó chính là lương một giờ lao động. Nếu người lao động từ bỏ tất cả giờ nhàn
rỗi thì điểm lựa chọn là giao điểm giữa đường giới hạn ngân sách là trục tung, và
người đó có thể mua được (wT + V) đồng giá trị hàng hóa.
Phần diện tích ở dưới, được giới hạn bởi đường giới hạn ngân sách là phần

mà người lao động có thể lựa chọn được. Vì thế, đường giới hạn ngân sách vạch ra
đường giới hạn cho tập hợp các cơ hội cho một người lao động – là tập hợp tất cả
các kết hợp tiêu dùng mà một người lao động cụ thể có thể mua được.












Hình 1.4 Đường giới hạn ngân sách


(a) Có thu nhập ngoài lao động

(b) Không có thu nhập ngoài lao động


Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 10

Trường hợp tại hình 1.4(b) là trường hợp đặc biệt của 1.4(a) khi người lao
động không có thu nhập nào khác ngoài lương, lúc đó V = 0 và điểm có sẵn E nằm
trên trục hoành.

4. Quyết định số giờ lao động:
4.1 Xác định số giờ làm việc khi không có thuế thu nhập cá nhân:
Ta giả định rằng, khi phải đưa ra quyết định, một người luôn chọn phương
án tối đa hóa mức thỏa dụng của mình. Điều này có nghĩa là một người sẽ chọn
mức giá trị hàng hóa tiêu dùng và thời giờ nhàn rỗi sao cho có thể đạt được mức
thỏa dụng U cao nhất với giới hạn ngân sách cho sẵn.
Hình 1.5 mô tả giải pháp cho vấn đề này. Như hình vẽ, đường giới hạn
ngân sách BC
1
mô tả các cơ hội cho người lao động Ava có tổng quỹ thời gian T
trong một tuần và mức lương không đổi cho mỗi giờ lao động là w.
Để lựa tối đa hóa thỏa dụng, người lao động Ava phải chọn điểm kết hợp
nằm trên đường bàng quan xa gốc tọa độ O nhất – trong trường hợp này là đường
(iii). Tuy nhiên, điều này vượt quá giới hạn ngân sách của Ava nên để đảm bảo
giới hạn ngân sách thì điểm được chọn chỉ có thể nằm trên hai đường bàng quan
(i) và (ii). Mặt khác, nếu chọn trên đường bàng quan (i) thì sự lựa chọn không
mang lại thỏa dụng tối đa. Do vậy, điểm A là lựa chọn tối ưu giữa giá trị hàng hóa
tiêu dùng và số giờ lao động được lựa chọn để đạt đồng thời thỏa mãn hai điều
kiện tối đa hóa thỏa dụng và trong giới hạn của đường ngân sách. Tại A, đường (ii)
tiếp xúc với BC và độ dốc của đường bàng quan (ii) bằng tỷ lệ thay thế biên của
đường ngân sách – tức là w.
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 11




4.2 Xác định số giờ làm việc khi có thuế thu nhập cá nhân:
Giả sử chính phủ quyết định thay đổi chính sách thuế và đánh thuế thu nhập

cá nhân (thuế trực thu) lên người lao động với thuế suất tỷ lệ t cho mỗi giờ lao
động. Lúc này, thu nhập thực nhận của Ava là (1-t)w /giờ. Chi phí cơ hội cho Ava
khi không lao động một giờ giảm còn (1-t)w đồng. Chi phí cơ hội thay đổi làm độ
dốc của đường ngân sách thay đổi. Tại hình 1.6, đường ngân sách di chuyển từ
BC
1
sang BC
2
với độ dốc đường ngân sách mới là -w(1-t).











Thu nhập/
tiêu dùng
A
B
BC
1

BC
2


L
2
L
1
C
2
C
1
Giờ nhàn rỗi
Độ dốc = - w
Độ dốc = -w(1-t)
Hình 1.6 Lựa chọn của người lao động dưới tác động của thuế tỷ lệ

Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 12





Với sự thay đổi của đường giới hạn ngân sách, điểm tối ưu xác định lựa
chọn số giờ làm việc cũng thay đổi và chạy dọc theo đường BC
2
. Điểm tối ưu mới
B (C
2
;L
2
) được xác định bằng điểm tiếp xúc của BC

2
và đường bàng quan của
người lao động A. Như minh họa tại hình 1.6, dưới tác động của thuế thu nhập cá
nhân, số giờ A sẵn lòng làm việc trong một tuần giảm đi một lượng (L
1
– L
2
).
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra, có phải đánh thuế luôn làm giảm mức cung lao
động như trong ví dụ về người lao động Ava ở trên không? Hình 1.7(b) lại cho
thấy, khi bị đánh thuế thì người lao động lại gia tăng số giờ làm việc, nghĩa là
giảm giờ nhàn rỗi từ L
1


L
2
. Vấn đề ở đây là phụ thuộc vào sở thích khác nhau
của những người lao động khác nhau, dẫn đến hình dạng khác nhau của đường
bàng quan và tác động đến số giờ làm việc sau khi bị đánh thuế.
4.3 Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế
Dưới tác động của thuế, tập hợp các điểm có khả năng chọn lựa của người
lao động được mở rộng. Tuy nhiên, việc thu nhập giảm cũng đồng thời làm giảm
chi phí của một giờ nhàn rỗi và tác động












BC
2
BC
1

C
2
C
1
Tiêu
dùng
(a). Hiệu ứng thay thế lớn
BC
2
BC
1
C
2
C
1
Tiêu
dùng
(b). Hiệu ứng thu nhập lớn
Hình 1.7 Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế
P


Q

P

Q

Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 13







Đánh thuế vào cung lao động có thể gây ra hai hiệu ứng: hiệu ứng thay thế
và hiệu ứng thu nhập.
Khi thuế làm giảm số tiền lương khả dụng thì chi phí cơ hội của nhàn rỗi
cũng giảm, khi đó người ta có khuynh hướng thay thế làm việc bằng nhàn rỗi. Đây
là hiệu ứng thay thế với khuynh hướng làm giảm mức cung lao động. Như vậy, dù
có làm việc bao nhiêu giờ thì thuế vẫn làm giảm thu nhập cá nhân.
Thế nhưng, nhàn rỗi cũng là một loại hàng hóa giống như các hàng hóa
khác, có sự lựa chọn trong tiêu dùng. Nếu như các yếu tố khác không đổi, một khi
thu nhập giảm sút, thì người lao động Ava phải cắt giảm số giờ nhàn rỗi. Số giờ
nhàn rỗi giảm đi thì giờ lao động tăng lên. Hiệu ứng thu nhập có khuynh hướng
làm cho Ava làm việc nhiều hơn.
Như vậy, hai hiệu ứng này có tác động theo hai chiều ngược nhau. Đơn
giản là không thể biết được (nếu chỉ trên cơ sở lý thuyết) hiệu ứng thu nhập hay

hiệu ứng thay thế nổi trội hơn. Đối với Ava thể hiện trên hình 1.7 (a), hiệu ứng
thay thế lớn hơn; còn trên hình 1.7 (b), hiệu ứng thu nhập lớn hơn.
Để minh họa tác động của hai hiệu ứng trên, theo như hình 1.7, ta có phân
tích qua một điểm trung gian Q nhằm tách rời hai hiệu ứng thu nhập và thay thế,
từ đó giải thích sự chuyển dịch từ điểm P sang điểm R. Trên hình vẽ, ta vẽ thêm
một đường giới hạn ngân sách song song với đường BC
1
và tiếp xúc với đường
bàng quan mới tại điểm Q. Lúc này, ta có thể thấy tác động của từng hiệu ứng
thông qua hai bước di chuyển của điểm lựa chọn tối ưu.
 Bước 1 - từ P đến Q – tăng giờ làm việc: đây là tác động của hiệu ứng thu nhập
do khi di chuyển từ P đến Q, độ dốc của đường giới hạn ngân sách không đổi,
R

R

Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 14

tức là chi phí cơ hội của một giờ nhàn rỗi vẫn giữ nguyên nên không có tác
động của hiệu ứng thay thế. Trong khi đó, mức thỏa dụng của người lao động
hay thu nhập thực giảm khiến cầu thời gian nhàn rỗi cũng giảm và tăng thời
gian lao động.
 Bước 2 – từ Q đến R – giảm giờ làm việc: đây là tác động của hiệu ứng thay
thế do tổng thỏa dụng hay thu nhập thực của người lao động không đổi; sự di
chuyển bị hạn chế dọc theo đường bàng quan mới. Do chi phí cơ hội của nhàn
rỗi giảm khi thu nhập theo giờ giảm, lượng cầu hàng hóa “nhàn rỗi” tăng; từ
đó làm giảm giờ lao động.
4.4 Thuế lũy tiến và phản ứng của cung lao động:

Việc phân tích thuế lũy tiến cũng tương tự như thuế tỷ lệ nhưng chia ra
từng mức thu nhập khác nhau.
Giả sử, biểu thuế lũy tiến của thuế thu nhập có thuế suất biên: t
a
cho X
đồng thu nhập đầu tiên, t
2
đối với X đồng thu nhập thứ hai, t
3
đối với phần thu
nhập trên 2X đồng. Đường ngân sách trước thuế là BC
1
như hình 1.8. Sau thuế,
đường ngân sách là đường gấp khúc BKHC
2
.








Hình 1.8 Đánh thuế lũy tiến và phản ứng cung lao động


Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 15


Cho tới mức thu nhập X đồng trước thuế, chi phí cơ hội cho một giờ nghỉ
ngơi là (1 – t
1
)w, cũng là độ dốc (giá trị tuyệt đối) của đoạn C
2
H.
Tại điểm H, thu nhập của Ava là (1 – t
1
).X. Trên đoạn HK có giá trị tuyệt
đối của độ dốc là (1 – t
2
)w. HK ít dốc hơn đoạn C
2
H vì t
2
> t
1
. Tại điểm K, thu
nhập sau thuế là [(1 - t
1
).X + (1-t
2
).X]. Đây chính là phần thu nhập tại điểm H
cộng với phần thu nhập tăng thêm X đồng với mức thuế t
2
. Cuối cùng, trên đoạn
KB, độ dốc bằng (1 – t
2
)w, khá phẳng. Tùy thuộc vào sự chọn của người lao động,

Ava có thể chọn bất kỳ điểm nào trên đoạn BKHC
2
.
5. Giới hạn làm việc và nguyên tắc trả thêm giờ:
Lý thuyết cơ bản nghiên cứu hiệu ứng của thuế đến cung lao động gắn với
giả thiết thị trường lao động lý tưởng. Các cá nhân có thể tự do điều chỉnh số giờ
lao động của mình dần dần khi có sự thay đổi chính sách thuế. Tuy nhiên, trên thị
trường lao động, các cá nhân không thể tự do điều chỉnh giờ lao động của mình để
tìm điểm tiếp tuyến giữa đường bàng quan và đường ngân sách. Chẳng hạn, các
công ty yêu cầu những người lao động phải làm việc cho một số giờ nào đó. Sự
giới hạn này có thể do bởi đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Người lao động là
một mắc xích của dây chuyền sản xuất, nên họ không thể làm việc 32 giờ mà phải
làm việc tới 40 giờ/tuần.
Một giới hạn khác làm gia tăng giờ làm việc là quy định trả thêm giờ. Ở
Mỹ, chính phủ bắt buộc các công ty phải trả 1 giờ làm thêm bằng 1,5 giờ quy định
(40 giờ). Quy định này tạo ra độ lỗi của giới hạn ngân sách, nhưng lại làm cho lao
động trở nên đắt đỏ hơn đối với các doanh nghiệp trong việc thuê mướn lao động
khi làm việc hơn 40 giờ/tuần. Doanh nghiệp có thể lưỡng lự khi quyết định cho
phép công nhân làm thêm giờ. Nhìn chung, các giới hạn như thế sẽ đưa người lao
động vào một kế hoạch thống nhất, vì thế làm giảm thấp sự phản ứng giờ làm việc
đối với tiền lương sau thuế.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM:
1. Kết quả thực nghiệm:
Có quan điểm cho rằng thuế ảnh hưởng rất ít tới số giờ làm việc do:
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 16

 Phần lớn các công việc đã quy định số giờ làm việc;
 Mọi người có rất ít quyền quyết định về số giờ làm việc của mình.

 Số giờ quy định cho mỗi công việc là do những cân nhắc về công nghệ,
cũng như các quy định của Công đoàn và Chính phủ quyết định.
Những quy định và thể chế này chỉ tồn tại trong ngắn hạn, trong dài hạn,
mọi chuyện có thể thay đổi kể cả các thể chế và quy định của Công đoàn và Chính
phủ.
Để xác định sự thay đổi cung lao động theo chính sách thuế cần đo lường
được độ co giãn của cung lao động theo tiền lương. Độ co giãn của cung lao động
đo lường phản ứng của cung lao động khi có sự thay đổi của tiền lương hay %
thay đổi của cung lao động khi tiền lương sau thuế tăng 1%.
Để ước lượng độ co giãn của cung lao động, chúng ta có thể tiếp cận từ 3
hướng chính.
 Thực nghiệm xã hội
 Các dạng có tính chất thực nghiệm
 Hồi quy tuyến tính
1.1 Kết luận từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm về độ co giãn
của cung lao động
Lý thuyết thực nghiệm phân chia lao động thành 2 nhóm:
 Những người kiếm tiền sơ cấp: là thành viên tạo ra thu nhập chính
trong gia đình. Theo truyền thống, người kiếm tiền sơ cấp thường là
người chồng.
 Những người kiếm tiền thứ cấp: là những lao động khác còn lại
trong gia đình, thường là người vợ có trách nhiệm nuôi con cái.
Kết luận về độ co giãn của cung lao động như sau:
 Người lao động sơ cấp: độ co giãn là +0.1, ảnh hưởng khá nh
 Người lao động thứ cấp: độ co giãn thay đổi từ +0,.5 đến +1.0, ảnh
hưởng rất lớn. Ảnh hưởng này xuất phát từ mở rộng biên (liệu có
làm thêm hay không), chứ không phải thâm dụng biên (dựa vào số
giờ thực tế lao động).
1.2 Kết luận từ ước lượng phương trình hồi quy
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô

GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 17

Kết quả lý thuyết cho rằng quyết định về mức cung lao động của mỗi cá
nhân phụ thuộc vào:
 Những biến số ảnh hưởng đến đường ngân sách (đặc biệt là tiền
lương sau thuế).
 Những biến số ảnh hưởng đến đường bàng quan của cá nhân về nghỉ
ngơi và thu nhập (tuổi tác, giới tính và tình trạng hôn nhân).
Từ đó các nhà nghiên cứu kinh tế lượng đã ước lượng phương trình hồi qui
nhằm giải thích số giờ làm việc hằng năm, phương trình này được viết dưới dạng:
h
i
=+ w
i
+ N
i
+ X
i
+
i

Trong đó:
h
i
: là đường cung lao động.
w
i
: là tiền lương sau thuế
N

i
: là thu nhập không lao động.
X
i
: là vectơ tính cách của người lao động.
Hệ số β bao gồm tác động từ hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Tuy
nhiên nếu β > 0, tiền lương cao hơn, cung lao động tăng lên => hiệu ứng thay thế
lấn át hiệu ứng thu nhập. Do đó, các nhà nghiên cứu đưa vào mô hình yếu tố “thu
nhập không do lao động – N
i
”, để hồi quy tách ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng
thu nhập.
Nói chung có 2 khuynh hướng chung chủ yếu dưới đây quan sát được khi
nghiên cứu thị trường lao động:
 Cung lao động của nam xấp xỉ từ 20 đến 60 tuổi: độ co giãn dao
động từ -0.2 đến 0, không có nhiều ý nghĩa về mặt thống kê. Khi
đánh thuế hay không đánh thuế thì cung lao động của những người
này là co giãn ít.
 Cung lao động của nữ: có độ co giãn lớn hơn của nam. Đặc biệt,
quyết định về số giờ làm việc của phụ nữ có gia đình rất nhạy cảm
với những thay đổi của lương ròng (độ co giãn của số giờ làm việc
với lương ròng khoảng 0.2 đến 1).
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 18

2. Một số vấn đề cần cân nhắc:
Những kết quả thực nghiệm trên rất hữu ích để kiểm định lý thuyết. Tuy
nhiên cần phải chú ý đến những cân nhắc quan trọng
 Cân nhc khía cnh cu:

 Những phân tích trước bỏ qua các tác động làm thay đổi mức cung
lao động theo nhu cầu thị trường. Khi người ta cung ứng nhiều giờ
làm việc hơn thì tiền lương trước thuế có khuynh hướng giảm. điều
này làm giảm bớt số tăng thêm của tiền lương sau thuế so với tính
toán ban đầu, vì thế số giờ làm việc tăng thêm, cuối cùng, sẽ nhỏ
hơn tính toán ban đầu.
 Ngoài ra, những thay đổi trong quyết định làm việc cũng ảnh hưởng
đến cơ cấu tiêu thụ hàng hóa khác.
 Hiệu ứng cá nhân và nhóm:
Cần làm rõ có bao nhiêu cá nhân làm việc trong điều kiện chế độ thuế thay
đổi. Rất khó để sử dụng những kết quả này để dự đoán tổng số giờ làm việc của
một nhóm công nhân sẽ thay đổi như thế nào. Khi thuế thay đổi, động cơ làm việc
thay đổi khác nhau ở mỗi người. Ví dụ, khi thay đổi từ thuế cố định sang thuế luỹ
tiến, những công nhân có thu nhập thấp có thể chịu mức thuế suất biên thấp hơn
trong khi tình trạng ngược lại xảy ra với người có thu nhập cao. Thế thì, rất có thể
mức cung lao động của hai nhóm thay đổi theo hai hướng ngược nhau khiến cho
khó có thể tiên đoán một kết quả chung.
 Các khía cnh khác của cung lao động:
Số giờ làm việc hàng năm là thước đo quan trọng mức cung lao động. Một
số người lo ngại rằng thuế làm cho con người ít đầu tư để hoàn thiện các kỹ năng
của mình. Lý thuyết kinh tế mang lại sự hiểu biết đáng ngạc nhiên về việc làm
cách nào mà hệ thống thuế gây ảnh hưởng đối với tích luỹ vốn nhân lực – tức là
đầu tư vào chính con người để tăng năng suất.
Xét ví dụ sau: A dự định tham dự chương trình huấn luyện công việc. Giả
sử chương trình này sẽ làm tăng mức thu nhập suốt đời của A với giá trị hiện tại là
B. Tuy nhiên, tham dự chương trình này, A phải mất một khoảng mất một khoảng
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 19


lương C do không làm công việc hiện tai. Do đó, A quyết định sử dụng tiêu chuẩn
đầu tư và chỉ tham gia chương trình huấn luyện khi lợi nhuận vượt quá chi phí
B>C.
+ Trường hợp mức cung lao động không đổi khi bị đánh thuế:
Bây giờ giả sử thu nhập của A bị đánh thuế với thuế suất t. Thuế sẽ lấy đi
một phần tiền lương cao hơn nhờ tham gia vào chương trình huấn luyện. Do đó,
người ta dự đoán thuế làm giảm khả năng khiến A tham dự chương trình huấn
luyện. Cách lý giải này là sai lầm. Để hiểu tại sao, hãy giả sử rằng sau khi có thuế
A vẫn tiếp tục làm việc với số giờ như trước. Thuế thật sự làm giảm lợi ích của
chương trình huấn luyện từ B xuống còn (1-t)B. Nhưng đồng thời, thuế cũng làm
giảm chi phí. Chi phí của chương trình là phần tiền lương A mất đi. Vì tiền lương
này cũng bị đánh thuế nên A không bị mất toàn bộ C mà chỉ mất (1-t)C. Quyết
định tham gia chương trình phụ thuộc vào việc liệu lợi nhuận sau thuế có lớn hơn
chi phí sau thuế không:
(1 - t)B - (1 - t)C = (1 - t)(B - C) > 0
Phương trình này hoàn toàn tương đương với phương trình (B – C >0). Bất
kỳ sự kết hợp nào giữa lợi nhuận và chi phí được chấp nhận trước thuế thì cũng
được chấp nhận sau thuế. Trong mô hình này, thuế thu nhập làm giảm lợi nhuận
và chi phí với cùng một tỷ lệ, và do đó không ảnh hưởng đến đầu tư vào nguồn
nhân lực.
+ Trường hợp mức cung lao động thay đổi khi bị đánh thuế:
Giả sử, thay vì vậy, do thuế thu nhập, A tăng mức cung lao động (hiệu ứng
thu nhập chiếm ưu thế). Trong trường hợp này, thuế làm gia tăng tích luỹ nguồn
vốn nhân lực. Thực tế, mức cung lao động sau thuế là tỷ lệ tận dụng mức đầu tư
nguồn vốn nhân lực. Một người làm việc nhiều giờ hơn thì tiền lương lớn hơn so
với mức tăng tiền lương nhờ đầu tư vào nguồn vốn nhân lực. Do đó, nếu thuế tạo
ra nhiều việc làm thì nó cũng làm cho đầu tư vào nguồn vốn nhân lực trở nên hấp
dẫn hơn, với những yếu tố khác không đổi. Ngược lại, nếu hiệu ứng thay thế
chiếm ưu thế làm giảm mức cung lao động thì tích luỹ nguồn vốn nhân lực không
được khuyến khích.

Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 20

Mô hình đơn giản này đã bỏ qua yếu tố quan trọng: phần lời từ việc đầu tư
vào nguồn vốn nhân lực thường không được xác định chắc chắn. Hơn nữa, một số
loại đầu tư vào nguồn vốn nhân lực còn liên quan đến chi phí khác ngoài phần thu
nhập mất đi, như học phí chẳng hạn. Cuối cùng, với thuế luỹ tiến thì lợi nhuận và
chi phí đầu tư vào nguồn nhân lực có thể bị đánh thuế với các mức thuế suất khác
nhau. Tuy nhiên, xem xét những điều đó là để khẳng định các kết quả cơ bản –
theo quan điểm lý thuyết, tác động của hệ thống thuế thu nhập đối với tích luỹ
nguồn vốn nhân lực là không rõ ràng. Không may là hiện chưa có công trình
nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề quan trọng này.
 Trả trọn gói:
Khoản lương mà người chủ thường trả công cho công nhân bao gồm tiền
lương, trợ cấp chăm sóc sức khoẻ, lương hưu, và các “bổng lộc” như được sử
dụng xe của công ty, dụng cụ thể thao… Hầu hết các khoản tiền mang tính chất
lương được chi trả cho người lao động đều không bị đánh thuế. Khi thuế suất biên
giảm thì sức hấp dẫn của những loại thu nhập không chịu thuế cũng giảm và
ngược lại. Do đó, những thay đổi thuế sẽ gây ảnh hưởng đến thành phần của tiền
lương trọn gói.
 Khía cnh chi tiêu công:
Các phân tích trên đã bỏ qua việc sử dụng tiền thu thuế. Thực tế có phần
tiền thu thuế được dùng để mua hàng hoá công, từ đó gây tác động đến quyết định
là việc của người lao động. Nếu tiền thu thuế được dùng để cung cấp những
phương tiện giải trí như công viên quốc gia thì chúng ta kỳ vọng nhu cầu nghỉ
ngơi tăng, các yếu tố khác không đổi. Ngược lại, nếu chi tiêu cho những phương
tiện chăm sóc trẻ em có cha mẹ đi làm thì có thể gia tăng mức cung lao động. Do
vậy, chúng ta nên kiểm tra kết quả mức cung lao động trên toàn bộ ngân sách chứ
không phải chỉ là khía cạnh thuế. Trong thực tế, những nhà nghiên cứu dựa vào

thực nghiệm không biết rõ là chi tiêu công ảnh hưởng đến quyết định làm việc
khoảng bao nhiêu. Điều này do những khó khăn liên quan đến việc xác định cá
nhân đánh giá như thế nào về tiêu thụ hàng hoá công, một vấn đề mà ta đã thảo
luận trong một số bối cảnh khác nhau.
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 21

III. MỨC CUNG LAO ĐỘNG VÀ THU THUẾ
1. Sự thay đổi số thuế thu được và cung lao động.
Phần trên, chúng ta quan tâm đến việc xác định tổng mức cung lao động tương
ứng với thay đổi của chính sách thuế. Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu vấn đề liên
quan là số thuế thu được thay đồi như thế nào khi thuế suất thay đồi.














Xét đường cung lao động S
L
được vẽ trên hình 3.1. Nó thể hiện tổng số giờ

làm việc tối ưu đối với mỗi mức lương sau thuế, những yếu tố khác không đổi.
Hình vẽ cho thấy số giờ làm việc tăng theo mức lương ròng – tức là hiệu ứng thay
thế chiếm ưu thế. Tiền lương trước thuế, w , tương ứng với L
0
giờ lao động. Hiển
nhiên, khi thuế suất bằng 0. Bây giờ giả sử thuế suất là t
1
, lương ròng bằng (1-t
1
)w, và mức cung lao động là L
1
giờ. Tiền thu thuế bằng tiền thuế một giờ làm việc
(ab) nhân với số giờ làm việc (ac), hay hình chữ nhật abcd . Lý do tương tự chỉ ra
Hình 3.1 Thuế suất, giờ lao động và số thu thuế


Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 22

rằng nếu thuế suất tăng lên đến t
2
, thuế thu được sẽ là eakf. Diện tích hình eakf lớn
hơn abcd - tức là với thuế suất cao hơn thì thuế thu được lớn hơn. Điều này có
đúng không khi cho rằng chính phủ luôn thu được nhiều hơn khi tăng thuế suất?
Câu trả lời là không. Ví dụ, ở mức thuế suất t
3
, số thuế thu được là haji lại nhỏ hơn
so với số thu ở mức thuế suất thấp t
2

. Mặc dù tiền thuế thu được mỗi giờ là rất cao
tại mức t
3
, nhưng số giờ làm việc giảm đến nỗi tích số của mức thuế và số giờ làm
việc lại khá thấp. Thật vậy, khi thuế suất tăng đến 100%, mọi người ngừng làm
việc và số tiền thu thuế tiến đến 0.








Tất cả những điều trên được tóm tắt trong hình 3.2 với thuế suất được biểu
thị trên trục hoành và số thu thuế trên trục tung. Ở mức thuế suất quá thấp thì số
thuế thu được cũng thấp. Khi thuế suất tăng thì số thu từ thuế cũng tăng, và đạt
cực đại ở mức thuế suất t
A
. Ở mức thuế suất vượt quá t
A
, số thu từ thuế bắt đầu
giảm, cuối cùng xuống 0. Hãy chú ý rằng, sẽ vô lý nếu chính phủ chọn bất kì thuế
suất nào lớn hơn t
A
vì thuế suất có thể được giảm xuống mà chính phủ không phải
chịu một thiệt hại nào.
Những nội dung được minh họa trong hình 3.2 liên quan đến thuyết trọng
cung của Athur B. Laffer hay còn gọi là đường cong Laffer (Laffer curve). Ý
tưởng thuế suất giảm mà không làm mất đi một khoảng thu thuế nào đã trở thành

Hình 3.2 Thuế suất và thu thuế

Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 23

một nguyên lý quan trọng của chính sách trọng cung. Một vài điểm cần lưu ý như
sau:
 Hình dạng của đường cong Laffer được xác định bằng độ co giãn lao
động so với lương ròng. Với bất kì một thay đổi nào về thuế suất đều có
một tỉ lệ % thay đổi tương ứng về mức lương ròng. Số thu thuế tăng hay
giảm phụ thuộc vào sự thay đổi số giờ làm việc có bù đắp được sự thay
đổi của thuế suất hay không. Điều này chính là một vấn đề về mức co
giãn cung lao động được các nhà kinh tế tài chính công nghiên cứu.
 Một số nhà phê bình thuộc trường phái kinh tế học trọng cung cho rằng
chính ý tường giảm thuế suất có thể dẫn đến tăng số thu thuế là vô lý.
Tuy nhiên, cuộc thảo luận dựa trên hình 3.2, trên nguyên tắc , đã cho
rằng mức thuế thấp hơn thật sự dẫn đến sự thu thuế nhiều hơn.
 Do đó, vấn đề thực nghiệm là liệu nền kinh tế có thật sự vận hành ở bên
phải t
A
hay không. Một nghiên cứu kĩ lưỡng về vấn đề này cho rằng với
tất cả những ước tính đáng tin cậy về sự co giãn mức cung lao động thì
nền kinh tế không vận hành trong giới hạn này.Việc giảm thuế suất
dường như không chắc là việc tài trợ xét theo nghĩa giải phóng mức
cung lao động nhiều đến nỗi số thu thuế không giảm.
 Những thay đổi mức cung lao động không phải là cách duy nhất mà
theo đó thuế suất tăng có thể ảnh hưởng đến số thu thuế. Như đã lưu ý ở
trên, người ta có thể thay thế tiền lương bằng những hình thức thu nhập
không chịu thuế khi thuế suất tăng để số thu thuế vẫn có thể giảm, ngay

cả mức cung lao động cố định. Tương tự như vậy, người ta (đặc biệt là
những người có thu nhập cao) có thể thay thuế thu nhập từ vốn bị đánh
thuế bằng những hình thức thu nhập từ vốn không chịu thuế, như lãi trái
phiếu địa phương. Gruber (2004) cho rằng cá nhân có thu nhập cao,
thuế suất có tác động đáng kể tới thu nhập chịu thuế.
 Ngay cả nếu số thu thuế không tăng khi thuế suất giảm thì không có
ngĩa là không cần thiết phải giảm thuế suất. Việc xác định hệ thống thuế
tối ưu phụ thuộc rất lớn và những xem xét về xã hội, kinh tế. Những
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 24

người cho rằng khu vực công quá rộng lớn có thể rất vui mừng khi thấy
số thu thuế giảm. Trong mối quan hệ này, chúng ta cần chú ý khuynh
hướng của một số “người trọng cung” gán cho thuế suất tA những đặc
tính chuẩn mực quan trọng. Một người theo khuynh hướng trọng cung,
Jude Wanniski, cho rằng đỉnh của đường cong “là điểm mà cử tri muốn
được đánh thuế tại đó” . Theo lý thuyết thuế thu nhập tối ưu, sự thật là
số thu thuế tối đa tại mức thuế suất t
A
không cho chúng ta biết liệu đó
có phải là thuế suất mong muốn nhất xuất phát từ triển vọng công bằng
hoặc hiệu quả hay không.
2. Chính sách thuế thu nhập hỗ trợ tiền lương cho người có thu nhập
thấp và cung lao động
2.1 Giới thiệu về chương trình EITC
EITC (Earned Income Tax Credit): Chính sách trợ cấp thuế cho người có
thu nhập thấp. EITC là một loại tín thuế được ban hành vào năm 1976, là một loại
tiền thuế đặc biệt của chính phủ Liên bang dành cho các gia đình và cá nhân người
lao động có nguồn lợi tức thu được trong năm thấp.

Mục tiêu của chương trình EITC: Tái phân phối thu nhập và gia tăng cung
lao động.
2.2 Nền tảng EITC của Mỹ
Ở Mỹ, chương trình EITC được đưa vào từ năm 1976, gia tăng rất nhanh
trong những năm 1980s và 1990s.
Hình dưới đây cho thấy sự tăng EITC theo thời gian:
Tính ổn định của bộ 3 bất khả thi và những hình mẫu điển hình của kinh tế vĩ mô
GVHD: Đinh Thị Thu Hồng
Nhóm 9- Đêm 4 – K22 Trang 25


EITC tạo ra công bằng theo chiều dọc: hơn 90% lợi ích chuyển giao cho
những người có thu nhập thấp dưới 30.000 đôla. Để đủ điều kiện nhận EITC, một
gia đình có thu nhập kiếm được hàng năm dưới mức 30.000 đôla (nếu như có 1
con) hoặc 34.000 đôla (nếu như có từ 2 con trở lên). Một gia đình không có đứa
trẻ nào thì ít nhất phải kiếm thu nhập khoảng 11.000 đôla.
Cơ cấu hiện hành của EITC được minh họa trong hình sau:

Ban đầu EITC phản ánh 40% trợ cấp tiền lương, và khi thu nhập kiếm được
cao, trợ cấp thuế giảm xuống mức thuế suất 21%.

×