Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Ảnh hưởng của nồng độ phân bioted lên năng suất nấm bào ngư xám (pleurotus sajor caju) trên phôi rơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.46 KB, 48 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
o0o




NGUYỄN ĐÌNH HẢI












ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BIOTED LÊN NĂNG SUẤT
NẤM BÀO NGƯ XÁM (Pleurotus sajor-caju )
TRÊN PHÔI RƠM


















LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC






Cần Thơ 12 - 2010
2




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
o0o





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC












ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BIOTED LÊN NĂNG SUẤT
NẤM BÀO NGƯ XÁM (Pleurotus sajor-caju )
TRÊN PHÔI RƠM













Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN THỊ XUÂN THU NGUYỄN ĐÌNH HẢI
MSSV: 3077259
Lớp: TT0719A

3



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học với đề tài


ẢNH HƯỞNG PHÂN BIOTED LÊN NĂNG SUẤT NẤM BÀO
NGƯ XÁM (Pleurotus sajor-caju )
TRÊN PHÔI RƠM





Do sinh viên Nguyễn Đình Hải thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp






Cần thơ, ngày…tháng….năm 2010
Cán bộ hướng dẫn khoa học




TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông học với tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG PHÂN BIOTED LÊN NĂNG SUẤT NẤM
BÀO NGƯ XÁM (Pleurotus sajor-caju )
TRÊN PHÔI RƠM


Do sinh viên Nguyễn Đình Hải thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý Kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
……………………………………
Luận văn được Hội đồng đánh giá ở mức ……………………………………


DUYỆT KHOA Cần thơ, ngày……tháng……năm 2010
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHUD Chủ tịch Hội đồng

5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.




Tác giả luận văn


Nguyễn Đình Hải
6

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Đình Hải
Ngày sinh: 21/08/1988
Họ và tên cha: Nguyễn Đình Tú

Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lan
Quê quán: Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Quá trình học tập:
1994 – 1999: Trường Tiểu Cẩm Lộc
1999 – 2003: Trường Trung Học cơ sở Cẩm Trung
2003 – 2004: Nghỉ học
2004 – 2007: Trường Trung Học Phổ Thông Hà Huy Tập
2007 – 2010: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Nông học, khóa 33, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
7


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng !
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến !
TS. Nguyễn Thị Xuân Thu người cô đã tận tình hướng dẫn trong nghiên cứu,
truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức và cho tôi những lời khuyên rất bổ ích.
Chân thành biết ơn !
Quý thầy (cô), Anh (chị) Bộ môn Khoa Học Cây Trồng – Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm bổ ích cho chúng em.
Chân thành cảm ơn !
Cảm ơn các bạn cùng lớp Nông học K33A và các em học khóa sau, đặc biệt
là bạn cùng lớp Trần Thị Thúy Huỳnh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện đề tài này !
Thân gởi về !
Các bạn lớp Nông học K33A lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong tương lai.

8

Nguyễn Đình Hải. 2010. “Ảnh hưởng phân Bioted lên năng suất nấm Bào
Ngư xám (Pleurotus sajor-caju) trên phôi rơm”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông Học. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Xuân Thu.

TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng phân Bioted lên năng suất nấm Bào Ngư xám (Pleurotus
sajor-caju) trên phôi rơm” được tiến hành nhằm mục đích tìm ra nồng độ phân
Bioted thích hợp giúp tăng năng suất nấm Bào Ngư xám. Đề tài thực hiện tại nhà
lưới Bộ môn Khoa học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại học Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2010. Đề tài trong đề tài được
bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 5 nghiệm thức với 5 lần lặp lại gồm: đối
chứng; Bioted 0,3%; Bioted 0,6%; Bioted 0,9% và Bioted 1,2 %. Kết quả cho thấy
ở nghiệm thức bón Bioted nồng độ 0,6 % năng suất nấm Bào Ngư xám cao nhất
(1.371 kg/ tấn rơm khô). Thời gian thu hoạch nấm ngắn và mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn các nghiệm thức khác.


9

MỤC LỤC

Chương Nội dung Trang






Trang phụ bìa 2

Lời cam đoan 3

Tiểu sử cá nhân 4

Cảm tạ 5

Tóm lược 6

Mục lục 9

Danh sách hình 12

Danh sách bảng 13


MỞ ĐẦU
14

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
15


1.1
Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
và trong nước

15

1.1.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới 15

1.1.2 Tình hình sản xuất nấm ăn và những thuận lợi

của nghề trồng nấm ở Việt Nam 15

1.2 Giá trị dinh dưỡng nấm Bào Ngư xám 18

1.3 Đặc điểm sinh học của nấm Bào Ngư xám 21

1.3.1 Phân loại 21

1.3.2 Đặc điểm hình thái 21

1.3.3 Chu trình phát triển của nấm Bào Ngư xám 22

10

1.3.4 Năng suất nấm Bào Ngư xám 23

1.4 Yếu tố cần thiết cho sự phát triển của nấm 24

1.4.1 Nhiệt độ 24

1.4.2 Ẩm độ 24

1.4.3 Nước 25


1.4.4 Ánh sáng 25

1.4.5 Nồng độ CO
2
và Oxy 26

1.5 Vai trò của dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm 26

1.5.1 Đường 27

1.5.2 Chất khoáng 27

1.5.3 Vai trò của chất kích thích tăng trưởng 28

1.5.4 Vitamin 29

1.6 Nguyên liệu dùng để trồng nấm 29

1.7 Tỷ lệ C/N nguyên liệu 29

2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
31

2.1 Thời gian và địa điểm 31

2.2 Vật liệu và phương tiện 31

2.3 Phương pháp thực hiện 32

2.3.1 Mục tiêu 32


2.3.2 Bố trí 32

2.3.3 Chỉ tiêu theo dõi 34

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 35

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Ghi nhận tổng quát 35

11

3.2 Thời gian tơ nấm phát triển đầy túi phôi 35

3.3 Thời gian xuất hiện tai nấm 35

3.4 Chiều dài tai nấm, đường kính tai nấm,

trọng lượng trung bình mỗi tai nấm 38

3.5 Số tai nấm trên chùm 38

3.6 Thời gian thu hoạch 26

3.7 Số lần thu hoạch 39

3.8 Năng suất nấm Bào Ngư xám 40

3.9 Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm Bào Ngư xám 41


4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
43

4.1 Kết luận 43

4.2 Đề nghị 43


TÀI LIỆU THAM KHẢO
44


PHỤ CHƯƠNG
45


12

DANH SÁCH HÌNH

Hình Nội dung Trang




1.1 Nấm Bào Ngư xám 21
1.2 Các giai đoạn phát triển của nấm Bào Ngư xám 23

13


DANH SÁCH BẢNG

Bảng Nội dung Trang

1.1 Sản lượng nấm ăn trên thế giới 16
1.2 Gía trị dinh dưỡng của một số loại nấm 19
1.3 Thành phần acid amin trong nấm Bào Ngư xám 20
2.1 Thành phần dinh dưỡng trong phân Bioted 32
3.1

Thời gian tơ nấm phát triển đầy túi phôi và
thời gian xuất hiện tai nấm 37
3.2

Chiều dài tai nấm, đường kính tai nấm, trọng
lượng mỗi tai nấm và số tai nấm trên một chùm 39
3.3

Thời gian thu hoạch, số lần thu hoạch, năng suất
nấm đợt 1, 2 và tổng năng suất 40
3.4

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm Bào Ngư xám ở
các nghiệm thức
42

14

MỞ ĐẦU


Nấm Bào Ngư xám (Pleurotus sajor-caju ) được đánh giá là một loại nấm có
hàm lượng protein cao, nhiều chất khoáng và Vitamin (Lê Duy Thắng, 1997). Ngoài
giá trị dinh dưỡng Nấm Bào Ngư xám còn là một dược liệu có tác dụng hạ huyết áp
và có thể làm tiêu hoàn toàn khối u với tỷ lệ 50 % chuột bệnh (Nguyễn Lân Dũng,
2004). Vì vậy, Nấm Bào Ngư xám được người dân đánh giá là một loại nấm sạch,
an toàn, bổ dưỡng.
Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi có điều kiện thuận lợi để sản xuất nấm
Bào Ngư xám, do nguồn nguyên liệu dồi dào và khí hậu phù hợp cho nấm phát triển
(Nguyễn Lân Dũng, 2002). Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi trồng nấm Bào Ngư xám hiện
nay vẫn chưa đạt năng suất cao và ổn định. Vì còn có nhiều quan điểm khác nhau về
những loại dinh dưỡng cần cho nấm Bào Ngư xám phát triển. Theo Trần Văn Mão
(2004) thì D - glucose là nguồn dinh dưỡng chính trong việc tổng hợp các chất
trong cơ thể nấm, nếu không có nấm không phát triển hoặc không tăng trưởng được.
Nguyễn Lân Dũng (2002) nấm cần dinh dưỡng như vitamin, đường, N, K, Mg,
Fe… để phát triển. Nguyễn Hữu Đuống & Đinh Xuân Linh (2000) việc bổ sung các
khoáng vi lượng như Fe, Zn, Mn, Mo, B rất cần cho nấm, những nguyên tố này góp
phần quan trọng trong việc hoạt hóa các enzyme, tổng hợp vitamin, hấp thu các chất
trao đổi và quá trình hình thành tai nấm một cách bình thường. Nhưng Phạm Văn
Kim (2000) cho rằng lân là một nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển của nấm, lân
tham gia vào cấu trúc các nucleoprotein, nấm sẽ phát triển tốt trong môi trường
chứa khoáng lân.
Đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ phân Bioted lên năng suất nấm Bào Ngư
xám (Pleurotus sajor-caju) trên phôi rơm” được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8
năm 2010 tại nhà lưới Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đai Học Cần Thơ nhằm mục tiêu: Tìm nồng độ phân
Bioted thích hợp cho nấm Bào Ngư xám phát triển tốt cho năng suất cao ổn định.
15

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NẤM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.1.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới

Theo trung tâm Unesco (2004) ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát
triển trên thế giới từ hàng trăm năm. Ngày nay, giá trị của các loại sản phẩm này
càng tăng lên nhờ những chứng minh khoa học về dinh dưỡng và khả năng trị bệnh
của chúng. Vì vậy nấm Bào Ngư xám trở thành thức ăn phổ biến rộng rãi ở nhiều
nước.
Ở Châu Á trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao nhưng
sản xuất ở quy mô gia đình với số lượng đông nên tổng sản lượng rất lớn. Chỉ trong
10 năm diện tích trồng nấm của Đài Loan tăng hơn 900 lần: từ 13.200 m
2
năm 1957
đến hơn 12 triệu m
2
năm 1967. Trung Quốc bắt đầu trồng nấm trắng 1973 nhưng đến
năm 1980 diện tích đã đạt 20 triệu m
2
sản lượng đứng hàng thứ ba trên thế giới.
Ở Châu Âu, trồng nấm trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa
toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Năm 1983 Pháp sản xuất 200.000 tấn
nấm trắng tươi nhưng chỉ có hơn 6.000 người nuôi trồng. Tổng sản lượng nấm Bào
Ngư trên thế giới phát triển ngày càng tăng: năm 1975 là 12.000 tấn nấm tươi, năm
1979 là 32.000 tấn nấm tươi và năm 1986 là 169.000 tấn nấm tươi (Bảng 1.1).
Theo Nguyễn Lân Dũng (2004) nấm Bào Ngư được trồng rộng rãi trên thế
giới. Ở Châu Âu, nấm Bào Ngư được trồng ở Hungari, Đức, Ý, Pháp, Hà Lan. Ở
Nhật Bản năm 1990 sản xuất được 33,5 nghìn tấn nấm Bào Ngư (gấp 7 lần so với

1975). Ngoài ra, nấm Bào Ngư còn được trồng ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,
Thái Lan, Ấn Độ, Singapo, Indonesia, Philippin, Pakistan. Trung Quốc là nước có
sản lượng nấm Bào Ngư rất cao (khoảng 12 nghìn tấn mỗi năm).
16

Bảng 1.1 Sản lượng nấm ăn trên thế giới (Số tấn tươi/ năm)
(Trung Tâm UNESCO, 2002)

STT Tên nấm Năm 1975 Năm 1979 Năm 1986
1 Nấm Mỡ 670.000 870.000 1 227.000
2 Nấm Đông cô 130.000 170.000 314.000
3 Nấm Kim Châm 42.000 49.000 178.000
4 Nấm Rơm 38.000 60.000 100.000
5 Nấm Bào Ngư 12.000 32.000 169.000
6 Nấm Trân Trâu 15.000 17.000 25.000
7 Nấm Tuyết nhĩ 1.800 10.000 40.000
8 Nấm Mèo 5.700 10.000 119.000
9 Nấm Khác 1.500 2.000 10.000
Tổng cộng 916.000 1.210.000 2.182.000

1.1.2 Tình hình sản xuất nấm ăn và những thuận lợi của nghề nuôi trồng nấm
ở Việt Nam

 Tình hình sản xuất nấm ăn ở Việt Nam

Theo Nguyễn Lân Dũng (2001) vấn đề nghiên cứu và phát triển nấm ăn ở
Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970 như việc thành lập các trung tâm nghiên cứu
nấm, sản xuất meo giống, chế biến sản phẩm từ nấm và xuất khẩu nấm ăn ở nhiều
địa phương trên cả nước. Nhiều nơi ở Việt Nam có truyền thống trồng nấm lâu đời
như Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh), Long An hoặc những nơi đang phát

triển như Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang (Trung tâm Unesco, 2002). Sản lượng
nấm nước ta vào năm 1997 là 20.000 tấn/năm. Nhưng đến năm 2005 đã tăng lên
170.000 tấn/năm, xuất khẩu 50.000 – 60.000 tấn/năm (Lê Thị Nghiêm, 2007). Hiện
nay nghề trồng nấm ở nước ta phát triển mạnh do thị trường xuất khẩu nấm đang mở
rộng sang các nước Đài Loan, Nhật Bản và các nước Đông Âu.
17


 Những thuận lợi của nghề trồng nấm ở Việt Nam

Nuôi trồng nấm cần ít vốn yêu cầu kỹ thuật trồng không phức tạp, diện tích
nhỏ vẫn có thể sản xuất. Thời gian trồng nấm ngắn, nấm rơm khoảng 25 – 30 ngày,
nấm Bào Ngư từ 45 – 60 ngày. Vì vậy, khi gặp thiên tai hay biến động của thị
trường vẫn kịp thời dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác, điều này không đơn
giản ở các loại cây trồng khác (Việt Chương, 2001). Bên cạnh đó giá trị kinh tế của
nấm cũng tương đối cao, nấm Bào Ngư khô giá trung bình 6.000 – 7.000 USD/tấn
(Lê Minh Châu, 2010).
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhất là các tỉnh miền Nam. Chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng nóng và tháng lạnh không lớn lắm nên có thể trồng nấm quanh năm. Vị
trí gần biển lại có nhiều sông và kênh rạch nên độ ẩm không khí tương đối cao, rất
thích hợp cho việc trồng nấm. Độ ẩm thấp nhất là thành phố Hồ Chí Minh trung bình
không dưới 80 % (Trung tâm Unesco, 2004).
Nguồn nguyên liệu dồi dào, trên 60 triệu tấn rơm rạ (nếu lấy trung bình tối
thiểu 1 tấn rơm rạ/ 1ha). Lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5 triệu m
2
, nếu
chế biến sản phẩm sẽ cung cấp một lượng mạt cưa khổng lồ cho trồng nấm, chưa kể
các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi và thân cây bắp, bã mía, bông
vải.
Lực lượng lao động trong nông nghiệp nước ta là chiếm 80% dân số, lực

lượng lao động này thường nhàn rỗi sau những vụ mùa cây lương thực. Nếu tham
gia vào trồng nấm, thì sản lượng nấm tất nhiên sẽ tăng lên rất nhiều và mang lại
nguồn thu nhập có thể thoát nghèo cho người nông dân.
Nhiều nơi có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh (TP. Hồ Chí
Minh), Long An hoặc đang phát triển như Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long
Khánh, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) và một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong
thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân đẩy phong trào trồng nấm lan rộng.
18

Ngành chế biến và xuất khẩu nấm tươi hoặc nấm muối đang bước đầu thuận
lợi đặc biệt với ngành công nghiệp sản xuât nấm muối xuất khẩu sang các nước
Châu Âu và Trung Quốc.

1.2 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG NẤM BÀO NGƯ

Nấm Bào Ngư xám có hàm lượng Protein cao hơn các nấm khác (Bảng 1.2).
Đặc biệt trong protein này chứa các acid amin không thể thay thế gồm isoleucin,
leucin, methionin, phenylalanin, threonin, valin và lysine (Bảng 1.3). Nấm chứa rất
nhiều loại sinh tố (vitamin) như sinh tố B, C, K, A, D, E… Trong đó nhiều nhất là
sinh tố B, như B
1
, B
2
, Axit nicotinic, axit pantothenic… Tương tự như hầu hết các
loại rau cải, nấm có nguồn khoáng rất lớn. Theo Lê Duy Thắng (1997) nấm Bào Ngư
xám là một trong những loại nấm có hàm lượng protein cao, nhiều chất khoáng và
vitamin.
19

Bảng 1.2 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm

(trung tâm UNESCO, 2004 trích FAO, 1992)

(*) tính trên 100g nấm tươi

Thành phần Nấm rơm Nấm bao ngư Nấm mỡ
Độ ẩm
(*)
90.1


90.8

88.9


Protein thô (N*4.38) 21.2


30.4

23.9


Carbohidtate (g) 58.6


57.6

60.1



Béo (g) 10.1


2.2

8.0


Xơ (g) 11.1


9.8

8.0


Tro (g) 10.1


9.8

8.0


Calci (mg) 70.0


33.0


71.0


Phospho (mg) 677.0


1348.0

912.0


Sắt (mg) 17.1


15.2

8.8


Natri (mg) 374.0


837.0

106.0


Kali (mg) 3455.0



3793.0

2850.0


Sinh tố B1 (mg) 1.2


4.8

8.9


Sinh tố B2 (mg) 3.3


4.7

3.7


Sinh tố PP (mg) 91.9


108.7

42.5


Sinh tố C (mg) 20.2



0.0


26.5


Năng lượng (kcal) 39.6


345.0

318.0


20

Bảng 1.3 Thành phần acid amin trong nấm Bào Ngư xám, nấm Bào Ngư hoàng
bạch và nấm Bào Ngư tím (Nguyễn Lân Dũng, 2004)

Loại nấm
Acid amin
Nấm Bào Ngư xám

(P. sajior – caju)
Nấm Bào Ngư

hoàng bạch
Nấm Bào Ngư tím

(P.ostreatus)
Izôlơxin 3.752 3.098 2,792
Lơxin 8.665 4.153 6,433
Lycin 5,435 2.152 3.286
Phenylalanin 6,035 5.333 5.992
Tyrozin 2,272 1.580 1,524
Cistin 0,650 0.735 0,380
Metiônin 2,043 1.398 1,235
Trêonin 2,900 3.201 2,554
Valin 6,350 4.731 4,728
Arginin 2.463 1,694 Chưa phân tích
Histidin 1,025 1,122 4,203
Alanin 10,237 9,124 7,775
Acid asparaginic 1,237 2,032 4,294
Acid glutamic 7.983 3,644 5,975
Glycin 4,371 3,130 5,165
Prolin 2.375 2,237 2,720
Sêrin 0,148 0,322 0,270




21

1.3 ĐẶC ĐIỂM NẤM BÀO NGƯ XÁM

1.3.1 Phân loại

Nấm Bào Ngư là tên chung cho các loài thuộc giống Pleurotus gồm các
chủng loại: P. florida, P. ostreatus, P. pulumonarius, P. sajor – caju. Giống này có

tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm. Trong đó có 2 nhóm lớn:
Nhóm “ưa nhiệt trung bình” (ôn hòa) kết tai nấm ở nhiệt độ từ 10 – 20
0
C
gồm loài: , P. ablonus.
Nhóm “ưu nhiệt” kết tai nấm ở nhiệt độ từ 20 – 30
0
C, gồm loài:
P.cornucopinus, P. ostreatus, P. sapidus, P. du Quebec, P. columbinus, P.
pulmonarius, P. florida, P. sajor –caju

1.3.2 Đặc điểm hình thái

Tai nấm phẳng, lúc già mới cong lại.
Mũ nấm có hình tròn, hình nửa tròn, hình
thận, có đường kính từ 5 - 15 cm màu trắng
tro hay nâu xám. Thịt nấm dầy vừa phải,
màu trắng. Cuống nấm màu trắng, trên to,
dưới nhỏ, dài 3 - 10 cm. Gốc cuống có lông
nhung (Nguyễn Lân Dũng, 2004). Tai nấm
có dạng hình phểu lệch, gồm ba phần mũ,
phiến và cuống nấm. Chúng thường mọc
tập trung thành từng cụm gồm một số cây
nhóm lại với nhau (Đường Hồng Dật, 2002)
(Hình 1.1).

Hình 1.1 Nấm Bào Ngư xám
22

1.3.3 Chu trình phát triển của nấm Bào Ngư xám


Khi tai nấm trưởng thành thì bào tử nấm chín và được phát tán ra khỏi mũ
nấm, khi đó các luồng không khí đưa bào tử rải ra xung quanh, gặp điều kiện môi
trường thích hợp thì từ bào tử nấm mọc ra sợi nấm cấp 1 gồm các tế bào có 1 nhân.
Hệ sợi nấm cấp 1 (sơ cấp) phát triển thành từng sợi riêng rẽ, sau một thời gian các
tế bào ở các sợi nấm khác nhau giao phối với nhau tạo thành hệ sợi nấm cấp 2 (thứ
cấp). Hệ sợi nấm cấp 2 gồm các tế bào có hai nhân, sau một thời gian phát triển từ
các tế bào hai nhân mọc lên các tai nấm và phát triển thành các tai nấm hoàn chỉnh
(Đường Hồng Dật, 2002).
Chu trình phát triển của nấm Bào Ngư xám bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính
nẩy mầm cho hệ sợi dinh dưỡng (sợi sơ cấp) và kết thúc bằng việc hình thành cơ
quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm sinh ra các đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục
(trung tâm Unesco, 2004).
Tai nấm Bào Ngư phát triển qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai nấm
mà có tên gọi cho từng giai đó (Hình 1.2).
- Dạng san hô: tai nấm mới tạo thành dạng sợi mảnh hình chùm.
- Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn còn cuống phát triển
cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính mũ và cuống không khác nhau bao
nhiêu.
- Dạng phểu: mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa (giống cái phểu).
- Dạng bán cầu lệch: cuống phát triển nhanh một bên và bắt đầu lệch so
với vị trí trung tâm của mũ.
- Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục
phát triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng (Trần Văn Mão, 2004).


23




a/ Dạng san hô b/ Dạng dùi trống c/ Dạng phễu d/ Dạng bán cầu lệch e/ Dạng lá lục bình

Hình: 1.2 Các giai đoạn phát triển của nấm Bào Ngư xám

Nấm từ giai đoạn dạng phểu sang dạng bán cầu lệch có sự thay đổi về chất
(giá trị dinh dưỡng tăng) giai đoạn dạng bán cầu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về
khối lượng (trọng lượng tăng), sau đó giảm dần. Vì vậy, thu hái nấm nên thu hoạch
lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá (trung tâm Unesco, 2004).

1.3.4 Năng suất nấm Bào Ngư xám

Năng suất nấm Bào Ngư xám phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như dinh
dưỡng, chất khoáng, vitamin, chất điều hòa sinh trưởng. Theo Lê Minh Châu (2010)
với phương pháp bón phân Bioted 0,625% nấm Bào Ngư xám đạt năng suất 1.487
kg/ tấn rơm, hiệu quả đầu tư 1,03.

24

1.4 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NẤM BÀO NGƯ XÁM

1.4.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của nấm thường thể hiện ở
hai mặt: một mặt khi nhiệt độ tăng cao, tốc độ phản ứng sinh hóa tăng nên sinh
trưởng và phát triển tăng, nhưng tăng đến một giới hạn nào đó, nếu nhiệt độ tiếp tục
tăng sẽ làm cho protein và acid nucleic bị phá hủy, tốc độ sinh trưởng bị giảm,
ngừng sinh trưởng, thậm chí làm cho nấm bị chết. Ngược lại, khi nhiệt độ thấp quá
thì nấm sinh trưởng chậm, tỉ lệ nẩy mầm kém nhưng thể sợi nấm không chết.
Nguyễn Lân Dũng (2004) cho rằng nấm Bào Ngư xám được xếp vào nhóm ưa

nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho nấm Bào Ngư xám sinh trưởng là 10 – 35
o
C, tối ưu là
23 – 28
o
C và nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển tai nấm là 20 - 30
o
C. Khi nhiệt độ
cao lên đến 35
o
C trong một thời gian ngắn cũng không ảnh hưởng gì.

1.4.2 Ẩm độ

Theo trung tâm Unesco (2004) độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của
tai nấm. Trong thời kỳ tưới đón nấm độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt
nhất là 70 - 95%. Độ ẩm thấp hơn 70% tai nấm bị vàng và khô mép, ở 50% nấm
ngưng phát triển và chết. Ngược lại, độ ẩm cao hơn 95% chưa hẳn đã tốt cho nấm,
tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống. Theo Đường Hồng Dật (2002) nấm phát triển thuận
lợi khi độ ẩm của túi phôi 65 - 70%, độ ẩm của không khí từ 80% trở lên. Đồng quan
điểm trên Trần Văn Mão (2004) cho rằng nấm Bào Ngư xám thích hợp với độ ẩm
nguyên liệu 65 - 70% và độ ẩm môi trường 70 - 95%.

25

1.4.3 Nước

Nước là một trong những yếu tố chi phối toàn bộ hoạt động sống của nấm,
nấm chỉ mọc và hấp thu dinh dưỡng là nhờ nước, không có nước nấm sẽ chết vì
thiếu thức ăn (Lê Duy Thắng, 1997). Ngoài ra, nước tham gia các phản ứng hóa học

như thủy phân, oxy hóa. Đồng thời làm trương nở và mềm nhanh cơ chất cứng giúp
cho tơ nấm dễ dàng hấp thụ. Theo Lê Duy Thắng (1997) lượng nước trong nguyên
liệu không cần cao lắm khoảng 40 – 60%.
Theo Trần Văn Mão (2004) nếu không đủ nước sợi nấm sẽ sinh trưởng
chậm, nếu quá nhiều thì dễ bị nấm mốc, tai nấm bị thối. Giai đoạn hình thành tai
nấm là giai đoạn cần nước liên tục để xúc tiến phân hóa tai nấm. Ngoài vấn đề dư
nước hoặc thiếu nước, tính chất của các loại nước cũng rất quan trọng, đối với nấm
Bào Ngư xám thì pH thích hợp từ 5 - 9, tối thích 5,5 - 6,5. Tơ nấm bị nước phèn sẽ
mọc chậm, thưa và đầu sợi tơ bị cong lại. Tai nấm tưới bằng nước phèn sẽ bị dị
hình, tạo dạng bông cải hoặc chết non. Nước nhiễm mặn còn làm cho sự tăng
trưởng và phát triển của tơ nấm khó khăn hơn, tơ nấm đổi màu, rối bông và tai nấm
không hình thành được (Lê Duy Thắng & Trần Văn Minh, 1996).

1.4.4 Ánh sáng

Nấm không có khả năng quang hợp như thực vật, nên nhu cầu ánh sáng
không cần nhiều. Theo Trần Văn Mão (2004) nấm Bào Ngư xám cần ánh sáng tán
xạ để hình thành tai nấm, nếu không sẽ không mọc tai nấm, nếu thiếu ánh sáng
lượng gốc nấm ít, cuống dài, tán trắng, hình dạng không bình thường. Đồng quan
điểm trên Đường Hồng Dật (2004) cho rằng trong giai đoạn phát triển của sợi nấm
không cần có ánh sáng nhưng ở giai đoạn hình thành tai nấm, nấm cần ánh sáng tán
xạ (ánh sáng trong phòng).

×