ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRẦN ĐỨC TRƯƠNG
PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRẦN ĐỨC TRƯƠNG
PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên N
gành: Kinh Tế Học
Mã số chuyên ngành: 62 31 03 01
Phản biện 1 : GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền
Phản biện 2 : GS.TS Ngô Thắng Lợi
Phản biện 3 : PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS Nguyễn Văn Trình
2. TS . Phạm Viết Muôn
Phản biện độc lập 1 : GS.TS Ngô Thắng Lợi
Phản biện độc lập 2 : PGS.TS Phí Mạnh Hồng
Tp. Hồ Chí Minh năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TRẦN ĐỨC TRƯƠNG
PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên Ngành: Kinh Tế Học
Mã số chuyên ngành: 62 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS Nguyễn Văn Trình
2. TS . Phạm Viết Muôn
Tp. Hồ Chí Minh năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của luận án này do tôi độc lập
thực hiện trên cơ sở tham khảo các tài liệu có liên quan. Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.
NGHIÊN CỨU SINH
TRẦN ĐỨC TRƯƠNG
MỤC LỤC
Trang
PHẦNMỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 6
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNMÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾNHÀ NƯỚC 11
1.1. TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA TẬP ĐOÀN
KINH TẾ 11
1.1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế 11
1.1.2. Đặc trưng chung của tập đoàn kinh tế 14
1.1.3. Đặc trưng của tập đoàn kinh tế nhà nước 16
1.1.4. Vai trò của tập đoàn kinh tế trong hội nhập quốc tế 20
1.1.4.1. Mặt tích cực của các tập đoàn kinh tế 20
1.1.4.2. Mặt hạn chế của tập đoàn kinh tế 21
1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ
GIỚI 24
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn kinh tếTrong lịch sử phát
triển kinh tế ở các nước lớn tập đoàn kinh tế hình thành và phát triển dựa vào
những tiền đề kinh tế và xã hội nhất định. Có thể khái quát quá trình xuất hiện
và phát triển của các tập đoàn kinh tế ở những nét sau: 24
1.2.2 Sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở một số nước 28
1.2.3. Tổ chức quản trị trong các tập đoàn kinh tế và các mô hình tập đoàn 30
1.2.3.1 Đặc điểm quản trị trong tập đoàn kinh tế 30
1.2.3.2 Các mô hình tập đoàn 32
1.3. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 35
1.3.1 Cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế 35
1.3.2 Điều kiện để hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 37
1.3.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà
nước ở Việt Nam 41
1.3.4 Vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam 44
1.3.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam 48
1.3.5.1 Các tiêu chí đánh giá dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội của tập đoàn kinh
tế nhà nước 48
1.3.5.2 Các tiêu chí kinh tế - tài chính……………………………… ……… 49
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 51
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 51
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 58
1.4.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 59
1.4.4. Kinh nghiệm của một số nước ở Châu Âu 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 61
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP
ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 63
2.1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM 63
2.1.1 Về chủ trương, chính sách của Nhà nước 63
2.1.2 Quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước 65
2.1.2.1 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 65
2.1.2.2 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) 66
2.1.2.3Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản ViệtNam(Vinacomin) 67
2.1.2.4 Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) 67
2.1.2.5 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 68
2.1.2.6 Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) 68
2.1.2.7 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) 69
2.1.2.8 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) 69
2.1.2.9 Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) 69
2.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA 71
2.2.1 Quan hệ tổ chức quản lý của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 71
2.2.1.1 Quan hệ giữa Nhà nước và tập đoàn kinh tế nhà nước 71
2.2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của các tập doàn kinh tế nhà nước 72
2.2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà
nước thời gian qua 78
2.2.2.1 Quy mô vốn và tài sản 80
2.2.2.2. Quy mô lao động 83
2.2.3. Mức độ an toàn vốn và đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế
nhà nước 93
2.2.3.1. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu 93
2.2.3.2 So sánh hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà
nước 96
2.2.3.3 Đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước 101
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 103
2.3.1. Về vị trí và vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế 103
2.3.1.1. Những mặt đạt được 103
2.3.1.2. Những mặt hạn chế, yếu kém trong thực hiện vai trò chỉ đạo 113
2.3.2.Đánh giá chung về sự hình thành, phát triển và hiệu quả hoạt động của
các tập đoàn kinh tế nhà nước 118
2.3.2.1. Những thành công của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước 118
2.3.2.2.Những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện mô hình tập đoàn
kinh tế nhà nước 124
2.3.3 Những nguyên nhân 130
2.3.3.1 Những nguyên nhân của thành tựu 130
2.3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 132
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 137
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN 138
KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 138
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 138
3.1.1. Những cơ hội phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong hội nhập quốc
tế 138
3.1.2. Những thách thức đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong hội nhập
quốc tế 140
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 143
3.2.1. Quan điểm phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước 143
3.2.1.1. Xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước một cách có trọng
điểm và có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam 143
3.2.1.2.Sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước phải phù hợp
với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng gay gắt và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng 145
3.2.1.3 Trong quá trình xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước,
cấu trúc sở hữu có thể chuyển từ đơn sở hữu sang đa sở hữu, trong đó sở hữu
nhà nước giữ vai trò then chốt 145
3.2.2. Định hướng phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian tới 146
3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 148
3.3.1. Các nhóm giải pháp trực tiếp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước 149
3.3.1.1. Tái cấu trúc tập đoàn kinh tế nhà nước 149
3.3.1.2. Đẩy mạnh thu hút vốn cho các tập đoàn kinh tế nhà nước 153
3.3.1.3. Tạo động lực cho các tập đoàn kinh tế nhà nước tăng cường ứng dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh và quản lý 156
3.3.1.4 Nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, mở rộng thị trường trong và ngoài
nước 158
3.3.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các tập đoàn kinh tế nhà nước
159
3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ 160
3.3.2.1. Giải pháp hoàn thiện mội trường pháp lý cho sự hoạt động và phát triển
của tập đoàn kinh tế nhà nước 160
3.3.2.2. Giải pháp hỗ trợ tạo điều kiện khách quan cho hình thành và phát triển
tập đoàn kinh tế nhà nước 164
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 166
KẾT LUẬN 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ
CÔNG BỐ 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do Châu Á
EU Liên hiệp Châu Âu
EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GSP Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
ICOR Hệ số gia tăng tư bản đầu ra
KHCN Khoa học công nghệ
MNC
S
Tập đoàn kinh tế đa quốc gia
PVN Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
ODA Viện trợ phát triển chính thức
SCIC Tổng công ty đầu tư và kinh vốn nhà nước
R&D Nghiên cứu và phát triển
SXKD Sản xuất kinh doanh
TĐKTNN Tập đoàn kinh tế nhà nước
TNC
S
Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia
TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
VINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam
VINACOMIN Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam
VINASHIN Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
VRG Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
VIETTEL Tập đoàn Viễn thông Quân đội
VINACHEM Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của các tập đoàn kinh tế nhà nước 74
Bảng 2.2: Vị trí xếp hạng của một số tập đoàn kinh tế trong TOP 500 doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam 75
Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ của công ty mẹ 81
Bảng 2.4: Tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế Nhà nước 82
Bảng 2.5: Tổng số lao động bình quân của một số tập đoàn 83
Bảng 2.6: Doanh thu của một số tập đoàn kinh tế 84
Bảng 2.6a: Kết quả sản xuất, kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty nhà nước các năm
2006 – 2012 85
Bảng 2.7: Nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn kinh tế 87
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của một số tập đoàn 89
Bảng 2.9: Tình hình hoạt động của sáu tập đoàn kinh tế nhà nước 90
Bảng 2.10: Tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước 2006 – 2012
95
Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của một số tập đoàn kinh tể nhà
nước 98
Bảng 2.12: Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của một số tập đoàn kinh tế nhà
nước 99
Bảng 2.13: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 2005 - 2011 107
Bảng 2.14: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2000 - 2011 109
Bảng 2.15: Cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế phân
theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2011 110
Bảng 2.16: Hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước (không tính
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) theo giá so sánh 1994 115
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Vốn chủ sở hữu, lợi nhuận của sáu tập đoàn kinh tế nhà nước 90
Biểu đồ 2.2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu của sáu tập đoàn kinh tế 91
Biểu đồ 2.3: Vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản và nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước 2006 – 2012 96
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ thay đổi của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và nợ phải trả của các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước 2006 - 2012 96
Biểu đồ 2.5: Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
2006 - 2012 100
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thay đổi của nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước 2006 - 2012 100
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 2005 - 2011 108
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2000 - 2011……………………………………………………………….110
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế phân
theo nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2011……………………………………………111
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế
khu vực và thế giới, điều này ngày càng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường mới, gia tăng thị phần trên
thị trường thế giới. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những
thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trước cuộc cạnh tranh ngày càng
khốc liệt nhằm giành giật khách hàng, mở rộng thị trường cả trong nước và
ngoài nước, trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh
tranh của hàng loạt các công ty tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia có tiềm
lực lớn về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý, có mạng
lưới sản xuất kinh doanh rộng khắp trên toàn thế giới.
Trong những năm qua, dưới tác động và sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía
Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đã
từng bước tăng trưởng và thích nghi dần với môi trường cạnh tranh của cơ
chế kinh tế thị trường, tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, năng lực cạnh tranh
yếu, kể cả các doanh nghiệp nhà nước đã nhận được nhiều ưu đãi nhất từ các
chính sách của Chính phủ. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương
thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn của Việt Nam nhằm mục
tiêu để các tập đoàn trở thành các đầu tàu dẫn dắt thị trường, giúp Chính phủ
thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã hoạch định. Việc thí điểm thành
lập các tập đoàn kinh tế đến nay vẫn chưa có sự tổng kết đánh giá những mặt
được và chưa được của các tập đoàn, nhất là trong thời gian vừa qua, các tập
đoàn không tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ yếu mà mình có thế
mạnh, lại đầu tư vốn sang những lĩnh vực mới mà mình chưa có kinh nghiệm
kinh doanh như tài chính, chứng khoán, ngân hàng đã gây bức xúc trong dư
luận xã hội.
2
Sở dĩ xảy ra điều đó bởi vì việc nghiên cứu làm rõ sự cần thiết khách
quan thành lập các tập đoàn kinh tế chưa thực sự được quan tâm đúng mức
của các ngành, các cấp, mà chủ yếu việc thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam diễn ra có tính chất phong trào và mang tính chất chủ quan. Xuất phát từ
những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” làm luận án tiến sỹ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế học.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đề tài luận án nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành tập đoàn kinh
tế. Kinh nghiệm về sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế
giới cho Việt Nam. Sự cần thiết hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến
nay. Đánh giá vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn kinh tế
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp cơ bản để tái cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà
nước trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng,
tạo sự phát triển kinh tế bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, luận án cần tập trung giải quyết những
vấn đề cơ bản sau đây:
3
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của sự hình thành và phát triển của các tập
đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sử dụng các công cụ phân tích kinh tế để làm rõ thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong giai đoạn 2006 -
2012. Chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế, yếu kém của các tập
đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian qua.
- Đánh giá được vị trí, vai trò và hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn
kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để củng cố, xây dựng và phát triển
các tập đoàn kinh tế nhà nước thời gian tới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1 Phương pháp định tính
Phương pháp định tính là tổng hợp các cơ sở lý thuyết về tập đoàn kinh tế
và tập đoàn kinh tế nhà nước qua mô hình của các nước như Châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…
Phân tích và tổng hợp các đặc điểm, điều kiện hình thành các tập đoàn
kinh tế và các mối quan hệ một cách khách quan và khoa học. Mô tả một cách
đơn giản và hợp lý các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước dưới dạng văn bản,
biểu đồ, đồ thị…theo lý thuyết kinh tế tối ưu thuộc phạm vi kinh tế vĩ mô và
kinh tế vi mô.
Mô tả các hoạt động của các tập đoành kinh tế nhà nước ở Việt Nam
trong trạng thái tĩnh có tính tới sự biến động của nền kinh tế qua từng thời kỳ.
Mô hình kinh tế nhà nước được xây dựng trên một số tiêu thức lượng
biến có mối quan hệ đặc thù trong nền kinh tế ở Việt Nam. Các biến số nội
sinh được tính toán giá trị và xác định xu hướng phát triển các tập đoàn kinh
tế . Các biến số ngoại sinh được xác định là mô hình các tập đoàn kinh tế của
4
Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…từ góc độ sở hữu và cơ
chế đầu tư, quản lý và giám sát.
3.2 Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê kinh tế: Thu thập và tổng hợp các số liệu kinh tế
của các tập đoàn kinh tế nhà nước qua niên giám thống kê của Tổng cục
thống kê, các báo cáo tổng hợp của các tập đoàn kinh tế nhà nước từ năm
2006 đến năm 2012.
Phương pháp thống kê kinh tế lượng: Xây dựng các tham số chính thức
qua số liệu thống kê để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các biến số
kinh tế của các tập đoành kinh tế nhà nước trong thời gian qua.
Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra
thu thập được của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Các phân tích thống kê qua
bảng, biểu đồ, đồ thị biểu diễn giá trị thực tế của các tập đoàn kinh tế nhà
nước được thực hiện theo thứ tự thời gian từ năm 2006 đến nay. Các giá trị
thực tế thu thập được hình thành nên dãy số theo thời gian của các tập đoàn
kinh tế nhà nước.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu sự hình thành, hoạt động và phát triển của các tập đoành kinh
tế nhà nước ở Việt Nam trên cả ba phương diện: (i) cơ cấu sở hữu; (ii) cơ cấu
tổ chức quản lý; (iii) hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nghiên cứu cơ chế quản lý điều hành hoạt động của các tập đoàn kinh tế
trong mối quan hệ giữa nhà nước và các tập đoàn kinh tế. Sự tác động của các
tập đoàn kinh tế nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập
quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Về nội dung: Tập trung trình bày, phân tích và đánh giá sự hình thành,
hoạt động và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước vế tích tụ và tập
5
trung vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề xuất các
giải pháp chủ yếu để củng cố và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước
trong thời gian tới.
+ Về không gian và thời gian: Tập trung vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của 12 tập đoành kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian từ năm
2006 đến năm 2012.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau:
- Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề điều kiện cho sự
hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh
doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong những năm qua.
Chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại yếu kém và hạn chế của các
tập đoàn kinh tế nhà nước tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong
những năm qua.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp có tính khả thi để củng cố, xây dựng và phát
triển các tập đoàn kinh tế nhà nước phù hợp về số lượng, ngành nghề, nâng
cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội trong thời gian tới.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về mặt lý luận
Luận án trình bày một cách hệ thống các lý thuyết, nguyên lý về sự hình
thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, làm rõ hơn tính tất yếu, vị trí, vai trò,
tác động của các tập đoàn kinh tế nhà nước đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Luận án đưa ra các quan điểm, cách nhìn nhận một cách khách quan và
khoa học đối với sự tồn tại và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
6
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án là một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng
dạy trong các trường đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh.Các
chuyên đề chuyên sâu về doanh nghiệp nhà nước và mô hình tập đoàn kinh tế
nhà nước trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế ở nước ta
hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho các cơ
quan chức năng trong quá trình hoạch định chính sách quản lý và phát triển
các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, tạo sự phát triển bền vững khu vực
kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay đã có một số công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về
tập đoàn kinh tế như:
-“Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” do PGS.
TS Nguyễn Đình Phan làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia năm 1996. Tác
phẩm này được xem là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu về tập đoàn kinh tế. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên
cứu về cơ sở lý thuyết của tập đoàn kinh doanh như khái niệm, đặc điểm, các
hình thức, tính tất yếu của việc hình thành các tập đoàn kinh doanh, các mô
hình tập đoàn trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và
nghiên cứu sự hình thành các tổng công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn ở
Việt Nam.
-“Tập đoàn kinh doanh - Nhu cầu hình thành và phát triển ở Việt
Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Nguyễn Thị Luyến và Trịnh
Đức Chiêu, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương năm 2003. Trong
đề tài này cũng nghiên cứu các vấn đề lý luận về tập đoàn như: Cơ sở khách
quan của việc hình thành các tập đoàn kinh doanh, đặc điểm, nội dung, bản
7
chất của các tập đoàn kinh tế và một số giải pháp hình thành tập đoàn kinh tế
ở Việt Nam.
-“Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt
Nam”, của Trần Tiến Cường (chủ biên) (2005). Đây là tác phẩm nghiên cứu
tương đối hệ thống về tập đoàn kinh tế, trong đó, tập thể tác giả đi sâu nghiên
cứu cấu trúc của tập đoàn kinh tế và mô hình quản lý trong một tập đoàn kinh
tế. Tác phẩm này cũng trình bày một số tập đoàn kinh tế của Trung Quốc,
Thái Lan, Pháp, Malaysia. Tập thể tác giả cũng đã đưa ra phương thức hình
thành các tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở cấu trúc lại tổng công ty.
-“Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng tập đoàn kinh tế ở
Việt Nam”, của Minh Châu (2005), đây cũng là một trong những tác phẩm
nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế trên giác độ lý thuyết khi trong tác
phẩm tác giả nghiên cứu kinh nghiệm hình thành và phát triển một số tập
đoàn lớn trên thế giới. Tác phẩm này cũng chưa phân tích sự hoạt động của
mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, bởi vì, thời gian này chưa có tập đoàn
kinh tế nào của Việt Nam ra đời.
- Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cũng tập trung nghiên cứu mô hình tập đoàn trong lĩnh vực tài chính,
ngân hàng với tác phẩm “Xây dựng mô hình tập đoàn Tài chính – Ngân hàng
ở Việt Nam” (2006). Tác phẩm này tập hợp nhiều bài nghiên cứu của nhiều
tác giả về mô hình tập đoàn tài chính như phân tích quá trình hình thành các
tập đoàn tài chính mạnh trên thế giới với sự xâm nhập lẫn nhau của tư bản
công nghiệp và tư bản tài chính hình thành nên những tập đoàn tài chính
khổng lồ, tính chất pháp lý của mô hình tập đoàn tài chính, các mô hình tổ
chức một tập đoàn tài chính, những điều kiện cần thiết cho việc hình thành
các tập đoàn tài chính ở Việt Nam. Tác phẩm cũng trình bày cấu trúc vốn, cấu
trúc đầu tư của các tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ trên thế giới như
Citigroup, HSBS Group, JPMorgan Chase, UBS, BNP Paribas, Credit Suisse
8
Group…. Tác phẩm cũng nghiên cứu về sở hữu chéo trong các tập đoàn tài
chính, nhất là trong các Cheabol ở Hàn Quốc. Tác phẩm cũng nêu lên tính tất
yếu hình thành nên các tập đoàn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam trong thời
gian tới.
-“Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020” của
nhóm tác giả do Phạm Quang Trung chủ biên xuất bản năm 2013. Đây được
xem là tác phẩm mới nhất nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở
nước ta hiện nay. Trong tác phẩm này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau: 1) Lý luận về mô hình tập đoàn kinh tế, với vấn đề trọng tâm là
phân tích các mô hình tổ chức của tập đoàn về lý thuyết cũng như dẫn chứng
vài mô hình tập đoàn kinh tế trong thực tế ở một số nước trên thế giới; 2) Quá
trình hình thành, phát triển và thực trạng mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam với trọng tâm là phân tích một cách chi tiết các hoạt động của các
tập đoàn kinh tế nhà nước kể từ khi thành lập thí điểm cho đến hiện nay,
những thành tựu và những hạn chế của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước
cùng với những nguyên nhân của nó cũng đã được nhóm tác giả sơ bộ tổng
kết; 3) Đề xuất mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian
tới, với trọng tâm đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế
nhà nước tại Việt Nam trong thời gian tới. Qua nghiên cứu tác phẩm này cho
thấy đây là tác phẩm nghiên cứu tương đối có hệ thống về mô hình tập đoàn
kinh tế nhà nước tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, tác phẩm này
cũng chưa xác định được vị trí, vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước trong
nền kinh tế, vì vậy chưa trả lời được câu hỏi đang đặt ra hiện nay là tập đoàn
kinh tế nhà nước có nên tồn tại và phát triển hay không? Công trình này cũng
chưa giải quyết thỏa đáng vấn đề nếu cần tồn tại tập đoàn kinh tế nhà nước thì
những ngành nghề và lĩnh vực nào tập đoàn kinh tế nhà nước nên tham gia?
9
Chưa xác định rõ ràng tiêu chí thành lập cũng như con đường để hình thành
nên tập đoàn kinh tế nhà nước.
-“Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR”,
của tác giả Bùi Trinh (2009). Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích vai trò
của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các tập đoàn kinh tế nhà nước,
thông qua phân tích chỉ số ICOR của các khu vực kinh tế như: Kinh tế nhà
nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Qua tính toán
của tác giả cho thấy chỉ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước cao hơn chỉ số
ICOR của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và kết luận hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước thấp hơn các khu
vực kinh tế khác.
- “Báo cáo về thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước”, của
nhóm tác giả Trần Tiến Cường, Nguyễn Cảnh Nam (2011), Viện Nghiên cứu
Kinh tế và Quản lý Trung ương đã sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước
qua các năm làm thí điểm, trong báo cáo này nhóm tác giả đã đánh giá những
thành tựu bước đầu cũng như những hạn chế của mô hình tập đoàn cần phải
chỉnh sửa để mô hình phát huy hiệu quả trong thời gian tới.
Nhìn chung, ngoài công trình của nhóm tác giả do Phạm Quang Trung
chủ biên và bảng báo cáo thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước của
nhóm Trần Tiến Cường và Nguyễn Cảnh Nam có phân tích sơ bộ về tình hình
thực tế hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước, còn các công trình
nghiên cứu khác đã liệt kê ở trên chỉ tập trung nghiên cứu về khía cạnh lý
thuyết của mô hình tập đoàn kinh tế. Trong thực tế, qua những năm thực hiện
thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở tổ chức lại các tổng
công ty nhà nước đã bộc lộ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của mô hình
tập đoàn kinh tế cần phải giải quyết như: Sự cần thiết tồn tại và phát triển mô
hình tập đoàn kinh tế nhà nước, vị trí vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà
10
nước trong nền kinh tế quốc dân, tính kinh tế và phi kinh tế của mô hình tập
đoàn, các mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước hiệu quả, con đường hình thành
và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tiêu chí thành lập và đánh giá
hiệu quả của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước cần phải tập trung nghiên
cứu nhằm có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển mô hình tập đoàn
kinh tế nhà nước tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng
sâu, rộng. Đây cũng là những câu hỏi nghiên cứu cho luận án này phải giải
quyết.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận án được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển
mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước.
Chương 2: Thực trạng hoạt động và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà
nước ở Việt Nam thời gian qua.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
trong hội nhập quốc tế.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA TẬP
ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1 Khái niệm về tập đoàn kinh tế
Trong lý luận hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về tập đoàn
kinh tế mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau. Có thể khái quát các quan
niệm về mô hình tập đoàn kinh tế như sau:
Thứ nhất, về tên gọi tập đoàn.Ở các nước khác nhau tên gọi về tập
đoàn kinh tế cũng rất khác nhau. Nhiều nước gọi tập đoàn kinh tế là group
hay business group, Ấn Độ dùng thuật ngữ business houses, Nhật Bản trước
Chiến tranh thế giới thứ II gọi là zaibatsu và sau Chiến tranh hế giới thứ II gọi
là keiretsu, Hàn Quốc dùng từ chaebol, Trung Quốc dùng từ tập đoàn doanh
nghiệp.
Thứ hai, tập đoàn kinh tế có thể được nhận thức như là một tổ hợp các
công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay chi
nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. [12, tr.9]
Thứ ba, tập đoàn kinh tế là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế khác
nhau có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực
kinh tế khác nhau. [12, tr. 9, 10] Theo quan niệm này, tập đoàn kinh tế là một
tập hợp của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Các chủ thể
này có thể là các nhà cung cấp cho nhau, chẳng hạn cung cấp các yếu tố “đầu
vào” như: Vốn (các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng); nguyên, nhiên vật
liệu; nguồn lao động; đất đai, nhà xưởng Các chủ thể còn có thể đảm nhận
“đầu ra”, nghĩa là các nhà tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ lẫn nhau. Các chủ thể tập
12
hợp lại với nhau vì có chung lợi ích kinh tế, họ có thể chia sẻ lợi ích và có
mối quan hệ về mặt sở hữu vốn.
Thứ tư, tập đoàn kinh doanh là một tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức
nhiều cấp, liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm
đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất lớn xã hội hóa cao. [27, tr.8] Theo quan
niệm này, tập đoàn kinh tế là một tổ chức chặt chẽ mà nền tảng của cơ cấu tổ
chức này được xây dựng chủ yếu trên cơ sở mối quan hệ sở hữu về tài sản,
vốn sản xuất, kinh doanh. Họ phải tập hợp lại để đáp ứng yêu cầu khách quan
của nền sản xuất lớn, đòi hỏi quy mô doanh nghiệp phải đủ lớn để đáp ứng
yêu cầu đó. Nếu chỉ phát triển và mở rộng quy mô bằng con đường tích lũy,
tích tụ thì đòi hỏi thời gian rất lâu và có thể bỏ mất cơ hội đầu tư của doanh
nghiệp.
Thứ năm, tập đoàn kinh tế là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về
mặt pháp lý, nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật
thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên, nhiên, vật
liệu, tiêu thụ sản phẩm. [27, tr.8] Quan niệm này thể hiện các quan hệ chủ yếu
của một tập đoàn kinh tế là các quan hệ: Vốn, nhân lực, công nghệ, nguyên
liệu và tiêu thụ.
Thứ sáu, tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt
pháp lý gồm công ty mẹ và nhiều công ty con hay chi nhánh góp vốn cổ phần
chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. [27, tr.8] Quan niệm này chủ yếu trình bày
mô hình tổ chức hoạt động của một tập đoàn kinh tế, đó là mô hình công ty
mẹ - công ty con. Một tập đoàn kinh tế gồm một công ty mẹ và các công ty
con khác mà công ty mẹ kiểm soát hay góp vốn. Mỗi công ty con cũng có thể
kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác. [12, tr.9]
Từ những cách hiểu trên có thể hiểu một cách khái quát: Tập đoàn kinh
tế là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong
cùng một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trên phạm vi một hay nhiều
13
nước, có quan hệ với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo,
nghiên cứu và các liên kết khác, xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp
tham gia liên kết. Trong đó, thường có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh
đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược
phát triển.
Xuất phát từ khái niệm trên có thể thấy rằng không nên đồng nghĩa
khái niệm tập đoàn kinh tế với “liên hiệp các doanh nghiệp” hoặc với “hiệp
hội các doanh nghiệp”. Ở đây, có thể phân biệt tập đoàn kinh tế với liên hiệp
các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở những điểm sau:
Một là, trong các tập đoàn kinh tế mối quan hệ giữa các doanh nghiệp
nòng cốt với các doanh nghiệp khác trong tập đoàn là mối quan hệ nhiều mặt.
Một mặt, nó vừa có quan hệ về vốn, tài sản và mặt khác, nó còn có các mối
quan hệ khác như quan hệ về sản xuất, kinh doanh, quan hệ tổ chức và quan
hệ phân phối; còn trong các liên hiệp doanh nghiệp chỉ có một mối quan hệ
hợp tác về mặt sản xuất. Các mặt quan hệ khác không tồn tại, bởi vì, các
doanh nghiệp trong liên hiệp không được tự chủ về sở hữu, tài chính, tổ chức
và phân phối.
Hai là, trong mô hình liên hiệp các xí nghiệp ở các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây chỉ có quan hệ hành chính và quan hệ hợp tác sản xuất là các
quan hệ chủ yếu (Liên hiệp xí nghiệp thực hiện một số chức năng quản lý
ngành kinh tế – kỹ thuật, điều hành các doanh nghiệp thành viên bằng mệnh
lệnh hành chính, chỉ tiêu pháp lệnh; liên hiệp xí nghiệp có tư cách pháp nhân
nhưng không có thực lực về tài chính và giữa các doanh nghiệp thành viên
của liên hiệp ít có quan hệ về lợi ích kinh tế).
Ba là, tập đoàn kinh tế khác với hiệp hội các doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp tham gia hiệp hội là các doanh nghiệp độc lập hoàn toàn, họ không có
quan hệ về vốn, tài sản và họ hoàn toàn bình đẳng trong các quan hệ này;