Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

phát triển kinh tế tri thức ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 194 trang )


- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế tri thức là một khái niệm mới. Khái niệm này là nhân lõi của một hệ phạm
trù đang hình thành nhưng phát triển rất nhanh chóng trong đời sống thực tế và cả trong lý
luận. Về nội hàm,
kinh tế tri thức phản ánh một trình độ rất cao trong các nấc thang phát
triển kinh tế của loài người. Đây là trạng thái mới về chất so với các trạng thái đã từng có
trong lịch sử. Trong nhiều công trình nghiên cứu, nó được coi là tương ứng với và là cơ sở
nền tảng của nền văn minh mới của nhân loại.
Lúc mới ra đời, xuất phát từ các tiêu chí đánh giá khác nhau, kinh tế tri thức cũng
như các sự kiện lớn trong đời sống nhân loại đều được nhận thức, đánh giá và có thái độ
quan điểm khác nhau. Hiện nay xu hướng phát triển
kinh tế tri thức đang tác động ngày
càng sâu rộng trên mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri
thức vừa là mục tiêu vừa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai
gần.
Kinh tế tri thức được xác định chính là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang
phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết đón bắt và tận
dụng cơ hội. Ngược lại, kinh tế tri thức cũng tạo ra thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với
các nước đang phát triển, đó là nguy cơ tụt hậu, đó là khoảng cách ngày càng gia tăng về
trình độ phát triển với các nước phát triển.
Hiện nay, mặc dù cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế tri thức
còn nhiều vấn đề
phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, tuy nhiên, hầu hết các nước phát triển, nhiều nước
đang phát triển và một số nước kém phát triển đã chấp nhận kinh tế tri thức như một con
đường phát triển tất yếu. Các quốc gia này đã, đang soạn thảo xong, cũng như đang bắt tay
vào thực hiện các chiến lược nhằm đưa kinh tế tri thức trở thành mục tiêu phát triển quốc


gia.
Trong bối cảnh đó ở nước ta, sau nhiều tranh luận, đã có sự nhất trí xây dựng nền
kinh tế theo hướng tri thức hóa dần các công đoạn của quá trình sản xuất hàng hóa và dịch
vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, như Báo cáo Chính trị của Đảng lần thứ
IX đã chỉ rõ : “…Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt
trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh
thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới
về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức…”. Hơn nữa trong Báo
cáo còn xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phấn đấu GDP của Việt Nam sẽ do trên
50% tri thức tạo ra, với trên 1/3 lực lượng lao động là công nhân tri thức. Quan điểm này
- 2 -



cũng đã được nhấn mạnh tại đại hội Đảng X : “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển
kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020”. Một lần nữa, văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, một kỳ đại hội được đánh
giá là then chốt cho những bước phát triển tiếp theo của đất nước giai đoạn 2011-2020 đã
xác định bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế phát triển kinh tế tri thức trên thế giới và
nhấn mạnh, cụ thể hóa hơn nữa mục tiêu : ”Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa
học, công nghệ làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức, như: công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường Tỷ lệ lao động nông
nghiệp khoảng 30% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng
đạt ít nhất 35%”.
Sự vận dụng và phát triển kinh tế tri thức vào một quốc gia hay một địa phương
đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Bởi vậy, trên bình diện
của mỗi quốc gia, cơ sở những quan điểm, mục tiêu và giải pháp trên phạm vi cả nước và
các vùng trọng điểm phải xác định phù hợp thì mới hy vọng tìm ra giải pháp cho riêng
mình nhằm đạt được hiệu quả.

Trong chiến lược phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa rút ngắn của vài thập niên tới, làm cho nhiệm vụ xây dựng chương trình hành động
nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam trở nên đặc biệt cấp bách,
thậm chí là rất gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức
ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
của thế giới, đó là thách thức lớn đối với nước ta, song cơ hội lớn cũng nằm trong thách
thức đó. Vì thế, mặc dù vẫn còn là một nước đang phát triển, chúng ta không thể không
tính đến tìm một lối đi tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức theo cách của mình, trong hoàn
cảnh và đặc điểm của mình, theo chiến lược và bước đi phù hợp với trình độ hiện có.
Trong điều kiện đó, trên tầm nhìn dài hạn, phát triển nền kinh tế tri thức phải được coi là
nhiệm vụ mang tính sống còn đối với tương lai của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi chọn đề
tài: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến luận án, xin giới thiệu khái quát một số công trình, đề tài khoa học
đã và đang nghiên cứu có liên quan của một số nhà khoa học và các tác giả tiêu biểu như
sau :
- 3 -



Thứ nhất, Nghiên cứu của Thế Trường cho rằng thế kỷ XXI là thời đại của kinh tế
tri thức và mỗi con người nhất là lớp trẻ bước vào thế kỷ XXI cần phải trang bị cho mình
những kiến thức, tri thức để bước vào thời đại đó được thể hiện trong tác phẩm: Hành
trang thời đại kinh tế tri thức, xuất bản năm 2004 và tái bản năm 2005. Trong cuốn sách
này, nội dung chủ yếu nghiên cứu về những thách đố đặt ra của thế kỷ XXI, tác giả cho
rằng đây là thời đại kinh tế tri thức, những năng lực cần có để dẫn đến thành công, mỗi
con người trong thời đại đó cần phải có năng lực, tầm nhìn của thời đại và trang bị cho
mình một hành trang cần thiết để bước vào thời đại kinh tế tri thức. Như vậy, nghiên cứu
này đề cập đến xu thế thời đại kinh tế tri thức mà chưa giải quyết được vấn đề về lý luận

và thực tiễn phát triển của nền kinh tế tri thức.
Thứ hai, tác phẩm Kinh tế tri thức ở Việt Nam - Quan điểm và giải pháp, TS. Vũ
Trọng Lâm chủ biên, xuất bản năm 2004. Đây là một trong những công trình lớn nghiên
cứu về kinh tế tri thức với các cơ sở lý luận về kinh tế tri thức, kinh nghiệm phát triển kinh
tế tri thức của một số nước và đề ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam cũng như đề xuất xây dựng và phát triển kinh tế tri thức
trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, do thời điểm của nghiên cứu là thời điểm mà nước
ta chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nên nghiên cứu ít có những dẫn chứng
số liệu lượng hóa làm cơ sở minh chứng cho những giải pháp. Những giải pháp cho Việt
Nam trong tác phẩm này phần lớn làm cơ sở cho xây dựng và phát triển kinh tế tri thức
trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Do vậy, vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo.
Thứ ba, tác phẩm Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của
Việt Nam của GS.VS. Đặng Hữu, xuất bản năm 2004. Đây là một công trình nghiên cứu
lớn về sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức, kinh nghiệm của một số nước và từ
đó đưa ra quan điểm phát triển kinh tế tri thức là thời cơ cho kinh tế Việt Nam và rút ngắn
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cũng giống như các nghiên
cứu trước đó, thời điểm nghiên cứu là những năm 2003, 2004, khi mà Việt Nam chưa thực
sự hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và nghiên cứu trên đi sâu vào mục tiêu rút ngắn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một phần quan trọng nhưng chưa phải là nghiên cứu phát
triển mang tính toàn diện của nền kinh tế tri thức.
Thứ tư, tác phẩm Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức - những nguyên lý cơ bản”
của PGS.TS Trần Cao Sơn, xuất bản năm 2004. Đây là nghiên cứu chuyên sâu về môi
trường xã hội cho phát triển kinh tế tri thức, từ đó tác giả rút ra những nguyên lý cơ bản để
kinh tế tri thức có thể hoạt động và phát triển được và đề xuất việc tạo lập môi trường nền
- 4 -



kinh tế tri thức ở nước ta. Đây là một nghiên cứu thuần lý luận về môi trường xã hội cho

nền kinh tế tri thức nói chung và ứng dụng cho Việt Nam nói riêng.
Thứ năm, tác phẩm Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn chủ biên, xuất bản năm 2004. Tác
giả nghiên cứu về mối liên hệ giữa kinh tế tri thức với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từ
đó nghiên cứu chỉ ra những điều kiện cơ bản nhằm từng bước phát triển kinh tế tri thức ở
Việt Nam. Đây là nghiên mang tính lý luận và chỉ ra những điều kiện cơ bản cho phát
triển kinh tế tri thức của Việt Nam.
Thứ sáu, tác phẩm Hướng đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam của GS.TS. Nguyễn
Thanh Tuyền, xuất bản năm 2002. Tác giả nghiên cứu tổng quan về nền kinh tế tri thức,
tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức đối với thế giới và Việt Nam, sự phát triển
nền kinh tế tri thức trên thế giới và bài học kinh nghiệm, hiện trạng kinh tế xã hội trên con
đường tiến đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu
và bước đi tiến đến kinh tế tri thức ở Việt Nam, những giải pháp về nền kinh tế kỹ thuật
tạo nền móng để tiến đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, giải pháp về giáo dục và đào
tạo, chính sách vĩ mô. Đây là một nghiên cứu công phu và những lý luận mang tính thực
tiễn cao, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những quan điểm mục tiêu khá thực tiễn nhằm
tạo nền móng để tiến đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm nghiên
cứu là những năm 2002, khi mà Việt Nam chưa thực sự hội nhập quốc tế một cách sâu
rộng và cho đến nay cần những bổ sung mới để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới
của nước ta.
Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế có tính thời sự cao, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn đặt ra. Những đóng
góp và nghiên cứu của các nhà khoa học về các vấn đề trên đã góp phần làm sáng tỏ hay
gợi lên những vấn đề bức xúc cần giải quyết để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Tuy
nhiên, những công trình nêu trên chỉ nghiên cứu một khía cạnh phát triển kinh tế tri thức,
gợi lên những cơ hội, thách thức cho phát triển kinh tế tri thức hay chỉ là những vấn đề lý
luận minh chứng cho việc Việt Nam cần thiết phải phát triển kinh tế tri thức. Một phần, do
thời điểm của những nghiên cứu trước đây, khi mà nước ta chưa hội nhập sâu rộng kinh tế
quốc tế cũng như bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay, nên những nghiên cứu trên chưa đề
cập một cách toàn diện về phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
- 5 -



Thứ nhất, các tiêu chí đo lường mức độ phát triển của kinh tế tri thức, sự cần thiết
và những tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua
dưới giác độ của của kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức đóng góp cho nền kinh tế trong sự
so sánh với khu vực và thế giới, từ đó rút ra những mặt mạnh và yếu của Việt Nam trên
con đường phát triển kinh tế tri thức, đồng thời khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn
rằng, phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ ba, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trên con đường xây dựng và phát triển
kinh tế của Việt Nam, từ đó đề ra những quan điểm, xác định định hướng, tầm nhìn và từ
đó đưa ra nhóm giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở hai mặt:
Thứ nhất, đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam đang phát triển ở mức nào
trong mức thang phát triển kinh tế tri thức của khu vực và thế giới, những mặt nào mạnh
cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục.
Thứ hai, phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế là con đường tất yếu của nền kinh tế nước ta nếu như không muốn tụt hậu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bối cảnh mà mọi quốc gia đều phát triển theo xu

thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Về thời gian: Thời gian những năm 2000 trở lại đây, khi mà hầu hết các quốc gia
đều nhận thấy phát triển kinh tế tri thức là cơ hội phát triển đất nước trong thế kỷ XXI,
thời điểm mà Đảng và Chính phủ biến chủ trương, mong muốn, trở thành hành động được
thể hiện tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Thời gian định hướng của luận
án được đề ra cho giai đoạn 2011-2020, khi mà những định hướng của luận án theo sát
chiến lược tổng thể phát triển Việt Nam đến 2015, định hướng 2020.
+ Giới hạn của nghiên cứu:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam đặt trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, luận án chỉ đánh giá mức độ phát triển kinh tế tri
- 6 -



thức, tỷ trọng đóng góp của tri thức vào nền kinh tế trên bình diện quốc gia từ đó làm cơ
sở so sánh mức độ phát triển kinh tế tri thức với khu vực và thế giới, luận án không đi sâu
vào đánh giá mức độ phát triển kinh tế tri thức của các ngành hay khu vực kinh tế bởi lý
do số liệu cho đánh giá kinh tế tri thức trên bình diện toàn quốc gia còn thiếu, số liệu cho
đánh giá ở cấp ngành và khu vực kinh tế thì không thể có đủ.
Thứ hai, luận án chỉ dùng tiêu chí đánh giá kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới
mà không so sánh tiêu chí này với tiêu chí của các tổ chức khác vì lý do, tiêu chí đánh giá
kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới đưa ra được áp dụng trên toàn cầu, từ đó chúng ta
dễ có được cái nhìn tổng thể về trình độ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam so với các
nước.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc về lĩnh vực kinh tế chính trị. Do đó, việc
nghiên cứu để phân tích và giải quyết các vấn đề trong luận án sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau. Trong đó những phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp trừu
tượng hóa khoa học, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, so

sánh đối chiếu, thống kê, phương pháp suy luận logic, phương pháp chuyên gia, phương
pháp quy nạp và diễn dịch…
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp luận cơ bản của kinh
tế chính trị học Mác – Lênin nên luận án sử dụng phương pháp này là chủ yếu. Trên cơ sở
phương pháp trừu tượng hoá luận án nghiên cứu bản chất của kinh tế tri thức để làm sáng
tỏ kinh tế tri thức là sự phát triển về chất của các hoạt động kinh tế của xã hội loài người.
Nó là nấc thang cao nhất trong quá trình phát triển các hoạt động sản xuất, khi tất cả của
cải vật chất được sáng tạo ra đều do tri thức con người thực hiện. Phương pháp này cho
phép luận án tiếp cận nghiên cứu kinh tế của nước ta dưới giác độ của nền kinh tế tri thức
qua các tiêu chí đánh giá nền kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới, từ đó thấy được
thực trạng những mặt yếu kém và những thành tựu của kinh tế tri thức của nước ta thông
qua những lĩnh vực: giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường
kinh doanh và thể chế cũng như hệ thống đổi mới, đóng góp của yếu tố tri thức cho nền
kinh tế, từ đó chúng ta mới tìm các giải pháp phát huy và khắc phục.
Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp này cũng là một trong những phương
pháp luận cơ bản của kinh tế chính trị học Mác – Lênin, phương pháp này cho phép luận
án xác định quá trình phát triển kinh tế tri thức là quá trình phát triển lâu dài, từ thấp lên
- 7 -



cao theo từng nấc thang của lịch sử loài người. Qua quá trình phát triển đó, không ít những
thành công và thất bại trong quá trình phát triển kinh tế tri thức đã được đúc kết.
Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê: cơ sở lý luận được
soi sáng bởi những phân tích và tổng hợp so sánh qua những số liệu thống kê của các quốc
gia trên thế giới và của Việt Nam. Qua đó, chúng ta thấy được Việt Nam đang ở đâu của
nấc thang phát triển kinh tế tri thức, những chiến lược thành công của các quốc gia qua
những số liệu thống kê, so sánh sẽ minh chứng cho việc lựa chọn giải pháp nào, chiến
lược nào,…cho phát triển kinh tế tri thức của đất nước trong thời đại kinh tế tri thức.
Ngoài ra, phương pháp suy luận logic, phương pháp chuyên gia, phương pháp quy

nạp và diễn dịch…cũng ít nhiều được sử dụng để giải quyết các nội dung của luận án.
- Nguồn số liệu sử dụng trong luận án: Luận án dùng các số liệu thứ cấp từ các
tổ chức lớn trên thế giới như: IMF, OECD, WTO, WorldBank, UNDP, Niên giám thống
kê của Tổng cục Thống kê….Việc thu thập số liệu sơ cấp gặp khó khăn để có được độ tin
cậy cao, do đó không giải quyết được vấn đề đặt ra trong luận án này.
6. Đóng góp mới của luận án
Những điểm mới của luận án được khái quát như sau:
Thứ nhất, nêu bật bản chất hay nội hàm của kinh tế tri trức, trên cơ sở nhận thức có
phê phán các quan điểm kinh tế tri thức của các nhà lý luận kinh tế trong và ngoài nước.
Thứ hai, đúc kết kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức của các nước trên thế giới
làm bài học phát triển kinh tế tri thức cho những nước đi sau, trong đó có Việt Nam.
Thứ ba, lượng hóa phần đóng góp của tri thức vào nền kinh tế Việt Nam.
Thứ tư, đưa ra những quan điểm phát triển, định hướng, nhóm giải pháp mang tính
đặc thù cho Việt Nam và có tính khả thi cao nhằm tiếp cận để phát triển kinh tế tri thức
giai đoạn 2015, định hướng 2020 và tầm nhìn 2030.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án
được trình bày trong ba chương như sau:
Chương 1: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức
dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Luận án tập trung phân tích thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam trên con
đường tiến tới nền kinh tế tri thức.
Chương 3: Luận án đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp tiếp cận
để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn
2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.
- 8 -



CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC
1.1.1 Khái niệm, và đặc điểm của tri thức
1.1.1.1 Các khái niệm tri thức
Do quan điểm và thời điểm lịch sử khác nhau, cách tiếp cận khác nhau nên có rất
nhiều quan niệm về tri thức, có thể liệt kê một số quan niệm chủ yếu dưới đây:
Thứ nhất, quan điểm của K. Marx, trên cơ sở lý thuyết giá trị - lao động, K. Marx
đã quan niệm: “tri thức là sản phẩm của lao động, là kết quả của mức độ tích cực của con
người với tự nhiên” [2, tr. 538]. Theo quan điểm này, tri thức là phương thức tồn tại của ý
thức. Cùng với tri thức, con người còn có ý chí. Tri thức là sản phẩm của hoạt động lao
động xã hội và tư duy của con người, làm tái hiện trong tư tưởng, dưới hình thức ngôn ngữ,
những mối liên hệ khách quan, hợp quy luật của thế giới khách quan được cải biến trên
thực tế….Điều đó cho thấy chỉ có con người mới là đối tượng được xét đến, chỉ có con
người là sinh vật cao cấp có tư duy, có hoạt động lao động. Tri thức phản ánh một cách
trung thực thế giới quan xung quanh lên tư duy của con người, đó là sự hiểu biết của con
người về thế giới vật chất xung quanh mình.
Thứ hai, theo quan điểm của OECD thì: “Tri thức là toàn bộ kết quả của trí lực
của loài người sáng tạo ra từ trước đến nay, trong đó tri thức về khoa học, về kỹ thuật, về
quản lý là các bộ phận quan trọng nhất” [128]. Quan điểm này hàm ý tri thức là tập hợp,
là kho tàng sáng tạo của loài người được lưu giữ lại, phát huy trong suốt lịch sử phát triển
của loài người. Tri thức ở các khía cạnh khác nhau đều quan trọng nhưng những tri thức
về khoa học, kỹ thuật và quản lý là bộ phận quan trọng nhất, đặc biệt là trong phát triển
kinh tế.
Thứ ba, Peter Howit thì cho rằng: "Tri thức là khả năng của một cá nhân hay một
nhóm thực hiện hoặc chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm
tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được của các vật liệu” [18, tr. 9]. Định nghĩa này
tiếp cận tri thức theo khía cạnh công nghệ. Theo cách hiểu này thì tri thức là khả năng hiểu
biết của một người hay một nhóm người được mang áp dụng vào sản xuất theo một quy
trình nhất định nào đó để chuyển hóa vật liệu đầu vào thành đầu ra theo ý muốn. Khả năng

hiểu biết này cũng phải là kết quả vân dụng trí lực của loài người được một người, hay
nhóm người tích lũy, tiếp thu, học hỏi và sáng tạo. Theo Ông, tri thức công nghệ nghĩa là
sự hiểu biết về tác động của các biến đầu vào đối với đầu ra.
- 9 -



Thứ tư, từ những quan niệm trên, Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam đã đưa ra
định nghĩa khá đầy đủ về tri thức: “Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của
con người về đối tượng được nhận thức, làm tái hiện trong tư tưởng con người những thuộc
tính, những mối quan hệ, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng và được diễn
đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên hay hệ thống kí hiệu khác”.
Tiến trình của nhận thức bắt đầu từ các giác quan của con người tiếp nhận các tín
hiệu của đối tượng nhận thức (quan hệ vật chất và ý thức), từ đó chúng ta có được dữ liệu
(data). Sau khi thu thập dữ liệu, não bộ sẽ xử lý những dữ liệu này và bắt đầu quá trình tư
duy nhận thức để biến từ dữ liệu đã xử lý thành thông tin (information), quy luật (law), tri
thức (knowledge), trí tuệ (intellect), mức cao hơn nữa là trí khôn (wisdom) xem Hình 1.1




Hình 1.1 Quá trình nhận thức
Dữ liệu là các con số, chữ viết, hình ảnh, tín hiệu âm thanh, hình ảnh…là nguồn
gốc, là vật mang tin và cấu thành sản xuất ra thông tin. Tri thức là quá trình biến thông tin
là “cái của người” thành “cái của mình” thông qua quá trình thu thập, xử lý để nhận thức.
Nó bao gồm tất cả những hiểu biết của con người và tồn tại dưới nhiều hình thức : biết,
biết cái gì, biết như thế nào và biết làm thế nào.
Tóm lại, trên cơ sở những khái niệm không hẳn là giống nhau ở trên, ta có thể thấy
được những điểm chung và đưa ra khái niệm tri thức sử dụng trong luận án này là: Tri
thức là toàn bộ những sự hiểu biết của loài người được hình thành trong lịch sử phát triển

của mình thông qua kinh nghiệm hay thông qua quá trình học hỏi. Khái niệm này cho thấy
tri thức là khối lượng thông tin tích lũy trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, sự
hiểu biết này có được là cả quá trình tích lũy kinh nghiệm, học hỏi và sáng tạo, sau khi đã
thu thập và được xử lý, đồng hóa, đưa vào trở thành sự hiểu biết của con người. Tri thức
thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân và mang tính chất
cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ cao hơn của con
người đi sâu nhận thức đối tượng nhằm vạch ra bản chất của đối tượng. Tri thức khoa học
được chia thành tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Tri thức kinh nghiệm do quan sát,
mô tả, thực nghiệm mang lại. Tri thức lý luận là kết quả của sự khái quát hoá những tri thức
kinh nghiệm (những tài liệu kinh nghiệm, kết quả thực nghiệm) để xây dựng các hệ thống lý
luận phản ánh những mối liên hệ tất yếu, cơ bản của sự vật, hiện tượng hay lớp sự vật, hiện
tượng.
Tín
hiệu
Đối
tượng
Dữ
liệu
Thông
tin
Tri
thức
Trí
tuệ
Trí
khôn
- 10 -




Cần lưu ý rằng, tri thức cần cho một xã hội là tri thức có phạm vi và ý nghĩa rộng
hơn rất nhiều so với tri thức về kỹ thuật, về công nghệ; nó bao gồm cả tri thức về kinh tế,
về chính trị, về văn hoá, về xã hội, về quản lý Tri thức của một tổ chức là một khái niệm
rất rộng. Tri thức của một tổ chức bao gồm văn hoá, cách thức làm việc, giao tiếp giữa
những con người trong tổ chức, tri thức về tìm kiếm thông tin và tri thức mới thu nhận
được từ bên ngoài. Tri thức của một tổ chức còn thể hiện ở chỗ họ biết kết hợp thông tin
với kinh nghiệm và năng lực để đi đến hành động có hiệu quả ngày càng cao hơn.
1.1.1.2 Phân loại tri thức
Có nhiều cách phân loại khác nhau về tri thức tùy thuộc vào mục đích, ý đồ, năng
lực nhận biết.
Thứ nhất, Phân loại theo B.Lundvall, B.Johnson, D.foray: Phân loại theo đối
tượng và phương pháp thực hiện, tri thức có các loại :
Một là, Tri thức về sự vật : Biết cái gì? (Know - what)
Hai là, Tri thức về giới tự nhiên, xã hội và suy nghĩ của con người : Biết tại sao?
(Know - Why)
Ba là, tri thức về thế giới quan, các quan hệ xã hội để biết ai về cái gì và ai có thể
làm được điều gì nhằm tìm ra các nguyên tắc khoa học: Biết ai, người nào đó? (Know -
Who)
Bốn là, tri thức về các diễn biến của tình hình thị trường và nền kinh tế: Biết nơi
chốn, địa điểm và biết thời gian (Know - Where, Know - When)
Năm là, tri thức về các kỹ năng, khả năng thực hiện công việc ở mức độ thực hành:
Biết cách làm (Know - How). Hiện nay, người ta thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ kỹ
năng về quy trình xử lý một hệ thống hay một thiết bị, một phương pháp mới nào đó khi
cần chuyển giao công nghệ, gọi là “bí quyết kỹ thuật” hay “chìa khóa trao tay”. Đây là tri
thức về công nghệ.
Trong các loại tri thức trên, hai loại đầu có thể thu nhận thông qua việc truy cập cơ
sở dữ liệu, đọc tài liệu, tham gia các hội nghị hội thảo. Các loại sau thu thập và có được
thông qua kinh nghiệm thực tế.
Thứ hai, Phân loại theo R.Bohn : Trong quá trình quá trình nghiên cứu tài sản của
doanh nghiệp Ông cho rằng, tri thức được chia thành ba loại :

Một là, tri thức về môi trường : Thông tin về thị trường, công nghệ, v.v…
Hai là, tri thức về doanh nghiệp : Danh tiếng, nhãn mác, v.v…
Ba là, tri thức nội bộ : Văn hóa doanh nghiệp, đạo đức, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp,
bí quyết của doanh nghiệp, bí quyết của người lao động.
- 11 -



Thứ ba, Phân loại theo Theo R.R. Nelson và P.Romer : Theo công trình nghiên
cứu của hai Ông vào năm 1996, tri thức là tất cả những gì không vật chất, vô hình và có
tính chất con người, nó bao gồm :
Một là, phần mềm của tri thức (Software): là các tri thức có thể được diễn đạt
trong các kho thông tin lưu trữ bên ngoài não người để có thể phổ biến rộng rãi dưới dạng
thương mại hóa : sách, báo, thiết bị lưu trữ dùng cho máy tính, báo cáo, tài liệu, hướng dẫn
kỹ thuật, v.v
Hai là, Phần ướt của tri thức (Wetware): là các tri thức chỉ có thể được lưu trữ
trong não người, bao gồm : niềm tin, kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật làm việc, v.v…
Tóm lại : có không ít cách phân loại tri thức nhưng nhìn chung cách phân loại cho
rằng tri thức có hai loại là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học phù hợp với hướng
nghiên cứu và mục tiêu đề tài và mang tính đúc kết đó là :
Một là, tri thức ngầm : được hình thành trực tiếp trong hoạt động hàng ngày của
con người, là phần tiềm ẩn, phần ướt của tri thức, là tri thức không bộc lộ chứa trong đầu
con người. Trong quá trình chuyển giao từ người có tri thức sang người cần tri thức, thì tri
thức ngầm cần được điển chế hóa để chuyển nó thành tri thức hiện. Trong quá trình điển
chế hóa tri thức thì một phần tri thức ngầm vẫn còn lại. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của
Công nghệ Thông tin và truyền thông mà tri thức điển chế hóa đã trở lên dễ có hơn và
cũng rẻ hơn. Trong việc lựa chọn và khai thác tri thức để phát triển kinh tế, tăng khả năng
cạnh tranh quốc gia thì tri thức ngầm có vai trò cực kỳ quan trọng.
Hai là, tri thức khoa học : được hình thành trên cơ sở nghiên cứu khái quát các
kinh nghiệm, thực tiễn mà tìm ra các mối liên hệ của bản chất, tất yếu, các quy luật vận

động và phát triển của sự vật (Tri thức khoa học còn gọi là “tri thức hiện” vì có được
thông qua đào tạo chính quy). Với tri thức khoa học, con người không ngừng vươn tới cái
mới, hướng về tương lai và sáng tạo ra “thế giới mới”. Đó là các phát minh, sáng chế, phát
triển mới. Hầu hết những phát minh, sáng chế đều do tri thức khoa học tạo nên qua nhiều
thời gian dày công nghiên cứu, phát hiện và thử nghiệm.

1.1.1.3 Đặc điểm tri thức
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, tri thức như ánh sáng, âm thanh không
có trọng lượng và không sờ mó được nhưng nó có thể dễ dàng lan truyền khắp thế giới.
Sau đây là những đặc điểm của tri thức:
Thứ nhất, tri thức là sản phẩm của lao động (kinh nghiệm, sự học hỏi), nó là biểu
hiện của thái độ tích cực của con người trước tự nhiên. Điều này đã được K.Marx đề cập
rất chi tiết.
- 12 -



Thứ hai, tri thức không phải là vật chất nhưng tồn tại dưới cái vỏ vật chất (giá
đựng, vật mang): chính nhờ điều này mà tri thức có thể nhân rộng tác dụng của nó. Giá
đựng tri thức sẽ tương ứng với hai loại tri thức (tri thức ngầm và tri thức hiện); để có tri
thức hiện thì dễ, nhưng để có tri thức ngầm thì khó (liên quan đến việc đào tạo, sử dụng,
thu hút chất xám của các nhà quản lý, các quốc gia). Đối với tri thức hiện, người mua tri
thức chỉ có được cái giá đựng nó (đây cũng là một điều rất quí); nhưng để khai thác nó lại
là cần có con người biết sử dụng nó, điều này phụ thuộc vào trình độ của người mua, hoặc
lao động của chính người bán tri thức đó. Đối với tri thức ngầm người mua bắt buộc phải
có người bán, người chủ sở hữu tri thức. Điều này giải thích cho cái gọi là lợi thế của
người đi sau muốn phát huy tác dụng thì vấn đề cốt lỗi là ở chỗ phải có con người có khả
năng tư duy.
Thứ ba, tri thức dưới dạng sản phẩm khi đem sử dụng đòi hỏi phải có cả một quá
trình học hỏi và nghiên cứu: Đối với tri thức hiện (máy móc, thiết bị…) trước khi vận

hành thì người sử dụng phải được học hỏi, hướng dẫn để được nắm vững kỹ thuật sử dụng.
Quá trình này với ngưòi sáng tạo còn có thể suy nghĩ tìm tòi để tiếp tục hoàn thiện tri thức
(dưới dạng các sản phẩm vật chất hóa). Ngoài ra, trong quá trình tiêu dùng, nhiều khi
người tiêu dùng còn phát hiện ra những tính năng mà chính tác giả của nó cũng không ngờ
tới.
Thứ tư, tri thức dưới dạng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường trở thành một loại
hàng hóa có tính phổ cập: sản phẩm tri thức được mua bán trên thị trường mà biểu hiện
của nó là các bằng phát minh, các sáng chế đã được chính phủ các nước, các tổ chức của
Liên Hiệp Quốc thừa nhận và bảo hộ bằng các đạo luật về quyền sở hữu công nghiệp hay
quyền sở hữu trí tuệ. Ai cũng có thể bỏ tiền ra mua một sản phẩm tri thức, một sáng chế,
giải pháp kỹ thuật…, điều này thể hiện tính toàn cầu hóa trong sử dụng. Việc phổ biến trên
còn lệ thuộc chủ yếu vào mức độ, qui định của cơ chế thị trường, sự ràng buộc quản lý vĩ
mô của Nhà nước về sở hữu trí tuệ, qui chế nhập cư, định cư, mức độ bảo hộ sản xuất,
mức độ hội nhập và mở cửa giao lưu quốc tế, tri thức bản lĩnh của các nhà lãnh đạo….
Thứ năm, tri thức là một trong các yếu tố quan trọng nhất của sản xuất và đời sống
xã hội. Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu nếu nó
gắn liền với cuộc sống thực tế của xã hội, tức là khi nó được đem sử dụng vào thực tế
nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích cho con người, khi đó tri thức trở thành hiện thực. Như vậy,
việc sử dụng tri thức gắn liền với thể chế, mục đích, ý đồ của con người (cá nhân, doanh
nghiệp, nhà nước). Tri thức sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho con người nếu nó đúng đạo
lý và vì con người, còn ngược lại nó chỉ đem tai họa đến cho con người (vũ khí giết người,
- 13 -



sản phẩm độc hại, lối sống suy đồi…). Tri thức lệ thuộc khá nhiều vào thể chế của mỗi xã
hội, tuy nó mang tính toàn cầu, nhưng tính địa phương, khu vực, quốc gia vẫn còn chiếm
vị trí khống chế rất lớn đối với tri thức.
Thứ sáu, tri thức có tốc độ thay đổi nhanh chóng. Đặc điểm này của tri thức thể
hiện rất rõ trong thời đại ngày nay khi mà tri thức có tốc độ gia tăng nhanh chóng, đổi mới

liên tục. Với tác động của của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, các tri thức
mới xuất hiện liên tục, các bằng phát minh, sang chế, paten được đăng ký rất nhiều trên
thế giới. Đặc điểm này đòi hỏi phải luôn luôn cập nhật tri thức mới nếu không muốn lạc
hậu trước sự biến đổi nhanh chóng của tri thức nhân loại.
1.1.2 Vai trò của tri thức đối với phát triển và vấn đề quản lý tri thức
1.1.2.1 Vai trò của tri thức đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Ngày nay, các doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển đã và đang phải trở
thành những tổ chức học tập để thường xuyên nâng cao năng lực quản lý, cải tiến tổ chức,
nâng cao kỹ năng thích nghi với công nghệ mới. Nhờ kết nối vào mạng thông tin, việc học
tập, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa người sản xuất và người tiêu dùng trở nên
thuận lợi, tri thức được nhân lên, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và phát triển. Sự thành đạt
của các doanh nghiệp cũng như sự hưng thịnh của các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào
việc thu nhận, tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực tri thức. Của cải làm ra, sự
giàu có chủ yếu là nhờ vào tri thức. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, người giàu nhất
hành tinh lại là người do sở hữu tri thức, đó là Bill Gates.
Vai trò của tri thức ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của loài người dẫn
đến “cuộc cách mạng tri thức”. Cuộc cách mạng tri thức hiện nay có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, công nghệ mới và tri thức đã được mã hoá ngày càng được gia tăng
mạnh mẽ;
Thứ hai, sự gắn kết giữa khoa học với đổi mới công nghệ, với sản xuất và thị
trường ngày càng chặt chẽ hơn; với đặc điểm là chu kỳ sống của công nghệ ngày càng
ngắn đi.
Thứ ba, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo kỹ năng cho lực lượng lao động,
nhất là thông qua chế độ học tập suốt đời ngày càng nổi bật và gia tăng nhanh.
Thứ tư, đầu tư vô hình, gồm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, vào giáo dục, đào
tạo, vào sản xuất các sản phẩm thông tin, truyền thông ngày càng tăng và lớn hơn so với
đầu tư vào vốn hữu hình; sự đổi mới làm sản sinh giá trị gia tăng càng ngày càng có tính
quyết định hơn đối với năng lực cạnh tranh và tăng trưởng GDP.
- 14 -




Thứ năm, quá trình toàn cầu hoá đang gia tăng rất mạnh mẽ, mà một đặc trưng cơ
bản của nó là sự tăng trưởng thương mại thế giới tăng nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng
GDP; tỷ lệ giữa thương mại trên GDP năm 1950 là 12% thì đến năm 2000 là 46% và 2006
là 56% [157]. Tỷ trọng này của Việt Nam năm 2009 là trên 150%, điều này cho thấy mức
độ phụ thuộc về phát triển thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày nay.
Hình 1.2 Tỷ trọng thương mại /GDP Đông Á
Thái bình dương và Toàn cầu

Nguồn : Ngân hàng Phát triển Châu Á 04/2010 - Dr. Donghyun PARK [130]
Tri thức là động lực của sự phát triển xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài
người đã chứng minh điều này. Trong thời tiền sử, con người mới tiến hóa để có những
bước đi trên hai chân của mình, khi ấy có quá ít tri thức, rất chậm phát triển, phải chịu
chìm đắm trong đêm dài tăm tối hàng chục nghìn năm. Bằng lao động sản xuất, đấu tranh
với thiên nhiên, con người dần dần tích luỹ tri thức; với tri thức có được, con người từng
bước cải tiến và đổi mới công cụ lao động, nâng cao năng suất lao động, ngày càng tạo ra
nhiều của cải, ngày càng có điều kiện học tập, nghiên cứu, nâng cao vốn tri thức, do đó lực
lượng sản xuất không ngừng phát triển, kèm theo đó là sự cải cách, phát triển xã hội.
Trước đây, các nhà kinh tế học thường coi lao động và vốn là hai yếu tố của sản xuất. Tri
thức, giáo dục, vốn trí tuệ tuy được coi là rất quan trọng nhưng chưa được thừa nhận là
những yếu tố nội sinh, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng. Sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học - công nghệ hiện đại và tác động to lớn của nó đến phát triển kinh tế, xã hội
đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải nghiên cứu để đưa ra lời giải và cách
- 15 -



phân tích mới, đối chiếu với các học thuyết đã có của các nhà kinh tế lớn mà tiêu biểu là:
Adam Smith, D.Ricardo, K.Marx, J.Keynes,

Các nhà kinh tế học ngày nay đều thống nhất quan điểm rằng, tri thức là một đầu
vào (input) cơ bản của sản xuất và của nền kinh tế. Nếu như quan điểm cổ điển cho rằng
các đầu vào sản xuất chỉ bao gồm: nguyên liệu, vốn, và lao động, thì khái niệm “đầu vào
tri thức” đã thay đổi sâu sắc tư duy kinh tế học. Hàm số sản xuất theo trường phái kinh tế
học cổ điển là: P = F (L,C, R) - Trong đó, P sản xuất (Production) phụ thuộc vào R - tài
nguyên (Ressource); C - vốn (Capital); và L - lao động (Labor). Nhưng hàm số sản xuất
theo trường phái kinh tế học hiện đại đã được mở rộng: P = F (R, C, L, K…). Trong đó,
ngoài R, C, L còn có đóng góp của tri thức K (Knowledge).
Phần đóng góp của tri thức, trên thực tế là một phần rất khó định lượng. Có nhiều
quan điểm và tồn tại nhiều cách tính khác nhau, tuy nhiên, sự khác biệt giữa chúng là
không nhiều. Cái lõi của phần tri thức được nhận định chung là: thông tin, kiến thức (phát
minh, sáng chế), kinh nghiệm. Đo lường các đại lượng này là việc hết sức khó khăn, nhất
là khi chúng lại nằm trong cấu thành không thể tách rời của các sản phẩm mà chúng ta sử
dụng.
Ví dụ sau đây có thể làm minh họa cho vai trò của đầu vào tri thức: Một người
nông dân trồng lúa bình thường phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu ông ta chịu theo dõi
dự báo thời tiết, thì ông ta sẽ tránh được rất nhiều thiệt hại không đáng có. Nếu thời tiết
nắng hạn, ông ta sẽ chuẩn bị được nước tưới. Nếu mưa nhiều, ông ta sẽ có dự phòng tháo
nước Kết quả là thu hoạch của ông ta sẽ ổn định và chắc chắn sản lượng thu hoạch sẽ
cao hơn một người nông dân khác chỉ biết đi ra ruộng và phó mặc phần còn lại cho ông
trời. Ở Việt Nam xưa kia, những “Lão nông tri điền” có thể nhìn cây cỏ, trời đất, vận dụng
kinh nghiệm dân gian để biết được diễn biến của thời tiết để quyết định canh tác. Đó chính
là sự vận dụng tri thức vào sản xuất và những “Lão nông tri điền” là những người có kinh
nghiệm, thành công trong sản xuất nông nghiệp, là người có uy tín trong làng, xã.
Có thể thấy ngay là thông tin về thời tiết hay việc lựa chọn một giống mới, một
loại cây mới phù hợp điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố đã tạo ra phần chênh lệch trong kết
quả thu hoạch giữa hai người. Để đo giá trị của đầu vào này, chúng ta có thể đơn giản hóa
qua ví dụ: người nông dân quyết định mua dịch vụ dự báo thời tiết của một tổ chức hoặc
một doanh nghiệp (thay vì dựa vào chương trình dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy
văn). Số tiền ông phải trả để có được dịch vụ này chính là giá trị đầu vào tri thức của ông

ta. Nếu ông ta lại quyết định mua một sáng chế sinh học về một giống lúa mới cho thu
hoạch cao hơn, kháng sâu bệnh tốt và chịu được một số điều kiện khắc nghiệt của thời tiết,
- 16 -



như thế ông ta đã đầu tư và nhờ đó tăng thêm hàm lượng tri thức trong quy trình sản xuất
của mình (bằng cách huy động các nguồn tri thức khác). Cứ như thế ông ta tích lũy được
những kinh nghiệm (tri thức do chính ông tự sản xuất) mà những người nông dân khác
không có, đem ứng dụng những kinh nghiệm này vào các vụ mùa sau và trở nên giàu có.
Từ giữa thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và mô
hình tăng trưởng kinh tế mới. Trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và nền
dân chủ [139] xuất bản năm 1950, J. Schumpeter đã nhấn mạnh đến vai trò của đổi mới
công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi to lớn trong xã hội tư bản
chủ nghĩa và lập luận rằng chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế do chính những ưu việt mà nó
đã tạo ra. Cũng trong những năm 50 của thế kỷ XX, P. Drucker đã phân tích sâu sắc
những thay đổi to lớn trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu xã hội do sự phát triển tri thức
con người và do đổi mới công nghệ. P. Drucker cũng là người đầu tiên ông đưa ra khái
niệm về "ngành công nghiệp tri thức" và "công nhân tri thức"[106]. Năm 1957, R. Solow
[144] đưa ra mô hình tăng trưởng kinh tế mới, được gọi là "mô hình tăng trưởng Solow",
hay "mô hình Solow - Swan". Năm 1961, Irma Adelman trên cơ sở phân tích, tổng hợp
nhiều nghiên cứu của các tác giả khác, đã đưa ra mô hình tăng trưởng Tân Keynes (Neo-
Keynesian), cho rằng, sản xuất là một hàm số: Yt = f(Kt, Nt, Lt, St, Ut), trong đó Kt là vốn,
Nt là tài nguyên, Lt là lao động, St là vốn tri thức xã hội, Ut là môi trường văn hoá xã hội.
Kế tiếp các công trình nghiên cứu kể trên, vào giữa những năm 80 thế kỷ XX, Paul Romer
[137] đã đưa ra lý thuyết về tăng trưởng nội sinh và kiến nghị coi tri thức là một thành
phần của hệ thống kinh tế; tri thức là một trong ba yếu tố của sản xuất trong các nền kinh
tế phát triển. Theo P. Romer, tri thức là hình thức cơ bản nhất của vốn; sự tăng trưởng
kinh tế là do tích luỹ tri thức đưa lại; tri thức (bao gồm cả công nghệ) làm tăng thu nhập
của đầu tư. Để đầu tư vào công nghệ phải có đủ vốn người, tức lực lượng lao động được

giáo dục đào tạo tốt.
K.Marx đã thấy được vai trò của tri thức trong nền kinh tế. Ông cho rằng: “Theo
đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào
thời gian lao động và số lượng lao động…,mà đúng ra chúng phụ thuộc vào trình độ
chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng
khoa học ấy vào sản xuất” [2, tr. 368]. “Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc….Tất cả
những cái đó đều là sản phẩm lao động của con người…. Sự phát triển của tư bản cố định
là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen, knowledge) đã chuyển hoá đến mức độ
nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp, ….phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí
tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy” [2, tr. 372].
- 17 -



Những nỗ lực nghiên cứu gần đây đã giải thích được một phần nguyên nhân tăng
trưởng kinh tế của các nước Đông Á (Nhật, Hàn Quốc, ) là do đã đầu tư cao vào phát triển
nguồn nhân lực - phát triển vốn tri thức. Quan điểm phát triển ở các nước này là trình độ
học vấn cao hơn trong dân chúng sẽ tạo điều kiện cho nhiều người có thể học cách ứng
dụng các công nghệ tốt hơn. Giáo dục là yếu tố hàng đầu cho sự thành công của các nền
kinh tế nói trên. So với những nước đang phát triển, tỷ lệ số dân đi học ở các nền kinh tế
Đông Á đạt mức cao hơn hẳn. Hãy so sánh sự phát triển của Hàn Quốc với Mexico. Vào
năm 1960, thu nhập quốc dân đầu người của Mexico gấp 2,5 lần Hàn Quốc, đến năm 2003
thì GDP đầu người của Hàn Quốc đã vượt hơn hai lần Mexico.
Hình 1.3: Khoảng cách phát triển do khoảng cách tri thức
giữa Mexico và Hàn Quốc

Nguồn: Tổng hợp từ [93]
Nếu không có sự đóng góp của tri thức, thực tế GDP bình quân đầu người của Hàn
Quốc vẫn còn có thể thấp hơn của Mexico. Đó là phần đóng góp của phần tri thức đã dẫn
tới tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trường hợp của Hàn Quốc là một ví dụ đặc

biệt thú vị để phân tích và là bài học quý giá cho những quốc gia khác hoạch định chính
sách cho quá trình chuyển đổi kinh tế của mình. Hàn Quốc đã đầu tư vốn và lao động
nhiều hơn Mexico, nhưng theo cách tính hiện nay thì phần vốn và lao động mà Hàn Quốc
đầu tư nhiều hơn Mexico chỉ có thể làm tăng thu nhập quốc dân của Hàn Quốc chưa đến 3
lần so với Mexico, vậy chênh lệch hơn 3 lần thu nhập quốc dân của Hàn Quốc là do tri
- 18 -



thức đưa lại, bởi vì Hàn Quốc thành công chủ yếu là do đã nâng cao trình độ dân trí và sử
dụng tri thức rộng rãi trong toàn xã hội.
1.1.2.2 Quản lý tri thức
Tri thức đã trở thành nguồn vốn quan trọng của sản xuất thì vấn đề quản trị (quản
lý) tri thức trở thành đòi hỏi tất yếu. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, khâu mấu chốt là
quản lý năng suất, rồi đến quản lý chất lượng thì ngày nay với sự ra đời và phát triển của
nền kinh tế tri thức, trọng tâm đang chuyển sang quản lý thông tin và quản lý tri thức.
Quản lý tri thức là quản lý việc tạo ra, truyền bá và sử dung tri thức sao cho đạt hiệu quả
cao nhất. Trong mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp cần có người quản lý thông tin (chief
information officier - CIO), người quản lý tri thức (chief knowledge officier - CKO).
Những vấn đề đặt ra của quản lý tri thức là quyền sở hữu trí tuệ. Khi tri thức trở
thành nguồn vốn chủ yếu của sản xuất, thì quyền sở hữu về tri thức trở thành quyền sở hữu
quan trọng nhất - đó là “quyền sở hữu trí tuệ”. Hệ thống luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ,
do đó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó qui định chế độ sở hữu vốn tri thức và phân phối
sản phẩm do tri thức tạo ra. Hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo sự
hài hoà về lợi ích của người sáng tạo, lợi ích của người ứng dụng sáng tạo và lợi ích toàn
xã hội là nguyên tắc cơ bản trong chính sách sở hữu trí tuệ.
Hiện nay các nghiên cứu và thực tế chỉ ra rằng việc các công ty lớn về công nghiệp
sinh học chiếm giữ phần lớn kho tàng gien của nhân loại là không thể chấp nhận được; cần
coi kho tàng gien đó là của chung của nhân loại, lợi ích do công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học mang lại phải được chia sẻ cho mọi người. Dựa vào thành quả khoa học về giải

mã bộ gien con người, ở một số nước tư bản phát triển, có những doanh nghiệp dược
phẩm sáng chế ra những dược phẩm mới đặc hiệu rất đắt tiền, thu lợi mỗi năm hàng tỷ
USD. Để tham gia nghiên cứu giải mã gien con người, có công ty đã đầu tư hàng tỷ Đô la
Mỹ để được độc quyền sử dụng thành quả nghiên cứu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin hiện đại, đặc biệt là sự ra
đời và hoạt động của mạng Internet và xu thế toàn cầu hoá, thì vấn đề “sở hữu trí tuệ”,
“bản quyền tác giả” và “quyền tự do chính đáng của công chúng đối với thông tin” là một
thách thức đối với các nước đang phát triển. Những qui ước quốc tế với những thoả thuận
liên quan đến bảo hộ “bản quyền” trên thực tế đang tạo điều kiện cho sự chiếm đoạt sở
hữu trí tuệ, sự độc quyền thông tin và ngăn cản quyền tự do tiếp cận thông tin của công
chúng. Nếu trong một xã hội công bằng và dân chủ hơn, với thiết chế bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ hợp lý hơn, kết hợp hài hoà với quyền được chia sẻ thông tin của mọi người, thì Bill
Gates sẽ là nhà kinh doanh tài giỏi, giàu có, đóng góp lớn cho xã hội, chứ không phải là
- 19 -



nhà tư sản độc quyền. Có thể nói, khuynh hướng bảo vệ quyền tác giả hiện nay đang có
những xung đột với mục đích ban đầu được đặt ra của bản quyền tác giả là thúc đẩy sự
tiến bộ của khoa học và nghệ thuật.
Tri thức là của chung của nhân loại, “việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đi đôi
với mở rộng quyền truy cập thông tin của mọi người”, Hội nghị toàn cầu về khoa học cho
thế kỷ XXI - Budapest 1999, đã tuyên bố như vậy. Tổ chức UNESCO cũng đã nhiều lần
lên tiếng phải hài hoà quyền sở hữu trí tuệ với quyền được chia sẻ thông tin của mọi người.
Tòa án Châu Âu cũng đã nhiều lần ra những quyết định phạt chống độc quyền với một số
hãng như Microsoft, Google,…là một minh chứng giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền
được chia sẻ thông tin của mọi người.
1.2 KINH TẾ TRI THỨC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
1.2.1 Khái quát về sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức
Sự phát triển của kinh tế trong lịch sử nhân loại đã trải qua những giai đoạn khác

nhau. Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng trăm nghìn năm. Tiếp
theo đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm. Rồi đến kinh tế công
nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu nửa sau thế kỷ XVIII đã xác lập cơ sở kỹ
thuật cơ khí, hình thành lực lượng lao động và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế công
nghiệp hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX) đã nâng cao cơ sở kỹ thuật cơ khí lên trình độ bán tự động hóa và hình thành
tổ chức quản lý mới, dưới hình thức tập đoàn và đưa chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn độc quyền. Đến giai đoạn gần đây chúng ta cũng dễ nhận thấy có những chuyển biến
mang tính cách mạng có là cách mạng trong quản lý, quản lý cũng đóng vai trò trở thành
lực lượng sản xuất góp phần sáng tạo ra của cải xã hội, chứ không còn là quản lý về kỷ
cương lao động thuần khiết. Bất kỳ nền kinh tế nào nói trên, dù ít hay nhiều cũng đã dựa
vào tri thức để phát triển. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nền kinh tế nào cũng là nền
kinh tế dựa trên tri thức. Cái khác biệt chủ yếu của nền kinh tế tri thức với các nền kinh tế
khác là tri thức đã phát triển đặc biệt mạnh mẽ, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, nguồn
lực có tính quyết định nhất đối với tăng trưởng kinh tế hơn cả vốn và tài nguyên; và từ
những căn cứ xác thực đó, người ta cho rằng một nền kinh tế mới hoàn toàn khác các nền
kinh tế truyền thống đã ra đời.
Trong hơn ba thập kỷ gần đây, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học -
công nghệ, trong các nền kinh tế tư bản phát triển nhất đang diễn ra những thay đổi cơ bản
và sâu sắc trong cơ cấu và cách thức hoạt động kinh tế; nền kinh tế từ chỗ dựa chủ yếu vào
tài nguyên và nguồn vốn tài chính, đã chuyển sang dựa nhiều hơn vào tri thức và thông
- 20 -



tin; bắt đầu hình thành nhiều qui tắc và cách thức sản xuất kinh doanh mới trước đây chưa
từng có. Tri thức được thừa nhận là yếu tố quan trọng hàng đầu của nền sản xuất xã hội, là
động lực của tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Vai trò của thông tin, khoa học,
công nghệ và giáo dục đào tạo đối với năng lực của nền kinh tế ngày nay trở nên đặc biệt
quan trọng.

Sự gia tăng của tri thức được mã hoá và việc quảng bá chúng qua các phương tiện
truyền thông, mạng máy tính đang dẫn tới sự hình thành và phát triển “xã hội thông tin”.
Người lao động cần phải đạt tới những kỹ năng mới và phải luôn luôn nâng cao, thích nghi
chúng; điều đó dẫn tới “nền kinh tế học hỏi”. Tầm quan trọng của việc quảng bá tri thức
và công nghệ đòi hỏi phải có “mạng lưới tri thức” và “hệ thống đổi mới quốc gia” thích
hợp. Từ những phân tích đó, OECD cho rằng đang hình thành “nền kinh tế dựa vào tri
thức” [129]. Từ nửa sau thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong các chiến lược phát triển của
nhiều quốc gia, trên các diễn đàn quốc tế, người ta đã đề cập rất nhiều đến sự xuất hiện
nền kinh tế mới, nền kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức, nền kinh tế nối mạng toàn
cầu ; cũng có người gọi đó là nền kinh tế hậu tư bản chủ nghĩa, kinh tế hậu công nghiệp ,
là giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.
Thuật ngữ “Kinh tế dựa vào tri thức” là xuất phát từ việc thừa nhận vị trí mới và
ảnh hưởng quyết định của tri thức và công nghệ trong các nền kinh tế phát triển nhất.
“Kinh tế dựa vào tri thức” lúc đầu cũng thường gọi là “Kinh tế thông tin”, “Nền Kinh tế
mới”, có thể coi là xuất hiện sớm ở Mỹ vào đầu những năm 1970, sau đó ở nhiều nước
công nghiệp phát triển và ngày nay cả nước công nghiệp mới (NICs).
Nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất, “Kinh tế dựa vào tri thức” là trình độ phát triển
mới của lực lượng sản xuất xã hội loài người. Thuật ngữ “kinh tế Tri thức” (Knowledge
economy) dần được sử dụng nhiều trong các hội nghị khoa học, trong các chiến lược quốc
gia của một số nước trong những năm cuối thế kỷ trước thay cho những tên gọi khác. Kinh
tế tri thức, theo một số dự báo, đối với nước Mỹ có thể sẽ kết thúc vào khoảng năm 2020
để nhường chỗ cho một nền kinh tế mới khác - mà thuật ngữ Kinh tế Sinh học (chỉ là một
thuật ngữ chỉ nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức về lĩnh vực sinh học) có thể được dùng
để chỉ nền kinh tế mới đó [18], [20].
Trước hết, nền kinh tế tri thức được đề cập tới ở thời đại ngày nay trong điều kiện
của nền sản xuất xã hội đã vượt thoát khỏi nền sản xuất xã hội truyền thống theo kiểu cũ,
có thể đó là nền sản xuất nông nghiệp, thủ công hay bán cơ khí. Các nền sản xuất trước đó
sử dụng các yếu tố sản xuất gồm có tư bản, đất đai, lao động là chính và lực lượng sản
xuất gồm có con người, máy móc và kết cấu hạ tầng. Con người sử dụng máy móc để chế
- 21 -




biến các yếu tố sản xuất, nguyên vật liệu thành ra sản phẩm hàng hóa. Tri thức được xem
như là yếu tố bên ngoài và gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, còn tri thức khoa học
được sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu hoặc để chế tạo ra các công cụ và công nghệ cũng là
máy móc. Kế đó, con người sử dụng kỹ năng, tay nghề và trình độ nghiệp vụ để điều hành
các công cụ là máy móc làm phương tiện cho quá trình sản xuất.
Thứ đến, một nền kinh tế vận hành trong môi trường sản xuất như vậy lần lượt
được gọi là nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp tùy
thuộc vào đối tượng của nền sản xuất. Đối tượng của nền kinh tế tự nhiên là đất đai, vật
nuôi, cây trồng có trong thiên nhiên theo chế độ tự cung tự cấp. Đối tượng của nền kinh tế
công nghiệp là khai thác máy móc và sử dụng các yếu tố sản xuất truyền thống là tư bản,
đất đai, lao động…theo chế độ mua bán hàng hóa của nền kinh tế thị trường.
Sau cùng, nền kinh tế tri thức ngoài các yếu tố truyền thống còn sử dụng yếu tố
mang tính then chốt là tri thức khoa học của con người. Tri thức khoa học ở đây được hiểu
là kiến thức về chuyên môn làm cho “lao động có trí tuệ” được đưa trực tiếp vào sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ. Do đó, tri thức đã trở thành tư liệu sản xuất và được mua bán như
mua bán sức lao động. Với ý nghĩa này, trong nền kinh tế tri thức, thị trường lao động có
thể trở thành thị trường tri thức. Tri thức được kết tinh trong các sản phẩm hàng hóa “phần
mềm” và cả “phần cứng”, còn được gọi là “chất xám”.
1.2.2 Khái niệm về kinh tế tri thức
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về nền kinh tế tri thức. Bộ Thương mại và
Công nghiệp Anh (năm 1998) cho rằng: “Nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức là nền kinh
tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải”.
Theo GS.VS. Đặng Hữu: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của
cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”. Theo cách hiểu này, thì nền kinh tế tri thức vẫn còn
có sự đóng góp của công nghiệp và nông nghiệp truyền thống nhưng với tỷ trọng thấp.
Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức và những thành tựu

mới nhất về khoa học công nghệ.
Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (WB) năm 1999 đã giải thích và
định nghĩa rộng rãi hơn nền kinh tế tri thức: “Đối với những nước tiên phong trong nền
kinh tế toàn cầu, cán cân tri thức và các nguồn tài nguyên hiện nay đã nghiêng mạnh về
phía tri thức đến nỗi tri thức có lẽ đã trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định mức
sống, quan trọng hơn đất đai, hơn công cụ sản xuất, hơn lao động. Ngày nay các nền kinh
tế tiên tiến nhất về công nghệ đã hoàn toàn dựa trên tri thức”.
- 22 -



Theo định nghĩa khái quát của tổ chức OECD trong báo cáo “Kinh tế dựa trên tri
thức” năm 1996. Theo báo cáo đó: “Kinh tế tri thức là những nền kinh tế trực tiếp dựa vào
sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức”. Định nghĩa này dẫn đến một sự hiểu lầm là phát
triển kinh tế tri thức có nghĩa là phát triển các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức, tức là
các ngành kinh tế công nghệ cao. Do vậy, đã có một số nước quá tập trung vào phát triển
công nghệ cao mà không quan tâm đầy đủ đến phát triển ứng dụng tri thức vào tất cả các
lĩnh vực kinh tế.
Năm 2000, APEC đã điều chỉnh lại khái niệm về nền kinh tế tri thức: “Kinh tế tri
thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ
yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh
tế”[18]. Định nghĩa này hàm ý:
Thứ nhất, trong nền kinh tế tri thức không chỉ tạo ra tri thức mà bao hàm cả thu
nhận, truyền bá và sử dụng tri thức.
Thứ hai, kinh tế tri thức không chỉ bao hàm duy nhất các lĩnh vực hoạt động với
công nghệ cao, sử dụng lao động tri thức và lao động có kỹ năng cao là chính mà còn là
quá trình xâm nhập và chi phối tất cả các hoạt động kinh tế. Mặc dù trong nền kinh tế tri
thức, không nhất thiết có cấu trúc các ngành thuần nhất về trình độ phát triển, nhưng chắc
chắn rằng tất cả các ngành, dù ở trình độ nào cũng hoạt động dưới sự chi phối của tri thức.
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam: “Kinh tế tri thức là giai đoạn mới

trong quá trình phát triển của kinh tế thế giới, trước hết là tại các nước công nghiệp phát
triển, trong thời đại hiện nay. Đặc điểm của kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn của
những đổi mới liên tục về công nghệ trong sản xuất và vị trí chủ đạo của thông tin và tri
thức với tư cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, việc áp dụng
rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ đã thúc đẩy các quá trình tự động hoá sản
xuất, tin học hoá kinh tế và xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia và toàn
cầu, đổi mới các ngành sản xuất, dịch vụ và quản lí kinh doanh, đi đến các cuộc cải cách
cơ cấu kinh tế - xã hội, các chiến lược đầu tư sâu rộng về nguồn lực con người để tăng
năng lực tri thức và tạo tri thức cho xã hội Đó là những đặc điểm chủ yếu của sự phát
triển kinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay Thuật ngữ kinh tế tri thức thường cũng
được dùng đồng nghĩa với kinh tế thông tin”. Khái niệm trên mang tính bao quát vì vậy,
chưa cô đọng và chưa nêu bật được sự khác biệt và có thể dẫn đến hiểu nhầm giữa kinh tế
tri thức và những nền kinh tế trước đây.
- 23 -



Xuất phát từ những phân tích trên, khái niệm kinh tế tri thức mà luận án này dùng
đó là: kinh tế tri thức là một mức thang mới, là một bước tiến mới của quá trình phát triển
của kinh tế thế giới mà trong nền kinh tế đó, động lực chính yếu nhất cho sự tăng trưởng
chính là việc sử dụng tri thức, truyền bá và sản sinh ra thêm tri thức mới. Trong nền kinh
tế tri thức, tri thức được sử dụng trong tất cả các ngành, kể cả các ngành truyền thống và
giá trị do tri thức tạo ra chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế. Khái
niệm này bao hàm :
Thứ nhất, kinh tế tri thức là một bước tiến mới của quá trình phát triển của kinh tế
thế giới. Trong đó, động lực chính yếu nhất cho sự tăng trưởng kinh tế không chỉ là sử
dụng tri thức mà còn là việc truyền bá và sản sinh ra tri thức mới.
Thứ hai, trong nền kinh tế tri thức, tri thức được sử dụng rộng khắp trong tất cả các
ngành, kể cả những ngành mang tính truyền thống, hơn nữa trong tổng thể nền kinh tế thì

giá trị gia tăng do tri thức tạo ra chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Việc chiếm tỷ trọng lớn
bao nhiêu sẽ đánh gía mức độ phát triển của kinh tế tri thức đối với nền kinh tế.
Cần phân biệt nền kinh tế tri thức với ngành kinh tế tri thức hay ngành công nghiệp
tri thức. Ngành kinh tế tri thức (knowledge-intensive-industry) là những ngành sản xuất,
dịch vụ dựa nhiều vào tri thức, có hàm lượng tri thức cao. Đó không chỉ là các ngành công
nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hàng không vũ trụ mà còn có cả các ngành
truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo, đổi mới bằng tri thức,
công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao chủ yếu là nhờ tri thức và công nghệ mới (phần lớn
giá trị được tạo ra là do tri thức).
Các ngành nông nghiệp sẽ trở thành ngành nông nghiệp tri thức khi sử dụng công
nghệ tự động hoá, công nghệ gen; các ngành cơ khí chế tạo cũng sẽ là ngành công nghiệp
tri thức khi sử dụng công nghệ số hoá, tự động hóa điều khiển theo chương trình, v.v Nền
kinh tế tri thức được hình thành khi tri thức được sử dụng trong tất cả các ngành, để phần
lớn các ngành truyền thống trở thành ngành kinh tế tri thức và giá trị do tri thức tạo ra
chiếm phần lớn trong tổng GDP (có thể 60%-70%, hiện nay thế giới chưa có tiêu chí cụ
thể mà lượng hóa trên cơ sở một số tiêu chí đánh giá nền kinh tế tri thức).
1.2.3 Những nhân tố tác động đến sự ra đời và phát triển kinh tế tri thức
1.2.3.1 Tác động của khoa học, công nghệ cao
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, khoa học - công nghệ đã phát triển mạnh mẽ,
với vô số thành tựu khoa học công nghệ kỳ diệu nhất so với các thời kỳ lịch sử trước đây
của nhân loại xuất hiện. Tri thức của loài người qua mấy thập kỷ qua đã tăng gấp bội.
Điển hình trong những phát minh đột phá ấy phải kể đến là phát minh vĩ đại nhất của trí
- 24 -



tuệ nhân loại ở nửa đầu thế kỷ XX: Thuyết tương đối của Einstein (Anhxtanh) và Thuyết
lượng tử của Planck (plăngcơ). Những phát minh này đã đột phá vào thế giới vĩ mô và vi
mô, làm thay đổi khái niệm về thời gian và không gian, đi tới những khám phá và phát
hiện mới về cấu trúc vi mô của vật chất, đánh dấu một bước tiến vĩ đại của vật lý học hiện

đại nói riêng và khoa học nói chung. Từ đây, ra đời các công nghệ vi điện tử, máy tính,
quang điện tử, lade, hạt nhân, công nghệ nanô, công nghệ gen Quá trình hình thành và
phát triển bùng nổ của những công nghệ cao này chính là đặc trưng của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ mới, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại ở thế kỷ XX.
Giai đoạn từ thế chiến thứ hai trở lại đây, nhiều phát minh mới của khoa học đã
biến thành những kỹ thuật, công nghệ mới, chủ yếu được dùng trong kỹ thuật quân sự
phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang. Cũng trong giai đoạn này, các công nghệ mới
trở thành hàng hoá được mua bán trên thị trường và nhờ đó thúc đẩy cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ phát triển rất nhanh. Đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn bùng nổ công nghệ cao.
Những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX, đã diễn ra một cuộc chạy đua ráo riết để
chiếm lĩnh công nghệ cao trước thiên niên kỷ mới, mà đặc biệt là giữa khối xã hội chủ
nghĩa với vai trò trung tâm của Liên Xô và khối tư bản chủ nghĩa với vai trò trung tâm của
Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản theo năm hướng ưu tiên: điện tử, tin học, tự động hoá, vật liệu
mới, công nghệ sinh học. Những năm 90 của thế kỷ XX, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu bị tan rã, chương trình tổng hợp tiến bộ khoa học công nghệ (1985-
2000) của khối SEV đã bị bỏ dở. Các chương trình Eureika của Cộng đồng châu Âu,
chương trình SDI - sáng kiến phòng thủ chiến lược của Mỹ và các kế hoạch đuổi kịp và
vượt Mỹ của Nhật Bản tăng tốc, có nhiều điều chỉnh lớn và đạt nhiều thành tựu đột phá
trong phát triển các công nghệ cao mà trước đó một thập kỷ chưa thể dự báo được. Ở giai
đoạn giao thời của hai thiên niên kỷ, loài người đã và đang được chứng kiến sự bùng nổ
của tri thức và thông tin, nhiều người gọi đó là cuộc cách mạng tri thức và cách mạng
thông tin, mà nét đặc trưng nổi bật nhất là sự ra đời của hệ thống công nghệ cao, công
nghệ thông tin đi liền với những khái niệm mới, tư duy mới, cách thức sản xuất kinh
doanh mới, tổ chức quản lý mới và những biến đổi sâu sắc trong nhiều mặt của đời sống
xã hội loài người. Như vậy, các công nghệ cao đã trở thành những cột trụ của nền kinh tế
tri thức.
Thứ nhất, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học, ở nhiều nước trên thế
giới hiện nay, ngành công nghiệp sinh học đang phát triển rất nhanh, trở thành ngành công
nghiệp mũi nhọn đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP, tạo ra nhiều việc làm

- 25 -



mới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức. Các sản
phẩm do công nghệ sinh học tạo ra rất đa dạng, phong phú và hầu như có mặt trong tất cả
các lĩnh vực của nền kinh tế, từ nông nghiệp, dược phẩm, công nghiệp chế biến thực
phẩm, công nghệ môi trường đến các ngành công nghiệp nặng như khai thác quặng, dầu
mỏ, v.v
Việc cho ra đời chú cừu Dolly bằng phương pháp nhân bản vô tính (năm 1993) là
một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực sinh học, mở ra một triển vọng mới trong việc
hồi sinh những loài động vật đã bị tuyệt chủng, và bảo vệ các loài động vật hiện có trước
nguy cơ bị tuyệt chủng. Về nghiên cứu bộ gen con người, lúc đầu người ta dự kiến sẽ hoàn
thành vào năm 2006; thế nhưng, với sự trợ giúp của những máy tính siêu mạnh (trên 12
nghìn tỷ phép tính/giây), ngày 26 tháng 6 năm 2000, bản đồ gen con người đã được cơ bản
hoàn thành: đã đọc được 3,23 tỷ trong 3,5 tỷ nucleotide - chữ cái của mã di truyền bộ gen
người, và ngày 12 tháng 2 năm 2001, bản đồ chi tiết bộ gen con người đã được công bố.
Thành công trong nghiên cứu về bản đồ gen con người là một thành tựu khoa học kỳ diệu
của thế kỷ XX, tạo tiền đề mới cho một cuộc cách mạng y - dược học rộng lớn và sâu sắc.
Thứ hai, công nghệ vật liệu mới. Khái niệm vật liệu mới không chỉ bao gồm những
vật liệu mới xuất hiện như các loại vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, vật liệu tổng hợp
sinh học, v.v mà còn bao gồm những vật liệu đã có từ trước nhưng trong quá trình chế
biến đã được áp dụng những nguyên lý khoa học mới, những phương pháp công nghệ mới
để có được những tính năng mới với nhiều ưu điểm hơn hẳn trước. Đáng chú ý nhất là
"công nghệ nanô” (nanotechnology). Công nghệ nanô có thể thao tác vật liệu ở kích thước
nhỏ hơn 100 nanômet (1 nano = 1/1 triệu mm). Nó cho phép chế tạo được những vật liệu
mới có thành phần, đặc tính riêng biệt theo yêu cầu, những máy tính cực mạnh và kích
thước cực nhỏ Với sự ra đời của công nghệ nanô, bất kỳ một sản phẩm cần thiết nào
cũng đều có thể được chế tạo trực tiếp từ những phân tử hoặc nguyên tử; bất kỳ vật liệu
nào cũng có thể được tách ra thành những nguyên tử hợp thành rồi sau đó “lắp ráp” chúng

lại thành ra sản phẩm hữu ích nhờ các phương tiện thiết bị lắp ráp phân tử của công nghệ
nanô. Công nghệ nanô mở ra những triển vọng rất to lớn cho các ngành công nghiệp công
nghệ cao, cho tự động hoá các quá trình sản xuất, cho y dược học và hầu như cho mọi
lĩnh vực.
Thứ ba, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là tác nhân quan trọng nhất
thúc đẩy phát triển xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin là hệ
thống các phương pháp khoa học, các giải pháp công nghệ, các công cụ, phương tiện được
sử dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý, sản xuất và truyền bá thông tin nhằm khai thác và sử

×