Tải bản đầy đủ (.pdf) (341 trang)

đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 341 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH




ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT
DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG






LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN







TP Hồ Chí Minh – 2013


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH



ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT
DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 62.22.32.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN TẤN PHÁT



TP Hồ Chí Minh – 2013


3
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

8

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

10

3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

17

4. Phương pháp nghiên cứu

19

5. Đóng góp của luận án

20

6. Cấu trúc của luận án

20


CHƯƠNG 1

TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG – CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ
MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI
1.1. Cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng
sông Cửu Long

22

1.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội

23

1.1.2. Cơ sở văn hoá

31

1.2. Một số tiêu chí nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng
sông Cửu Long

39

1.2.1. Cơ sở xác định các tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian

41

1.2.2. Một số tiêu chí để nhận diện thể loại truyền thuyết dân gian vùng đồng
bằng sông Cửu Long


50

Tiểu kết chương 1

56

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI
4
2.1. Tình hình tư liệu truyền thuyết dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long

59

2.1.1. Nhóm tư liệu sưu tầm văn học dân gian

61

2.1.2. Nhóm tư liệu sưu khảo địa chỉ, sưu khảo lịch sử

74

2.1.3. Nhóm tư liệu nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử

82

2.1.4. Nhóm tư liệu điền dã


85

2.2. Phân loại truyền thuyết dân gian đồng vùng bằng sông Cửu Long

87

2.2.1. Cơ sở phân loại

87

2.2.2. Phân loại

92

Tiểu kết chương 2

94

CHƯƠNG 3

ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Khái niệm cốt truyện và các yếu tố tự sự của thể loại truyền thuyết

96

3.2. Đặc trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết
địa danh

99


3.2.1. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh
liên quan đến những nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng đồng
bằng sông Cửu Long

100

3.2.2. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh
liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân vật có công chống giặc ngoại xâm

110

3.2.3. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết địa danh
liên quan đến nhân vật Nguyễn Ánh
119

Tiểu kết chương 3

135

CHƯƠNG 4

ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO TRUYỀN THUYẾT NHÂN VẬT
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các
137

5
nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long


4.2. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các
nhân vật có công đấu tranh chống giặc ngoại xâm

146

4.3. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các
danh nhân văn hoá

167

4.4. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các
nhân vật tôn giáo

176

4.5. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các
nhân vật tướng cướp

184

4.6. Cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của truyền thuyết về các
nhân vật làm tay sai cho thực dân Pháp…………………………………
191

Tiểu kết chương 4

196

KẾT LUẬN


199

Những công trình của tác giả đã công bố

204

Tài liệu tham khảo

205

PHỤ LỤC

222

Phụ lục 1: Truyền thuyết địa danh liên quan đến những nhân vật tiền hiền có
công khai phá, xây dựng vùng ĐBSCL (TL1A)

222

Phụ lục 2: Truyền thuyết địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử và nhân
vật có công chống giặc ngoại xâm vùng ĐBSCL (TL1B)

223

Phụ lục 3: Truyền thuyết địa danh liên quan đến nhân vật Nguyễn Ánh (TL1C)
224

Phụ lục 4: Truyền thuyết về các nhân vật tiền hiền có công khai phá, xây dựng
vùng ĐBSCL (TL2A)


226

Phụ lục 5: Truyền thuyết về các nhân vật có công đấu tranh chống giặc ngoại
xâm (TL 2B)

227

Phụ lục 6: Truyền thuyết về các danh nhân văn hoá (TL2C)

232

Phụ lục 7: Truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo (TL2D)

233

Phụ lục 8: Truyền thuyết về các nhân vật tướng cướp (TL2E)

234

6
Phụ lục 9: Truyền thuyết về các nhân vật làm tay sai cho thực dân Pháp (TL2F)

235

Phụ lục 10: Truyền thuyết về một số sản vật và phong tục ở vùng ĐBSCL (TL2G)

236

Phụ lục 11: Một số văn bản kể thuộc thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL


237


7






LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.



TÁC GIẢ LUẬN ÁN



ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH










8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian có vị trí quan trọng trong nền
văn học của mỗi dân tộc. Bởi vì “Truyền thuyết thường giữ lại những bằng chứng
quý giá về chế độ xã hội, về các thể chế xã hội, tín ngưỡng, tâm lý xã hội và văn
hóa vật chất của các thời đại đã qua”[237, tr.52] và “Truyền thuyết trong đời sống
của mình không bao giờ tách rời các nghi thức thờ cúng thần thành hoàng làng cũng
như với các tín ngưỡng phong tục, kỵ hèm cùng lễ hội dân gian”[86, tr.78]. Như
vậy, nghiên cứu về truyền thuyết cũng chính là nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của
dân tộc, quốc gia. Đây là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa vì sẽ góp phần khẳng
định bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không để cho mỗi dân tộc phải khoác lên
mình “bộ đồng phục văn hóa” trong hoàn cảnh thế giới đang toàn cầu hóa hiện nay.
Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V
khóa VIII đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là
cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.
Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống”
[13, Tr.63].
Việc tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyền thuyết đã được nhiều nhà nghiên
cứu bàn đến và đã có nhiều ý kiến thống nhất về đặc trưng nội dung, đặc trưng nghệ
thuật của thể loại này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về đặc trưng của thể loại truyền
thuyết dân gian ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam vẫn là một vấn đề còn bỏ
ngỏ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Vấn đề nghiên cứu về đặc
trưng của thể loại truyền thuyết dân gian ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam
là cần thiết, bởi vì đây là một việc làm có ý nghĩa nhằm góp phần nhận thức rõ
những đặc điểm mang tính địa phương trong sự thống nhất chung của thể loại. Thực

tế đã cho thấy những đặc điểm của các thể loại văn học dân gian ở mỗi vùng miền
(trong đó có truyền thuyết) thường bị chi phối bởi các yếu tố về lịch sử, văn hóa, xã
hội của một “vùng văn hóa” cụ thể.
9
So với nhiều vùng văn hóa của Việt Nam, tiểu vùng văn hóa đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng văn hóa Gia Định – Nam Bộ có những sắc thái văn
hóa tiêu biểu mang tính đặc trưng. Mặc dù ĐBSCL được các nhà nghiên cứu về văn
hóa, lịch sử xem là vùng đất mới – được hình thành trong khoảng gần 400 năm trở
lại đây – nhưng nơi đây đã chứa đựng cả một kho tàng truyền thuyết dân gian phong
phú với sự hiện diện của nhiều biến thể khác nhau, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa
mang đậm nét sắc thái địa phương. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thể loại truyền
thuyết ở vùng đất này chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm và tổng hợp các văn
bản kể, khảo sát một vài bộ phận riêng lẻ. Việc phân loại và nghiên cứu về đặc
trưng của hệ thống các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là chưa được
đặt ra. Những vấn đề như: Truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL được hình thành
trên những cơ sở lịch sử -xã hội, văn hóa nào? Hệ thống tác phẩm truyền thuyết có
những đặc điểm gì đáng chú ý so với các tác phẩm truyền thuyết ở các vùng miền
khác trong cả nước? v.v. dù đã được các nhà nghiên cứu folklore quan tâm và
nghiên cứu nhưng chắc vẫn còn những khiếm khuyết cần phải bổ sung.
Mặt khác, hiện nay trong chương trình giảng dạy Ngữ văn ở các trường trung
học cơ sở, trung học phổ thông, ở các trường cao đẳng, đại học đều có phần văn học
dân gian địa phương. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần văn học dân
gian địa phương được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại
học chính là hệ thống các tác phẩm văn học dân gian được ra đời và lưu hành tại địa
phương, nơi mà trường phổ thông, cao đẳng hay đại học đang hiện diện tại đó.
Nghiên cứu về thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng ĐBSCL
nhằm góp phần xác định những đặc điểm của một thể loại tự sự có vị trí quan trọng
trong hệ thống các thể loại văn học dân gian ở vùng đất mới phía Nam. Đây cũng là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh
trong quá trình giảng dạy, học tập phần văn học địa phương tại các trường phổ

thông, cao đẳng, đại học trong khu vực ĐBSCL.
Với ý nghĩa đặc biệt cả về phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn
như đã nêu trên, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thể loại truyền thuyết dân gian
10
vùng ĐBSCL trên một số các phương diện, từ cơ sở hình thành đến thực tế hiện tồn
của thể loại và những đặc điểm mang tính đặc trưng của một thể loại mà theo Linda
Dégh là: “Truyền thuyết đi cùng con người trong suốt cuộc đời. Trong một chuỗi,
mỗi giai đoạn cuộc đời tạo ra những truyền thuyết của riêng nó: Các nhóm tự nhiên
và thường xuyên (dựa vào quan hệ thân tộc, tuổi tác, giới hay dân tộc) và các nhóm
tự nguyện và ngẫu nhiên (xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp…) làm thành một mạng
lưới các tương tác xã hội, trong đó truyền thuyết được trao đổi”[233, tr.323].
Vì thế, việc nghiên cứu về đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng
ĐBSCL là nhiệm vụ khoa học mà luận án của chúng tôi hướng tới.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vì đề tài có liên quan đến vấn đề lý thuyết thể loại truyền thuyết nên ở phần
này chúng tôi sẽ đề cập đến những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đặc
trưng của thể loại truyền thuyết và những công trình nghiên cứu về thể loại truyền
thuyết dân gian vùng ĐBSCL. Những công trình sưu tầm về các tác phẩm truyền
thuyết dân gian vùng ĐBSCL đã được công bố sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết ở
chương 2 (Đặc điểm tư liệu truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL).
Vấn đề nghiên cứu thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt đã được
các nhà nghiên cứu Folklore quan tâm từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên,
ở giai đoạn này các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xác định
ranh giới giữa thần thoại và truyền thuyết (Nhóm Lê Quý Đôn,1957, Lược thảo lịch
sử Văn học Việt Nam; Nguyễn Đổng Chi, 1957, Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam).
Vấn đề đặc trưng của thể loại truyền thuyết chưa được đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu ở giai đoạn này.
Phải đến những năm 70 của thế kỷ XX, các tác giả Tầm Vu, Phan Trần đã
bắt đầu đưa ra một số luận điểm khoa học để phân biệt truyền thuyết với thần thoại.
Tác giả Tầm Vu quan tâm đến hoàn cảnh ra đời của thể loại truyền thuyết và nội

dung lịch sử của thể loại này: “Xã hội công xã nguyên thủy tan rã thì truyền thuyết
trở nên thịnh hơn so với thần thoại. Truyền thuyết nặng về đề tài lịch sử hơn thần
thoại” [86, tr.24]. Năm 1971, công trình “Truyền thống anh hùng trong loại hình tự
11
sự dân gian” gồm một số bài viết có giá trị khoa học về thể loại truyền thuyết.
Trong tài liệu này công trình nghiên cứu: “Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ
phong kiến” của tác giả Kiều Thu Hoạch được xem như viên gạch đầu tiên đặt nền
móng cho việc nghiên cứu truyền thuyết theo góc độ đặc trưng thể loại. Trong công
trình này, tác giả Kiều Thu Hoạch đã đặt truyền thuyết trong sự đối sánh với thể loại
thần thoại, cổ tích để từ đó chỉ ra đặc điểm mang tính đặc trưng của thể loại này:
“Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân
gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải
thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp
nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng
những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không
nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường
phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc rộng hơn, nó khác thần
thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở lịch sử cụ thể chứ không phải
hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”[83, tr.172-175]. Ở đây, tác
giả xem xét thể loại truyền thuyết ở cả hai lĩnh vực: Đặc trưng nội dung và đặc
trưng nghệ thuật.
Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, tiếp tục khám phá thể loại truyền thuyết
từ phương diện nghệ thuật, tác giả Bùi Quang Thanh đã chú ý nghiên cứu kết cấu
của các truyền thuyết về nhân vật anh hùng với bài viết: “Tìm hiểu kết cấu của dạng
truyền thuyết anh hùng” (Tạp chí Văn học, số 3, 1981).
Năm 1992, trên tạp chí Văn hóa Dân gian (Số 2, 1992) tác giả Chiêng Xom
An có bài: “Bàn thêm về thể loại truyền thuyết”. Trong bài viết này, tác giả đã bàn
luận và đưa ra một số tiêu chí để phân biệt ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và
cổ tích. Việc đưa ra một số tiêu chí trong bài viết này đã góp phần khẳng định vấn
đề đặc trưng của thể loại truyền thuyết đã được tác giả thực sự quan tâm.

Giáo trình Văn học Dân gian (1996) do tác giả Lê Chí Quế chủ biên đã dành
hẳn một chương cho thể loại truyền thuyết. Trong chương này, tác giả đã quan tâm
đến bản chất thể loại và vấn đề phân loại truyền thuyết dân gian Việt Nam, đồng
12
thời tác giả tiến hành khảo sát truyền thuyết trong tiến trình của lịch sử dân tộc, khái
quát được 4 đặc trưng nghệ thuật của truyền thuyết dân gian. Về vấn đề bản chất thể
loại của truyền thuyết, tác giả Lê Chí Quế cũng có những điểm thống nhất với một
số các nhà nghiên cứu trước đây, đó là sự thừa nhận: “Nét riêng biệt của truyền
thuyết là bên trong cái vỏ thần kỳ hàm chứa những yếu tố gắn với lịch sử dân tộc
thời kỳ dựng nước và giữ nước”[203, tr.49]. Phần đặc trưng nghệ thuật, tác giả chú
ý đến sự hư cấu, hoang đường, thời gian quá khứ - xác định, kết cấu trực tuyến và
mối quan hệ của truyền thuyết với các chứng tích văn hóa.
Cùng một mong muốn đề xuất được một số tiêu chí để nhận dạng truyền
thuyết Việt Nam, tác giả Lã Duy Lan đã có bài viết “Nhận dạng truyền thuyết”
trong phần mở đầu của tập “Truyền thuyết Việt Nam” (1997). Một tiêu chí quan
trọng được tác giả Lã Duy Lan quan tâm trong việc nhận dạng truyền thuyết Việt
Nam đó là nhân vật trong truyền thuyết phải là nhân vật có ảnh hưởng hoặc đóng
góp cho quá trình phát triển của cộng đồng: “Truyền thuyết chính là những điều
truyền tụng (bằng văn bản hay truyền miệng) về các nhân vật, các sự vật, các địa
danh, các sự kiện liên quan đến lịch sử phát triển của một cộng đồng, và đồng thời
cũng là đại diện, là tiêu biểu hay là thể hiện những giá trị (vật chất, tinh thần) của
cộng đồng đó”[129, tr.6].
Năm 2000, trong luận án Tiến sĩ “Đặc trưng thể loại truyền thuyết và qúa
trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam”, tác giả Trần Thị An đã xem
xét, nghiên cứu truyền thuyết với tư cách là một thể loại văn học dân gian trong sự
đối sánh với các thể loại tự sự dân gian khác.Từ đó, tác giả xác định những đặc
trưng của thể loại truyền thuyết ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngoài ra,
trong luận án này, tác giả Trần Thị An còn tiến hành khảo sát, đánh giá việc văn bản
hóa truyền thuyết dân gian trong sử và thần tích, trong văn xuôi trung đại và chỉ ra
mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian truyền miệng với truyền thuyết dân gian đã

được văn bản hóa. Tác giả Kiều Thu Hoạch đã đánh giá về luận án này như sau:
“Công trình của Trần Thị An tuy chưa phải là công trình nghiên cứu toàn diện về
truyền thuyết người Việt, do khuôn khổ một luận án, có những vấn đề còn bỏ ngỏ;
13
song đây thực sự là một công trình khoa học có tìm tòi, có đóng góp”[86, tr.27].
Những vấn đề lý luận về đặc trưng thể loại truyền thuyết được trình bày trong luận
án của tác giả Trần Thị An là những tiền đề quan trọng giúp chúng tôi thực hiện
việc khảo sát, phân tích, đánh giá về đặc trưng thể loại truyền thuyết ở một vùng
miền cụ thể.
Giáo trình Văn học Dân gian (2002) do tác giả Phạm Thu Yến làm chủ biên
cũng có sự thống nhất với các tác giả đi trước về việc thừa nhận đặc trưng quan
trọng nhất của truyền thuyết là sự gắn bó với lịch sử, lịch sử hóa mọi sự kiện có liên
quan đến làng, đến nước, có tính khái quát một thời đại hoặc những biến động sâu
sắc trong lịch sử dân tộc.
Vào năm 2003, công trình nghiên cứu “Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể
loại” của tác giả Hồ Quốc Hùng đã khẳng định truyền thuyết là một loại hình tự sự
dân gian có những đặc trưng riêng so với các thể loại tự sự dân gian khác, đồng thời
tác giả đã nêu lên 4 đặc điểm mang tính đặc trưng của thể loại này đó là: Vấn đề
niềm tin, vấn đề cảm hứng sáng tác, vấn đề đề tài, vấn đề cấu tạo cốt truyện. Ngoài
ra, tác giả của công trình này còn tiến hành khảo sát truyền thuyết thời Hùng
Vương, thời Bắc Thuộc và các triều đại phong kiến tự chủ. Nhìn chung, đây là công
trình vừa có tính kế thừa những đóng góp của công trình đi trước, vừa có những
phát hiện mới về đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian.
Năm 2004, nhóm biên soạn do tác giả Kiều Thu Hoạch chủ biên đã xuất bản
Tổng tập Văn học Dân gian người Việt gồm 19 tập. Đây là công trình được tổ chức
sưu tầm và biên soạn rất công phu các tác phẩm văn học dân gian của người Việt.
Trong đó, tập 4 và tập 5 dành cho thể loại truyền thuyết. Trong hai tập sách này, các
tác giả đã tổng hợp được 573 truyền thuyết dân gian ở các vùng miền trong cả nước.
Có 7 truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL hiện diện ở tập 5 của bộ sách này. Trong
tập 4, phần Khải luận, các tác giả đã nêu lên khái niệm truyền thuyết và vấn đề phân

loại. Riêng đặc điểm nghệ thuật và đặc điểm tư tưởng thẩm mỹ của thể loại truyền
thuyết được các tác giả khái quát dựa vào các văn bản kể thuộc tiểu loại truyền
thuyết anh hùng chống ngoại xâm.
14
Nói chung, những công trình khoa học nghiên cứu về đặc trưng của thể loại
truyền thuyết vừa nêu trên dù có nhiều cách khám phá và thể hiện khác nhau nhưng
đều có một tiếng nói chung thống nhất khi bàn về vấn đề này. Những vấn đề lý luận
cơ bản nói trên đã mở ra một triển vọng cho việc nghiên cứu đặc trưng của thể loại
truyền thuyết ở các vùng miền cụ thể ở Việt Nam.
Vào năm 1999, luận án tiến sĩ “Những đặc trưng cơ bản của truyện dân gian
vùng Thuận Hóa” của tác giả Hồ Quốc Hùng đã quan tâm nghiên cứu những đặc
trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết, cổ tích, truyện trạng ở vùng Thuận Hóa. Khi
nghiên cứu đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết, tác giả Hồ Quốc Hùng đã
chú ý đến những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyền thuyết dân
gian vùng Thuận Hóa ở 3 tiểu loại chính: Truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ
hệ, truyền thuyết nhân vật và sự kiện lịch sử. Trong luận án này, tác giả đã đưa ra
được những nhận định xác đáng về đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian ở
Thuận Hóa: “So với những thể loại khác, truyền thuyết người Việt ở vùng Thuận
Hóa vẫn tỏ ra còn dấu hiệu phát triển ở giai đoạn muộn và một số kiểu tưởng đã tàn
lụi lại dường như được tái sinh với một sức sống mới, đầy sáng tạo. Thể loại này
quy tụ vào mảng đề tài: Khẩn hoang, lập làng, đánh giặc giữ làng. Đây chính là nét
đặc thù về tư tưởng thẩm mỹ của truyền thuyết ở vùng đất mới”[105, tr.102].
Vấn đề nghiên cứu về văn hóa dân gian Nam Bộ, truyện dân gian Nam Bộ
cũng đã được một số tác giả quan tâm trong những năm gần đây. Trước hết phải kể
đến chuyên luận “Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác thảo” (2008) của tác giả
Nguyễn Phương Thảo đã trình bày về những thành tố cơ bản để tạo thành văn hóa
dân gian Nam Bộ. Đặc biệt, trong chuyên luận này tác giả đã dành một chuyên mục
để nêu lên đặc trưng truyện dân gian người Việt ở Nam Bộ. Tuy nhiên, như tên gọi
của chuyên luận này, tác giả không có nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu riêng về thể loại
truyền thuyết dân gian Nam Bộ. Vì vậy mà vấn đề đặc trưng của thể loại truyền

thuyết dân gian vẫn là một điểm mờ chưa được xác định rõ trong chuyên luận này.
Mặc dù vậy, những ý kiến của tác giả Phương Thảo trong chuyên luận này về đặc
15
trưng truyện dân gian người Việt ở Nam Bộ vẫn là những gợi ý cần thiết và có ý
nghĩa đối với chúng tôi khi thực hiện luận án này.
Ở một phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, công trình nghiên cứu “Ý thức lịch sử và
cảm hứng thế sự qua một số truyện và giai thoại địa danh Cần Thơ”(2008) của tác
giả Trần Văn Nam đã quan tâm khám phá đặc điểm nội dung của một số truyện,
giai thoại dân gian có liên quan đến một số địa danh ở Cần Thơ như: Cần Thơ, Cái
Răng, Xà No, Bình Thủy, Đầu Sấu, Cái Da. Trong công trình nghiên cứu này, tác
giả đã khẳng định: “Tình yêu quê hương bao giờ cũng gắn với ý thức lịch sử.
Không phải bất cứ sự kiện lịch sử nào cũng được móc nối vào truyện địa danh mà
thường là những sự kiện có ảnh hưởng nhất định đối với nhân dân một địa phương
hoặc cả nước” [181, tr.106]. Đây là một nhận định hoàn toàn phù hợp với đặc điểm
nội dung của loại truyền thuyết địa danh nói chung. Nhận định này đã góp phần
định hướng giúp chúng tôi trong quá trình khảo sát và lựa chọn các tư liệu truyền
thuyết địa danh ở vùng ĐBSCL.
Vấn đề quan tâm khám phá thể loại truyền thuyết ở một địa phương cụ thể
trong khu vực ĐBSCL còn có luận văn thạc sĩ: “Truyền thuyết dân gian Đồng Tháp
về nhân vật lịch sử và văn hóa” (2010) của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Hoa. Trong
luận văn này, tác giả đã tiến hành sưu tầm và tập hợp những truyền thuyết, giai
thoại dân gian về các nhân vật lịch sử và văn hóa ở tỉnh Đồng Tháp, đồng thời tìm
hiểu về nội dung và thi pháp của truyền thuyết dân gian Đồng Tháp về các nhân vật
lịch sử và văn hóa. Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, tác giả Nguyễn Ngọc
Quỳnh Hoa chủ yếu chỉ nghiên cứu truyền thuyết dân gian về các nhân vật lịch sử,
văn hóa ở tỉnh Đồng Tháp, tác giả không đề cập đến truyền thuyết nhân vật ở các
tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL.
Cùng quan tâm nghiên cứu về truyền thuyết dân gian tỉnh Đồng Tháp còn có
luận văn thạc sĩ: “Truyền thuyết về các vị có công khẩn hoang và lập làng ở vùng
đất Đồng Tháp” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa.

Trong luận văn này, tác giả Kim Thoa chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu khảo
sát các truyền thuyết kể về nhân vật lịch sử có công trong quá trình dựng làng, lập
16
ấp trên phạm vi tỉnh Đồng Tháp. Đóng góp của luận văn này là tác giả đã nêu ra
một vài đặc điểm của bộ phận truyền thuyết về các nhân vật có công dựng làng, lập
ấp ở tỉnh Đồng Tháp.
Cho tới nay, công trình đáng kể nhất đóng góp vào việc nghiên cứu thể loại
truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL là cuốn sách “Truyền thuyết dân gian về
những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ” của Võ Phúc Châu (2011). Trong
đó, tác giả đã hệ thống hóa truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống
Pháp ở Nam Bộ (1858 – 1918) và tiến hành khảo sát các nhóm truyền thuyết trong
hệ thống này, khảo sát motif và một số chứng tích văn hóa liên quan đến truyền
thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ giai đoạn 1858 –
1918. Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu của bộ sách chủ yếu tập trung vào việc
tìm hiểu, phân tích, hệ thống hóa truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa
chống Pháp ở Nam Bộ nên vấn đề đặc trưng thể loại truyền thuyết vùng ĐBSCL
chưa được tác giả đề cập đến. Mặc dù công trình của Võ Phúc Châu chưa phải là
công trình nghiên cứu toàn diện về thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở
Nam Bộ nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng, nhưng đây thực sự là một công trình
khoa học được nghiên cứu nghiêm túc, công phu, có sự tìm tòi và những phát hiện
mới về một tiểu loại truyền thuyết có vị trí quan trọng trong kho tàng truyền thuyết
dân gian Việt Nam – tiểu loại truyền thuyết về nhân vật anh hùng chống giặc ngoại
xâm.
Trên đây là tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết của các tác giả đã bắt đầu
có xu hướng tìm hiểu những đặc điểm của hệ thống tác phẩm truyền thuyết dân gian
ở một số địa phương hoặc vùng miền cụ thể. Tuy nhiên, vấn đề tìm hiểu về đặc
trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL tính đến thời điểm này vẫn
chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xác
định được những cơ sở hình thành nên hệ thống truyền thuyết dân gian vùng

ĐBSCL cũng như việc xác lập những tiêu chí để nhận diện các tác phẩm truyền
thuyết dân gian, hệ thống hóa và phân loại các văn bản truyền thuyết dân gian để từ
17
đó phân tích và chỉ ra được đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng
ĐBSCL. Đó chính là yêu cầu mà chúng tôi đặt ra trong luận án này.
3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyền thuyết dân gian người Việt
được hình thành và lưu truyền ở vùng ĐBSCL.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hướng tới những mục tiêu chính sau đây:
- Xác định cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
- Phân tích và đề xuất được những tiêu chí cơ bản để nhận diện các tác
phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
- Xác lập được các loại, các tiểu loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
- Phân tích và xác định đặc trưng cấu tạo của thể loại truyền thuyết dân
gian vùng ĐBSCL.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đáp ứng những mục tiêu trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
chính sau đây:
1/ Khảo sát các tư liệu lịch sử, văn hóa, tư liệu nghiên cứu về vùng đất Nam
Bộ nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng, để từ đó xác định cơ sở hình thành đặc trưng
thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
2/ Bao quát và thẩm định các tư liệu, các công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu về văn học dân gian, văn hóa dân gian ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới về đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian nói chung, truyền thuyết
dân gian của người Việt nói riêng để từ đó xây dựng được một số tiêu chí nhằm để
nhận diện các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
3/ Dựa vào bộ tiêu chí, sưu tầm và tuyển chọn các văn bản kể từ các nguồn
tư liệu hiện có, từ việc đi điền dã 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL để từ đó

xác lập được hệ thống các loại, các tiểu loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
18
4/ Bằng việc khảo sát, phân tích và so sánh với một số truyền thuyết dân gian
vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Nam Trung Bộ, phân tích và xác định được những
đặc điểm mang tính đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn khuôn khổ của một luận án nên trong luận án này, chúng tôi chủ
yếu nghiên cứu, khảo sát thể loại truyền thuyết dân gian của người Việt ở vùng
ĐBSCL. Khái niệm truyền thuyết dân gian mà chúng tôi sử dụng trong luận án này
là khái niệm dùng để chỉ một thể loại tự sự thuộc văn học dân gian Việt Nam truyền
thống. Lâu nay, giới nghiên cứu folklore đã phân định hai khái niệm: Văn học dân
gian truyền thống và văn học dân gian hiện đại. Văn học dân gian truyền thống
được xác định từ khi bắt đầu đến năm 1945. Văn học dân gian sau năm 1945 được
gọi chung là văn học dân gian hiện đại. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
những truyền thuyết dân gian truyền thống của người Việt ở vùng ĐBSCL. Cụ thể
là hệ thống các tác phẩm truyền thuyết dân gian chứa đựng những nội dung lịch sử,
xã hội của vùng ĐBSCL thời kỳ trước năm 1945.
Truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL bao gồm một hệ thống các loại, các
tiểu loại khá đa dạng và phức tạp. Vì vậy, trong khuôn khổ của một luận án chúng
tôi chủ yếu giới hạn sự nghiên cứu của mình ở việc khảo sát và xác định đặc trưng
thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL dựa trên việc khảo sát và phân tích đặc
trưng cấu tạo cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của hai loại truyền thuyết
có số lượng văn bản lớn đó là: Truyền thuyết địa danh và truyền thuyết nhân vật.
Riêng đặc trưng cấu tạo của loại truyền thuyết phong vật chúng tôi xin trở lại trong
một công trình khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp liên ngành được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cụ thể đó là cả quá trình sưu tầm, tập hợp và nghiên cứu các tài liệu về lịch sử, địa
lý, dân tộc học, tôn giáo, văn hóa học, tâm lý học v.v. của các tác giả nghiên cứu về

vùng ĐBSCL. Phương pháp này giúp cho chúng tôi có cơ sở khoa học để giải thích
19
về các đặc điểm, các quy luật biểu hiện, cơ sở hình thành và đặc trưng của thể loại
truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
4.2. Phương pháp thống kê
Thống kê các tư liệu lịch sử, văn hóa, các văn bản có chứa đựng các tác
phẩm truyền thuyết dân gian ở vùng ĐBSCL và một số vùng miền khác như vùng
đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ để làm cứ liệu trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu. Từ đó xác định được hệ thống các tác phẩm truyền
thuyết dân gian vùng ĐBSCL với các loại, các tiểu loại có số liệu cụ thể, rút ra
những nhận định cần thiết về đặc điểm tư liệu, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm motif,
v.v. của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
4.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh các tác phẩm truyền
thuyết dân gian vùng ĐBSCL với các tác phẩm truyền thuyết dân gian cùng loại,
cùng tiểu loại ở một số vùng miền khác ở Việt Nam nhằm xác định những đặc điểm
đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. Phương pháp so sánh
còn được sử dụng trong việc so sánh những đặc điểm về lịch sử xã hội, văn hóa ở
một số vùng miền khác nhau để từ đó xác định được những cơ sở hình thành nên hệ
thống truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi
nhận thức được tính độc đáo, tính thống nhất của thể loại truyền thuyết dân gian
vùng ĐBSCL so với thể loại truyền thuyết ở một số vùng miền khác trong cả nước.
4.4. Phương pháp sưu tầm điền dã
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi tổ chức các chuyến đi về 13 tỉnh,
thành phố thuộc khu vực ĐBSCL trong 3 năm (2007, 2008, 2009) để ghi chép, ghi
âm những câu chuyện kể của các vị bô lão, các nghệ nhân, các nhà sư về các địa
danh hoặc về các nhân vật lịch sử có liên quan đến đề tài; tiến hành quay video các
đền thờ, các lễ hội dân gian có liên quan đến các tác phẩm truyền thuyết dân gian
được đề cập đến trong luận án. Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi bổ sung thêm
các văn bản kể thuộc thể loại truyền thuyết vốn chưa xuất hiện trong các công trình

sưu tầm, sưu khảo trước đây. Mặt khác, phương pháp này sẽ góp phần bổ sung,
20
khẳng định cho những vấn đề lý luận về thể loại truyền thuyết nói chung đã được
thiết lập từ trước.
5. Đóng góp của luận án
Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án có những đóng
góp cụ thể như sau:
- Xác định được những cơ sở lịch sử - xã hội, cơ sở văn hóa góp phần hình
thành nên những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
- Xác lập được một số tiêu chí cơ bản để nhận diện và phân loại truyền
thuyết dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL nói riêng.
- Tổng hợp và giới thiệu được bức tranh tổng quan và mô tả đặc điểm của
các tài liệu sưu tầm, sưu khảo, các công trình nghiên cứu về thể loại truyền thuyết
dân gian vùng ĐBSCL.
- Hệ thống và phân loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL (gồm 3 loại và
11 tiểu loại). Bổ sung vào kho tàng truyền thuyết Việt Nam 210 tác phẩm truyền
thuyết dân gian vùng ĐBSCL.
- Là công trình đầu tiên tìm ra những đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân
gian vùng ĐBSCL trong một chỉnh thể vừa đa dạng vừa thống nhất. Từ đó góp phần
khẳng định giá trị, vị trí của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 4
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL – Cơ sở hình thành đặc
trưng và một số tiêu chí để nhận diện thể loại.
Nội dung của chương nghiên cứu và xác định cơ sở lịch sử - xã hội, cơ sở
văn hóa là những tiền đề quan trọng góp phần tạo nên đặc trưng thể loại truyền
thuyết dân gian vùng ĐBSCL; Xác định một số tiêu chí cơ bản để nhận diện thể loại
truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL.

21
Chương 2: Đặc điểm tư liệu truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL và vấn
đề phân loại.
Nội dung của chương khảo sát và nêu lên đặc điểm của 04 nhóm tư liệu
truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL: Nhóm tư liệu sưu tầm văn học dân gian;
Nhóm tư liệu sưu khảo địa chí, sưu khảo lịch sử; Nhóm tư liệu nghiên cứu văn học,
nghiên cứu lịch sử; Nhóm tư liệu điền dã. Đồng thời, tiến hành phân loại hệ thống
tư liệu về truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL đã sưu tầm được.
Chương 3: Đặc trưng cấu tạo truyền thuyết địa danh vùng ĐBSCL.
Nội dung của chương khảo sát và nêu lên những đặc điểm mang tính đặc
trưng của cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của 03 tiểu loại thuộc loại
truyền thuyết địa danh vùng ĐBSCL. Việc xác định những đặc điểm mang tính đặc
trưng của 03 tiểu loại này được thực hiện bằng việc so sánh với các truyền thuyết
cùng tiểu loại ở một số vùng miền khác trong cả nước như vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Nam Trung Bộ v.v.
Chương 4: Đặc trưng cấu tạo truyền thuyết nhân vật vùng ĐBSCL.
Nội dung của chương khảo sát và nêu lên những đặc điểm mang tính đặc
trưng của cốt truyện và việc tổ chức các yếu tố tự sự của 06 tiểu loại thuộc loại
truyền thuyết nhân vật vùng ĐBSCL. Việc xác định những đặc điểm mang tính đặc
trưng của 06 tiểu loại này được thực hiện bằng việc so sánh với các truyền thuyết
cùng tiểu loại ở một số vùng miền khác trong cả nước như vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Nam Trung Bộ v.v.









22
Chương 1
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG –
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ
ĐỂ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI
1.1. Cơ sở hình thành đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Vấn đề nghiên cứu cơ sở hình thành đặc trưng các thể loại văn học dân gian
có liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự hình thành và những đặc
điểm của vùng văn hóa hay còn gọi là vùng văn hóa - lịch sử. Một số tác giả khi
nghiên cứu về đặc trưng văn hóa của một vùng văn hóa - lịch sử đã nhấn mạnh:
“Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa – lịch sử là một tập hợp những yếu tố văn hóa
gắn bó hữu cơ với nhau, thể hiện rõ hơn cả là trong văn hóa vật chất, như nhà cửa,
trang phục, ăn uống, phương tiện đi lại, trang trí cũng như trong đời sống tinh thần
như lễ nghi, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, các sáng tác truyền miệng dân gian”.
[230, Tr.58]. Từ việc nghiên cứu này, người ta có thể thấy được những tác động sâu
xa của vùng văn hoá - lịch sử vào việc hình thành nên các tác phẩm nghệ thuật,
thậm chí tác động vào cả cấu tạo của các thể loại văn học dân gian. Đồng thời, từ
góc độ tiếp cận đó, ta có thể khám phá ra được: “Các quy luật nảy sinh lan truyền
nào đó tác động để tạo nên đặc trưng văn học dân gian hay văn nghệ dân gian”.
[230, Tr.91].
Có thể nói, lịch sử hình thành và những đặc điểm của vùng văn hóa – lịch sử
có mối quan hệ hữu cơ với việc hình thành các tác phẩm văn học dân gian cùng
những đặc trưng của nó. Trong mối quan hệ này, những đặc điểm của vùng văn hóa
– lịch sử có vai trò làm cơ sở, nền tảng hình thành nên những đặc trưng của tác
phẩm văn học dân gian hoặc của một thể loại văn học cụ thể. Đến lượt mình, những
đặc điểm của các tác phẩm văn học dân gian hoặc của thể loại văn học sẽ góp phần
làm nổi bật thêm những nét đặc trưng của các vùng văn hóa – lịch sử.
Dựa trên quan điểm về vai trò của của vùng văn hóa - lịch sử đối với sự hình
thành đặc trưng của một thể loại văn học dân gian, chúng tôi tiến hành nghiên cứu,

23
tìm hiểu một số đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hóa mang tính đặc trưng của vùng ĐBSCL.

1.1.1. Cơ sở lịch sử - xã hội
ĐBSCL là vùng đất nằm ở phía Tây Nam Bộ, là nơi có sông Tiền, sông Hậu
và các chi lưu của sông Mê Kông chảy ra biển. Dựa theo một số tài liệu lịch sử đã
công bố như Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Đại Nam nhất thống chí
(Quốc sử quán Triều Nguyễn), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam (Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam) thì vùng đất Nam Bộ đã được hình thành từ đầu công nguyên và
tính đến nay, lịch sử vùng đất Nam Bộ - trong đó có vùng ĐBSCL - đã trải qua 05
giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII
- Giai đoạn 2 : Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVI
- Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII
- Giai đoạn 4: Từ năm 1802 đến năm 1954
- Giai đoạn thứ 5: Từ 1954 đến nay
Theo các thư tịch cổ, trước khi trở thành đất Đại Việt, vùng đất Nam Bộ là
nơi cư trú của một số quốc gia cổ đại với nền văn hoá mang tính đặc thù. Đồng thời,
qua việc khai quật địa điểm Óc Eo - thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn,
Tỉnh An Giang - của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Mallere, nhiều di tích kiến
trúc và hiện vật quý ở vùng Óc Eo này đã chứng minh đây chính là di tích vật chất
của nước Phù Nam. Những phát hiện mới về văn hóa Óc Eo trong thời gian gần đây
trên địa bàn các tỉnh Long An, Đồng Tháp như nền gạch cổ, cọc gỗ nhà sàn, mộ
táng ở Gò Tháp (Đồng Tháp), đồ gốm vặn thừng có vẽ màu, hay 40 rìu đá cùng các
bàn mài, chày nghiền ở gò Cây Tùng (An Giang) v.v. đã chứng minh văn hóa Óc Eo
có nguồn gốc bản địa mà trung tâm là vùng đất Nam Bộ.
Mặc dù nhiều công trình khoa học đã khẳng định vùng đất Nam Bộ có lịch
sử hình thành từ rất sớm như vậy nhưng có thể nói phải đến đầu thế kỷ XVII, năm
1620, sau sự kiện chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho Quốc
24

vương Chân lạp Chey Chettha II mới có lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận -
Quảng của chúa Nguyễn đến khai khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt đầu
tiên trên vùng đất Nam Bộ: “Nhà vua mới lên ngôi Chey Chettha II liền xây một
cung điện ở Oudong. Nơi đây ông long trọng cử hành lễ cưới một công chúa con
vua An Nam. Bà này rất đẹp. Chẳng bao lâu bà có ảnh hưởng mạnh đến nhà vua.
Nhờ bà mà một sứ đoàn An Nam đã xin được Chey Chettha cho phép lập thương
điếm trong miền Nam Cao Miên, ở chính nơi ngày nay là Sài Gòn” [92, tr.28].
Cuối thế kỷ XVII, năm 1679, có một số người Trung Quốc vốn là những
quan lại, quân lính, người dân trung thành với triều đình nhà Minh cũng đến vùng
đất Nam Bộ để tìm địa bàn cư trú. Điều này đã làm cho bức tranh cơ cấu tộc người
ở Nam Bộ thêm đa dạng. Những người này chủ yếu đến khai khẩn, vỡ hoang, dựng
phố xá ở Gia Định, Biên Hòa, Mỹ Tho. Riêng vùng Hà Tiên, Long Xuyên, Bạc
Liêu, Cà Mau (gọi chung là vùng đất Hà Tiên), sự hình thành quần thể các cư dân ở
vùng đất này có vai trò tích cực của Mạc Cửu: “Mạc Cửu đã biến toàn bộ vùng đất
Hà Tiên - Long Xuyên - Bạc Liêu – Cà Mau thành khu vực cát cứ của dòng họ
mình, không còn lệ thuộc vào chính quyền Chân Lạp nữa. Sự phát triển độc lập của
vùng đất Hà Tiên dưới quyền cai quản của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ đã từng được
người Trung Quốc đương thời nhìn nhận như là một quốc gia riêng” [92, tr.31]
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Cảnh (nhân dân gọi
ông là Chưởng binh Lễ, Lễ là tên tự của ông) vào vùng đất Đồng Nai, Sài Gòn để
tiến hành xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với vùng đất này: Tổ chức các
đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền, “thực thi quyền lực nhà nước trong việc
quản lý đất đai, hộ khẩu, thu thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên, thu thuế qua
việc trao đổi với các thương nhân nước ngoài” [92, tr.33].
Như vậy, kể từ năm 1698, dưới sự cai quản của Chúa Nguyễn, Sài Gòn –
Gia Định đã trở thành một trung tâm hành chính, chính trị và đang từng bước trở
thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất Nam Bộ.
Theo Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, đến năm 1757, những phần đất
còn lại của vùng ĐBSCL đã thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn, chính thức
25

thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau này, dưới thời Nhà Nguyễn (1802-1945) tuy có
một số vùng đất được tiếp tục điều chỉnh nhưng trên căn bản, chủ quyền vùng biên
giới Tây Nam Việt Nam đã được xác định từ năm 1757.
Giai đoạn từ thế kỷ XVII - XVIII, nhiều người nông dân Thuận - Quảng tự
động di cư vào Nam tìm đất sinh sống. Chúa Nguyễn cho người đứng ra tổ chức các
cuộc di cư này và lập thành các xã, thôn, phường, ấp của người Việt. Chúa Nguyễn
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng đem tôi
tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Lực lượng khai hoang
chủ yếu là lưu dân người Việt và một số bộ phận người dân gốc Chămpa, Chân Lạp.
Theo nhận định của Nguyễn Chí Bền: “Chủ thể sáng tạo văn hóa dân gian người
Việt Nam Bộ là người Việt. Hiển nhiên những cư dân Việt này không phải là cư
dân bản địa ở đây mà họ là những lưu dân” [179, Tr. 53]. Theo sự phân loại của
Nguyễn Chí Bền trong công trình nghiên cứu “Những hằng số của văn hóa dân
gian người Việt Nam Bộ”, tác giả đã khẳng định tính đến thời điểm trước năm 1975,
Nam Bộ chủ yếu có ba lớp lưu dân theo dòng lịch sử đến với vùng đất này:
Lớp cư dân người Việt thứ nhất đến Nam Bộ là những lưu dân đi khai phá
vùng đất mới. Họ bao gồm những người dân miền Trung, miền Bắc nghèo khổ, lưu
tán, muốn tránh khỏi cuộc phân tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, họ còn là
“những lính tráng cùng với nhiều tội đồ được triều đình sai phái, bắt buộc vào Nam
lập đồn điền vừa bảo vệ biên cương, giữ trị an vừa mở rộng lập vườn quanh cứ
điểm quân sự” [61, tr. 198]. Có một số ít trong lớp lưu dân người Việt thứ nhất này
là những người có quyền thế, giàu có chiêu mộ dân nghèo từ miền Trung đi vào
Nam để khai khẩn đất hoang theo chính sách dinh điền của nhà Nguyễn.
Lớp cư dân người Việt thứ hai đến Nam Bộ là do sự tác động của người
Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa đã khiến người Pháp kiên trì chủ trương đưa
một triệu người dân Đàng Ngoài vào làm công nhân trong các đồn điền cao su, chè,
cũng như khai phá tiếp tục vùng phía tây sông Hậu. Lớp cư dân này vốn là những
nông dân nghèo khổ ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, đến Nam Bộ, đương nhiên
họ có những đặc điểm khác so với lớp cư dân người Việt đầu tiên.

×