ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN HOÀNG HÙNG
TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỜI TRUNG ĐẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34.01
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN HOÀNG HÙNG
TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỜI TRUNG ĐẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án,
Trần Hoàng Hùng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 15
5. Đóng góp mới của luận án 15
6. Giới thiệu kết cấu luận án 16
CHƯƠNNG 1. XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XVIII
VÀ TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH 17
1.1. Xã hội - văn hoá - tư tưởng Đại Việt thế kỉ XVIII 17
1.1.1. Sự sụp đổ của xã hội phong kiến và bi kịch lịch sử của dân tộc 17
1.1.2. Văn hoá - tư tưởng Đại Việt thế kỉ XVIII 22
1.2. Tác giả của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 28
1.2.1. Ngô Thì Nhậm 28
1.2.2. Phan Huy Ích 34
1.2.3. Ngô Thì Hoàng 35
1.2.4. Vũ Trinh 37
1.2.5. Nguyễn Đăng Sở 37
1.2.6. Nguyễn Đàm 39
1.3. Về văn bản tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 40
1.3.1. Nhan đề tác phẩm 40
1.3.2. Giới thiệu tác phẩm 41
1.3.3. So sánh các bản dịch phần chính văn của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh42
]Tiểu kết 65
CHƯƠNG 2. TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH NHÌN TỪ NỘI
DUNG TƯ TƯỞNG 66
2.1. Tư tưởng Phật giáo Đại thừa Thiền tông trong tác phẩm Trúc Lâm tông
chỉ nguyên thanh 66
2.2. Sự dung hợp các hệ tư tưởng trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh 84
2.3. Tinh thần nhập thế yêu nước trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh 103
Tiểu kết 112
CHƯƠNG 3. TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH NHÌN TỪ NGHỆ
THUẬT 113
3.1. Thể loại tác phẩm 113
3.1.1. Sự kế thừa thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo của văn học Phật giáo đời
Trần 113
3.1.2. Bút pháp luận thuyết bậc thầy trong tác phẩm 118
3.2. Kết cấu tác phẩm 125
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm 127
3.3.1. Thiền ngữ 130
3.3.2. Ngôn ngữ biểu tượng 136
3.3.3. Sử dụng điển cổ 138
3.3.4. Những biện pháp tu từ 141
Tiểu kết 147
CHƯƠNG 4. TỪ KINH VIÊN GIÁC ĐẾN TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN
THANH VÀ VỊ TRÍ CỦA TÁC PHẨM TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO
VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI 149
4.1. Ảnh hưởng của kinh Viên giác trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 149
4.1.1. Về Kinh Viên giác 149
4.1.2. Về mối quan hệ số chương trong hai tác phẩm 151
4.1.3. Dấu ấn của kinh Viên giác trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh 152
4.2. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh với sự kế thừa và phát triển tư tưởng
Thiền phái Trúc Lâm đời Trần 163
4.2.1. Vài nét về Thiền phái Trúc Lâm đời Trần 163
4.2.2. Sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm trong tác phẩm Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh 171
4.3. Vị trí của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt
Nam thời trung đại 178
Tiểu kết 184
KẾT LUẬN 185
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO 193
1
MỞ ĐẦU
1. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Văn hoá là cái hồn của dân tộc, là bảo vật vô giá và đặc thù để tạo nên bản
sắc riêng của dân tộc; là động lực để đất nước phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế lịch
sử đã chứng minh chính nền văn hoá đặc sắc của cư dân lúa nước phương Nam đã
thổi một luồng sinh khí vào hồn dân tộc Việt tạo nên sức sống vô cùng mãnh liệt và
bất diệt, dù cho bao nhiêu thế lực ngoại xâm muốn thống trị và đồng hoá nhưng vẫn
không làm gì được.
Văn học là xương sống của văn hoá, là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy
đủ mọi khía cạnh vật chất, tinh thần của đời sống xã hội. Hơn bao giờ hết, trong thời
đại ngày nay việc kế thừa, gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống, tiếp thu có chọn
lọc những thành tựu văn hoá của quá khứ, của nhân loại để làm phong phú thêm cho
văn hoá nước nhà là việc làm vô cùng bức thiết. Bởi lẽ cùng với sự bùng nổ của khoa
học công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hoá, vấn đề xây dựng và bảo vệ quốc
gia độc lập, tự chủ, phát triển - bền vững hiện không chỉ là vấn đề biên cương, lãnh
thổ, hải phận, không phận… mà quan trọng hơn hết chính là được xác định ở đặc
trưng văn hoá mang bản sắc dân tộc.
Nếu ở thời Lý - Trần với sự phát triển cực thịnh của Phật giáo mang bản sắc
văn hoá Đại Việt, góp phần làm nên hào khí cùng chất dân chủ - rộng mở của thời
đại, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thì về
sau, nhất là từ giữa thế kỷ XIV trở đi, khi thiền sư Huyền Quang Trúc Lâm đệ tam
Tổ lãnh đạo giáo hội thì Phật giáo hồi này không còn thịnh đạt như trước. Phật giáo
đã nhường chính trường cho Nho giáo và rút về nơi thiền môn, tự viện. Từ đó đến
cuối thế kỷ XVIII và về sau cũng vậy, Phật giáo chỉ ảnh hưởng sâu rộng trong nhân
gian, trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân con người, chứ không tham gia chính
quyền như trước. Thế nhưng lúc này, có một hiện tượng văn hoá nổi bật, góp một
tiếng nói mới cho văn học Việt Nam nói chung và cho bộ phận văn học Phật giáo
thời trung đại nói riêng, đó là tiếng nói của một số nhà Nho uyên thâm Nho - Lão;
hiểu sâu Thiền - Phật, lòng mộ đạo Phật, có thực hành Thiền quán, sống nếp sống
Thiền và đã viết một tác phẩm luận thuyết triết lý: Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
thể hiện sự dung hợp tư tưởng Tam giáo. Tìm hiểu tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ
nguyên thanh cũng không ngoài việc nghiên cứu những giá trị văn hoá tinh thần
2
truyền thống của cha ông cùng bản sắc văn hoá tư tưởng của dân tộc. Đó cũng là
cách “ôn cố tri tân” (học cũ biết mới), “học xưa vì nay”, nhất là trong thời đại mở
cửa hội nhập hôm nay.
1.2. Các bậc tiên Nho ở thế kỷ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên
cứu ở nửa sau thế kỷ XX và gần đây đã bàn nhiều về cuộc đời, về tư tưởng và thơ
văn của Ngô Thì Nhậm hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhưng hiện chưa có một công
trình nào tập trung tìm hiểu nghiên cứu toàn diện và khảo sát đầy đủ, chuyên sâu về
tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, nhất là đặt nó trong tiến trình phát triển
của văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại như đề tài luận án này. Có thể nói đây
là một đề tài mới và khó, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được viết bằng chữ Hán, dưới ánh
sáng của tư tưởng và mỹ học Thiền mà các tác giả của nó lại là những nhân vật đặc
biệt: nhà Nho - Thiền sư - Thi sĩ, nên việc tìm hiểu giá trị của tác phẩm này là khó
khăn và phức tạp: phải hiểu Hán học; phải thông tư tưởng Phật giáo, Thiền học, mà
Phật - Thiền Đại Việt có sự dung hợp tư tưởng tam giáo, và đặc biệt là, muốn thực
hiện thành công đề tài, người viết phải đích thân trải nghiệm vào cảnh giới Thiền
định thì mới mong giải mã được một cách chính xác nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Thật may mắn là người viết luận án này thân ở cửa Thiền, tu học và thực hành Thiền
định đã hơn hai chục năm; có cơ hội được tiếp xúc và nghiên cứu Thiền học, Hán
học gần hai mươi năm; giảng dạy chữ Hán và tiếng Hoa trên năm năm; đặc biệt là từ
thuở nhỏ bản thân đã rất thích và học thuộc làu không ít những tác phẩm thơ văn
mang đậm chất Thiền và giàu tính nhân văn của bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam
thời trung đại.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Luận án đặt tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong tiến trình phát
triển của bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, do vậy, luận án không
thể không nêu lại những thành tựu sưu tầm văn bản văn học Phật giáo Việt Nam,
những thành tựu nghiên cứu về văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại (với hai
thời đại: Lý - Trần, Lê - Nguyễn) của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay, trong đó
trọng tâm là tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.
2.1. Thành tựu về văn bản học và nghiên cứu văn học Phật giáo Việt Nam
thời trung đại
Trước khi luận thuyết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh ra đời, thì văn học Phật
giáo đã có nhiều tác phẩm có giá trị. Thế kỷ thứ II có Lý hoặc luận của Mâu Bác,
3
một tác phẩm luận thuyết nổi tiếng của Phật giáo vùng Đông Á, cắm cái mốc khởi
đầu cho văn học Phật giáo Việt Nam; thế kỷ thứ III có Lục độ tập kinh cùng một số
tác phẩm khác của Khương Tăng Hội; thế kỷ thứ V có cuộc tranh luận về Phật pháp
giữa hai vị thiền sư là Đạo Cao và Pháp Minh với sứ quân Lý Miễu thông qua Sáu
bức thư; từ thế kỷ thứ VI đến đến đầu thế kỷ thứ X có những thi kệ của các vị thiền
sư: Pháp Hiền, Đại Thừa Đăng, Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong, La Quý An,
Định Hương, v.v
Thời Lý - Trần (thế kỷ X - XIV) có những tác phẩm: Thiền uyển tập anh ngữ
lục, Thánh đăng ngữ lục, Tam Tổ thực lục… chép hành trạng của các vị thiền sư,
trong đó có thi kệ, nên những tác phẩm ấy không những có giá trị tư tưởng mà còn
có giá trị thi ca rất lớn. Đặc biệt Khóa hư lục của Trần Thái Tông và Thượng sĩ ngữ
lục của Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung, có thể nói là hai tác phẩm vừa có giá trị văn
chương lại vừa có giá trị tư tưởng Thiền mang bản sắc độc đáo của Đại Việt. Ngoài
ra, cần phải kể thơ văn của các vị vua chúa quý tộc quan lại thể hiện tư tưởng Thiền,
mang cảm quan Thiền đạo v.v
Những tác phẩm văn học Phật giáo thời Lý - Trần đã được các nhà nghiên cứu
ở Viện Văn học sưu tầm, dịch thuật và công bố tương đối đầy đủ trong bộ tuyển tập
đồ sộ Thơ văn Lý - Trần ba tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977, 1979, 1988.
Thời Lê - Nguyễn (thế kỷ XV-XIX) có một số thi phẩm mang cảm hứng Thiền
hoặc thể hiện Thiền ý của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều,
Nguyễn Du, v.v Đóng vai trò chủ đạo của bộ phận văn học này vẫn là những tác
phẩm của các vị thiền sư như Chân Nguyên, Hương Hải, Toàn Nhật, Liễu Quán,
Nguyên Thiều, Phúc Điền, v.v
Những văn bản văn học Phật giáo vừa nêu đã được các vị thiền sư của phái
Trúc Lâm sưu tầm, khắc bản rồi in ấn vào các thế kỷ: XVII, XVIII và XIX. Sau này,
những tác phẩm của các vị thiền sư vừa nêu đã được Việt dịch có kèm nguyên tác
chữ Hán mà người có đóng góp nhiều nhất phải kể đến những công trình nghiên cứu
và dịch thuật của Lê Mạnh Thát.
Cho nên, có thể khẳng định dòng chảy của văn học Phật giáo là liên tục và
xuyên suốt trong lịch sử văn học Việt Nam, là một bộ phận không thể tách rời của
văn học Việt Nam.
Riêng nghiên cứu về tác gia tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam thời trung
đại thì trước đây đã được các nhà nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp giới thiệu vài
đoạn hoặc nhắc qua sơ lược vài dòng trong các bộ văn học sử, chẳng hạn trên miền
4
Bắc có: Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi (1942); Văn học đời Lý và
Văn học đời Trần của Ngô Tất Tố (1942); Việt Nam văn học sử yếu của Dương
Quảng Hàm (1943); Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Bùi Văn Nguyên chủ biên
(1961); Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, Lê Trí Viễn chủ biên (1961); Văn học cổ
Việt Nam, 2 tập, Đinh Gia Khánh chủ biên (1964); Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến
đầu thế kỷ XVIII, 2 tập, Đinh Gia Khánh chủ biên, (1977, 1978); Văn học Việt Nam
từ giữa thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, 2 tập, Nguyễn Lộc, (1976, 1978), Văn
học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Bùi Văn Nguyên chủ biên (1989).
Ở miền Nam có: Văn học sử Việt Nam của Lê Văn Siêu (1956); Việt Nam văn
học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, tập 1: Văn học lịch triều - Hán văn; tập
2: Văn học lịch triều - Việt văn, (1961-1965); Việt Nam văn học giảng bình của
Phạm Văn Diêu (1960), Hai trăm năm văn học đời Lý và Văn học Trần - Hồ của
Phạm Văn Diêu, in rônêô, bài giảng tại Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Sài
Gòn niên khóa 1971-1972 v.v
Những công trình nghiên cứu về Phật giáo sử, về tư tưởng Thiền Phật, trong đó
có đề cập văn học Phật giáo của các nhà nghiên cứu như của Trần Văn Giáp: Le
Bouddhisme en Annam des origines au XIII
e
siècle (BEFEO, Hà Nội, 1932); của Mật
Thể: Việt Nam Phật giáo sử lược (1943); một loạt công trình nghiên cứu của Nguyễn
Đăng Thục xuất bản trước năm 1975: Thiền học Việt Nam (1967), Lịch sử tư tưởng
Việt Nam (1967), Lịch sử triết học Đông phương (tb 1968), Thiền học Trần Thái
Tông (1971), Phật giáo Việt Nam (1974) và các bài viết đăng trên Tạp chí Tư tưởng
số 2 và 4-1972, số 4 và 6-1972. Qua những công trình trên, Nguyễn Đăng Thục đã
chỉ ra những nét đặc thù của Thiền học Việt Nam: mô hình tổ chức, đường lối hoạt
động, phương thức tu trì… có những đóng góp lớn trong việc phục hưng văn hóa Đại
Việt.
Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh) trong bộ Việt Nam Phật giáo sử luận, 3 tập,
Lá Bối, SG, 1973, đã nêu lên cốt lõi tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần
thông qua thi, kệ, ngữ lục, luận thuyết trong chương viết về Phật giáo đời Trần; giới
thiệu nội dung đặc sắc của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì
Nhậm ở chương viết về Phật giáo cuối thời Lê trung hưng.
Những công trình của Lê Mạnh Thát: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, 3 tập (bản in
ronéo 1974, xuất bản 1999, 2001, 2002); Khương Tăng Hội toàn tập (1975); Tuyển
tập Chân Nguyên thiền sư (2 tập, in ronéo 1978); Nghiên cứu về Mâu Tử (1982);
Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh (1999); Toàn tập Minh Châu Hương Hải (2000);
5
Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài (2 tập, 2005); Trần Thái Tông toàn tập (2006); Trần
Nhân Tông toàn tập (2006)…
Công trình của Viện Triết học: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (1988) do Nguyễn
Tài Thư chủ biên. Đặc biệt những công trình của Thích Thanh Từ như Tham đồ hiển
quyết và thi tụng các thiền sư đời Lý đã chỉ ra nét đặc sắc tư tưởng Thiền học Việt
Nam qua hai dòng Thiền Tỳ ni đa lưu chi và Vô Ngôn Thông có chép trong sách
Thiền uyển tập anh ngữ lục; Thánh đăng lục giảng giải, tác giả đã trình bày quan
điểm tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm hay giải thích ý chỉ của Trúc Lâm sơ Tổ,
hoặc nhận xét về hồn thơ, về chất Thiền độc đáo, thấm đẫm tinh thần dân tộc trong
thơ các vị vua Trần; Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục giảng giải, tác giả đã giảng giải
yếu chỉ tư tưởng thiền trong từng văn bản thơ văn. ngữ lục của Tuệ Trung Thượng sĩ.
Công trình tập thể do Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh chủ
biên: Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam là sự tập hợp 34 bài nghiên cứu
từ Hội thảo khoa học về Tuệ Trung Thượng sĩ mà Viện Khoa học Xã hội tại thành
phố Hồ Chí Minh cùng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức vào năm
1993.
Bên cạnh, cần phải kể đến những công trình tập thể như của Viện Sử học: Tìm
hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần (1981) với 17 bài viết về ba vấn đề lớn của thời
đại này: Hình thái kinh tế, Thể chế chính trị và kết cấu đẳng cấp, Văn hóa và tư
tưởng; của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam: Thiền học đời Trần (1995) với 28
bài viết của các nhà nghiên cứu; của Nguyễn Hùng Hậu: Lược khảo tư tưởng Thiền
phái Trúc Lâm Việt Nam (1997); của Trương Văn Chung: Tư tưởng triết học của
Thiền phái Trúc Lâm (1997); và Kỷ yếu Hội thảo Khoa học kỷ niệm 700 năm (1308-
2008) ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn: “Đức vua - Phật Hoàng
Trần Nhân Tông: cuộc đời và sự nghiệp” với 81 bài viết của các nhà nghiên cứu, do
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức tại Quảng
Ninh ngày 26-11-2008.
Những bài giới thiệu và dịch thơ văn Lý - Trần, trong đó có văn học Phật giáo,
của các nhà nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí từ trước năm 1945 như: Đinh
Văn Chấp, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Ngô Tất Tố đã dịch thơ văn đời Lý, đời
Trần công bố trên tạp chí Nam Phong nhiều số liền, để sau này các nhà nghiên cứu ở
Viện Văn học kế thừa tiếp bước và hoàn thành bộ Thơ văn Lý – Trần ba tập (1977,
1979, 1988) mà ở trên chúng tôi có nêu.
6
Những bài viết về thơ văn Lý - Trần của các nhà nghiên cứu như: Nguyễn
Trọng Thuật với Bình luận về sách Khóa hư đăng trên Tạp chí Nam Phong, tập
XXXIII, số 189, tháng 10-1933 đã nêu lên nhận thức của tác giả về nội dung tư
tưởng tác phẩm của Trần Thái Tông; Đặng Thai Mai với bài Về mối quan hệ lâu đời
và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc (Tạp chí Nghiên cứu Văn
học số 7-1961) đã chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa thơ văn Lý - Trần với thơ
văn Đường - Tống; còn trong bài Mấy điều tâm đắc khi đọc lại thơ văn của một thời
đại (Tạp chí Văn học số 6-1974) vị học giả lão thành đã chia văn học nước ta làm ba
thời kỳ: từ thế kỷ thứ III TCN đến đầu thế kỷ thứ X; từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ
XIX; từ giữa thế kỷ XIX đến thế kỷ XX. Trong đó, tác giả nêu lên giá trị nội dung tư
tưởng của văn học đời Trần góp phần làm nên lịch sử văn học nước nhà, qua những
đóng góp đáng kể của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân
Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Đồng thời bài viết còn đề cập đến một đạo Phật
khoan dung cởi mở, từ đó sinh ra những nhà thơ có bản lĩnh, có tâm hồn phóng
khoáng, giàu chất nhân bản với những bài thơ Thiền độc đáo, có khí sắc, đạo nhưng
rất đời.
Kiều Thu Hoạch qua bài Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư Lý - Trần (Tạp chí
Văn học số 6-1965) đã nhận định bên cạnh những tác phẩm thơ văn đề cao ý thức tự
cường dân tộc, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, còn có thơ văn của các thiền sư,
nổi bật là thơ văn của Thiền phái Trúc Lâm. Thời Lý - Trần có nhiều nhà sư nổi tiếng
về văn học. Các thiền sư hay làm thơ và có thơ hay, mảng thơ văn này có nhiều yếu
tố siêu thoát, chất thơ bàng bạc, giáo lý nhà Phật được trình bày dưới một hình thức
nghệ thuật khá bóng bẩy, sinh động.
Nguyễn Huệ Chi với một loạt bài viết về văn học Lý - Trần, trong đó có văn
học Phật giáo đăng trên Tạp chí Văn học như: Từ nghĩa rộng và nghĩa hẹp hai chữ
“văn học” trong quá khứ, đến việc phân loại các loại hình văn học Lý - Trần (số 5-
1976); Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền thời Lý - Trần (số 4-
1977); Các yếu tố Nho – Phật – Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong
đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lý - Trần (số 6-1978); Hiện tượng hội nhập
văn hóa dưới thời Lý - Trần (số 2-1992)… Những bài viết vừa nêu đã cho người đọc
có cái nhìn bao quát về văn học Phật giáo, trong đó có văn thơ Thiền phái Trúc Lâm.
Ở đó, tác giả đã khám phá chiều sâu tư tưởng Phật giáo được thể hiện qua văn thơ.
Qua các bài viết, hệ thống thể loại văn học Phật giáo, loại hình tác giả thiền sư, mối
7
liên hệ giữa văn học Thiền Trung Hoa và Việt Nam cũng được tác giả bài viết định
hướng cụ thể.
Bài viết của Trần Thị Băng Thanh: Thử phân tích hai mạch cảm hứng trong
dòng văn học Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo (Tạp chí Văn học, số 4-1992) đã
cho rằng bộ phận văn học này có hai mạch cảm hứng chính: một là, những tác phẩm
bàn trực tiếp về triết học giáo lý, phương pháp tu hành; hai là nội dung triết học sâu
sắc của đạo Phật, những cảnh già lam chỉ là những hiện thực gợi ý, những luồng ánh
sáng để đưa thi nhân đến cảm hứng thi ca giúp thi nhân có những cảm hứng về cuộc
đời sâu sắc hơn. Trong công trình Những suy nghĩ từ văn học trung đại (1999), có
bài nghiên cứu về Trần Nhân Tông, về Huyền Quang.
Mai Quốc Liên trong bài viết Các nhà thơ đời Trần (trong tiểu luận Dưới gốc
me vườn Nguyễn Huệ, 1986) đã đề cập đến những điểm cơ bản của đặc trưng thơ
Thiền: văng lặng, hư tịch, phản ánh chân như của vũ trụ theo quan điểm Phật giáo,
mà thơ Thiền của Trần Nhân Tông đã mang đặc trưng ấy.
Phạm Ngọc Lan trong Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ (Tạp chí
Văn học, số 4-1992) đã đề cập cảm hứng Thiền trong những bài thơ viết về thiên
nhiên của Trần Nhân Tông.
Những bài viết trên Tạp chí Văn học, số 2-1992, số 3-1993, và công trình Khảo
sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI - XIV (luận án
Tiến sĩ bảo vệ 1995, xuất bản 1996) đã nêu lên những đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền
qua khảo sát ngôn ngữ thơ Thiền, hình tượng con người, thiên nhiên; không gian và
thời gian nghệ thuật; thể thơ, kết cấu, cách miêu tả, giọng điệu thơ Thiền; so sánh
đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền với thơ Nho cùng thời, có đối chiếu với thơ Thiền
Trung Hoa và Nhật Bản.
Công trình của Nguyễn Phạm Hùng Văn học Lý - Trần nhìn từ thể loại (1998)
đã nghiên cứu hệ thống thể loại văn học thời Lý - Trần trong đó có các thể loại văn
học Phật giáo như Kệ và thơ Thiền, Ngữ lục, Truyện ký v.v ; Một loạt bài viết của
nhà nghiên cứu này về văn học Phật giáo in trong tuyển tập Trên hành trình văn học
trung đại (2001) đã giúp người đọc có một cái nhìn chung về thẩm mỹ của thơ
Thiền, cảm hứng sáng tạo của thơ Thiền, hình ảnh biểu tượng Phật lý, thủ pháp nghệ
thuật đặc trưng của văn học Phật giáo và bút pháp của từng gương mặt tiêu biểu
trong bộ phận văn học Phật giáo.
Nguyễn Hữu Sơn với chuyên luận Loại hình Thiền uyển tập anh (2002) đã xác
định tác phẩm là sự đan xen nhiều thể loại như ngữ lục, truyện truyền đăng, có sự
8
tích hợp folklore và có giá trị tàng trữ thi ca, và theo ông có thể xem tác phẩm như là
một thể tài biến văn. Những bài viết của nhà nghiên cứu này in trong tuyển tập Văn
học trung đại Việt Nam – Quan niệm con người và tiến trình phát triển (2005) như
Vịnh Vân Yên tự phú – nẻo về thiên nhiên Phật và cõi vô tâm đã khái quát cuộc đời
và hành trạng của Huyền Quang, chuyển hóa cõi thiên nhiên thành cõi Phật trong bài
phú; tác giả còn đặt bài phú này trong tương quan với các văn phẩm Nôm cùng thời
như Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông,
Giáo tử phú tương truyền của Mạc Đĩnh Chi? để thấy được tiến trình hình thành và
phát triển dòng văn học Nôm ở Việt Nam.
Nguyễn Công Lý với Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý - Trần
(1997) đã chỉ ra nét riêng của Phật giáo Thiền tông Việt Nam, nhất là dòng Thiền
Trúc Lâm Yên Tử, cùng nét những đặc sắc của văn học Thiền giai đoạn này. Trong
Văn học Phật giáo thời Lý - Trần: diện mạo và đặc điểm (2002) đã trình bày lực
lượng tác giả, hệ thống thể loại, ngôn ngữ văn tự, đề tài phản ánh làm nên diện mạo
cùng nêu lên sáu đặc điểm cơ bản của bộ phận văn học này. Ở đó, công trình nêu lên
mối quan hệ giữa Phật giáo và văn học nghệ thuật, chỉ ra mối tương liên giữa tư duy
Phật giáo Thiền tông và tư duy Đạo học của Lão - Trang với tư duy văn học, có đối
sánh với tư duy Nho giáo, rồi khẳng định có một kiểu tư duy nghệ thuật trực cảm
tâm linh trong văn chương mà bộ phận văn học Phật giáo Thiền tông thời Lý - Trần
thể hiện rõ nét nhất, bởi đó là tinh hoa của văn học Phật giáo Việt Nam. Mấy chục
bài viết của tác giả này đăng trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học… về văn học Phật giáo trước thế kỷ thứ X và về văn học Phật
giáo thời Lý - Trần (công bố từ 1996 đến 2012) đã chỉ ra những nét đặc trưng tư
tưởng của Phật giáo Thiền tông Việt Nam, về văn học Phật giáo Việt Nam, nhất là
thời Lý - Trần.
Lê Thị Thanh Tâm với luận án Tiến sĩ: So sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ
Thiền Đường - Tống (2007) đã tiếp thu và kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có
để từ đó bằng phương pháp so sánh loại hình tác giả đã chỉ ra nét riêng, cái hay, cái
đẹp của thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần so với với thơ Thiền Trung Quốc thời
Đường - Tống, mà trước đó, tác giả này cũng có một số bài viết về Phật về Thiền qua
cái nhìn so sánh đăng trên tạp chí hay trong kỷ yếu hội thảo khoa học.
Thích Phước Đạt (Trần Lý Trai) với luận án Tiến sĩ: Giá trị văn học trong tác
phẩm của Thiền phái Trúc Lâm (2008) đã giới thiệu Thiền phái Trúc Lâm và lịch sử
truyền thừa cùa Thiền phái cùng nêu lên hai giá trị: nội dung tư tưởng và nghệ thuật
9
trong các tác phẩm văn - triết của các tác giả thuộc Thiền phái này. Bên cạnh, tác giả
này còn có một số bài viết về tác giả, tác phẩm văn học Thiền thời Lý – Trần, nhát là
về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, công bố vào các năm 2004, 2006, 2007, 2008,
2009, 2010.
Thời Lê - Nguyễn (thế kỷ XV - thế kỷ XIX), bên cạnh một số công trình viết về
hành trạng và tác phẩm của các vị thiền sư thuộc giai đoạn này của các nhà Phật học,
nhất là các công trình của Nguyễn Lang Thích Nhất Hạnh và của Lê Mạnh Thát như
ở trên vừa nêu thì còn có một số bài viết về văn học Phật giáo, về ảnh hưởng tư
tưởng Thiền Phật trong thơ văn của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Du, v.v của các nhà nghiên cứu như: Đinh Gia Khánh, Bùi Văn
Nguyên, Bùi Duy Tân, Minh Chi, Hà Thúc Minh, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn
Hữu Sơn, Nguyễn Công Lý, Nguyễn Phạm Hùng, v.v
2.2. Thành tựu nghiên cứu về tác gia Ngô Thì Nhậm và tác phẩm Trúc Lâm
tông chỉ nguyên thanh
Từ thế kỷ XIX về trước, các bậc tiên Nho, các sử gia trong các bộ chính sử triều
Nguyễn ít nhiều đã có nhắc đến Ngô Thì Nhậm.
Sang thế kỷ XX, trong các bộ văn học sử của trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, của Phạm Thế Ngũ, v.v mà ở trên có đề cập,
ít nhiều đều có nhắc qua Ngô Thì Nhậm dù rất sơ lược, còn về tác phẩm Trúc Lâm
tông chỉ nguyên thanh thì hầu như chưa được tìm hiểu trong các công trình nghiên
cứu ở Việt Nam từ 1954 trở về trước.
Lần đầu tiên Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh) trong Việt Nam Phật giáo sử
luận tập 2 (1972), ở chương XXIV Lý học và Phật giáo đã dành 27 trang với nhiều
mục (từ trang 269 đến trang 295) để giới thiều về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh qua các tiêu đề: Đại chân Viên giác thanh; Một tổng hợp
Nho Phật độc đáo; Một số chủ đề khác của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh; Quan
niệm Thiền của Hải Lượng và các bạn; Con người của Hải Lượng. Chỉ bấy nhiêu đó
nhưng cũng gợi mở giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về tác giả và tác phẩm luận
thuyết triết lý này.
Tiếp đến, Thích Minh Tuệ trong Lược sử Phật giáo Việt Nam (1993) cũng đã
dành hơn 2 trang để giới thiệu về Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì
Nhậm (trang 443-445).
Riêng Lê Mạnh Thát dù nhà nghiên cứu này đã có rất nhiều công trình về Phật
giáo sử, về tác phẩm của các vị thiền sư thời Lê - Nguyễn nhưng lại chưa có công
10
trình nào viết về Ngô Thì Nhậm và tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Còn
trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam của ông thì chỉ xuất bản đến tập 3, tức mới viết
đến Phật giáo đời Trần (thế kỷ XIII-XIV) nên cũng chưa giới thiệu tác phẩm này.
Với các nhà nghiên cứu ngoài nhà chùa, những bài viết về tác giả Ngô Thì
Nhậm, về tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh đã công bố trên các tạp chí như
Tạp chí Văn học (Nghiên cứu Văn học) của Viện Văn học, Tạp chí Hán Nôm của
Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tạp chí Triết học của Viện Triết học… Có thể nêu
những bài nghiên cứu tiêu biểu như bài viết của cụ Lê Thước và Trương Chính: Tìm
hiểu dòng văn học tiến bộ thời Tây Sơn (1971). Nhân kỷ niệm danh nhân Ngô Thì
Nhậm, Tạp chí Văn học số 4-1973, đã đăng một loạt bài nghiên cứu của các tác giả:
Tảo Trang: Bước đầu tìm hiểu một số nhà văn trong Ngô gia văn phái, Vũ Khiêu: Về
đánh giá Ngô Thì Nhậm, Vũ Đức Phúc: Từ Ngô Thì Nhậm đến trào lưu văn học Tây
Sơn, Trần Nghĩa: Tìm hiểu thái độ chính trị của Ngô Thì Nhậm, Trần Lê Sáng và
Phạm Thị Tú: Về một số tập văn của Ngô Thì Nhậm. Năm 2003, nhân kỷ niệm Ngô
Thì Nhậm, trên Tạp chí Hán Nôm số 3 cũng đã cho đăng một loạt bài về tác giả này
như của Trịnh Khắc Mạnh: Danh nhân Ngô Thì Nhậm (1746-1803), Nguyễn Ngọc
Nhuận: “Cúc thu bách vịnh” - tập thơ xướng hoạ giữa Phan Huy Ích và Ngô Thì
Nhậm, Lê Việt Nga: Mấy nét về tập thơ “Ngọc đường xuân khiếu”, Trần Thị Băng
Thanh: Ngô Thì Nhậm - một tấm lòng Thiền chưa viên thành, Lâm Giang: Ngô Thì
Nhậm với đời thường, Phạm Thị Thoa: Văn bản “Hào mân ai lục” của Ngô Thì
Nhậm. Bên cạnh, cần phải kể ra đây một số bài viết về Ngô Thì Nhậm hoặc có liên
quan đến Ngô Thì Nhậm như ba bài nghiên cứu của Phạm Tú Châu đăng trên Tạp
chí Văn họ
c ở các số 2-1979; số 2-1981; số 6-1982, của Phạm Thị Tú: Đăng khoa lục
sưu giảng và việc ghi nhận Ngô Thì Nhậm là tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” trên
Tạp chí Văn học số 4-1975; Hoàng Hồng Cẩm: Về cuốn “Tam thiên tự” do Ngô Thì
Nhậm soạn, Tạp chí Hán Nôm số 1-2007, v.v
Đặc biệt, trong công trình Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, quyển 1 (1978) có
hai bài nghiên cứu: Ngô Thì Nhậm - một người trí thức chân chính do học giả lão
thành uyên bác Cao Xuân Huy viết và bài Tiểu sử Ngô Thì Nhậm do Mai Quốc Liên
soạn; Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, quyển 2 (1978), nhóm biên dịch có mục
Tiểu dẫn với dung lượng hai trang để giới thiệu tác phẩm. Còn trong công trình Ngô
Thì Nhậm tác phẩm, tập 3, có bài khảo luận văn bản của nhà nghiên cứu Hà Thúc
Minh: Về tình trạng của sách “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”.
11
Trần Đình Hượu với bài viết “Về xu hướng Tam giáo đồng nguyên trong Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh” (1986) đã xác định xu hướng tư tưởng chủ đạo của tác
phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là Tam giáo đồng nguyên. Đồng thời tác giả
bài viết có lưu ý rằng quan niệm đồng nguyên của Ngô Thì Nhậm trong tác phẩm
cũng chưa vượt ra ngoài quỹ đạo của Chu Hy thời Tống ở Trung Hoa.
Mai Quốc Liên với sáu chương tiểu luận về Ngô Thì Nhậm trong tập một của
bộ “Ngô Thì Nhậm tác phẩm” (2001) đã khái quát những vấn đề về tư tưởng và thi
pháp của Ngô Thì Nhậm, khẳng định thơ văn của Ngô Thì Nhậm là đỉnh cao, là tiêu
biểu đứng đầu của văn học yêu nước thời Tây Sơn.
Lê Giang trong luận án Tiến sĩ “Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam” (2001)
cho rằng Ngô Thì Nhậm thật sự là một nhân vật lịch sử lớn, một nhà tư tưởng lớn mà
bộ môn lịch sử tư tưởng Việt Nam phải dành nhiều trang hơn nữa để viết về ông.
Ông là đại biểu cho loại ý thức văn học của nhà Nho – chính trị gia trong thời hậu kỳ
trung đại Việt Nam, cốt lõi là Nho nhưng không bị bó hẹp ở Nho giáo nguyên thuỷ
mà tiếp thu tinh hoa của nhiều loại tư tưởng khác.
Thích Phước An trong “Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì Nhậm và con đường lên
đỉnh núi Yên Tử” (2002) khẳng định Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV và Ngô Thì Nhậm ở
thế kỷ XVIII là hai khuôn mặt lỗi lạc cùng leo lên đỉnh núi Yên Tử. Cả hai đều nhận
ra rằng, chỉ có con đường mà Trần Nhân Tông, Tổ sư khai sáng Thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử đã vạch ra là con đường thực tiễn nhất để giải quyết mâu thuẫn giằng
co giữa sự thanh tịnh tâm linh cho chính mình mà vẫn phụng sự cho đất nước hay
cho cả mọi sinh linh đang quằn quại trong khổ đau. Ngô Thì Nhậm cố đem ánh sáng
tư tưởng Phật giáo để rọi sáng ý thức hệ Nho giáo hầu giải quyết những vấn đề thực
tiễn xã hội cuối thế kỷ XVIII đã đặt ra mà Nho giáo không giải quyết được.
Trên Tạp chí Triết học số 1-2003, nhà nghiên cứu Trương Văn Chung có bài
“Tìm hiểu tư tưởng Thiền học của Ngô Thì Nhậm” đã chỉ ra những nét đặc sắc trong
tư tưởng Thiền học, nhất là sự dung hợp Nho - Phật trong tư tưởng của Ngô Thì
Nhậm.
Trong bài viết “Xu hướng hội nhập Tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thế kỷ
XVIII” (2004), Nguyễn Kim Sơn thông qua cái nhìn đồng đại và lịch đại, đã lý giải
nguồn gốc, sự vận động, khung cảnh hội nhập Tam giáo trong tư tưởng Việt Nam thế
kỷ XVIII. Tác giả bài viết khẳng định nhà Nho chính là chủ thể tiến hành hội nhập
Tam giáo và mục đích của việc hội nhập là nhằm tự bảo vệ vị trí chủ cán của Nho gia
trong giai đoạn này.
12
Nguyễn Bá Cường trong “Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về con người và giáo
dục con người” (2006) đã xác định vấn đề con người được Ngô Thì Nhậm quan tâm
trước nhất. Ngô Thì Nhậm tiếp cận vấn đề con người và bản tính con người trên cơ
sở thiên tính tự nhiên và trong mối quan hệ xã hội phức tạp. Từ đó, bài viết chỉ ra vai
trò của giáo dục và điều kiện kinh tế với sự hình thành và thay đổi bản tính con
người.
Trần Phước Thuận trong bài “Tìm hiểu đôi điều về khái niệm “Không thanh”
của Ngô Thì Nhậm trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” (2007) đã
khẳng định Ngô Thì Nhậm đã dùng lý luận nhà Nho để giải thích Thiền học, đậm nét
nhất là Lý học của Tống Nho. Hải Lượng thiền sư dàn dựng những hình ảnh mang
tính Lý học Tống Nho để thực hiện chủ ý “Chỉ vật truyền tâm” của thiền gia. Dù Ngô
Thì Nhậm đã làm một chiếc cầu nối giữa Phật và Nho trong thời kỳ các nhà Nho bảo
thủ để kình chống Phật giáo, nhưng ông chưa phải là thiền sư đạt ngộ.
Lâm Giang trong bài viết “Tư tưởng Nho - Phật hoà đồng trong tác phẩm Trúc
Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm” (2007) đã đi từ phân tích sự hoà
đồng nhất trí của Phật - Nho trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh qua các phạm trù
nhân quả, luân hồi, định mệnh, tâm tính đến kết luận là sự nhất trí ấy do Phật kế
thừa từ Nho. Hơn nữa Phật của Ngô Thì Nhậm là Phật hành sự trong thực tiễn không
yếm thế, chán đời.
Trần Ngọc Ánh trong “Nhận thức luận của Ngô Thì Nhậm – bước tiến của tư
tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XVIII” (2009) đã xác định Ngô Thì Nhậm góp phần
tạo ra một bước tiến của lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc thế kỷ XVIII. Mặc dù
Ngô Thì Nhậm có kế thừa Lý học của Tống Nho, nhưng ông đã có những đóng góp
riêng về mặt nhận thức luận như, không dừng lại ở hiện tượng mà đi sâu vào bản
chất; sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và cái bên ngoài.
Doãn Chính - Nguyễn Thị Hồng Phương trong “Ngô Thì Nhậm – Hải Lượng
đại thiền sư” (2010) cho rằng, khuynh hướng chủ đạo trong bản thể luận của Ngô
Thì Nhậm là hướng đến sự dung hoà Tam giáo với sự kế thừa tư tưởng các vị Tổ
khai sáng Thiền phái Trúc Lâm. Ngô Thì Nhậm không kế thừa, dung hợp triết lý
Tam giáo như các học giả đời Tống, mà chỉ sử dụng các phạm trù tâm, tính, lý, dục
của Tống Nho để giải thích trở lại các quan điểm triết học Phật giáo.
Nhìn chung, tất cả những thành tựu như vừa nêu là rất đáng quý, tất cả là chỗ
dựa, là những gợi ý quan trọng để người viết luận án này suy nghĩ, tiếp thu và triển
khai nội dung, ý tưởng khi thực hiện đề tài.
13
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài của luận án là “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo
Việt Nam thời trung đại”. Như vậy đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tác
phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Nhưng để thấy được nét đặc thù về tư tưởng,
về nghệ thuật của tác phẩm luận thuyết triết lý tôn giáo thuộc loại hình văn - sử - triết
bất phân này, nhất là sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đời Trần
thì cần phải đối sánh nó với những tác phẩm văn học Phật giáo thời Lý - Trần, đặc
biệt là những tác phẩm của Trúc Lâm tam Tổ: Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang,
cùng những tác phẩm của các vị trước đó đã đặt nền móng quan điểm tư tưởng cho
Thiền phái: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Thánh Tông và ít nhiều có
so sánh với những tác phẩm thuộc bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam thời trung
đại mà những tác phẩm này ra đời trước tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.
Điều đó có nghĩa, tuy luận án chỉ khảo sát một tác phẩm văn học dược viết vào
cuối thế kỷ XVIII, nhưng lại phải mở ra một diện tương đối rộng để khảo sát, so
sánh, đối chiếu từ đó mới có thể rút ra những kết luận khoa học về tác phẩm được
nghiên cứu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để triển khai nội dung đề tài, luận án sẽ vận dụng phương pháp văn học sử là
chủ yếu, cụ thể là phương pháp phân tích tác phẩm; bên cạnh sử dụng các phương
pháp: phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu văn bản học, các
phương pháp liên ngành. Ở đây, trong quá trình thực hiện luận án, người viết sẽ vận
dụng từng phương pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Như sử dụng phương
pháp thống kê, phân loại để làm cứ liệu phân tích; phương pháp đối chiếu so sánh để
làm rõ hơn vấn đề cần xem xét, nhất là tìm hiểu sự phát triển tư tưởng Thiền phái
Trúc Lâm từ đời Trần đến cuối đời Lê trung hưng thông qua các tác phẩm của Thiền
phái này; dùng phương pháp liên ngành vì đề tài này có liên quan đến tư tưởng - triết
học và lịch sử; dùng phương pháp loại hình để khảo sát loại hình thể loại, loại hình tư
tưởng, cấu trúc; dùng phương pháp văn bản học để khảo sát và khảo đính văn bản
(nếu có thể), bởi những tác phẩm trên đều viết bằng chữ Hán, cần phải đọc và nghiên
cứu từ văn bản chữ Hán.
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một luận thuyết triết lý mang nội dung về
Phật về Thiền, thuộc thể loại văn học chức năng, với phạm vi văn - sử - triết bất
phân, cho nên khó có thể dùng tư duy duy lý lôgic thông thường để tiếp cận tác
14
phẩm, mà cần phải dùng trực cảm để chiêm nghiệm, lĩnh hội vấn đề, tức dùng
phương pháp tĩnh lự, thiền quán - trực cảm tâm linh để có thể thấu rõ bản chất và đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu.
Thật ra, việc phân chia phương pháp nghiên cứu như trên chỉ là tương đối, vì
trong khi thực hiện, người viết sẽ vận dụng tổng hợp, đan xen các phương pháp sao
cho có hiệu quả nhất nhằm mục đích là giải quyết các yêu cầu khoa học mà bản thân
đề tài luận án đã đặt ra.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Lần đầu tiên trong văn học sử Việt Nam, tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên
thanh là đối tượng được nghiên cứu một cách có hệ thống từ diện mạo, cấu trúc văn
bản đến các tác giả tham gia viết các phần trong tác phẩm; so sánh các văn bản dịch
hiện hành, có đối chiếu với nguyên tác, nhằm mục đích giúp cho việc hiểu văn bản
một cách đúng nhất.
- Từ tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, bước đầu luận án đã nêu lên
những đặc trưng chủ yếu của thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo.
- Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những giá trị nội dung tư tưởng cùng giá trị nghệ
thuật của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.
- Cuối cùng, luận án nêu lên vị trí và đóng góp của tác phẩm trong lịch sử tư
tưởng Phật giáo Việt Nam và trong tiến trình phát triển của văn học Phật giáo Việt
Nam thời trung đại.
6. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án có dung lượng 188 trang chính văn. Ngoài phần Mở đầu trình bày
những vấn đề chung mang tính trường quy như vừa nêu (tr.1-tr.15), trọng tâm của
luận án được dàn dựng thành bốn chương như sau:
Chương 1. Xã hội – Văn hoá – Tư tưởng Đại Việt thế kỷ XVIII và tác phẩm
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, 48 trang (tr.16-tr.63).
Chương 2. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn từ nội dung tư tưởng, 47 trang
(tr.64-tr.110).
Chương 3. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh nhìn từ hình thức nghệ thuật, 36
trang (tr.111-tr.146).
Chương 4. Vị trí và đóng góp của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại, 36 trang (tr.147-tr.182).
Cuối cùng là Kết luận 06 trang (tr.183-tr.188); Danh mục các công trình của tác
giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án: 19 bài (tr.189-tr.190); Tài liệu tham
15
khảo với 359 danh mục, gồm 303 tài liệu tiếng Việt, 06 tài liệu tiếng Anh, 47 tài liệu
chữ Hán và tiếng Trung, 03 tài liệu trang mạng điện tử (tr.191-tr.208).
Với kết cấu như trên, chương 1 là chương nền, tìm hiểu văn hoá tư tưởng ở
nước ta thế kỷ XVIII; trên cơ sở đó, giới thiệu các tác giả của tác phẩm Trúc Lâm
tông chỉ nguyên thanh, cũng như tìm hiểu quá trình hình thành văn bản. Chương 2 và
chương 3 là hai chương trọng tâm của luận án. Chương 2 trình bày giá trị nội dung tư
tưởng của tác phẩm như: Tư tưởng Phật giáo Thiền tông; Tinh thần dung hợp các hệ
tư tưởng; Tinh thần nhập thế yêu nước. Chương 3 tìm hiểu về giá trị hình thức nghệ
thuật của tác phẩm, cụ thể là thể loại, kết cấu, n ngữ. Chương 4 nêu lên vị trí và đóng
góp của tác phẩm trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam, cụ thể là dấu ấn của
kinh Viên giác trong tác phẩm; sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc
Lâm đời Trần và vị trí của tác phẩm trong bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam thời
trung đại.
16
CHƯƠNG 1
XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVIII
VÀ TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
1.1. XÃ HỘI - VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVIII
1.1.1. Sự suy yếu của chế độ phong kiến và bi kịch lịch sử của dân tộc
1.1.1.1. Nhìn lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, có thể thấy từ đầu thế
kỷ XVIII ở Đàng Ngoài đã diễn ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong toàn bộ
cơ cấu của xã hội phong kiến. Cuộc khủng hoảng này đã được báo hiệu từ mấy thế
kỷ trước, tức từ hai thập niên đầu của thế kỷ XVI dưới triều Lê sơ với những tên hôn
quân vô đạo như Uy Mục, Tương Dực mà sử sách gọi là “vua lợn”, “vua quỷ”. Năm
1527, nhà Mạc thay thế nhà Lê, tình thế ban đầu ít nhiều có cứu vãn, đưa đất nước
bước sang một chặng đường mới, nhưng con cháu nhà Lê ở Thanh Hóa và các cựu
thần nhà Lê vẫn còn đó, nhà Lê trung hưng được thành lập năm 1533. Từ đó, đất
nước bị chia cắt phân tranh bởi hai tập đoàn: Bắc triều nhà Mạc, Nam triều nhà Lê
trung hưng. Nội chiến Nam - Bắc triều diễn ra khốc liệt từ đó cho đến gần cuối thế
kỷ XVI. Từ nửa cuối thế kỷ XVI, tại Nam triều lại diễn ra một cục diện khác: Trịnh
và Nguyễn, dù cả hai đều tôn phò nhà Lê trung hưng. Nếu từ khoảng giữa thế kỷ thế
kỷ XVI chiến tranh giữa hai tập đoàn Lê - Mạc đã diễn ra cho đến gần cuối thế kỷ,
nhà Lê trung hưng mới giành lại Thăng Long, đuổi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng
(1592), tiếp theo, chiến tranh giữa chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng
Trong kéo dài hơn một thế kỷ. Cuộc chiến nội bộ tương tàn ấy đã làm cho đất nước
suy thoái, nhân dân lầm than. Nhiều cuộc khởi nghĩa của quần chúng nông dân nổi
dậy chống lại phong kiến diễn ra kh
ắp nơi. Vì thế, đến cuối thế kỷ XVIII chế độ
phong kiến Việt Nam đã bước sang giai đoạn mục nát trầm trọng không phương cứu
chữa. Chiếc ngai vàng của chế độ phong kiến vốn đã lung lay, giờ đây lại thêm rệu rã
và mục ruỗng.
Chưa bao giờ chế độ phong kiến và giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản
chất phản động một cách sâu sắc và toàn diện như ở giai đoạn này trên mọi phương
diện quản lý kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, văn hóa, tư tưởng… của
đất nước.
Trên lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp vốn đã lạc hậu giờ đây bị đình trệ trầm
trọng. Nền sản xuất hàng hóa vốn đã nẩy nở từ trước đến giai đoạn này thì bị trì trệ,
kìm hãm bởi chiến tranh liên miên, bởi đất nước bị chia cắt và cũng bởi chính sách
17
bảo thủ của chế độ phong kiến. Thực trạng này đã được nhiều sử sách ghi lại. Chẳng
hạn, sách Lịch triều tạp kỷ của Lê Cao Lãng có chép: “Ruộng đất tư của dân nghèo
phần nhiều rơi vào tay kẻ hào phú” và “dân nghèo không còn miếng đất cắm dùi”
[dẫn lại: 294] mà việc này chúa Trịnh đã thừa nhận. Phan Huy Chú trong Lịch triều
hiến chương loại chí mục Quốc dụng chí có ghi:
“Vào khoảng năm Giáp Thìn (1724), xét trong dân gian, ai có nghề nghiệp
gì là chiếu bổ thuế thổ sản. Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt không thể
nộp nổi đến nỗi người ta bần cùng mà phải bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì
thuế sơn mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải chặt khung
cửi. Cũng có kẻ vì phải nộp gỗ mà phải bỏ rìu, búa, vì phải bắt cá tôm mà xé
lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vì phải nộp bông
chè mà bỏ hoang vườn tược. Làng xóm náo động.” [27]
Vì thế mà các nhà Sử học thời nay đã kết luận: “Quan hệ sản xuất phong kiến
đã trở thành vật chướng ngại trên con đường tiến lên của sức sản xuất, chế độ phong
kiến đã đối lập với sự phát triển của xã hội.” [294]
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, giai cấp phong kiến càng trở nên hủ bại hơn
bao giờ hết. Chưa bao giờ lịch sử nước ta lại xuất hiện những tên vua tên chúa vô sỉ
như giai đoạn lịch sử này mà tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có ghi lại hình ảnh
những con người đại diện cho giai cấp ấy. Đó là Lê Hiển Tông chỉ biết hưởng thụ
chứ không nghĩ đến nhân dân đất nước: “Trời sai chúa phò hộ ta, chúa gánh cái lo,
ta hưởng cái vui, mất chúa cái lo lại về ta, ta còn vui gì”; Đó là Trịnh Sâm chỉ biết
ăn chơi, mê đắm Đặng Thị Huệ, để cho Đặng Mậu Lân là em của Huệ làm những
điều xằng bậy giữa thanh thiên bạch nhật nơi kinh thành, hay như việc chúa phế
trưởng lập thứ nên mới dẫn đến cái loạn kiêu binh; Đó là Lê Chiêu Thống “cõng rắn
cắn gà nhà”, mà việc làm này đã dọn đường cho Nguyễn Ánh bắt chước vào những
năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có chép
lại về mối quan hệ giữa Lê Chiêu Thống và tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị như
sau:
“Tuy là hoàng thượng được phong vương nhưng giấy tờ được đưa đi các
nơi vẫn viết niên hiệu Càn Long, vì Nghị còn ở đấy nên không dám viết niên
hiệu Chiêu Thống”, và: “Ngày ngày tan buổi chầu, ngài (chỉ Lê Chiêu
Thống) tự đến dinh Nghị chờ nghe việc quân quốc… Nghị cũng ngông
nghênh tự đắc, hoàng thượng đến dinh có khi Nghị không buồn tiếp, chỉ cho
18
người đứng trên linh các truyền rằng: Nay không có việc quân quốc, hãy về
cung nghỉ”. [161]
Trên phương diện sinh hoạt đạo đức, đây là lúc xuất hiện những bạo chúa khét
tiếng dâm ô, tàn ác như Trịnh Giang (1728-1740), Trịnh Sâm (1767-1782); những
tham quan chuyên vơ vét của dân như Trương Phúc Loan ở Đàng Trong; những quốc
thích lộng hành như Đặng Mậu Lân ở Đàng Ngoài. Tất cả bọn chúng đã được sử
sách ghi lại không phải vì công to đức lớn mà là vì những hành động xấu xa, bạo
ngược.
Nét nổi bật nhất của giai đoạn này là tình trạng rối ren hỗn loạn về chính trị xã
hội nảy sinh trên cơ sở đấu tranh giai cấp quyết liệt và tình trạng phân liệt dữ dội
trong nội bộ hàng ngũ giai cấp phong kiến. Xung quanh cái ngai vàng mục ruỗng là
một mớ bùng nhùng của những tập đoàn, phe phái giữa Lê - Trịnh, Trịnh - Nguyễn,
Trịnh Tông - Trịnh Cán… tranh chấp, chém giết lẫn nhau để giành ngôi vị. Một đất
nước với tình trạng cát cứ: chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài,
rồi vua Lê chúa Trịnh, cung vua phủ chúa tồn tại song song khoảng 200 năm, bắt đầu
từ cuộc Lê - Mạc phân tranh (Nam - Bắc triều) hồi giữa thế kỷ XVI là một thực trạng
trái với nguyên tắc đạo lý và tổ chức Nho gia “Thiên vô nhị nhật, quốc vô nhị quân.”
(Trên trời không có hai mặt trời, trong nước không có hai ông vua).
Tình trạng cát cứ đó đến gần cuối thế kỷ XVIII mới chấm dứt bởi cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn nổi dậy tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, tôn phò vua Lê, nhưng vua Lê chẳng làm nên trò trống gì,
lại “rước voi giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” nên Bắc Bình vương Nguyễn Huệ
mới xưng hoàng đế kéo đại binh ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, để lập nên
triều đại Tây Sơn với hai đời vua: Quang Trung (1789-1792), Quang Toản (1792-
1802).
Nhưng từ năm 1790, tại Xiêm La (Thái Lan ngày nay), cháu của chúa Nguyễn
là Nguyễn Ánh tiến hành công cuộc khôi phục quyền bính. Nhân cơ hội Quang
Trung đột tử, nội bộ Tây Sơn lục đục, Nguyễn Ánh chuyển sang thế phản công, được
sự trợ lực của ngoại viện, đã kéo quân về nước chiếm lại Sài Gòn - Gia Định, chiếm
lại Quy Nhơn (1799) rồi Phú Xuân (1801), đề sau đó lên ngôi lập nên nhà Nguyễn
vào năm 1802.
Sau khi đánh đổ Tây Sơn, nhà Nguyễn đã thiết lập chính quyền phong kiến
thống nhất từ Nam ra Bắc. Đây là công lao rất lớn của nhà Nguyễn đối với lịch sử
dân tộc. Nhưng nếu đứng trên lập trường dân chủ, dân tộc và nhân dân, thì công bằng
19
mà nói, nhà Nguyễn ít nhiều đã đi ngược lại với dân tộc. Khác với các vương triều
phong kiến trước đó thường thiết lập trên cơ sở thắng lợi của chiến tranh vệ quốc,
giải phóng dân tộc, còn ở đây nhà Nguyễn không thắng lợi bằng thực lực mà phải
dựa vào thế lực nước ngoài như các nhà Sử học Việt Nam đã nhận định: “Trong lịch
sử nước ta, các vương triều tiến bộ trước đây đều được thiết lập trên thắng lợi của
một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoặc sau khi thiết lập đã hoàn thành thắng
lợi nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố thống nhất quốc gia.
Đó là cơ sở chủ yếu tạo nên sức mạnh của các vương triều” [294]. Vì thế mà chính
quyền triều Nguyễn nhanh chóng bị phân hóa nội bộ với thái độ nghi kỵ và hẹp hòi.
Hàng loạt vụ biếm truất, giết hại công thần diễn ra, khủng bố gắt gao con cháu và
hàng ngũ quan lại các triều vua cũ. Hậu quả của chính sách cai trị đó là quần chúng
nổi dậy chống đối lại. Ví dụ như đầu đời Gia Long, Nguyễn Văn Thành cho phổ biến
“Điểm mê khúc” để lên án những kẻ chống đối mà họ gọi phiến loạn, thì nhân dân
đáp lại bằng “Tố khuất khúc” để vạch trần tội ác của vua quan nhà Nguyễn. Dù nhà
Nguyễn tồn tại 143 năm, nhưng nếu tính từ ngày thiết lập vương triều (1802) cho đến
khi Pháp xâm lược (1858) thì chỉ mới 56 năm, vậy mà triều đại này đã giữ kỷ lục về
các cuộc khởi nghĩa nông dân trong l
ịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Điều
đó cũng góp phần giải thích tại sao khi triều đại này va chạm với một thế lực xâm
lược mới thì lại nhanh chóng sụp đổ và dẫn đến mất nước bởi ngoại bang, là bởi triều
đại đó đã làm mất lòng dân! Đành rằng việc mất nước, không chỉ do nguyên nhân
vừa nêu, nhưng đó là một trong những nguyên nhân chính. Cũng cần lưu ý là, hiện
tượng thực dân hóa này là có tính chất thời đại, diễn ra trên phạm vi toàn thế giới,
không chỉ riêng gì ở Việt Nam hay châu Á.
1.1.1.2. Suốt thế kỷ XVIII và nửa đầu XIX được sử sách ghi nhận và tôn vinh là
thế kỷ nông dân khởi nghĩa. Nếu từ cuối thế kỷ XVII trở về trước, phong trào nổi dậy
của quần chúng chỉ diễn ra lẻ tẻ thì sang thế kỷ XVIII trên đất nước ta đã diễn ra một
phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục, rộng khắp và quyết liệt, mạnh mẽ chưa từng
thấy. Xin được nêu ra đây vài cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn mạnh của những lãnh
tụ kiệt xuất với một thời vang bóng làm các vương triều phong kiến điêu đứng như
cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương từ 1741 đến 1750; của Quận He Nguyễn
Hữu Cầu từ 1741 đến 1751; của Hoàng Công Chất từ 1736 đến 1796. Ngoài ra còn
rất nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác diễn ra ở đồng bằng có, miền núi có, ở kinh
đô lẫn nơi thôn xóm và người tham gia không chỉ dân đen mà còn có cả người tu
hành lẫn người trong tôn thất hoàng tộc nhà Nguyễn. Như sử sách đã chép, trong 17