Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh mtv thực phẩm và đầu tư fococev - nhà máy tinh bột sắn thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.98 KB, 57 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ
KHOA KINH TẾ
o0o
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ FOCOCEV -
NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn : Dương Thị Lệ Thủy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Dương
Lớp : 12CLKT01
Huế, 04/2014
1
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc,
chân thành đến quý thầy cô trường Cao Đẳng Công
Nghiệp Huế hết lòng truyền đạt cho em những kiến
thức về nghề nghiệp cũng như những nhận thức về xã
hội để giúp em tự tin bước vào cuộc sống. Và trên hết
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Dương
Thị Lệ Thủy đã tận tình hướng dẫn giúp em khắc phục
kịp thời những sai sót trong khoảng thời gian em thực
tập. Đồng thời giúp em có được cái nhìn thực tế hơn,
sâu sắc hơn về thực trạng của Doanh nghiệp nói riêng
cũng như nền kinh tế nói chung.
Em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng
toàn thể cán bộ phòng kế toán của công ty TNHH MTV
Thực phẩm và đầu tư FOCOCEV – Nhà máy tinh bột sắn
Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tại công ty để em hoàn thành báo cáo
này.
Trong quý trình thực tập cũng như trong quá trình


làm bài báo cáo, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình
độ còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều nên
không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của cán bộ công ty, các thầy
cô giáo trong trường để báo cáo của em thật sự có ý cả
phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Dương
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
-Trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất có quy
mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, ngoài các yếu tố nguồn vốn,
nguồn nguyên liệu, thị trường… thì một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu là công việc quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm.
-Giá thành là một chỉ tiêu giúp doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác, hiệu

quả nhất sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm và làm cơ sở cho việc định
hướng sản xuất theo hướng có lợi cho doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
-Giá thành sản phẩm phản ánh chất lượng sản phẩm cúa doanh nghiệp sản xuất.
Trong điều kiện cạnh tranh, mọi chi phí đều phải tiếc kiệm, đảm bảo hạ giá thành sản
phẩm nhưng vẫn sản xuất tốt sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dung, cạnh tranh trên
thị trường đó là nhiệm vụ của mọi doanh nghiệp.
-Làm thế nào để xác định mức chi phí mà doanh nghiệp phải bù đắp và xác định
kết quả kinh doanh lãi lỗ. Điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua việc tổ chức
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua việc hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tự đánh giá trình độ quản lý của
mình từ đó có biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất và khả năng cạnh tranh thắng lợi.
-Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nên vấn đề giá bán ngày càng giữ vai
trò quan trọng vì nó chính là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Để có được
giá bán hợp lý, doanh nghiệp phải hạch toán và tính giá thành sản phẩm vừa đúng, vừa
chính xác.Điều này sẽ tạo nên một cái nền vững chắc, giúp cho việc hạ giá thành sản
phẩm một cách hiệu quả hơn nhờ loại bỏ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Vì vậy, đó chính là lý do em chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phi và tính giá
thành sản phẩm ” tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm và đầu tư FOCOCEV Nhà máy
tinh bột sắn Thừa Thiên Huế.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy
-Hiểu thêm về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy
-Học hỏi thêm kinh nghiệm về kế toán
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 6
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy

3. Đối tượng nghiên cứu
-Chi phí sản xuất
- Giá thành sản phẩm
4. Phạm vi nghiên cứu
-Trong nội bộ doanh nghiệp
-Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thời gian: Từ 24/02/2014 đến 04/04/2014
Số liệu chứng từ năm 2012 - 2013
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài kế toán trong quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này sử dụng để hệ thống công
tác kế toán nói chung, công tác kế toán bán hàng tại công ty nói riêng.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Phương pháp này dùng để thu thập thông
tin, tài liệu liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài bằng cách quan sát, hỏi
trực tiếp.
- Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh biến động của một số chỉ tiêu giữa các
kỳ kế toán, các năm tài chính về tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn cũng như các
thông tin khác của công ty giữa các mốc thời gian khác nhau. Nó cho phép chúng ta
tổng hợp được nét chung, tách ra được nét riêng của hiện tượng được so sánh, trên cơ
sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả
để tìm ra các phương pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
- Phương pháp kế toán: Đây là phương pháp quan trọng để có thể nghiên cứu
được vấn đề trong lĩnh vực kế toán. Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu về quá
trình ghi chép các chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ, định khoản số liệu ở các
báo cáo…
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Dùng để kiểm tra toàn bộ giá trị tài
sản - nguồn vốn, kết quả và hiệu quả của các đơn vị kế toán, giữa các đối tượng kê
toán có sự cân bằng nhau về lượng tại một thời điểm nhất định.
- Và một số phương pháp khác:

+ Phương pháp chứng từ kế toán.
+ Phương pháp tính giá….
6. Kết cấu đề tài:
Gồm có 3 chương
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 7
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Chương 1: Tổng quan về chi nhánh công ty TNHH một thành viên thực phẩm và đầu
tư FOCOCEV- nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế.
Chương 2: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai chi
nhánh công ty TNHH một thành viên thực phẩm và đầu tư FOCOCEV- Nhà máy tinh
bột sắn Thừa Thiên Huế
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu
Tư FOCOCEV- Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 8
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ FOCOCEV- NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
THỪA THIÊN HUẾ
1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Nhà máy TBS TT Huế:
- Tên công ty: Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư
FOCOCEV- Nhà Máy Tinh Bột Sắn Thừa Thiên Huế.
- Địa chỉ: KM 802, Quốc Lộ 1A, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Mã số thuế: 0400101588-013
- Số điện thoại: 054.2215.216

Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn(TNHH) Một Thành Viên Thực
Phẩm Và Đầu Tư FOCOCEV- Nhà máy tinh bột sắn (TBS)Thừa Thiên Huế được
thành lập theo quyết định 530/CTHV ngày 15/03/2004 của tổng giám đốc công ty thực
phẩm và đầu tư công nghệ FOCOCEV - là một doanh nghiệp nhà nước với chức năng
sản xuất và phân phối sản phẩm tinh bột sắn.
Nhà máy chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/2004 với công suất hoạt động
là 60 tấn tinh bộtmỗi ngày tương đương 300 tấn củ sắn tươi mỗi ngày.
Chi nhánh công ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư
FOCOCEV- Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là đơn vị có tư cách pháp nhân,
hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng để
giao dịch. Cơ sở ban đầu của nhà máy bao gồm: Nhà xưởng, trang thiết bị máy móc,
nhà kho và đội ngũ cán bộ công nhân viên sản xuất kinh doanh mặt hàng tinh bột
sắn.Cũng như các doanh nghiệp khác, nhà máy đã có những thay đổi qua các năm mới
thành lập cho đến nay. Hiện nay, không những nhà máy đã đứng vững trên thị trường
trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.
Được sự hỗ trợ của ban chức năng và chính sự nổ lực vươn lên của tập thể cán
bộ công nhân viên, Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đã đáp ứng nhu cầu cung
cấp tinh bột sắn để chế biến một số loại thực phẩm cho nông dân, đồng thời giải quyết
được phần lớn công việc làm cho nhân dân trong tỉnh bằng cách xây dựng vùng
nguyên liệu sắn của nhà máy, bao gồm 7 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế: Phong Điền,
Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới…
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 9
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Chi nhánh công ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư
FOCOCEV- Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế với chức năng vừa sản xuất vừa
kinh doanh. Bước đầu đi vào hoạt động còn non nớt, Nhà máy đã gặp không ít khó
khăn nhưng được sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc Nhà máy cùng sự nổ lực của
cán bộ công nhân viên mà Nhà máy đã vượt qua và dần phát triển.

Với một cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Nhà máy đã sớm
nhận thức được nên nổ lực về mọi mặt nhằm năng cao vật chất kỹ thuật, nâng cao hiệu
quả sản xuất phù hợp với thực tế thị trường, tạo tiền đề sức mạnh cạnh tranh hàng hóa
trên thị trường cả nước. Đồng thời Nhà máy đã tăng cường đầu tư, cải tiến dây chuyền
sản xuất hiện đại nhằm nâng cao sản phẩm, chất lượng sản phẩm, nâng năng suất hoạt
động từ 60 tấn thành phẩm trên ngày lên 100 thành phẩm rên ngày tương đương mỗi
ngày tiêu hao nhiên liệu từ 300 tấn đến 400 tấn củ sắn tươi mỗi ngày đáp ứng nhu cầu
chế biến thực phẩm ngày càng tăng của nhân dân.
Mặt khác diện tích trồng sắn của nhà máy càng tăng lên, từ năm 2004 diện chỉ
2000 ha đến nay diên tích trồng sắn trên địa bàn tỉnh đã hơn 6000 ha, giải quyết thêm
một lượng lớn việc làm cho nhân dân trong tỉnh, nâng cao sức sống cho nhân dân địa
phương.
Đến nay, tuy thời gian hoạt động vẫn còn khá mới mẻ nhưng Nhà máy đã
trưởng thành về nhiều mặt, đã tạo uy tín với khách hàng ở trong nước cũng như thị
trường nước ngoài: Lào, Campuchia … đưa Nhà máy hòa nhịp kịp thời với nền kinh tế
của đất nước.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1. Chức năng
Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là chi nhánh của công ty TNHH một thành
viên thực phẩm và đầu tư FOCOCEV có chức năng sản xuất và kinh doanh thành phẩm
tinh bột sắn, được phép xuất khẩu thành phẩm tinh bột sắn ra nước ngoài, đảm bảo chất
lượng thành phẩm bán ra và giá bán phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
1.2.2. Nhiệm vụ
Nhằm nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng kinh doanh của nhà máy để tổ
chức xây dựng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tổ chức tiêu thụ hàng hóa với chất lượng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 10
-

Ban giám đốc
P. kế hoạch tổng hợp P.kỹ thuật sản xuất P.Quản lý chất lượng môi trườngP.Kế toán tài chính
Tổ cơ điện Ca sản xuất A Ca sản xuất B Ca sản xuất C
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo chế độ, chính sách đảm bảo hiệu quả kinh
tế, đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ
trương và chế độ của Nhà nước
Quản lý đội ngủ cán bộ, thực hiện phân phối thu nhập hợp lý nhằm chăm lo đời
sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên Nhà máy.
1.3. Tổ chức quản lý ở Nhà máy:
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Ghi chú:
: Mối quan hệ trực tuyến
: Mối quan hệ chức năng
Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
1.3.2 Chức năng của từng bộ phận:
Ban giám đốc Nhà máy
Giám đốc nhà máy: Là đại diện pháp nhân của nhà máy, chịu trách nhiệm
trước tồng giám đốc công ty và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhà máy. Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong nhà máy. Tổ chức thực
hiện mọi kế hoạch và điều hành mọi hoạt đông kinh doanh, dịch vụ của nhà máy, là
người chịu trách nhiệm chung cũng như tiến độ của nhà máy.
Phó giám đốc: Là người giúp cho giám đốc điều hành nhà máy theo sự phân
công và ủy quyền của giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các
nhiệm vụ mà giám đốc nhà máy phân công và ủy quyền .
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 11
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Phòng kế họach tổng hợp:Thiết lập kế hoạch đầu tư theo các chu kỳ sản xuất

và các biện pháp cụ thể khác. Kiểm soát thực hiện các chương trình và công việc cụ
thể có liên quan đến công tác quản lý, nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm của nhà máy.
Phòng kỹ thuật sản xuất:Triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất nhà máy
giao, đảm bao năng suất theo định mức, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng
kiểm soát chất lượng sản phẩm của đơn vị mình sản xuất theo quá trình hướng dẫn của
hệ thống chất lượng.
Phòng quản lý chất lượng môi trường:Kiểm tra chất lượng sản phẩm vệ sinh môi
trường, chịu trách nhiệm kiểm tra và đề xuất các biên pháp xử lý về nước cấp, nước thải, vệ
sinh môi trường của nhà máy.
Phối hợp với các bộ phận giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất
lượng sản phẩm.
Phòng kế toán tài chính:Thu thập số liệu, thông tin kế toán, ghi chép đầy đủ,
kiểm tra, đối chiếu đúng sổ liệu một cách hợp lý và hợp pháp.
Tổ cơ điện:Quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị cơ
điện của nhà máy.
Kiểm tra các mức độ hư hỏng của vật tư, thay thế lập phương án sửa chữa, đề
xuất mua sắm mới dụng cụ, đồ nghề cơ điện.
Ca sản xuất A,B,C:Trực tiếp sản xuất, sửa chữa, bảo vệ và vệ sinh các vị trí
trong ca sản xuất theo quy trình để đảm bảo dây chuyền sản xuất và vận hành ổn định,
an toàn.
1.4. Tổ chức công tác kế toán ở Nhà máy:
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
1.4.1.1. Sơ đồ:
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 12
-
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Thủ quỹ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Ghi chú:

: Mối quan hệ quản lý
: Mối quan hệ hỗ trợ
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1.2. Chức năng của từng bộ phận:
Kế toán trưởng:Là người giúp giám đốc nhà máy tồ chức, chỉ đạo toàn bộ công
tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hoạch toán kinh tế.Tham mưu các thông tin
kế toán cần thiết cho lãnh đạo, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế nhà
nước tại đơn vị.
Có trách nhiệm quan sát, kiểm tra, phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân
viên kế toán tại nhà máy đang làm việc ở bất cứ bộ phận nào.
Kế toán tổng hợp: kiêm tài sản cố đinh (TSCĐ), lao động và tiền lương, xây
dựng cơ bản, thuế
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về các bộ phận:
- Bộ phận tổng hợp: Phản ánh số liệu về năng suất, tiêu thụ thành phẩm, các loại vốn,
quỹ của doanh nghiệp, xác định lãi lỗ và các khoản thanh toán.
- Bộ phận lao động và tiền lương: Phản ánh số liệu về số lượng lao động, thời gian lao
động, kết quả lao động, tính lương.
- Bộ phận vật tư,TSCĐ: Đánh giá kiểm kê, số lượng, hiện trạng, phân bổ khấu hao, dự
toán sửa chữa lớn về TSCĐ.
Có nhiệm vụ ghi chép sổ cái, giúp kế toán trưởng làm báo cáo hoạt đông kinh
doanh của doanh nghiệp, lập các loại báo cáo.
Kế toán công nợ:Kiểm tra chứng từ: đầyđủ chữ ký, tính pháp lý của chứng từ.
Trình ký và vào sổ thanh toán
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 13
-
Chứng từ gốc bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán

Thẻ và sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Thủ quỹ:Thu chi tiền mặt theo phiếu thu chi đã có chữ ký:Người lập phiếu - kế
toán trưởng - thủ trưởng đơn vị. Thủ quỹ ký tên vào chứng từ thu chi đồng thời ghi
vào sổ quỹ hàng ngày. Cuối mỗi ngày lập báo cáo quỹ và chứng từ kèm theo. Đối
chiếu tồn quỹ cuối ngày, cuối tháng với sổ kế toán để xử lý chênh lệch.
1.4.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Nhà máy
Hình thức sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại nhà máy là “nhật ký chứng từ’
Trình tự hệ thống hóa chứng từ
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 03: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ
Trình tự ghi sổ
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, các bảng phân bổ đã được kiểm tra lấy ghi
sổ trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Các nhật
ký chứng từ đã được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết. Hằng ngày căn cứ vào
chứng từ kế toán, các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển
số liệu tổng cộng của bảng kê, các bảng phân bổ vào nhật ký chứng từ.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 14
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu
số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết,bảng tổng hợp có liên quan
và lấy số liệu tổng cộng các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

1.4.3. Hệ thống chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng
- Phương pháp khấu hao: Phương pháp đường thẳng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp KKTX
- Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền
- Chính sách tiền lương: lương khoán theo sản phẩm. Trả lương chậm nhất là
ngày 15 của mỗi tháng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
1.5.Kết quả đạt được của Nhà máy qua hai năm 2012-2013
1.5.1.Tình hình lao động
Bảng số 01:
Tình hình lao động tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế ( 2012-2013)
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013
So Sánh
2013/2012
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch
(+/-)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động 182 100,00 16 11,76 30 19,74

1. Phân theo giới tính
N ữ 90 59,20 110 60,40 20 22,22
Nam 62 40,80 72 39,60 10 16,13
2.Phân theo chức năng
Gián tiếp 42 27,64 54 29,70 10 28,57
Trực tiếp 110 72,36 128 70,30 18 16,36
3.Phân theo trình độ văn hóa
Đại học 12 7,90 15 8,20 3 25,00
Trung cấp 29 19,08 38 20,90 9 31,03
Phổ thong 111 73,02 129 70,90 18 16,21
4. Thu nhập bình quân 1 lao động
(triệu đồng/người/tháng)
2 2,3 0,3 15,00
(Nguồn: Phòng nhân sự tài chính nhà máy)
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 15
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Nhận xét: Nhìn chung số lao động của công ty tăng lên qua 2 năm từ 2012 đến
2013 . Cụ thể là năm 2013/2012 là 30 người tương ứng là 19,74%. Như vậy qua 2 năm
số lao động thay đổi khá lớn. Cùng với sự thay đổi về số lượng lao động thì chất lượng
cũng có thay đổi.
-Phân theo giới tính: do điều kiện công việc ở nhà máy làm việc phần lớn là tiếp
xúc với sắn nên số công nhân nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn.
-Phân theo trình độ văn hóa: Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy rõ sự quan
tâm của Ban giám đốc trong việc lựa chọn lao động, công nhân viên. Số lượng lao
động trình độ đại học, cao đẳng trung cấp, lao động phổ thông đều tăng. Một phần là
do việc mở rộng quy mô sản xuất. Đây là số lao động hiểu biết về trình độ chuyên môn
mà công ty đã lựa chọn và tuyển dụng để phục vụ cho quá trình hoạt động của công ty
được tốt hơn.

Thu nhập bình quân qua các năm đều tăng lên đáng kể từ 200.000 đồng đến
300.000 đồng mỗi năm., tăng từ 11,11% đến 15% mỗi năm do công ty kinh doanh qua
các năm đều thu được lợi nhuận.
Tóm lại cơ cấu lao động qua các năm đều có sự điều chỉnh hợp lý,số lao đông có
trình độ ngày càng tăng lên. Điều này cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển
của nhà máy.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 16
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
1.6.Tình hình tài sản, nguồn vốn tại nhà máy qua hai năm:
Bảng số 02:
Tình hình tài sản và nguồn vốn tại nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
(2012-2013)
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2013/2012
(+/-) %
A. TỔNG TÀI SẢN 26.551.322.010 40.475.993.914 13.924.671.904 52,44
1.Tài sản ngắn hạn 8.871.539.400 24.795.976.798 15.924.437.398 179,50
Tiền và các khoản tương đương tiền 985.726.600 5.755.108.531 4.769.381.931 483,8
Các khoản phải thu ngắn hạn 4.957.179.800 11.265.325.593 6.308.145.790 127,3
Hàng tồn kho 2.774.307.880 6.198.994.195 3.424.686.315 123,4
TSNH khác 154.325.120 1.576.548.474 1.422.227.354 987,7
2.Tài sản dài hạn 17.679.782.610 15.680.017.116 (1999.765.500) (11,31)
Tài sản cố định 11.786.520.580 10.453.344.746 (1.333.175.840) (11,3)
TSDH khác 5.893.262.030 5.226.672.370 (666.589.660) (11,3)
B. TỔNG NGUỒN VỐN 26.551.322.010 40.475.993.914 13.924.671.904 52,44
1.Nợ phải trả 1.290.929.420 5.358.389.930 4.067.460.510 315,08

Nợ ngắn hạn 922.092.443 1.448.213.495 526.121.052 57,1
Nợ dài hạn 368.836.977 3.910.176.435 3.541.339.458 96,1
2.Nguồn vốn chủ sở hữu 25.260.392.590 35.117.603.982 9.857.211.392 39,02
Vốn chủ sở hữu 25.260.392.590 35.117.603.982 9.857.211.392 39,02
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính nhà máy)
Nhận xét:
Nhìn chung tình hình tài sản nguồn vốn tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Một
Thành Viên Thực Phẩm & Đầu Tư Fococev- Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
có sự tăng giảm rõ rệt, Năm 2013 tài sản và nguồn vốn lại tăng mạnh, tăng lên
13.924.671.904 đồng, tức tăng 52,44% so với 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Xét tài sản: là nhà máy chuyên sản xuất tinh bột sắn tinh bột nên dựa vào chủ
yếu là máy móc để sản xuất, nên tài sản dài hạn có vai trò quan trọng với công ty.
Năm 2012 tài sản dài hạn lại giảm nguyên nhân chủ yếu là việc giá cả nguyên liệu để
sử dụng máy móc ngày càng cao. Năm 2013/2012 giảm 1.999.765.500 đồng, tương
đương giảm 11,31%. Đây là mức tăng trưởng lớn làm cơ cấu tài sản dài hạn và ngắn
hạn thay đổi mạnh mẽ.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 17
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Xét về nguồn vốn: Là một doanh nghiệp nhà nước nên vốn chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng lớn trong nguồn cốn của công ty., Năm 2012 chiếm 95,14% và Năm 2013
chiếm 86,76%.
Trong 2 năm qua VCSH có xu thế giảm. Năm 2013/2012 giảm 9.887.211.392
đồng tương ứng 39,02%. Nguyên nhân là: nhà nước đang dần rút vốn để doanh
nghiệp tự phát huy hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế hiện tại.
Để phát triển công ty thì việc vay nợ là điều tất yếu. Nợ phải trả của công ty qua
2 năm tăng mạnh. Năm 2013/2012 tăng 4.067.460.510 đồng tương đương 315,08%.
Trong 2 năm công ty mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm thêm thiết bị máy móc, nên
vốn phải trả của công ty tăng rõ rệt.

Tóm lại, nhìn chung tình hình tài sản nguồn vốn không ngừng tăng trong những
năm gần đây.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 18
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy qua hai năm :
Bảng số 03:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2012-2013)
ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2013/2012
Chênh lệch (+/-) Tỷ lệ (%)
01 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 24.797.958.755 47.013.239.682 22.215.280.927 89,59
02
2. Các khoản giảm trừ
10 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dich vụ(10= 01 - 02) 24.797.958.755 47.013.239.682 22.215.280.927 89,59
11
4. Giá vốn hàng bán 20.046.381.014 38.241.336.490 18.194.955.476 90,76
20 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dich vụ (20 = 10 – 11) 4.751.577.740 8.771.903.190 4.020.325.450 84,61
21
6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.742.305 7.032.351 3.290.046 87,91
22 7. Chi phí tài chính 2.191.088.423 1.879.288.057 -311.800.366 -14,23
23
- Trong đó: Lãi vay phải trả 2.191.088.423 1.879.288.057 -311.800.366 -14,23
24 8. Chi phí bán hang 108.421.930 71.550.035 -36.871.895 -34,01
25
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.175.412.896 1.510.136.504 334.723.608 28,48

30 10. Lợi nghuận từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 1.280.396.796 5.317.960.945 4.037.564.149 315,34
31
11. Thu nhập khác 16.095.043 40.428.986 24.333.943 151,19
32 12. Chi phí khác 5.562.419 7.291.189 1.729.370 31.09
40
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 10.532.624 33.137.797 22.605.173 214,62
50 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 1.290.929.421 5.351.098.742 4.060169.320 314,51
51
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 322.732.355 1.337.774.686 1.015.042.331 314,5
60 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 968.197.066 4.013.324.056 4.060169.320 414,5
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính nhà máy)
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Nhận xét:
Nhìn vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh công ty TNHH Một
Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư Fococev- Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
từ năm 20112-2013, ta thấy lợi nhuận sau thuế tăng trưởng một cách vượt bậc.
năm2013 so với 2012 tăng 4.064.460.510 đồng tương đương tăng 315,08 %. Mức tăng
trưởng mạnh như vậy nguyên nhân chủ yếu là:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2013/2012 thu nhập từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là
22.215.280.927 đồng, tức tăng 89,59%. Vì năm 2013 công ty có những hợp đồng kinh
tế lớn với các cơ sở sản xuất bánh kẹo và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình,
sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận.
- Giá vốn hàng bán:
Qua bảng trên ta có thê thấy giá vốn đã tăng lên gần gấp đôi năm 2013 so với năm
2012,tăng 18.194.955.476đ tương ứng 90,76%. Giá vốn tăng là do thị trường lạm phát
nên làm giá cả càng ngày càng tăng
Lúc này lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh

4.020.325.450 đồng, tương ứng 84,61%.
- Doanh thu hoạt động tài chính:
Năm 2013/2012 thì lượng cầu tinh bột tăng lên nên lãi bán hàng trả chậm tăng lên
kéo theo doanh thu tài chính tăng mạnh, tăng 3.290.046 đồng, tức tăng 87,91%.
- Chi phí tài chính :
Là công ty nhà nước lại được hưởng những ưu đãi mà doanh nghiệp nên công ty
đã vay Ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất .
Năm 2012 SXKD đạt được lợi nhuận mong muốn doanh nghiệp đã trả một phần
vốn vay nên lãi vay phải trả năm 2013/2012 giảm 311.800.366 đồng,tức giảm 14,23%.
- Chi phí bán hàng :
Năm 2013/2012 chi phí bán hàng giảm mạnh, giảm -36.871.895đ tương ứng
-34,01%. Đây là một chỉ tiêu tốt cho công ty giảm chi phí để làm tăng lợi nhuận
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
So sánh qua 2 năm ta thấy được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng rất cao
tăng gấp 4 lần tương ứng tăng 4.037.564.149đ, tăng 315%. Chứng tỏ công ty đã
có các chính sách tốt để làm tăng lợi nhuận.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 20
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
- Lợi nhuận khác cũng tăng rất nhanh, năm 2013 so với năm 2013 tăng
22.605.173đ, tương ứng 214,6%. Lợi nhuận khác tăng chủ yếu là do thu
nhập khác tăng mạnh tăng đến 24.333.943đ, tương ứng tăng 151,19%
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 tăng cao so với năm 2012
tăng gấp năm lần tăng 4.060.169.320đ, tươn ứng 314%. Như vậy thì ta có
thể nhận thấy công ty đang trên đa phát triển mạnh.
Tóm lại, qua 2 năm công ty dã không chỉ đạt được mà còn vượt mức chỉ tiêu đưa
tổng lợi nhuận tăng trưởng một cách vượt bậc. Đảm bảo đời sống đầy đủ cho cán bộ
công nhân viên, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương

Trang 21
-
Củ sắn tươi
Lồng bóc vỏ
Rửa
Chặt
Nghiền nát Bã
Lọc thu hồi
Bã Ép nén Sấy phơi
Ddịch SO2
Chiết tách
Phân ly
Tách nước, ly tâm
Sấy phun
Đóng gói
Thành phẩm
Nước thải
Hệ thống xử lý nước thải
Nước tách
Kho chứa thành phẩm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN THỰC PHẨM VÀ ĐẦU TƯ FOCOCEV- NHÀ MÁY
TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ.
2.1.Tình hình chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy
tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm
Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và

kinh doanh hàng nông sản, sản phẩm chủ yếu của nhà máy là tinh bột sắn.
Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ chu yếu ở trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu ra
thi trường các nước khu vực Đông Nam Á.
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất:
Sơ đồ 04: Sơ đồ quy trình
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 22
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
2.1.3. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy
Khái niệm chi phí sản xuất(CPSX):Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ
nhất định. Nói cách khác, chi phí sản xuất kinh doanh là biều hiện bằng tiền
của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Thực chất chi phí là sự dịch chuyển
vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá
( sản phẩm, lao động, dịch vụ ).
Khái niệm giá thành sản phẩm :Là biểu hiện bằng tiền của các khoản
hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công
tác, sản phẩm, lao động đã hoàn thành.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất ở Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành
Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư FOCOCEV- Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
cóquy trình sản xuất khép kín từ khâu đưa nguyên liệu đầu vào đến khi cho ra sản
phẩm nhập kho là thành phẩm tinh bột sắn. Chính vì thế, đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm.
2.1.4. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy.
2.1.4.1. Ký tính giá thành:
Cuối mỗi tháng sau khi tiến hành tập hợp chi phí sản xuất kế toán thực hiện
quy trình tính giá thành sản phẩm

Cuối tháng kê toán tiến hành tập hợp chi phí NVL, chi phí NCTT, chi phí
SXC, sau đó kết chuyển các khoản chi phí này vào để tính giá thành sản phẩm.
2.1.4.2. Phương pháp tính giá thành:
Vì khâu chế biến và sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đơn giản. Nguyên
vật liệu xuất chừng nào thì sản xuất hết chừng đó nên không có sản phẩm dở dang
đầu kỳ cũng như cuối kỳ, nên doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá thành sản
phẩm theo phương pháp giản đơn và hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
Phương pháp này được xem là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Phương
pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
sản xuất liên tục, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng
tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cuối tháng kế toán sau khi tính toán SPDD
cuối kỳ thì tiến hành tính giá thành theo công thức:
Z = C + Ddk – Dck
Trong đó: Z: tổng giá thành
C: Tổng chi phí
Ddk, Dck : Giá trị SPDD đầu kỳ và cuối kỳ.
NV1: phân xưởng sản xuất SPA. CPSX phát sinh trong kỳ là 4.820.000đ.
CPSX Dỡ dang đầu kỳ là 400.000đ.CPSX cuối tháng là 360.000đ.
Vậy:
ZSPA= 4.820.000+400.000-360.000 = 4.860.000đ
2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm :
Hiện nay, toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của
doanh nghiệp được tiến hành theo quy trình chung của hình thức Nhật ký chứng từ
kết hợp với phương pháp tính giá thành giản đơn. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp
được tập hợp theo từng khoản mục chi phí như sau:

_Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
_ Chi phí nhân công trực tiếp.
_ Chi phí sản xuất chung.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.1.1. Chứng từ sử dụng :
-Phiếu xuất kho,Phiếu đề nghị nhận vật tư.
-Phiếu cân hàng kiêm phiếu nhập kho.
-Hóa đơn giá trị gia tăng.
-Sổ chi tiết theo dõi nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất.
2.2.1.2. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp doanh nghiệp sử dụng TK 621:
-Chi tiết TK 621:
TK 6211:Củ sắn.
2.2.1.3.Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Phiếu xuất kho:
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 24
-
Phiếu xuất kho
Nhật ký chứng từ
Sổ cái 621
Báo cáo kế toán
Thẻ và sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Lệ Thủy
Khi phát sinh nghiệp vụ xuất NVL trực tiếp, kế toán căn cứ vào số lượng yêu cầu
để lập phiếu xuất kho, phiếu xuất kho được lập 2 liên kèm theo giấy yêu cầu xuất
kho, sau đó kế toán trưởng và giám đốc xem sét, phê duyệt.
- Hóa đơn mua hàng:

Khi phát sinh NV mua hàng về tẩy rửa rồi đưa vào sản xuất chứ không nhập
kho, kế toán tiến hành định khoản và vào sổ chi tiếp chi phí sản xuất kinh
doanh dựa theo hóa đơn mua hàng
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán phản ảnh vào sổ chi tiết sau đó vào sổ cái tài
khoản 621
Sơ đồ lưu chuyển chứng từ:
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 05: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ
2.2.1.4. Phương pháp kế toán:
Nghiệp vụ 1:Ngày 02 tháng 04 năm 2013 ,xuất kho 25.000 kg nguyên liệu sắn để
phục vụ sản xuất tinh bột sắn.
-Định khoản:Xuất kho nguyên liệu sắn để phục vụ sản xuất.
Nợ TK 62111:41.875.000
Có TK 152:41.875.000
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trang 25
-

×