BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ CẨM HẰNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI
Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành : ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Mã số : 60 44 02 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ÂN
Huế, năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được
các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Phan Thị Cẩm Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Ân đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Địa lí trường
Đại học sư phạm Huế, cùng các phòng của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như cung cấp cá tài liệu
liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót
kính mong quý thầy cô và các bạn tham khảo góp ý để bài làm được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Phan Thị Cẩm Hằng
iii
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
iii iii
MỤC LỤC 1
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH VẼ 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ 8
2.1. Mục tiêu 8
2.2. Nhiệm vụ 8
3. Giới hạn của đề tài 8
3.1. Giới hạn về lãnh thổ 8
3.2. Giới hạn về nội dung 8
3.3 Giới hạn về thời gian 9
4. Các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
4.1. Phương pháp luận: Chúng tôi nghiên cứu vấn đề trên các quan điểm sau:. 9
4.1.1 Quan điểm hệ thống 9
4.1.2 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 9
4.1.3 Quan điểm tổng hợp 10
4.1.4 Quan điểm lãnh thổ 10
4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững 10
4.2 Phương pháp nghiên cứu 11
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 11
4.2.2 Phương pháp thực địa 11
4.2.3. Phương pháp bản đồ 12
4.2.4 Phương pháp phỏng vấn điều tra 12
1
4.1.5 Phương pháp chuyên gia 13
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 13
5.1 Ý nghĩa khoa học 13
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 13
6. Đóng góp và điểm mới của đề tài 13
7. Cấu trúc đề tài 14
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1 15
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ
MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI 15
1.1.1 Cơ sở lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên 15
1.1.1.1. Khái niệm 15
1.1.1.2 Nguyên tắc phân vùng 15
1.1.1.3 Các cách phân vùng 17
1.1.2.4 Hệ thống phân vị và chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị trên cấp
tiểu vùng tại địa bàn nghiên cứu 17
1.1.2 Cơ sở lý luận về mô hình kinh tế sinh thái 18
1.1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tự nhiên và sản
xuất nông – lâm nghiệp 18
1.1.2.2. Cơ sở lý luận chung về mô hình kinh tế sinh thái 24
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ
TÀI 27
1.2.1. Các công trình trên thế giới 28
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 29
1.3.3 Ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh 31
CHƯƠNG 2. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TỰ NHIÊN 34
Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH 34
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH
HÀ TĨNH 34
2.1.1. Đặc điểm các nhân tố sinh thái tự nhiên 34
2
2.1.1.1 Vị trí địa lý 34
2.1.1.2 Địa chất 36
38
2.1.1.3 Địa hình 39
2.1.1.4 Khí hậu 42
2.1.1.5 Thủy văn 46
2.1.1.6 Thổ nhưỡng 48
2.1.1.7 Tài nguyên động, thực vật rừng 53
2.1.2 Đặc điểm các nhân tố sinh thái nhân văn 54
2.1.2.1 Dân cư và lao động 54
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế 55
2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 58
2.1.2.4 Giáo dục và y tế 60
2.3 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 60
2.3.1 Sự phân hóa nền địa chất 60
2.3.2 Sự phân hóa về địa hình 61
2.3.3 Sự phân hóa về khí hậu 62
2.4. PHÂN VÙNG TỰ NHIÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU 63
2.4.1. Xác định đơn vị địa lý phân chia. 63
2.4.2 Phân chia các tiểu vùng STCQ khu vực nghiên cứu 64
2.4.2.1 Cách phân chia và phương pháp phân chia các tiểu vùng STCQ. 64
2.4.2.2 Kết quả phân chia và đặc điểm các tiểu vùng 65
2.4.2.3 Cách xác định ranh giới và thể hiện ranh giới các tiểu vùng sinh
thái 71
CHƯƠNG 3. XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI 73
Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH 73
3.1 CƠ SỞ XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI 73
3.1.1 Cơ sở khoa học về việc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái 73
3.1.2 Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với Kinh tế hộ và Kinh tế thị trường
73
3
3.1.3 Phân tích tổng hợp các loại hình sử dụng đất cấu thành nên mô hình
kinh tế sinh thái 75
3.1.3.1 Tiềm năng tự nhiên 76
3.1.3.2 Hiệu quả KT – XH và MT 76
3.1.3.3 Hiện trạng sử dụng đất 80
3.1.3.4 Định hướng phát triển tế của huyện Hương Sơn đến năm 2020 82
3.2 XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI CHO CÁC TIỂU VÙNG
ĐẶC TRƯNG 85
3.2.1 Nguyên tắc chung 85
3.2.2 Thiết kế mô hình kinh tế sinh thái đặc trưng cho từng tiểu vùng 86
3.2.2.1. Tiểu vùng đồi cao và trung bình trung tâm 86
3.2.2.2. Tiểu vùng đồi thấp chuyển tiếp 89
3.2.4 Tiểu vùng đồng bằng Đông Nam 92
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ
SINH THÁI 94
3.3.1 Giải pháp về đất đai 94
3.3.2 Giải pháp về vốn 94
3.3.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 95
3.3.4 Giải pháp về chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật khuyến nông
96
3.3.5 Giải pháp về giảm thiểu, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường 96
3.3.6 Giải pháp liên kết “bốn nhà” (Nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp,
nhà khoa học) 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CQ : Cảnh quan
CCN : Cây công nghiệp
CNDN : Công nghiệp dài ngày
DT : Diện tích
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
KTH : Kinh tế hộ
KTTT : Kinh tế trang trại
KT-XH & MT : Kinh tế - xã hội và môi trường
KTST : Kinh tế sinh thái
SDĐ : Sử dụng đất
STCQ : Sinh thái cảnh quan
TB : Trung bình
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TNMT : Tài nguyên môi trường
5
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị trong hệ thống phân vị 18
Bảng 1.2. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan 20
Bảng 1.3. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp 23
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm ở Hương Sơn, Hà Tĩnh 43
Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm ở Hương Sơn, Hà Tĩnh 44
Bảng 3.1. Hiệu quả kinh tế đối với các mô hình KTH tính theo từng đơn vị trong 1
năm 77
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích ở huyện Hương Sơn, 82
tỉnh Hà Tĩnh năm 2013 82
Nguồn:[14] 82
Hình 1.1: Mô hình địa – hệ sinh thái 22
Hình 1.2. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế sinh thái 24
Hình 1.3 Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế 29
Hình 2.3 Chỉ dẫn địa chất 38
Hình 3.1. Quy trình thiết lập cấu trúc mô hình KTST tại khu vực nghiên cứu 75
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu sử dung đất huyện Hương Sơn năm 2013 82
Hình 3.4. Mô hình KTST đặc trưng của tiểu vùng đồi thấp chuyển tiếp 92
Hình 3.5. Mô hình KTST đặc trưng của tiểu vùng đồng bằng Đông Nam 94
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất đa
dạng, phong phú.Đặc trưng ưu thế tự nhiên này tạo cho Việt Nam có đủ điều kiện
để phát triển một nền kinh tế đa dạng, toàn diện nhất là sản xuất nông – lâm – ngư
nghiệp. Nhưng xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp cho đến bây
giờ sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn què quặt, manh mún và bất hợp lí.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp như vậy vừa hiệu quả kinh tế thấp sản xuất bấp
bênh và gây suy thoái tài nguyên, môi trường nghiêm trọng. Nghiên cứu sự phân
hóa tự nhiên, đánh giá tiềm năng của tự nhiên theo từng vùng lãnh thổ. Trên cơ sở
đó phân bố sản xuất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả để từng bước khắc phục sự lạc
hậu của nền sản xuất cổ truyền đang là vấn đề đặt ra cấp thiết trong quá trình hiện
đại hóa nền kinh tế nói chung và hiện đại hóa nông thôn – nông nghiệp nói riêng.
Huyện Hương Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh
với tổng diện tích tự nhiên lên tới 110. 313, 48 ha chiếm 18,33% tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh Hà Tĩnh. Xét trên bình diện chung, tự nhiên huyện Hương Sơn mang
tính chất trung gian chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng thung lũng huyện Đức Thọ
và miền núi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và hai huyện Đô Lương – Thanh Chương
(Nghệ An) với nhiều hình thái địa hình khác nhau trong đó địa hình đồi núi chiếm
ưu thế. Sự đa dạng về hình thái địa hình của huyện đã kéo theo sự phân hóa đa dạng
các thành phần tự nhiên khác tạo nên nhiều kiểu môi trường sinh thái tự nhiên khác
nhau rất ưu thế đối với việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Nhưng do chịu
ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống lạc hậu của Việt Nam.
Hương Sơn vẫn lấy ngành trồng trọt là ngành cơ bản và chủ yếu vẫn là trồng lúa
nước. Các mô hình sản xuất thực thi trên các vùng sinh thái của huyện vẫn mang
tính tự phát, kinh nghiệm hoặc là sự sao bản từ các mô hình sản xuất có hiệu quả
của các địa phương khác. Thực trạng sản xuất nông nghiệp như vậy với cơ cấu đặc
thù nông – lâm nghiệp, đã làm cho đời sống của các nông hộ nói riêng và thu nhập
của huyện nói chung rất thấp và khó có thể thoát nghèo theo chủ trương của Đảng.
7
Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, nhằm từng bước cải thiện kinh tế - xã hội,
Huyện Hương Sơn không có con đường nào khác là phải nghiên cứu sự phân hóa tự
nhiên, đánh giá phân hạng thích nghi theo lãnh thổ. Trên cơ sở phân hạng, xây dựng
các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm tối ưu hóa sản xuất nông
nghiệp. Xuất phát từ thực tế đặt ra như vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phân
hóa lãnh thổ tự nhiên phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Nhận biết, vạch ranh giới các tiểu vùng sinh thái, xác định các điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng, ưu thế đối với các loại hình sản xuất
nông – lâm nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với
từng tiểu vùng.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phân vùng địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu đến tiểu vùng sinh thái.
- Phân tích điều kiện tự nhiên, tiềm năng của các tiểu vùng sinh thái cảnh quan
đối với các loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp phổ biến tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái (KTST) đặc trưng của từng tiểu vùng.
- Đề xuất biện pháp khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lãnh thổ.
3. Giới hạn của đề tài
3.1. Giới hạn về lãnh thổ
Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh theo ranh giới hành chính.
3.2. Giới hạn về nội dung
- Việc phân chia địa lý tự nhiên thực hiện tới cấp tiểu vùng sinh thái cảnh quan.
8
- Các mô hình đề xuất chỉ dừng lại ở mức độ loại hình sản xuất nông – lâm
nghiệp, không đề xuất đối tượng nuôi trồng cụ thể
- Các giải pháp thực thi hiệu quả, các mô hình đề ra chỉ dừng lại ở mức độ
định hướng chung.
3.3 Giới hạn về thời gian
Thu thập, điều tra số liệu đến năm 2013
4. Các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Chúng tôi nghiên cứu vấn đề trên các quan điểm sau:
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Các nhà khoa học cảnh quan khẳng định:“ Lớp vỏ cảnh quan là một hệ
thống”, mỗi một phạm vi không gian lớn nhỏ trên bề mặt Trái Đất là một bộ phận
(hệ thống nhỏ) nằm trong hệ thống lớp vỏ cảnh quan thống nhất, hoàn chỉnh. Xét
trong nội bộ lãnh thổ huyện Hương Sơn là một bộ phận trong cấu trúc tự nhiên lãnh
thổ thống nhất và địa bàn nghiên cứu là một bộ phận (hệ thống) nằm trung gian giữa
hai hệ thống tự nhiên: Đồi núi phía Tây và đồng bằng thung lũng phía đông. Vì vậy
quá trình nghiên cứu phải đặt khu vực nghiên cứu trong hệ thống tự nhiên thuộc
tỉnh,toàn quốc gia và địa cầu. Có nghĩa là khi nghiên cứu tài nguyên tại khu vực và
ngay cả các giải pháp thực thi hiệu quả mô hình kinh tế - sinh thái càng phải xem
xét trong cấu trúc hệ thống với các mối quan hệ nội hệ thống và ngoại hệ thống
thông qua các dòng vật chất và năng lương trao đội qua lại.
4.1.2 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các cấu trúc thành phần của hệ thống cảnh quan luôn vận động theo thời gian
thông qua sự vận động, chuyển hóa của các dòng vật chất – năng lượng làm cho hệ
thống luôn vận động không ngừng. Vì vậy quá trình nghiên cứu phải phải phát hiện
được sự vận động của vật chất và năng lượng qua đó xác định sự vận động của cấu trúc
thành phần để dự đoán được sự vận động trong tương lai của hệ thống (xu hướng,
cường độ vận động). Trên cơ sở đó đề ra các mô hình đạm bảo tuổi thọ lâu bền, bảo
đảm hiệu quả quả cao của cả ba mặt mang tính chiến lược.
9
4.1.3 Quan điểm tổng hợp
Các cấu trúc thành phần cấu thành hệ thống vừa tồn tại, phát triển theo quy
luật riêng nhưng đồng thời tồn phát triển trong mối quan hệ hữu cơ. Quá trình tham gia
vào sự tạo thành hệ thống, các cấu trúc thành phần có vai trò bình đẳng trong sự hiện
diện (góp mặt). Sự tác động của tự nhiên vào bất kì hoạt động kinh tế - xã hội nào, mỗi
thành phần có sự tác động riêng đồng thời tác động trong mối quan hệ tổng thể. Vì vậy,
đứng trên quan điểm này khi phân chia tự nhiên phải xem xét đồng thời các cấu trúc
thành phần, đầy đủ các quy luật phân hóa. Khi đánh giá cho sản xuất cần phải dựa trên
tổng thể tất cả các yếu tố sinh thái môi trường. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng,
trong quá trình tham gia vào sự hình thành và phát triện hệ thống các thành phần có vai
trò không giống nhau vì thế quá trình vạch ranh giới các đơn vị tự nhiên phải ưu tiên
cho yếu tố có vai trò quyết định. Các yếu tố sinh thái tự nhiên tác động lên một đối
tượng sản xuất có vai trò tác động không giống nhau vì vậy khi đánh giá cần chọn các
yếu tố các tác động mạnh mẽ, có vai trò đại diện đưa vào đánh giá. Đối với loại hình
đánh giá, tôi làm tôi chọn loại hình chỉ tiêu: địa hình (độ dốc, độ cao); khí hậu (tương
quan nhiệt - ẩm); thủy văn (khả năng tưới, thoát nước); nham thạch và thổ nhưỡng (loại
đất, độ dày tầng đất, hàm lượng mùn), sinh vật (lớp phủ rừng).
4.1.4 Quan điểm lãnh thổ
Các thành phần cấu thành hệ thống không những vận động theo thơi gian mà
còn phân hóa theo không gian tạo nên các hệ thống khác nhỏ lớn nhau. Qua quá
trình nghiên cứu, phải phát hiện được sự thay đổi tự nhiên, phân chia, khoanh vi
thành các đơn vị địa lí tự nhiên. Mặt khác, việc đánh giá các loại sinh thái cảnh
quan cho loại hình, đề xuất mô hình trên từng tiểu vùng sinh thái riêng biệt mà
chúng tôi thực thi là sự cụ thể hóa quan điểm lãnh thổ.
4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Trong xu thế kinh tế hiện nay, phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu
cầu bắt buộc đối với bất kỳ ngành sản xuất và lãnh thổ ở quy mô nào. Việc đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên thông qua đó xác định loại hình sản xuất phù hợp, mô
hình điển hình phù hợp với tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ. Mặt khác khi đề xuất mô
10
hình sản xuất cho từng tiều vùng sinh thái phải dựa trên ba lợi ích kinh tế - xã hội và
môi trường. Đó chính là vận dụng quan điểm phát triển bền vững trong nghiên cứu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu chúng tôi thực thi các phương pháp nghiên cứu sau.
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
- Thu thập các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn
đề nhằm xây dựng cơ sở khoa học, học tập kinh nghiệm xây dựng quy trình nghiên
cứu trên cơ sở đó lựa chọn và vận dụng linh hoạt vào việc phân vùng địa lý tự nhiên
và đề xuất mô hình sản xuất hợp lí tại địa bàn nghiên cứu. Các tài liệu thu thập phục
vụ nghiên cứu chúng tôi thu thập về hai lĩnh vực phân vùng và địa lí tự nhiên, và
đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích ứng dụng. Hệ thống các tư liệu thu thập
phục vụ nghiên cứu bao gồm: hệ thống các bản đồ về các thành phần tự nhiên, các
số liệu quan trắc, thống kê về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa bàn nghiên cứu; các
chương trình, dự án, báo cáo kinh tế - xã hội của các địa phương thuộc địa bàn
nghiên cứu; các công trình. Quy trình thực hiện phương pháp:
- Sao chép, thu thu thập những tư liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, xử lý theo mục tiêu và nhiệm vụ.
4.2.2 Phương pháp thực địa
Ứng dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ sung thêm tư liệu, kiểm tra
đối chiếu, xác định các nghi vấn về tư liệu thu thập. Khảo sát các mô hình hiện có
trên các tiểu vùng sinh thái, xác định mô hình điển hình có hiệu quả làm tài liệu
tham khảo cho thiết kế mô hình. Tiến hành chụp ảnh minh họa cho các kết luận
khoa học, các mô hình sản xuất hiện có mang tính hiện đại. Trong quá trình thực địa
chúng tôi kết hợp với phương pháp điều tra nhanh thôn (PRA) theo đơn vị hộ cá thể
để có các số liệu cụ thể về mô hình nhất là việc xác định hiểu quả ba lợi ích của mô
hình. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với thực thi phương pháp kết hợp với
điều kiện địa lý địa bàn và khả năng thực thi phương pháp của bản thân chúng tôi
xác định các tuyến thực địa theo các tiểu vùng sinh thái và các điểm điển hình (các
loại mô hình sản xuất có tại địa bàn).
11
Tuyến 1: TT.Phố Châu - Sơn Giang - Sơn Lễ - Sơn Tiến - Sơn Thịnh.
Tuyến 2: TT.Phố Châu - Sơn Diệm - Sơn Tây - TT.Tây Sơn - Sơn Kim I -
Sơn Kim II - Sơn Hồng.
Tuyến 3: TT.Phố Châu - Sơn Phú - Sơn Phúc - Sơn Trường - Sơn Mai - Sơn
Thủy - Sơn Bằng - Sơn Châu - Sơn Long - Sơn Hà - Sơn Mỹ - Sơn Tân.
4.2.3. Phương pháp bản đồ
Trong nghiên cứu địa lý bạn đồ vừa giai đoạn ban đầu vừa là kết thúc của
một công cuộc nghiên cứu. Bởi vì, bản đồ chứa đựng các thông tin của sự vật hiện
tượng địa lý nên bản đồ được coi là một phương tiện để khai thác thu thập tư liệu.
Mặt khác, do dặc trưng của khoa học địa lý là khoa học về sự phân bố không gian
của sự vật hiện tượng địa lý nên kết quả nghiên cứu phải được củ thể hóa bằng bản
đồ. Quá trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng phương pháp bản đồ như sau.
- Khai thác tư liệu: Trên cơ sở các bản đồ thu thập về các yếu tố tự nhiên,
tiến hành thu thập các tư liệu thông tin cần thiết cho kết luận khoa hoc và xây
dựng bản đồ. Các bản đồ sử dụng bao gồm: bản đồ địa chất, bản đồ hành chính,
bản đồ địa hình, bản đồ thỗ nhưỡng… của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Biên tập, xây dựng bản đồ: Địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, lượng mưa,
nhiệt độ, hành chính, thủy văn, sử dụng đất nông – lâm nghiệp, các tiểu vùng
sinh thái.
4.2.4 Phương pháp phỏng vấn điều tra
Phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu, số liệu chủ yếu về hiểu quả kinh
tế của các mô hình góp phần làm cơ sở cho việc đề xuất thiết kế mô hình. Phương
pháp này được chúng tôi tiến hành như sau.
- Thiết kế phiếu điều tra và bộ câu hỏi phỏng vấn
- Chọn đối tượng điều tra, phỏng vấn, các đối tưởng chúng tôi chọn là các
nhà quản lý và cán bộ kỹ thuật nông - lâm nghiệp và cụ thể là các hộ sản xuất tiêu
biểu cho các mô hình có hiệu quả và không hiệu quả.
- Xử lí thông tin điều tra và rút ra kết luận
12
4.1.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học chuyên sâu, các nhà
hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Các cán bộ kỹ thuật chuyên trách
từng lĩnh vực nông -lâm nghiệp. Các thông tin thao khảo từ các chuyên gia thuộc
các lĩnh vực sau: Chỉ tiêu chuẩn đoán, yếu tố trội, cách thức vạch ranh giới, kỷ thuật
thiết kế mô hình, các giá trị kinh tế - xã hội và môi trường của một số mô hình sản
xuất nông - lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định sự phân hóa mang tính
khách quan các nhân tố tạo nên các đơn vị tổng thể địa lý tự nhiên trong phạm vi
lãnh thổ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm cơ sở lý luận phân
vùng ĐLTN phục vụ cho quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ nhất là lĩnh vực sản
xuất nông -lâm nghiệp.
- Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần khẳng định việc tổ
chức sản xuất nông -lâm nghiệp hợp lý, có hiệu quả khi và chỉ khi công tác này
được tiến hành trên cơ sở điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tiềm năng ở
các địa tổng thể.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm luận chứng cho việc định hướng
quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp nói riêng và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
công trình nghiên cứu cùng hướng ở các lãnh thổ có điều kiện tự nhiên tương đồng.
6. Đóng góp và điểm mới của đề tài
Điểm mới đề tài nghiên cứu chúng tôi thực hiện so với các công trình đã
công bố bao gồm:
13
- Vận dụng lý luận phân vùng tự nhiên, phát hiện phân chia, các đơn vị địa lý
tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ưu thế đối với các
loại hình sản xuất nông -lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
- Thiết kế các mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp phù hợp với tiểu vùng kinh
tế sinh thái tại địa bàn nghiên cứu.
Tất cả điểm mới mà đề tài thực thi có kết quả trên chính là những đóng góp
của đề tài.
7. Cấu trúc đề tài
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cở sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
- Chương 3: Xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
14
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ
MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI
1.1.1 Cơ sở lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Fedina: “ Phân vùng địa lý tự nhiên là phân chia bề mặt quả đất hay
một vùng lãnh thổ sao cho các vùng được phân chia (các địa tổng thể tự nhiên)
phải giữ được tính toàn vẹn lãnh thổ, phải giữ được tính thống nhất nội tại xuất
phát từ sự thống nhất về lịch sử phát triển, vị trí địa lý, các quá trình địa lý và sự
gắn bó về mặt lãnh thổ của các bộ phận cấu tạo riêng biệt”
Theo A.G.Ixatsenko: “Phân vùng địa lý tự nhiên là sự phát hiện những khác
biệt địa lý tự nhiên, các cá thể được hình thành trong lịch sử, do kết quả tác động
các nhân tố địa đới và phi địa đới của sự phân hóa địa lý trên bề mặt Trái đất”.
1.1.1.2 Nguyên tắc phân vùng
Các nhà cảnh quan trên thế giới đã xây dựng nên một hệ thống các nguyên
tắc phân vùng trên cơ sở thuộc tính của các địa tổng thể tự nhiên. Các nguyên tắc
phân vùng của địa lý tự nhiên là yêu cầu mang tính chất bắt buộc đối với bất cứ
nhà khoa học nào khi tiến hành phân vùng tự nhiên. Các nguyên tắc phân vùng
bao gồm:
a. Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc này yêu cầu khi phân vùng phải dựa vào quy luật phân hóa khách
quan (Quy luật địa đới và phi địa đới) để nhận biết và vạch ranh giới.
Nguyên tắc này yêu cầu loại bỏ mọi sự cảm nhận chủ quan và không dựa vào
một mục đích định sẵn để làm cơ sở phân vùng tự nhiên.
b. Nguyên tắc đồng nhất tương đối
15
Cũng như mọi sự vật khác, địa tổng thể đồng thời tồn tại sự đồng nhất và bất
đồng nhất. Đồng nhất là điều kiện tồn tại địa tổng thể tự nhiên đồng thời bất đồng
nhất làm cho địa tổng thể cấp lớn phân hóa thành các địa tổng thể tự nhiên cấp nhỏ
hơn. Vì vậy nguyên tắc này yêu cầu khi phân chia tự nhiên, một cấp địa tổng thể
cấp lớn phải có ít nhất hai địa tổng thể cấp nhỏ.
c. Nguyên tắc tổng hợp
Các địa tổng thể hình thành bởi sự hiện diện bình đẳng của các cấu trúc
thành phần. Địa tổng thể tự nhiên ở bất kỳ cấp nào trong hệ thống phân vị đều chịu
hoạt động đồng thời của hai quy luật địa đới và phi địa đới. Vì vậy, để bảo đảm tính
khách quan trong phân vùng và đặc biệt khi vạch ranh giới phải đứng trên quan
điểm tổng hợp, xem xét tất cả các cấu trúc thành phần đồng thời phải coi trọng sự
tác động cùng lúc của hai quy luật. Tuy nhiên, do các thành phần tham gia vào sự
hình thành các địa tổng thể có vai trò không giống nhau nên chỉ dựa vào nguyên tắc
này rất khó để vạch ranh giới. Để khắc phục khó khăn trong phân vùng, nguyên tắc
này phải kết hợp với nguyên tắc phát sinh.
d. Nguyên tắc phát sinh
Trong sự hình thành và phát triển của các địa tổng thể tự nhiên, có thành
phần tự nhiên đóng vai trò quyết định (yếu tố trội) và có những yếu tố, vai trò
không đáng kể (yếu tố không trội). Đồng thời ở mỗi địa tổng thể ở các cấp khác
nhau, vai trò của hai quy luật không đồng nhất. Vì vậy khi phân vùng và vạch ranh
giới một mặt phải coi trọng tất cả các yếu tố, các quy luật phân hóa (nguyên tắc
tổng hợp). Nhưng mặt khác phải phân cấp vai trò của các cấu trúc, thành phần và
phải xác định quy luật nào quyết định đến sự phân hóa, trên cơ sở đó khi vạch ra
ranh giới phải ưu tiên xét yếu tố trội, quy luật quyết định. Việc kết hợp hai nguyên
tắc này vừa bảo đảm tính khách quan vừa thuận lợi trong việc phân chia và vạch
ranh giới các đơn vị địa lý tự nhiên.
16
e. Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ
Các địa tổng thể có ranh giới trong không gian do tính đứt đoạn của vật chất
năng lượng. Mỗi địa tổng thể có địa cấu trúc riêng đặc thù (tính cá thể). Vì vậy, khi
phân vùng phải có ranh giới rõ ràng khép kín. Do yêu cầu ranh giới rõ ràng, khép
kín nên các cấu trúc thành phần không thể tách rời về mặt lãnh thổ.
1.1.1.3 Các cách phân vùng
Xuất phát từ thuộc tính đồng nhất tương đối của các địa tổng thể tự nhiên, các
nhà khoa học cảnh quan xác định việc phân vùng ĐLTN có thể thực hiện bằng 2 cách:
- Phân vùng từ trên xuống.
- Phân vùng từ dưới lên.
Do việc phân vùng ĐLTN tiến hành trên một quy mô không gian không lớn nên
chúng tôi chọn cách phân vùng từ trên xuống để dễ thực thi phân vùng ở địa bàn
nghiên cứu, chúng tôi thực hiện cách chia từ trên xuống.
1.1.2.4 Hệ thống phân vị và chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị trên cấp tiểu vùng
tại địa bàn nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các hệ thống phân vị và chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị
của các nhà khoa học trên thế giới như: D.L.Armand (1960), A.G.Ixatsenko (1969),
VI.Prokaev (1967). Đặc biệt là hệ thống phân vị của Vữ Tự Lập (1976) và nhiều hệ
thống phân vị của nhiều nhà khoa học khác ở Việt Nam. Chúng tôi xác định hệ thống
phân vị điạ bàn nghiên cứu bao gồm các cấp với chỉ tiêu chuẩn đoán ở bảng 1.1.
17
Bảng 1.1. Chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị trong hệ thống phân vị
Cấp phân vị Chỉ tiêu chuẩn đoán
Tên gọi các đơn vị
được phân hóa
Vòng địa lý
Đơn vị lớn có tính hành tinh. Được chia
theo các vòng đai nhiệt - chiếu sáng
- Vòng nội chí tuyến
Ô địa lý
Quy định bởi bình lưu khí quyển. Ranh
giới được xác định bởi các dãy núi chắn
gió hoặc vị trí trung bình của các front
ngăn cách các khối khí có nguồn gốc lục
địa, đại dương
- Địa ô gió mùa châu Á
Á vòng địa lý
Nhiệt lượng, cán cân bức xa hay tổng
nhiệt độ năm
- Nhiệt đới
Á địa ô Tính chất loại gió mùa
- Á địa ô gió mùa nội
chí tuyến
Đới địa lý
Chỉ số tương quan nhiệt ẩm, tương đồng
cao về kiểu thảm thực vật, kiểu đất liên
quan, tương tác với nền nhiệt ẩm.
- Đới rừng nhiệt đới
gió mùa.
Xứ địa lý
Nền kiến tạo - địa mạo lớn đồng nhất về
cấu trúc địa chất, tân kiến tạo
Xứ Đông Dương
Miền địa lý
Kết quả đan cắt giữa một xứ và một đới
với diện tích dao động từ hàng chục đến
hàng chục vạn km
2
.
- Miền Tây Bắc - Bắc
Trung Bộ
Khu địa lý Nhân tố địa chất - địa mạo - Khu Bắc Trường Sơn
Vùng địa lý
Trên cùng một lãnh thổ đồng nhất về mặt
phát sinh, khá đồng nhất về chế độ nhiệt -
ẩm được tạo bởi sự thống nhất tác động
của hoàn lưu theo không gian và thời
gian, có nhịp điệu tuần hoàn khá đồng
nhất, tạo nên sự thống nhất tương đối của
động lực phát triển vùng
- Vùng đồi núi phía
Tây Hà Tĩnh
1.1.2 Cơ sở lý luận về mô hình kinh tế sinh thái
1.1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tự nhiên và sản xuất nông
– lâm nghiệp
18
a. Khái niên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử dụng trực tiếp
làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu cho công
nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành tham gia
sản xuất được, thí dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm…
* Tài nguyên thiên nhiên
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử
dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị
vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản
xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối
tượng tiêu dùng” (Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005).
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều
chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được mở
rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
b. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc
cảnh quan
Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc
cảnh quan thể hiện ở sự tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con người thông
qua những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở bảng 1.2
19
Bảng 1.2. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan
STT
Các điều kiện tự
nhiên và nhân văn
Các loại tài nguyên Cấu trúc cảnh quan
1 Địa chất và địa hình Tài nguyên khoáng sản Nền tảng vật chất rắn
2 Khí hậu và thuỷ văn
Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên nước
Nền tảng nhiệt ẩm
3
Thổ nhưỡng và sinh
vật
Tài nguyên đất
Tài nguyên động, thực vật
Dinh dưỡng đất và vật
chất hữu cơ
4 Con người Tài nguyên lao động Mức độ nhân tác
Qua bảng 1.2 cho thấy:
- Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra
những hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là tài nguyên thiên nhiên - đối tượng để khai
thác sử dụng. Ngược lại, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố, chất liệu để tạo
nên tiềm năng sản xuất của cảnh quan. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật
hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lý.
- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu như những loại tài
nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị cảnh quan có độ tương đồng hơn.
- Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc cảnh quan thì tài nguyên lao
động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố
nhân tác trong cấu trúc cảnh quan lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động
trên lãnh thổ đó.
c.Khái niệm cảnh quan và sinh thái cảnh quan
*Cảnh quan
Từ “cảnh quan” là thuật ngữ khá phổ biến trong khoa học Địa lý, theo quan
niệm chung, cảnh quan là khái niệm dùng để chỉ diện mạo bề ngoài của địa cầu -
một thể tự nhiên hoàn chỉnh mang tính đặc biệt, đặc thù riêng của Trái đất-lớp vỏ
cảnh quan. Cảnh quan cũng là một khái niệm riêng, hiện nay trên thế giới có rất
nhiều quan niệm khác nhau về cảnh quan. Nếu xét theo thời gian và sự phát triển
của khoa học cảnh quan, chúng tôi xin đơn cử một số quan niệm tiêu biểu sau:
20
Theo L.X. Berge (1931), “Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm
các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ
thực vật và động vật cũng như hoạt động của con người hoà trộn với nhau vào một
thể thống nhất hoà hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó
của Trái đất ”.
Năm 1948, N.A. Xolsev lại đưa ra định nghĩa như sau: “ Cảnh quan địa lý
được gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách
điển hình và có quy luật của một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất,
dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu các biến chứng đất, các quần xã
thực – động vật”.
Theo N.A. Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc lập (cá thể):
+ Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải chỉ nền địa chất đồng nhất.
+ Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng
nhất về không gian.
+ Phải có một kiểu khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó
mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống
cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp.
Trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã đưa
ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hoá trong phạm vi một
đới ngang ở đồng bằng thung lũng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng
đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ
hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những
dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất ”.
Năm 1991, A.G. Ixatxenko đã đưa ra định nghĩa mới về cảnh quan: “Cảnh
quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và
phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”.
Quan niệm cảnh quan ngày càng được coi là một đơn vị phân hoá chung của
một địa hệ tự nhiên bất kỳ nào đó được sử dụng nhiều không chỉ trong lĩnh vực
21
cảnh quan học thuần tuý mà ở các lĩnh vực khác nhau, các ngành khác khi liên quan
đến sự phân dị lãnh thổ.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Địa lý học, một số ý kiến cho rằng
khi hiểu khái niệm về cảnh quan không được chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu
hiệu thuần tuý của tự nhiên, (một tự nhiên chưa bị đụng chạm bởi con người) mà
cần phân tích luôn các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh
quan với các hợp phần “dân cư và nền văn hoá của con người” (L.C. Berge), chính
sự hợp nhất giữa hai loại hợp phần đó mới tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh
hơn là cảnh quan.
*Sinh thái cảnh quan
“Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được cấu thành từ hai khối
hữu sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự nhiên, được quy định
bởi mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và những đặc trưng biến
đổi trạng thái (động lực) theo thời gian”.
Như vậy, sinh thái cảnh quan vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức
năng sinh thái của hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa
đựng hai khía cạnh cơ bản là cảnh quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập
nhưng thống nhất với nhau trong một hệ địa – sinh thái.
Hình 1.1: Mô hình địa – hệ sinh thái
1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan
22
KH
TV
TN
SV
ĐH
Đ