Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đổi mới giáo dục đào tạo trước hết phải đổi mới toàn diện triệt để sự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.13 KB, 12 trang )

Đổi mới giáo dục đào tạo
trước hết phải đổi mới toàn diện, triệt để sự học

Trung ương nêu chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để sự nghiệp
giáo dục đào tạo của đất nước là một đề xuất đúng đắn và kịp thời.
Nhưng xuất phát từ sự nhận thức nào về thực trạng, nguyên nhân và
phương hướng là vấn đề đang cần được suy nghĩ thống nhất mới
mong thực hiện có kết quả. Cách hiểu khác nhau sẽ có những lựa
chọn khác nhau. Là người làm nghề giáo dục hơn nửa thế kỉ, trước
khi bàn đến vấn đề đào tạo giáo viên, tôi muôn nêu suy nghĩ của
mình về thục chất yếu kém của ngành giáo dục của chúng ta và một
số phương hướng khắc phục trong điều kiện hiện tại như một bối
cảnh. Theo tôi nền giáo dục của ta kế thừa từ nền giáo dục trong hai
cuộc chiến tranh chống ngoại xâm vốn mang nặng tính thực dụng và
chắp vá, trải qua thời bao cấp với tư tưởng xã hội chủ nghĩa hẹp hòi,
bài xích các kinh nghiệm nhân loại, những người làm giáo dục lúc đó
chủ yếu kế thừa tư tưởng giáo dục của chế độ trước cách mạng tháng
Tám cộng với ít nhiều tư tưởng cách mạng vô sản. Từ đó đến nay
chúng ta chỉ cải cách theo lối vá víu, nền giáo dục chưa bao giờ được
xây dựng một cách khoa học và toàn diện thì yếu kém là sự dĩ nhiên.
Sự yếu kém ấy theo tôi, thể hiện ở hai phương diện cơ bản. Một là thể
chế giáo dục cũ kĩ và hai là trình độ thấp kém của giáo viên cùng cơ
sở vật chất thiếu thốn gần như thảm hại của ngành. Tính chất cũ kĩ
của hệ thống giáo dục biểu hiện ở những giáo điều sách vở xơ cúng,
quản lí quan liêu, vô cảm với nhu cầu học tập và đời sống của giáo
viên và cơ sở vật chất của ngành (di sản của quan niệm thời chiến
tranh, chế độ cấp phát, cơ chế xin cho, yêu cầu thắt lưng buộc bụng,
có thì cho, không thì thôi). Trong thời bao cấp trì trệ, nhân tài không
đòi hỏi bức thiết, giáo dục coi như lĩnh vực “không có vấn đề gì”,
nhiều người nhớ lại còn ngây thơ rất lấy làm tự mãn! Ngày nay xã hội
chuyển hướng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bằng cấp là cái cần


thiết để kiếm việc, lại là cái có thể mua bán, thế là giáo dục trở thành
thị trường đảo điên. Những yếu kém vốn có chưa bao giờ được nhận
ra và khắc phục lập tức hiện ra bề mặt, không gì che đậy được nữa,
khiến cho xã hội hầu như ai cũng thấy và lên án. Trên báo chí không
ngày nào không có bài chê trách, lên án giáo dục, coi nó như là tội
phạm làm nước ta lạc hậu, y như trongLều chõng, Ngô Tất Tố coi chế
độ khoa cữ là nguyên nhân khiến ta mất nước. Không ai phủ nhận
được những cố gắng của ngành trong nhiều lần đổi mới giáo dục,
chương trình và SGK cùng ít nhiều cơ sở vật chất, và các trường đại
học sư phạm trong bao năm vẫn cố gắng đổi mới chương trình, cập
nhật nội dung dạy học, nhưng những cố gắng ấy đều không cơ bản, tư
tưởng giáo dục vẫn cũ, giáo viên và cơ sở vật chất vẫn không được đầu
tư thỏa đáng, dẫn đến đổi mới giáo dục không hiệu quả. Phải hiểu
đúng căn bệnh thì mới mong tìm đúng thuốc chữa. Đau ở phủ tạng
mà chỉ dùng thuốc ngoài xoa thì làm sao mà cải thiện được?
Theo tôi tình hình giáo dục hiện nay, ngoại trừ các nguyên nhân về
kinh tế, xã hội, đạo đức mà giáo dục gánh chịu như mọi ngành khác,
là hội chứng tập trung của nhiều vấn đề chưa được quan tâm tồn đọng
lâu ngày của nó. Tính chất cũ kĩ của thể chế giáo dục thể hiện ở các
mặt bao gồm triết lí, mục tiêu, chính sách đầu tư, hệ thống đào tạo,
chương trình, phương pháp, đãi ngộ, chế độ nhuận bút, hệ thống
quản lí… và trình độ yếu kém của giảng viên, giáo viên cùng cơ sở vật
chất không đáp ứng được yêu cầu giáo dục bức thiết của xã hội hiện
đại. Mặc dầu khẩu hiệu giáo dục là quốc sách nhắc đi nhắc lại nhiều
lần đến nhàm chán mà vẫn không có chính sách tương ứng kèm theo.
Chi vào đâu cũng không tiếc, còn chi vào giáo dục thì tính từng đồng.
20% ngân sách chi cho giáo dục là một con số tổng quát, trong đó
bao gồm giáo dục hành chính, quốc phòng, công an, sự vụ, trong đó
thực chi cho ngành giáo dục đại học và phổ thông chiếm vị trí khiêm
tốn, mà thực tế có thể coi là không tằng gì. Chính vù vậy mà trường

ốc xập xệ rách nát ở các vùng cao đã bao nhiêu năm vẫn không được
cải thiện. Mục tiêu đào tạo con người xã hội chủ nghĩa đối với xã hội
hôm nay là rất xa vời. Tư tưởng giáo dục đóng khung trong chủ nghĩa
Mác khiến ta không học tập được kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của
nhân loại. Đãi ngộ quá thấp khiến giáo viên không tha thiết với nghề,
do chật vật bươn chải mưu sinh không còn lòng dạ để nghiên cứu bài,
soạn bài, chấm bài, trả bài cho tốt, không có động cơ để trau dồi, học
tập nâng cao trình độ, không thu hút được người giỏi vào ngành. Cơ
sở vật chất nghèo nàn, thiếu vốn tổ chức nghiên cứu khoa học không
nâng cao được trình độ. Hệ thông giáo trình cũ kĩ, lạc hậu ít thay đổi,
không cập nhật được nội dung đào tạo. Nhuận bút èo uột không ai
muốn viết giáo trình. Một giáo sư nhà giáo nhân dân nói với tôi từ
nay không viết giáo trình nữa, vì qúa thiệt. Vì vậy muốn thực sự đổi
mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện thì bắt buộc phải làm hai
việc: 1. Thay đổi thể chế giáo dục và 2. Cải thiện đãi ngộ giáo viên và
cơ sở vật chất. Không nên quá coi trọng vấn đề chương trình và SGK
như hiện nay, bởi đó chỉ là khâu bề nổi, có ít ý nghĩa đối với cải
thiện tình hình giáo dục hiện nay. Và cho dù có đầu tư nhiều tiền cho
khâu ấy đi nữa, thì mấy thứ đó cũng không có tác dụng thay đổi giáo
dục bao nhiêu. Có sách hay mà giáo viên không có động lực dạy hay
học sinh không có động lực học tốt thì sách hay mà làm gì? Sách hay
mấy mà phương pháp dạy học cũ thì cũng vô ích, bởi vì phương pháp
hay có thể đem sách cũ dạy thành tri thức mới, còn phương pháp cũ
thì có thể đem sách mới dạy thành tư duy cũ. Vấn đề phương pháp
bao gồm phương pháp sư phạm và phương pháp bộ môn, gắn với
toàn bộ thể chế giáo dục, chứ không phải chỉ đổi thay một vài cuốn
giáo trình là giải quyết được.
Trong viễn cảnh thay đổi hai vấn đề cơ bản nói trên thì vấn đề đào
tạo giáo viên mới mong có cơ hội cải thiện. Trong nhiều vấn đề ngổn
ngang và liên quan nhau tôi xin nếu một số suy nghĩ về đạo tạo giáo

viên hiện nay, một khâu quan trọng bậc nhất của sự nghiệp giáo dục.
Trước hết cần đổi mới quan niệm: lấy việc học, người học làm
trung tâm để tư duy về giáo dục. Thực chất của giáo dục là đem
lại sự học cho con người, chỉ khi con người muốn học, biết cách học
thì giáo dục mới có được chất lượng. Chất lượng giáo dục kém hiện
nay là do sinh viên, học sinh đa số không muốn học, không biết học
mà nên. Không muốn học vì học giỏi không hơn học kém, lại tốt
nghiệp quá dễ dãi. Nhiều người đã nhận xét ở ngành sư phạm đầu
váo khó khăn còn đầu ra (không phải nói về tìm việc làm!) lại quá dễ.
Do mô hình giáo dục lấy người dạy làm trung tâm cho nên sự học việc
học bị che lấp. Ngành sư phạm nước nhà đã thay thế cụm từ “giảng
dạy” thành cụm từ “dạy học” là một bước tiến, song vị trí của chữ
“học” vấn chưa được nhận thức đầy đủ. Vì thế đào tạo thiên về truyền
thụ, nhồi nhét kiến thức, mà chưa quan tâm sự học của sinh viên, học
sinh. Dạy cách học, kĩ năng học, kĩ năng tìm kiến thức, tự thay đổi
kiến thức quan trọng hơn dạy kiến thức. Khoa học ngày nay cho biết
nhà trường là môi trường thay đổi chậm, xã hội thay đổi nhiều gấp 4,
5 lần trong cùng một thời gian. Người giáo viên được đào tạo chỉ
trong 4 năm thuộc một thời điểm, nhưng sẽ được nhà nước sử dụng
suốt đời qua nhiều đổi thay của xã hội, vì thế đào tạo cách học là chủ
yếu để anh ta tự hoàn thiện, cập nhật kiến thức, đáp ứng nhu cầu dạy
học lâu dài. Công nghệ thông tin phải là nội dung đào tạo phổ cập và
bắt buộc trong thời đại tin học bởi đó là công cụ quan trọng để tự học.
Lí luận, phương pháp luận phải là bộ môn làm cơ sở để đào tạo nếp tư
duy khoa học nhằm xử lí thông tin. Quan niệm thực dụng thiển cận
chỉ cốt luyện cho sinh viên một số tri thức tủ, phương pháp tủ, coi nhẹ
lí thuyết là rất có hại. Người giáo viên có biết cách học, kĩ năng tự
học, tự cập nhật tri thức thì mới có khả năng dạy cho học sinh cách
học và kĩ năng học được. Một trong yếu kém cơ bản của đội ngũ giáo
viên hiện nay là không biết cách dạy cho học sinh học tập. Họ phần

đông chỉ có một cách duy nhất là đọc chép, bắt học thuộc và các đề
kiểm tra cũng nhằm nói lại kiến thức đã học.
Hai là lấy đào tạo năng lực ngữ văn toàn diện cho người học
làm một nội dung trọng tâm, bởi đây là tố chất bắt buộc đối
với người giáo viên. Đào tạo khoa học cơ bản tất nhiên vấn là nội
dung quan trọng, cơ bản. Song việc đào tạo năng lực tiếp nhận như
nghe, đọc và năng lực biểu đạt như nói, viết vẫn hết sức quan trọng.
Quan sát trình độ của các học viên cao học, những người đã tốt
nghiệp cử nhân và đã thi tuyển cao học, thì thấy năng lực tiếp nhận
còn rất thấp và năng lực biểu đạt thì phần lớn đều viết sai ngữ pháp
và sai chính tả. Cùng với năng lực tiếp nhận và biểu đạt là năng lực tư
duy với các phẩm chất như tính linh hoạt, tính nhạy bén, tính sâu sắc,
tính độc lập, tính phê phán là không thể thiếu. Các năng lực này
được rèn luyện qua các bài dạy học thuộc các môn có chất lượng cao
và qua các loại bài tập, niên luận, khóa luận. Năng lực viết đúng ngữ
pháp và chính tả phải rèn luyện qua khâu chấm bài, trả bài thường
làm ở trung học. Nên chăng năm đầu đại học cũng cần có môn làm
văn để bổ túc và rèn luyện tiếp?
Hiển nhiên năng lực trí lực như tri thức, kí năng, năng lực quan sát, ,
hiểu, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… cùng các năng lực phi trí lực như
ý chí, lí tưởng, nhu cầu, động cơ, tình cảm, hứng thú, khí chất, tính
cách…nói chung là năng lực làm người đều phải đào tạo cho người
giáo viên tương lai.
Ba là chuyển hướng đào tạo giáo viên theo hướng lấy người
học làm trung tâm, triệt để đổi mới phươ ng pháp dạy học đại
học và trung học. Hiển nhiên dạy học là hoạt động song hướng, bao
gồm chủ thể dạy (người thầy) và chủ thể học (người học) đều quan
trọng như nhau, nhưng xét theo tính hệ thống thì người học bao giờ
cũng là mục đích của người dạy, không có người học thì nhà trường
và thầy giáo trở nên thừa, cho nên nó là trung tâm của hoạt động giáo

dục. Trong mục tiêu đào tạo phải có mục đào tạo ra con người biết
cách học và học suốt đời. Chính vì chưa coi trọng sự học mà phương
pháp đào tạo đại học hiện nay còn rất cũ kĩ, lạc hậu. Các phương pháp
khích lệ học tập hầu như chưa được vận dụng có hệ thống. Chúng ta
chưa có hệ thống bài tập yêu cầu sinh viên đọc tài liệu tham khảo và
ghi chép các đoạn văn quan trọng, sinh viên phải hoàn thành việc
đọc ấy mới được phép dự thi hết môn. Chưa có chương trình xêmina
cho học sinh được soạn thành giáo trình. Kế hoạch tỉ lệ lí thuyết trên
thực hành hầu như không được thực hiện. Quản lí sự học hầu như
chưa được đặt ra cho người thầy. Chưa chia nhỏ lớp để quản lí học
tập. Đặc biệt là việc cho điểm, đánh giá dễ dãi trong các kì thi cũng
như khóa luận, luận văn cao học, tiến sĩ tạo ra thói quen học qua
quýt, chiếu lệ. Người không nghiên cứu khoa học cũng hưỡng dẫn rất
nhiều luận văn cao học, tiến sĩ làm cho cái chuẩn chất lượng thấp đi.
Việc thực tập sư phạm chỉ quản lí hình thức, do kinh phí ngày càng
mang tính tượng trưng. Tóm lại việc học ở tất cả các cấp, các khâu
đều chưa được coi trọng.
Bốn là bổ sung các môn học về phương pháp học, phương
pháp đọc và làm luận văn. Lí thuyết sư phạm, phương pháp dạy
học bộ môn nên chuyển hướng về phía dạy cách học cho học sinh. Sự
chuyển hướng đồng bộ ấy sẽ góp phân đổi thay cách dạy. Tôi cho rằng
cần có môn phương pháp học tập, bao gồm phương pháp học, dạy
cách đọc hiểu, cách đọc lướt, đọc nhanh, chọn sách đọc, lấy thông tin,
cách làm khóa luận, luận văn… như là một môn học cơ bản thuộc bộ
môn giáo học pháp. Trong trường đại học sư phạm còn cần có giáo
trình diễn giải (hoặc phân tích) văn bản văn học như một môn học
độc lập thuộc bộ môn lí luận văn học. Ở môn này người ta đào tạo
cách vận dụng đủ loại phương pháp khoa học để giải mã tác phẩm
văn học thuộc các thể loại, tức là dạy đạc chậm, đọc kĩ, đọc hiểu. Ở
nhà trường đại học Nga, Trung Quốc đều có môn này và giáo trình

của nó mà riêng ở ta thì không có. Trong điều kiện bộ môn giáo học
pháp môn ngữ văn còn non yếu như hiện nay, môn này chỉ nên dạy
các tư tưởng và thao tác sư phạm chung, còn nội dung phương pháp
dạy học cụ thể như dạy văn học dân gian, văn học trung đại, văn học
hiện đại, văn học nước ngoài, lí luận văn học thì chuyển sang cho các
bộ môn tương ứng, bởi chỉ có giảng viên các môn ấy mới biết hướng
dẫn sinh viên dạy học môn ấy như thế nào, các giảng viên phương
pháp dạy học hiện nay khó mà kham được. Nếu cứ kham thì chỉ làm
hại sinh viên mà thôi. Bộ môn giáo học pháp cần thay đổi triệt để.
Giáo án của giáo viên là giáo án dạy cách học cho học sinh chứ không
phải kế hoạch diễn giảng của thầy ở trên lớp. Lối dạy biểu diễn cho
học sinh xem vẫn đang là một mô hình có hại, tiếc thay nay vẫn có
nhiều người theo.
Năm là đổi mới toàn diện môi trường sư phạm. Người ta chỉ
thích học khi nào sự học tập đem lại hứng thú, niềm vui, nhận thức
mới, sự tự tin, tự tôn, tự hào. Đổi mới môi trường sư phạm là một yêu
cầu bức thiết. Các yếu tố của môi trường đó là người thầy, các phương
tiện học tập, thư viện, các chính sách, đãi ngộ đối với ngành.
Người thầy hấp dẫn ở tài năng, tri thức và kinh nghiệm của họ. Muốn
có các phẩm chất đó người giảng viên, giáo viên phải thuộc loại hình
học tập và tu dưỡng suốt đời. Muốn giảng viên đại học duy trì mình là
người thuộc loại hình học tập thì phải có kinh phí cho họ nghiên cứu
khoa học hàng năm, viết giáo trình, sách chuyên khảo, có nhuận bút
xứng đáng. Thực trạng hiện nay số giảng viên tham gia nghiên cứu
khoa học ngày càng ít. Học hàm giáo sư phó giáo sư cũng không còn
hấp dẫn. Việc viết báo, viết giáo trình không đặt thành yêu cầu bắt
buộc. Nhà nước có lẽ tính toán chưa tới nơi khi coi ngành sư phạm
không có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản, tách bạch khoa học
cơ bản với khoa học giáo dục, đầu tư rất ít cho các hoạt động này. Ở
các nước tiên tiến các giáo trình thường xuyên được viết lại, đổi thay

hình thái, bổ sung, thêm ví dụ. Ở Trung Quốc hàng năm giáo trình
đều được viết lại và có thể thấy lần sau viết hay hơn lần trước, học tập
hứng thú hơn. Ở khoa ngữ văn cho đến nay nhiều giáo trình đã cũ, kể
cả giáo trình do chúng tôi viết. Co nhiều môn học chưa có giáo trình,
bài giảng chưa cập nhật kiến thức, ít thay đổi. Chúng tôi là người cảm
thấy rất sâu sắc cái cũ, nhưng không được đầu tư nên không tổ chức
đổi mới được. Sách dịch tham khảo về khoa học cơ bản rất hiếm,
trong khi trình độ ngoại ngữ của đa số giảng viên hầu như không
dùng được. Ở các môn quan trọng như giáo học pháp ngoại trừ một
số sách dịch từ những năm 80 của Liên Xô cũ, hầu như không ai
quan tâm dịch sách của Âu Mĩ. Muốn các bộ môn có giáo trình mới
thì phải có dự án nâng cấp giáo trình cho tất cả các môn, nhất là môn
giáo học pháp, nhưng các cơ quan có trách nhiệm không ai nghĩ đến
điều đó. Khi sách vở, giáo trình không có hoặc ít cái mới thì người
học không thấy hứng thú. Ở đây cũng cần nói thêm một điều, các
sách sư phạm nhìn chung đều in xấu, gây phản cảm khi cầm lên tay,
kể cả sách của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn tự quảng cáo là
sách chất lượng cao, trong khi sách của họ không sánh được với sách
của một nhà xuất bản địa phương nước ngoài, ví như nhà xuất bản
Đại học sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc. Tính chất tỉnh lẻ in đậm
trên cac sách của nxb Giáo dục không chỉ do tràn ngập sách tham
khảo loại chất lượng thấp chỉ dành cho đối tượng học sinh các cấp, mà
còn do giấy xấu và trình bày thiếu chuyên nghiệp.
Trong đào tạo giảng viên đại học chúng ta chỉ quan tâm đào tạo tiến
sĩ, còn đào tạo sau tiến sĩ chưa hề được quan tâm. Trong thời đại
khoa học công nghệ ngày nay, ai cũng biết, tiến sĩ bảo vệ xong ba
năm, nếu không nghiên cứu thì lại lạc hậu ngay, cần được bổ túc, cập
nhật kiến thức. Chẳng những thế, nếu sau ba năm không nghiên cứu
thì sẽ mất năng lực nghiên cứu mãi mãi, khi đó chỉ còn năng lực viết
báo cáo tổng kết các phong trào thi đua nữa thôi. Đào tạo sau tiến sĩ

có thể đào tạo ở trong nước bằng cách lập các trạm Hậu tiến sĩ, cho
các tiến sĩ ngữ văn nghệ các giảng viên đầu ngành ở trong nước hoặc
mời các giáo sư đầu nhành nước ngoài vào giảng các chuyên đề mới.
Cuối đợt học lại cấp chứng chỉ. Cách thứ hai là có chế độ thực tập sau
tiến sĩ, cho các tiến sĩ mới được bảo vệ được đi thực tập vài năm ở các
nước tiên tiến. Họ sẽ có cơ hội trau giồi thêm ngoại ngữ, làm quen với
các nhà chuyên môn nước ngoài. Có nâng trình độ ngoại ngữ của họ
lên thì mới mong họ nghiên cứu khoa học và viết được nhiều bài báo
bằng tiếng nước ngoài đăng ở tạp chí uy tín quốc tế. Với trình độ tự
học ngoại ngữ trong nước nói chung không ai có trình độ viets bào
đăng được ở tạp chí nước ngoài. Trình độ nghiên cứu khoa học ở nước
ta thấp, đại học ta có thứ hạng thấp, theo tôi chủ yếu là do nhà nước
ta thiếu chế độ đào tạo thích đáng đối với tầng lớp hậu tiến sĩ. Chỉ tốn
tiền cho họ học vài năm mà sử dụng nhân tài chất lượng cao suốt cả
cả đời họ tại sao ta lại không làm? Vấn đề đãi ngộ nhiều người đã nói
xin phép không nhắc lại.
Đổi mới toàn diện và triệt để nền giáo dục quốc gia là chủ trương lớn
của Đảng và nhà nước. Cuộc đổi mới này không phải là phong trào
nhất thời, mà phải là một quá trình, có nhiều bước dài lâu. Thực chất
cuộc đổi mới đó trước hết là đổi mới sự học, thể hiện trong chương
trình, giáo trình, quản lí, chính sách đối với đào tạo giáo viên. Thực
hiện được khát vọng đó không chỉ đòi hỏi hiểu đúng chỗ yếu kém của
ngành, lịch sử của nó, có kế hoạch phù hợp, mà còn phải thay đổi nếp
nghĩ, nếp tư duy của bản thân lãnh đạo các cấp, tức là phải có chính
sách, chủ trương cụ thể, thiết thực, tránh đầu voi đuôi chuột, thích
nói to mà làm bé, ngại đầu tư, như thế sẽ làm thất vọng lớn cho toàn
thể quốc dân.

×