Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

THIẾT kế MẠCH GIAO TIẾP THUÊ BAO DÙNG TRONG TỔNG đài điện tử số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.39 KB, 75 trang )

Thuật ngữ viết tắt
Ký hiệu tắt Tên đầy đủ Ghi chú
ACU Acknownedgemen Singnal
Unit
Đơn vị tín hiệu phúc đáp
AF Address Fileld Trường địa chỉ
ADC Analog Digital Convert Bộ chuyển tương tự - số
ADM Add Drop Multiplexer Bộ tách, ghép
AT Analog Trunk Trung kế tương tự
ATDM Asynchronous time Division
Multiplexer
Phân chia thời gian đồng bộ
BUS Broadcast And Unknown
Server
Máy tính chủ
BORSTH Battery, Overvoltage, Ring,
Supervision, Code, Hybrid,
Test
Cấp nguồn, chống quá áp,
chuông, mã hóa và giải mã,
ghép biến áp sai động, kiểm
tra đo thử
CAS Chanel Asociated Signalling Báo hiệu kênh riêng
CCS Common Chanel Signalling Báo hiệu kênh chung
CM Connector-Memory Bộ nhớ kết nối
C-MEN Controll Memory Bộ nhớ điều khiển
CP Common Part Phần chung của giao thức
ALL
CODEC Codec Mã hóa tín hiệu tương tự - số
và ngược lại
CPU Centre Processing Unit Đơn vị xử lý trung tâm


DAC Digital Analog Convert Bộ chuyển đổi số - tương tự
DEMUX Demultiplexer Bộ tách kênh
DTMF Dual Tone Multifrequency Bộ đa tần kép
DSS Digital Switching Systema Hệ thống chuyển mạch số
ISDN Intergrated Service Digital Mạch tích hợp số đa dịch
MC Mainternance Trung tâm bảo dưỡng
LED Light Emitting Diode Điot phát quang
MUX Multiplexer Bộ ghép kênh
OMC Operation Mainternance
Centre
Trung tâm vận hành và bảo
dưỡng
OA&M Operation Administration And
Mainternance
Trung tâm vận hành, giám sát
và bảo dưỡng
PABX Private Automatic Branch
Exchange
Tổng đài nhánh tự đông nội
bộ

PAM Pulse Amplitude Modulation Điều chế biên độ xung
PBX Private Branch Exchange Tổng đài nhánh nội bộ
PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã
RAM Random Access Memory Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
SHW SubHigh Way Luồng cao tốc nhánh
SM Speak Memory Bộ nhớ thoại
S-MEN Bộ nhớ thoại
SLIC Subscriber Line Interface
Circuits

Mạch đường dây thuê bao
SPC Stored Program Control Điều khiển theo chương trình
ghi sẵn
TDM Time Division Multiplex Bộ ghép kênh phân chia theo
thời gian
TSAC Time Slot Assingment Circuits Mạch phân khe thời gian
TS# Time Slot # Khe thời gian #
TTL Transistor-Transistor Logic Logic mạch transistor

LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 6
TỔNG QUÁT HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC 6
1.1.Tính năng, nhiệm vụ 7
1.1.1.Tính năng 7
1.1.2. Nhiệm vụ của tổng đài 10
1.2. Nguyên lý cấu tạo tổng đài điện tử SPC 11
1.2.1. Sơ đồ khối tổng quát 11
12
1.2.2. Nhiệm vụ các khối chức năng 12
1.3. Đặc điểm tổng đài điện tử SPC số 20
1.3.1. Đặc điểm tổng đài cơ điện 20
1.3.2. Đặc điểm tổng đài SPC số 20
1.3.3. Ưu điểm của tổng đài điện tử SPC 21
1.4. Điều khiển - báo hiệu trong tổng đài 26
1.4.1. Các dạng điều khiển chuyển mạch trong tổng đài 26
1.4.2. Điều khiển báo hiệu trong tổng đài điện tử 27
1.5. Xử lý trong tổng đài điện tử SPC 29
1.5.1. Nhiệm vụ 29
1.5.2. Các chương trình xử lý gọi 29
1.6. Kỹ thuật chuyển mạch số trong tổng đài điện tử SPC 29

1.6.1. Tầng chuyển mạch không gian số (S) 30
1.6.2. Tầng chuyển mạch thời gian số (tầng T) 33
CHƯƠNG 2 38
PHÂN HỆ ỨNG DỤNG VÀ MẠCH GIAO TIẾP THUÊ BAO 38
2.1.Mạch giao tiếp các đường thuê bao 38
2.1.1. Tổng quan về mạch giao tiếp các đường thuê bao 38
2.1.2. Mạch giao tiếp thuê bao tương tự (Analog Line) 40
2.1.3. Mạch giao tiếp thuê bao số: 48
2.1.4.Tổ chức các nhóm thuê bao 50
2.2. Các mạch giao tiếp trung kế 55
2.2.1.Khái quát chung 55
2.2.2. Các mạch trung kế tương tự ATTU (Analog Trunk Termination) 55
2.2.3. Card giao tiếp trung kế số DTI (Digital Trunk Interface) 58
2.2.4.Tổ chức các nhóm giao tiếp trung kế 60
60
CHƯƠNG 3 62
THIẾT KẾ MẠCH GIAO TIẾP THUÊ BAO 62
3.1. Sơ đồ khối mạch giao tiếp thuê bao 63
3.2. HC-5502X 63
3.2.1. Sơ đồ nguyên lý HC-5502X 63
3.2.2. Nguyên lý hoạt động: 64
3.3. Vi mạch codec TP 3057 65
3.3.1. Đặc điểm 66
3.3.2. Chức năng các chân linh kiện 66
3.3.3. Nguyên tắc hoạt động 69
KẾT LUẬN 73

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành viễn thông đã đạt được những thành
tựu to lớn trong việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật và các công nghệ mới.

Nhờ đó mà chất lượng phục vụ nâng lên rõ rệt và mở ra nhiều dịch vụ mới.
Ta thấy rằng với công nghệ và trình độ kỹ thuật của ta hiện nay chưa tự
sản xuất ra tổng đài, có nhiều dịch vụ tiện ích thuê bao như tổng đài của nước
ngoài. Hầu hết các loại tổng đài hiện đang sử dụng tại Việt Nam đều được

nhập từ nước ngoài nên giá thành rất cao. Chính vì vậy mà những hỏng hóc
phần cứng trong tổng thì ta hoàn toàn chưa thể tự khắc phục sữa chữa được.
Nên việc nghiên cứu sản xuất ra tổng đài và đặc biệt là các loại linh kiện để
thay thế là một vấn đề mang tính chiến lược.
Với kiến thức được các thầy trang bị trong nhà trường cùng với việc tự
nghiên cứu tài liệu ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực chuyển mạch
trong tổng đài, được sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Giáo - giảng
viên chính bộ môn thông tin, tôi xin đưa ra phương án thiết kế mạch giao tiếp
thuê bao dùng trong tổng đài số. Trước hết với mục đích tổng hợp lại kiến
thức đã nắm được cho tới nay. Qua đây cũng là để tôi từng bước tiếp cận với
công việc thực tế của người kỹ sư là tự nghiên cứu tài liệu và đưa ra giải pháp
thực hiện thiết kế. Với nhiệm vụ dặt ra cho đề tài tôi trình bày làm 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan tổng đài SPC số. Trong chương này trình bày lý
thuyết chung cơ sở kỹ thuật trong tổng đài, sơ đồ nguyên lý khối chức năng
của tổng đài SPC số. Trên cơ sở đó đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống
chuyển mạch số cũng như tổng đài SPC.
Chương 2 : Trình bày phân hệ ứng dụng. Trong chương này tôi đề cập
tới kết cuối tại tổng đài chuyển mạch số đối với các thiết bị giao tiếp khác
nhau như: các mạch giao tiếp thuê bao và các trung kế. Đặc biệt tôi đi sâu vào
tìm hiểu các chức năng cơ bản của mạch giao tiếp thuê bao.
Chương 3: Thiết kế mạch giao tiếp thuê bao. Chương này tôi đưa ra
phương án thiết kế mạch, giải pháp lựa chọn linh kiện phù hợp với nhiệm vụ
của đồ án. Đặc biệt là những linh kiện có độ tích hợp cao thông dụng trên thị
trường. Cuối cùng là đánh gia kết quả của đồ án.

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của thầy Nguyễn Văn Giáo cùng với sự lỗ lực của bản thân, đồ án đã
thực hiện mục tiêu đề ra là: Thiết kế mạch giao tiếp thuê bao dung trong tổng

đài số. Tuy nhiên, do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, quá trình
thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đồ án không thể tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo
và các bạn để tôi bổ xung cho đề tài của mình ngày càng hoàn thiện.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUÁT HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ SPC
Ngày nay có rất nhiều hệ thống tổng đài điện thoại SPC trên thị trường
đang được sử dụng khai thác ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết chúng đều có
đặc tính riêng về thiết bị chuyển mạch cũng như phương pháp điều khiển.
Mặc dù vậy, tất cả các hệ thống hiện đại đều áp dụng kỹ thuật số. Các tổng
đài số đầu tiên với một bộ xử lý thực hiện tất cả các chức năng xử lý và chứa
tất cả các chức năng xử lý và chứa tất cả các phần mềm cần thiết cho hệ thống
điều khiển. Với sự tối thiểu hóa hệ thống máy tính, sự phát triển của phần

mềm truyền thong và các tiến bộ trong công nghệ phần mềm, tất cả các hệ
thống SPC hiện đại đều dung kỹ thuật số và có vị trí chắc chắn trong mạng
viễn thông quốc tế. Dù được xem như là thành phần của mạng chuyển mạch
và truyền dẫn số tích hợp hay sự thay thế cho các đơn vị chuyển mạch tương
tự, các chuyển mạch như vậy đều có ưu điểm. Công tác quản lý viễn thông
tiết kiệm được chi phí, thu được các đặc trưng sẵn có từ các hệ thống này,
nhất là trong bối cảnh thuê bao đòi hỏi chất lượng phục vụ ngày càng cao,
cũng như hàng loạt các loại hình dịch vụ phong phú khác, tiện ích khác mới
ra đời.
1.1.Tính năng, nhiệm vụ.
1.1.1.Tính năng
1.1.1.1.Tính năng cung cấp các dịch vụ thuê bao.

- Các tổng đài SPC có khả năng cung cấp các dịch vụ phi thoại phong
phú và tiện ích thuê bao một cách dễ dành và kinh tế, ví dụ như quay số tắt,
nghĩa là thay vì phải quay đủ số danh bạ của thuê bao bị gọi, dịch vụ quay số
tắt có thể mã hoá bằng tổ hợp mã ngắn gọn hơn nhiều.
- Dịch vụ chuyển gọi: Các cuộc gọi đến thuê bao sẽ được tự động chuyển
đến một địa chỉ thuê bao khác.
- Dịch vụ gọi lại khi rỗi: Tổng đài yêu cầu thiết lập cuộc nối tới thuê bao
bận thì sẽ được thực hiện ngay sau khi thuê bao đó rỗi.
- Dịch vụ chặn cuộc gọi đi: Tổng đài tạm thời không cho phép thuê bao
thực hiện hay nhận cuộc gọi.
- Dịch vụ tính cước chi tiết: Tổng đài sẽ cung cấp bản tin tính cước chi
tiết từng cuộc gọi cho thuê bao khi có yêu cầu.

- Địa chỉ phụ: Một thuê bao có sử dụng nhiều máy và đặt ở các vị trí
khác nhau, trong đó mỗi máy sẽ có một số phụ. Đối với mỗi cuộc gọi cụ thể
tuỳ thuộc vào thuê bao chủ quay số phụ nào mà máy đó sẽ đổ chuông.
- Dịch vụ tính cước tức thời: Tổng đài sẽ thông báo bản tin tính cước cho
thuê bao ngay sau khi kết thúc cuộc gọi.
- Dịch vụ bắt giữ cuộc gọi: Thuê bao hay người có thẩm quyền xác định
được số danh bạ của thuê bao chủ gọi khi có yêu cầu.
- Báo thức: Tự động gọi chuông một thuê bao tại một thời gian định
trước.Chức năng này như một đồng hồ báo thời gian.
- Điện thoại hội nghị: Tính năng tiện ích cho phép tổ chức một cuộc hội
nghị thông qua mạng điện thoại. Thuê bao chủ trì có thể triệu tập hay giải thể
từ 2 đến 8 thành viên, một người nói thì tất cả các thành viên khác đều nghe
được. Đây là điểm mà các đơn vị vận dụng tiến hành giao ban xa hiện nay.
- Centrex: Với cộng nghệ cao tổng đài SPC cho phép cung cấp và tổ
chức các dịch vụ PABX( Private Automatic Branch Exchange) cho thuê bao
ngay trong tổng đài của mình, nghĩa là với dịch vụ Centrex có thể tạo các
tổng đài PABX ảo trong tổng đài công cộng.

1.1.1.2. Các dịch vụ gia tăng giá trị( Value Added Service)
- Cardfone: Với dịch vụ này, thuê bao có thể gọi ở vị trí bất kỳ nào như
tính cước cho một máy chủ định trước có mã C.P.
- Freephone: Gọi miễn phí với một số dịch vụ với một số máy định trước
mà nhân viên kỹ thuật đã khai báo dịch vụ ưu tiên cho thuê bao.
- Credit Card: Là loại hình tài chính điện tử thay cho tiền mặt và séc
trong việc thanh quyết toán tài chính.

- Bầu cử từ xa.
1.1.1.3. Các dịch vụ phi thoại(ISDN).
- Truyền số liệu.
- Video hifi chất lượng cao.
- Fax màu nhóm 4.
- Ảnh đồ hoạ.
1.1.1.4. Các tính năng quản lý.
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho phép tổng đài SPC
cung cấp tính năng vận hành, quản lý, khai thác rất phong phú và thuận tiện.
Hầu hết các công việc vận hành, khai thác, hàng ngày sử dụng các tính năng
quý báu này. Chúng được thực hiện thông qua việc truy cập các thiết bị đầu
cuối điều hành liên kết với hệ thống điều khiển trung tâm vận hành bảo dưỡng
OMC.
- Tính năng quản lý điều khiển các dịch vụ thuê bao: Các tính năng này
cho phép vận hành khai thác bảo dưỡng, thay đổi danh mục các tính năng
dịch vụ sử dụng cho thuê bao trong tổng đài.
- Tính năng thay đổi thuật toán định hướng: Nhân viên kỹ thuật tổng
đài có thể nhanh chóng, dễ dàng thay đổi các số liệu và thuật toán định hướng
hay chọn hướng cho tổng đài để phục vụ các cuộc gọi ra tổng đài khác trong
mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu xử lý tắc nghẽn tạm thời hoặc đổi kế hoạch
định tuyến. Đây là điểm rất quan trọng là khả năng xử lý linh hoạt cho tổng
đài.

- Tính năng quản lý cấu hình và mở rộng dung lượng tổng đài: Nhờ các
tính năng quản lý linh hoạt về OA&M, người điều hành có thể thay đổi các
chức năng thay đổi cấu hình phát triển của tổng đài từ khi mới lắp đặt cho tới
cuối chu kỳ sống của tổng đài.

- Thực hiện tính năng thu nhập và xử lý các số liệu thống kê: Trong
quá trình OA&M tổng đài có rất nhiều số liệu thống kê có ý nghĩa quan trọng
giúp cho công tác quản lý chất lượng và hiệu quả đầu tư, khai thác phát triển
các tổng đài như các số liệu thống kê về chất lượng thuê bao, số liệu chi tiết
về các cuộc gọi, số liệu lưu lượng toàn bộ cũng như trên các hướng yêu cầu
tại các thời điểm cho trước, các số liệu về sai lỗi, sự hỏng hóc của các trang bị
thành phần.
- Trong quá trình vận hành khai thác bảo dưỡng, tổng đài phải thường
xuyên tiến hành đo thử, kiểm tra và lưu trữ kết quả chất lượng của hệ thống.
Tương tự như vậy yêu cầu thực hiện với các công việc về phát hiện và sửa sai
lỗi, hỏng hóc. Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định xử lý cần thiết nhằm khôi
phục khả năng hoặt động tốt của hệ thống và khắc phục sửa chữa hư hỏng đã
xảy ra.
1.1.2. Nhiệm vụ của tổng đài.
1.1.2.1. Báo hiệu.
Là nhiệm vụ trao đổi báo hiệu với mạng bên ngoài gồm các mạch đường
dây thuê bao, đường dây trung kế đấu nối các thuê bao hay tới các tổng đài
khác. Thực chất đây là nhiệm vụ phát tín hiệu thông tin điều khiển báo hiệu.
1.1.2.2. Xử lý thông tin báo hiệu điều khiển
Thiết bị điều khiển chuyển mạch nhận các thông tin báo hiệu từ các
đường dây thuê bao hay trung kế. Sau đó tổng đài xử lý các thông tin này đưa
ra các thông tin điều khiển để hoặc cấp báo hiệu tới các đường dây thuê bao
hay trung kế hoặc để điều khiển thiết bị chuyển mạch và các thiết bị phụ trợ
khác để tạo tuyến nối.


1.1.2.3. Tính cước.
Nhiệm vụ tính cước tạo ra các số liệu cước phù hợp với từng loại cuộc
gọi sau khi kết thúc cuộc gọi. Số liệu cước này sẽ được xử lý thành các bản
tin cước phục vụ công tác thanh toán cước.
1.2. Nguyên lý cấu tạo tổng đài điện tử SPC.
1.2.1. Sơ đồ khối tổng quát.

Hình 1.1. Sơ đồ khối tổng quát tổng đài điện tử SPC
1.2.2. Nhiệm vụ các khối chức năng.
1.2.2.1. Thiết bị đầu cuối.
Thiết bị đầu cuối gồm các mạch điện thuê bao, kết cuối trung kế tương
tự, trung kế số. Khối mạch kết cuối thuê bao gồm các mạch điện:

Mạch kết
cuối thuê
bao
Khối
chuyển
mạch
Báo
hiệu
kênh
chung
Báo
hiệu
kênh
riêng
Đo
kiểm
tra

Phân
phối
báo
hiệu
Điều
khiển
chuyển
mạch
Thiết bị giao tiếp
người - máy
Xử lý trung tâm
Các bộ nhớ
Đường dây thuê bao
Đường dây trung kế
PABX
PCM
Bus điều khiển
- Mạch điện đường dây thuê bao làm nhiệm vụ BORSTH tức là làm
nhiệm vụ cung cấp nguồn cho đường dây thuê bao, bảo vệ quá áp cho thiết bị,
cấp tín hiệu chuông, giám sát trạng thái, sai động và đo thử.
- Khối chuyển mạch tập trung thuê bao làm nhiệm vụ tập trung tải cho
nhóm đường dây thuê bao. Khối có thể dung mạch tập trung tương tự hoặc
tập trung số (cho tổng đài số). Ngoài ra ở các tổng đài số mạch điện đường
dây thuê bao còn làm nhiệm vụ bién đổi qua lại A-D cho tín hiệu tiếng nói. Ở
khối mạch kết cuối thuê bao còn được trang bị các mạch điện nghiệp vụ như
mạch điện phối ghép báo tín hiệu, mạch điện thu phát xung địa chỉ ở dạng mã
thập phân và đa tần. Các loại mã địa chỉ này được tập trung xử lý ở một số bộ
thu phát mã dùng chung cho một nhóm thuê bao để tăng hiệu quả kinh tế.
- Khối mạch kết cuối trung kế tương tự chứa các mạch điện trung kế
dùng cho các cuộc gọi ra, gọi vào và chuyển tiếp. Chúng làm nhiệm vụ cấp

nguồn, giám sát, phối hợp báo hiệu. Khối mạch này không làm nhiệm vụ tập
trung tải nhưng làm nhiệm vụ biến đổi A-D ở các tổng đài số.
- Khối mạch trung kế số. Nhiệm vụ của khối này gồm:
+ Tạo khung: Tức là buộc dạng tín hiệu đồng bộ khung để phân biệt từng
khung của tuyến số liệu PCM đưa từ các tổng đài khác tới.
+ Đồng bộ khung: Sắp khung số liệu mới phù hợp với các tiêu chuẩn quy
định trong hệ thống PCM.
+ Nén dãy bít “0”: Vì dãy tín hiệu có nhiều quãng chứa nhiều bít “0” sẽ
khó phục hồi tín hiệu đồng hồ ở phía thu nên nhiệm vụ này là thực hiện nén
các quãng tín hiệu chứa nhiều bít “0” ở phía phát.
+ Đảo ngược cực: Nhiệm vụ này nhằm biến đổi dãy tín hiệu đơn cực từ
hệ thống đưa ra thành dãy tín hiệu lưỡng cực và ngực lại.
+ Xử lý cảnh báo.
+ Phục hồi dãy xung nhịp từ dãy tín hiệu thu.
+ Tách thông tin đồng bộ từ dãy tín hiệu thu.

+ Báo hiệu:
Nhiệm vụ này là thực hiện chức năng giao tiếp báo hiệu để phối hợp các
loại báo hiệu giữa hai tổng đài qua các đường trung kế.
1.2.2.2. Thiết bị chuyển mạch.
Ở các tổng đài điện tử thiết bị chuyển mạch là một trong các bộ phận chủ
yếu và có kích thước lớn. Nó có các chức năng chính sau:
+ Chức năng chuyển mạch để thực hiện thiết lập tuyến nối giữa hai hay
nhiều thuê bao của tổng đài hoặc giữa 2 tổng đài với nhau.
+ Chức năng truyền dẫn: Trên cơ sở tuyến nối đã thiết lập, thiết bị
chuyển mạch thực hiện truyền dẫn tín hiệu tiếng nói và tín hiệu báo hiệu với
các thuê bao với độ tin cậy và độ chính xác cần thiết. Có 2 loại hệ thống
chuyển mạch là:
*Thứ nhất, hệ thống chuyển mạch tương tự:
+ Phương thức chuyển mạch không gian. ở phương thức chuyển mạch

này đối với một cuộc gọi một tuyến vật lý được thiết lập giữa đầu vào và đầu
ra của trường chuyển mạch. Tuyến này là riêng biệt cho một kết nối và duy trì
trong suốt thời gian tiến hành cuộc gọi. Các tuyến nối cho các cuộc gọi là độc
lập nhau. Ngay sau khi một tuyến được đấu nối các tín hiệu được trao đổi với
nhau. Trường chuyển mạch theo phương thức này có thể sử dụng tiếp điểm
điện tử hoặc cơ điện.
+ Phương thức chuyển mạch thời gian: Phương thức này còn gọi là
chuyển mạch PAM tức là chuyển mạch theo phương thức điều biến xung.
*Thứ hai, hệ thống chuyển mạch số:
Phương thức chuyển mạch này gọi là chuyển mạch PCM. Đây cũng là
một loại chuyển mạch thời gian. Ở hệ thống chuyển mạch này một tuyến vật
lý được sử dụng chung cho một số cuộc gọi. Sự phân chia theo thời gian đảm
bảo cuộc gọi được sử dụng tuyến này trong một thời gian xác định và theo

chu kỳ với một tốc độ lặp thích hợp. Đối với tín hiệu thoại tốc độ lặp 8khz,
tức là cứ 125 lại truyền đi tiếng nói một lần. Tiếng nói mỗi lần truyền đi gọi là
một mẫu và được mã hoá theo phương thức PCM. Một tuyến nối vật lý có thể
được ghép một số mẫu tiếng nói của nhiều cuộc gọi để tạo đường dẫn cho
đồng thời nhiều tuyến truyền tiếng nói tín hiệu PCM thích hợp cho truyền dẫn
lẫn chuyển mạch.
1.2.2.3. Bộ điều khiển trung tâm.
Bộ điều khiển trung tâm gồm một bộ xử lý có công suất lớn cùng các bộ
nhờ trực thuộc. Bộ xử lý này được thiết kế tối ưu để xử lý gọi và các công
việc liên quan trong một tổng đài, nó phải hoàn thành các công việc một cách
kịp thời nhanh chóng như:
+ Nhận xung hay mã chọn số.
+ Chuyển các tín hiệu địa chỉ đi ở các trường hợp chuyển tiếp gọi.
+ Trao đổi các loại báo hiệu cho thuê bao hay tổng đài khác.
+ Phiên dịch và tạo tuyến, tạo tuyến qua trường chuyển mạch


Thiết bị phối
hợp
Bộ nhớ phiên
dịch
Bộ nhớ chương
trình
Bộ nhớ số liệu
Bộ xử lý trung
tâm
VàoRa
Hình 1.2. Sơ đồ khối khối chuyển mạch
Khối chuyển mạch bao gồm một bộ xử lý trung tâm, các bộ nhớ chương
trình, bộ nhớ số liệu và bộ nhớ phiên dịch cùng với thiết bị vào ra làm nhiệm
vụ phối hợp để đưa các thông tin vào và lấy các lệnh ra. Đơn vị xử lý trung
tâm là một bộ vi xử lý tốc độ cao và có công suất xử lý tuỳ thuộc vào vị trí xử
lý chuyển mạch. Đơn vị này làm nhiệm vụ điều khiển thao tác của thiết bị
chuyển mạch.
Bộ nhớ của chương trình để ghi lại các chương trình điều khiển các thao
tác chuyển mạch. Các chương trình được gọi ra và xử lý cùng với số liệu cần
thiết trong quá trình xử lý gọi cũng như vận hành, khai thác bảo dưỡng.
Bộ nhớ số liệu để ghi lại tạm thời các số liệu cần thiết trong quá trình xử
lý các cuộc gọi như các chữ số địa chỉ thuê bao, trạng thái bận, rỗi của các
đường dây thuê bao hay trung kế.
Bộ nhớ phiên dịch chứa các thông tin về các loại đường dây thuê bao chủ
gọi và bị gọi, mã tạo tuyến và thông tin cước.
Bộ nhớ số liệu là bộ nhớ tạm thời còn các bộ nhớ chương trình và phiên
dịch là các bộ nhớ bán cố định. Số liệu hay chương trình trong các bộ nhớ bán
cố định không thay đổi trong quá trình xử lý cuộc gọi, còn thông tin ở bộ nhớ
tạm thời thay đổi liên tục từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc cuộc gọi.
1.2.2.4. Thiết bị ngoại vi chuyển mạch.

Bao gồm các loại thiết bị đo thử trạng thái đường dây thuê bao và trung
kế, thiết bị phân phối báo hiệu và thiết bị điều khiển đấu nối tạo thành thiết bị
ngoại vi chuyển mạch.
Như chúng ta đã biết thiết bị xử lý trung tâm làm việc với tốc độ rất cao,
mỗi lệnh xử lý mất vài µs trong khi thiết bị chuyển mạch mỗi thao tác cần tới

vài ms (đối với trường chuyển mạch tương tự). Vì vậy cần phải có thiết bị
ngoại vi để làm nhiệm vụ phối hợp thao tác giữa hai bộ phận có hai tốc độ
làm việc khác nhau để nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị điều khiển trung
tâm. Ngoài ra nó còn có chức năng biến đổi tín hiệu điều khiển ở dạng các tổ
hợp logic ở đầu ra bộ xử lý sang dạng tín hiệu điện phù hợp để thực hiện điều
khiển thao tác rơle, tiếp điểm chuyển mạch, hoặc cổng logic.
- Thiết bị dò thử trạng thái đường dây thuê bao. Nhiệm vụ của thiết bị
này là phát hiện và thông báo cho bộ xử lý trung tâm cả các biến cố báo hiệu
và các tín hiệu trên đường dây thuê bao và trung kế đấu nối tới các tổng đài.
Các tín hiệu này có thể liên tục hoặc rời rạc.
- Thiết bị phân phối báo hiệu. Thiết bị này là tầng đệm giữa bộ xử lý
trung tâm có công suất tín hiệu điều khiển nhỏ nhưng tốc độ cao và các mạch
tín hiệu đường dây có công suất lớn nhưng tốc độ thấp. Đây cũng là một thiết
bị ngoại vi có ở đơn vị phần cứng và phần mềm bao gồm cấp xử lý ngoại vi.
Nó có nhiệm vụ điều khiển thao tác hay phục hồi các rơle dưới sự điều khiển
của bộ xử lý trung tâm.
- Thiết bị điều khiển đấu nối nhiệm vụ của thiết bị này là chuyển giao
các lệnh thiết lập và giải phóng các tuyến vật lý qua trường chuyển mạch từ
bộ xử lý trung tâm. Các tuyến vật lý này chỉ được thiết lập hay giải phóng khi
đã được chuẩn bị sẵn trong bộ nhớ của bộ xử lý trung tâm. Ở các tổng đài số,
bộ xử lý trung tâm trường hợp này đóng vai trò là bộ xử lý chuyển mạch hoặc
bộ xử lý điều khiển liên lạc. Thông tin tạo tuyến gọi trong các bộ nhớ được
lưu cho tới khi tuyến nối được giải phóng, cuộc gọi đã xong. Tuỳ thuộc vào
kiểu chuyển mạch thời gian hay không gian mà sự điều khiển chuyển mạch

hoặc ghi tin vào bộ nhớ điều khiển đều là phương thức chuyển mạch thời gian
hoặc là thao tác các tiếp điểm chuyển mạch nếu là phương thức chuyển mạch
không gian.
1.2.2.5. Thiết bị ngoại vi báo hiệu.

Trong mạng điện thoại hiện nay ở hầu hết các quốc gia có nhiều hệ thống
tổng đài khác nhau với các thế hệ chuyển mạch khác nhau như các hệ thống
chuyển mạch nhân công, các hệ thống chuyển mạch từng nấc, các hệ thống
ngang dọc, điện tử tương tự, điện tử số… Mỗi loại có hệ thống báo hiệu riêng.
Vì vậy, một tổng đài điện tử nào đó trong mạng phải phối hợp được với các
loại tổng đài khác trong mạng, trong đó vấn đề phối hợp báo hiệu là quan
trọng nhất. Đầu tiên tất cả các loại báo hiệu giữa các tổng đài tự động ở dạng
tín hiệu một chiều hay mã thập phân. Ở dạng này các chữ số địa chỉ thuê bao
được truyền đi dạng chuỗi, mỗi chuỗi đại diện cho một chữ số và có từ 1 tới
10 xung. Để tăng tốc độ thiết lập tuyến nối và cải thiện độ tin cậy của hệ
thống thông tin người ta đã đưa vào sử dụng hệ thống mã đa tần ở dạng các tổ
hợp áp chế. Ở hệ thống này mỗi một tín hiệu báo hiệu là tổ hợp của 2 trong
một nhóm 5 hoặc 6 tần số. Cả 2 phương thức báo hiệu vừa nêu thì tín hiệu
điều khiển một cuộc gọi được truyền đi theo kênh dùng chung để truyền dẫn
các tín hiệu tiếng nói giữa các tổng đài. Nói cách khác là cả 2 loại tín hiệu báo
hiệu này được truyền theo kênh gắn liền với kênh truyền tiếng nói cho kênh
cuộc gọi đó. Loại hệ thống báo hiệu này gọi là báo hiệu kênh riêng và thiết bị
báo hiệu kênh riêng làm nhiệm vụ xử lý và phối hợp các loại báo hiệu kiểu
này từ các tổng đài.
Hiện nay, ngoài hệ thống báo hiệu kênh riêng, người ta sử dụng các hệ
thống báo hiệu kênh chung. Ở hệ thống này tất cả các thông tin báo hiệu cho
tất cả các cuộc gọi giữa 2 tổng đài nào đó được truyền đi theo một tuyến báo
hiệu độc lập với các mạch điện truyền tiếng nói liên tổng đài. Ở phương thức
báo hiệu này tốc độ truyền thông tin báo hiệu cao hơn nhiều sản phẩm với báo
hiệu kênh riêng. Điều này dẫn tới tốc độ thiết lập cuộc gọi nhanh hơn, có thể

đưa vào nhiều loại dịch vụ nâng cao cho thuê bao. Ngoài ra với phương thức
báo hiệu này có thể hợp nhất các dạng thông tin báo hiệu để xử lý gọi với các

dạng thông tin điều khiển. Thiết bị báo hiệu kênh chung đóng vai trò phối hợp
và xử lý các loại thông tin báo hiệu cho các mục đích đã nêu trong tổng đài.
1.2.2.6. Thiết bị trao đổi người - máy.
Ở tất cả các tổng đài điện tử SPC người ta sử dụng thiết bị trao đổi người
- máy để điều hành, bảo dưỡng, quản lý tổng đài trong quá trình khai thác.
Các thiết bị này bao gồm các thiết bị hiển thị có bàn phím điều khiển, các
máy in tự động, các thiết bị đo thử đường dây và máy thuê bao. Chúng được
dùng để đưa ra các lệnh quản lý và bảo dưỡng vào thiết bị xử lý bảo dưỡng,
thao tác của tổng đài (trường hợp này có thể bộ xử lý trung tâm đảm nhiệm cả
chức năng chuyển mạch và chức năng này hoặc 2 bộ xử lý riêng nhưng cùng
cấp điều khiển). Các lệnh này được thực thi và kết quả được đưa từ hệ thống
xử lý ra, hiện trên màn hình hoặc in ra giấy trong trường hợp cần thiết. Ngoài
ra hệ thống này còn tự động chuyển các loại thông tin về trạng thái làm việc
của các thiết bị, của tổng đài hoặc các thông tin về cảnh báo và hiển thị để
người quản lý tổng đài kịp thời khắc phục sự cố khi có báo cảnh. Ngoài các
thiết bị nêu trên, ở các tổng đài SPC trung tâm còn có các thiết bị ngoại vi nhớ
số liệu. Thiết bị này bao gồm các khối điều khiển băng từ và đĩa từ, chúng có
tốc đọ làm việc cao, dung lượng lớn dung để nạp phần mềm vào các loại bộ
nhớ của bộ xử lý, ghi các thông tin thống kê.
Tóm lại, các tổng đài điện tử hiện nay đều là việc theo nguyên lý điều
khiển theo chương trình ghi sẵn SPC. Tất cả các chức năng được thực hiện
trên cơ sở các chương trình ghi sẵn đã được thiết kế trước và được lưu trữ
trong các bộ nhớ của bộ xử lý trung tâm và ngoài vi. Thời điểm tiền khởi của
tổng đài SPC được thiết kế theo kiểu một bộ xử lý. Sau này người ta sản xuất
các tổng đài theo kiểu modul và có nhiều cấp xử lý. Với cấu trúc như vậy
tổng đài có thể dễ dàng được mở rộng dung lượng và nâng cao được độ an


toàn cho hệ thống và hiệu quả sử dụng các bộ xử lý cao hơn. Các bộ xử lý
ngoại vi được trang bị các bộ xử lý thích hợp
1.3. Đặc điểm tổng đài điện tử SPC số.
1.3.1. Đặc điểm tổng đài cơ điện.
Ở phương thức chuyển mạch cơ điện, các chức năng chuyển mạch của
một tổng đài được thực hiện nhờ thao tác hay phục hồi các rơle hay các tiếp
điểm chuyển mạch kiểu từng nhảy nấc hoặc ngang dọc dưới sự khống chế của
hệ thống điều khiển. Các tiếp điểm này được hàn nối chắc chắn theo cách
thức đã định trước. Các số liệu của tổng đài như các loại nghiệp vụ cho thuê
bao, phiên dịch và tạo tuyến, các số liệu đặc trưng được tạo ra bằng các mạch
tổng hợp logic kiểu rơle đã được đấu nối cố định. Khi cần thay đổi các số liệu
để đưa vào các loại dịch vụ mới cho thuê bao hoặc thay đổi các dịch vụ đã có
của thuê bao thì cần phải thay đổi cấu trúc phần cứng đã được đấu nối chắc
chắn. Những sự thay đổi này thường rất phức tạp, nhiều khi không thực hiện
được. Như vậy tính linh hoạt xử lý trong công tác điều hành tổng đài gần như
không có.
1.3.2. Đặc điểm tổng đài SPC số.
Hoạt động theo nguyên lý điều khiển theo chương trình ghi sẵn (Stored
Program controller), người ta sử dụng các bộ xử lý giống như các máy tính để
điều khiển tổng đài. Tất cả các chức năng điều khiển được đặc trưng bởi một
loạt các lệnh đã ghi sẵn trong bộ nhớ. Ngoài ra các số liệu trực thuộc tổng đài
như số liệu về thuê bao, các bảng phiên dịch địa chỉ, các thông tin về tạo
tuyến, tính cước thống kê cũng được ghi sẵn trong các bộ nhớ số liệu. Qua
mỗi bước xử lý gọi sẽ nhận được một quyết định tương ứng với loại dịch vụ,
số liệu đã ghi sẵn để đưa tới thiết bị xử lý nghiệp vụ đó. Các chương trình và
số liệu ghi trong các bộ nhớ có thể thay đổi được khi cần thay đổi nguyên tắc

điều khiển hay tính năng của hệ thống. Nhờ vậy người quản lý rất linh hoạt
trong quá trình khai thác tổng đài. Như ta đã biết, máy tính hay bộ xử lý số có
năng lực xử lý hàng nghìn tới hàng triệu lệnh mỗi giây. Vì vậy khi ta sử dụng

nó vào chức năng điều khiển tổng đài thì ngoài công việc điều khiển chuyển
mạch cùng một bộ xử lý có thể thực hiện các chức năng khác. Do đó các
chương trình điều khiển và số liệu ghi trong bộ nhớ có thể thay đổi dễ dàng,
tính tức thời nên công việc điều hành để đáp ứng các nhu cầu của thuê bao trở
nên dễ dàng. Cả công việc đưa vào dịch vụ mới cho thuê bao và thay đổi các
dịch vụ cũ đều dễ dàng thực hiện được thông qua các lệnh trao đổi người -
máy. Khả năng điều hành để đáp ứng nhanh và có hiệu quả đối với các yêu
cầu của thuê bao đã thực sự trở nên rất quan trọng. Tổng đài SPC số đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu này. Ở một số loại hình dịch vụ đặc biệt thuê bao có thể
thực hiện được bằng các thao tác từ máy thuê bao như yêu cầu gọi chuyển,
chọn số địa chỉ ngắn, báo thức. Công tác điều hành và bảo dưỡng cụm tổng
đài SPC trong một vùng mạng rất quan trọng. Nhờ trung tâm điều hành và
bảo dưỡng được trang bị các thiết bị trao đổi người - máy cùng với hệ thống
xử lý mà công việc được thực hiện dễ dàng. Ngoài công việc điều hành và
bảo dưỡng các tổng đài nhờ phát đi các lệnh. Tương tự như vậy những sự
thay đổi về dịch vị cũng có thể được thay đổi nhờ trung tâm xử lý. Do vậy
công tác điều hành mạng trở nên có hiệu quả hơn.
1.3.3. Ưu điểm của tổng đài điện tử SPC.
1.3.3.1. Tính linh hoạt.
Các tổng đài điện tử SPC có tính linh hoạt cao về hệ điều hành thể hiện ở
các mặt sau:

- Phối hợp dễ dàng với các hệ thống báo hiệu của các hệ thống tổng đài
khác. Nó có khả năng thực hiện tính cước đa dạng như đường dài, tính cước
ban ngày, tính cước ban đêm.
- Khả năng tạo tuyến gọi vòng cũng như hệ thống đánh số rất cao.
- Khả năng phiên dịch hồ sơ thuê bao, lưu trữ số địa chỉ, phân tích tạo
tuyến ở các tổng đài không hạn chế.
- Đáp ứng rất nhiều dịch vụ nâng cao cho thuê bao với tốc độ chọn số
cho phép ở phạm vi rộng.

- Xử lý nhóm cho các đường dây tới các tổng đài PBX, PABX dễ dàng.
1.3.3.2. Các tiện ích thuê bao.
Tổng đài SPC cho phép hàng loạt các tiện ích thuê bao được cung cấp rẻ
hơn và dễ dàng hơn các tổng đài khác. Các tiện ích này được phân phối bởi hệ
thống quản lý khi thấy thích hợp. Sau đó nhiều tiện ích được yêu cầu bởi các
thuê bao trên cơ sở call-by-call.
1.3.3.3. Tốc độ thiết lập cuộc gọi.
Cuộc gọi có thể được thiết lập thông qua các hệ thống chuyển mạch số
(DSS: Digital – Switch - Systems) rất nhanh chóng (thường là 250µs). Điều
này kết hợp với khả năng tiết kiệm và các đặc tính Non-Blocking cho phép
thiết kế hệ thông tiết kiệm. Hơn nữa, việc thực hiện cùng một lúc nhiều nhu
cầu khác nhau cũng diễn ra dễ dàng với độ trễ thời gian chỉ bằng tốc độ xử lý
của Vi điều khiển trung tâm, hoặc là diễn ra đồng thời với các bộ xử lý đa
nhiệm. kết quả là chuyển mạch số cùng với SPC cho phép thực hiện các kết
nối phức tạp mà ta chỉ cần dùng cơ cấu chuyển mạch đơn giản và rẻ tiền. Về
bản chất, cơ cấu chuyển mạch số chỉ thực hiện bằng cách đóng mở các mặt
ghép bán dẫn khi cấp điện áp thuận và nghịch lên mặt ghép đó.
Phần cứng của phần tử điều khiển trong tổng đài SPC (Stored Program
Controller) hoạt động với tốc độ cao và với mức điện áp thấp (thường là

5VDC). Do đó trong các tổng đài SPC với các cơ cấu chuyển mạch cơ học
vốn chậm và đòi hỏi hoạt động với dòng và áp cao sẽ không tương thích về
tốc độ cũng như năng lượng giữa hệ thống điều khiển và chuyển mạch. Điều
này phải khắc phục bằng các bộ đệm thích hợp (Adapter). Tuy nhiên, chuyển
mạch số hoàn toàn bao gồm các cổng bán dẫn và các bộ nhớ (Memory) nằm
dưới dạng tích hợp, chúng hoạt động với tốc độ và mức điện áp tương thích
với các hệ thống điều khiển dẫn đến việc hình thành tổng đài SPC hoàn toàn
dùng kỹ thuật số.
1.3.3.4. Tiết kiệm không gian.
Các hệ thống chuyển mạch số nhỏ hơn so với tổng đài Analog có khả

năng tương đương. Điều này có được là do sử dụng các mạch tích hợp và bộ
ghép kênh phân thời cỡ lớn trong tổng đài số. Các bộ ghép kênh cỡ lớn là khả
thi vì kỹ thuật bán dẫn hoạt động với tốc độ cao đã được áp dụng.
Tuy nhiên, khả năng tiết kiệm không gian có thể bị giảm đi nhiều do vẫn
còn tồn tại các thiết bị chuyển đổi tương tự sang số (ADC - DAC) cần thiết để
kết cuối các đường Analog. Do vậy để tối thiểu ảnh hưởng này cần cố gắng
đến mức tối đa số mạch tích hợp trong các mạch kết cuối tại tổng đài. Ngoài
ra, khả năng tối thiểu không gian của tổng đài còn bị giảm do cần phải cung
cấp cơ cấu giải nhiệt cũng như một môi trường cho điều khiển tổng đài. Trong
vài trường hợp cần sử dụng các thiết bị cấp nguồn cho tổng đài khi hệ thống
số SPC được cài đặt. Cho dù có các điều kiện hạn chế nhưng kích thước toàn
bộ của tổng đài kỹ thuật số SPC thông thường vẫn nhỏ hơn 25% so với các
tổng đài bước và 50% so với các hệ thống tổng đài SPC tương tự.
1.3.3.5. Tính dễ dàng bảo trì.
Các thiết bị dùng trong các tổng đài kỹ thuật số SPC có một tỷ lệ lỗi thấp
hơn các thiết bị được dùng trong các tổng đài analog SPC vì không có các
thành phần vật lý phải di chuyển và được thừa hưởng tính tin cậy của kỹ thuật

bán dẫn. Ngoài ra, không giống với các tổng đài bước (step - by - step ), hệ
thống số không yêu cầu bất kỳ sự điều chỉnh thường xuyên nào. Các chương
trình chuẩn đoán trong hệ thống điều khiển tổng đài thường cho phép định vị
nhanh chóng các lỗi phần cứng, lỗi thuộc module đặc biệt hay các đơn vị lắp
ghép ngoại vi. Ở đây rất thích hợp cho việc dùng thiết bị phần cứng dự phòng,
cho phép hệ thống điều khiển lưu dịch vụ một cách nhanh chóng bằng cách tự
động cấu hình lại thiết bị, thay thế đơn vị hư hỏng bằng cách một đơn vị dự
phòng khác. Sau đó, hệ thống điều khiển cung cấp các thông tin cần thiết cho
bộ phận bảo trì để thay thế các đơn vị hỏng hóc theo phương thức đã được
hoạch định. Các đơn vị hư hỏng được gửi đến các trung tâm sửa chữa chuyên
nghành. Do vậy công việc bảo trì phần cứng chậm hơn so với việc bảo trì
trong các tổng đài Analog.

Các lỗi có thể xảy ra ngay trong phần mềm của tổng đài cũng như trong
phần cứng của nó. Lỗi phần mềm có thể được xác định tự động và cả bằng
tay. Quá trình bảo trì phần mềm được thực hiện dễ dàng bởi hàng loạt các
chương trình chuẩn đoán thông báo lỗi.
1.3.3.6. Chất lượng cuộc nối.
Có ba ưu điểm truyền dẫn quan trọng đối với các mạng dùng chuyển
mạch và truyền dẫn số (mạng số tích hợp). Trước hết, toàn bộ thất thoát
truyền dẫn của một cuộc nối xuyên qua mạng là độc lập so với số lượng các
cuyển mạch và các liên kết truyền. Hơn nữa, toàn bộ thất thoát còn do các quá
trình chuyển đổi A - D tại mỗi đầu kết nối. Điều này cho phép tối thiểu tiếng
ồn làm cho mức độ nghe của thuê bao tốt hơn, ổn định hơn và kiểm soát được
tiếng vọng. Thứ hai, bởi vì tiếng ồn không tác động lên hệ thống truyền dẫn
số, các thuê bao nhận thấy các mức ồn ít hơn nhiều so với các kết nối qua
mạng Analog. Thứ ba, các tổng đài nội hạt số có các Card giao tiếp đường

dây được kết nối một cách cố định đến các đường nội bộ hai dây. Điều này
cho phép cải tiến trở kháng phù hợp với thiết bị chuyển đổi 2 dây sang 4 dây,
kết quả là các vấn đề về bất ổn định ít hơn so với các mạng Analog chuyển
mạch 2 dây. (Việc cải thiện trở kháng như vậy là rất quan trọng bởi vì so với
các mạng Analog, các mạng số có xu thế thất thoát điểm nối điểm thấp hơn
nhưng thời gian trễ lại gia tăng).
1.3.3.7. Khả năng cung cấp các dịch vụ phi thoại.
Truyền dẫn số là một môi trường lý tưởng cho truyền dẫn tải từ các đầu
số liệu và máy tính, các tải này có nguồn gốc thuộc dạng tín hiệu số. Truyền
dẫn số liệu rẻ và hiệu quả hơn qua hệ thống số so với qua hệ thống Analog.
Đặc biệt với tốc độ lớn hơn 4,8 Kb/s, do các tín hiệu có thể được mang, một
cách trực tiếp không cần dung các modem âm tần cũng như phải rả giá cả cao
và các giới hạn về lưu lượng. Các tín hiệu Analog được mã hoá dưới dạng số
(ví dụ như audio và video) có thể trộn một cách tự do vào tải có nguồn gốc số
và được vận chuyển qua một phương tiện chung mà không có sự nén ép năng

lượng phổ vào như khi tín hiệu đa dạng này không thể truyền qua các hệ
thống truyễn dẫn Analog. Do đó, các tổng đài kỹ thuật số khi liên kết với
truyền dẫn số có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ rẻ tiền thêm vào hệ thống
điện thoại.
1.3.3.8. Vấn đề giá cả.
Nhìn chung các hệ thống tổng đài kỹ thuật số SPC tiết kiệm hơn so với
các hệ thống Analog tương đương, và giá đầu có thể thấp hơn nhiều. Tuy
nhiên, các khía cạnh về giá cả thay đổi và các diễn biến phức tạp khi sử dụng
các tổng đài điện thoại cũng cần phải xem xét. Giống như giá đầu tư thiết bị
chuyển mạch, bao gồm các giá về vị trí lắp đặt, nguồn năng lượng, hệ thống
hỗ trợ điều hành và bảo trì, phương tiện lắp đặt, tài liệu, bộ phận huấn luyện,
liên kết với các mạng khác. Khi quyết định chọn lựa các hệ thống chuyển

×