Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

KINH NGHIỆM KHAI THÁC và sử DỤNG PHẦN mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.53 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM
EXE ĐỂ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TIN HỌC LỚP 12
(CHƯƠNG II) THEO CHUẨN E-LEARNING
Người thực hiện: Trịnh Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HOÁ NĂM 2013
MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng dạy và học hiện nay đã và đang có sự đổi mới trong phương
pháp dạy học nhưng chưa đi vào thực chất và chiều sâu, thiếu triệt để mới chỉ
dừng lại việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống, còn mang nặng tính
hàn lâm, lý thuyết. Cách dạy học theo phương pháp truyền thống vẫn còn phổ
biến đó là “thầy đọc, trò ghi”, “thầy nói, trò chép”.
Đứng trước thực trạng đó cần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
dạy học. Đó là một trong giải pháp hữu hiệu nhất nhằm phát huy tính tích cực,
hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Việc học tập qua mạng
Internet sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể học mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội
dung học phù hợp.
Có thể nói phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết
bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và
hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo. Vậy làm sao để
tạo ra những bài giảng như thế đạt hiệu quả, đem lại kết quả tốt và đạt chuẩn nào
đó. E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Trước những tình hình đó, cần đổi mới phương pháp, cách thức dạy học
kết hợp với các phương tiện dạy học với phương châm học mọi lúc mọi nơi và
bất cứ lúc nào để làm sao phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, chủ động và tạo


cơ hội tốt cho học sinh giao lưu học hỏi, phát biểu ý kiến, phát triển sức sáng
tạo, mở rộng quan hệ để có thể tiếp thu và lĩnh hội kho tàng kiến thức vô giá của
nhân loại.
Từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài:
KINH NGHIỆM KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM EXE ĐỂ
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TIN HỌC LỚP 12 (CHƯƠNG II)
THEO CHUẨN E-LEARNING
1
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUẨN CỦA E-LEARNING
1. Khái niệm về E-learning
E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay,
theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về
E-Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả
việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là
công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử
dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,
Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng
video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể
giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực
tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…
2. So sánh e-learning với dạy học truyền thống
* Ưu điểm:
E-learning có sự kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa học sinh và giáo viên
của hình thức tổ chức dạy học trên lớp lẫn sự linh hoạt trong việc tự xác định
thời gian, không gian với khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Nên so với
đào tạo truyền thống, E-learning có một số những ưu điểm nổi bật sau:
Không bị giới hạn bời không gian và thời gian: Sự phổ cập rộng rãi của
Internet đã xóa dần đi khoảng cách thời gian và không gian cho E-learning. Một

khóa học E-learning được truyền tải qua mạng tới máy tính để bàn hay máy tính
xách tay của học sinh, điều này cho phép họ học bất cứ nơi nào, bất cứ nơi đâu.
Tình hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, các bài giảng tích
hợp văn bản, hình ảnh minh họa, âm thanh, video,…, tăng tính hấp dẫn cho bài
học. Học sinh giờ đây không chỉ nghe giảng mà còn xem ví dụ minh họa trực
quan, thậm chí còn có thể tương tác với bài học nên khả năng nắm kiến thức
tăng lên.
Tính cập nhật: Nội dung khóa học thường xuyên được cập nhật và thay
đổi mới trên máy chủ có chứa chương trình đào tạo nhằm đáp ứng và phù hợp
nhất với học sinh. Bên cạnh đó thì quá trình và kết quả học sẽ được điều chỉnh
đánh giá một cách thường xuyên, khách quan kịp thời và nhanh chóng.
Tính linh hoạt: Một khóa học E-learning được phục vụ theo nhu cầu học
sinh, không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế học sinh
có thể tự điều chỉnh quá trình học, kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa
điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhận. Họ được tự
mình quyết định cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng phù hợp với khả năng và
phong cách của chính mình.
2
Tính dễ tiếp cận: Do cách tiếp cận của cá nhân học sinh với các đối tượng
nhận thức thông qua các thiết bị, phương tiện thông tin truyền thông nên
E-learning thích hợp với mọi đối tượng học sinh có các hoàn cảnh, lứa tuổi khác
nhau, đặt biệt với những người ở những nơi xa các trung tâm, cơ sở giáo dục hay
người tàn tật.
Truy cập ngẫu nhiên: Bảng danh mục các bài giảng, các khóa học sẽ cho
phép học sinh chủ động lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu liên quan trực tiếp nhất
tới kiến thức nền tảng, nhiệm vụ và công việc của mình tại thời điểm đó. Học
sinh có thể tự tìm ra kỹ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài
liệu trực tuyến.
Có tính hợp tác và phối hợp: Học sinh có thể dễ dàng trao đổi với nhau,
với giáo viên qua mạng trong quá trình học. Các trao đổi này có tác dụng hỗ trợ

tích cực cho quá trình học tập của học sinh.
Tiết kiệm thời gian: E-learning cho phép học sinh có thể học với tốc độ
nhanh nhất có thể. Giúp cho học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua
tính tương tác của nó, cho phép học sinh tăng tốc độ học thông qua các công cụ
học tập mà họ đã quen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà họ ít sử
dụng nhất.
Phân tán rộng rãi với chi phí thấp: E-learning không cần phải có một cơ
chế phân tán nào. Học sinh có thể truy cập từ bất cứ một máy tính nào ở bất cứ
đâu trên thế giới với chi phí thấp. Góp phần giải quyết bài toán với mặt bằng cơ
sở vật chất, giao thông, giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo
giáo dục.
Bảng so sánh giữa dạy học truyền thống và dạy học E-learning
Dạy học truyền thống E-learning
Thời gian
Hoạt động dạy và học xảy
ra tại một thời điểm và
trong một thời gian cố định
Việc học không bị ràng buộc
về thời gian, học sinh chủ
động xếp thời gian biểu để học
tập
Địa điểm
Học sinh phải tập trung về
học tại một thời điểm xác
định.
Có thể học từ bất cứ nơi nào,
vượt qua giới hạn địa lý
Chi phí Chi phí xây dựng tài liệu,
bài giảng thấp hơn, nếu
giáo viên giỏi và phương

Chi phí ban đầu cho việc xây
dựng nôi dung học tập khá lớn,
nhưng có thể sử dụng cho
3
thức học tập hiện đại thì chi
phí rất cao.
nhiều khóa học.
Tuổi
Thường tổ chức tập trung
cho một lứa tuổi nhất định
Mọi lứa tuổi có nhu cầu đều có
thể tham gia và lựa chọn trình
độ thích hợp để học tập.
Tương tác
Hầu hết hoạt động dạy và
học là sự tương tác giữa
thầy và trò trong phạm vi
một lớp học.
Truyền thông tương tác đa
chiều học sinh - học sinh -giáo
viên - kiến thức với phạm vi
rộng.
Môi trường
học tập
Học sinh bị hạn chế bởi
nhiều rào cản: văn hóa,
ngôn ngữ thể chất…
Môi trường học tập cộng tác
vượt qua rào cản về địa lý, văn
hóa, ngôn ngữ…

Tài nguyên
học tập
Tài nguyên học tập tiếp cận
còn nhiều khó khăn, chưa
được phổ biến rộng rãi:
Thư viện, tài liệu tham
khảo…
Thư viện điện tử cùng rất
nhiều tài nguyên khác trên
mạng internet hầu như vô hạn
luôn sẵn sàng để học sinh truy
cập và tải về học tập, nghiên
cứu.
Sự tương tác và
tự do diễn đạt
Không tạo điều kiện thuận
lợi cho học sinh tự do phát
biểu ý kiến, tự do diễn đạt ý
tưởng, phát triển sức sang
tạo.
E-learning mang lại cơ hội tốt
cho học sinh giao lưu học hỏi,
phát biểu ý kiến, phát triển sức
sang tạo, mở rộng quan hệ,…
3. Các chuẩn của E-learning
Theo ISO - chuẩn là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ
thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như
các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng
các vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng”.
Mỗi hệ thống khác nhau có cách trao đổi thông tin khác nhau trên mạng.

Nhờ có các chuẩn mà chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng một cách
nhanh chóng. Chuẩn Internet bao gồm các chuẩn được IEEE công nhận: HTTP,
HTML, FTP, TCP/IP, SMTP…
4
Trong hệ thống E-Learning cũng có các chuẩn và trong lĩnh vực này
chuẩn rất quan trọng. Bởi vì nếu không có chuẩn chúng ta không thể trao đổi
thông tin với nhau hay sử dụng lại các đối tượng. Nhờ có chuẩn, toàn bộ thị
trường E-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung)
sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt
phương pháp.
Các chuẩn hỗ trợ tính linh hoạt trong hệ thống học tập.
• Các chuẩn cho phép ghép các khoá học tạo bởi các công cụ, các nhà
sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn
đóng gói (packaging standards). Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối
tượng học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, khóa học, hay các đơn vị nội dung
khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác
nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn này đảm bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn file
được đóng gói và cài đặt đúng vị trí. Chuẩn đóng gói bao gồm:
− Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung
duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các file HTML, ảnh,
multimedia, style sheet và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.
− Thông tin mô tả tổ chức của một khoá học hoặc modul sao cho có thể
nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu
mô tả cấu trúc của khoá học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.
• Các chuẩn kĩ thuật hỗ trợ chuyển các khoá học hoặc modul từ hệ
thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội
dung bên trong. Các chuẩn này cho phép các hệ thống quản lý đào tạo có thể
hiển thị từng bài học đơn lẻ. Và có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học
viên, quá trình học tập của học viên được gọi là chuẩn trao đổi thông tin
(communication standards), trong E-Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác

định một ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được
với các modul. Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình
dữ liệu. Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ thống quản lý và các
đối tượng học tập trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu
dùng cho quá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành
của học viên
• Các chuẩn quy định cách các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các
khoá học và các modul của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và
phân loại được khi cần thiết được gọi là chuẩn metadata (metadata standards):
Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với E-Learning, metadata mô tả các khoá học và
các module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module
E-Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy modul họ cần.
Metadata giúp nội dung E-Learning hữu ích hơn đối với người bán, người mua,
học viên và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để mô tả các
5
khóa học, các bài, các chủ đề và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra thành
các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng. Với
metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Metadata có thể giúp
người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay hơn là phải phát triển từ
đầu. Các thành phần cơ bản của metadata (trong chuẩn IEEE 1484.12):
− Title: tên chính thức của khoá học.
− Language: Xác định ngôn ngữ được sử dụng trong khoá học.
− Description: Mô tả về khoá học.
− Keyword: Bao gồm từ khoá hỗ trợ cho việc tìm kiếm.
− Structure: Mô tả cấu trúc bên trong của khoá học tuần tự, phân cấp
và nhiều hơn nữa. Aggregation Level xác định kích thước của đơn vị.
− Version: Xác định phiên bản của khoá học.
− Format: Quy định các định dạng file được dùng trong khoá học.
− Size: Kích thước tổng của toàn bộ các file có trong khoá học.
− Lacation: Ghi địa chỉ website mà học viên có thể truy cập khoá học.

− Requirement: Liệt kê các thứ như trình duyệt và hệ điều hành cần
thiết để có thể chạy được khoá học.
− Duration: Quy định cần bao nhiêu thời gian để tham gia khoá học.
− Cost: Ghi học phí của khoá học.
• Các chuẩn nói đến chất lượng của các modul và các khóa học gọi là
chuẩn chất lượng (quality standards), chuẩn này kiểm soát toàn bộ quá trình
thiết kế khoá học cũng như khả năng hỗ trợ của khoá học với những người
tàn tật. Các chuẩn này đảm bảo nội dung của chương trình có thể dùng
được, học viên dễ dàng đọc và hiểu nội dung đó.
• Ngoài ra còn một số chuẩn khác như:
- Test Questions: Đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra.
- Enterprise Information Model: Tìm một cách để xác định các định
dạng cho phép trao đổi các dữ liệu quản lý gì các hệ thống.
- Learner Information Packaging: Xác định một định dạng chung về
thông tin học viên.
4. Ứng dụng của E-learning trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay
E-learning là phương pháp đào tạo và học tập hiện đại mang lại nhiều lợi
ích cho người sử dụng (trường học và học sinh). Cụ thể là giảm chi phí đào tạo,
tiết kiệm thời gian, kiểm soát quá trình học, nội dung bài học sinh động hơn,
tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh, bài giảng được cập nhật liên tục,
nâng cao hiệu quả đào tạo…
6
Tuy nhiên E-learning không phải phù hợp với tất cả mọi người, nó chỉ
phù hợp với những học sinh có nhu cầu và tự giác học tập cao. Không phải bất
kì nội dung học tập nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang E-learning. Hơn nữa
E-learning không thể thay được giáo viên, vai trò của giáo viên cũng rất quan
trọng trong quá trình dạy học. Chính vì thế để đem lại hiệu quả cao nhất cho học
sinh, giải pháp hợp lí là phối hợp giữa dạy học truyền thống và E-learning.
Trong hình thức dạy học kết hợp, dạy học truyền thống vẫn giữ vai trò
trung tâm. Tuy nhiên, kiểu dạy học này được hỗ trợ bằng các nội dung được số

hóa mỗi ngày một nhiều. Nội dung dạy học kéo theo các bài giảng có nhiều đổi
khác và các nội dung được truy cập trên mạng. Các nội dung, tư liệu chuẩn bị
cho nội dung Cemina, thực hành đều được đưa lên mạng. Các bài trắc nghiệm
khách quan trên mạng một mặt giúp việc kiển tra đánh giá của giáo viên, mặt
khác giúp học sinh tự đánh giá quá trình học tập của họ. Việc thông tin và giao
tiếp được tạo nhiều điều kiện đã tạo nên một phương pháp dạy học mới, trong
đó học sinh luôn được coi là trung tâm.
E-learning chỉ là phương tiện cho quá trình dạy học và quá trình dạy học
vẫn đạt được những thành quả to lớn trong quá khứ. Và rõ ràng vai trò người
dạy vẫn vô cùng quan trọng và thiết yếu. Người giáo viên có thể xuất hiện dưới
dạng ảo hay thực tùy nội dung cần giảng dạy.
Do đó để phát huy hiệu quả của hình thức dạy học kết hợp này, trước hết
giáo viên cần phải đưa cộng nghệ thông tin vào trong giảng dạy thông qua các
giáo án điện tử, các bản tin, bài viết trên mạng và cả trò chơi điện tử cho môn
học (nếu có). Lên kế hoạch học tập cụ thể như giao các nhiệm vụ, câu hỏi, bài
tập cho học sinh để họ có thể gặp nhau trao đổi trực tiếp hoặc qua diễn đàn học
tập.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần xây dựng tiến trình học tập một
cách linh hoạt đối với những bài học để phù hợp với trình độ khác nhau của các
học sinh. Tổ chức những buổi hội thảo, thảo luận qua mạng hoặc trực tiếp tại lớp
dưới sự chủ trì của giáo viên. Tăng cường cho học sinh học nhóm, thảo luận
nhóm, làm việc theo nhóm và thực hiện các dự án học tập theo nhóm. Tập cho
học sinh quen với việc tự học, tự nghiên cứu như tìm tài liệu trên mạng, chia sẻ
tài liệu bằng cách cho đề tài, giới thiệu địa chỉ như trang web liên quan, những
tài liệu tham khảo,… Về kiểm tra, đánh giá học sinh có thể dùng hình thức trắc
nghiệm tại lớp trên giấy hoặc làm ngay trên máy tính.
Tuy nhiên khi sử dụng hình thức dạy học kết hợp này cần chú ý những
điểm sau: Một lớp học truyền thống làm cho mọi người gần gũi, chia sẽ tình
cảm tốt hơn, thân thiện hơn, còn với E-learning (100%) có tính ảo, con người ít
biểu lộ được tình cảm hơn, Tính gắn bó, hòa đồng, thân thiện sẽ tạo môi trường

học tập tốt nên nếu kết hợp đúng đắn thì môi trường đó vẫn tồn tại và phát huy
trong quá trình học tập. Ngoài ra, E-learning xuất hiện như một thực tế tất yếu
cho một nền kinh tế tri thức, cho một xã hội học, phục vụ cho việc học suốt đời
7
ở mọi nơi, mọi lúc. Vì là sản phẩm của nền kinh tế tri thức nên việc ứng dụng nó
chỉ có hiệu quả trong nền kinh tế ấy. E-learning chỉ là phương thức, là công cụ
học, là môi trường học tùy theo góc cạnh sử dụng, nó sẽ phản tác dụng khi ứng
dụng sai.
5. Tổng quan về phần mềm eXe
Elearning XHTML editor (eXe) là một công cụ xây dựng nội dung đào
tạo (authoring) được thiết kế chạy trên môi trường web để giúp đỡ các giáo viên
và các học viện trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản các tài liệu dạy và học
trên web mà không cần phải thành thạo về HTML, XML hay các ứng dụng xuất
bản web rắc rối khác. eXe đã được phát triển để dễ dàng vượt qua những giới
hạn.
Các phần mềm xây dựng nội dung trên web truyền thống đòi hỏi những
kiến thức không hợp lý, chúng không trực quan và các ứng dụng trước đây
không được thiết kế để xuất bản nội dung kiến thức. Do vậy các giáo viên và các
học viện đã không chấp nhận các kỹ thuật này để xuất bản nội dung kiến thức
trực tuyến. exe nhắm đến việc cung cấp một công cụ trực quan, dễ sử dụng cho
phép các giáo viên xuất bản các trang web chuyên nghiệp để dạy học.
Hiện nay, các hệ thống learning management system – LMS không cung
cấp các công cụ authoring phức tạp cho nội dung web (khi so sánh khả năng của
phần mềm web-authoring hoặc các kỹ năng của các nhà phát triển web có kinh
nghiệm). eXe sẽ phát triển một công cụ cho phép cung cấp những khả năng
chuyên nghiệp về web – publishing, sao cho chúng có thể tham chiếu một cách
dễ dàng hoặc được nạp bởi các hệ thống tương thích LMS chuẩn.
Phần lớn các hệ quản lý nội dung và LMS sử dụng mô hình web server
tập trung, vì thế yêu cầu sự kết nối để soạn thảo. Điều này sẽ giới hạn các nhà
biên soạn có kết nối băng thông thấp hoặc không kết nối mạng. eXe được phát

triển như là một công cụ authoring offline mà không cần thiết phải kết nối mạng.
Rất nhiều các hệ quản trị nội dung và LMS không cung cấp môi trường
trực quan để các tác giả có thể nhìn thấy nội dung của họ sẽ trông ra sao trên
trình duyệt khi đã xuất bản, đặc biệt là khi làm việc offline. eXe sẽ bắt chước
các tính năng mới cho phép người dùng nhìn thấy được nội dung của họ sẽ như
thế nào khi xuất bản lên mạng.
Các ứng dụng như Frontpage và Dreamweaver có thể cung cấp cho người
dùng một công cụ khá tinh vi để thiết kế web. Tuy nhiên, trong việc thiết kế bài
giảng thì các công cụ này yêu cầu bạn phải có một trình độ khá cao, tiêu tốn
nhiều thời gian.
Tạo tài nguyên học tập và biểu diễn trong các mẫu với kỹ thuật đơn giản
và dễ dùng. Trong môi trường eXe, các mẫu này được biết đến dưới dạng các
iDevices. Bằng cách xây dựng một trình tự học tập bao gồm cấu trúc nội dung
và một số các iDevices, người dùng có thể bắt đầu để phát triển các mẫu của
8
riêng mình để tạo ra và tái sử dụng nội dung. Nếu như các iDevice có sẵn không
đủ dùng, eXe cho phép chúng ta có thể tự xây dựng các iDevice khác. Trên mỗi
iDevice cũng có sẵn những dòng tip hỗ trợ, chỉ dẫn việc sử dụng các iDevice để
dạy học. Các tip còn được cung cấp gần các trường trên mẫu biểu của iDevice's
để giúp đỡ người soạn trong việc sinh ra các nội dung thích hợp.
II. Thực trạng của vấn đề
Năm học 2006-2007 lần đầu tiên được đưa vào là một môn học chính
thức ở nhà trường phổ thông. Về nội dung và cấu trúc của chương trình mới
đã có những thay đổi so với chương trình sách giáo khoa thí điểm. Điều này
có lẽ phần nào cũng gây ra một số khó khăn và lúng túng cho một số giáo
viên mà đã quen dạy theo phương pháp truyền thống và nội dung chương
trình cũ. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thì đòi hỏi người giáo viên
phải tìm ra được phương pháp tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với nội
dung của chương trình mới.
Tin học là môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông và không phân

hoá theo ban, được dạy cho cả 3 lớp 10, 11, 12.
Hiện nay ở một số trường đã có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ
giáo viên giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao.
Tuy nhiên do là môn học mới nên gặp phải không ít những khó khăn:
− Rất khó hoặc hầu như không thiết kế được một chương trình đào tạo
thống nhất, xuyên suốt trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó cơ chế quản lý
đào tạo của chúng ta vẫn rất nặng nề, bao cấp. Để nghiên cứu, xét duyệt và đưa
vào sử dụng một chương trình đào tạo phải mất vài ba năm.
− Cơ sở vật chất ở một số nơi còn nghèo nàn, chưa đủ để học sinh có đủ
máy thực hành, hệ thống thiết bị đã quá cũ kỹ, phòng học không đảm bảo. Chưa
có những đầu tư hợp lý để học sinh học tập tốt môn Tin học trong nhà trường
phổ thông.
− Giáo viên và học sinh do chịu ảnh hưởng từ rất lâu của phương pháp
dạy học truyền thống (hầu hết là thuyết tình, giảng giải khi không có phương
tiện dạy học hỗ trợ). Do đó, hiện nay vẫn còn tồn tại hiện tượng thầy đọc – trò
ghi trong tiết học. Nhưng điều đó đã và đang được các nhà trường, bản thân
người dạy và người học đang dần từng bước khắc phục. Theo cách dạy và học
truyền thống ta thấy rằng, dạy là quá trình truyền đạt, chuyển tải nội dung đã
được quy định trong chương trình SGK. Giáo viên là người truyền thụ tri thức,
là trung tâm đóng vai trò chủ động, quyết định, chứng minh chân lý của kiến
thức trong SGK và của giáo viên. Mục tiêu của dạy học là chuẩn bị cho học sinh
vào đời và tiếp tục học lên, chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh
do vậy nhiều kiến thức đã học ít được dùng đến trong đời sống hàng ngày.
Phương pháp giảng dạy chủ yếu theo lối truyền thụ một chiều, các phương pháp
thực hành ít được dùng để kiểm nghiệm lại những gì đã học. Hình thức tổ chức
9
dạy chủ yếu là toàn lớp, giáo viên đối diện với cả lớp. Phương tiện dạy – học
được sử dụng chủ yếu để minh họa, kiểm nghiệm những nội dung trong SGK
hoặc lời của giáo viên.
− Còn về phía người học (học sinh) ta thấy, học là một quá trình tiếp thu,

lĩnh hội qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ. Học sinh đóng vai trò là
người thụ động theo dõi, ghi nhớ, thừa hành, bắt chước. Do đó học sinh ngại
thực hành và khẳng định chính kiến của mình về bài học.
III. Giải pháp và cách thức thực hiện
1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm eXe
1.1. Khởi động và thoát khỏi eXe
Để khởi động eXe, kích đúp chuột lên biểu tượng của eXe (thường xuất
hiện trên desktop của máy tính sau khi cài đặt). Nếu bạn không tìm thấy biểu
tượng của eXe, bạn cần phải tìm ra biểu tượng của ứng dụng trên menu Start ->
Programs. Sau khi đã khởi động, chương trình sẽ chạy trình duyệt Firefox. Bạn
nên phóng to cửa sổ của Firefox để tận dụng tất cả các khoảng trống để làm
việc.
Giao diện eXe như sau.
Hình 1:
Thanh công cụ và các mục chọn Sidebar của eXe
Rất nhiều người sử dụng sẽ cảm thấy thân thiện hơn với thanh công cụ và
một menu thả xuống được hiển thị ở phía trên của màn hình. eXe đã cài đặt tính
10
năng chuẩn này trong phiên bản 0.4 và đưa rất nhiều chức năng chuẩn (như new,
save, export ) vào định dạng này. Điều này cho phép chung ta giảm bởi các tài
nguyên khoảng trống thực sự trên bảng authoring để tạo nội dung.
Mục chọn Outline và iDevice trong các phiên bản trước đã trở thành
menu biên cho phép người dùng linh động hơn với các công cụ thường sử dụng
để có thể biến đổi đề cương và lựa chọn iDevices.
Outline
Mục chọn Outline cho phép người dùng thiết kế một đề cương phản chiếu
cấu trúc theo thứ tự và phân loại ưu tiên, ví dụ: topics-sections-units, hoặc
books-chapters-verses, v.v Chúng ta có thể tự thiết lập được chúng.
iDevice
Mục chọn iDevice (instructional device) bao gồm một tập các phần tử có

cấu trúc để mô tả nội dung học tập VD: objectives, pre-knowledge, case studies,
free text. Nội dung học tập (learning content) được biên soạn bằng cách lựa
chọn các iDevices từ menu iDevice và nhập nội dung học tập của bạn vào. Một
tài nguyên học tập có thể bao gồm một số hoặc nhiều các iDevices tuỳ theo yêu
cầu thực tế của nội dung bài giảng. Các iDevice hiện đang được phát triển, tuỳ
theo từng phiên bản cụ thể sẽ có thể có những iDevice khác nhau. Bộ soạn thảo
iDevice cho phép người dùng thiết kế các mẫu và các iDevice của riêng mình.
Authoring
Đây là vùng soạn thảo nội dung chính của eXe. Nội dung tài liệu được
đưa vào thông qua các iDevice tương ứng.
Mô hình cấu trúc nội dung bài giảng điện tử.
Trong môi trường E-Learning, một bài giảng điện tử được phân thành
nhiều mô đun khác nhau. Trong mỗi mô đun, có thể tách thành các mô đun nhỏ
hơn…(chúng ta có thể hình dung một cấu trúc cây các mô đun). Như vậy, chúng
ta có thể coi một khoá học như là một mô đun chính, chứa các mô đun nhỏ hơn:
Việc phân chia thành các môđun như vậy sẽ đem lại nhiều lợi điểm:
• Người kiến tạo nội dung có thể đưa ra một cấu trúc cây nội dung hoàn
chỉnh, sau đó có thể phân chia cho những người tham gia viết nội dung, mỗi
người phụ trách một hoặc một số môđun nào đó.
• Bản thân mỗi mô đun sẽ được đóng gói lại theo các chuẩn định trước. Mỗi
gói này khi đóng gói sẽ có kích thước khác nhau. Việc tách nhỏ nội dung sẽ
cho phép chúng ta dễ dàng tải từng phần lên mạng rồi ghép lại với nhau. Đối
với những gói quá lớn, khả năng bị ngắt mạng hoặc lỗi truyền tải sẽ rất cao.
Xây dựng cấu trúc bài giảng trong eXe.
Để xây dựng đề cương cho tài liệu, chúng ta sử dụng ô Outline và các nút
xung quanh ô này:
11
Thêm một nhánh trên cây đề cương
Để thêm một nhánh của cây đề cương, ta làm như sau
• Bấm chọn vị trí cần đưa vào cây đề cương

• Bấm chọn nút Add page
• Sau khi bấm nút Add Page, cây đề cương sẽ xuất hiện một trang mới.
Hình 1
Đổi tên một nhánh trên cây đề cương
Để đổi tên một nhánh trên cây đề cương, ta làm như sau:
• Kích đúp chuột vào nhánh cần đổi tên. Hộp thoại sẽ hiển thị như hình bên.
• Nhập tên mới cho nhánh (trang) vào ô Enter the new name.
• Bấm OK để hoàn thành việc đổi tên.
Hình 2
Xoá một nhánh trên cây đề cương
Để xoá một nhánh trên cây đề cương, ta làm như sau:
• Kích chọn nhánh cần xoá
• Kích chọn nút Delete
• Bấm chọn OK để xác nhận xoá trang.
Thay đổi vị trí các trang
12
Để thay đổi vị trí của một trang, ta có thể sử dụng các nút điều khiển ở
ngay phía dưới ô Outline:
• Để thay đổi cấp độ sâu của một nhánh, ta sử dụng các phím
* Để thay đổi vị trí của các nhánh trong cùng một cấp, ta có thể sử
dụng các nút (lên trên một nấc) hay (xuống dưới một nấc).
Hình 3
1.2. Xuất bản gói nội dung
Để làm điều này, ta thực hiện như sau:
• Bước 1: Vào menu File, chọn Export
• Bước 2: Lựa chọn SCORM 1.2 hoặc IMS Content Package. Cửa sổ
<export SCORM package as> sẽ được hiển thị và bạn sẽ được nhắc để nhập
tiêu đề cho gói.
• Bước 3: Nhập tiêu đề cho gói và kích chọn Save.
Ta có thể làm tương tự với việc export sang gói IMS.

Các gói được export theo cách này sẽ được lưu dưới dạng các file nén
.zip. Bạn không cần phải giải nén các file này để import vào một LMS.
2. Sử dụng phần mềm eXe xây dựng các bài giảng cho chương II - Sách Tin
Học 12 theo chuẩn E-learning
− Sử dụng phần mềm eXe xây dựng các bài giảng cho chương II SGK
Tin học 12.
− Sau mỗi bài giảng, củng cố lại kiến thức cho học sinh bằng hệ thống
các câu hỏi trắc nghiệm.
− Thông qua hệ thống các bài giảng giúp học sinh có thể tự học ở nhà, và
tự kiểm tra kiến thức của mình.
− Giáo viên cũng có thể sử dụng hệ thống các bài giảng đó để dạy học
cho học sinh.
13
− Trong phần này tôi xây dựng tất cả các bài giảng trong chương II gồm
7 bài.
3. Sử dụng phần mềm eXe xây dựng các bài thực hành cho chương II - Sách
Tin Học 12 theo chuẩn E-learning
− Trong mỗi bài thực hành đưa ra mục đích yêu cầu. Từ đó học sinh xác
định được mục tiêu của mỗi bài thực hành. Kiến thức trọng tâm là gì?
− Tổng quan lại kiến thức giúp học sinh hệ thống được kiến thức trước
khi làm bài tập thực hành.
− Đưa ra hệ thống các bài thực hành cho chương II. Mỗi bài đều có đáp
án hướng dẫn vì vậy học sinh có thể tự thực hành ở nhà.
− Lấy các bài tập thực hành trong SGK và một số bài tập thực hành
trong một số sách tham khảo.
− Trong phần này tôi xây dựng 6 bài thực hành phục vụ cho chương II.
IV. Kết quả thực nghiệm
Để khảo sát tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, trong năm học vừa
qua tôi đã theo dõi kết quả học tập giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm: Lớp
12C4 (lớp đối chứng) không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, lớp 12C1 (lớp thực

nghiệm) có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả thu được rất khả quan như
sau:
 Lớp đối chứng (không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12C4 36 0 0 6 16.7 25 69.4 5 13.9 0 0
 Lớp thực nghiệm (áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)

Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12C1 39 2 5.1 18 46 19 48.9 0 0 0 0
14
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Những kết quả đạt được khi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
Qua quá trình thực hiện đề tài, bằng việc nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu
thực tiễn và tiến hành thực nghiệm. Trên cơ sở đó vận dụng những kiến thức đã
học và tham khảo một số sách cần thiết chúng tôi đã xây dựng được một hệ
thống các bài giảng theo chuẩn E_learning hỗ trợ cho quá trình học tập môn học
Tin học lớp 12 - THPT. Cụ thể là chương II. Với mục đích ấy đề tài này đã làm
được những việc như sau:
− Xây dựng hệ thống các bài giảng cho chương II bằng phần mềm eXe. Sau
mỗi bài giảng có tích hợp các câu hỏi trắc nghiệm giúp học củng cố bài học.
− Xây dựng hệ thống các bài thực hành cho chương II bằng phần mềm eXe.
Từ đó rèn luyện các kỹ năng thực hành trên phần mềm Access cho học sinh.
II. Những hạn chế của đề tài
Mặc dầu bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng trong thời gian ngắn, thêm
vào đó là khả năng và trình độ còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện đề tài này
vẫn còn nhiều hạn chế như:

− Chưa đi sâu phân tích kỹ hơn về mục tiêu các bài trong chương II – SGK
Tin học 12.
− Hệ thống bài giảng và bài thực hành mặc dù đã đầu tư khá kỹ nhưng chắc
chắn sẽ còn có những sai sót.
III. Hướng phát triển của đề tài
− Xây dựng một hệ thống các bài giảng, bài thực hành cho chương trình tin
học 12, 11, 10
− Các bài giảng và các bài thực hành sau khi xây dựng và xuất thành dạng
web. Sẽ tích hợp chúng vào một trang web nhằm hỗ trợ quá trình học tập.
 Trên đây là hệ thống các bài giảng, bài thực hành được xây dựng dựa trên
phần mền eXe theo chuẩn E-learning. Trong sáng kiến, kinh nghiệm có thể có
những sai sót khó tránh khỏi. Mong quý thầy cô và các đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được đầy đủ hoàn thiện hơn.
15
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trịnh Thị Hiền
16

×