A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới, văn hoá và ngôn ngữ là hai bộ
phận không thể tách rời. Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hoá và phản chiếu
nền văn hoá. Vì vậy mà trong quá trình học ngoại ngữ, học viên không chỉ
phải lĩnh hội kiến thức về ngôn ngữ mà còn phải hiểu biết về nền văn hoá của
ngôn ngữ đó đặc biệt là các giá trị, chuấn mực và khái niệm.
Ngày nay tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quan trọng trên phạm vi
toàn cầu. Nhu cầu học tiếng Anh ngày càng lớn đặc biệt là ở Việt Nam. Hầu
hết tất cả những người học đều mong muốn sẽ có được khả năng giao tiếp sau
mỗi khoá học. Đa số học viên cho rằng kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng mới là chiếc cầu nối đưa họ tiến đến việc làm chủ một ngôn ngữ. Tuy
nhiên trong thực tế chính sự khác biệt trong thói quen giao tiếp mới là những
rào cản đối với việc dạy và học tiếng Anh. Những khoảng ngưng, chủ đề phù
hợp khi tham gia hội thoại, cách xưng hô là rất khác nhau giữa các nền văn
hoá.
Có thể nói rằng một số phạm trù giao văn hoá có những ảnh hưởng nhất
định đến việc học tiếng Anh. Có nhiều học viên học rất giỏi từ vựng, cấu trúc
hoặc đọc hiểu nhưng vẫn không thể nói hoặc viết theo văn phong của Anh và
sự giao thoa văn hoá này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tiếng Anh.
Hơn nữa, trong một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng học viên đặc biệt là đối
với các học viên năm thứ nhất gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận ra các
lỗi mắc phải trong khi sử dụng tiếng Anh do ảnh hưởng của văn hoá Việt. Do
đó, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tác giả muốn trình bày “Cách khắc
phục một số ảnh hưởng về giao văn hoá trong dạy học tiếng Anh cho học
viên năm thứ nhất” và đưa ra các giải pháp phù hợp cho giáo viên để phần
nào đó giảm bớt những khó khăn trong giảng dạy do những ảnh hưởng này
mang lại
- 1 -
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Halliday trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra ba chức năng
cơ bản của ngôn ngữ:
- Chức năng biểu đạt: diễn đạt của người nói về thế giới có thật bao
gồm thế giới nội tâm trong ý thức của người đó
- Chức năng liên nhân: Thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội
- Chức năng nguyên bản: Kết nối với chính ngôn ngữ và tình huống
mà nó được sử dụng
Như vậy ta có thể thấy ngôn ngữ và văn hoá có mối liên hệ mật thiết không
thể tách rời. Chúng ta không thể hiểu ngôn ngữ mà không có văn hoá và
ngược lại. Nếu không có ngôn ngữ của nền văn hoá đó chúng ta cũng không
thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
Những người trong cũng một nền văn hoá giao tiếp với nhau dễ dàng
hơn rất nhiều so với những người đến từ những nền văn hoá khác nhau. Chính
vì những kiến thức và giá trị văn hoá khác nhau mà dẫn đến những hiểu nhầm
thậm chí còn gây sốc. Chưa kể đến một số người còn thường xuyên sử dụng
tiếng lóng.
Để khắc phục những vấn đề này, chúng ta học cách nhận biết những
điểm tương đồng và khác biệt về văn hoá là rất cần thiết. Đó là lí do tại sao
cần đưa những kiến thức văn hoá vào quá trình dạy học một ngoại ngữ.
Theo công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang (Foreign Language
Journal, 1998) có tất cả 14 cặp phạm trù gây giao văn hoá: Khách quan- Chủ
quan, Trực tiếp- Gián tiếp, Chính xác- phi chính xác, lịch sự âm tính- Lịch sự
dương tính, Hạ mình- Khẳng định mình, Trừu tượng- cụ thể, Duy cảm- Duy
lí, Tôn ti- Bình đẳng, Hướng nội- Hướng ngoại, Diễn dịch- Quy nạp, Thiên về
nhóm- Thiên về cá nhân, Ngữ cảnh cao- Ngữ cảnh thấp, Tính ngôn rườm-
Tính ngôn kiệm, Tĩnh- Động. Và những cặp phạm trù này có chi phối nhiều
tới quá trình học tiếng Anh của học viên:
- 2 -
II. Thực trạng
Trong qua trình giảng dạy Tiếng Anh, tôi nhận thấy các học viên chịu
rất nhiều ảnh hưởng về sự khác nhau giữa hai nền văn hoá Anh – Việt. Nhưng
đối với học viên năm thứ nhất, có hai ảnh hưởng điển hình:
1. Ảnh hưởng từ tính khách quan – tính chủ quan trong văn hoá của hai nước .
Người Anh tôn trọng tính khách quan, trong khi đó người Việt lại có xu
hướng dùng nhiều tính chủ quan trong văn hoá giao tiếp của mình. Người
Anh không quan trọng về vị trí và phương hướng của cái tôi. Nhưng người
Việt thì ngược lại. Chính vì lí do này, trong quá trình nói và viết tiếng Anh,
học viên thường mắc phải những lỗi về
a) Vị trí và cách dùng giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Ví dụ người Anh nói:
This is the first time I have come to Hanoi
Từ câu nói này, người nghe không thể đoán được vị trí của người nói. Nhưng
người nghe/người đọc dễ dàng xác định vị trí của người nói/viết trong câu: “
Đây là lần đầu tiên tôi ra/ xuống/ đến Hà nội”. Chính vì lối tư duy này mà học
sinh cũng mắc lỗi khi viết: “I swim under the water” chứ không viết “ I swim
in the water”. Trong trường hợp này, người viết muốn chỉ ra vị trí của mình
so với mặt nước đó là “under the water” chứ không phải là “in the water”.
Sử dụng cặp giới từ “Trong- Ngoài” (In-Out) cũng làm cho học viên gặp rất
nhiều khó khăn. Người Việt thường tư duy theo lối: khi chủ thể đứng ở một vị
trí rộng hơn, sáng hơn so với một nơi khác nhỏ hơn, tối hơn, họ thường dùng
giới từ trong- ngoài. Chẳng hạn như “Trong nhà- Ngoài ngõ” và nếu như so
với đường, ngõ lại nhỏ hơn và tối hơn, họ sẽ viết: Trong ngõ-ngoài đường).
Đương nhiên học viên theo cách tư duy này mà sẵn sàng viết “ in the house-
out the lane” và “in the lane- out the road”.
b) Cách sử dụng câu bị động và câu chủ động của hai ngôn ngữ Anh-
Việt. Người Anh có xu hướng nói và viết ở dạng bị động nhiều hơn người
Việt trong những tình huống trang trọng. Ví dụ : It is believed that… , He is
- 3 -
considered to be……Nhưng trong những tình huống này, người Việt lại nói ở
dạng chủ động: Người ta tin rằng…., người ta cho rằng anh ta…….Ngược lại,
trong những tình huống chủ động của ngôn ngữ Anh người Việt lại dùng bị
động để diễn đạt và cách dùng này thể hiện theo hai hướng để thể hiện thái độ
của người nói/ viết:
VD: I got mark 7
Có thể nói: tôi bị điểm 7( dưới sự mong đợi), và tôi được điểm 7 ( trên sự
mong đợi)
Có thể thấy, chính sự khác biệt về văn hoá này đã làm cho học viên gặp rất
nhiều khó khăn trong việc trong việc tiếp cận ngôn ngữ đích.
2. Ảnh hưởng từ tính chính xác và phi chính xác. Người Anh khi nói và viết,
họ luôn hướng tới sự chỉnh xác và tỉ mỉ. Nhưng Người Việt, tính phi chính
xác thể hiện rất rõ trong văn hoá giao tiếp. Chính vì lí do này, học viên gặp rất
nhiều khó khăn khi sử dụng thì:
Dưới góc độ sử dụng thì và thể, người Anh- Mỹ có một hệ thống các thì rất
phức tạp. Trong tiếng Anh có 16 thì để diễn đạt hành động xảy ra tại một thời
điểm trong khi đó người Việt chỉ có một số từ như: “ đã, đang, sẽ, toan…”để
diễn tả quá khứ, hiện tại, tương lai. Nên khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng
Anh , rất nhiều học viên cảm thấy rất khó khăn để lựa chọn một thì cho phù
hợp. Ví dụ, từ “ đã” trong tiếng Việt có thể được thể hiện bằng rất nhiều thì
khác nhau trong tiếng Anh:
+ Sáng qua tôi đã ngủ dạy muộn ( I got up late yesterday morning)
+ Trước khi xem TV, tôi đã làm bài tập (Before watching TV, I had done my
homework)
+ Anh đã xem phim “ Cuốn theo chiều gió” chưa? ( Have you watched “Gone
with the wind” yet?)
Thậm chí, “đã” còn được diễn đạt cả thì hiện tại ở tiếng Anh
+ Phố cổ Hà Nội đã tạo ra sự hấp dẫn với du khách nước ngoài. (Hanoi
ancient streets draw foreign tourists’ attraction)
- 4 -
Và “ đã” dùng để diễn đạt cả tương lai:
+ Khi anh nhận được thư này thì em đã đi nước ngoài rồi ( By the time you
receive this letter, I will have gone abroad)
Tương tự như “đã”, “đang” cũng gây ra rất nhiều vấn đề cho người học vì bản
thân từ này cũng có rất nhiều cách diễn đạt.
+ Dân số Việt nam đang tăng nhanh từ sau năm 1975 ( Vietnamese population
has been increasing rapidly since 1975)
+ Khi tôi đến, họ đang tán chuyện (When I came, they were chatting)
+ Hắn đang yêu đấy ( He is in love)
+ Mày đang đọc cái gì đấy? ( What are you reading?)
Từ phân tích trên ta thấy, tính chính xác trong văn hoá Anh và phi chính xác
trong văn hoá Việt thật sự là rào cản rất lớn cho học viên khi tiếp cận ngôn
ngữ mới.
III.Các giải pháp
Để giải quyết được những vấn đề nêu ở phần thực trạng, tác giả đã đưa ra một
số giải pháp sau:
1. Dạy sinh viên cách tiếp cận văn hoá của ngôn ngữ bản địa
2. Nâng cao vai trò của giáo viên trong việc dạy ngôn ngữ bản địa
3. Lồng ghép kiến thức văn hoá vào bài giảng
IV. Cách thức tổ chức thực hiện
1. Dạy sinh viên cách tiếp cận văn hoá ngôn ngữ bản địa
“ Chúng ta không thể nói về sự thành công trong việc học tiếng Anh mà
không có kiến thức đầy đủ về sự khác biệt giao văn hoá và không có một sự
khác biệt nào đó sự tiếp biến về văn hoá” (Nguyễn Quang, 1997:5)
Như nhiều tác giả đã nhấn mạnh, học văn hoá của ngôn ngữ bản địa là điều vô
cùng quan trọng. Tuy vậy, ở các lớp học hiện nay, việc học ngôn ngữ thật sự
đang tách rời với việc học văn hoá. Cái mà thầy cô giáo cho học sinh học đơn
thuần mới dừng lại ở hình thức rất mộc mạc của ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
và đọc hiểu. Thêm vào đó hình thức học cũng chỉ đơn thuần là đọc- bắt
- 5 -
chước. Trong khi đó các thầy cô chưa ý thức được rằng, muốn bài học thật sự
hiệu quả, ngoài phương pháp tích cực, tiếp cận văn hoá của ngôn ngữ đó đóng
vai trò rất lớn. Ta vẫn biết rằng, sách giáo khoa có chứa các yếu tố văn hoá và
sách nói về sự khác biệt về văn hoá Anh- Việt không nhiều, bên cạnh đó, giáo
viên cũng không bị bắt buộc phải lấp đầy chỗ trống về văn hoá. Do đó việc
tiếp cận văn hoá của một ngôn ngữ càng trở nên rất xa vời trong các bài
giảng. Vì vậy để tiếp cận được văn hoá Anh tôi không dạy trực tiếp trong các
bài học mà tổ chức dưới hình thức những buổi ngoại khoá cho sinh viên như
sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh. Câu lạc bộ tếng Anh tập trung theo từng tuần
với từng chủ điểm về văn hoá như: văn hoá giao tiếp, văn hoá điện thoại, văn
hoá ẩm thực… trong mỗi chủ điểm đó, các video clip của người bản xứ được
trình bày, các câu hỏi được đưa ra thảo luận, các trò chơi, phân vai được sinh
viên tham gia tích cực. Với hình thức tổ chức này, các bài học trên lớp không
bị gián đoạn mà sinh viên hiểu được nhiều hơn, được làm việc nhiều hơn và
thực hành ngôn ngữ tốt hơn.
2. Nâng cao vai trò của giáo viên trong việc dạy ngôn ngữ bản địa
Khi học tiếng Anh ở Việt Nam, sinh viên không có môi trường nói tiếng bản
ngữ để học ngôn ngữ và văn hoá Anh. Cùng lúc đó họ cũng không có cơ hội
để tiếp cận với ngôn ngữ cũng như “văn hoá thật sự”. Trong tình huống này,
vai trò của giáo viên rất quan trọng bởi vì chính họ sẽ là nguồn đầu tiên để
qua đó sinh viên có thể học văn hoá của ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy điều mà
giáo viên cần tập trung là giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ tư duy, văn
hoá và ngôn ngữ. Theo tôi, đối với giáo viên, tiếp cận văn hoá bản địa có thể
chia làm ba mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức và mở rộng kiến thức về văn hoá bản địa
- Hiểu được sự khác nhau của văn hoá Anh và văn hoá mẹ đẻ
- Hiểu được những giá trị của văn hoá bản địa
Để đạt được những mục tiêu này, bản thân giáo viên như tôi phải tự đọc sách,
nghiên cứu thêm những tài liệu hình về văn hoá, tiếp cận thêm với người
- 6 -
nước ngoài để có kiến thức thực tế. Tuy vậy, nguồn tài liệu, sách vở về văn
hoá có thể tìm kiếm qua mạng, nhưng tiếp cận với người bản ngữ là một việc
khó khăn vì Thanh Hoá không phải là điểm du lịch như những thành phố
khác. Vì vậy ngoài những cơ hội làm việc part-time theo các dự án, tôi kết
bạn trên mạng và tìm hiểu về văn hoá nhờ vào những người bạn này. Vì vậy,
bản thân tôi cũng tự tin khi tổ chức cho các em sinh viên những buổi ngoại
khoá về văn hoá.
3. Lồng ghép những kiến thức văn hoá trong giờ học
Bước đầu tiên khi dạy về một nền văn hoá đó là nâng cao nhận thức của sinh
viên về bản chất của nền văn hoá đó. Vì vậy, trước khi lồng ghép kiến thức
văn hoá, tôi phải cung cấp thông tin cho sinh viên về sự khác nhau cơ bản
giữa hai nền văn hoá Anh- Việt để giảm thiểu những phản ứng tiêu cực của
sinh viên. Và bản thân tôi cũng lưu tâm đến tầm quan trọng của sinh viên
trong việc phát triển quan điểm: các nền văn hoá khác nhau sẽ ứng xử với nhu
cầu cuộc sống theo cách khác nhau. Để tăng sự hứng thú của sinh viên đối với
những kiến thức về văn hoá, tôi đã tổ chức một số hoạt động lồng ghép vào
bài dạy trên lớp:
3.1 Kết bạn qua thư:
Tôi giúp sinh viên cách tìm bạn trên mạng để họ tiếp cận với những người
bạn bản xứ. Yêu cầu sinh viên phải hỏi được bạn của mình về một kiến thức
văn hoá nào đó liên quan đến bài học. Vì dụ, bài học hôm nay liên quan đến
Chủ đề “Thời tiết” thì phải hỏi thế nào, nói những gì… Thêm vào đó, tôi
chia sẻ những thông tin tôi khai thác được từ bạn của tôi để cung cấp thêm
cho sinh viên cùng học tập và tham khảo.
3.2 So sánh:
Theo Michael Byram và Michael Flemming: “ Chính sự so sánh nền văn hoá
của nước mình với nền văn hoá của nước khác sẽ giúp người học lĩnh hội và
đương đầu với những nét khác biệt . Nó cung cấp cho họ những kiến thức cơ
- 7 -
bản để giao tiếp thành công với các thành viên của nhóm văn hoá khác,
không chỉ đơn giản là phường tiện trao đổi thông tin” (1993:4)
Sự khẳng định này cho ta thấy, vai trò của việc so sánh hai nền văn hoá Anh-
Việt trong các bài giảng là hết sức cần thiết. Vì vậy, khi có những tình huống
cần thiết tôi vẫn giải thích sự khác biệt cho sinh viên.
Tình huống 1: Bác John là người Anh sang Việt Nam để làm dự án. Nếu
gặp Bác John em sẽ chào thế nào?
Theo văn hoá Việt chúng ta hoàn toàn có thể chào: Chào bác John, bác đi đâu
thế ạ?
Nhưng theo văn hoá của Anh/Mỹ, những câu như : Hello Uncle John, where
are you going now?” thật sự sẽ gây sốc cho người nước ngoài. Theo đúng văn
hoá Anh chúng ta chỉ cần chào: Hi/ Hello/Good morning/ how do you do?
Hoặc thân mật hơn nữa có thể hỏi: How are you getting on?/ how is
everything?/ how are you doing?
Tình huống 2: Một người bạn khen bạn: “Cậu có cái áo đẹp quá”!. Bạn
phản ứng ra sao?
Theo văn hoá Việt, chúng ta có thói quen đáp lại một cách hoài nghi:
Thật á? (Really?),
Nó thật sự hợp với mình? (Is it really suitable for me?)
hoặc từ chối lời khen:
Cảm ơn nhưng đồ second hand ấy mà (Thanks, but it’s only a second-
hand)
Hoặc làm trệch hướng lời khen:
Mẹ mình mua tặng hôm sinh nhật đấy (My mom bought it as a birthday
present for me)
Nhưng văn hoá Anh, chiến lược khen lại rất được ưa chuộng vì nó thể hiện sự
lịch sự, tính tôn trọng cao:
- Cậu thật tốt khi cho mình lời khen như vậy ( you are very kind to say so)
- 8 -
- Hôm nay cậu trông cũng rất đẹp mà ( you also look very attractive
today)
Tình huống 3: Bạn nói thế nào khi diễn đạt câu “vào Nam ra Bắc”
Với câu này, người Anh chỉ dùng giới từ To (To the North and to the South),
nhưng sinh viên Việt vẫn theo tư duy của mình nên dùng giới từ In-Out hoặc
Into-Out of để viết. Và kết quả sẽ thành:
: Go in South and Go out North hoặc into the South, out of the North
Ở đây tôi giải thích cho học viên hiểu vì sao họ chỉ dùng giới từ To mà không
dùng những giới từ khác. Người Anh không đề cao tầm quan trọng của vị trí
và phương hướng của chủ thể, họ chỉ quan niệm nếu câu mang tính định
hướng sẽ dùng To. Nhưng người Việt, vị trí và phương hướng lại rất quan
trọng, nó làm cho người nghe/đọc dễ xác định vị trí của người nói/viết.
Tình huống 4: Dịch câu “Hôm qua tôi bị thi trượt”
Văn hoá Việt dùng “bị”, hoặc “được” để diễn tả thái độ, cảm xúc của người
nói, nên không phải bị động nhưng chủ thể lời nói vẫn dùng những từ chỉ dấu
hiệu của câu bị động. Song, tiếng Anh lại không vậy. Câu bị động rất hay
dùng nhưng được dùng rất chính xác và rất đúng mục đích. Tuy vậy, sinh viên
của tôi khi viết vẫn dùng:
I was failed the exam yesterday
Trong khi tiếng Anh chỉ cần viết: I failed the exam yesterday
Tình huống 5: Dịch câu. Đợi tôi tí, tôi gọi điện thoại xong đã.
Người Việt không có khái niệm về thì, chỉ đơn giản dùng những từ: đã, đang
và sẽ… để diễn đạt ý niệm thời gian của hành động. Tuy vậy những từ đó
cũng không được sử dụng một cách chính xác. Như câu trên, tiếng Anh chỉ
cần viết:
Wait for a moment. I am making a phone call.
Trong khi có những em sinh viên lại viết:
Wait for a moment. I finish the phone call.
- 9 -
Từ những tình huống trên ta thấy được việc cần thiết và tính hiệu của việc so
sánh những tình huống cụ thể để sinh viên có thể nắm bắt được sự khác biệt
trong cách dùng của từng ngôn ngữ.
3.3. Đóng vai:
Với cách này tôi hay cho sinh viên đóng vai trong những bài hội thoại
vì “Khi sinh viên nhớ đoạn hội thoại và thực hành nó, họ đã học được thông
qua việc đóng vai, như họ đã làm với chính nền văn hoá của họ trong những
trò chơi thời thơ ấu và những mối quan hệ họ đã trải nghiệm” (Rivers,
1968:274)
Mỗi bài hội thoại là một tình huống của đời thường, việc đóng vai diễn
lại theo hội thoại sẽ giúp học viên nhớ lại từ vựng, ngữ pháp. Quan trọng hơn
là học viên có thể hình thành thói quan giao tiếp như người bản địa mà không
cần phải thông qua sách nói về văn hoá mới có thể học được
- 10 -
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả thực hiện
Ý thức được tầm quan trọng của văn hoá trong việc học ngôn ngữ bản
địa và áp dụng những cách thức khác nhau để hỗ trợ cho quá trình dạy, tôi đã
đạt được những kết quả sau:
- Giáo viên học hỏi được nhiều qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu,
từ đó tự hoàn thiện kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ
- Sinh viên không chỉ hoàn thiện được các kĩ năng nghe, nói, đọc viết
mà còn sử dụng đúng tình huống ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp thông qua
quá trình tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh.
- Sinh viên hiểu thêm nhiều về sự khác nhau cơ bản giữa văn hoá Anh
và văn hoá Việt.
- Sinh viên có thêm kiến thức về những giá trị của văn hoá Anh.
Kết quả cụ thể là:
+ Đối với sinh viên lớp K1 : là kháo đào tạo sinh viên chuyên ngành
tiếng Anh đầu tiên của trung tâm liên kết với trường ĐHNN-ĐHQGHN
nhưng đầu vào của các em rất thấp, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, kiến
thức về văn hoá của giáo viên còn hạn chế, nên việc áp dụng được phương
pháp tiếp cận mới vào giảng dạy chưa nhuần nhuyễn. Do đó, gần như sinh
viên có hiểu bài nhưng số sinh viên tham gia vào các hoạt động tái tạo ngôn
ngữ sau khi học không nhiều. Hầu hết chỉ dừng lại ở việc đọc được bài, đọc
được từ mới nhưng không tái tạo được ngôn ngữ. Kết quả sau mỗi bài dạy là
30-35% học viên bước đầu tái tạo ngôn ngữ
+ Đối với sinh viên K2 và K3 : Hai khoá sau, đầu vào của các em có tốt
hơn khoá 1, tôi mạnh dạn tiếp cậ phương pháp mới, tổ chức nhiều buổi ngoại
khoá cho các em và hướng dẫn các em dịch nhiều hơn. Ban đầu có nhiều dấu
hiêu khả quan. Có tới 65-70% học viên tham gia thành công vào quá trình tái
tạo ngôn ngữ và các bài dịch cũng đạt kết quả khả quan.
- 11 -
+ Đối với các lớp học tiếng Anh không chuyên như lớp Luật Kinh tế,
Kế toán, tôi không tổ chức ngoại khoá vì số học viên trong 1 lớp quá đông,
trình độ Tiếng ânh lại quá thấp vì vậy tôi đã lồng ghép các yếu tố văn hoá vào
bài giảng thông qua các hoạt dộng trên lớp, chủ yếu là so sánh sự khác biệt
giữa hai nền văn hoá, nên học viên cũng phần nào nắm được mục tiêu của
ngôn ngữ. Kết quả tuy chưa khả quan, học viên chưa có khả năng tái tạo ngôn
ngữ nhưng họ đã viết được câu đúng và sử dụng chính xác trong một số tình
huống cơ bản.
II. Đề xuất, kiến nghị
- Văn hoá là một phạm trù rộng, học về văn hoá cần có cả một quá trình,
vì vậy trong quá trình giảng dạy và lồng ghép yếu tố văn hoá vào bài giảng, tôi
cũng không kì vọng quá nhiều vào sự tiến bộ vượt bậc của học viên. Cái mà tôi
muốn là, sinh viên và học viên nắm được sự khác biệt giữa hai nền văn hoá, để
từ đó có cái nhìn khác về tư duy và phương pháp tiếp cận ngôn ngữ của mình.
Nhưng khi làm sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi cũng có một số đề xuất
sau :
- Trung tâm tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên dạy ngoại ngữ có điều
kiện tìm hiểu về văn hoá. Hàng năm tổ chức những buổi học tập, rút kinh
nghiệm và tham gia những tour du lịch ở các nước nói Tiếng Anh để nâng cao
trình độ.
- Sở giáo dục và đào tạo nên tổ chức những buổi tập huấn có chuyên gia
nước ngoài để họ cũng cấp thêm những kiến thức về văn hoá.
- Trên đây là những đóng góp của tôi trong quá trình giảng dạy. Tuy các
lớp học bây giờ không còn nhiều nhưng tôi hi vọng những kinh nghiệm mà tôi
chia sẻ trên đây phần nào giúp đồng nghiệp của tôi có thể nắm được những
hướng cơ bản để áp dụng cho các lớp mà mình đang giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
- 12 -
Môc lôc
A. Đặt vấn đề Trang 01
B. Giải quyết vấn đề Trang 02
I. Cơ sở lí luận Trang 02
II. Thực trạng Trang 03
III. Các giải pháp Trang 05
IV. Cách thức tổ chức thực hiện Trang 05
C. Kết luận Trang 11
I. Kết quả thực hiện Trang 11
II. Kiến nghị và đề xuất Trang
12
- 13 -