Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

biện pháp quản lý hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp tại trường cao đẳng nghề du lịch huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.8 KB, 117 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC S PHM
PHM B HNG
BIN PHAẽP QUAN LYẽ
HOAT ĩNG AèO TAO GếN VẽI
DOANH NGHIP
TAI TRặèNG CAO ểNG NGHệ
DU LậCH HU
CHUYấN NGNH: QUN Lí GIO DC
M S: 60.14.05
LUN VN THC S QUN Lí GIO DC
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS Lấ CễNG TRIấM
i
HUẾ, NĂM 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép đưa vào sử dụng và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Huế, tháng 5 năm 2013
Người cam đoan
Phạm Bá Hùng
iii

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô
giáo; được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của cơ quan; sự động
viên, sẻ chia, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia


đình.
Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng
Đào tạo Sau đại học và Quý thầy cô giáo của Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Huế đã tận tình chỉ dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Lê Công Triêm - người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành
Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế, các Cán bộ Quản lý, giáo viên, nhân viên của Trường
và các Doanh nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong việc cung cấp số liệu, tư vấn khoa học trong quá trình
nghiên cứu và xử lý dữ liệu.
Xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến
gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong Luận văn
là khó tránh khỏi. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Quý
Thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và những người cùng quan tâm
tới những vấn đề được trình bày trong Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 06 năm 2013
Tác giả luận văn
Phạm Bá Hùng
iv
iii
MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN iii
iv
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 9
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 10
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 11
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG 12
ĐÀO TẠO GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO 12
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 12
1.2 Quản lý hoạt động đào tạo 14
1.2.1. Khái niệm quản lý 14
1.2.2. Hoạt động đào tạo 17
1.2.3. Công tác tổ chức quản lý hoạt động đào tạo 18
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp trong trường
cao đẳng nghề 21
1.3.1. Vị trí, vai trò của Doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề 21
1.3.2. Hoạt động đào tạo nghề gắn với Doanh nghiệp 22
1.3.2.1. Thực hành kết hợp với lao động sản xuất - nguyên lý cơ bản trong đào
tạo nghề 22
1.3.2.2 Hợp tác giữa nhà trường và Doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứng
giữa người cung cấp và người sử dụng sản phẩm 23
1.3.2.3 Các loại hình hợp tác giữa trường nghề với Doanh nghiệp ở nước ta hiện
nay 24
1.4. Quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp 25

1.4.1. Quản lý việc dựng kế hoạch đào tạo gắn với Doanh nghiệp 25
1.4.1.1.Quản lý kế hoạch tuyển sinh 25
1.4.1.2. Quản lý giáo trình và chương trình đào tạo gắn với doanh nghiệp 27
1.4.1.3. Quản lý kế hoạch đào tạo gắn với doanh nghiệp 27
1.4.2. Quản lý tổ chức hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp 28
1.4.2.1. Quản lý việc tổ chức hoạt động dạy học 28
1.4.2.2. Quản lý việc tổ chức hoạt động tham quan, thực tế, thực tập và giới thiệu
việc làm 28
1.4.3. Quản lý công tác chỉ đạo giám sát hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp 29
1.4.4. Quản lý công tác tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo gắn với doanh
nghiệp 29
1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GẮN VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH HUẾ 31
2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế 31
2.1.1. Quá trình thành lập 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 32
2.1.4. Tầm nhìn và mục tiêu phát triển 33
2.2. Thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo của Trường 33
2.2.1. Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo 33
2.2.1.1. Quản lý mục tiêu đào tạo 33
2.2.1.2. Quản lý nội dung, chương trình đào tạo nghề 34
2.2.2. Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và phương pháp dạy nghề 36
2.2.2.1. Quản lý đội ngũ cán bộ và giảng viên 36
2.2.2.2. Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy nghề 38
2.2.3. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề 40
2.2.4. Quản lý hoạt động tổ chức đào tạo 43
2.2.4.2. Quản lý công tác kế hoạch hóa hoạt động đào tạo 48
2.3. Quản lý hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp 49

2.3.1. Mô hình trong nhà trường có doanh nghiệp 49
2.3.2. Quản lý quá trình hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo của nhà
trường 50
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường gắn với doanh
nghiệp 52
2.4.1. Mặt mạnh 57
2.4.2 Điểm yếu 58
2.4.3. Cơ hội 58
2.4.3. Thách thức 59
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO 62
GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH
HUẾ 62
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp 62
3.1.1. Những định hướng phát triển dạy nghề gắn với kinh tế - xã hội và phát triển
nguồn nhân lực du lịch phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
62
3.1.2. Nguyên tắc và quan điểm tiếp cận trong xây dựng biện pháp 64
3.1.2.1. Các nguyên tắc chung 64
3.1.2.2. Quan điểm tiếp cận trong xây dựng biện pháp 64
3.1.2.2.1. Tiếp cận theo quan điểm hệ thống 64
3.1.2.2.2. Tiếp cận theo quan điểm thị trường 65
3.1.2.2.3. Tiếp cận theo quan điểm lịch sử - thực tiễn 66
3.2. Các biện pháp cụ thể 66
3.2.1. Biện pháp nâng cao vai trò doanh nghiệp đối với nhà trường 66
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 66
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp 66
3.2.2. Biện pháp xây dựng cơ chế hợp tác trong hoạt động đào tạo gắn với doanh
nghiệp 68
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 68
2

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp 68
3.2.2.3. Quy trình thực hiện biện pháp 68
3.2.3. Biện pháp hoàn thiện và đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
phù hợp với thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp 69
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 69
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp 70
3.2.3.3. Quy trình thực hiện biện pháp 70
3.2.4. Biện pháp phát triển đội ngũ và nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp
giảng dạy cho giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất tại doanh nghiệp 71
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 71
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp 71
3.2.4.3. Quy trình thực hiện biện pháp 72
3.2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học gắn với doanh nghiệp 73
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 73
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp 73
3.2.5.3. Quy trình thực hiện biện pháp 73
3.2.6. Biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực tế, thực tập và cơ hội việc làm. 74
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp 74
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp 75
3.2.6.3. Quy trình thực hiện biện pháp 75
3.2.7. Biện pháp đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề 76
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp 76
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp 76
3.2.7.3. Quy trình thực hiện biện pháp 77
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 78
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 79
3.4.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 79
3.4.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các biện pháp 82
3.4.2.1. Về thuận lợi 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85

1. Kết luận 85
1.1. Về mặt lý luận 86
1.2. Về thực trạng 86
1.3. Về biện pháp 87
2. Khuyến nghị 88
2.1 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 88
2.2 Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 88
2.3 Đối với trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CB : Cán bộ
CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN : Doanh nghiệp
ĐVT : Đơn vị tính
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giáo viên
HSSV : Học sinh, sinh viên
LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội
NV : Nhân viên
NXB : Nhà xuất bản
PPDH : Phương pháp dạy học
PTDH : Phương tiện dạy học
TBDH : Thiết bị dạy học
TBDN : Thiết bị dạy nghề
QTDH : Quá trình dạy học

QLGD : Quản lý giáo dục
QLNT : Quản lý nhà trường
SL : SL
VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của các chức năng quản lý 17
Bảng 2.1: Đánh giá về mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo 34
Bảng 2.2: Kết quả công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo 5 năm gần
đây 35
Bảng 2.3: Đánh giá về quản lý đổi mới phương pháp dạy học 39
Bảng 2.4: Đánh giá về Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề 42
Bảng 2.5: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2015 44
Bảng 2.6: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2015 44
Bảng 2.7: Đánh giá về các hình thức đào tạo 46
Bảng 2.8: Đánh giá về chất lượng đào tạo 47
Bảng 2.9: Đánh giá về Quản lý công tác kế hoạch hóa 48
Bảng 2.10: Thực trạng về phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động 54
quản lý đào tạo 54
Bảng 2.11: Thực trạng về hoạt động quản lý đào tạo gắn với doanh nghiệp 55
Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp 79
Bảng 3.2. Đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp 81
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ XXI, một lần nữa con người được đặt vào vị trí trung tâm của
sự phát triển, là nhân tố quyết định đến mục tiêu của sự phát triển. Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến nguồn lực con người, coi nguồn lực con người
chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững. Xuất phát từ quan điểm trên, Giáo
dục - Đào tạo (GD&ĐT) được coi là chính sách quốc gia quan trọng nhất trong tiến

trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phát triển
GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH
(CNH, HĐH) đất nước. Do đó, việc đầu tư cho GD&ĐT là yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo
dục nói chung, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu
tư cho giáo dục nhằm đưa chất lượng GD&ĐT của Việt Nam từng bước phát triển
ngang tầm với khu vực và thế giới. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Sau
những năm đổi mới qua các kỳ Đại hội Đảng luôn khẳng định vai trò của GD&ĐT,
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục nêu rõ trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
đất nước 5 năm 2011 – 2015 là: “Phát triển, nâng cao chất lượng GD&ĐT ”. Quyết
định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát đã
nêu: “ đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát
triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực
cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu
vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”. Quyết
định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020
ngay từ đầu đã khẳng định: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-
2020, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông
qua, đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện
6
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế …”.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hoá, xã hội và
môi trường, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, những năm qua Du lịch Việt Nam có
sự tăng trưởng nhanh, đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang phấn đấu theo Kết
luận 48-KL/TW, ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa
Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 với định hướng: “Xây dựng Thừa Thiên Huế
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu
vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá,
du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh
vực, chất lượng cao ”. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã thống nhất xác định mục tiêu: “Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện
sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy
dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, ra sức phát triển kinh tế nhanh và bền
vững, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và một
trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công
nghệ, y tế chuyên sâu và GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao ”
Tại Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 9 năm 2011, của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về việc Phê duyệt quy hoạch
phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020 đã nêu: “Nhân lực ngành Du
lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần
không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước[6]”.
GD&ĐT hiện nay đang đứng trước những sứ mệnh nặng nề do xã hội đặt ra,
đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập hiện nay. Khoảng cách giữa thực tiễn công việc của các đơn vị sử dụng lao
động và công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo còn khoảng cách lớn. Công tác đào
tạo của nhà Trường đang đứng trước những vấn đề như: mở rộng ngành nghề đào
tạo, phát triển quy mô đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và thu hẹp khoảng cách,
đáp ứng yêu cầu công việc của DN đặt ra những thách thức lớn đối với nhà trường.
7
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế có lợi thế nhất định trong việc chuyên
sâu đào tạo nghề Du lịch trên khu vực môi trường tài nguyên có thế mạnh phát triển
du lịch, tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú với 05 di sản thế giới (Quần thể di
tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ

Bàng, Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng, chiên Tây Nguyên).
Đồng thời, đây là khu vực có các bãi biển, vịnh rất đẹp; tại tỉnh Thừa Thiên Huế
đang triển khai dự án khu nghĩ dưỡng Laguna Lăng Cô, khi dự án này đi vào hoạt
động sẽ thu hút hơn 2.000 lao động; tại thành phố Đà Nẵng hiện đang thiếu hụt hơn
10.000 lao động du lịch với các dự án khách sạn và khu nghĩ dưỡng cao cấp; đến
năm 2015, tại tỉnh Quảng Nam cần đến hơn 25.000 lao động du lịch trực tiếp. Với
tỷ lệ khách du lịch tăng bình quân hơn 20% năm tại khu vực Miền Trung thì có thể
nói nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch tại các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên là rất
lớn. Khu vực này gắn với hành lang phát triển kinh tế Đông – Tây, nên nhu cầu đào
tạo nghề du lịch rất lớn.
Cùng với sự phát triển chung của ngành, của đất nước trong sự nghiệp đổi
mới, công tác đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế những năm qua có
nhiều chuyển biến tích cực. Về hình thức hợp tác với doanh nghiệp (DN) khá đa
dạng, SL học viên đào tạo gắn với hoạt động DN tăng lên, chất lượng từng bước
được cải thiện. Tuy nhiên, công tác tổ chức hoạt động đào tạo gắn với DN còn bộc
lộ một số hạn chế và bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ.
Trước tình hình hiện nay, trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế đã xác định
gắn hoạt động đào tạo của nhà trường với thực tiễn công việc của DN là vấn đề then
chốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc đào tạo đội ngũ nhân viên (NV) phục vụ,
NV quản lý cấp trung gian có kiến thức, kỹ năng nghề vững vàng, có thái độ tốt đáp
ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đòi hỏi của thực tiễn của DN
là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Thông qua đề tài sẽ xây dựng được một số mô hình tổ chức hoạt động đào
tạo của nhà Trường gắn với DN với hình thức đa dạng, đảm bảo về SL, hợp lý về
cơ cấu và đảm bảo chất lượng cũng như xây dựng các cơ chế hợp tác phù hợp
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường và DN; đồng thời mong muốn đóng
góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác tham mưu với Đảng ủy, Ban Giám
8
hiệu nhà trường về những đổi mới trong công tác tổ chức hoạt động đào tạo gắn
với DN trong những năm tiếp theo.

Nhận thấy hiện nay chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về vấn đề
quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN du lịch tại Trường Cao đẳng nghề chuyên
dạy về nghề Du lịch tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; xuất phát từ nhận thức
trên, với những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập chương trình
quản lý giáo dục (QLGD), cộng với thực tiễn công tác, bản thân tôi nhận thấy
việc quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN du lịch ở Trường Cao đẳng nghề Du
lịch Huế là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp tại Trường Cao
đẳng nghề Du lịch Huế”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất một số biện pháp
quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong
giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và nhà
trường nói riêng.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, vấn đề tổ chức hoạt động đào tạo gắn với DN của Trường Cao
đẳng nghề Du lịch Huế tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vấn còn
nhiều điều bất cập, do đó hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động đào tạo gắn với
DN chưa cao. Nếu có các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN hữu hiệu
thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, đáp ứng được yêu
cầu về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
9
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu về cơ sở lý luận về QLGD, nhà trường (Cao đẳng nghề);

quản lý hoạt động đào tạo; mối quan hệ giữa nhà trường và DN; lý luận về quản lý
hoạt động đào tạo gắn với DN.
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo gắn với DN tại Trường
Cao đẳng nghề Du lịch Huế.
5.3 Đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế trong giai đoạn hiện nay và
các năm tiếp theo.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, hệ
thống hóa các nguồn tài liệu khoa học, công trình nghiên cứu; các văn bản, chỉ thị,
nghị quyết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài quản lý hoạt động
đào tạo gắn với nhu cầu DN.
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về việc đào tạo gắn với DN bằng hình
thức bảng hỏi phỏng vấn, phiếu điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, khảo sát các báo cáo thực tiễn.
- Phương pháp thử nghiệm, kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề ra.
6.3 Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp thống kê toán học để thống kê SL, cơ cấu lao động tại DN và
kết quả đào tạo tại nhà trường và xử lý các số liệu đã thống kê và sử dụng một số biện
pháp kiểm định thống kê nhằm đưa ra kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo về nhu cầu lao động về SL, cơ cấu của DN và khả
năng đào tạo nhà trường.
- Phương pháp mô hình hóa.
10
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát đội ngũ lao động một số DN và SL đào
tạo của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế gắn với DN du lịch tại tỉnh Thừa Thiên

Huế từ năm 2007 đến nay.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Mở đầu
+ Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN
trong cơ sở đào tạo
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường
Cao đẳng nghề Du lịch Huế
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế
+ Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
+ Tài liệu tham khảo
+ Phụ lục
11
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO GẮN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ về SL khách
du lịch quốc tế và trong nước, yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành Du lịch lúc này là cần
chuẩn bị nguồn nhân lực đủ về SL và đạt yêu cầu về chất lượng đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về
việc Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 đã xác định 04 mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong
đó có 01 mục tiêu như sau:
“Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo
theo nhu cầu của DN.”
Mục tiêu đến năm 2015 sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế và 32-34 triệu

lượt khách nội địa. Để đạt được mục tiêu này, lực lượng lao động trực tiếp trong ngành
Du lịch ước tính sẽ tăng từ 350 ngàn người trong năm 2010 lên 600 ngàn người vào
năm 2015. Như vậy, hàng năm Việt Nam cần phải đào tạo mới khoảng 500.000 người
lao động. Đây là một nhu cầu lớn của xã hội và DN về lao động có trình độ tay nghề đủ
năng lực làm việc trong ngành du lịch. Đáp ứng nhu cầu này là một nhiệm vụ nặng nề
đối với các cơ sở đào tạo hiện nay. Thách thức này thậm chí còn lớn hơn nữa khi
những cơ sở đào tạo du lịch hàng năm còn đáp ứng nhu cầu đào tạo lại cho đội ngũ NV
hiện đang làm việc trong ngành Du lịch.
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các DN kinh doanh dịch vụ và các cơ sở
đào tạo chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Để tạo được lợi thế cạnh tranh, về phía DN cần
phải nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi đó là vốn nhân lực của DN. Đồng thời cơ sở
đào tạo muốn khẳng định thương hiệu và phát triển cũng phải đào tạo ra nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu của DN. Điều này buộc cơ sở đào tạo và DN phải xây dựng mối
quan hệ gắn bó với nhau. Mối quan hệ này là tất yếu, tuân theo quy luật phát triển
nhằm tạo sự ổn định và bền vững trên ba khía cạnh:
12
Thứ nhất, DN đặt ra yêu cầu về SL, chất lượng nguồn nhân lực cho nhà trường
và DN.
Thứ hai, chủ động tham gia sâu hơn nữa trong quá trình đào tạo, từ việc xây
dựng chương trình đào tạo, đến việc trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tế,
thực tập và tăng cường các kỹ năng cần thiết cho học sinh – sinh viên (HSSV).
Thứ ba, DN và nhà trường chia sẽ một phần chi phí đào tạo HSSV.
Sự hợp tác giữa nhà trường và DN mang lại những lợi ích hết sức cơ bản cho
các bên liên quan:
Thứ nhất, về phía nhà trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, HSSV ngày càng
đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Việc DN trang trải
một phần chi phí đào tạo sẽ giúp trường đẩy nhanh quá trình tự chủ tài chính và nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, về phía HSSV việc học sẽ đi đôi với hành. Các kỹ năng sống và kỹ
năng cơ bản về nghề và chuyên môn nghề sẽ ngày một thuần thục hơn. Sinh viên cũng

có cơ hội thực hành nhiều hơn, cơ hội tìm kiếm học bổng, cơ hội tìm kiếm việc làm để
tích lũy kinh nghiệm và tăng thu nhập.
Thứ ba, về phía DN sẽ có nguồn nhân lực dồi dào đảm bảo chất lượng. Thậm
chí nếu DN có trách nhiệm sâu hơn trong quá trình đào tạo như tăng kinh phí, trao
nhiều học bổng, tham gia vào quá trình soạn thảo chương trình đào tạo, giáo trình
chuyên ngành, giảng dạy, hướng dẫn HSSV, … thì có thể tuyển chọn cho mình đội ngũ
lao động ngay tại trường. Ngoài ra, việc kết hợp với nhà trường sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí nếu đào tạo đơn lẻ. Cũng thông qua quan hệ này DN sẽ có nhiều điều
kiện quảng bá hình ảnh của DN với xã hội một cách rộng rãi nhất. Đây cũng chính là
sự thể hiện trách nhiệm xã hội của DN, một tiêu chuẩn hết sức quan trọng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, về phía xã hội sẽ có được nguồn nhân lực đảm bảo SL và chất lượng
phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước, góp phần thực hiện chiến lược con người là
trọng tâm của sự phát triển.
Vì vậy, để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành giáo dục, các cơ
sở đào tạo cần phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp để phát triển hoạt động đào
tạo gắn với DN tương xứng với những điều kiện hiện nay.
13
Xây dựng và phát triển hoạt động đào tạo gắn với DN hiện rất ít đề tài
nghiên cứu, việc quản lý hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế thì chưa có đề tài nào nghiên cứu. Theo chúng tôi đây là vấn đề quan
trọng cần được nghiên cứu với mong muốn tìm ra được những biện pháp hữu hiệu
nhằm quản lý phát triển hoạt động đào tạo gắn với DN tại Trường Cao đẳng nghề
Du lịch Huế trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Quản lý hoạt động đào tạo
1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là hiện tượng, chức năng, một trong những loại hình lao động quan
trọng nhất và lâu đời của con người. Nó phát triển không ngừng theo sự phát triển
của xã hội. Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống
con người và là một nhân tố của sự phát triển xã hội. Lý luận về quản lý được hình

thành và phát triển qua các thời kỳ và nằm trong các lý luận về chính trị, kinh tế, xã
hội. Có nhiều định nghĩa về quản lý :
- Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương
tiện, tài chính v v để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêu định trước.
- Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của
xã hội, đặc biệt là từ khi con người biết tiến hành những hoạt động lao động chung.
- “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [31, tr. 72]
- “Hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống hoạt động theo mục tiêu đề ra
tiến tới trạng thái có chất lượng mới” [2, tr. 5].
- “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [8, tr. 9].
- “Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý,
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được
mục tiêu đặt ra” [24, tr. 574].
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý, song các khái niệm nói
trên định nghĩa đều đề cập đến bản chất chung của hoạt động quản lý, đó là:
- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
- Quản lý là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể quản lý và khách
thể quản lý.
14
- Quản lý xét cho đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người.
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quy luật
khách quan.
- Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của
chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích nhất định
* Các chức năng của quản lý
Chức năng quản lý gắn liền với sự phân công và hợp tác lao động trong quá

trình lao động. Hoạt động quản lý thường diễn ra theo một chu kì, gọi là chu kì
quản lý. Quản lý có bốn chức năng chủ yếu, cơ bản có liên quan mật thiết với nhau,
các chức năng đó là: kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo (chỉ đạo) và kiểm tra.
Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý không nhất thiết phải thực hiện tuần
tự các chức năng mà có thể có một chức năng nào đó kết hợp với chức năng khác
* Chức năng kế hoạch hóa:
Kế hoạch hóa là xác định mục tiêu, mục đích đối với những thành tựu trong
tương lai của tổ chức; xác định con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục
tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung của chức năng kế hoạch hóa:
- Một là, xác định hình thành mục tiêu đối với tổ chức;
- Hai là, xác định và đảm bảo về các nguồn lực tổ chức để đạt được các mục tiêu này;
- Ba là, quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
* Chức năng tổ chức:
Khi nhà quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý
tưởng đó thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với
sự chuyển hóa như thế. Xét về chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành
nên những cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong cùng
một tổ chức để họ thực hiện thành công các kế hoạch để đạt được mục tiêu tổng thể
của tổ chức. Nhờ công tác tổ chức tốt, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt
hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều
vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực có trong tổ chức.
15
* Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo):
Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã
được tuyển dụng thì phải có người lãnh đạo, đứng ra dẫn dắt tổ chức. Một số nhà
nghiên cứu cho đó là quá trình chỉ huy hay tác động. Cho dù có gọi tên như thế nào,
thì lãnh đạo luôn bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ
hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Song việc
lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi đã hình thành kế hoạch và thiết kế bộ máy mà
nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kế hoạch hóa và tổ chức.

* Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó, một nhóm, một cá nhân
hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những
hoạt động khắc phục, điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả của một quá trình hoạt động
phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương xứng thì phải tiến hành
những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn. Đó là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính
chất chu kì như sau:
- Nhà quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của tổ chức.
- Nhà quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với những chuẩn
mực đã đặt ra.
- Nhà quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
- Nhà quản lý hiệu chỉnh, sửa lại những chuẩn mực nếu thấy cần thiết.
Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Trong quá trình
quản lý việc cập nhật các thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác là rất cần thiết. Đó
là thông tin hai chiều giữa các bộ phận trong một tổ chức, thông tin giữa lãnh
đạo với lãnh đạo, thông tin giữa lãnh đạo với đồng nghiệp, thông tin giữa lãnh
đạo với NV.
Các chức năng quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại
với nhau, chi phối lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý.
Mối quan hệ thể hiện qua sơ đồ sau:
16
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của các chức năng quản lý
1.2.2. Hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo là hoạt động có phạm vi toàn trường, thực chất là tổng
thể của nhiều hoạt động tham gia vào quá trình đào tạo. Nói cách khác, hoạt động
đào tạo (hệ thống lớn) bao gồm nhiều hoạt động thành phần (hệ thống con).
Hoạt động giáo dục - dạy học ở một cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và dạy
nghề được gọi là hoạt động đào tạo. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Đào tạo
là quá trình tác động lên một con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri
thức, kỹ năng kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi

với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình
vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển văn minh của loài người. Về cơ bản,
đào tạo là giảng dạy, học tập trong nhà trường gắn với giáo dục đạo đức nhân
cách" [22, tr.28]
Hoạt động đào tạo là một hệ thống công việc chuyên môn nhằm thực hiện
mục tiêu đào tạo của một cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, bao gồm: thiết kế là thực
hiện chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy- học tập theo quy chế chuyên môn,
kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo, chứng nhận kết quả học tập cho người học…
Toàn bộ những công việc này có mối liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện
hiệu quả quá trình đào tạo của cơ sở đó.
Hoạt động đào tạo trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thực chất là sự phối
hợp hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập nhằm thực hiện một chương trình đào
tạo nghề nghiệp đã được thiết kế, nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.
17
Kế hoạch
hóa
Kiểm tra Tổ chức
Lãnh đạo
Thông tin
phục vụ quản

Hoạt động đào tạo là các hoạt động trong nhà trường hoặc các cơ sở đào tạo
nhằm thực hiện các nội dung về mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, chương trình
đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên (GV), người học, công tác kiểm
tra đánh giá, công tác cơ sở vật chất (CSVC), công tác tài chính v.v…
1.2.3. Công tác tổ chức quản lý hoạt động đào tạo
Công tác tổ chức quản lý hoạt động đào tạo chủ yếu có 2 chức năng cơ bản sau:
−Duy trì đảm bảo quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đào
tạo đạt được những chuẩn mực đã xác định trước.
−Đổi mới, phát triển quá trình đào tạo, đón đầu xu hướng phát triển kinh tế xã hội.

Các nội dung của công tác tổ chức quản lý hoạt động đào tạo
a.Quản lý mục tiêu đào tạo
Việc xác định mục tiêu trong hoạt động quản lý là cực kỳ quan trọng, “bởi
nó là điểm xuất phát, định hướng, chi phối sự vận động của toàn bộ quá trình
quản lý" [15, tr. 86]
Quản lý mục tiêu đào tạo là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu
trong quá trình thực hiện hoạt động G&ĐT. Trong thực tế, việc vạch ra mục tiêu
đào tạo không phù hợp đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Vì vậy quản lý mục tiêu đào tạo cần quan tâm đến mỗi chuyên ngành đào
tạo, cần xác định mục tiêu đào tạo cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu phát triển
chung của xã hội cũng như nhu cầu nguồn lực địa phương.
b.Quản lý nội dung, chương trình đào tạo
Quản lý nội dung chương trình là quản lý việc xây dựng và thực hiện các nội
dung, chương trình đào tạo theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo đặt ra. Việc xây dựng
chương trình đào tạo trong các trường phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Chương trình đào tạo của trường phải được xây dựng, phát triển dựa trên
chương trình khung đã được cơ quan chủ quản công nhận và ban hành;
- Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
và hội nhập quốc tế; tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước
phát triển, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển
của gành, lĩnh vực, vùng, địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
18
- Chương trình đào tạo phải đảm báo tính liên thông dọc giữa các trình độ và
liên thông ngang giữa các ngành, nhóm ngành, phù hợp với phương thức đào tạo,
đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội học tập, thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề nghiệp
cho người học.
- Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
các chương trình nâng cao kiến thức khác phải thường xuyên cập nhật kiến thức
mới, giới thiệu công nghệ mới cho các đối tượng có nhu cầu học tập, nâng cao kiến
thức theo đúng quy định hiện hành.

- Mỗi chương trình được xây dựng có thể gắn với một ngành hoặc một vài
ngành đào tạo. Bảo đảm các yêu cầu cơ bản về tỷ lệ các khối kiến thức, tính hợp
lý của cấu trúc chương trình, tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn, tính cân
đối giữa kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành; giữa cơ bản và chuyên sâu; giữa
truyền thống với hiện đại…
c. Quản lý phương pháp đào tạo
Là quản lý phương pháp dạy học (PPDH) và các phương pháp giáo dục, rèn
luyện người học về phẩm chất đạo đức nhằm hướng sự phát triển nhân cách người
học theo mục tiêu, nội dung đã xác định. Trong Luật giáo dục 2005, tại điều 40,
mục 2 đã ghi: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi
trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu,
phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người
học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng". [19, tr.38]
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, mục tiêu GD&ĐT đại học, cao đẳng có
những thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại, điều đó dẫn
đến sự thay đổi tương ứng trong nội dung chương trình đào tạo. Như vậy để nâng
cao chất lượng đào tạo, để phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đà
tạo, công tác quản lý hoạt động đào tạo cần chú trọng quản lý vấn đề đổi mới
phương pháp đào tạo. Biết kế thừa vận dụng những ưu điểm của phương pháp
truyền thống, song cũng cần có những đổi mới theo quan điểm đào tạo tiên tiến, ưu
tiên ứng dụng phương pháp đào tạo tích cực. Trong quản lý, chỉ đạo đổi mới
phương pháp đào tạo, cần chú trọng cả về truyền thụ kiến thức chuyên môn, rèn
luyện kỹ năn thự hành phát hu tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh
19
trong học tập. Đồng thời chú trọng giáo dục đạo đức phẩm chất, thái độ nghề
nghiệp của người học.
d. Quản lý hoạt động dạy và hoạt động học
Hoạt động dạy- học là hoạt động chính yếu trong các nhà trường, quản lý
hoạt động dạy học là tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình dạy học (QTDH) theo
những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Trong quản lý, chỉ

đạo đổi mới phương pháp đào tạo cần đặc biệt quan tâm đến vai trò chủ thể tích
cực của người học. Tạo mọi điều kiện để người học phát triển một cách toàn diện,
tránh tình trạng "nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người". Vì vậy cần có thông tin hai
chiều từ người dạy đến người học và ngược lại, nắm bắt tư tưởng, tâm lý, nhu cầu
của người học để có phương pháp GD&ĐT phù hợp, hiệu quả. Nội dung quản lý
hoạt động dạy học trong một trường đại học, cao đẳng gồm:
- Quản lý chỉ đạo phòng đào tạo xây dựng kế hoạch dạy học năm học
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự, xác định các mối quan hệ để thực hiện
có hiệu quả kế hoạch dạy học năm học.
- Hiệu trưởng chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, cụ thể:
 Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học.
 Chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học.
 Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng
cao chuyên môn và năng lực sư phạm cho GV.
 Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn, GV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
hướng dẫn, tư vấn hoạt động học của sinh viên theo quy định.
 Chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả
dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học năm học.
 Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH.
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả của hoạt động dạy học.
Các bước của chu trình quản lý hoạt động dạy học được thực hiện trong suốt
quá trình thời gian năm học. Kết thúc năm học, hiệu trưởng có tống kết đánh giá, rút
kinh ghiệm, chỉ ra những tồn tại ảnh hướng đến chất lượng dạy học và có sự điều
chỉnh, bổ sung trong năm học tiếp theo.
20
e. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá
Kiểm tra là quá trình sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông
tin về hiệu quả hoạt động. Đánh giá là quá trình so sánh kết quả đạt được với mục
tiêu để xác định những thành công, những lệch lạc để đưa ra những tác động điều
chỉnh uốn nắn.

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo trong nhà trường nhằm mục
đích góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, cụ thể hơn là chất
lượng của người học- sản phẩm của quá trình đào tạo. Công việc này được thực
hiện xuyên suốt quá trình đào tạo và biểu hiện ở khấu cuối của chu trình quản lý.
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo là hoạt động phức tạp, đối
tượng chủ yếu là con người, mục đích là sự tiến bộ của con người- biểu hiện cụ thể
của chất lượng sản phẩm đầu ra. Do đó người chỉ đạo quản lý cần tuân theo những
nguyên tắc kiểm tra đánh giá sau:
- Nguyên tắc tính pháp chế:
- Nguyên tắc tính kế hoạch
- Nguyên tắc khách quan
- Nguyên tắc tính hiệu quả
- Nguyên tắc tính giáo dục
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo gắn với Doanh nghiệp
trong trường cao đẳng nghề
1.3.1. Vị trí, vai trò của Doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề
DN có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra
tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của DN đã có
bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động
và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi
và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo
Đặc biệt trong hoạt động đao tạo nghề, DN còn đóng vai trò càng quan trọng
hơn. DN phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm
bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nó
đòi hỏi một lực lượng lao động có tay nghề, có kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng với
21

×