Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Tài liệu bồi dưỡng HSG môn lịch sử (phần lịch sử thế giới hiện đại 1918 đến 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 184 trang )

 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG mơn Lịch sử THPT
Phần lòch sử thế giới hiện đại (1918 – 1945)
Chương I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CƠNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở LIÊN XƠ (1921 - 1941)

Chun đề 1
Câu hỏi 1.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có phải là một tất yếu lịch sử khơng ? Vì sao ?
Hướng dẫn làm bài
Muốn biết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có phải là một tất yếu lịch sử khơng, chúng ta
phải xem xét tình hình cụ thể nước Nga bấy giờ, hiểu rõ trong bối cảnh và điều kiện nào mà cuộc cách
mạng vơ sản lại nổ ra và thắng lợi ở Nga :
a) Tiền đề chủ quan :
* Kinh tế
- Cuối thế kỉ XIX, nước Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc.
+ Sự xuất hiện các cơng ty độc quyền và vai trò lũng đoạn của nó trong đời sống kinh tế, chính
trị của đất nước.
+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản cơng nghiệp hình thành các tập đồn tư bản tài
chính.
- Chủ nghĩa đế quốc, một mặt phát triển sức sản xuất lên cao chưa từng có, tạo ra mâu thuẫn
khơng thể dung hồ với nhau giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Mặt khác, ở Nga tồn tại quan hệ sản xuất phong kiến với nền nơng nghiệp lạc hậu.
* Chính trị, xã hội
- Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp
những hình thái tiên tiến nhất và lạc hậu nhất làm cho nước Nga trở thành nơi hội tụ cao độ những
mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
 Mâu thuẫn giữa tồn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hồng.
 Mâu thuẫn giữa tư sản với vơ sản.
 Mâu thuẫn giữa nơng dân với địa chủ phong kiến.


 Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.
- Tồn bộ những mâu thuẫn này chồng chéo lên nhau và ngày càng gay gắt làm cho nước Nga trở
thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
* Tiền đề chủ quan có ý nghĩa quan trọng và quyết định thắng lợi cách mạng là sức mạnh của
giai cấp vơ sản. Giai cấp vơ sản Nga đã xây dựng chính đảng tiên phong, cách mạng chân chính của
mình. Đó là Đảng Bơnsêvích do Lênin sáng lập. Đảng được vũ trang bằng lí luận cách mạng của chủ
nghĩa Mác, có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản và các tầng lớp nhân dân.
b) Tiền đề khách quan :
- Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, tạp điều kiện thuận lợi cho thắng lợi của cách
mạng Nga 1917. Vì :
+ Chiến tranh làm cho nước Nga suy yếu, kiệt quệ về mọi mặt, thúc đẩy mâu thuẫn xã hội trở
nên gay gắt, dẫ đến cách mạng bùng nổ.
+ Chiến tranh làm cho các thế lực đế quốc khơng có điều kiện can thiệp vào cách mạng Nga.
- Trang 1 -
C¸ch m¹ng th¸ng M
êi Nga n¨m 1917 vµ cc ®Êu tranh b¶o vƯ c¸ch
m¹ng (1927 – 1921)
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
c) Tình thế cách mạng
+ Sự sụp đổ về kinh tế.
+ Giai cấp thống trị không thể tiếp tục thống trị với hình thức cũ.
+ Nỗi cùng khổ và quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn.
+ Các lực lượng cách mạng có đầy đủ khả năng và sức mạnh để lật đổ ách thống trị đó.
 Cách mạng vô sản nổ ra và thắng lợi trước tiên ở Nga năm 1917 vì nước Nga có đầy đủ những
tiền đề chủ qua và khách quan, trong khi các nước Tây Âu và Bắc Mĩ, mặc dù chủ nghĩa tư bản phát
triển hơn Nga nhưng lại không hội tụ các yếu tố cần thiết. Như vậy, Cách mạng tháng Mười Nga 1917
bùng nổ là một tất yếu lịch sử.
Câu hỏi 2.
Tại sao lại nói cách mạng vô sản sẽ nổ ra và thành công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các
nước đế quốc và khâu yếu nhất đó là nước Nga ?

Hướng dẫn làm bài
* Khâu yếu nhất trong chuỗi các nước đế quốc :
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống, chúng cấu kết với
nhau thành một thế lực chính trị siết chặt nhân dân lao động ở chính quốc và nhân dân thuộc địa.
+ Muốn bứt tung sợi dây đang siết chặt nhân loại đó, trước hết phải tìm nơi nào yếu nhất trong
toàn bộ hệ thống của nó. Và theo Lê-nin khâu yếu nhất là đế quốc Nga.
* Nga lại là khâu yếu nhất do :
+ Mâu thuẫn nội bộ tại nước Nga rất phức tạp, nhiều mâu thuẫn của chế độ phong kiến chưa
được giải quyết xong (phong kiến với nông dân; phong kiến với tư sản; đế quốc Nga với các dân
tộc ). Những mâu thuẫn mới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa (đế quốc với đế quốc); đế quốc với
thuộc địa; tư sản với vô sản). Nước Nga là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn đó và ngày càng trở
nên nặng nề, gay gắt hơn.
+ Sự thành lập Đảng Bônsêvích, cùng với sự lãnh đạo của Lê-nin. Đây là yếu tố quyết định, là
động lực chính chặt đứt khâu yếu nhất (nước Nga) trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Câu hỏi 3.
Tường thuật diễn biến của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga. Từ đó, rút ra tính
chất và đặc điểm chủ yếu của diễn biến cách mạng. Vì sao giai cấp công nhân Nga chưa nắm
được chính quyền trong Cách mạng tháng Hai ?
Hướng dẫn làm bài
a) Diễn biến của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga:
+ Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát
(nay là Xanh Pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố. Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng
chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá,
bộ trưởng của Nga hoàng.
+ Lãnh đạo: Đảng Bônsêvích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi
nghĩa vũ trang.
+ Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về
phe cách mạng).
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô
viết)
+ Cùng thời gian, giai cấp tư sản cùng thành lập Chính phủ lâm thời.
* Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Trang 2 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
* Đặc điểm chủ yếu diễn biến cách mạng :
- Từ bãi công biểu tình của công nhân chuyển sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga
hoàng, rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng và sau khi chính phủ Nga hoàng
bị lật đổ, dã diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản. Kết quả hình thành cục
diện hai chính quyền song song tồn tại.
- Cách mạng diễn ra hết sức nhanh chóng : chỉ trong vòng hai ngày 26/2 và 27/2 công nhân và
binh lính cách mạng đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, lật đổ chính phủ Nga hoàng đang
nắm trong tay lực lượng vũ trang 14 triệu binh lính và mạng lưới cảnh sát, mật vụ khổng lồ.
- Vai trò đi đầu lãnh đạo và quyết định thắng lợi của giai cấp công nhân Nga.
b) Vì sao giai cấp công nhân Nga chưa nắm được chính quyền trong Cách mạng tháng Hai ?
- Lúc này, Lê-nin và các lãnh tụ Đảng Bônsêvích đang ở nước ngoài.
- Giai cấp vô sản chưa đủ mạnh để nắm chính quyền.
- Chính quyền của giai cấp tư sản đang nắm trong tay bộ máy nhà nước.
- Phái Mensêvích và Xã hội cách mạng sau khi giành chính quyền đã nhường cho giai cấp tư sản.
Câu hỏi 4.
Vì sao :
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng : cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và
cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười?
b. Từ tháng 2 đến tháng 7, Lê-nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình ?
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 – Khối 11, năm 2006)
Hướng dẫn làm bài
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng : Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và
cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười vì có đầy đủ những tiền đề khách quan và chủ quan:
- Sau cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Nga, và từ đầu thế kỷ XX,

nước Nga đã chuyển lên chủ nghĩa đế quốc. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra
mạnh, hình thành những công ty độc quyền. Tư bản tài chính cũng ra đời…Chủ nghĩa đế quốc đã tạo
ra những tiền đề kinh tế và chính trị cho cách mạng bùng nổ.
- Việc Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga
trở thành nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.
- Năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy chế độ chuyên chế Nga hoàng đến bờ vực của
sự sụp đổ. Kinh tế bị tàn phá, suy sụp…Nạn đói xảy ra trầm trọng…Chính quyền Nga hoàng thối nát
và bất lực. Các tầng lớp nhân dân lao động không thể sống như trước được nữa. Nước Nga trở thành
khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà cách mạng có thể chọc thủng.
- Nhân tố quyết định là giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành và đủ sức làm cách mạng; đã có một
đảng cách mạng chân chính (Đảng Bônsêvích) đứng đầu là Lê-nin, từng được diễn tập qua cuộc cách
mạng 1905 – 1907.
- Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý luận:
 Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản, Lê-
nin chỉ rõ giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga
hoàng để sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lê-nin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc
thành nội chiến cách mạng
- Trang 3 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
 Sau khi cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lê-nin đã có
đường lối, sách lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười
- Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước
Nga, là nhân tố khách quan thuận lợi
b. Giành chính quyền bằng con đường hòa bình :

- Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại:
Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.
- Lê-nin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang
cách mạng xã hội chủ nghĩa, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu
hiệu "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết".
- Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân
dân, sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng Bônsêvích hoạt động công khai nên có thể giành chính
quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lê-nin cũng chủ trương
phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
- Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu
tình, tuần hành gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và Xã hội cách mạng, vạch mặt
Chính phủ lâm thời, đòi chính phủ thực hiện: “hòa bình, ruộng đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm
thời khủng hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết" .
- Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Mensêvích, đưa những người
Bônsêvích lên nắm các Xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường hoà bình,
không đổ máu.
Câu hỏi 5.
Vì sao Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản ? Mối quan hệ
giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng xã hội chủ nghĩa như thế nào? Mối quan
hệ đó thể hiện ở Nga vào năm 1917 ra sao ?
Hướng dẫn làm bài
+ Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản : vì đã thực hiện
nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng là giai cấp nông dân và đông đảo quần chúng nhân dân lao
động, ngoài ra còn có binh lính.
+ Mối quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng xã hội chủ nghĩa :
- Theo lí luận cụ thể của chủ nghĩa Mác – Lê-nin giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và
cách mạng xã hội chủ nghĩa không có bức tường ngăn cách. Vì mục tiêu cuối cùng của giai cấp công
nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là thời kì chuẩn bị để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và

tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Cụ thể ở Nga :
- Đảng Bônsêvích lãnh đạo Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 thắng lợi, lật đổ nền
quân chủ chuyên chế Nga hoàng nhưng quyền lực lại rơi vào tay giai cấp tư sản.
- Trước tình hình đó Lê-nin về nước tháng 4 năm 1917 để lãnh đạo cách mạng. Người đã đọc
Luận cương tháng Tư tại hội nghị Đảng Bônsêvích nêu lên nhiệm vụ : hải chuyển Cách mạng dân chủ
tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa và giành lấy “toàn bộ chính quyền về tay Xô viết”.
- Nhờ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Bônsêvích đứng đầu là Lê-nin nên Cách mạng tháng Mười
Nga đã diễn ra nhanh chóng và giành được thắng lợi.
Câu hỏi 6.
- Trang 4 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa cách mạng tư sản kiểu cũ với cách mạng tư
sản kiểu mới. Giải thích vì sao lại có những điểm khác nhau đó ?
Hướng dẫn làm bài
a) Những điểm giống nhau :
- Nhiệm vụ cách mạng : đánh đổ phong kiến.
- Lực lượng, động lực cách mạng : quần chúng nông dân, trước tiên là công nông.
b) Những điểm khác nhau :
- Lãnh đạo :
+ Cách mạng tư sản kiểu cũ : giai cấp tư sản.
+ Cách mạng tư sản kiểu mới : giai cấp vô sản.
- Mục tiêu cuối cùng :
+ Nếu cách mạng tư sản kiểu cũ đánh đổ chế độ phong kiến là xong thì cách mạng tư sản kiểu
mới chỉ mới bắt đầu.
+ Nếu cách mạng tư sản kiểu cũ chỉ thay thế giai cấp bóc lột phong kiến bằng giai cấp bóc lột tư
sản thì cách mạng tư sản kiểu mới chủ trương xoá bỏ giai cấp bóc lột.
+ Cách mạng tư sản kiểu cũ đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, còn cách mạng tư sản kiểu mới
đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền.
- Hướng phát triển :

+ Cách mạng tư sản kiểu cũ : tiến lên chủ nghĩa tư bản.
+ Cách mạng tư sản kiểu mới : tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
c) Giải thích :
- Nhiệm vụ chống phong kiến là sứ mệnh của giai cấp tư sản trong các cuộc cách mạng tư sản
kiểu cũ diễn ra từ thế kỉ XIX trở về trước, khi đó chủ nghĩa tư bản đang phát triển, giai cấp tư sản giữ
vai trò tích cực, tiến độ. Song sang đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa
đế quốc thì giai cấp tư sản đã bộc lộ rõ là giai cấp bóc lột, sẵn sàng thoả hiệp với kẻ thù phong kiến vì
quyền lợi của giai cấp mình.
- Trong khi đó, giai cấp vô sản đã từng bước trưởng thành, bước lên vũ đài chính trị với tư cách
là một lực lượng độc lập, đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình là : chống giai cấp tư sản, xoá bỏ chế
độ bóc lột, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi 7.
Bằng những sự kiện đã học về cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, anh
(chị) hãy giải thích và chứng minh :
a. Tại sao Cách mạng tháng Hai (1917), Đảng Bônsêvích chủ trương phát triển cách mạng
bằng phương pháp hoà bình ? Tại sao nói đó là một khả năng rất quý nhưng rất hiếm trong
lịch sử ?
b. Tại sao sau sự kiện tháng 7 năm 1917, khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp
hoà bình không còn nữa ? Đảng Bônsêvích đã chuyển hướng sách lược đấu tranh một cách
sáng suốt như thế nào?
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 – Khối 11, năm 2002)
Hướng dẫn làm bài
a. Cách mạng tháng Hai (1917), Đảng Bônsêvích chủ trương phát triển cách mạng bằng phương
pháp hoà bình vì :
- Cục diện nước Nga hình thành hai chính quyền song song tồn tại : Chính quyền tư sản và
Chính quyền Xô viết. Giai cấp tư sản chưa dám sử dụng bạo lực đối với quần chúng.
- Đây là một khả năng rất quý nhưng rất hiếm có trong lịch sử nước Nga vì :
+ Vũ khí nằm trong tay nhân dân mà nhân dân lại ủng hộ các Xô viết.
- Trang 5 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT

+ Đảng Bônsêvích hoạt động công khai hợp pháp, chủ trương dùng phương pháp đấu tranh hoà
bình để giành chính quyền về tay các Xô viết.
b. Sau sự kiện tháng 7/1917, khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp hoà bình không
còn nữa vì :
- Tháng 7/1917, 50 vạn người biểu tình ở Pê-tơ-rô-grát đòi lật đổ chính phủ đã bị đàn áp đẫm
máu. Chính phủ lâm thời ra lệnh đàn áp Đảng Bônsêvích và lùng bắt Lê-nin.
- Sự kiện tháng 7/1917, đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng Nga. Do đó, Lê-nin quyết
định chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.
* Đảng Bônsêvích đã chuyển hướng sách lược đấu tranh cách mạng sáng suốt, cụ thể là :
- Thực hiện quá trình Bônsêvích hoá các Xô viết.
- Vạch trần bộ mặt phản bọi của bọn Mensêvích và Xã hội cách mạng.
- Tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền : Đại hội Đảng lần IV quyết định
giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang.
Câu hỏi 8.
Vì sao nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng trong năm 1917 ? Trình bày diễn tiến
khởi nghĩa của Cách mạng tháng Mười; phân tích vai trò của Lênin trong và sau cuộc cách
mạng này.
Hướng dẫn làm bài
1. Nguyên nhân vào năm 1917 nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng :
* Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917 : Trước cách mạng nước Nga là nước quân chủ
chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. Kinh tế bị kìm hãm, công nông nghiệp còn rất lạc hậu, đời sống
của người dân Nga thấp nhất châu Âu. Vì thế cần có một cuộc cách mạng dân chủ tư sản để xóa đi sự
cản trở phong kiến mở đường cho nước Nga phát triển.
* Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10/1917 : Sau khi Cách mạng tháng 2/1917 thắng lợi, hình
thái hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ lâm thời tư sản Nga không triệt để xóa phong kiến
mà còn cấu kết với quý tộc phong kiến tiếp tục chiến tranh với Đức. Do vậy, muốn giải phóng mọi sự
cản ngại nước Nga phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập nhà nước
công nông tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Diễn tiến khởi nghĩa của Cách mạng tháng Mười (1917)
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị

trí then chốt ở Thủ đô.
+ Đêm 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. Ngày
25/10 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
 Khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi.
+ Sau Pê-tơ-rô-grát là thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn
toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay
nhân dân.
+ Nguyên nhân thành công :
• Đảng Bônsêvích và Lê-nin đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, động viên giai cấp công
nhân, nông dân và một bộ phận binh lính đứng lên làm cách mạng, tự giải phóng khỏi ách thống
trị và bóc lột của giai cấp tư sản, địa chủ, trở thành người người chủ đất nước, xã hội.
• Sức mạnh của khối đoàn kết công – nông và tài năng lãnh đạo của những người cộng sản đã đưa
đất nước vượt qua cơn thử thách nguy hiểm, đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, đập tan sự can
thiệp vũ trang của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động trong nước.
2. Vai trò của Lê-nin trong và sau cuộc cách mạng này.
- Hiện tượng hai chính quyền song song tồn tại sau cách mạng tháng 2/1917 thể hiện sự bế tắc về
phương hướng phát triển của cách mạng .Với Luận cương tháng tư Lê-nin đã quyết định chuyển từ
cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trang 6 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Sau sự kiện đàn áp đẩm máu tháng 7/1917, Lê-nin nhận ra điều kiện đấu tranh hòa bình không
còn nữa, vì thế tại Đại hội lần thứ VI của Đảng Bônsêvích Lê-nin xác định: “Phải lật đổ chính quyền
tư sản bằng con đường bạo lực vũ trang.”
- Đến đầu tháng 10/1917, Lê-nin từ Phần lan về nước trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở
Pê-tơ-rô-grát đêm 24 rạng ngày 25/10/1917 thắng lợi.
- Sau khi giành được chính quyền với nhiệm vụ người cao nhất trong chính quyền Xô viết Lênin
ban hành sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất nhằm thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân Nga.
- Lê-nin ban hành nhiều chính sách xóa bỏ mọi tàn tích của phong kiến, thực hiện quyền tư do
dân chủ, thành lập hồng quân để bảo vệ chính quyền và tổ quốc xã hội chủ nghĩa .
- Để huy động sức lực của toàn dân tộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, Lê-nin thực hiện

chính sách cộng sản thời chiến. Nhờ vào chính sách táo bạo và đúng đắn này mà mọi âm mưu của kẻ
thù trong và ngoài nước bị đập tan, chính quyền xô viết non trẻ của nước Nga được bảo vệ và đứng
vững.
- Đến năm 1921, chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp, Lê-nin đề xướng chính
sách kinh tế mới chuyển nền kinh tế Nga sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước
kiểm soát.
Câu hỏi 9.
Qua diễn biến của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát, hãy làm sáng tỏ vai trò của
Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga đối với Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 – Khối 11, năm 2000)
Hướng dẫn làm bài
- Tuy ở xa quê hương nhưng Lê-nin bằng thiên tài của mình đã nhận định rằng những điểu kiện
cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi đã chín muồi, chủ trương tiến hành khởi nghĩa cũ trang giành
chính quyền và vạch ra một kế hoạch tài tình cho cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát. (Những bức thư
Lê-nin gởi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvích).
- Việc Lê-nin quyết định chuyển thời gian khởi nghĩa vào sáng ngày 25/10 sang đêm 24/10 tạo
nên yếu tố bất ngờ đối với kẻ thù, dẫn đến cách mạng nhanh chóng thắng lợi mà không gặp phải tổn
thất nào đáng kể (khống chế hầy khắp thủ đô Pê-tơ-rô-grát, bao vây chính phủ tư sản trong Cung điện
Mùa Đông).
- Kế hoạch khởi nghĩa tài tình do Lê-nin vạch ra : tập trung ưu thế lực lượng đánh chiếm những
vị trí then chốt như nhà ga, sở bưu điện , tổng đài điện thoại, trụ sở, các cầu bắc qua sông Nêva.
- Đêm ngày 25/10/1917 : Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc tuyên bố nước Nga là
nước Cộng hoà Xô viết của công nhân và nông dân, thành lập chính phủ Xô viết do Lê-nin đứng đầu,
nhanh chóng tổ chức ổn định tình hình, giải quyết những yêu cầu cấp bách của vô sản Nga, để đối phó
những tình thế mới, khó khăn, phức tạp hơn, bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng tháng Mười.
Câu hỏi 10.
Phân tích chủ trương của Lê-nin trong việc chỉ đạo Cách mạng tháng Mười Nga từ tháng
4 – 1917 đến tháng 7 – 1917. Qua bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã học, hãy nêu một sự
kiện có liên quan đến người Việt Nam và nói lên ý nghĩa của sự kiện đó.
Hướng dẫn làm bài

1. Chủ trương của Lê-nin trong việc chỉ đạo Cách mạng tháng Mười Nga từ tháng 4 – 1917 đến
tháng 7 – 1917
a. Hoàn cảnh :
Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song :
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết đại biểu (vô sản).
 Cục diện này không thể kéo dài.
- Trang 7 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Trong đó chính quyền tư sản chiếm ưu thế. Trước tình hình đó Lê-nin từ Thuỵ Sĩ về nước,
quyết định chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa trong bản luận cương
tháng Tư (1917)
b. Chủ trương :
“Tuyệt đối không ủng hộ chính phủ lâm thời”, thực hiện phương pháp đấu tranh hoà bình với
khẩu hiệu : “Tất cả chính quyền về tay các Xô viết”, nhằm vận động, tuyên truyền, giác ngộ quần
chúng ủng hộ cách mạng, vạch mặt bọn tư sản phản động.
c. Nhận xét :
- Đây là chủ trương đúng đắn và sáng suốt của Lê-nin vì trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khả năng
đấu tranh hoà bình có thể thực hiện được :
+ Quần chúng nhân dân có trong tay chính quyền của mình là các Xô viết.
+ Hơn nữa vũ khí nằm trong tay nhân dân mà nhân dân lại ủng hộ các Xô viết.
+ Đảng Bônsêvích hoạt động công khai trong quần chúng.
+ Thực hiện khả năng đấu tranh hoà bình thì rất quý vì nó đỡ tốn xương máu của nhân dân.
+ Chủ trương trên đúng đắn nên đã phát huy tác dụng qua sự kiện tháng 7 – 1917, với 50 vạn
quần chúng diễu hành hô to khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết!”, “Đả đảo chiến tranh”.
- Điều đó chứng tỏ sự tín nhiêm của quần chúng đối với Đảng và cô lập kẻ thù.
2. Qua bài Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã học, hãy nêu một sự kiện có liên quan đến người
Việt Nam và nói lên ý nghĩa của sự kiện đó.
- Người Việt Nam đó là Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
- Bác Tôn đã ủng hộ Cách mạng tháng Mười, bảo vệ chính quyền Xô viết Nga bằng hành động

phản chiến, kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp khi chiến hạm này đang tiến đánh nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên.
- Ý nghĩa :
+ Bác Tôn đã góp phần tích cực vào cuộc khởi nghĩa lịch sử đó.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản giữa giai cấp công nhân Nga trong việc chống kẻ
thù chung là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
+ Tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng Nga và cách mạng Việt Nam.
Câu hỏi 11.
Lênin nói : “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ đảo ngược cả
nước Nga” (“Làm gì” trong V.I.Lênin toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1969, tập 2, trang 162).
Bằng những sự kiện lịch sử đã học của bài Cách mạng Nga trong những năm 1917 – 1920,
anh (chị) hãy chứng minh câu nói trên.
Hướng dẫn làm bài
- Tháng 2/1917, cách mạng dân chủ tư sản đã bùng nổ ở Nga. Dưới sự lãnh đạo của đảng
Bônsêvích và Lênin, công nhân đã chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Kết quả,
Nga Hoàng Ni-cô-lai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ.
- Tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại xuất hiện sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai,
Lênin và đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ Chính phủ tư sản lâm
thời.
- Tháng 4/1917, Lênin trình bày bản Luận cương tháng Tư đề ra mục tiêu và đường lối chuyển từ
cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 10/1917, Lênin về Pê-tơ-rô-gát trực tiếp lãnh đạo cách mạng, kế hoạch khởi nghĩa được
vạch ra cụ thể và quyết định nhanh chóng. Đêm 25/10, cuộc khởi nghĩa thắng lợi
- Ngay trong đêm 25/10, Lênin tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết và kí các Sắc lệnh hoà
bình và Sắc lệnh ruộng đất.
- Trang 8 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Trong hoàn cảnh đất nước bị 14 nước đế quốc bao vây, tình hình nước Nga Xô viết cực kì khó
khăn, Lênin đã lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc
ngoài để giữ vững chính quyền cách mạng.

Câu hỏi 12.
Nêu nhiệm vụ và tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
(Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia, năm 2008)
Hướng dẫn làm bài
Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại:
chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được
chính uyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng
đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến
tranh đế quốc đến cùng.
a) Nhiệm vụ :
- Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của đảng Bônsêvích là Lê-nin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan
ngày 3/4/1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát. Tháng 4 /1917, Lê-nin đọc
một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng
hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường
chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Lê-nin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển
giao chính quyền về tay các Xô Viết : “Đặc điểm của tình hình hiện nay ở Nga là bước quá độ từ giai
đoạn thứ nhất của cách mạng, là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản do trình độ
giác ngộ và tổ chức của giai cấp vô sản còn thấp, tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng, là giai
đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản, những tầng lớp nghèo và cho nông dân”.
b) Tính chất :
- Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga là do giai cấp vô sản đứng đầu. Lực lượng tham gia
bao gồm nhiều tầng lớp, giai cấp thế nhưng động lực chủ yếu là công – nông – binh.
- Kết quả : Chính quyền Xô viết giành được thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn, đạp tan ách
áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động, đưa côngnhân và
nhân dân lên nắm chính quyền, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Cuộc Cách mạng tháng Mười tuyệt nhiên không phải do âm mưu hay ý muốn chủ quan thấp
hèn của bất cứ tổ chức, cá nhân có tham vọng chính trị nào ở nước Nga lúc đó cố tình gây ra, những gì
diễn ra trước, trong và sau Cách mạng tháng Mười đã chứng minh thuộc tính khoa học xã hội của
Cách mạng diễn ra phù hợp với lịch sử phát triển không ngừng trong xã hội loài người, bất chấp thời

gian và mọi biến thiên đã xẩy ra sau này có thay đổi đến đâu thì mục đích cao cả của Cách mạng tháng
Mười được thể hiện qua những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết là: Cương quyết chống chiến
tranh tàn bạo, xây dựng nền hoà bình và ruộng đất cho nhân dân lao động luôn luôn là mục đích muôn
đời của xã hội loài người.
 Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại.
Vì vậy, nó mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản).
Câu hỏi 13.
Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga với cách mạng tư sản thời cận đại về các
mặt: mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
Bài giải chi tiết
Nội dung Cách mạng tư sản thời cận đại Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
- Trang 9 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
Nhiệm vụ của
cách mạng
- Lật đổ chế độ phong kiến giành
chính quyền về tay tư sản.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển.
- Xây dựng chế độ tư bản công
nhân
- Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa giành chính
quyền về tay vô sản.
- Tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Lãnh đạo Tư sản và quý tộc mới Giai cấp vô sản
Động lực chính Tư sản và nông dân Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Tính chất Là cuộc cách mạng tư sản Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Kết quả và ý
nghĩa lịch sử

- Xác lập chế chế độ tư bản chủ
nghĩa.
- Giai cấp tư bản có nhiều quyền lợi
về kinh tế và đặc quyền chính trị,
- Quần chúng nhân dân không được
hưởng quyền lợi gì và tiếp tục bị tư
sản bóc lột.
- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư
bản phát triển mạnh mẽ.
- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố
chủ nghĩa tư bản.
- Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đảng của giai cấp vô sản lên nắm chính quyền.
- Quần chúng nhân dân được hưởng mọi quyền lợi
về kinh tế, chính trị.
- Đập tan ách áp bước bóc lột của chủ nghĩa tư
bản, đâ công – nông lên nắm chính quyền.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng
thế giới.
- Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống
duy nhất trên thế giới.
- Mở ra thời kì lịch sử mới – thời kì hiện đại.
Câu hỏi 14.
Dựa vào sự hiểu biết của anh (chị) về Cách mạng tháng Mười Nga, hãy làm rõ những ý sau
đây :
- Một chế độ mới trong sự tiến hóa của loài người.
- Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách
mạng tư sản thời cận đại như thế nào ? Tại sao lại có sự khác biệt như vậy ?
Dàn ý chi tiết
Trong lịch sử nhân loại có những cột mốc lịch sử vĩ đại mà càng đứng lùi càng thấy rõ tầm cao của

chúng. Trong số những cột mốc lịch sử ấy, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cột mốc đánh dấu
bước chuyển của loài người từ kỷ nguyên của chế độ người bóc lột sang kỷ nguyên con người tự làm chủ
vận mệnh của mình, mở ra một chế độ mới trong sự tiến hoà của loài người. Bởi thế, tầm cao của nó khó có
một cột mốc lịch sử nào khác sánh kịp. Theo ý nghĩa đó, nhân loại đã khẳng định cuộc Cách mạng tháng
Mười là một bước ngoặc trong lịch sử thế giới và chắc chắn là một trong những sự kiện nổi bật nhất trên
trái đất này.
… Một chế độ mới trong sự tiến hóa của loài người.
+ Dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ thiên tài - Lê-nin; được trang bị bằng lý luận sắc bén và sự chỉ đường
của một hệ tư tưởng tiến bộ của thời đại - Chủ nghĩa Mác, với việc nắm chắc quy luật khách quan cũng như
chớp đúng thời cơ cách mạng, ngày 7 tháng 11 năm 1917, nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản đã làm nên cuộc cách mạng rung chuyển thế giới - Cách mạng Tháng Mười Nga. Ý nghĩa
lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười là ở chỗ: nó không phải là cuộc cách mạng thay đổi
chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác; mà là cuộc cách mạng “giành được nước Nga từ trong tay bọn
nhà giàu để giao lại cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại cho những người lao
động”; là cuộc cách mạng về cơ bản thủ tiêu chế độ bóc lột, áp bức, bất công của chế độ tư bản chủ nghĩa,
đưa nhân dân lao động lên làm chủ, thay đổi căn bản địa vị của họ trong xã hội; là cuộc cách mạng vạch
thời đại, mở đường cho nhân loại đi tới tương lai xã hội chủ nghĩa.
+ Với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực, lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp của những người
lao động vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, tự đứng ra tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới. Mệnh
đề “dân là chủ”, sự khát khao của loài người từ bao thế kỷ mới thực sự có ý nghĩa và trở thành hiện thực từ
- Trang 10 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
Cách mạng Tháng Mười. Dân là chủ và người chủ ấy thực hiện quyền làm của mình ngay từ khi có chính
quyền và ngày càng được phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới. Nhân dân lao động làm chủ không
chỉ trên lĩnh vực chính trị, mà làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; quyền làm chủ ấy không
chỉ thể hiện trong các văn bản hiến pháp, pháp luật, mà ngày càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống
hàng ngày.
 Trải qua quá trình phát triển từ khi loài người xuất hiện cho tới nay, xã hội loài người đã trải qua
bốn chế độ khác nhau, đó là : Chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ chủ nghĩa tư bản và chế
độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi một chế độ là sự hoàn thiện về xã hội, phục vụ hơn cho đời sống người dân, đặc

biệt là nhân dân lao động, tự do, dân chủ hơn.
+ Vai trò của người nhân dân là quan trọng nhất để hình thành một chế độ mới, một chế độ phải thật
sự mang lại quyền làm chủ cho nhân dân.
+ Sự thành công nhanh chóng và triệt để của Cách mạng Tháng Mười Nga chứng tỏ quy luật khách
quan của sự vận động phát triển không ngừng. Đó là thế giới sẽ đi từ hình thái xã hội này sang hình thái xã
hội khác tiến bộ hơn. Minh chứng một thực tế là chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn phủ định về nguyên tắc đối
với chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ chân lý và sức sống bền bĩ vĩ đại của Chủ nghĩa Mác. Có thể nói chế độ xã
hội chủ nghĩa tiến bộ, hoàn thiện nhất cho tới nay mà thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đánh dấu
chế độ xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành, bước tiến hoá đưa loài người vươn tới một tương lai mới, tự do,
bình đẳng,…
…Quá trình đấu tranh phát triển của Cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư
bản thời cận đại như thế nào ? Tại sao lại như vậy ?
+ Lịch sử nhân loại trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra đã từng diễn ra rất nhiều các cuộc
cách mạng lớn điển hình như : Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI), Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ
XVII), chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII), Cách mạng tư sản Pháp
(thế kỉ XVIII), Cuộc đấu tranh thống nhất ở nước Đức và Italia giữa thế kỉ XIX, Nội chiến ở Mỹ (1861 –
1865), Cải cách nông nô Nga (1861), Cuộc Duy Tân Minh Trị (nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX), Cách
mạng Tân Hợi (1911). Do điều kiện cụ thể và tương quan lực lượng ở mỗi nước mà cách mạng tư sản nổ ra
dưới các hình thức khác nhau, song về bản chất đều là những cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản ở
các nước ở các mức độ khác nhau đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập hệ thống nhà
nước tư sản hoặc cải tổ nhà nước phong kiến theo thiết chế tư bản. Chủ nghĩa từ giai đoạn tự do cạnh tranh
chuyển sang giai đoạn độc quyền – chủ nghĩa đế quốc. Hệ quả cuối cùng cái mà các cuộc cách mạng ấy
đem lại chỉ là cách chuyển từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác.
+ Từ khi ra đời cho tới khi giành thắng lợi chế độ tư bản chủ nghĩa cũng phải trải qua quá trình đấu
tranh với chế độ phong kiến lỗi thời, luôn tìm cách ngăn cản sự phát triển của sức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, thậm chí có lúc chủ nghĩa tư bản thất bại trước thế lực của phong kiến. Nhưng nói chung là chế độ tư
bản chủ nghĩa phần nào chỉ phục vụ cho vai trò thống trị của tầng lớp tư sản, còn đối với người dân lao
động thì phần nào bị hạn chế, tuy chủ nghĩa tư bản có phần tự do dân chủ hơn chế độ phong kiến.
+ Mặt khác, ở chế độ chủ nghĩa xã hội, từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đánh dấu bước tiến
mới trong xã hội loài người, sự ra đời của một chế độ mới mới, chế độ thuộc về nhân dân. Trải qua Công xã

Pari (1871) và phong trào cách mạng Nga (1905 – 1907) mà lực lượng chủ yếu vẫn là nhân dân (công –
nông – binh). Nếu có cách cuộc cách mạng tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời, cách mạng tư sản dưới
hình thức đấu tranh giành độc lập dân tộc, thì cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội lại làm nhiều hơn là đấu
tranh chống phong kiến lẫn tư sản. Điển hình là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Cuộc đấu tranh
nào cũng phải trải qua quá trình lâu dài để giành thắng lợi, để chứng tỏ sức mạnh của chính nó.
+ Như vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga khác về bản chất hoàn toàn so với các cuộc cách mạng
trước đó (thời cận đại) bởi vì nó về cơ bản thủ tiêu tất cả mọi hình thức bóc lột của chế độ trước, thiết lập
nền chuyên chính vô sản. Cách mạng Tháng Mười Nga còn là một đột phá đầu tiên, tiến công, lật đổ chế độ
tư bản và giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga. Nếu như, Công xã Pari mới chỉ diễn ra ở thủ
đô, bị bao vây cô lập bởi chế độ tư bản khắp nước Pháp, cho nên chỉ tồn tại được 72 ngày, thì ngược lại,
Cách mạng Tháng Mười là cuộc tiến công lật đổ chế độ tư bản và giành thắng lợi trên khắp nước Nga. Cách
mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi cho ta một nhận thức quý giá rằng, không phải chế độ tư bản là
bất diệt, không phải chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng.
+ Cách mạng Tháng Mười Nga là kết quả của sự vận dụng phát triển lý luận tuyệt vời những nguyên
lý chủ nghĩa Mác của Lê-nin. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang phát triển, chủ nghĩa Mác một mặt
khẳng định, tiến bộ lịch sử vĩ đại của nó so với thời đại phong kiến, nhưng mặt khác đã vạch rõ mâu thuẫn
- Trang 11 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
sẽ dẫn chủ nghĩa tư bản đến chỗ tất yếu diệt vong, và cách mạng vô sản nhất định nổ ra, chủ nghĩa xã hội
nhất định thay thế chủ nghĩa tư bản. Ðó là kết quả tư duy uyên bác của Lê-nin.
 Cách mạng tháng Mười thành công, đưa nước Nga trở thành nhà nước vô sản đầu tiên trên thế
giới. Trải qua những chặng đường khó khăn, gian khổ với biết bao tổn thất, hy sinh, Nhà nước Xô viết đã
được bảo vệ và từng bước đi lên. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô
đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, có nền văn hoá, khoa học – kĩ
thuật tiên tiến và có vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Cách mạng thành công, còn là sự ghi nhận sự
cùng tồn tại và đấu tranh giữa hai hệ thống thế giới: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Điều đó có
nghĩa là phạm vi thống trị của chủ nghĩa tư bản bị thu hẹp lại rất nhiều về không gian, chủ nghĩa tư bản
không còn là một hệ thống duy nhất toàn cầu; những điều kiện hoạt động của bản thân hệ thống tư bản thế
giới căn bản cũng thay đổi không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng; một thế giới mới đã xuất
hiện với hai cực của nó trên bình diện xã hội và giai cấp.

Câu hỏi 15.
- Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong
năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917) đã được thực hiện với chủ trương
của Đảng Bônsêvích như thế nào ?
- Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố và giữ vững chính quyền
trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã được thực hiện với chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào ?
- Anh (chị) hãy xác định nguyên nhân chung đã dẫn đến sự thắng lợi trong công cuộc đấu
tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước trên.
Hướng dẫn làm bài
1) Tại nước Nga Xô viết, cuộc đấu tranh để bảo vệ, củng cố và giữ vững chính quyền trong năm
đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã được thực hiện với chủ trương
của Đảng Bônsêvích như thế nào ?
a. Tình hình sau thắng lợi của Cách mạng tháng 10/1917 :
- Nước Nga Xô viết còn non trẻ, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng và củng cố
chính quyền mới. Khắc phục nền kinh tế hết sức khó khăn do lâm vào cuộc chiến tranh thế giới.
- Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn Bạch vệ trong nước tấn công can thiệp vũ trang vào
nước Nga xô viết trong đó nước Đức là kẻ thù chính.Tình thế hết sức nguy ngập.
b. Những chủ trương để xây dựng chính quyền Xô viết, chống thù trong giặc ngoài:
* Ngay trong đêm 25/10/1917, tuyên bố Nga là nước Cộng Hòa Xô viết của Công – nông, thành
lập Chính phủ Xô Viết do Lê-nin đứng đầu.
+ Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
+ Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
+ Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp cảu giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa.
* Năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để huy động
nhân lực và của cải cho xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc .
- Nội dung của chính sách:

+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng
hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non
trẻ.
- Trang 12 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Ngày 3/3/1918 chính phủ Xô viết đã ký với Đức Hòa ước Bơ-rét-li-tốp, đình chiến, chịu những
điều kiện nặng nề nhưng đã tạo ra 1 thời gian hòa hoãn để giữ vững chính quyền và tranh thủ hòa bình
xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm bảo vệ đất nước .
 Chính nhờ các chủ trương trên mà Hồng quân đã lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của
các đế quốc và bọn Bạch vệ – Nhà nước xô viết đã được giữ vững và bảo vệ thành quả .
2) Tại Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố và giữ vững chính quyền
trong năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng tám năm 1945 đã được thực hiện với chủ
trương của Đảng như thế nào ?
a. Tình hình sau cách mạng tháng tám :
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ đã phải đối phó với nhiều kẻ thù : phía bắc vĩ tuyến
16, 20 vạn quân Tưởng – phía nam vĩ tuyến 16, quân Anh, Pháp kéo vào. Danh nghĩa là giải giới quân
Nhật nhưng thực chất là tìm cách lật đổ chính quyền cách mạng.
- Ngày 23/9/1945 Pháp tấn công Sài Gòn, mở đầu cho sự xâm lược trở lại nước ta lần thứ hai –
Nam bộ kháng chiến bùng nổ.
- Bọn tay sai của chúng như Việt Quốc, Việt Cách nổi dậy chống phá cách mạng.
- Kinh tế Việt Nam kiệt quệ bởi hậu qủa chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Nạn đói, giặc dốt, khó khăn tài chính đang đe dọa và hoành hành .
b. Những chủ trương trước 6/3/1946 :
- Xây dựng nền móng chế độ mới, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân :tiến hành tổng tuyển
cử bầu Quốc hội chung cả nước ngày 6/1/1946. Thành lập Chính phủ Liên hiệp chính thức. Bầu Hội
đồng nhân dân các cấp ở các địa phương.
- Những biện pháp chống giặc đói, chống giặc dốt, khắc phục khó khăn tài chính

- Chủ trương hòa với Tưởng ở miền bắc từ 2/9/1945 đến 6/3/1946 để tránh cùng một lúc phải đối
phó với nhiều kẻ thù nhằm tập trung lực lượng để đánh Pháp đang xâm lược ở miền Nam
c. Chủ trương từ 6/3/1946 :
Trong tình thế Pháp – Tưởng thỏa hiệp với Hiệp ước ngày 28/2/1946 cho phép Pháp ra miền bắc
mở rộng xâm lược, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương chủ động hòa hoãn với Pháp qua việc ký Hiệp
định Sơ bộ ngày 6/3/1946 rồi tiếp đó là bản Tạm ước 14/9/1946 nhằm đẩy nhanh quân Tưởng ra khỏi
nước và tranh thủ thời gian hòa hõan để chuẩn bị lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chắc
chắn sẽ xảy ra trước âm mưu xâm lược lâu dài của Pháp .
 Chính nhờ các chủ trương trên mà quân dân Việt Nam đã có được sự chuẩn bị cơ bản nhất
về chính trị, quân sự, kinh tế để đẩy mạnh cuộc kháng chiến từ khi bùng nổ cho đến khi giành thắng
lợi hoàn toàn như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước
nhà,cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình. Gần một năm tạm hòa bình đã cho
chúng ta thời gian để xây dựng lực lượng căn bản. Khi Pháp cố ý gây chiến tranh,chúng ta không thể
nhịn được nữa thì cuộc kháng chiến tòan quốc bắt đầu”.
3) Nguyên nhân chung đã dẫn đến sự thắng lợi trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân
tộc và giữ vững chính quyền của nhân dân hai nước Việt Nam và nước Nga Xô Viết đó là do sự
đòan kết của toàn dân, của giai cấp công – nông chiến đấu dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Bônsêvích Nga.
Câu hỏi 16.
Vì sao chính quyền Xô viết thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến ? Hãy nêu nội dung và
ý nghĩa của chính sách Cộng sản thời chiến.
Hướng dẫn làm bài
* Vì sao chính quyền Xô viết thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến ?
- Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong
nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.
- Trang 13 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Để chống thù trong giặc ngoài, đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách
Cộng sản thời chiến.
* Nội dung của chính sách:

o Nhà nước độc quyền lúa mì, cấp tư nhân buôn bán lúa mì. Từ tháng 1/1919 ban hành chính
sách Trưng thu thu lương thực thừa của nông dân theo nguyên tắc: “không thu một chút gì
của dân nghèo, thu của trung nông với mức vừa phải và thu nhiều của phú nông”.
o Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân để quản
lý, điều hành sản xuất công nghiệp và nền kinh tế quốc dân.
o Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
o Tiến hành trả lương bằng hiện vật và phổ biến là dựa trên nguyên tắc bình quân.
* Ý nghĩa của chính sách : Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo
nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ
chính quyền non trẻ.
Câu hỏi 17.
Trình bày vai trò của Lê-nin và Đảng Bônsêvích trong việc chỉ đạo nhà nước Xô viết xây
dựng và bảo vệ chính quyền sau Cách mạng tháng Mười Nga (1918 – 1920).
Hướng dẫn làm bài
1. Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười
Sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, khó khăn về
mọi mặt :
- Trong nước : các lực lượng Bạch về, phản động nổi dậy liên kết với các nước đế quốc chống lại
cách mạng.
+ Kinh tế kiệt quệ, suy sụp mọi mặt.
+ Chính quyền cách mạng mới được thành lập còn non trẻ.
+ Khoảng ¾ lãnh thổ và 60 % dân số rơi vào tay kẻ thù.
- Ngoài nước : Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản trong nước tấn
công tiêu diệt nước Nga.
2. Xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền.
* Xây dựng chính quyền Xô viết
- Đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.
- Chính sách của chính quyền:
+ Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.
+ Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.

+ Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp cảu giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
* Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết
- Đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến.
- Nội dung của chính sách:
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
- Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng
hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non
trẻ.
* Kết quả :
- Trang 14 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Ngày 3/3/1918 chính phủ xô viết đã ký với Đức Hòa ước Bơrétlitốp, đình chiến, chịu những
điều kiện nặng nề nhưng đã tạo ra 1 thời gian hòa hoãn để giữ vững chính quyền và tranh thủ hòa bình
xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm bảo vệ đất nước .
 Chính nhờ các chủ trương trên mà Hồng quân đã lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của
các đế quốc và bọn Bạch vệ – Nhà nước xô viết đã được giữ vững và bảo vệ thành quả .
* Kết kuận :
- Vai trò Đảng Bônsêvích và Lê-nin rất quan trọng có tính chất quyết định trong việc xây dựng
củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Với biện pháp kiên quyết cứng rắn, linh hoạt đưa đất nước Nga vượt qua hiểm nghèo, thoát
khỏi chiến tranh, giữ vững tổ quốc xã hội chủ nghĩa, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.
- Biết vận dụng sức mạnh đoàn kết của toàn dân.
- Thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Câu hỏi 18.
Vai trò của Lê-nin đối với phong trào công nhân Nga và Cách mạng Nga (từ đầu thế kỷ XX
đến năm 1918) ?

(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 – Khối 11, năm 2006)
Hướng dẫn làm bài
1. Vai trò:
a. Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp với chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga, thành
lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga (1903).
b. Đề ra lý luận Cách mạng.
+ Phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
 Mác nói: “Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của Cách mạng vô sản”
 Lê-nin phát triển: “Trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc do sự phát triển không đồng
đều của chủ nghĩa tư bản - Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước,
thậm chí là nột nước riêng lẻ của chủ nghĩa đế quốc” hay “Cách mạng vô sản sẽ nổ ra
và thành công ở khâu yếu nhất trong chuỗi các nước đế quốc và khâu yếu nhất đó là
nước Nga”…
+ Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ - Nga Hoàng tham gia chiến tranh Đế
quốc, nước Nga lâm vào khủng hoảng mọi mặt – Lê-nin đề ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh Đế quốc
thành nội chiến Cách mạng”
c. Đề ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn và sáng tạo :
+ Đường lối chiến lược
Trong luận cương cách mạng (4/1905)
- Nhiệm vụ của giai cấp vô sản Nga: Lãnh đạo Cách mạng dân chủ tư sản, thực hiện liên minh
công nông, đánh đổ thống trị của Nga Hoàng, sau đó tiến lên Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Đường lối sách lược
- Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại :
 Chính quyền của giai cấp tư sản (chính phủ lâm thời)
 Chính quyền của công nhân và binh lính (Chính quyền Xô viết)
 Lê-nin và Đảng Bônsêvích chủ trương chuyển Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã
hội chủ nghĩa chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang giai cấp vô sản
- Từ tháng 2 → 7/1917, khi điều kiện cho phép chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa
bình để tránh đổ máu cho nhân dân.
- Từ tháng 7→ 10/1917, điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa, nhanh chóng chuyển

sang đấu tranh vũ trang. Giành chính quyền về tay Xô Viết
- Trang 15 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Tháng 11/1918, chiến tranh thế giới kết thúc, 14 nước Đế quốc bao vây nước Nga, Lê-nin đề ra
chính sách “Cộng sản thời chiến”.
d. Chỉ đạo phong trào công nhân và Cách mạng Nga kịp thời, sáng suốt :
+ Chỉ đạo các hoạt động của quần chúng :
- Tháng 2/1917, hướng dẫn phong trào bãi công của công nhân thành tổng bãi công và chuyển
sang khỡi nghĩa vũ trang.
- Tháng 4/1917, khi Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho Đồng minh cam kết sẽ tiếp tục chiến
tranh, lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh đòi:”Hòa bình, ruộng đất, bánh mì…”
- Tháng 7/1917, nghe tin quân Nga liên tiếp thất bại ở ngoài mặt trận quần chúng Pêtơrôgrát
phẫn nộ, lãnh đạo quần chúng xuống đường đấu tranh với tính chất hòa bình …
- Chớp thời cơ khởi nghĩa ngày 24/10/1917.
+ Nắm vững quy luật bạo lực Cách mạng đề ra phương pháp đấu tranh phù hợp.
- Kết hợp đấu tranh chính trị (míttinh, biểu tình, ) với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.
- Giành chính quyền từng bước: giành chính quyền ở thủ đô trước sau đó giành chính quyền
trong cả nước…
+ Đưa ra khẩu hiệu kịp thời, phù hợp :
- Sau Cách mạng tháng Hai 1917, “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”, “Tuyệt đối không ủng
hộ chính phủ lâm thời “
- Tháng 11/1918 : chiến tranh thế giới thứ nhất 14 Đế quốc bao vây nước Nga: “Tổ quốc lâm
nguy, tất cả cho tiền tuyến”…
e. Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát
- Tối ngày 24/10/1917, Người đến viện Xmô-nưi trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa giành chính
quyền ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát.
2. Kết luận: Lê-nin có vai trò rất quan trọng, có tính chất quyết định đối với những thắng lợi của
phong trào công nhân và cách mạng Nga đầu thế kỷ XX.
Câu hỏi 19.
Việc xây dựng và củng cố chính quyền Xô viết ở Nga trong những năm 1917 – 1918 đã diễn

ra như thế nào ? Cho biết chính quyền Xô viết đầu tiên ở nước ta đã ra đời trong hoàn cảnh lịch
sử nào và hoạt động ra sao ?
Hướng dẫn làm bài
a. Việc xây dựng và củng cố chính quyền Xô viết ở Nga trong những năm 1917 – 1918 đã
diễn ra như thế nào ? (Xem đáp án câu hỏi 15 – phần 1, để trình bày)
b. Chính quyền Xô viết đầu tiên ở nước ta :
- Bối cảnh ra đời
Sau khi thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân huyện Hưng
Nguyên, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân lên cao ở Nghệ Tĩnh, đã đập tan chính
quyền phong kiến ở hai tỉnh này, thành lập chính quyền nhân dân theo kiểu Xô viết : chính quyền Xô
viết Nghệ Tĩnh.
- Hoạt động :
+ Chính trị : quần chúng tự do họat động trong các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa
án nhân dân thành lập .
+ Kinh tế : tịch thu ruộng đất công, tiền, lúa công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế
chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo.
+ Văn hóa, xã hội : tệ nạn xã hội cũ bị xóa bỏ như: mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp,
trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Kết luận :
- Trang 16 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
Đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân, là hình thức sơ khai của chính quyền Xô viết đầu
tiên ở nước ta.
Câu hỏi 20.
Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Ảnh hưởng của cuộc
cách mạng này đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào ?
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 – Khối 11, năm 2009)
Hướng dẫn làm bài
a) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 :
 Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước

Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây
dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
 Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ
nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
 Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với
nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
 Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.
 Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới
hiện đại.
b) Ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng
Việt Nam.
- Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc do hậu quả của đợt khai thác lần II của Pháp
thì cách mạng tháng Mười Nga thành công vang dội có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam
chuyển sang một thời kì mới
- Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản
phương Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung
là chủ nghĩa đế quốc.
- Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành
lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được hình
thành ở Mát-xcơ-va, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới. Các Đảng Cộng sản
nối tiếp nhau ra đời (Đảng Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921 ), càng tạo thêm
điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.
- Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát trển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác
động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau
khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra
con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản
Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác – Lê-nin vào Việt Nam mở đường giải quyết cuộc khủng
hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

- Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản nước ta là “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” được
sự huấn luyện và giản dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao ý thực chính trị cho thanh niên
Việt Nam. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc vạch trần tội ác của thực dân Pháp, truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, kinh nghiệm tổ chức Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến Việt Nam thông qua con đường báo chí bí mật,
qua các thanh niên tiến bộ dự lớp huấn luyện của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là được sự lãnh đạo của Đảng công
nhân xã hội dân chủ Nga, tiền thân của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
(ngày 3/ 2/1930) lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác : Cách mạng
tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và Đại thắng mùa xuân (1975).
- Trang 17 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
Trong các cuộc cách mạng này, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng học tậo kinh nghiệm từ Cách
mạng tháng Mười Nga là đoàn kết công – nông – binh thành một khối để tạo nên sức mạnh vĩ đại.
Câu hỏi 21.
Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong trào giải phóng dân tộc.
(Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia, năm 2008)
Hướng dẫn làm bài
+ Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công đã mở rộng ảnh hưởng, vai trò của
các vấn đề dân tộc và biến đổi nó từ vấn đề riêng của cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc thành vấn
đề chung của công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa khỏi
ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
+ Ánh sáng Cách mạng Tháng Mười soi rọi con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức và
mở ra một triển vọng xán lạn cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới thông
qua việc gắn kết cuộc đấu tranh của các dân tộc với cuộc cách mạng vô sản; gắn phong trào giải phóng
dân tộc vào phong trào đấu tranh của các lực lượng cách mạng thế giới chống chủ nghĩa thực dân, đế
quốc.
+ Sau Cách mạng Tháng Mười, nhiều nơi đã thành lập các Xô viết như: Xô viết Hung-ga-ri, Xô
viết Xlô-va-ki-a, Nhiều nơi trong các Xô viết này, giai cấp công nhân đã bãi công, chiếm xí nghiệp
của giai cấp tư sản, nông dân nổi dậy chiếm ruộng đất của địa chủ, nêu cao khẩu hiệu “noi gương nước

Nga”, “Lê-nin muôn năm”.
+ Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, đồng thời vạch ra tính tất yếu
trong sự liên minh giữa phong trào công nhân với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; và đã chỉ ra rằng,
chỉ có cách mạng vô sản, chỉ có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân các nước đã nắm chính quyền thì
mới có thể giải quyết được vấn đề dân tộc.
+ Thực tế đã chứng minh: Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra khả năng rộng lớn và chỉ ra
con đường thắng lợi cho phong trào cách mạng ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Cách mạng Tháng
Mười Nga có ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
+ Trước cách mạng chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất ở Nga, nhưng sau Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917, nhiều Đảng đã được thành lập như các Đảng Cộng sản Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba
Lan, Phần Lan… Các lực lượng tiên tiến của giai cấp công nhân đã đoàn kết lại chung quanh Đảng
Cộng sản.
+ Quốc tế cộng sản “Quốc tế thứ III” được thành lập năm 1919, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin đưa
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đến giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn.
+ Chỉ trong thời gian vài ba thập kỷ, bão táp của cách mạng giải phóng dân tộc đã phá sập toàn
bộ hệ thống thuộc địa mà chủ nghĩa thực dân đã dày công thiết lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ
Latinh.
+ Hơn một trăm quốc gia độc lập ra đời, chủ động quyết định con đường phát triển của đất nước,
nhiều nước công khai thể hiện như những đồng minh chính trị của chủ nghĩa xã hội và một số nước
khác tuyên bố đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Bản đồ chính trị thế giới đã được vẽ lại một cách căn bản, không gian của chủ nghĩa tư bản
phải nhường lại nhiều vị trí chiến lược cho chủ nghĩa xã hội. Bước vận động tích cực này của lịch sử
thế kỷ XX rõ ràng là có động lực trực tiếp và sâu xa từ Cách mạng Tháng Mười. Ðúng như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nhận định: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng
khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử
loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".
Chuyên đề 2
- Trang 18 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT


Câu hỏi 22.
a. Nước Nga Xô viết gặp phải những khó khăn gì về kinh tế, chính trị.
b. Xem bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế của Nga (1921 – 1924):
Hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Nga năm 1921 so với năm 1913 – năm phát triển
cao nhất của nước Nga thời Nga hoàng.
Hướng dẫn làm bài
1) Nước Nga Xô viết sau chiến tranh
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây
bạo loạn ở nhiều nơi.
- Chính sách Cộng sản thời chiến đã lạc hậu, kìm hãm nền kinh tế khiến nhân dân bất bình.
- Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
2) Hãy nhận xét về tình hình kinh tế nước Nga năm 1921 so với năm 1913 – năm phát triển cao nhất
của nước Nga thời Nga hoàng.
Nhìn chung nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng sản lượng các ngành nông nghiệp, công nghiệp
đều bị giảm mạnh. Nông nghiệp giảm quá nửa (Sản lượng năm 1913 là 81,6 triệu tấn, năm 1921 còn
37,6 triệu tấn), sản lượng công nghiệm giảm 7 lần so với năm 1913 (Sản lượng thép năm 1913 là 5,2
triệu tấn còn năm 1921 là 0,2 triệu tấn; gang năm 1913 là 4,8 triệu tấn còn năm 1921 là 0,1 triệu tấn)
Câu hỏi 23.
Vì sao Đảng Bônsêvích (Nga) phải chuyển từ chính sách "cộng sản thời chiến" sang chính
sách kinh tế mới ? Tác dụng của NEP đối với nền kinh tế của nước Nga Xô viết ? Đánh giá vai
trò của Lê-nin trong thời kỳ đó ?
Hướng dẫn làm bài
a) Sau khi Cách mạng tháng Mười (1917) thành công, nước Nga Xô viết bị các nước đế quốc
bao vây, phong toả, vừa có thù trong, vừa có giặc ngoài, chính phủ xô viết phải thực hiện chính sách
cộng sản thời chiến :
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.
 Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng

hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non
trẻ.
- Trang 19 -
Liªn X« x©y dùng chñ nghÜa x· héi
(1922 – 1941)
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Khi nội chiến kết thúc, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp, Đảng Bônsêvích
chuyển sang chính sách kinh tế mới. Tháng 3/1921 Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện chính sách
mới do Lê-nin đề xướng.
+Trong nông nghiệp, ban hành thuế nông nghiệp
+ Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới
20 công nhân, khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
b) Chính sách kinh tế mới thực chất là thực hiện nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà
nước, công nhận sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Chính sách kinh tế
mới lấy khôi phục và phát triển nông nghiệp làm khâu căn bản, từ đó thúc đẩy công nghiệp và các
ngành kinh tế khác phát triển.
Tác dụng của chính sách này đã khuyến khích nông dân sản xuất, củng cố khối liên minh công
nông trên cơ sở mới về kinh tế, thúc đẩy quá trình khôi phục kinh tế nhanh chóng hoàn thành. Cuối
1925 nông nghiệp đạt 87%, công nghiệp đạt 75% so với trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải
thiện.
c) Vai trò của Lê-nin : Chính sách kinh tế mới là chính sách đặc trưng cho toàn bộ thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Công lao to lớn của Lê-nin đóng góp vào kho
tàng lý luận, là lần đầu tiên Người đã chỉ ra và xác định nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế mới của Lê-nin đã tính đến mọi đặc điểm của
nền kinh tế có nhiều thành phần trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu hỏi 24.
Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu và ý nghĩa của Chính sách Kinh tế mới
(NEP) đối với nước Nga Xô viết. Theo anh (chị), đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đại
hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với NEP ?
Hướng dẫn làm bài

1) Hoàn cảnh ra đời :
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nước Nga lâm vào cuộc một cuộc khủng hoảng kinh tế và
chính trị trầm trọng.
- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. Sản lượng nông nghiệp năm 1920 so với trước
chiến tranh chỉ bằng 1/2, sản lượng công nghiệp chỉ bằng 1/7. Nạn đói và dịch bệnh tràn lan.
- Tình hình chính trị không ổn định. Chính sách Cộng sản thời chiến đã lạc hậu, kìm hãm nền
kinh tế khiến nhân dân bất bình. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở
nhiều nơi.
- Để đưa đất nước thát khỏi khủng hoảng, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, tháng 3 –
1921, Đại hội lần thứ X của Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định chuyển từ chính sách Cộng sản thời
chiến sang chính sách Kinh tế mới (NEP) do V.I.Lê-nin đề ra.
2) Nội dung chủ yếu :
o Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Thuế
lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt,
nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.
o Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí
nghiệp vừa và nhỏ dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu
tư vào Nga, Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, công nghiệp, giao thông vận tải,
ngân hàng, ngoại thương.
o Trong thương nghiệp và tiền tệ cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, mở các chợ,
khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát
hành đồng rúp mới.
 Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do
nhà nước kiểm soát.
- Trang 20 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
3) Ý nghĩa của chính sách :
+ Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvích.
Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành
khôi phục kinh tế.

+ Phù hợp với hoàn cảnh đất nước và nguyện vọng của nhân dân vì vậy nó đã phát huy tác dụng,
hiệu quả.
+ Mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước
trong đó có Việt Nam, đã tiếp thu tinh thần cơ bản của Chính sách Kinh tế mới, vận dụng phù hợp vào
điều kiện đất nước.
4) Cho biết đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với “Chính sách kinh tế tế mới” (NEP)
- Những bài học của NEP có ý nghĩa phổ biến đối với các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kì
quá độ, trong đó có Việt Nam.
- Thực chất của đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đảng ta đề ra ở Việt Nam năm 1986
cũng giống như thực chất của NEP ở Nga đề ra năm 1921. Thực chất đó là : chuyển từ nền kinh tế mà
nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước, công nhận sự tồn tại
và phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Câu hỏi 25.
Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chính sách “Cộng sản thời chiến” và chính sách
“Kinh tế mới”. Từ đó, rút ra thực chất của chính sách “Kinh tế mới”.
(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 – Khối 11, năm 2006)
Hướng dẫn làm bài
1) Sơ lược hoàn cảnh ra đời của các chính sách “Cộng sản thời chiến”, “Kinh tế mới” :
- Cuối 1918 để tập trung của cải và nhân lực chống sự tấn công của quân đội 14 nước đế quốc và
nội phân, chính phủ Nga Xô viết buộc lòng phải thực hiện chính sách “cộng sản thời chiến”.
- Năm 1921, để gấp rút khôi phục kinh tế, nâng cap đời sống nhân dân, Đảng cộng sản Nga
quyết định chuyển từ chính sách “Cộng sản thời chiến” sang chính sách “Kinh tới mới”.
2) Lập bảng so sánh :
Chính sách “Cộng sản thời chiến” Chính sách “Kinh tế mới”
- Trưng thu lương thực thừa. - Thuế lương thực cố định.
- Quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp.
- Trả lại cho tư nhân nhưng xí nghiệp dưới 20 công
hân, tư nhân tự do sản xuất, bán sản phẩm.
- Nhà nước độc quyền về kinh tế, quản lý

và phân phối lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng.
- Lao động cưỡng bức và áp dụng kỷ luật
quân sự ở các cơ quan.
- Tự do mua bán, mở lại các chợ
- Cho tư bản nước ngoài thuê xí nghiệp, hầm mỏ …
để thu hút vốn, kỹ thuật của họ.
- Nhà nước nắm các mạch máu về kinh tế: công
nghiệp, ngân hàng, ngoại thương, giao thông, vận
tải…
3) Thực chất chính sách “Kinh tế mới” :
Chuyển từ nền kinh tế mà Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao
động, trưng thu và cung cấp theo kiểu “Cộng sản thời chiến” sang một nền kinh tế hàng hoá có sự điều
tiết của nhà nước, công nhận sự cùng tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định của nhiều
thành phần kinh tế khác nhau và sử dụng vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài nước
để thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Trang 21 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
Câu hỏi 26.
Tại sao có sự ra đời của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) ?
Sự ra đời của liên bang (thời gian, tên gọi, thành phần).
Trình bày khái quát công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1928 đến năm
1937. Nêu những thành tựu và thiếu sót của nó.
Hướng dẫn làm bài
1. Sự ra đời của Liên Xô :
+ Sự hợp tác liên minh chặt chẽ hơn nữa về mọi mặt giữa các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa;
+ Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị, văn hóa và trình độ phát triển giữa các nước gây
trở ngại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
+ Ngày 30/12/1922, Đại hội Xô viết toàn Nga tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Xô viết.

- Tên gọi Liên Xô.
- Gồm các dân tộc trong đế quốc Nga cũ. Lúc đầu bao gồm 4 nước cộng hoà. Đến năm 1940, có
thêm 11 nước.
2. Những thành tựu về mọi mặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm
1922 – 1941.
* Trong công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô cũng là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế, quân
sự bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài  Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa.
- Mục đích: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ
chốt.
+ Giai đoạn 1921 – 1925.
- Liên Xô đã thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
- Chính sách kinh tế mới đã làm cho Liên Xô có bước phát triển mới.
- Cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế đặt nền móng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
+ Giai đoạn 1928 – 1932.
- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932)
- Năm 193,2 sản lượng công nghiệp đạt 54,4% đã giải quyết được 3 vấn đề (Vốn; tự sản xuất được
những máy móc trang thiết bị cần thiết; tăng năng suất lao động)
+ Giai đoạn 1933 – 1937.
- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937)
- Trong công nghiệp : Năm 1937 sản lượng công nghiệp đạt 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
- Trong nông nghiệp: Ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 91 nông hộ với 90% diện tích đất
canh tác vào nền công nghiệp tập thể hóa.
- Văn hóa - giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập
tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở ở thành phố.
- Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi, xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và
trí thức xã hội.
- Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba. Sang tháng 6/1941, Đức tấn

công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
3. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô :
- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng chấu Á, châu Âu.
- Trang 22 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
- Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cấm vận, cô lập kinh tế ngoại giao của các nước đế
quốc.
+ Năm 1925: Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước.
+ Năm 1933 : đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ.
4. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1937), Liên Xô đã mắt phải những sai lầm,
thiếu sót nào ? Vì sao lại có những sai lầm và thiếu sót đó ?
* Những hạn chế :
- Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế và hình thành chế độ Nhà nước bao cấp kinh tế.
- Nóng vội, chủ quan trong tập thể hoá nông nghiệp để lại những hậu quả tai hại lâu dài cho nền
nông nghiệp Liên Xô.
- Vi phạm nguyên tắc dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, thay vào đó là nạn sùng bái cá nhân
và quan liêu độc đoán.
* Nguyên nhân của những sai lầm và thiếu sót :
- Liên Xô là nước đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội nên khó tránh khỏi những sai lầm.
- Một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô còn chủ quan, giáo điều chưa nhận thức đúng
đắn, khoa học về nguyên lí xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chương II
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939)
Chuyên đề 3
Câu hỏi 27.
Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc
(Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở châu Âu đã nói : “Đây không phải là hoà
bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”. Tại sao nói như vậy ?

(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 – Khối 11, năm 2006)
Hướng dẫn làm bài
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hoà bình và trật tự thế giới mới, các
nước thắng trận đã triệu tập Hội nghị Véc-xai vào ngày 18/1/1919; với sự tham dự của 27 nước, dưới
sự chủ trì của Mĩ, Anh, Pháp.
- Tại hội nghị, các hoà ước đã được kí kết, tạo ra hệ thống Hoà ước Véc-xai, trong đó quan trọng
nhất là Hoà ước Véc-xai được kí với Đức. Ngoài ra còn các hoà ước kí với Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kì
- Hoà bình được lập lại, mang trong lòng nó mầm mống một cuộc chiến tranh mới, vì mâu thuẫn
giữa các nước thắng trận với nhau, nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức với Mĩ, Anh, Pháp.
- Với Hoà ước Véc-xai, Đức phải chịu tổn thất rất lớn : mất
1
/
8
đất đai, trong đó trả Andát, Loren
cho Pháp, cắt đất cho Ba Lan, Bỉ, Đan Mạch bồi thường chiến phí chiến tranh nặng nề
- Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe, chưa từng thấy”
(Lênin). Các thế lực quân phiệt là giai cấp tư sản Đức coi Hoà ước Véc-xai là một “quốc sĩ”, một hoà
ước “Véc-xai nhục nhã”, cần phải phục thù. Mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn còn tồn tại.
- Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thống Véc-xai. Những tham
vọng về về quyền lợi của Nhật ở Viễn Đông, ở Trung Hoa; của Italia ở Địa Trung Hải, ở bán đảo
- Trang 23 -
Kh¸i qu¸t vÒ c¸c níc t b¶n chñ nghÜa
gi÷a hai cuéc chiÕn tranh thÕ giíi (1918 – 1939)
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
Bancăng không được thoả mãn. Sau khi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự
bất mãn của Nhật, Italia càng tăng lên.
- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Italia, Nhật là những nước bất
mãn với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào con đường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế
giới.
- Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế

giới thứ hai bùng nổ.
- Như vậy, từ năm 1919 nền hoà bình được lập lại, thế nhưng thực chất đó là thời kì hưu chiến,
đủ để các nước Đức – Italia – Nhật chuẩn bị lực lượng, đưa loài người vào cuộc chiến tranh mới.
Câu hỏi 28.
Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã được thiết lập như
thế nào ?
(Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia – Bảng B, năm 1999)
Hướng dẫn làm bài
Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là trật tự được hình thành
sau Hoà ước Vécxai – Oasinhtơn.
a. Hội nghị Véc-xai.
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để lập lại hoà bình và trật tự thế giới mới, các
nước thắng trận đã triệu tập tập “Hội nghị hoà bình” ở Véc-xai (Pháp) vào ngày 18/1/1919; với sự
tham dự của 27 nước, dưới sự chủ trì của Mĩ, Anh, Pháp. Thực chất của Hội nghị Véc-xai là sự phân
chia thành quả của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài ra Hội nghị còn mục
đích khác, đó là tập lực lượng để chống lại cách mạng Nga, Hungari và nhiều nước khác. Hội nghị đã
quyết định các vấn đề sau :
 Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương.
 Thành lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
 Ký Hoà ước với các nước bại trận.
- Nội dung của Hội nghị Véc-xai bao gồm một loạt hoà ước ký với Đức và đồng minh của Đức,
nghị quyết thành lập Hội Quốc liên. Hoà ước với Đức là quan trọng nhất, ký vào ngày 26/8/1919, tại
“Phòng Gương” trong cung điện Véc-xai. Pháp được nhận lại hai vùng Andát, Loren và vùng than
Xarơ. Đức thừa nhận Ba Lan độc lập, trả lại Ba Lan vùng đất bị Phổ chiếm đóng trước đây. Ba Lan có
đường ra biển Ban Tích. Đức bị tước bỏ các thuộc địa và bồi thường 132 tỷ Mác vàng tiền chiến phí,
luật nghĩa vụ quân sự bị loại bỏ, cấm Đức phát triển tàu ngầm, tuầu chiến, xe tăng và không quân.
Vùng sông Ranh và khu vực rộng 50 km bên phải sông Ranh được tuyên bố là vùng phi quân sự.
- Tuy nhiên, Hoà ước Véc-xai lại không đụng chạm đến cơ sở trọng yếu của chủ nghĩa đế quốc
Đức, công nghiệp quân sự Đức không bị phá huỷ mà chỉ bị hạn chế. Trong khi thảo luận các điều
khoản quân sự của hoà ước, Tổng thống Mỹ Uyn-xtơn đã tuyên bố lực lượng quân sự cần thiết để

“duy trì trật tự trong nước và đàn áp chủ nghĩa Bônsêvích”. Số quân Đức 100 nghìn được tuyển lựa
dựa trên cơ sở tự nguyện. Như vật các nhà hoạch định Hoà ước Véc-xai đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi để phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức nhằm chống lại Liên Xô và phong trào cách mạng thế
giới.
- Có thế thấy, nền hoà bình tuy được lập lại, thế nhưng mang trong lòng nó mầm mống một cuộc
chiến tranh mới, vì mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau, nổi bật là mâu thuẫn giữa Đức với
Mĩ, Anh, Pháp.
 Như vậy, sau Hoà ước Véc-xai, các nước Anh – Pháp được quá nhiều quyền lợi. Trong khi
đó, Hoà ước Véc-xai đẩy nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe, chưa từng thấy”
(Lê-nin). Các thế lực quân phiệt là giai cấp tư sản Đức coi Hoà ước Véc-xai là một “quốc sĩ”, một hoà
ước “Véc-xai nhục nhã”, cần phải phục thù. Do đó, sau Hoà ước Véc-xai, mâu thuẫn được hình thành
với các nước Anh, Pháp và Đức. Sự ra đời của Hội Quốc liên là công cụ bảo vệ quyền lợi của các
nước thắng trận.
- Trang 24 -
 Châu Tiến Lộc Tài liệu bồi dưỡng HSG môn Lịch sử THPT
b. Hội nghị Oa-sinh-tơn và các Hiệp ước Oa-sinh-tơn (1921 – 1922).
- Hội nghị Véc-xai không thoả mãn yêu cần của Mĩ, mong muốn đứng đầu thế giới. Do đó Mỹ kí
hiệp ước riêng với Đức (8 – 1921) và tổ chức hội nghị quốc tế ở thủ đô Oa-sinh-tơn (từ 11 – 1921 đến
2 – 1922) với sự tham gia của các nước : Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật Bản ,
Trung Quốc, Hội nghị đã kí kết các hiệp ước tôn trọng quyền của nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật về thuộc
địa của nhau, hạn chế lực lượng hải quân, Mỹ có quyền phát triển hải quân ngang Anh, cam kết tôn
trọng độc lập chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc “mở của cho các nước.
- Hội nghị Oa-sinh-tơn là thắng lợi ngoại giao của Mỹ, tạo điều kiện cho Mỹ đứng đầu thế giới
tư bản và xâm nhập vào Trung Quốc mạnh hơn.
 Tóm lại, các Hiệp ước Oa-sinh-tơn cùng với hệ thống Hoà ước Véc-xai hình thành “Hệ thống
Vécxai – Oasinhtơn”, hoàn thành việc phân chia thế giới mới, thiết lập một trật tự thế giới sau chiến
tranh. Trật tự thế giới nàu hoàn toàn phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị các nước đế quốc và
cũng gây nên mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thắng trận và bại trận, nhằm tập hợp lực lượng chống
chủ nghĩa xã hội.
+ Nhật Bản, Italia là hai nước thắng trận nhưng cũng bất mãn với hệ thống Véc-xai. Những tham

vọng về về quyền lợi của Nhật ở Viễn Đông, ở Trung Hoa; của Ý ở Địa Trung Hải, ở bán đảo Ban-
căng không được thoả mãn. Say khi Trật tự Oa-sinh-tơn ra đời, bổ sung cho hệ thống Véc-xai, sự bất
mãn của Nhật, Ý càng tăng lên.
+ Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho 3 nước Đức, Italia , Nhật là những nước bất
mãn với hệ thống Véc-xai, nhanh chóng đi vào con đường phát xít hoá, gây chiến tranh, chia lại thế
giới. Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ.
+ Như vậy, từ năm 1919 nền hoà bình được lập lại, thế nhưng thực chất đó là thời kì hưu chiến,
đủ để các nước Đức – Italia – Nhật chuẩn bị lực lượng, đưa loài người vào cuộc chiến tranh mới.
Câu hỏi 29.
Nêu nhận xét về sự phát triển sản xuất công nghiệp của một số nước tư bản châu Âu qua số
liệu các năm 1920 và 1929.
(Bảng thống kê sản lượng than và thép của một số nước tư bản châu Âu (1920 – 1939).
Đơn vị : triệu tấn)
Hướng dẫn làm bài
Qua bảng số liệu về sản lượng sản xuất công nghiệp qua số liệu các năm 1920 và 1929 của một
số nước tư bản châu Âu cho thấy :
+ Sản lượng công nghiệp phát triển mạnh, sản xuất than và thép tăng nhanh.
+ Nền kinh tế công nghiệp của các nước tư bản châu Âu phát triển ổn định.
Câu hỏi 30.
Bằng những dẫn chứng tiêu biểu, hãy phân tích sự ổn định của chủ nghĩa tư bản trong
những năm 1924 – 1929 (có so sánh giữa các nước điển hình).
Hướng dẫn làm bài
Từ năm 1924, nhìn chung phần lớn các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã khắc phục được khủng
hoảng chính trị – xã hội – kinh tế cùng với những bất lợi trong đối ngoại trong giai đoạn sau chiến
- Trang 25 -

×