Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.31 KB, 22 trang )

Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………….……….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………….….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………….……….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………….….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………….……….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………….….


……………………………………………………………………….
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 1
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
……………………… Giáo viên
hướng dẫn
TS. Nguyễn Hữu Lương
MỤC LỤC
Mục lục 2
1. Mở đầu 3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2. Giới thiệu về triethylamine 4
1.3. Các hướng nghiên cứu 5
2. Luận điểm mới của đề tài 9
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu 9
3.1. Mục tiêu 9
3.2. Nội dung 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
4.1. Thu thập và tổng hợp tài liệu 9
4.2. Thực hiện phản ứng ở pha khí, trền nền xúc tác rắn, áp suất cao và nhiệt độ cao
trong thiết bị phản ứng dạng khí hoạt động gián đoạn 9
5. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm 9
5.1. Xác định nguyên liệu-hóa chất của phản ứng 9
5.2. Thiết lập quy trình tiến hành thí nghiệm 11
5.3. Xây dựng mô hình thí nghiệm 11
5.4. Tách và tinh chế sơ bộ sản phẩm 13
5.5. Chuẩn bị xúc tác 14
5.6. Xác định các tính chất của xúc tác 14
5.6.1. Một số đặc trưng quan trọng của chất xúc tác 14

5.6.2. Xác định độ acid của xúc tác bằng phương pháp hấp phụ NH
3
-TPD
15
5.6.3. Xác định bề mặt riêng của xúc tác 16
5.6.4. Đo XRD 17
5.7. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng 18
5.8. Phân tích sản phẩm 19
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 2
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
6. Phạm vi nghiên cứu 20
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 20
8. Dự kiến bố cục luận văn 20
9. Thời gian thực hiện 20
10. Tài liệu tham khảo 21
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP TRIETHYLAMINE LÀM PHỤ
GIA CHO XĂNG PHA CỒN
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Kể từ khi dầu mỏ được chính thức khai thác và sử dụng từ thế kỉ 19, thì nó
được xem như nguồn nguyên liệu quan trọng bậc nhất trong quá trình phát triển của
con người. Theo đó là hàng loạt động cơ dùng nhiên liệu xăng và diesel ra đời thay
thế cho động cơ hơi nước, từ đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ
không ngừng tăng. Dầu mỏ cũng như nhiên liệu xăng, DO, FO trở thành mặt hàng
có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Dầu mỏ có tác động rất lớn đến an ninh của
một quốc gia.
Nhưng cũng vì nhu cầu sử dụng quá lớn, nên nguồn nguyên liệu hoá thạch
này ngày càng giảm sản lượng. Theo ước tính của các chuyên gia hàng đầu trên thế

giới: với tình hình khai thác và sử dụng như hiện nay thì toàn thế giới có thể khai
thác dầu mỏ trong vòng 45,7 năm, khí thiên nhiên 62,8 năm, than đá 119 năm. Đối
với Việt Nam có thể khai thác dầu mỏ 35,7 năm, khí thiên nhiên 55,2 năm, than đá
3 năm.[40]
Mặt khác, sử dụng nguồn nguyên liệu này cũng gây ra tổn hại cho môi
trường sinh thái. Từ đó dẫn đến nhu cầu phát triển nguồn năng lượng thay thế sao
cho vẫn đảm bảo mặt hiệu quả năng lượng hoặc tăng công suất động cơ mà ít ảnh
hưởng đến môi trường hơn, đồng thời giảm lượng sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Và
nhiên liệu sinh học chính là một trong những hướng đi triển vọng, một trong số đó
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 3
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
là giải pháp pha cồn vào xăng nhiên liệu. Giải pháp này đã trở thành một trong
những ưu tiên hàng đầu trong những định hướng chiến lược nghiên cứu về năng
lượng của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới mà điển hình là Mỹ, Tây Âu (Đức,
Pháp, Nauy, Thụy Điển…), Nhật, Thái Lan, Trung Quốc…
Gasohol có ưu điểm là giúp tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu,
các khí thải có hại giảm từ 20-30%. Tuy nhiên, khi pha cồn tinh khiết (99,5%
ethanol) vào xăng, do cồn hấp thụ nước, do đó sau một thời gian tồn trữ sẽ gây ra sự
tách pha, làm tăng mài mòn, ăn mòn động cơ và giảm chất lượng nhiên liệu. Vì vậy
cần phải pha thêm phụ gia chống tách pha vào xăng pha cồn (gasohol) để loại bỏ
những nhược điểm trên đối với động cơ. Một trong những phụ gia đó là tri-
ethylamine (TEA).
Chính vì vậy, việc nghiên cứu phản ứng amine hóa giữa ethanol và amonia
trên nền xúc tác rắn để tạo triethylamine – phụ gia chống tách pha cho gasohol là
cần thiết.
1.2 Giới thiệu về triethylamine (TEA).
Là amine bậc 3 với công thức cấu tạo như hình bên dưới.
Công thức cấu tạo:


Tính chất vật lý:
Triethylamine (TEA)
Công thức phân tử C
6
H
15
N
Khối lượng phân tử 101
Nhiệt độ sôi (°C) 89
Nhiệt độ nóng chảy (°C) -115
Tỷ trọng 0,7
Độ tan (g/100ml) 17
Áp suất hơi (kPa) ở 20 °C 7,2
Tỷ khối hơi 3,5
Điểm chớp cháy (°C) -17
Moment lưỡng cực (D) 0,7
Ứng dụng của triethylamine.
Hóa chất này thường sử dụng trong dệt may, nhuộm, thuốc trừ sâu, phụ gia
trong ngành dược,…
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 4
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Ngoài ra TEA còn được sử dụng làm phụ gia chống tách pha cho gasohol vì
TEA có momen lưỡng cực 0,7D [29] nằm trong khoảng giữa momen lưỡng cực của
xăng (~0) và nước (1,84D [31]). Mặt khác, đây là họ amine bậc cao, không chứa
oxy, giảm hàm lượng chất oxygenate tồn tại trong nhiên liệu vì bản chất xăng nhiên
liệu đã chứa các phụ gia họ oxygemate như MTBE, ETBE,…qua đó giúp hạn chế
tác hại đến động cơ.

1.3. Các nghiên cứu đã thực hiện.
Heft, Brian Keith và đồng nghiệp đã miêu tả phương pháp điều chế
trialkylamine với thiết bị phản ứng xúc tác tầng cố định. Thông qua quy trình liên
tục hai giai đoạn.[10]
- Dòng nhập liệu là rượu có số nguyên tử các bon từ 1 đến 4 (C
1÷4
) đi theo đường 2
và kết hợp với rượu được hồi lưu theo đường 3 và amonia từ đường 4 và tập trung
lại theo đường 5 để vào thiết bị phản ứng 6. Tỷ lệ mol của amonia và rượu sử dụng
là 1,5÷16:1
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 5
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
- Trong thiết bị phản ứng 6: áp suất vận hành là 8,9÷29,6 bar, nhiệt độ 176÷395
0
C.
Với xúc tác có hoạt tính hydro hóa và đề hydro hóa đó là Niken hoặc Coban trên
chất mang là Alumina, Silica, Silica-alumina…,H-mordenite, H-Y zeolit. Phản ứng
được thực hiện ở pha khí với sự có mặt của Hydro. Tỷ lệ mol của Hydro và rượu sử
dụng là 0,25÷4:1 (Hydro được sử dụng nhằm duy trì hoạt tính của xúc tác)
- Sản phẩm phản ứng trong thiết bị phản ứng 6 được dẫn theo đường 8 vào thiết bị
tách 10. Mono-dialkylamine, lượng nhỏ di-alkylamine và amonia dư thu được ở
phần đỉnh và di chuyển theo đường 12. Di và tri-alkylamine và rượu chưa phản ứng
thu được ở phần đáy và đi theo đường 14.
- Sản phẩm đỉnh của thiết bị tách 10 gồm monoalkylamine, amonia dư và một
lượng nhỏ dialkylamine được dẫn theo đường 12 vào thiết bị tách 24. Ở thiết bị tách
24 thu được dialkylamine ở phần đáy được dẫn theo đường 26 vào thiết bị phản ứng
20. Sản phẩm đỉnh bao gồm monoalkylamine và amonia dư được dẫn theo đường
28 kết hợp với lượng rượu thêm vào theo đường 30. Hỗn hợp phản ứng được dẫn

theo đường 32 vào thiết bị phản ứng xúc tác tầng cố định 34.
- Tại thiết bị phản ứng 34 xảy ra phản ứng chuyển hóa ammonia thành mono-
alkylamine, mono-alkylamine thành di-alkylamine. Xúc tác Coban hoặc Niken trên
chất mang alumina nhiệt độ phản ứng 135÷204
0
C, áp suất 10,3÷24,1 bar, tỷ lệ mol
phản ứng của rượu và monoalkylamine từ 0,1÷3:1, tỷ lệ mol của Hydro so với rượu
là 1,1÷2,8:1. Sản phẩm phản ứng được dẫn theo đường 36, có thể nhập vào thiết bị
phản ứng 16 hoặc không tùy nhu cầu.
- Sản phẩm di và tri-alkylamine và rượu chưa phản ứng được tách ra ở phần đáy
tháp của thiết bị 10 được dẫn theo đường 14 vào thiết bị phản ứng 16. Tỷ lệ mol
rượu được điều chỉnh 1,5÷2,5:1 mol amine. Nhiệt độ phản ứng 163÷190
0
C, áp suất
15,5÷19 bar, xúc tác Coban hoặc Niken tuy nhiên tốt nhất là trên chất mang zeolit
chon lọc hình dạng, vận tốc không gian 1.000÷2.000 hr
-1
.
Theo Ralf Bohling, Ulrich Steinbrenner và các cộng sự “phương pháp sản
xuất ethylamine và triethylamine” triethylamine được điều chế bằng cách: thực hiện
phản ứng của hỗn hợp diethylamine và ethylene (tỷ lệ mol của ethylene và
diethylamine là 1:1÷ 1:2), xúc tác là các aminde của kim loại kiềm (thích hợp nhất
là Natri diethylaminde hoặc Kali diethylaminde). Nhiệt độ phản ứng 150÷230
0
C.
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 6
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Phản ứng có thể được thực hiện ở pha lỏng (áp suất 1÷70 bar) hoặc pha khí (áp suất

70÷250 bar) [11].
Donald M. Fenton tại Union Oil Company, Los Angeles, Califolia “phương
pháp điều chế ethylamine”. Trialkylamine được tổng hợp trên nguồn nguyên liệu
ban đầu là alkylamine và alkyl halogen. Đầu tiên alkylamine được phản ứng với
alkyl halogen để tạo thành tetraalkylammonium halogen. Tetraalkylammonium
halogen được tiếp xúc với dung dịch NaOH để tạo thành trialkylamine và alkyl
halogen. Alkyl halogen bị phân hủy thành monoalkyl amine và muối halogen (dưới
sự có mặt của NaOH) như là một sản phẩm phụ của quá trình. [12]
- Monoalkylamine tiếp tục tham gia quá trình tạo trialkylamine bằng cách: Tiến
hành nung nóng monoalkylamine trong sự hiện diện của xúc tác đề hydro hóa để
tạo thành dialkylamine. Sau đó dialkylamine phân hủy thành trialkylamine và
monoalkylamine. Phương trình tổng quát là:
2R
2
NH  R
3
NH + RNH (Gốc R có số nguyên tử cacbon là C
2
÷C
14
)
- Monoalkylamine thu được tiếp tục hồi lưu lại phản ứng để tạo thành dialkylamine.
Phản ứng được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ 80÷250
0
C, áp suất 1÷30at, xúc tác có
hoạt tính đề hydro hóa có thể là: ruthenium, osmium, rhenium hoặc technetium.
Tuy nhiên thích hợp nhất là ruthenium. Xúc tác kim loại được cho vào dưới dạng
muối halogen (tốt nhất là muối clorua, ví dụ như: ruthenium trichloride).
Theo Till Gerlach và cộng sự “Phương pháp sản xuất ethylamine” tiến hành
tổng hợp TEA dựa trên chất phản ứng thứ nhất là bioethanol và chất phản ứng thứ

hai có thể được chọn từ (amonia, amine bậc 1, amine bậc 2) với xúc tác có hoạt tính
hydro hóa/dehydro hóa là Cu, Ni, Co/Al
2
O
3
-ZrO
2
. Phản ứng được thực hiện trong
thiết bị phản ứng xúc tác tầng cố định. [13]
- Nếu thực hiện ở pha lỏng thì áp suất phản ứng là 15÷25MPa. Nhiệt độ phản ứng
170÷230
0
C
- Nếu phản ứng thực hiện ở pha khí, với sự có mặt của Hydro (H
2
) (Hydro đóng vai
trò là chất lôi cuốn ethanol vào thiết bị phản ứng) thì áp suất của Hydro là
0,1÷7MPa. Nhiệt độ phản ứng 160÷250
0
C. Lượng Hydro cho vào thiết bị phản ứng
50÷200 lít đối với 1mol ethanol.
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 7
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Theo Joaquin V. Martinez de Pinillons, Wescosville và cộng sự “Tổng hợp
alkylamine bậc thấp”. Chất phản ứng là những rượu có số nguyên tử Cacbon từ
C
2
÷C

6
và amonia. Phản ứng được thực hiện ở pha khí trong thiết bị phản ứng xúc
tác tầng cố định. Nhiệt độ phản ứng 350÷450
0
F, áp suất 250÷300psig. Với sự có
mặt của Hydro, lượng hydro sử dụng từ 0,25÷4mol đối với 1mol rượu. Vận tốc
không gian của pha khí (GHSV) 1.000÷3.000. Xúc tác có hoạt tính hydro hóa là Co,
Ni, Cu/alumina hoặc Silica-alumina.[14]
Theo Robert N. Cochran, Michel Deeba, Emmaus “Phương pháp cho sản
xuất alkylamine”. Chất phản ứng là rượu có số nguyên tử Cacbon từ C
1
÷C
4

amonia. Nhiệt độ phản ứng 280÷400
0
C. Xúc tác của phản ứng là xúc tác chọn lọc
hình dạng như: 5A zeolite, REY zeolite, H-Y zeolite. Áp suất 10÷30at, vận tốc
không gian của pha khí (GHSV) 5.000÷15.000. Phản ứng được thực hiện ở pha khí
trong thiết bị phản ứng xúc tác tầng cố định.[15]
Theo Mark C. Cesa, Robert A. Dubbert “tổng hợp ethylamine” tiến hành
tổng hợp ethylamine dựa trên nguồn nguyên liệu là Hydro và acetonitrile (CH
3
CN)
(tỷ lệ mol giữa H
2
và CH
3
CN là 2÷50 : 1). Áp suất của Hydro 50÷1000psig. Nhiệt
độ phản ứng 50÷170

0
C. Dựa trên xúc tác có hoạt tính hydro hóa là Ni/ Silica-
Alumina. Ngoài sản phẩm chính là ethylamine còn có sản phẩm có tỷ lệ tương đối
lớn là diethylamine và triethylamine và một số sản phẩm phụ khác.[16]
Yasuo Tsuji, Ohtake, Nhật Bản “phương pháp điều chế ethylamine” đề cập
đến phương pháp tách hỗn hợp sản phẩm của phản ứng amonia và ethanol. Sản
phẩm của phản ứng giữa amonia và ethanol được thực hiện với sự có mặt của
Hydro ở áp suất thường và xúc tác bao gồm: nước, amonia, ethanol,
monoethylamine, diethylamine, triethylamine và sản phẩm phụ. Đầu tiên thu hồi
amonia và monoethylamine bằng cách hóa lỏng hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng.
Hỗn hợp sau phản ứng chỉ còn nước, ethanol, diehtylamine, triethylamine và sản
phẩm. Hỗn hợp này được cho vào thiết bị tách thứ nhất thu được nước và
diethylamine ở phần đỉnh với nhiệt độ 70÷80
0
C, sản phẩm đáy là nước, ethanol và
triethylamine có nhiệt độ 95÷105
0
C. Hỗn hợp sản phẩm đáy của thiết bị tách thứ
nhất được dẫn vào thiết bị tách thứ hai. Thu được ethanol và nước là sản phẩm đỉnh,
sản phẩm đáy là triethyamine và nước. [17]
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 8
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Theo Guido P.Pez, Boonton “tổng hợp alkylamine từ olefin cùng với xúc tác
aminde của kim loại kiềm” alkylamine được điều chế với nguyên liệu ban đầu là
ethylene và amonia ở pha lỏng. Áp suất phản ứng 8÷25MPa, nhiệt độ 90÷160
0
C,
xúc tác là các aminde của kim loại kiềm (tốt nhất là Natri aminde hoặc Kali amide).

[18]
2. Luận điểm mới của đề tài.
• Tổng hợp triethyl amine từ các nguồn nguyên liệu tái tạo (bioethanol và
ammonia) trên cơ sở xúc tác rắn tự tổng hợp.
• Khảo sát được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất đến hiệu suất phản ứng.
• Khảo sát sự ảnh hưởng của xúc tác đến độ chọn lọc sản phẩm.
• Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ các chất tham gia phản ứng và khí hydro
đến hiệu suất tạo sản phẩm triethylamine mong muốn.
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu.
Thực hiện phản ứng giữa amonia và ethanol trong thiết bị xúc tác tầng cố
định. Từ đó tìm ra điều kiện thích hợp về: nhiệt độ, áp suất, xúc tác, tỷ lệ mol các
chất tham gia phản ứng, để tổng hợp triethylamine với hiệu suất cao.
3.2. Nội dung.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng tạo triethylamine như:
nhiệt độ, áp suất, xúc tác, tỷ lệ mol các chất tham gia phản ứng,… Nhằm xác định
được điều kiện phản ứng thích hợp để tạo triethylamine.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Thu thập và tổng hợp tài liệu.
4.2. Thực hiện phản ứng ở pha khí, trền nền xúc tác rắn, áp suất cao và nhiệt độ cao
trong thiết bị phản ứng dạng khí hoạt động liên tục.
4.3. Phản ứng tổng hợp triethyl amine được thực hiện qua hai giai đoạn: (1) tổng
hợp mono- và di-ethyl amine từ ammonia và bioethanol; và (2) tổng hợp triethyl
amine từ di-ethyl amine và bioethanol.
4.4. Sử dụng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại để xác định các đặc trưng
của xúc tác (XRD, BET, SEM, NH
3
-TPD) và thành phần sản phẩm (GC, MS).
5. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.
5.1. Xác định nguyên liệu-hóa chất của phản ứng.

Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 9
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Nguyên liệu chính của phản ứng tạo triethylamine là ammonia và ethanol.
Cả hai nguyên liệu nay đều được sản xuất ở trong nước vì thế chúng ta có thể chủ
động được nguồn nguyên liệu của phản ứng. Trong đó ethanol được sản xuất theo
phương pháp lên men sinh học và được gọi tắt là bioethanol. Mặt khác bioethanol là
nguyên liệu có nguồn gốc sinh học.
Nguyên liệu của phản ứng là ethanol khan (cồn thương phẩm), ammonia,
diethylamine, và hydro được mua trên thị trường. Ethanol biến tính (cồn thương
phẩm) được sản xuất tại nhà máy Ethanol Đại Tân đặt tại xã Đại Tân, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam. Sản phẩm của công ty đã đáp ứng các yêu cầu về chất lượng
sản phẩm của Việt Nam (TCVN 7716: 2007) như ở Bảng1.[5]
Tiêu chuẩn đơn vị giới hạn phương pháp đo
1 Hàm lượng ethanol % thể tích ≥92,1 ASTM D 5501
2 Hàm lượng methanol % thể tích ≤0,5
3
Hàm lượng nhựa đã rửa
qua dung môi
mg/100MI ≤5,0
TCVN 6593
(ASTM D 381)
4 Hàm lượng nước % thể tích ≤1,0 (1)
ASTME 203/
ASTME 1064
5 Hàm lượng clorua vô cơ mg/L (ppm khối lượng) ≤32 (40) ASTM D 512-81
6 Hàm lượng đồng mg/Kg ≤0,1 ASTM D 1688
7
Độ axit (như axit acetic

CH
3
COOH)
% khối lượng (mg/L) ≤0,007 (56) (3) ASTM D 1613
8 pH 6,5 – 90 ASTM D 6423
9 Lưu huỳnh Pp khối lượng ≤30
TCVN 6701
(ASTM D 2622)
10 Sunfat mg/Kg (pp khối lượng) ≤4
11 Khối lượng riêng ở 15
0
C kg/m
3
báo cáo
ASTM D 891
/ASTM D 4052
12 Ngoại quan không nhìn thấy tạp chất lơ lửng hoặc kết tủa (trong và sáng)
Bảng 1: Tính chất hóa lý của cồn khan thương phẩm(TCVN 7716: 2007) [5].
Ammonia bán trên trị trường được sản xuất tại nhà máy Đạm Phú Mỹ (đặt
tại khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Châu Thành-tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thỏa mãn
các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của Việt Nam (TCVN 2614:1993) [6].
Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 10
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
1 Hàm lượng ammonia lỏng % khối lượng ≥99,9
2 Hàm lượng nước % khối lượng ≤0,1
3 Hàm lượng dầu mg/L ≤8,0
4 Hàm lượng sắt mg/L ≤2,0

Bảng 2: Tiêu chuẩn của amonia lỏng dùng trong công nghiệp (TCVN 2614: 1993)
5.2. Thiết lập quy trình tiến hành thí nghiệm.
Căn cứ vào quá trình nghiên cứu tài liệu cho thấy phản ứng tạo triethylamine
từ phản ứng giữa ethanol và ammonia rất khó thực hiện. Mặt khác, ngoài sản phẩm
triethylamine mong muốn còn có hai sản phẩm khác cạnh tranh là mono-ethylamine
và di-ethylamine, hai sản phẩm này chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tri-
ethylamine. Điều đó dẫn đến hiệu suất của phản ứng tổng hợp là rất thấp. Do đó,
chúng tôi quyết định tổng hợp triethylamine thông qua hai giai đoạn: (1) Tổng hợp
mono-ethylamine và di-ethylamine, (2) tổng hợp triethylamine.
Giai đoạn 1: Mục đích của giai đoạn này là tổng hợp mono-ethylamine và
di-ethylamine. Như đã biết phản ứng giữa ethanol và amonia dư tạo ra hỗn hợp sản
phẩm gồm mono-theylamine, di-ethylamine, tri-ethylamine. Trong đó mono-
ethylamine và di-ethylamine, hai sản phẩm này chiếm tỷ lệ cao.
Giai đoạn 2: Mục đích của giai đoạn này là tổng hợp tri-ethylamine từ di-
ethylamine và ethanol. Sau khi xác định được điều kiện thích hợp để thực hiện phản
ứng tổng hợp tri-ethylamine thì tiếp tục sử dụng hỗn hợp sản phẩm chứa di-
ethylamine và tri-ethylamine được tách từ giai đoạn một tiếp tục tham phản ứng với
ethanol được bổ sung với lượng dư để tạo tri-ethylamine, để xác minh và điều chỉnh
lại điều kiện phản ứng đã xác định được ở trên cho phù hợp với thực tế thí nghiệm.
5.3. Xây dựng mô hình thí nghiệm.
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 11
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Hình 1: Sơ đồ thí nghiệm của phản ứng tạo triethylamine
1. Van điều áp
2. Van một chiều
3. Lưu lượng kế
4,5. Bình hấp phụ
6. Thiết bị tạo hơi ethanol

7. Bình ổn nhiệt
8. Thiết bị phản ứng
9. Thiết bị ngưng tụ
10. Bình chứa sản phẩm
11. Bình tách lỏng-khí
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 12
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Thuyết minh quy trình:
Các khí amonia, nitơ và hydro được đưa vào quy trình thông qua hệ thống
van điều áp (1) và lưu lượng kế (2). Trước khi đi vào thiết bị phản ứng các khí
aminia, hỗn hợp khí nitơ và hydro theo thứ tự được dẫn qua bình hấp phụ (4) và (5).
Trong bình hấp phụ có chứa chất hấp phụ là Silicagel. Mục đích của bình hấp phụ là
hấp phụ lượng hơi nước có trong khí, để dòng khí đi vào không chứa nước.Trong
đó dòng khí nitơ được chia làm hai dòng: một dòng được trộn với dòng khí hydro đi
qua bình hấp phụ, một dòng đi vào thiết bị tạo hơi (6).
Trong thiết bị tạo hơi (6) có chứa lượng ethanol cần thiết cho quy trình phản
ứng. Ethanol được chuyển từ dạng lỏng thành dạng hơi bão hòa và được đưa vào
thiết bị phản ứng nhờ sự lôi cuốn của khí nitơ.
Tất cả dòng khí được trộn thành một hỗn hợp trước khi vào thiết bị phản
ứng. Thiết bị phản ứng (8) là thiết bị phản ứng xúc tác tầng cố định được đặt trong
thiết bị ổn nhiệt (7).
Sản phẩm của phản ứng được dẫn qua thiết bị ngưng tụ (9). Đây là ống sinh
hàn. Sau đó được dẫn vào thiết bị chứa sản phẩm. Khí thải của phản ứng được dẫn
theo đường 11.
5.4. Tách và tinh chế sơ bộ sản phẩm.
Như đã đề cập ở trên phản ứng tạo triethylamine giữa ethanol và amonia
ngoài sản phẩm mong muốn là triethylamine thì còn có hai sản phẩm khác cạnh
tranh với nó là monoethylamine và diethylamine. Mặt khác ở giai đoạn hai của quy

trình chỉ sử dụng diethylamin của giai đoạn một làm nguyên liệu cho phản ứng. Vì
vậy cần phải tiến hành tách sơ bộ sản phẩm phản ứng.
Căn cứ vào sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất có trong hỗn hợp
sản phẩm sau phản ứng. Sản phẩm phản ứng ở từng giai đoạn được qua giai đoạn
tách.
Sản phẩm phản ứng của giai đoạn 1 được tách hỗn hợp sản phẩm bằng cách
hạ nhiệt độ ở áp suất thường thành hai phần: một phần là hỗn hợp chứa amonia dư
và mono-theylamine (phần hỗn hợp này được hồi lưu lại giai đoạn một); phần còn
lại là hỗn hợp chứa di-ethylamine và tri-ethylamine tham gia vào giai đoạn hai.
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 13
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Sản phẩm phản ứng của giai đoạn hai được tinh chế bằng hai phương án
chưng cất và trích ly nhằm thu được tri-ethylamine. [39]
Tính chất MEA DEA TEA Amonia Ethanol
Công thức phân tử C
2
H
7
N C
4
H
11
N C
6
H
15
N NH
3

C
2
H
6
O
Công thức cấu tạo
Khối lượng phân
tử
45 73 101 17 46
Tỷ trọng (g/cm
3)
0,689 0,7074 0,7255 0.00073 0.789
Nhiệt độ tan chảy -81
0
C -50
0
C -114.7
0
C −77.73 °C −114 °C
Nhiệt độ sôi 16,6
0
C 55,5
0
C 88,7
0
C −33.34 °C 78 °C
Áp suất hơi
(20
0
C)

121kPa 51,75mmHg 110psi 5.95kPa
Nhiệt độ bắt cháy -17
0
C -28
0
C -15
0
C 11
0
C 13-14 °C
Bảng 3: Tính chất vật lý của một số chất.
(MEA: Mono-ethylamine; DEA: Di-ethylamine; TEA: Tri-ethylamine)
5.5. Chuẩn bị xúc tác.
Xúc tác của phản ứng có thể tạo bằng phương pháp tẩm:
Tẩm chất mang alumina hoặc silica đối với xúc tác của giai đoạn một và H-
Y zeolit đối với xúc tác của giai đoạn hai vào trong dung dịch muối của Coban hoặc
Niken (muối nitrat hoặc sunfat).
Hoạt hóa chất xúc tác bằng cách xử lý với hydro ở nhiệt độ 300
0
C trong
khoảng thời gian 12-24 giờ.
Thành phần của pha hoạt động (Coban hặc Niken) sau khi xử lý với Hydro là
30-40% theo khối lượng của NiO, CoO.
5.6. Xác định các tính chất của xúc tác
5.6.1. Một số đặc trưng quan trọng của chất xúc tác
Đặc trưng hóa lý quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của xúc tác là bề mặt
riêng và độ xốp. Cấu trúc tinh thể và pha tinh thể của xúc tác cũng là một trong
những tính chất đặc trưng, từ đó có thể xác định được các trung tâm hoạt động, các
nguyên tử phân bố trên các góc hay cạnh tinh thể cũng như các vị trí khiếm khuyết,
các vị trí khác nhau của sự hấp phụ.

Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 14
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Ngoài các tính chất vật lý của xúc tác, tính chất hóa học cũng đóng vai trò hết
sức quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính và độ chọn lọc của xúc tác biểu hiện qua độ
acid của nó.
Đối với phản ứng amine hóa, tâm họat động của xúc tác cho phản ứng là các
tâm acid, vì vậy, độ acid của xúc tác có vai trò quan trọng đến hiệu quả của xúc tác
đối với độ chuyển hóa nguyên liệu, độ chọn lọc sản phẩm và độ bền xúc tác.
Trong luận văn này, một số tính chất của xúc tác được xác định như độ acid,
bề mặt riêng, cấu trúc tinh thể được xác định.
5.6.2. Xác định độ acid của xúc tác bằng phương pháp hấp phụ NH
3
-TPD
Mục đích của phương pháp này là đánh giá số tâm acid trên bề mặt xúc tác
qua việc hấp phụ phân tử bazơ (ammoniac).
Nguyên tắc của phương pháp
Ammoniac (NH
3
) ở trạng thái hơi được hấp phụ đẳng nhiệt trên các chất hấp
phụ. Các phân tử NH
3
sẽ tương tác với các tâm axit của chất hấp phụ. Tùy theo lực
acid của tâm hấp phụ mà các liên kết NH
3
– chất hấp phụ có độ bền khác nhau.
Quá trình giải hấp tiếp theo ở các nhiệt độ khác nhau sẽ đặc trưng cho độ acid
của chất hấp phụ ở nhiệt độ đó.
Lượng NH

3
được giải hấp ở mỗi nhiệt độ sẽ được tính toán tương ứng với
lượng hấp phụ NH
3
ở nhiệt độ đó. Đại lượng này được coi là đặc trưng cho độ acid
của chất hấp phụ.
Theo phương pháp này, các tâm acid trên chất hấp phụ được phân loại:
 Tâm acid yếu: nhiệt độ giải hấp ≤ 300
0
C
 Tâm acid trung bình yếu: nhiệt độ giải hấp 300- 450
0
C
 Tâm acid mạnh: nhiệt độ giải hấp ≥ 450
0
C
Ngoài NH
3
người ta còn dùng pyridine và các bazơ khác trong phương pháp
hấp phụ và giải hấp phụ. Nhưng thường gặp nhất là dùng NH
3
do nó có nhiều ưu
điểm:
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 15
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
 Kích thước nhỏ, dễ dàng hấp phụ lên tất cả các tâm acid bề mặt.
 Không sử dụng dung môi hữu cơ.
 Không có sai số điểm tương đương, chỉ phụ thuộc tốc độ điều khiển nhiệt

độ, vì vậy chính xác hơn.
 Không cần phải chọn các chỉ thị có pK
a
thích hợp.
5.6.3. Xác định bề mặt riêng của xúc tác
Hầu hết các phản ứng xúc tác tập trung diễn ra trên bề mặt chất rắn, vì thế diện
tích bề mặt riêng có ý nghĩa lớn. Diện tích bề mặt riêng của xúc tác phụ thuộc vào
độ xốp của nó. Đối với chất xúc tác không xốp, diện tích bề mặt riêng chính là diện
tích bề mặt ngoài còn với chất xúc tác xốp, diện tích bề mặt riêng bao gồm cả diện
tích bề mặt ngoài và diện tích bề mặt trong (diện tích của các mao quản). Do đó,
chất xúc tác xốp có diện tích bề mặt riêng lớn hơn nhiều so với chất không xốp.
Việc xác định diện tích bề mặt riêng chủ yếu dựa vào phương pháp đo BET, là
phương pháp phổ biến hiện nay. Phương pháp đo BET dựa trên sự hấp phụ vật lý
phân tử khí trên bề mặt chất rắn. Phương pháp được đề xuất bởi Stephen Brunauer,
Paul Hugh Emmett, and Edward Teller năm 1938.
Cơ sở của phương pháp là hệ quả của thuyết Langmuir, là thuyết của sự hấp
phụ đơn lớp phân tử hoặc hấp phụ đa phân tử với các giả thiết:
 Phân tử khí được hấp phụ hoàn toàn trên bề mặt của xúc tác rắn thành
nhiều lớp.
 Không có sự tương tác qua lại giữa các lớp.
 Thuyết Langmuir có thể áp dụng cho mỗi lớp.
Phương trình BET:
Trong đó:
P
0
: áp suất hơi bão hòa của khí ở nhiệt độ tiến hành.
P: áp suất cân bằng của khí ở nhiệt độ tiến hành.
V: thể tích khí bị hấp phụ.
V
m

: thể tích khí bị hấp phụ đơn phân tử.
C: hẳng số BET. Được thể hiện:
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 16
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương







=
RT
EE
C
L1
exp
Trong đó:
E
1
: nhiệt hấp phụ của phân lớp đầu tiên.
E
L
: nhiệt hấp phụ của phân lớp thứ hai và những phân lớp tiếp theo.
Phương trình (1) là phương trình hấp phụ đẳng nhiệt và có thể biểu diễn dưới
dạng đồ thị tuyến tính với y là
( )
[ ]

1
1
0
−−
PPv
và x là
0
P
P
. Đồ thị này được gọi là đồ
thị BET. Quan hệ tuyến tính của phương trình chỉ được duy trì trong khoảng 0.05<
P/P
0
<0.35. Giá trị của độ dốc A và giá trị của khoảng cách từ gốc tọa độ đến giao
điểm trục y là I được sử dụng để tính V
m
và hằng số BET C.
IA
V
m
+
=
1
I
A
C +=1
Dựa trên lý thuyết hấp phụ đa lớp, phương trình BET càng chính xác hơn khi
mô tả quá trình hấp phụ thực tế, do đó, việc xác định diện tích bề mặt riêng bằng
phương pháp đo BET đảm bảo tính chính xác hơn.
5.6.3. Đo XRD.

Phương pháp nhiễu xạ tia X có nhiều ứng dụng trong thực tế như dùng để đo
khoảng cách trung bình giữa các lớp nguyên tử, xác định sự định hướng của các
đơn tinh thể hay vùng tinh thể, phát hiện được cấu trúc tinh thể của những chất chưa
biết có mặt trong vật liệu, đồng thời cũng xác định được kích thước, hình dạng cũng
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 17
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
như cấu trúc bên trong của một miền tinh thể nào đó. Cơ sở của phương pháp được
xác định dựa trên sự nhiễu xạ của chùm tia X với một bước sóng λ khi chiếu lên bề
mặt tinh thể của chất rắn sẽ cho ra thông số 2θ và từ đó tính được khoảng cách d
thông qua định luật Bragg n
λ
= 2dsin
θ
.
Hình 2. Nguyên tắc đo XRD
5.7. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng.
Căn cứ trên các tài liệu kham khảo. Chúng tôi tiến hành khảo sát các yếu tố
ảnh hưởng đến phản ứng như: nhiệt độ, áp suất, xúc tác, vận tốc không gian, tỷ lệ
mol các chất: hydro, ethanol và ammonia; hydro, ethanol và diethylamine. Khảo sát
sự ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất đến hiệu suất tạo sản phẩm.
Mỗi yếu tố khảo sát thực hiện khoảng 5 giá trị, để từ đó tìm ra điều kiện tối
ưu. Các phản ứng được thực hiện ở pha khí.
Vì quá trình tổng hợp triethylamine được thực hiện qua hai giai đoạn. Mỗi
giai đoạn đòi hỏi yêu cầu điều kiện phản ứng khác nhau.
Giai đoạn 1: Mục đích của giai đoạn này là tổng hợp mono-ethylamine và di-
ethylamine từ ammonia và ethanol.
- Nhiệt độ: 175÷395
0

C.
- Áp suất: Khảo sát sự ảnh hưởng của áp suất trong khoảng 1÷7 at.
- Xúc tác là Coban hoặc Niken trên chất mang là Silica, Alumina hoặc silica-
alumina. Nồng độ của Coban hoặc Niken trong xúc tác 30÷40% theo khối
lượng.
- Tỷ lệ mol giữa amonia và ethanol là 1,5÷4:1.
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 18
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
- Tỷ lệ mol giữa hydro và ethanol là 0,25÷4:1.
- Vận tốc không gian 1.000÷2.000 hr
-1
.
Giai đoạn 2: Mục đích của giai đoạn này là tổng hợp tri-ethylamine từ di-
ethylamine và ethanol.
- Nhiệt độ: 165÷190
0
C.
- Áp suất: Khảo sát sự ảnh hưởng của áp suất trong khoảng 1÷7 at.
- Xúc tác là Coban hoặc Niken trên chất mang là H-Y zeolit (tuy nhiên cũng có
thể dùng chất mang Silica hoặc Alumina). Nồng độ của Coban hoặc Niken trong
xúc tác 30÷40% theo khối lượng.
- Tỷ lệ mol giữa ethanol và di-ethylamine là 1,5÷2,5:1.
- Tỷ lệ mol giữa hydro và ethanol là 1÷4:1.
- Vận tốc không gian 1.000÷2.000 hr
-1
.
5.8. Phân tích sản phẩm.
Mẫu sản phẩm phản ứng ở mỗi giai đoạn được chạy sắc ký để định danh và

xác định thành phần phần trăm của từng chất. Nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt
độ, áp suất và hoạt tính của xúc tác thông qua:
- Độ chuyển hóa của phản ứng trong từng giai đoạn. Đối với giai đoạn 1 đánh giá
độ chuyển hóa của ethanol. Đối với giai đoạn hai đánh giá độ chuyển hoá của
diethylamine.
- Độ chọn lọc sản phẩm mono-ethylamine, di-ethylamine và tri-ethylamine tương
ứng với từng giai đoạn phản ứng.
6. Phạm vi nghiên cứu.
 Tác chất cho phản ứng amine là ammonia và ethanol.
 Xúc tác sử dụng là Niken hoặc Coban trên chất mang là alumina, silica, H-Y
zeolit.
 Sản phẩm là Tri-ethylamine (TEA).
 Nhiệt độ, áp suất, tỷ lệ mol các chất tham gia phản ứng được xác định ở
khoảng tốt nhất có thể đạt được trong điều kiện thí nghiệm.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu góp phần vào sự hiểu biết về phản ứng amine hóa giữa ammonia
và ethanol trên nền xúc tác rắn.
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 19
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
Kết quả nghiên cứu có thể mở ra việc sử dụng triethylamine làm phụ gia
chống tách pha cho xăng pha cồn.
Ngoài ra triethylamine và diethylamine cũng được sử dụng trong các ngành
công nghiệp khác như: dệt may, nhuộm, thuốc trừ sâu, phụ gia trong ngành dược,…
8. Dự kiến bố cục luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2. THỰC NGHIỆM
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9. Thơi gian thực hiện
Dự kiến thực hiện luận văn trong vòng 10 tháng (từ 01/02/2011 đến 30/11/2011)
- Nghiên cứu tài liệu và viết đề cương 5 tháng (từ 01/02/2011 đến 30/06/2011)
- Xây dựng quy trình và mô hình thực nghiệm 2 tháng (từ 01/05/2011 đến
30/06/2011)
- Tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả 3 tháng (từ 01/07/2011 đến
30/10/2011)
- Viết và hoàn thiện luận văn 3 tháng (từ 01/09/2011 đến 30/11/2011)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Hữu Khiêm, Bài giảng Kỹ thuật xúc tác, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
TP.HCM
2. Trần Văn Thanh, Hóa học hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM
3. “Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, tập 1” – Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
4. Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam về ethanol biến tính (TCVN 7716: 2007).
6. Tiêu chuẩn Việt Nam về sản phẩm amonia lỏng dùng trong công nghiệp
(TCVN 2614: 1993).
7. Harry A. Smith, Midland, Michigan (7/1983), Alkyl acetate as phase
separation inhibitors in liquid hydrocarbon fuel and ethanol mixture
8. Fuel composition for internal-combustion engines containing trialkylamine –
Patent.
9. Jong Sung Ko, In Kyoung Ko, Jin Hee Lee, Fuel composition for internal-
combustion engines containing trialkylamine, patents.No20090100747
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 20
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
10.Heft, Brian Keith, Cooper, Cawas Adarji, A flexible process for the

production of di anhd triethylamieas, US.pat.No. 0 379 939 B1.
11.Ralf Bohling, Ulrich Steibrenner, Method for producing diethylamine and
triethylamine, US.pat.No.2005/0154235
12. Donald M.Fenton, preparation of triethylamine, US.pat.No. 3,726,925.
13.Till Gerlach, Frank Haese, process for preparing ethylamine,
US.pat.No.7,642,382 B2.
14. Joa V. Martinez de Pinilios, synthesis of the alkyl amine, US.pat.No.
4,314,084.
15.Robert N. Cochran, Michel Deeba, process for manufacturing alkylamine,
US.pat.No. 4,398,041.
16.Mark C. Cess, A. Dubbert, synthesis of ethylamine, US.pat.No.5,034,560.
17. Yasuo Tsuji, process for the preparation of ethylamines,
US.pat.No.5,840,987.
18. Guido.P.Pez, producing alkylamines from olefins with alkali amide catalyst,
US.pat.No.4,302,603.
19. Robert E. Reynolds, Fuel Specifications and Fuel Property Issues and Their
Potential Impact on the Use of Ethanol as a Transportation Fuel,
Downstream Alternative Inc.
20.William M.Sweeney, Gasohol maintained as a single mixture by the
addition of an acetal, a ketal or an orthoester, Wappingers Falls, New York
(6/1983).
21. Gasoline additive - US Patent 4906251.
22.Gasoline-ethanol fuel mixture solubilized with ethyl-t-butyl ether - Patent
4207076.
23.Gasoline-ethanol fuel mixture solubilized with methyl-t-butyl-ether - Patent
4207077.
24.Harry A. Smith, Midland, N,N-bis (hydroxyalkyl) alkyl amides acetate as
phase separation inhibitors in liquid hydrocarbon fuel and ethanol mixture,
Michigan(1/1984),
25.William M.Sweeney, Process for treating gasoline or gasohol by contact

with KF or K
2
CO
3
, Wappingers Falls, New York (9/1985).
26.Stabilization of ethanol-gasoline mixtures - Patent 4328004.
27. Jin-Hui Lee, Mi-Hyun Kim, Jin-Hee Lee, Moon-Sung Ahn, Jin-Ok Won,
Geu-Seong Han, Dong-Ho Seo, Moon-Young Lee, The Inhibition Effect of
Phase Separation by addition of MTBE and Inhibitors in the Gasohol, Seoul
National University of Technology(5/2008)
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 21
Đề cương luận văn HVTH: Nguyễn Hồng Thoan
GVHD: TS. Nguyễn Hữu Lương
28. Magdi M. Naoum, Gamal R. Saad, Mohamed M. Abdel Moteleb, Hakim G.
Shinouda, and Hanna A. Rizk Can. J.Chem, Dielectric Polarization and
molecular interaction. Part I. Acetoacetanilide and Benzoylacetanilide –
triethylamine – benzene systems, 65, 2760 (1987 Department of Chemistry,
Faculty of Science, University of Cairo, Egypt.
29. H.A. Rizk and I.M.Elanwar, Dipole moment of glycerol, iso propyl alcohol,
and isobutyl alcohol, Department of Chemistry, Faculty of Science,
University of Cairo, Egypt.
30. .
31.
co.html.
32. .
33. .
34.
center/physical-properties.html.
35.

36.European Emission Standard - />37. />co/145/2107397.epi
38.
39.
40. www. bp.com
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp triethylamine ứng dụng
làm phụ gia chống tách pha cho xăng pha cồn Page 22

×