Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.31 KB, 62 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập cùng với thế giới nhất là khi Việt Nam vừa
gia nhập WTO thì các doanh nghiệp trong nước càng chịu sự cạnh tranh của
các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngưòi tiêu dùng có thể lựa chọn cho
mình sản phẩm của những hãng có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới hay
những sản phẩm phổ biến với giá cả phải chăng. Nói chung sẽ có nhiều mặt
hàng đa dạng hơn trong mẫu mã, chất lượng, giá cả. Vì vậy để tồn tại bất kỳ
một doanh nghiệp nào cũng phải tìm ra hướng đi riêng cho mình. Chiến lược
kinh doanh mỗi công ty có thể khác nhau nhưng tựu trung lại thì vấn đề nâng
cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ vẫn là cốt
lõi. Chất lượng sản phẩm được xác định là vấn đề sống còn để tạo ra lợi thế
trong cạnh tranh đảm bảo cho sự trụ vững và phát triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt khối lượng sản phẩm tiêu thụ là một trong những nhân tố có tính
chất quýêt định đến quy mô sản xuất kinh doanh vì tăng khối lượng sản phẩm
hàng hoá tiêu thụ là điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Không nằm ngoài quy luật đó công ty Cổ phần nhựa Thiếu NiênTiền
Phong luôn cố gắng nỗ lực đầu tư mạnh mẽ để cải tiến kỹ thuật, tăng cường
quản lý về mọi mặt để tiết kiệm chi phí đầu vào. Ngoài ra còn tăng cường liên
doanh, liên kết với các cơ sở để huy động vốn, tăng sản lượng, tăng thêm
doanh thu cho công ty. Đến nay công ty đã thật sự lớn lên về mọi mặt, chủ
động trong sản xuất kinh doanh và tích cực hội nhập quốc tế. Thị trường tiêu
thụ được công ty xác định là khâu quan trọng và nóng bỏng nhất. Vài năm
trước đây sản phẩm của công ty chỉ có mặt ở khu vực các tỉnh phía bắc. Hiện
nay công ty đã phát triển hệ thống tổng đại lý tạo thành mạng lưới tiêu thụ
rộng khắp cả nước. Xuất phát từ nhu cầu và tầm quan trọng của tiêu thụ đối
1
với sự phát triển của doanh nghiệp em đã chọn đề tài :” Kế toán thành phẩm
và tiêu thụ thành phẩm ở công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong”
để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Giới thiệu chung về công ty Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền


Phong
Phần II: Thực trạng công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành
phẩm tại công ty Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán thành
phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền
Phong
2
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
1) Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty nhựa Thiếu niên Tiền Phong mà tiền thân là nhà máy nhựa
Thiếu niên Tiền Phong trước đây, cái nôi của nghành nhựa Việt Nam đã có
những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nghành nhựa phục vụ có
hiệu quả cho dân dụng và quốc phòng trong 46 năm qua.
Nhà máy nhựa Thiếu Niên Tiền Phong được thành lập ngày 19/5/1960
với nhiệm vụ chủ yếu là chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi
đồng. Trong những năm chiến tranh dù gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất
cũng như kỹ thuật nhưng nhà máy luôn hoàn thành mục tiêu đề ra phục vụ có
hiệu quả cho dân dụng và quốc phòng. Nhà máy tự lực nghiên cứu thành công
các mặt hàng chế tạo từ nhựa PVC và bột phênol, hoàn chỉnh dây chuyền sản
xuất, sản xuất phênol xốp, hoá chất in hoa màng mỏng PVC, nhựa PVC mềm
và cứng, cải tiến keo kết dính …
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng nhà máy mở rộng thị trường
bằng cách tìm hiểu khách hàng trong và ngoài nước, phát huy tác dụng của kỹ
thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng nội địa thông dụng. Chính vì thế
nhà máy đã trở thành trung tâm gia công nhựa ở phía Bắc và chế tạo khuôn
mẫu gia công nhựa toàn quốc.
Từ năm 1990 trở đi trước thử thách của cơ chế thị trường nhà máy đã
mạnh dạn chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, giày thể thao và chủ động

đề nghị Bộ công nghiệp nhẹ thành lập nhà máy nhựa Bạch Đằng. Ngày
3
14/11/1992 Trưởng Bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định đổi tên thành Công ty
nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Là một doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty
luôn năng động trong việc tìm hiểu thị trường và đáp ứng nhu cầu thị hiếu
người tiêu dùng. Công ty tập trung đầu tư sản xuất mặt hàng ống cứng PVC,
ống mềm PEHD, sản phẩm Profile, sản xuất nhiều cỡ ống có phụ tùng và keo
dán kèm theo mang tính đồng bộ các loại máng luồn dây điện.
Năm 2001 công ty đề nghị giải thể công ty liên doanh VINAPAC do
làm ăn thua lỗ kéo dài. Công ty đã mua lại phần vốn của phía nước ngoài tổ
chức lại bộ máy quản lý VINAPAC theo mô hình nhà máy thành viên trực
thuộc công ty.Từ đó đến nay hàng năm công ty đầu tư từ 20 đến 40 tỷ đống để
đổi mới thiết bị từ các nước để nâng cao sản lượng mặt hàng. Phân xưởng I
được trang bị 1 máy nghiền ống HDPE hiệu SIRUS 1500 của Áo. Phân
xưởng II được trang bị 1 máy ép đùn phi 65 loại 2 vít xoắn ASAM của Hàn
Quốc, 1 máy ép đùn phi 50 loại 2 vít xoắn KRAUSS MAFFEI của Đức. Phân
xưởng III được trang bị 1 máy ép phun SELEX-250 tấn của Hàn Quốc. Phân
xưỏng IV còn trang bị thêm 1 máy trộn CP600 lít của Italia, 1 máy dán tự
động ED-315của Hàn Quốc, 1 máy dán tự động WK-315 của Singapore.Phân
xưởng cơ điện được trang bị máy mài tròn, máy phay, máy tiện ……
Tính đến 31/12/2004 sản ph của công ty đã đoạt 132 huy chương vàng;
2 cúp bạc; 2 giải cầu vàng-Bông sen vàng về chất lượng; Cup “Vì sự phát
triển cộng đồng”; Top 5 nghành hàng cao su- nhựa Việt Nam và tiếp tục được
người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Sản phẩm ống
PVC, ống PEHD và phụ tùng của công ty đã đoạt giải thưởng “Sao vàng đất
Việt” và nhiều Huân chương Lao động; bằng khen, cờ thi đua của Thủ tướng
Chính phủ và Bộ công nghiệp.
Ngày 30/12/2004 công ty chính thức cổ phần hoá đổi tên thành Công ty
cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong theo giấy đăng ký kinh doanh:
4

0203001195 và ngày 20 tháng 11 năm 2006 đã gia nhập sàn giao dịch chứng
khoán Hà Nội.
Vốn điều lệ 144.460.000.000 đ
Một cổ phần tri giá: 10.000 đ/ cổ phần
Cổ đông nhà nước: 5.360.000.000 đ (37,1%) - Cổ đông khác:
9.086.000.000 đ (62,9%)
Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh
Doanh thu bán hàng 534 488 303 754 620 646 826 552 1.16
Các khoản giảm trừ 897 566 137 939 756 999 1.04
Doanh thu thuần 533 590 737 617 619 707 069 553 1.16
Giá vốn hàng bán 447 442 276 080 464 740 057 959 1.04
Lợi nhuận gộp 86 148 461 537 154 967 011 594 1.79
Doanh thu HĐTC 1 097 510 613 1 147 499 361 1.04
Chi phí TC 10 297 047 566 9 218 819 189 0.89
Chi phí bán hàng 30 900 351 078 21 079 920 276 0.68
Chi phí QLDN 21 926 463 466 24 436 892 560 1.11
Lợi nhuận thuần 24 122 110 040 101 378 878 930 4.2
Thu nhập khác 311 645 454 432 211 749 1.4
Chi phí khác 255 144 486 191 524 786 0.75
Lợi nhuận khác 56 500 968 240 686 963 4.25
Tổng LN trước thuế 24 178 611 008 101 619 565 893 4.2
2) Đặc điểm tổ chức hoạt động tổ chức kinh doanh
2.1Các cấp quản lý trực tiếp
+ Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và trực
tiếp phụ trách trong khối kỹ thuật công nghệ và điều hành sản xuất các phân
xưởng .
5
+ Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài Chính Kế Toán có nhiệm vụ
quản lý và kiểm soát trong tổ chức của công ty .
+ Quản đốc các phân xưởng : Phân xưởng I, II, III, IV, V.

. Bộ phận trực tiếp sản xuất gồm 5 phân xưởng
+ Phân xưởng I: chuyên sản xuất các loại ống uPVC và ống PEHD từ ө
48mm ÷ ө 500mm.
+ Phân xưởng II: chuyên sản xuất các loại sản phẩm ống uPVC từ ө
21mm ÷ө 42mm các sản phẩm PROFILE và ống PEHD.
+ Phân xưởng III: chuyên sản xuất các sản phẩm ép phun phụ tùng ống.
+ Phân xưởng IV: chuyên sản xuất các loại nguyên liệu đầu vào (trộn
bột) và các loại phụ tùng hàn.
+ Phân xưởng V: phân xưởng cơ điện phục vụ sản xuất, chế tạo, thay
thế, sửa chữa khuôn mẫu và một số chi tiết phụ tùng máy móc.
Bộ máy hoạt động kinh doanh được minh hoạ trong sơ đồ sau đây
Sơ đồ số 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh
6
Giám đ ốc
Phó GĐ
kỹ thuật
Kế toán
trưởng
P
2.2 Quy trình công nghệ
Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong chuyên sản xuất 2 loại
sản phẩm chính là ống PVC và ống PEHD. Tương ứng với 2 loại sản phảm
chính này là 2 công nghệ trong việc gia công chất dẻo là ép đùn và ép phun.
+) Công nghệ ép đùn: dùng để sản xuất ống nhựa PVC, PE, PP-R,
máng luồn dây điện.
Bước 1: Nguyên liệu bột PVC đã trộn với các chất phụ gia hoặc hạt
nhựa PVC, hạt PE, hạt PP-R được đưa vào máy. Nhựa nóng chảy nhựa hoá ở
một chế độ gia công nhất định và đùn qua đầu hình để tạo thành sản phẩm có
hình dạng yêu cầu.
Bước 2: Nhựa nóng và mềm sau khi ra khỏi máy ép đùn được định

hình và làm mát để có hình dạng kích thước cố định.
Bước 3: Dàn kéo kéo sản phẩm để tạo thành các thanh dài và thẳng.
Bước 4: Máy in in lên sản phẩm Logo tên và địa chỉ của công ty các
thông số của sản phẩm để khách hàng dễ dàng nhận biết các sản phẩm của
công ty.
Bước 5: Máy cưa cưa sản phẩm thành những cây ống hoặc máy có
chiều dài quy định.
Bước 6: Bộ phận KCS của phân xưởng và phòng KCS kiểm tra chất
lượng sản phẩm theo các chỉ tiêu chất lượng công ty đã đề ra.
7
PXII PX III
PX I
PX IV
PX V
Quản đốc
Bước 7: Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn được nhập kho th ành phẩm để
bán cho khách hàng.
Bước 8: Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được nghiền ra thành
nguyên liệu để sản xuất lại.
Công nghệ ép đùn được minh hoạ trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ số 2: Sơ đồ minh hoạ cho công nghệ ép đùn :
+) Công nghệ ép phun
Bước 1: Nguyên liệu bột PVC đã trộn với các chất phụ gia, hoặc hạt
PVC, hạt PE, hạt PP-R được đưa vào máy. Nhựa nóng chảy nhựa hoá ở một
chế độ gia công nhất định được phun thành hình dạng của sản phẩm.
Bước 2: Nhựa được định hình và làm mát trong khuôn để có hình dáng
kích thước cố định.
Bước 3: Sau khi sản phẩm được định hình khuôn mở ra để lấy sản
phẩm ra khỏi khuôn.
Bước 4: Bộ phận KCS của phân xưởng và phòng KCS kiểm tra chất

lượng sản phẩm theo cả chỉ tiêu chất lượng công ty đã đề ra.
Bước 5: Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn được bao gói theo số lượng quy
định.
Bước 6: Các sản phẩm được nhập kho thành phẩm.
8
Nguyên
liệu
Ép đùn
sản phẩm
Định hình
sản phẩm
Kéo sản
phẩm
In sản
phẩm
Cưa sản
phẩm
Kiểm tra
chất
lượng
Nhập kho
Bước 7: Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ được nghiền ra thành
nguyên liệu để sản xuất lại.
Công nghệ ép phun được minh hoạ trong sơ đồ dưới đây
Sơ đồ số 3: Sơ đồ minh hoạ cho công nghệ ép phun:
3) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
*Bộ máy quản lý bao gồm
-Hội đồng quản trị : là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa 2 kỳ
Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị (HĐQT) hiện nay gồm 5 thành viên do
Đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm.HĐQT có toàn quyền nhân danh công

ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong quyết định các vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội cổ đông
-Chủ tịch HĐQT: là thành viên của HĐQT được HĐQT bầu bằng
phiếu kín với sự đồng ý của 60% thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT là người
đại diện hợp pháp duy nhất của công ty Cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền
Phong trước cơ quan pháp luật, có trách nhiệm phân công, triệu tập chuẩn bị
các chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT…
Nguyên liệu Ép phun sản
phẩm
Định hình
sản phẩm
Lấy sản
phẩm ra
khỏi khuôn
Kiểm tra
chất
lượng
Đóng
gói
Xử lý phế
liệu
Nhập
kho
9
-Giám đốc: Phụ trách chung và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng ngày của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trong
mọi giao dịch nghiệp vụ hàng ngày.Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT
và Đại hội cổ đông về nhiệm vụ của mình.
-Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm sóat mọi hoạt động

kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát có ba người
trong đó có 1 Kiểm soát trưởng.
*Phòng chức năng
Công ty gồm 8 phòng chức năng:
+) Phòng kế hoạch vật tư-Bộ phận kinh doanh 1: Xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ (năm, quý, tháng …)lập các dự
án đầu tư trình giám đốc duyệt theo dõi cấp phát vật tư nguyên liệu,. bảo quản
vật tư nguyên liệu, cung ứng vật tư nguyên liệu và thiết bị đầu vào.
+)Phòng tiêu thụ- Bộ phận kinh doanh 2
Phụ trách khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty, lập kế hoạch tiêu thụ
hàng tháng, quý bảo quản các kho thành phẩm điều động các phương tiện vận
chuyển sản phẩm cho các đại lý và khách hàng theo dõi và quản lý mạng lưới
đại lý hàng tháng thu tiền vể cho phòng tài vụ. Ngoài các nhiệm vụ trên
phòng còn phải làm công tác marketing và dự báo thị trường cung cấp thông
tin cho phòng kế hoạch để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+)Phòng tổ chức lao động: giúp giám đốc quản lý về nhân lực bố trí
về lao động và đào tạo cán bộ công nhân viên và quản lý hồ sơ, thực hiện các
chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội kế hoạch tiền lương và duyệt quỹ lương
hàng tháng đối với các đơn vị phụ trách công tác bảo vệ phòng cháy chữa
cháy và an toàn lao động
+)Phòng Tài chính kế toán : quản lý về mặt tài chính của doanh
nghiệp, hạch toán thu chi và xây dựng kế hoạch tài chính.
10
+)Phòng kỹ thuật sản xuất: theo dõi và quản lý các thiết bị sản xuất,
lập kế hoạch bảo dưỡng, duy tu thiết bị, bố trí mặt hàng sản xuất, xây dựng
các quá trình công nghệ và quá trình vận hành thiết bị đồng thời cùng với
phòng tổ chức lao động lập các định mức sản phẩm, định mức nguyên liệu
. +)Phòng nghiên cứu thiết kế: nghiên cứu sự phát triển KHKT, nghiên
cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm và sự phát triển các mặt hàng mới.
+)Phòng chất lượng: quản lý hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

của doanh nghiệp, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.
+)Phòng hành chính-quản trị y tế: chăm lo đời sống, sức khoẻ cho
cán bộ công nhân viên, tiếp khách, in ấn, văn thư.
Bộ máy quản lý của công ty được minh hoạ trong sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ số 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
11
4) Đặc điểm tổ chức kế toán
4.1) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay phòng Tài chính kế toán (TCKT) của công ty gồm 9 người.
Mỗi người đảm nhận một phần hành kế toán trong chuỗi mắt xích công việc.
Phòng TCKT bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 thủ quỹ, 1 kế
toán thanh toán, 2 kế toán tiêu thụ, 1 kế toán giá thành, 1 kế toán TSCĐ, 1 kế
toán vật liệu và huy động vốn.
+) Trưởng phòng (kiêm KTT): là người chỉ đạo tổ chức bộ máy
phòng tổ chức kế toán và công tác hạch toán kế toán của công ty có nhiệm vụ
hướng dẫn các kế toán viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Giám đốc đồng tiền
kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch
tài chính, tham mưu cho giám đốc về đường lối kinh doanh sử dụng vốn có
hiệu quả.
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm soát
Bộ
phận
kinh
doanh
2
P.tổ
chức
lao

động
P. Kỹ
thuật
sản
xuất
P.Hành
chính y
tế
P.
Nghiên
cứu
thiết kế
P.
Kiểm
tra
chất
lượng
P. Kế
toán
tài
chính
Giám đốc
Bộ
phận
kinh
doanh
1
Đại hội đồng c ô
đông
12

+) Phó phòng (kế toán tổng hợp) kiểm tra các phần kế toán chi tiết,
lập bảng cân đối KT, báo cáo Tài chính, hướng dẫn mọi người về các chế độ
và quy định của nhà nước liên quan đến TCKT, tính và thanh toán lương cho
phân xưởng IV.
+) Thủ quỹ: Nhận và trả tiền quỹ các chứng từ thanh toán hướng dẫn
mọi người liên quan về các thủ tục nhận và trả tiền tại quỹ chịu trách nhiệm,
trực tiếp về tính an toàn và đầy đủ các qũy, giúp cho kế toán trưởng và giám
đốc quản lý tiền mặt và ngân phiếu
+) Kế toán thanh toán: kiểm tra và lập chứng từ thu, chi theo dõi tình
hình vay, thanh toán công nợ và tạm ứng, hướng dẫn người liên quan đến các
chứng từ thanh toán, tính và thanh toán lương khối văn phòng.
+) Kế toán tiêu thụ I: theo dõi tính toán xuất nhập tồn kho thành phẩm
hướng dấn người liên quan lập các chứng từ nhập xuất thành phẩm và các
chứng từ khác liên quan đến công tác tiêu thụ, tính và thanh toán lương cho
phân xưởng II.
+) Kế toán giá thành: tính toán giá thành sản phẩm, giúp kế toán
trưởng xây dựng giá thành bán thành phẩm, lập báo cáo liên quan đến giá
thành sản phẩm, tổng hợp tiền lương.
+) Kế toán TSCĐ: theo dõi xuất nhập tồn kho vật liệu, theo dõi quản
lý sử dụng TSCĐ, hướng dẫn người liên quan lập chứng từ xuất nhập tồn kho
và báo cáo sử dụng TSCĐ, theo dõi công nợ đối với người cung cấp vật liệu
và các dịch vụ cho đơn vị.
+) Kế toán vật liệu và huy động vốn: theo dõi tính toán xuất nhập tồn
kho vật liệu, hướng dẫn nguời liên quan lập các chứng từ nhập xuất vật liệu
nhận và thanh toán các khoản huy động vốn, hướng dẫn mọi người gửi tiết
kiệm và thủ tục và chế độ của đơn vị liên quan đến huy động vốn, tính và
thanh toán lương cho phân xưởng I.
13
+) Kế toán tiêu thụ II: theo dõi nhập kho thành phẩm cho cuộc của
đơn vị, theo dõi công nợ đối với khách mua hàng, hướng dẫn mọi người liên

quan lập các chứng từ, tính và thanh toán lương cho phân xưởng sản xuất
khác.
Sơ đồ số 5: Sơ đồ bộ máy kế toán
4.2) Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hệ thống chứng từ công ty đang sử dụng theo quyết định số:15/2006/
QĐ/BTC Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính
Về tổ chức lập chứng từ và luân chuyển chứng từ : Khi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm một nội dung lập chứng từ
thuộc nội dung đó. Chứng từ ghi đủ, đúng số liệu và phản ánh kịp thời theo
đúng quy định
Sau khi kiểm tra chứng từ về nội dung, số tiền, và đầy đủ chữ ký của
những người có liên quan thì vào sổ chi tiết và bảng kê theo thứ tự ngày phát
14
Trưởng
phòng
KT
Phó
phòng
Thủ
quỹ
KT
thanh
toán
KT
tiêu
thụ I
KT
giá
thành
KT

TSCĐ
KT
vật
liệu
KT
tiêu
thụ
II
sinh nghiệp vụ. Cuối tháng, quý, năm khi có lệnh của thủ trưởng đơn vị thì
quyết toán sổ sách để làm báo cáo thuế. Ngày 10 hàng tháng làm quyết toán
sổ sách xong tháng trước
Bảo quản lưu trữ chứng từ : Các chứng từ Kế toán sau khi ghi sổ được
công ty bảo quản lưu trữ tại kho có đầy đủ thiết bị và điều kiện bảo quản an
toàn. Các chứng từ được phân loại, sắp xếp có hệ thống theo thứ tự thời gian
phát sinh và theo kỳ kế toán năm. Các chứng từ như phiếu thu, chi lưu trữ
tối thiểu 5 năm. Còn các chứng từ sử dụng trực tiếp để ghi sổ và lập báo cáo
tài chính và có tính chất quan trọng thì được lưu trữ tối thiều 10 năm để tiện
cho việc kiểm tra và thanh tra của cấp có thẩm quyền.
Huỷ chứng từ : Các chứng từ đã hết thời hạn lưu trữ công ty tổ chức m
ột hội đồng tiêu huỷ chứng từ gồm giám đốc, kế toán trưởng và một người
đại diện bộ phận lưu trữ và sau đó lập một biên bản tiêu huỷ có đầy đủ nội
dung như loại chứng từ, hình thức tiêu huỷ, thời hạn, và có đủ chữ ký của
những người tham gia
Công ty áp dụng hệ thống Tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam
theo quyết định 1141 Tài chính /QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và các thông tư
sửa đổi bổ sung như Thông tư 89 ngày 9/10/2002, Thông tư 105 ngày
4/11/2003 và Thông tư 23 ngày 30/3/2005
Để có thể cập nhật thông tin thường xuyên và chính xác về mặt số liệu
công ty đã sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Danh mục Tài khoản công ty đang sử dụng áp dụng hệ thống tài khoản

do Bộ tài chính ban hành:
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý thông tin kịp thời, công ty sử dụng
hình thức nhật ký chứng từ đồng thời ứng dụng hệ thống máy vi tính vào
trong công tác hạch toán kế toán với phần mềm kế toán công ty tự viết.
15
Sổ Kế toán công ty đang sử dụng gồm: Các loại sổ tổng hợp các tài
khoản , Sổ chi tiết các tài khoản
Các loại sổ sách của công ty được trình bày chủ yếu trên máy vi tính
và được in ra khi cần lưu trữ
*Trình tự ghi sổ
+ Bước 1: Từ chứng từ kế toán gốc vào bảng kê, nhật ký chứng từ và
sổ chi tiết
+ Bước 2: Từ chứng từ kế toán vào bảng phân bổ
+Bước 3: Từ bảng phân bổ vào bảng kê
+Bước 4: Từ nhật ký chứng từ vào bảng kê và từ bảng kê vào nhật ký
chứng t ừ
+Bước 5: Từ sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ
+Bước 6: Từ nhật ký chứng từ vào sổ cái
+Bước 7: Từ sổ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết
+Bước 8: Từ bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với sổ cái
+Bước 9: Từ bảng kê, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo kế toán
Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ được minh hoạ trong sơ
đồ sau đây
16
Sơ đồ số 6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký -chứng
từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
Quan hệ đối chiếu :
17

Bảng

Bảng
phân bổ
Nhật ký
chứng từ
Sổ cái
Báo cáo
kế toán
Sổ chi
tiết
Bảng
tổng hơp
chi tiết
Chứng từ
kế toán
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY NHỰA
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
2.1 Kế toán thành phẩm
2.1.1 Tính giá thành phẩm
2.1.1.1 Tính giá nhập kho thành phẩm
Thành phẩm sau khi sản xuất xong sẽ được phòng KCS kiểm tra chất
lượng trứơc khi nhập kho.Thủ kho có trách nhiệm ghi chép số lượng và giá trị
thành phẩm khi nhập kho
Giá thành phẩm nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực
tế. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung.
2.1.1.2 Tính giá xuất kho thành phẩm

Giá xuất kho thành phẩm tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Do kỳ tính giá thành và tập hợp chi phí là tháng nên giá xuất thành
phẩm tính theo tháng
Kế toán nhập số liệu từ các chứng từ liên quan vào máy tính có phần
mềm cài sẵn để có đơn giá xuất bình quân. Công thức được tính như sau:
Giá thực tế thành phẩm = Số lượng thành phẩm * Đơn giá
xuất kho xuất kho bình quân
Đơn giá = Trị giá tồn đầu kỳ+Trị giá nhập trong kỳ
xuất bình quân Số lượng tồn đầu kỳ+ Số lượng nhập trong kỳ
18
Ví dụ về giá thành phẩm xuất kho loại ống PVC ĐK 60 PN8 Class2
trong tháng 11năm 2006:
Trị giá tồn đầu kỳ : 2 640 000 (đ)
Trị giá nhập trong kỳ : 2 175 000 (đ)
Số lượng tồn đầu kỳ : 300 (m)
Số lượng nhập trong kỳ : 250(m)
Số lượng xuất trong kỳ : 410 (m)
Đơn giá xuất bình quân = 2 640 000+2 175 000 =8 755(đ)
300+250
Giá thực tế thành phẩm xuất kho: 8 755 * 410 =3 589 550
Tương tự ta cũng có giá xuất kho của các loại thành phẩm khác
2.1.2 Kế toán chi tiết thành phẩm
Tại công ty cổ phần nhựa sản xuất rất nhiều loại thành phẩm khác nhau
như ống PVC các loại, ống PPR, phụ tùng… nên để giảm số lần ghi chép
công ty đã sử dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Biểu số 1: Sơ đồ kế toán theo phuơng pháp sổ đối chiếu luân
chuyển
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu

19
Phiếu
nhập kho
Thẻ kho Phiếu
xuất kho
Bảng kê
nhập vật tư
Sổ đối
chiếu luân
chuyển
Bảng kê
xuất vật tư
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thủ kho ghi chép
việc nhập, xuất, tồn kho của từng thành phẩm theo số thực nhập vào thẻ kho
và bảng kê nhập, bảng kê xuất.
Trên phiếu nhập xuất kho ghi rõ tên thành phẩm, mã số, đơn vị tính, số
lượng thực nhập và thực xuất, đơn giá và số tiền chính xác
Dưói đây là một ví dụ về một loại thành phẩm của công ty là loại ống
PVC ĐK 500 PN Class1 trong tháng 11 năm 2006
Biểu số 2: Phiếu xuất kho
20
Đơn vị:Công ty CP nhựa TNTP
Bộ phận:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 27 tháng 11 năm 2006
Số:04423
Họ và tên người nhận hàng
Lý do xuất kho :Bán hàng
Xuất tại kho :Thành phẩm công ty(TP)
Đơn vị tính : VNĐ

ST
T
Tên thành
phẩm
Mã số Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 ỐngPVC
ĐK 500
PN5
Class1
01500 m 76 76 276 713 21 030 262
Tổng số tiền(viết bằng chữ):Hai mưoi mốt triệu ba trăm linh hai nghìn sáu hai
đông
Số chứng từ gốc kèm theo : 1
Cuối ngày thủ kho phải kiểm tra về số lượng thực nhập, thực xuất của
từng loại thành phẩm và khớp số liệu vơí sổ sách về cả mặt số lượng và giá
trị
Từ bảng kê nhập xuất kế toán ghi sổ “Đối chiếu luân chuyển” để ghi
chép sự thay đổi về số lượng và giá trị của từng loại thành phẩm trong kho
Kế toán không ghi theo chứng từ nhập xuất mà ghi theo từng loại thành phẩm.
Mỗi loại thành phẩm được ghi vào một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển
theo thứ tự mã số mà công ty quy định
Cuối tháng số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển được đối chiếu với số

liệu trên thẻ kho và số liệu của kế toán tổng hợp bằng thước đo giá trị.
Biểu số 3: Sổ đối chiếu luân chuyển
SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN
Đơn vị tính : VNĐ
Thành
phẩm
Đơn
vi
Đơn
giá
Bình
quân
Số dư
Đầu
tháng
11
Luân chuyên T11 Số dư
đầu
Tháng 12
Nhập Xuất
SL Tiền SL Tiền SL Tiền SL Tiền
Ống
PVC
ĐK500
PN5 C1
m 276713 0 0 76 276713 76 276713 0 0
21
2.1.3 Kế toán tổng hợp thành phẩm
Kế toán tổng hợp thành phẩm tại công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên
Từ các hoá đơn chứng từ gốc kế toán xác định nợ tài khoản nào có tài khoản nào để nhập số liệu vào máy theo

phần mềm kế toán đã có sẵn và tổng hợp số liệu
Biểu số 4 :Bảng kê số 8
BẢNG KÊ SỐ 8
Tài khoản 155
Đơn vị tính : VNĐ
Số dư đầu kỳ: 35 936 351 275
Ghi nợ TK 155, ghi có các TK Ghi có TK 155, ghi nợ các TK
TK 153 TK 154 TK 138 TK 152 TK627 TK632 TK642
90 474 596 47 236 346 485 4 370 000 302 156 648 3 725 024 50 090 752 789 2 194 849
Cộng phát sinh Nợ Cộng phát sinh có
47 326 821 081 50 403 199 310
Số dư cuối kỳ : 32 859 973 046
22
Biểu số 5 :Sổ tổng hợp TK 155
Đơn vị :CÔNG TY CỔ PHẦN NHỤA TNTP
Địa chỉ : SỐ 2 AN ĐÀ - HẢI PHÒNG
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/11/2006 đến ngày 30/11/2006
Tài khoản 155- Thành phẩm
Đơn vị tính : VNĐ
TKĐƯ Tên TK Phát sinh
Nợ Có
Số dư đầu kỳ 35 936 351 275
138 Phải thu khác 4 370 000
1388 Phải thu khác 4 370 000
152 Nguyên liệu,vật liệu 302 156 648
1521 Nguyên liệu chính 302 156 648
153 Công cụ dụng cụ 90 474 596
1531 Công cụ và dụng cụ 90 474 596
154 Chi phí SXKD dở dang 47 236 346 485

1541 Chi phí SXKD dở dang –PX1 20 124 510 219
1541O Chi phí SXKD dở dang –PX1- ống PVC 20 124 510 219
1542 Chi phí SXKD dở dang –PX2 11 516 260 231
1542M Chi phí SXKD dở dang –PX2-Máng điện 964 019 052
1542O Chi phí SXKD dở dang –PX2- ống PVC 10 552 241 179
1543 Chi phí SXKD dở dang- PX2 6 096 838 669
1543B Chi phí SXKD dở dang-PX3 -Phụ tùng phun 6 082 863 778
1543P Chi phí SXKD dở dang-PX3-PE 13 974 891
1544 Chi phí SXKD dở dang-PX4 2 250 424 725
1544B Chi phí SXKD dở dang-PX4-Phụ tùng phun 119 899 918
1544E Chi phí SXKD dở dang-PX4-PE 1 794 721
1544H Chi phí SXKD dở dang-PX4-Phụ tùng hàn 419 172 159
1544K Chi phí SXKD dở dang-PX4-Keo 915 805 276
C1544P Chi phí SXKD dở dang-PX4-Phụ tùng PEHD 168 860 527
1544Q Chi phí SXKD dở dang-PX4-Phụ tùng PP 262 815 321
1544R Chi phí SXKD dở dang-PX4-PPR 302 781 186
1544V Chi phí SXKD dở dang-PX4-Van 46 617 157
1544Z Chi phí SXKD dở dang-PX4-Zoăng cao su 12 678 460
1549 Chi phí SXKD dở dang-Gia công 498 763 687
154P Chi phí SXKD dở dang-PX5 6 749 548 954
154PE Chi phí SXKD dở dang-PX5-ống PE 6 028 232 107
154PR Chi phí SXKD dở dang-PX5-ống PPR 721 316 847
23
Từ bảng kê và sổ tổng hợp vào sổ cái tài khoản 155
Biểu số 6 :Sổ cái TK 155
SỔ CÁI
Tài khoản 155
Đơn vị tính : VNĐ
Số dư đầu kỳ : 35 936 351 275
Ghí có TKĐƯ nợ

với TK này
Tháng … Tháng 11 Tháng 12 Cộng
TK 153 90 474 596
TK 154 47 236 346 485
Cộng phát sinh nợ 47 326 821 081
Tổng phát sinh có 50 403 199 310
Số dư cuối kỳ Nợ 32 859 973 046
2.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.2.1 Các phương thức tiêu thụ tại công ty
627 Chi phí sản xuất chung 3 725 024
6272 Chi phí chung:Vật liệu 3 725 024
62722 Chi phí chung:Vật liệu-PX2 3 725 024
632 Giá vốn hàng bán 50 090 752 789
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2 194 849
6422 Chi phí quản lý -Vật liệu 2 194 849
Cộng phát sinh trong kỳ 47 326 821 081 50 403 199 310
Số dư cuối kỳ 32 859 973 046
24
Tại công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong tiêu thụ sản phẩm
bằng phương thức bán hàng cho các tổng đại lý và các đơn đặt hàng của các
công ty lớn. Tuy nhiên phần hạch toán tiêu thụ của công ty chỉ hạch toán như
phương thức tiêu thụ trực tiếp
2.2.2 Kế toán doanh thu tiêu thụ
2.2.2.1 Tài khoản sử dụng
**TK 511 – Doanh thu bán hàng
TK này sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế, các khoản trợ
giá tiêu thụ sản phẩm
Bên nợ: - Phản ánh các khoản làm giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
để xác định kết quả.

Bên có: - Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh
trong kỳ
TK 511 không có số dư cuối kỳ
**TK 131 - Phải thu khách hàng
TK phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản
nợ này của doanh nghiệp
Bên nợ : Số tiền phải thu về bán hàng hoá, thành phẩm cung cấp dịch
vụ của doanh nghiệp
Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên có : - Số tiền khách hàng đã thanh toán về mua hàng hoá
- Số tiền mua hàng hoá thành phẩm dịch vụ do khách hàng đã
trả trước
- Các khoản giảm giá cho khách hàng sau khi đã giao hàng
- Doanh thu của số hàng bị người mua trả lại
25

×