Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tổng hợp trắc nghiệm kinh tế vĩ mô các chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.95 KB, 24 trang )

Chương 1:
1. Sản lượng tiềm năng (toàn dụng, tự nhiên) là mức sản lượng thực
a. Cao nhất của 1 quốc gia.
b. Cao nhất của 1 quốc gia tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
c. Cao nhất của 1 quốc gia tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
d. Cao nhất của 1 quốc gia tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
2. Trong mô hình tổng cung tổng câù, đường tổng cung dịch chuyển sang
phải là do:
a. Chính phủ tăng thuế.
b. Gía các yếu tố sản xuất tăng lên.
c. Năng lực sản xuất của quốc gia tăng lên.
d. Các câu trên đều sai.
3. Nếu có sự gia tăng các nguồn lực (vốn, lao động) trong nền kinh
tế,
a. Nhiều hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế
b. Nền kinh tế có khả năng sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn
c. Hiệu quả công nghệ trong nền kinh tế được cải thiện.
d. Mức sống trong nền kinh tế được nâng cao.
4.Trong mô hình tổng cung tổng cầu, trong ngắn hạn khi giá dầu mỏ tăng
cao thì:
a. Sản lượng giảm, mức giá chung tăng.
b. Sản lương và mức giá chung giảm.
c. Sản lượng không đổi, mức giá chung tăng.
d. Sản lượng giảm ,mức giá chung không đổi
5. Trong mô hình tổng cung tổng cầu, chính sách kích cầu trong dài hạn sẽ
làm:
a. Sản lượng và mức giá chung không đổi.
b. Sản lượng và mức giá chung tăng.
c. Sản lượng giảm và mức giá chung không đổi.
d. Sản lượng không đổi, mức giá chung tăng.
6. Trong mô hình Keynes, tín hiệu nào sau đây giúp cho các doanh nghiệp


nhận ra có sự mất cân bằng trên thị trường hàng hóa?
a. Lãi suất dao động
b. Giá cao hơn giá cân bằng
c. Lượng hàng tồn kho thực tế thấp hơn so với kế họach
d. Tiền lương dao động.
7. Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay bao gồm:
a. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả
để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội.
b. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.
c. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
d . Các câu trên đều đúng
8. Phát biểu nào sau đây không đúng:
a. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên
cao trong một khoảng thời gian nào đó.
b. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có
đăng ký tìm việc làm nhưng chưa có việc làm hoặc chờ để được gọi đi làm
việc.
c. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia
đạt được.
d. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức
giá chung trong nền kinh tế.
9. Nếu sản lượng thực tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng thì;
a. Thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
b. Lạm phát thực tế cao hơn lạm phát vừa phải.
c . a,b đều đúng.
d. a,b đều sai.
10. Chính sách ổn định hóa nền kinh tế nhằm:
a. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái.
b. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
c. Giảm dao động của GDP thực duy trì cán cân thương mại cân bằng.

d. Cả 3 câu trên đều đúng.
11. Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam tăng khoảng 10% mỗi năm trong
giai đoạn 2005 – 2010. câu nói này thuộc về:
a. Kinh tế vi mô, thực chứng.
b. Kinh tế vĩ mô, thực chứng.
c. Kinh tế vi mô, chuẩn tắc.
d. Kinh tế vĩ mô, chuẩn tắc
Chương 2:
1. GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau khi:
a. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước.
b. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc.
c. Chỉ số giá cả của năm hiện hành bằng chỉ số giá cả của năm trước.
d. Chỉ số giá cả của năm hiện hành bằng chỉ số giá cả của năm gốc.
2. Sản phẩm trung gian là sản phẩm:
a. Được dùng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng
b. Được dùng để sản xuất ra sản phẩm khác
c. Đi vào tiêu dùng của các hộ gia đình
d. Các câu trên đều sai
3. Chỉ số giá cả của năm 2006 là 100, của năm 2007 là 125, GDP danh nghĩa
của năm 2006 là 2000, GDP danh nghĩa của năm 2007 là 2700 .Vậy tốc độ
tăng trưởng GDP của năm 2007 so với năm 2006 là:
a. 16%
b. 8%
c. 4%
d. Các câu trên đều sai.
4. Trên lãnh thổ của một quốc gia có các số liệu được cho như sau:tiêu dùng
của các hộ gia đình là:1000, đầu tư ròng 120, khấu hao: 480, chi tiêu của
chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là 400, xuất khẩu ròng là 100, thu nhập
ròng từ nước ngoài: 400, thuế gián thu: 200.Vây thu nhập quốc dân (NI) là:
a. 2300

b. 2250
c. 2020
d. 1820
5. Trong một nền kinh tế có các số liệu được cho như sau:thặng dư ngân
sách :1000, xuất khẩu :1500, nhập khẩu 1000, tiết kiệm: 300.Vậy đầu tư là:
a. 700
b. 2300
c. 800
d. Các câu trên đều sai
6. Tìm câu sai trong các câu sau đây:
a. (S -I ) + (T - G) = ( X - M)
b. (S -I ) + (T - G) = ( M - X)
c. (S -I ) + (M -X) = ( G- T)
d. (S -I ) + (T -G) + (M-X).= 0
7. Để phản ánh toàn bộ phần giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo
ra trên lãnh thổ của một quốc gia trong một năm, người ta sử dụng chỉ tiêu:
a. GDP :Tổng sản phẩm nội địa.
b. GNP : Tổng sản phẩm quốc dân.
c. NI : Thu nhập quốc dân.
d. NEW :Phúc lợi kinh tế ròng.
8. Năm 2007 số liệu của một nền kinh tế như sau:tiêu dùng của công chúng
500, đầu tư ròng:60, khấu hao:140, chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và
dịch vụ :300, xuất khẩu ròng:200, chỉ số diều chỉnh lạm phát năm 2007:120,
chỉ số điều chỉnh lạm phát năm gốc:100.Vậy GDP thực năm 2007 là
a. 1200
b. 1000
c. 1440
d. Các câu trên đều sai.
9. Bộ phận nào sau đây không bao gồm trong tổng sản phẩm quốc gia:
a. Lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài.

b. Xuất khẩu ròng.
c. Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài.
d. Viện trợ không hoàn lại của nước ngoài.
10. Theo số liệu thống kê trên lãnh thổ nước A năm 2008 như sau: tiền lương
: 4000, tiền trả lãi : 1200, tiền thuê đất: 1700, khấu hao: 1500, lợi nhuận
trước thuế: 3000, thuế gián thu: 1000, chỉ số giá cả năm 2008: 124. Vậy
GDP thực năm 2008 là:
a. 12.400
b. 11900.
c. 11400.
d 10.000.
11. GDP năm 2009 của Việt Nam thay đổi là do :
a. Do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm.
b. Do lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam giảm.
c. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 giảm do nền kinh tế toàn cầu suy
yếu.
d. Các câu trên đều đúng.
12. Cho biết quốc gia A có GDP danh nghĩa năm 2007 là 6000 tỷ và năm
2008 là 7128 tỷ, chỉ số giá cả năm 2007 là 150 và năm 2008 là 165. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2008 là :
a. 10%
b. 18,8%
c. 8%
d. 15%
13. Những hoạt động nào sau đây sẽ làm thay đổi GNP năm 2010 ở Việt
Nam?
a. Năm 2010 Việt Nam nhập khẩu một lượng thiết bị 10 tỷ đô la Mỹ từ
Nhật Bản.
b. Năm 2010 lượng kiều hối ở Việt Nam giảm đáng kể.
c. Năm 2010 Việt Nam bán một lượng vàng dự trữ cho nước ngoài nhằm

cải thiện cán cân thanh toán.
d. Năm 2010 thu nhập từ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giảm.
14. Bộ phận nào sau đây không được tính trong GDP của nền kinh tế?
a. Tiền lương
b. Lợi nhuận công ty
c. Trợ cấp thất nghiệp
d. Tiền trả lãi vay
15. Gía trị gia tăng của một doanh nghiệp là:
a. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí nguyên
liệu để sản xuất sản phẩm.
b. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí vật chất
mua ngoài để sản xuất sản phẩm.
c. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi toàn bộ chi phí vật chất
để sản xuất sản phẩm.
d. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí tiền
lương để sản xuất sản phẩm.
Chương 3:
1. Trong mô hình kinh tế của KEYNES, các chính sách kinh tế vĩ mô của
chính phủ sẽ làm thay đổi:
a. Tổng cung b. Tổng cầu.
c. Gía cả d. Các câu trên đều sai.
2. Theo lý thuyết xác định sản lượng, lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến
giảm thì tổng cầu dự kiến:
a. Lớn hơn sản lượng,các xi nghiệp giảm sản lượng.
b. Nhỏ hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng.
c. Nhỏ hơn sản lượng,các xí nghiệp giảm sản lượng.
d. Lớn hơn sản lượng, các xí nghiệp tăng sản lượng
3. Nhược điểm chính trong mô hình xác định sản lượng của KEYNES là:
a. Không giải thích được chu kỳ kinh tế.
b. Không giải thích được lạm phát.

c. Không giải thích được suy thoái kinh tế.
d. Không giải thích được thất nghiệp.
4. Một trong những đặc trưng trong mô hình xác định sản lượng cân bằng
của KEYNES là;
a. Gía cố định.
b. Sản lượng được quyết định bởi tổng cung.
c. Toàn dụng nguồn lực.
d. Tiền lương linh hoạt.
5. Theo giả thuyết thu nhập thường xuyên của Milton Friedman, cầu tiêu
dùng
a. Phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập khả dụng
b. Ổn định do thu nhập trung bình trong dài hạn ổn định
c. Bất ổn do thu nhập thường xuyên liên tục biến động
d. Sẽ tăng khi người tiêu dùng tin chính phủ cắt giảm thuế tạm thời.
6. Trong mô hình Keynes, với giả thiết đầu tư tự định khi người dân sẵn
sàng tiết kiệm nhiều hơn, thì đầu tư sẽ và sản lượng
sẽ
a. Không đổi , giảm
b. Tăng, giảm
c. Tăng, tăng
d. Giảm, giảm
7.Quy luật tâm lý cơ bản của Keynes cho rằng:
a. Tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ luôn luôn gia tăng bằng mức gia tăng
thu nhập.
b. Người ta sẽ tiết kiệm thêm nếu như thu nhập của họ cao hơn nhưng sẽ
không tiết kiệm thêm bất cứ điều gì nếu như thu nhập thấp hơn.
c. Người ta sẽ tiết kiệm một phần trong bất cứ gia tăng nào trong thu
nhập.
d. Khi tiêu dùng gia tăng sẽ gia tăng thu nhập.
8. Độ dốc của hàm số tiêu dùng được quyết định bởi:

a. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình.
b. Tiêu dùng tự định.
c. Khuynh hướng tiêu dùng biên.
d. Không có câu nào đúng
9. Gỉa sử không có chính phủ và ngoại thương, nếu tiêu dùng tự định là 30,
đầu tư là 40, Khuynh hướng tiết kiệm biên MPS = 0,1. Mức sản lượng cân
bằng:
a. Khoảng 77
b. 430.
c. 700.
d. 400
10. Theo lý thuyết xác định sản lượng, nếu lượng hàng tồn kho ngoài dự
kiến tăng thì tổng cầu dự kiến sẽ:
a. Nhỏ hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng.
b. Lớn hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng
c. Nhỏ hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng
d. Lớn hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng
11. Thu nhập khả dụng là phần thu nhập các hộ gia đình nhận được:
a. Sau khi đã nộp các khoản thuế cá nhân, bảo hiểm xã hội và nhận thêm
các khoản chi chuyển nhượng của chính phủ.
b. Do cung ứng các yếu tố sản xuất.
c. Sau khi đã trừ đi phần tiết kiệm.
d. Không có câu nào đúng.
12.Khi tổng cung vượt tổng cầu, hiện tượng xảy ra ở các hãng là:
a. Tăng lợi nhuận.
b. Giảm hàng tồn kho.
c. Tăng hàng tồn kho.
d. Tồn kho không đổi và sản lượng sẽ giảm.
13. Keynes kết luận rằng giao điểm của tổng cung và tổng cầu:
a. Sẽ luôn là mức toàn dụng nhân công.

b. Sẽ không bao giờ là mức toàn dụng nhân công.
c. Không nhất thiết là mức sản lượng toàn dụng.
d. Các câu trên đều sai.
14.Gỉa sử hàm tiêu dùng là C = 1200 + 0,6Yd. Nếu thu nhập khả dụng tăng
thêm 1000 đơn vị tiền thì tiết kiệm sẽ tăng thêm:
a 600
b 300
c 400
c 200
15. Gỉa thiết hàm tiêu dùng là một đường cong có độ dốc giảm dần khi thu
nhập khả dụng tăng . Khi đó khuynh hướng tiêu dùng biên ( MPC) sẽ như
thế nào khi thu nhập khả dụng tăng:
a Trở nên lớn hơn
b Vẫn không thay đổi
c Trở nên nhỏ hơn
d. Trở nên rất lớn
16. Trong mô hình Keynes, tín hiệu nào sau đây giúp cho các doanh
Nghiệp nhận ra có sự mất cân bằng trên thị trường hàng hóa ?
a Gía dao động
b Lãi suất dao động.
c Sự thay đổi trong lượng hàng tồn kho.
d Tiền lương dao động
Chương 4:
1. Trong một nền kinh tế có các dữ liệu được cho như sau : tiêu dùng tự định
: 100, đầu tư tự định : 50, chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vu :
100, thuế ròng tự định: 40, xuất khẩu 100, nhập khẩu tự định: 20 ,tiêu dùng
biên:0,75, thuế suất biên :0,2, nhập khẩu biên: 0,1.Mức sản lượng (thu nhập)
cân bằng là:
a. 600
b. 800

c. 750
d. Các câu trên đều sai.
2. Trong một nền kinh tế có các dữ liệu được cho như sau : tiêu dùng biên :
0,75, thuế suất biên : 0,2 , nhập khẩu biên 0,1.Nếu chính phủ tăng chi tiêu
hàng hóa và dịch vụ là 100, tăng thuế là 80.Vậy sản lượng sẽ thay đổi :
a. Giảm đi 80
b. Tăng thêm 80
c. Giảm đi 360
d. Tăng thêm 360
3. Trong tình hình nền kinh tế bị suy thoái, để khắc phục suy thoái kinh tế
chính phủ áp dụng các biện pháp:
a. Đầu tư vào một số công trình công cộng.
b. Giảm lãi suất chiết khấu
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
4. Chính sách tài khóa ngược chiều được áp dụng khi mục tiêu của chính
phủ đề ra là:
a. Cân bằng ngân sách.
b. Sản lượng tiềm năng.
c. Cân bằng trong cán cân thương mại.
d. Các câu trên đều sai
5. Khi chính phủ tăng thuế ròng và tăng chi tiêu của chính phủ về hàng hóa
và dịch vụ một lượng bằng nhau thì:
a. Sản lượng cân bằng không đổi.
b. Sản lượng cân bằng tăng.
c. Sản lượng cân bằng giảm.
d. Các câu trên đều đúng
6. Nguyên nhân nào sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân
sách ?
a. Cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết

b. Thực hiện gói kích thích cắt giảm thuế và tăng chi tiêu của chính
Phủ
c. Nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
d. Cả 3 câu trên
7. Trong tổng cầu của nền kinh tế không bao gồm bộ phận nào:
a. Chi cho đầu tư của chính phủ.
b. Chi cho đầu tư của tư nhân.
c. Chi cho bảo hiểm thất nghiệp .
d. Chi cho tiêu dùng của công chúng.
8 Trong một nền kinh tế mở có các số liệu như sau:tiêu dùng tự định : 60,
đầu tư tự định:600, chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ:3260, xuất
khẩu :2000, tiêu dùng biên:0,75, thuế suất biên:0,4, nhập khẩu biên:0,25.ở
mức sản lượng(thu nhập) thực tế là 7200, các xí nghiệp nên:
a. Thu hẹp sản xuất.
b. Mở rộng sản xuất.
c. Giữ nguyên sản lượng.
d. Các câu trên đều sai
9.Bộ phận nào sau đây được xem như yếu tố ổn định trong
Một nền kinh tế
a . Trợ cấp phúc lợi
b. Bảo hiểm xã hội
c . Thuế thu nhập lũy tiến
d. Cả ba yếu tố trên.
10. Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ có thể được tài trợ bằng cách:
a. Vay nước ngoài.
b. Bán trái phiếu cho công chúng.
c. Vay của ngân hàng trung ương.
d. Các câu trên đều đúng
11.Bộ phận nào sau đây không bao gồm trong tổng cầu:
a. Chi xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ.

b. Chi trợ cấp thất nghiệp
c. Đầu tư của khu vực tư nhân.
d. Xuất khẩu ròng.
12. Tiết kiệm tư nhân sẽ được sử dụng hoặc là để tài trợ cho thâm hụt ngân
sách hoặc để tăng chi tiêu đầu tư tư nhân. Một sự cắt giảm thâm hụt ngân
sách
a. Có thể làm cho đầu tư tư nhân giảm khi nền kinh tế cân bằng
b. Chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng trong chi tiêu đầu tư tư nhân khi nền
kinh tế cân bằng .
c. Tiết kiệm tư nhân tăng.
d. Chi tiêu đầu tư tư nhân không bị ảnh hưởng.
13. Trên tờ Bưu Điện Washington ra ngày 6/3/2009, chủ tịch Ngân hàng Thế
giới, Robert Zoellick, cho rằng muốn hồi phục nền kinh tế thế giới phải giải
quyết mất cân đối trong tiêu dùng và tiết kiệm giữa Mỹ và Trung Quốc, Mỹ
đã tiêu dùng quá mức còn Trung Quốc thì tiết kiệm quá mức. Trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính và suy thoái tòan cầu, mất cân đối này sẽ dẫn đến
a. Nghịch lý tiết kiệm trong phạm vi toàn cầu
b. Luồng vốn quốc tế dao động rất mạnh
c. Mất cân đối thu và chi trong phạm vi toàn cầu
d. Tất cả những vấn đề trên.
14. Nguyên nhân nào sau đây làm cho chính sách tài khóa không phải là
công cụ lý tưởng để quản lý tổng cầu trong ngắn hạn ?
a. Thị trường ngày nay linh hoạt hơn và tự điều chỉnh khi mất cân đối.
b. Các công cụ chính sách quá phức tạp.
c. Chính sách tài khóa không thể thay đổi một cách nhanh chóng.
d. Cả 3 nguyên nhân trên.
15. Nguyên nhân nào sau đây là trở ngại cho thực thi chính sách tài khóa
chủ động?
a. Tính ổn định vế mức toàn dụng lao động
b. Cần thời gian để chính sách tài khóa phát huy tác dụng

c. Tính ổn định về tổng cầu trong tương lai
d. Mức tiết kiệm trong nền kinh tế cao.
16. Năm 2009, chính phủ quôc gia A có số thu ngân sách là 1.000 tỷ đồng ,
cũng trong năm chính phủ chi trợ cấp 250 tỷ đồng, chi mua hàng hóa và dịch
vụ 700 tỷ đồng và thanh tóan tiền lãi vay 100 tỷ đồng. Trong năm 2008,
chính phủ A có
a. Thăng dư ngân sách 50 tỷ đồng
b. Thâm hụt ngân sách 50 tỷ đồng
c. Thâm hụt ngân sách - 50 tỷ đồng
d. Thăng dư ngân sách 300 tỷ đồng.
17. Giả sử rằng chi tiêu chính phủ (G) là 200 và thuế (T) tỷ lệ thuận với sản
lượng (Y) được thể hiện bởi hàm số T =0,2Y. Biết rằng thu nhập tiềm năng
là 1200 và lúc này ngân sách thâm hụt là 40. Kết luận nào sau đây về nguyên
nhân thâm hụt ngân sách là hợp lý nhất?
a. Chính phủ cắt giảm thuế
b. Thâm hụt là do chi tiêu chính phủ quá mức
c. Thâm hụt là do thu nhập thấp chứ không phải do chính sách sách tài
khóa nới lỏng gây ra
d. Chính phủ đã nới lỏng tài khóa quá mức nên đã dẫn đến thâm hụt
ngân sách.
18.Nguyên nhân nào sau đây là trở ngại cho thực thi chính sách tài khóa chủ
động khi nền kinh tế suy thoái
a. Chính phủ khó xác định được hiệu ứng lấn át
b. Chính phủ khó xác định được thu nhập tiềm năng trong nền kinh tế
c. Chính phủ khó xác định hiện trạng nền kinh tế
d. Cả 3 nguyên nhân trên.
Chương 5:
1. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký gởi sử dụng séc là 20% , tỷ
lệ dự trữ tùy ý trong hệ thống ngân hàng là 5%, lượng tiền mạnh (tiền cơ sở)
là 750, lượng tiền cung ứng là 3000.Vậy tỷ lệ dự trữ bắt buộc là:

a. 5%
b. 10%
c. 20%
d. Các câu trên đều sai.
2. Để khắc phục tình hình lạm phát của nền kinh tế, ngân hàng trung ương
nên:
a. Bán chứng khoán của chính phủ.
b. Tăng lãi suất chiết khấu.
c. Tăng dự trữ bắt buộc.
d. Các câu trên đều đúng.
3.Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký gởi sử dụng séc: 80%, tỷ lệ
tiền dự trữ chung so với tiền ký gởi sử dụng séc:10%, lượng tiền mạnh (tiền
cơ sở) :700.Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu của chính phủ ra công
chúng một lượng là 100, lượng cung ứng tiền thay đổi là:
a. Tăng thêm 200 b. Không thay đổi
c. Giảm bớt 200 d. Các câu trên đều sai.
4. Từ điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ, nếu ngân hàng trung ương tăng
lượng tiền cung ứng của nền kinh tế tăng lên thì:
a. Lãi suất tăng, lượng tiền tăng.
b. Lãi suất giảm, lượng tiền tăng.
c. Lãi suất tăng, lượng tiền giảm.
d. Các cậu trên đều sai.
5. Lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế chủ yếu được tạo ra qua:
a. Ngân hàng trung ương.
b. Ngân hàng đầu tư.
c. Ngân hàng thương mại.
d. Các câu trên đều đúng
6. Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách:
a. Mua trái phiếu của ngân hàng trung ương.
b. Nhận tiền gửi của khách hàng.

c. Cho khách hàng vay tiền.
d. Bán trái phiếu cho công chúng.
7. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ là do:
a. Bong bong thị trường nhà đất ở MỸ vỡ, khách hàng vỡ nợ, không thể
thanh toán cho ngân hàng.
b. Các tập đoàn tài chính của mỹ cho vay thế chấp bất động sản dưới
chuẩn, hậu quả là nợ xấu tăng vọt.
c. Các ngân hàng nước ngoài đã mua chứng khoán do ngân hàng Mỹ
phát hành từ các khoản cho vay bất đông sản.
d. Các câu trên đều đúng.
8. Ngân hàng trung ương kiểm soát khả năng tạo tiền của các ngân hàng
thương mại thông qua công cụ:
a. Quy định lãi suất chiết khấu.
b. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
c. Mua bán chứng khoán ( nghiệp vụ thị trường mở).
d. Quy định lãi suất cơ bản.
9. Bẫy thanh khoản là hiện tượng:
a. Ngân hàng trung ương tăng cung tiền làm lãi suất giảm, còn sản
lượng không đổi.
b. Chính phủ tăng chi tiêu chỉ làm cho lãi suất tăng, còn sản lượng
không đổi.
c. Ngân hàng trung ương tăng cung tiền nhưng lãi suất và sản lượng
không thay đổi.
d. Chính phủ tăng chi tiêu làm sản lượng tăng, còn lãi suất không đổi.
10. Giả sử rằng Ngân hàng Trung ương bán 20 tỷ chứng khoán chính phủ
cho Ngân hàng Thương mại và tỷ lệ dự trữ của Ngân hàng Thương mại là
20%. Hoạt động này sẽ làm
a. Giảm cung tiền là 20 tỷ đồng
b. Giảm cung tiền thực tế 20 tỷ đồng

c. Giảm cung tiền là 100 tỷ đồng
d. Giảm cung tiền 4 tỷ đồng.
11. Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng
thương mại?
a Khoảng chênh giữa lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay lớn
b. Lượng rút tiền mặt của khách hàng có thể tiên liệu được
c. Ngân hàng có nhiều cơ hội cho vay
d. Lãi suất cho vay xấp xỉ là 0% .
12. Một ngân hàng thương mại có dự trữ thực tế (R) là 9 tỷ đồng và tiền gởi
(D) là 30 tỷ. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng 20%, dự trữ thừa hoặc
vượt mức (excess reserves) của ngân hàng sẽ là:
a. 3 tỷ đồng b. 1, 8 tỷ đồng
c. 9 tỷ đồng d. 6 tỷ đồng
13. Nếu Ngân hàng Trung ương muốn giảm GDP thực nhằm ngăn chặn lạm
phát đang đà gia tăng, Ngân hàng sẽ cung tiền, lúc này lãi suất
trong ngắn hạn sẽ tương đối so với lãi suất trong dài hạn
a. giảm, giảm b. tăng, giảm
c. tăng , tăng d. giảm, tăng.
14. Việc phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương có tác động rất ít đến
sản lượng và công ăn việc làm khi
a. Đầu tư rất nhạy đối với sự biến động của lãi suất
b. Ngân hàng thương mại sẵn sang dự trữ tiền thay vì cho vay
c. Lãi suất linh động
d. Nhà đầu tư thích giữ các loại tài sản tài chính thay vì giữ tiền.
15. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử
dụng để
a . Thay đổi dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại
b . Thay đổi cơ sở tiền
c . Thay đổi lượng tiền cung ứng
d. Cả 3 câu trên

16. Với vai trò là người cho vay cuối cùng, Ngân hàng Trung ương có thể:
a. Ổn định được số nhân chính sách tài khóa
b. Buộc các ngân hàng thương mại thận trọng với các dự án cho vay
c. Tạo được niềm tin cho công chúng về các khoản chi tiêu công của
chính phủ
d. Tránh được tác động của hoảng loạn tài chính đối với hệ thống ngân
hàng.
17. Cơ chế lan truyền của chính sách tiền tệ được thể hiện như thế nào trong
nền kinh tế đóng khi mà ngân hàng trung ương điều chỉnh tăng lãi suất danh
nghĩa ?
a. Tiết kiệm tăng kéo theo đầu tư tăng
b. Cầu tiêu dùng và đầu tư giảm làm giảm sản lượng và việc làm
c. Đầu tư giảm nhưng cầu tiêu dùng tăng
d. Không ảnh hưởng đến tổng cầu do đầu tư và cầu tiêu dùng dịch
chuyển ngược chiều
18. Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ giảm nếu:
a. Người dân có khuynh hướng thanh toán thong qua ngân hàng thay vì
sử dụng tiền mặt.
b. Chủ của ngân hàng thương mại vay tiền của ngân hàng trung ương.
c. Ngân hàng thương mại tăng dự trữ do yêu cầu giới hạn số cho vay
đối với tiền gởi huy động từ ngân hàng trung ương.
d. Ngân hàng trung ương hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
19. Cho dù quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ của chính sách tiền
tệ, Ngân hàng Trung ương thường hạn chế sử dụng là do
a. Nó là một loại thuế đánh vào lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại
b. Sử dụng nó sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của các Ngân hàng
Thương mại
c. Nó là một loại thuế đối với ngân hàng và nó có thể tạo ra chi phí trên
thị trường tín dụng
d. Việc sử dụng nó thường khó thực hiện.

20.Ngân hàng trung ương có thể kiểm soat khả năng tạo tiền qua Hệ thống
ngân hàng thương mại thông qua hoạt động nào sau đây:
a. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
b. Nghiệp vụ thị trường mở
c. Mua bán chứng khoán
d. Tất cả các hoạt đông trên
21. Giai thích nào sau đây là hợp lí nhất cho động cơ giữ tiền ?
a. Giữ tiền để tránh giữ các tài sản tài chính khác khi giá các tài sản này
đang giảm
b. Giữ tiền là hình thức tiết kiệm tốt nhất vì giá trị đồng tiền được Bảo
đảm bằng vàng
c. Giữ tiền để đáp ứng các chi tiêu cho những cơ hội không lường trước
được
d. Câu a và c đúng
Chương 6:
1. Đường IS thẳng đứng cho thấy:
a. Đầu tư ít nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất.
b. Đầu tư nhạy cảm nhiều so với sự thay đổi của lãi suất.
c. Đầu tư không thay đổi theo lãi suất.
d. Đầu tư nhạy cảm hoàn toàn theo lãi suất.
2. Trong mô hình IS-LM , một sự gia tăng chi tiêu của chính phủ lớn hơn sự
giảm sút đầu tư của tư nhân (hiện tượng lấn át một phần hoặc hất ra một
phần ). khi đó đường LM có dạng:
a. Dốc lên trên từ trái sang phải.
b. Thẳng đứng
c. Nằm ngang.
d. Dốc xuống dưới từ trái sang phải
3. Trong một nền kinh tế có các số liệu như sau:tiêu dùng tự định:500, đầu tư
tự định:300, chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ:600, thuế ròng tự
định:40, xuất khẩu 480, nhập khẩu tự định:50, tiêu dùng biên;0, 75 đầu tư

biên theo lãi suất :-30, thuế suất biên :0,2. nhập khẩu biên 0,1, Phương trình
của đường IS:
a. Y = 3600 +60 r
b. Y = 3600 - 60 r
c. Y = 2400 - 200 r
d. Các câu trên đều sai.
4. Trong trường hợp đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất, khi áp dụng chính
sách mở rộng tài khóa sẽ làm cho:
a. Lãi suất giảm, sản lượng tăng.
b. Lãi suất tăng, sản lượng giảm.
c. Lãi suất giảm, sản lượng giảm.
d. Lãi suất tăng, sản lượng tăng.
5. Trên thị trường tiền tệ có các số liệu như sau:tỷ lệ tiền mặt so với tiền ký
gởi sử dụng séc:60%, tỷ lệ tiển dự trữ chung so với tiền ký gởi sử dụng
séc:20%, mức cầu về tiền LM = 200 + 0,2Y - 40r, tiền mạnh ( tiền cơ sở) :
400. .Phương trình đường LM:
a. r = 15 +0,005Y
b. r = 15 - 0,005Y
c. r = - 15 + 0,005Y
d. r = - 15 - 0,005Y
6. Nhân tố nào sau đây làm cho đường IS dịch chuyển sang phải:
a. Tiền lương danh nghĩa tăng.
b. Lương cung ứng tiền tăng.
c. Chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ tăng.
d. Thuế tăng.
7. Tìm câu sai trong các phát biểu sau đây:
a. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái chính phủ áp dụng chính sách
mở rộng tài khóa và mở rộng tiền tệ.
b. Trong điều kiện nền kinh tế đạt sản lượng toàn dụng chính phủ áp dụng
chính sách thắt chặt tiền tệ và mở rộng tài khóa trong ngắn hạn.

c. Trong điều kiện nền kinh tế lạm phát chính phủ áp dụng chính sách
thắt chặt tài khóa và thắt chặt tiền tệ.
d. Trong điều kiện nền kinh tế lạm phát chính phủ áp dụng chính sách
mở rộng tài khóa và mở rộng tiền tệ.
8. Phát biểu nào sau đây không đúng:
a. Chính sách tài khóa mở rộng có thể gây ra hiện tượng lấn át đầu tư.
b. Trên thị trường tài chính, giá chứng khoán và lãi suất tiền tệ có mối
quan hệ nghịch biến.
c. Lãi suất và đầu tư có mối quan hệ nghịch biến.
d. Chính sách tài khóa không có tác dụng khi đầu tư không phụ thuộc
vào lãi suất.
9. Trong mô hình IS-LM, khi chính phủ tăng chi tiêu bằng nguồn bán trái
phiếu thì:
a. Sản lượng tăng, lãi suất không đổi.
b. Sản lượng tăng, lãi suất tăng.
c. Sản lượng tăng, lãi suất giảm.
d. Sản lượng giảm, lãi suất giảm.
10. Khi đầu tư hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất thì:
a. Chính sách tài khóa không có tác dụng, chính sách tiền tệ có tác dụng
mạnh.
b. Chính sách tài khóa có tác dụng mạnh, chính sách tiền tệ không có tác
dụng
c. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều không có tác dụng
d. Chính sách tài khóa có tác dụng mạnh, chính sách tiền tệ có tác dụng
yếu
11. Dựa vào mô hình IS-LM để khuyến khích đầu tư mà không gây ra lạm
phát, nên áp dụng:
a. Chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ.
b. Chính sach tiền tệ mở rộng.
c. Chính sách thu hẹp tài khóa và tiền tệ.

d. Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp.
12. Các nhà kinh tế tiền tệ cực đoan cho rằng chính sách tài khoá không có
vai trò trong việc ổn định nền kinh tế .Lập luận này dựa vào
a. Bẫy thanh khoản (liquidity trap).
b. Tác động hất ra hay lấn át hoàn toàn (fully crowding-out effect).
c. Cầu tiền co giãn hoàn toàn đối với lãi suất.
d. Đầu tư không co giãn đối với lãi suất.
13.Hiệu ứng lấn át (hất ra) của chính sách tài khóa mở rộng là hậu quả của
việc vay mượn của chính phủ trên thị trường tiền tệ, đưa đến việc:
a. Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
b. Làm gia tăng lãi suất và đầu tư.
c. Làm gia tăng lãi suất và giảm đầu tư.
d. Làm gia tăng lãi suất và tăng đầu tư
14.Giả sử chính phủ muốn cắt giảm bớt những khoản chi tiêu đầu tư công
kém hiệu quả nhưng muốn giữ cho sản lượng không đổi.Trong mô hình IS-
LM, kết hợp nào sau đây cho phép đạt được mục tiêu này?
a. Chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng.
b. Chính sách tài khóa mở rộng bằng cách cắt giảm thuế và chính sách
tiền tệ mở rộng.
c. Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đồng thời.
d. Chính sách tiền tệ thắt chặt.
15. Sử dụng mô hình IS-LM chỉ ra tác động của việc cắt giảm chi tiêu tiêu
dùng đến sản lượng và lãi suất?
a. Sản lượng và lãi suất tăng
b. Sản lượng giảm và lãi suất tăng
c. Sản lượng tăng và lãi suất giảm
d. Sản lượng và lãi suất giảm.
16. Lý thuyết bẫy thanh khoản cho rằng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ không
ảnh hưởng lớn đến sản lượng khi
a. Cầu tiền không phụ thuộc vào lãi suất

b. Lãi suất tiến đến gần 0
c. Dưới chế độ tỷ giá thả nổi
d. Tất cả những trường hợp trên.
17 Trong mô hình IS-LM khi ngân hàng trung ương tăng lượng cung
tiền và chính phủ tăng chi tiêu thì
a. Lãi suất tăng nhưng sản lượng có thể tăng ,giảm hoặc không đổi
b. Sản lương không thay đổi
c. Sản lương tăng ,lãi suất có thể tăng, giảm hoặc không đổi
d. Sản lượng tăng , lãi suất tăng, đầu tư tư nhân giảm vì tác động
chính sách tài khóa luôn mạnh hơn tác động chính sách tiền tệ
18. Bẫy thanh khoản là hiện tượng:
a. Ngân hàng trung ương tăng cung tiền làm lãi suất giảm, còn sản
lượng không đổi.
b. Chính phủ tăng chi tiêu chỉ làm cho lãi suất tăng, còn sản lượng
không đổi.
c. Ngân hàng trung ương tăng cung tiền nhưng lãi suất và sản lượng
không thay đổi.
d. Chính phủ tăng chi tiêu làm sản lượng tăng, còn lãi suất không đổi.
Chương 7:
1. Tìm câu sai trong các câu sau đây :
a. Lạm phát về phía cung sẽ làm cho giá cả tăng và sản lượng giảm.
b. Khi nền kinh tế suy thoái , ngân hàng trung ương áp dụng chính sách
thắt chặt tài chính
c. Trong ngắn hạn có sự đánh đổi giữa lạm phát về phía cầu và tỷ lệ thất
nghiệp.
d. Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu phụ thuộc vào sản lượng.
2. Trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không bao gồm :
a. Thất nghiệp cơ cấu
b. Thất nghiệp tạm thời
c. Thất nghiệp tự nguyện

d. Thất nghiệp chu kỳ
3. Đường cong PHILLIPS trong dài hạn thể hiện:
a. Sự đánh đổi giữa lạm phát về phía cầu và tỷ lệ thất nghiệp.
b. Sự lựa chọn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong giải
quyết việc làm.
c. Cả a và b đều đúng
d. Cà a và b đều sai.
4. Lạm phát về phía cung (chi phí đẩy) xảy ra là do:
a. Tiền lương danh nghĩa tăng.
b. Gía các yếu tố sản xuất tăng mạnh.
c. Chinh phủ tăng thuế.
d. Các câu trên đều đúng
5. Khi tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán
a. Người đi vay bị thiệt
b. Người cho vay có lợi
c. Người cho vay bị thiệt
d. Các câu trên đều sai.
6. Lạm phát do đầu tư quá mức sẽ làm cho:
a. Sản lượng giảm, giá tăng.
b. Sản lượng tăng, giá tăng.
c. Sản lượng không đổi, giá tăng.
d. Các câu trên đều sai.
7. Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế là 10%, tỷ lệ lạm phát dự đoán là 8%, tỷ lệ lạm
phát ngoài dự đoán:
a. 18% b. Giảm 2%
c. 2% d. Giảm 18%.
8.Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0%, người ta thích giữ tiền
thay vì đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác.Suy luận nào sau đây là hợp lý
nhất cho việc giải thích hành vi giữ tiền?
a. Các tài sản đều có tỷ suất sinh lợi bằng 0, giữ tiền có lợi hơn vì có tính

thanh khỏan cao
b. Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, lãi suất tăng và giá
trái phiếu sẽ giảm
c. Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát
d. Tất cả những suy luận trên
9. Lọai thất nghiệp nào sau đây dùng để giải thích thích hợp nhất cho trường
hợp giảm công ăn việc làm trong ngành dược phẩm do suy thóai kinh tế tòan
cầu gây ra:
a. Thất nghiệp cọ xát
b. Thất nghiệp chu kỳ
c. Thất nghiệp theo mùa
d. Thất nghiệp cơ cấu.
10. Những người nào sau đây sẽ bị thiệt hại từ lạm phát không được dự
đoán?
a. Người chủ trả lương cố định cho người làm công.
b. Những người nhận lương hưu cố định.
c. Những người vay tiền để đầu tư.
d. Những người đóng thuế cho chính phủ.
11. Với giả thuyết đường Phillips trong ngắn hạn dốc xuống về phía bên
phải, một sự cắt giảm lạm phát
a. Tạo ra chi phí vì GDP thực giảm.
b. Phải trả giá cho việc tăng tỷ lệ thất nghiệp nhưng không ảnh hưởng
đến sản lượng.
c. Không tạo ra chi phí vì không ảnh hưởng đến sản lượng
d. Các câu trên đều sai.
12. Mối liên hệ được thể hiện trong đường Phillips ngắn hạn nói lên
rằng:
a. Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao
b. Muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chịu tỷ lệ lạm phát cao
c. Tỷ lệ thất nghiệp luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và lạm phát

vừa phải
d. Tỷ lệ thất nghiệp luôn là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù tỷ lệ
lạm phát cao hay thấp
13. Thành phần nào sau đây được xếp vào thất nghiệp
a. Sinh viên đang học tập trung tại các trường đại học
b. Bộ đội xuất ngủ có khả năng lao động đang tìm việc làm
c. Người nội trợ
d. Các câu trên đều sai
Chương 8:
1. Đầu năm tỷ giá giữa tiền đồng VN và USD là e = 16000 VND /1USD ,
vốn đầu năm bằng tiền đồng VN là .1.600.000VND.Đầu năm gởi tiết kiệm
bằng ngoại tệ có lãi suất là 5 %/ năm .Cuối năm tỷ giá thay đổi là e = 17000
VND / 1 USD.Vậy lợi tức đem lại do thay đổi tỷ giá là:
a. 85000
b. 105.000
c. 100.000
d. Các câu trên đều sai.
2. Tìm câu sai trong các câu sau đây:
a. Tỷ giá hối đoái là tỷ số phản ánh số lượng nội tệ nhận được khi đổi
một đơn vị ngoại tệ.
b. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu.
c. Trong tài khoản vốn của cán cân thanh toán có xuất khẩu ròng và đầu
tư ròng.
d. Trên thị trường ngoại hối, nguồn cung ngoại tệ sinh ra chủ yếu là do
xuất khẩu và đầu tư của nước ngoài.
3. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, khi cán cân thanh toán thặng dư, để
duy trì tỷ giá hối đoái do chính phủ ấn định thì:
a. Ngân hàng trung ương sẽ tung ra một số lượng nội tệ để mua lấy
ngoại tệ dư thừa.

b. Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương sẽ tăng lên.
c. Lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên.
d. Các câu trên đều đúng.
4. Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ giảm, giá trị đồng
nội tệ tăng so với đồng ngoại tệ, trên thị trường ngoại hối sẽ dẫn đến:
a. Lượng cung ngoại tệ giảm, lương cầu ngoại tệ tăng.
b. Lượng cung ngoại tệ giảm, lượng cầu ngoại tệ giảm
c. Lượng cung ngoại tệ tăng ,lượng cầu ngoại tệ giảm.
d. Lượng cung ngoại tệ tăng, lượng cầu ngoại tệ tăng.
5. Trong một nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn,
chính phú áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ dẫn đến:
a. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
b. Lượng cung ngoại tệ tăng, lượng cầu ngoại tệ giảm.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
6.Trong 1 nền kinh tế mở, với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn, nếu
chính phủ giảm chi ngân sách sẽ dẫn đến:
a. Lãi suất và sản lượng đều tăng.
b. Cán cân thương mại xấu đi.
c. Đồng nội tệ tăng giá.
d. Các câu trên đều sai.
7. Tỷ giá hối đoái năm 2005 e = 14.000 VND /1USD, tỷ giá hối đoái thực
năm 2005 e r= 1/1, năm 2008 tỷ giá hối đoái thực e r= 1,1 /1,3. Vậy năm
2008 tỷ giá hối đoái danh nghĩa phải thay đổi là bao nhiêu để tỷ giá hối đoái
thực như ở năm 2005
a. e = 14.000 VND/1USD
b. e = 11846 VND/1USD
c. e = 16.545 VND/1USD
d. Các câu trên đều sai.
8. Trong bảng cán cân thanh toán của một quốc gia.chuyển nhượng ròng

được ghi vào:
a. Tài khoản vãng lai.
b. Tài khoản vốn.
c. Sai số thống kê.
d. Tài trợ chính thức.
9. Trong một nền kinh tế mở việc chính phủ áp dụng chính sách nâng giá
tiền tệ sẽ dẫn đến:
a. Sản lượng (thu nhập) tăng.
b. Dự trữ ngoại hối tăng.
c. Cán cân thượng mại được cải thiện.
d. Các câu trên đều sai.
10. Trong nền kinh tế nhỏ, mở với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định , vốn tự do
lưu chuyển thì:
a. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh.
b. Chính sách tài khoá không có tác dụng, chính sách tiền tệ có tác dụng
mạnh.
c. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ không có tác dụng.
d. Chính sách tài khoá có tác dụng mạnh, chính sách tiền tệ không có tác
dụng.
11. Gần đây khi suy thoái toàn cầu xảy ra, một số quốc gia theo đuổi chính
sách bảo hộ mậu dịch mới. Sở dĩ các quốc gia theo đuổi chính sách bảo hộ là
vì:
a. Không có nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa.
b. Lo ngại cạnh tranh từ những nước đang phát triển.
c. Để cải thiện vị thế cán cân ngọai thương.
d. Muốn cho chính sách kích thích kinh tế có hiệu lực hơn đối với sản
xuất.
12. Trong một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá cố định và vốn luân
chuyển tự do hoàn toàn. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng được giải
thích trong mô hình IS-LM sẽ là:

a. Làm tăng sản lượng nhưng lãi suất và tỷ giá hối đoái giảm.
b. Làm sản lượng, lãi suất và tỷ giá hối đoái đều tăng.
c. Không có tác động nhiều đến sản lượng do hiệu ứng lấn át.
d. Tăng sản lượng nhưng tỷ giá hối đoái và lãi suất không đổi
13. Trong một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá thả nổi và vốn luân
chuyển tự do hoàn toàn. Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng được giải
thích trong mô hình IS-LM sẽ là:
a. Sản lượng và lãi suất thị trường tăng.
b. Không có tác động đến sản lượng nhưng lãi suất thị trường tăng.
c. Sản lượng và tỷ giá hối đoái tăng
d. Sản lượng tăng nhưng lãi suất thị trường giảm.
14. Những hoạt động nào sau đây có thể làm tăng tỷ giá hối đoái thực
a. Đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu.
b. Trợ cấp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
c. Trợ cấp xuất khẩu.
d. Phá giá đồng tiền trong nước liên tục.
15. Tài khoản vãng lai của Việt Nam đang thâm hụt và mức độ thâm hụt
ngày càng tăng. Lời giải thích nào sau đây là hợp lý nhất cho nguyên nhân
sự thâm hụt này?
a. Người dân Việt Nam chi tiêu tiêu dùng quá mức.
b. Việt Nam theo đuổi kế hoạch tăng trưởng cao dẫn đến chênh lệch quá
mức giữa đầu tư và tiết kiệm.
c. Lượng đầu tư gián tiếp giảm.
d. Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm.
16. Trong một nền kinh tế mà chính phủ quản lý tỷ giá, động cơ phá giá có
thể là :
a . Tăng thu nhập và tạo việc làm khi nền kinh tế suy thoái
b. Giảm áp lực lên dự trữ quốc tế
c. Cải thiện cán cân thương mại quốc tế
d. Tất cả các câu trên đều đúng.

17.Từ đầu năm 2011, dự trữ ngoại tệ của Nga tăng vọt và đồng rup
Của Nga là đồng tiền tăng giá mạnh nhất trong những nước mới nổi
.Sở dĩ có hiện tượng này là do :
a . Giữ đồng USD đểtạo vị thế mới về kinh tế cho nền kinh tế Nga
b . Sự gia tăng năng suất trong những ngành xuất khẩu của Nga
c . Đồng euro đang mất giá do khủng hoảng nợ
d. Do giá dầu thế giới tăng do bất ổn của khu vự bắc phi
18.Chế độ tỷ giá thả nổi có bất lợi:
a . Chủ quyền của chính sách tiền tệ không còn nữa
b. Do hiện tượng đầu cơ, nên tỷ giá dao động mạnh và làm nản
lòng các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
c . Yêu cầu chính phủ và ngân hàng trung ương phải có dự trữ
ngoại tệ lớn
d . Cả 3 yếu tố trên
19.Gỉa sử tỷ lệ lạm phát của Hoa kỳ là 2% và của Việt Nam là 15% tỷ gia
hối đoái giữa VND/ USD tăng 5% thì tỷ gia hối đoái thực sẽ là
a . Giam 8% b . Một giá trị khác
c . Tăng 8% d . Tăng 18%
20. Khác với các nước khác trong khu vực đang lo ngại luồng vốn vào tăng
quá mức làm tăng giá đồng nội tệ và giảm khả năng cạnh tranh, Việt Nam
đang đối diện với sự giảm sút nguồn dự trữ ngoại tệ.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do;
a. Vốn đầu tư nước ngoài vào sẽ giảm do bất ổn trong kinh tế vĩ mô
b. Tích trữ ngoại tệ trong khu vực tư nhân
c. Nhập siêu tăng
d. Cả 3 nguyên nhân trên
21. Một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá cố định, vốn luân chuyển tự
do hoàn toàn, khi lãi suất thế giới giảm sẽ làm cho
a . Không có tác động đến sản lượng nhưng lãi suất thị trường tăng.
b . Không có tác động đến sản lượng nhưng lãi suất thị trường giảm

c . Lãi suất trong nước giảm và sản lượng tăng
d . Sản lượng và lãi suất thị trường tăng
22. Trong một nền kinh tế mà chính phủ quản lí tỷ giá , việc phá giá tiền tệ
a. Cải thiện cán cân thương mại
b. Tránh áp lực lên dự trữ ngoại tệ
c. Tạo công ăn việc làm trong nước.
d. Cả 3 câu trên

×