1
Ôn tập Kinh tế vĩ mô I
i
Câu hỏi đúng – sai
1. GDP và GNI khác nhau ở khoản mục thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài NFP.
2. Chỉ số khử lạm phát GDP (hay chỉ số giảm phát GDP, hay chỉ số điều chỉnh
GDP) đo lường cả giá cả của nhóm hàng hoá nhập khẩu.
3. CPI hay còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng là loại chỉ số được tính toán dựa vào rỗ
hàng hoá năm gốc.
4. Ngắn hạn hay dài hạn trong kinh tế vĩ mô chủ yếu là dựa vào sự khác biệt về độ
dài thời gian.
5. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, hay còn gọi là thâm hụt Cán cân thương mại
(NX<0 hay TB<0) là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thâm hụt của Cán cân thanh
toán (BOP).
6. Nếu hiện tại chỉ số giá của Việt Nam là 114 và của Thái Lan là 128, có nghĩa là tỷ
lệ lạm phát ở Thái Lan cao hơn tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam.
7. Chỉ số khử lạm phát GDP (hay GDP deflator) là một loại chỉ số giá (P) được tính
bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực.
8. Định luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tình
trạng thất nghiệp.
9. Theo phương pháp chi tiêu, GDP bao gồm chi tiêu tiêu dùng của khu vực tư nhân,
chi tiêu đầu tư ròng, chi mua của chính phủ, xuất khẩu ròng và khấu hao.
10. Thuyết số lượng tiền cũng chính là Phương trình số lượng (M.V=P.Y) khi giả
định %ΔV = 0 (hay vòng quay của tiền không đổi).
11. Hiệu ứng Fisher giải thích mối quan hệ theo tỷ lệ 1:1 giữa tăng trưởng cung tiền
và sự thay đổi của mức giá.
12. Ba (03) công cụ tiền tệ chủ yếu mà ngân hàng nhà nước thường sử dụng để tác
động vào khối tiền M của nền kinh tế là: (1) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; (2) Nghiệp vụ
điều hành hoạt động trên thị trường mở; và (3) Lãi suất trái phiếu chính phủ.
13. Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC bao giờ cũng có giá trị lớn hơn 1.
14. Doanh số hằng năm của một công ty bán đến các hộ gia đình là 20 tỷ. Chi phí tiền
lương là 5 tỷ, các nhập lượng trung gian là 12 tỷ. Ngoài ra, không còn các chi phí
2
nào khác. Điều này có nghĩa là công ty này đã đóng góp vào GDP một khoảng
được gọi là giá trị gia tăng là 8 tỷ.
15. GDP danh nghĩa được tính bằng cách chia GDP thực với mức giá chung (hay chỉ
số khử lạm phát GDP).
16. GDP đã bao gồm giá trị khấu hao trong đó.
17. Chỉ số giảm phát hay chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator) là một dạng chỉ số
được tính toán dựa vào rỗ hàng hoá năm gốc, còn CPI là dạng chỉ số dựa vào rỗ
hàng hoá năm hiện hành.
18. Tỷ lệ lạm phát hằng năm bao giờ cũng có kết quả dương.
19. Xuất khẩu (X) có thể lớn hơn cả tổng sản phẩm trong nước (GDP).
20. Thu nhập bình quân đầu người là một trong những chỉ tiêu chủ yếu dùng để đo
lường mức sống.
21. GDP là giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh
tế.
22. Cân bằng của tài khoản vãng lai (CA) cũng chính là cân bằng của cán cân thanh
toán (BOP).
23. Định luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa GDP thực và tỷ lệ lạm
phát.
24. Một cách tối ưu nhất, tốc độ tăng trưởng GDP phải bằng với tỷ lệ lạm phát.
25. Thu nhập khả dụng của hộ gia đình chính bằng GDP trừ đi khấu hao.
26. Trữ lượng vốn của một nền kinh tế (K) đôi lúc còn được gọi là đầu tư I (một
thành phần trong cấu thành GDP).
27. Khái niệm đầu tư vốn trong kinh tế vĩ mô cũng chính là đầu tư tài chính (mua trái
phiếu, cổ phiếu ) vì cuối cùng các khoản tiền này cũng thông qua hệ thống tài
chính trở thành nhà xưởng, máy móc thiết bị.
28. Ngân hàng nhà nước có thể tác động đến cung tiền thông qua 03 công cụ tiền tệ
chủ yếu: (1) Các nghiệp vụ thị trường mở; (2) Dự trữ ngoại hối; và (3) Lãi suất
chiết khấu.
29. Theo hiệu ứng Fisher, nếu lạm phát tăng từ 6 lên 8 phần trăm thì lãi suất thực sẽ
giảm đi 2 điểm phần trăm.
3
30. Phương trình số lượng M.V = P.Y cũng chính là thuyết số lượng tiền.
31. Một nền kinh tế theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, việc ngân hàng nhà nước bảo
vệ tỷ giá hối đoái bằng cách mua-bán dự trữ ngoại tệ hoàn toàn không ảnh hưởng
đến lượng cung nội tệ của nền kinh tế.
32. Hàm cầu tiền cho thấy cầu tiền phụ thuộc nghịch biến vào lãi suất. Do vậy, khi lãi
suất tăng thì cầu tiền giảm và khi lãi suất giảm thì cầu tiền tăng.
33. Cầu tiền tăng kéo theo lãi suất tăng. Như vậy, hàm cầu tiền không thể hiện mối
quan hệ nghịch biến giữa 2 biến số này.
34. Đầu tư I là biến điểm (stock) còn trữ lượng vốn K là biến kỳ (flow, lưu lượng).
35. GDP danh nghĩa được đo lường bởi sản lượng hiện hành và giá hiện hành, trong
khi GDP thực được đo bởi giá của một năm cho trước nào đó.
36. Theo phương pháp thu nhập, GDP bao gồm tiền lương, khoản thu nhập cho thuê,
các khoản lãi, và lợi nhuận, cộng với thuế gián thu và khấu hao.
37. Chỉ số khử lạm phát (GDP deflator) là một dạng chỉ số Paasche và CPI là dạng
chỉ số Laspeyres.
38. Định luật Okun thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa GDP danh nghĩa và tình
trạng thất nghiệp.
39. Giảm lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát là số âm.
40. Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là 4% khi mà mức giá tăng từ 100 lên 104 lên 108
lên 112.
41. Kết quả giao dịch hàng hoá và dịch vụ được thể hiện trong tài khoản vãng lai
(CA), kết quả giao dịch vốn thể hiện trong tài khoản vốn và tài chính (KA hay
CF) của cán cân thanh toán (BOP).
42. Cân bằng cán cân thanh toán yêu cầu tình trạng cân bằng đồng thời của cả tài
khoản vãng lai và tài khoản vốn.
43. Trong vòng chu chuyển thu nhập, tiết kiệm là khoản bơm vào và đầu tư là khoản
rò rỉ.
44. GNI bằng GDP điều chỉnh các khoản thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài.
45. Cung tiền được kiểm soát bởi việc sử dụng nghiệp vụ OMO thông qua đó tác
động đến số nhân tiền và bởi việc sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết
khấu thông qua đó tác động đến cơ sở tiền.
4
46. Một sự gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ kích thích chi tiêu tư nhân vì có tác động
làm giảm lãi suất.
47. Khi một quốc gia theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định có nghĩa là cho phép tỷ giá
hối đoái được xác định dựa trên quan hệ cung cầu thị trường ngoại hối.
48. Dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, thâm hụt cán cân vãng lai phải được bù đắp
chính xác bằng khoản thặng dư của cán cân vốn và tài chính.
49. Dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, nền kinh tế nhỏ mở cửa và vốn di chuyển tự
do, chính sách tiền tệ là một công cụ đầy sức mạnh và hữu hiệu trong việc điều
chỉnh tổng cầu và sản lượng.
50. Dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, vốn di chuyển tự do, kỳ vọng về lãi suất cao
hơn có thể tạo ra sự tăng giá của nội tệ.
i
Chau Van Thanh