Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của một số dòng chè đột biến tại phú hộ, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








PHÙNG LỆ QUYÊN



NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA MỘT SỐ DÒNG CHÈ
ðỘT BIẾN TẠI PHÚ HỘ, PHÚ THỌ


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ðÌNH VINH



HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………




i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Phùng Lệ Quyên









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản Luận văn, trong quá trình thực tập tôi ñã nhận ñược
sự giúp ñỡ tận tình và tạo ñiều kiện thuận lợi của Khoa sau ñại học; Khoa
Nông Học - Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo TS. Nguyễn
ðình Vinh, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực tập và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
viên chức trong Bộ môn Cây công nghiệp - Khoa Nông Học - Trường ðại
Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo Viện KHKT NLN miền núi
phía Bắc, trung tâm nghiên cứu và phát triển Chè, bộ môn chọn tạo giống chè
nơi tôi công tác và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia ñình, bạn bè ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, ñộng viên và khích
lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn.

Phú Hộ, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


Phùng Lệ Quyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC



Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1 PHẦN MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 2
1.2.1 Mục ñích: 2
1.2.2. Yêu cầu: 2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam 4
2.2 Nguồn gốc, phân loại của cây chè 5
2.2.1 Nguồn gốc 5
2.2.2 Phân loại. 6
2.2.3 Sự phân bố của cây chè 9
2.3 Nghiên cứu về chè trong và ngoài nước 9
2.3.1 Nghiên cứu về chè trong nước: 9
2.3.2 Nghiên cứu về chè ở nước ngoài 19
2.4 Nghiên cứu về ñột biến tạo giống chè trong và ngoài nước. 28
2.4.1 Lý thuyết về phương pháp ñột biến chọn tạo giống cây trồng 28
2.4.2 Nghiên cứu về ñột biến chọn tạo giống chè trong và ngoài nước 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv


3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu: 35
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu: 35
3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu: 35
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 35
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 35
3.2.1 Nội dung nghiên cứu: 35
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.2.2 Thí nghiệm 2 37
3.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: 38
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, khả năng sinh trưởng, khả năng
chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng của các dòng chè ñột
biến 43
4.2 Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số dòng chè ñột biến 65
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 75
5.1 Kết luận 75
5.2 ðề nghị: 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 84
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

DANH MỤC VIẾT TẮT

KHKT NLN : Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
P : PH1

T : TRI777
TLS : Tỷ lệ sống
TLXV : Tỷ lệ xuất vườn
NS : Năng suất
ð/c : ðối chứng
T.gian : Thời gian
FAO : Food Agriculture Oganization
Tr : Trang
TCN : Trước công nguyên

NXB : Nhà xuất bản
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vi

DANH MỤC BẢNG



STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, sản lượng, năng suất chè khô trên thế giới và Việt
Nam (Nguồn FAO(2012) 4
4.1 Một số chỉ tiêu về lá của các dòng chè ñột biến 43
4.2 Một số ñặc ñiểm hình thái lá của các dòng chè ñột biến 45
4. 3 Một số ñặc ñiểm về hoa của các dòng chè ñột biến 47
4.4 Số ðợt sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các dòng chè ñột biến 49
4.5 Sinh trưởng tán của các dòng chè ñột biến: 50

4.6 ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè ñột biến
(vụ xuân 2011) 51
4.7 Tỷ lệ búp mù xòe của các dòng chè ñột biến 53
4.8 Thành phần cơ giới của các dòng ñột biến 55
4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể của các dòng
chè ñột biến 57
4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết , năng suất
thực thu của các dòng chè ñột biến 58
4.11 Năng suất của các dòng chè ñột biến qua 5 năm theo dõi 59
4.12 Kết quả phân tích sinh hoá của các dòng ñột biến 61
4.13 ðánh giá chất lượng chè xanh bằng phương pháp thử nếm cảm
quan 62
4.14 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng chè ñột biến 64
4.15 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng chè ñột biến trong
vườn ươm 66
4.16 Số lá của các dòng chè ñột biến 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

4.17 Chiều cao cây của các dòng chè ñột biến (cm) 69
4.18 ðường kính thân của các dòng chè ñột biến (mm) 71
4.19 Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của các dòng chè ñột
biến sau 8 tháng giâm cành 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii


DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

4.1 ðộng thái tăng trưởng chiều dài búp của các dòng chè ñột biến 52

4.2 ðộng thái ra lá của các dòng chè ñột biến 68

4.3 ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các dòng chè ñột biến 70

4.4 ðộng thái tăng trưởng ñường kính thân của các dòng chè ñột
biến 71


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

1. PHẦN MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) vốn là cây hoang dại ñược con
59người thuần hóa vào năm 2738TCN. Cây chè trong tự nhiên có dạng thân
bụi, bán gỗ và thân gỗ. Bằng kỹ thuật ñốn hái con người ñiều khiển chiều cao
cây chè thích hợp với tầm hái của mình ñồng thời thu hái búp tươi. Nhờ vào
các phương pháp chế biến khác nhau có thể tạo ra nhiều loại hình sản phẩm
chè ñáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong ñời

sống con người, công dụng của chè ngày càng ñược nghiên cứu sâu và ñược
nhiều người biết ñến. Trong chè có 1 số chất tanin, axit amin, cafein vv giúp
tinh thần sảng khoái khi hoạt ñộng trí óc, ngoài ra chè còn có khả năng chữa 1
số loại bệnh và chống ung thư rất tốt. Bên cạnh ñó về ý nghĩa xã hội chè còn
là cây xoá ñói giảm nghèo, do có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong
ñiều kiện trung du miền núi những vùng ñất mà những cây trồng khác khó
phát triển.
Do chè có ý nghĩa quan trọng như vậy trong những năm gần ñây ñược
sự quan tâm ðảng, Nhà Nước, Bộ NN và PTNT ñã ñầu tư thích ñáng về chè
qua các ñề tài, dự án mở rộng phát triển chè. Nhờ ñó mà diện tích chè ở nước
ta ñến năm 2011 ñạt: 126.300 ha. tổng sản lượng 888.600 tấn[46]. Tuy vậy
chất lượng chè Việt Nam chưa cao khi xuất khẩu sang thị trường thế giới giá
thành còn thấp và năng suất ñạt 1,75tấn chè khô/ha cao hơn năng suất trung
bình của thế giới ñạt 1,43 tấn chè khô/ha[68].
ðể cải thiện ñược chất lượng chè Việt Nam có thể tác ñộng vào 3 mặt : về
kỹ thuật canh tác: chế ñộ ñốn, hái, bón phân, phòng trừ dịch hại. Về phương
pháp chế biến: sử dụng các phương pháp chế biến khác nhau tạo ra các loại hình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

sản phẩm khác nhau ñáp ứng nhu cầu thị trường, về chọn tạo giống có thể sử
dụng nhiều phương pháp chọn giống khác nhau ñể chọn giống mới. Tuy nhiên
có thể khẳng ñịnh rằng trong 3 mặt tác ñộng ñó thì chọn tạo giống ñóng vai trò
quan trọng hơn, nó làm tiền ñề cho các tác ñộng kĩ thuật khác, nhưng ñể có sản
phẩm tốt thì cần só sự phối hợp hài hòa của cả 3 mặt ñó.
Chọn tạo giống chè bằng phương pháp ñột biến là phương pháp không chỉ tạo
ra giống mới mà còn tạo ñược nguồn gen chè mới làm vật liệu cho công tác
chọn tạo giống chè.

Khi xử lý ñột biến tạo nguồn vật liệu khởi ñầu phong phú, các nguồn
vật liệu này muốn sử dụng ñược cần phải trải qua quá trình chọn lọc và khảo
nghiệm. Năm 1989, tại Viện nghiên cứu chè ñã tiến hành xử lý bức xạ gama
trên hạt giống chè TRI777 và PH1 với các liều lượng từ 0,8- 1,0- 1,5-
2,0….5,0 kr. Qua ñánh giá ñã tuyển chọn ñược 11 cá thể có triển vọng và năm
1996 ñã trồng khảo nghiệm so sánh. ðể ñánh giá ñược các ñặc ñiểm nông
sinh học của các dòng chè này, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn ðình
Vinh chúng tôi thực hiện ñề tài "Nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học và khả
năng giâm cành của một số dòng chè ñột biến tại Phú Hộ, Phú Thọ"
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích:
Nghiên cứu các ñặc ñiểm hình thái, khả năng sinh trưởng phát triển và
năng suất của các dòng chè ñột biến ñể tìm ra dòng chè có năng suất cao, chất
lượng tốt, khả năng giâm cành tốt, thích hợp với ñiều kiện sinh thái tại vùng
Trung Du Phú Thọ.
1.2.2.Yêu cầu:
- ðánh giá ñược các ñặc ñiểm hình thái thực vật học của các dòng
chè ñột biến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

- ðánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các
dòng chè ñột biến
- ðánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng chè ñột biến.
- ðánh giá chất lượng của các dòng chè ñột biến.
- ðánh giá khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm cành của một số
dòng chè ñột biến có triển vọng.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

- ðề tài tập trung nghiên cứu trên 11 dòng chè ñược gây ñột biến từ 2 giống
PH1 và TRI 777.
- ðề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các ñặc ñiểm hình thái thực vật học, khả
năng sinh trưởng phát triển năng suất, chất lượng của 11 dòng chè ñột biến tại thời
ñiểm từ tháng 4/2011- 4/2012, Nghiên cứu khả năng giâm cành của 5 dòng chè ñột
biến thời gian từ tháng 8/2011- 4/2012 tại xã Phú Hộ Thị xã Phú Thọ Tỉnh Phú Thọ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới hiện có khoảng 50 quốc gia sản xuất chè, trong ñó Châu
Á có 18 nước, Châu Phi 19 nước, Châu Mỹ 11 nước và Châu ðại Dương có 2
nước, Số liệu thống kê của FAO (2012) về diện tích, sản lượng, năng suất chè
trên thế giới và ở Việt Nam ñược thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng, năng suất chè khô trên thế giới và Việt
Nam một số năm gần ñây
Năm 2007 2008 2009 2010
Diện tích
(Nghìn ha)
2929,4 2991,1 3008,2 3130,6
Năng suất
(Tấn chè khô/ha)
1,36 1,41 1,41 1,43
Thế giới
Sản lượng
( Nghìn Tấn)

3974,1 4206,9 4246,9 4483,9
Diện tích
(Nghìn ha)
107,4 108,8 111,4 113,2
Năng suất
(Tấn chè khô/ha)
1,53 1,59 1,67 1,75
Việt
Nam
Sản lượng
(Nghìn Tấn)
164,0 173,5 185,7 198,5
(Nguồn FAOSTAT, 2012)
Qua bảng số liêu ở bảng trên cho thấy:
Về diện tích trồng chè trên thế giới hàng năm ñều ñược mở rộng, cụ thể
năm 2007 diện tích chè thế giới là 2929,4 nghìn ha ñến năm 2008 diện tích là
2991,1 nghìn ha như vây chỉ sau 1 năm diện tích chè ñã mở rộng thêm 61,7
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

nghìn ha. Năm 2009 tốc ñộ mở rộng diện tích thấp hơn chỉ ñạt 17,1 nghìn ha
và năm 2010 ñã mở rông hơn ñược 122,4 nghìn ha.
Về tổng sản lượng chè khô hàng năm ñều có sự tăng trưởng năm 2007
tổng sản lượng ñạt 3974,1 nghìn tấn, năm 2008 tổng sản lượng tăng thêm
232,8 nghìn tấn, năm 2009 tổng sản lượng tăng ít hơn chỉ ñạt 40 nghìn tấn và
ñến năm 2010 tổng sản lượng tăng thêm 237 nghìn tấn.
Về năng năng suất chè khô chúng tôi thấy ít có sự biến ñộng.
Ở Việt Nam diện tích ngày càng ñược mở rông hơn với tốc ñộ mở rộng

năm 2008 là 1,4 nghìn ha, năm 2009 là 2,6 nghìn ha và năm 2010 mở rộng
thêm 1,8 nghìn ha.
Về tổng sản lượng chè khô hàng năm cũng ñược tăng thêm, năm 2008
ñạt 9,5 nghìn tấn, năm 2009 ñạt 12,2 nghìn tấn và năm 2010 là 12,8 nghìn tấn.
Về năng suất chè khô hàng năm cũng tăng thêm 0,06 - 0,08 - 0,08 tấn
chè khô/ha qua các năm 2008, 2009, 2010.
Qua bảng số liệu cũng có thể nhân thấy về diện tích và tổng sản lượng
chè của Việt Nam gấp 2 lần so với trung bình chung của thế giới, còn về năng
suất cao hơn của thế giới vì vậy có thể nhận ñịnh rằng giá chè Việt Nam
không cao là do chất lượng chè chưa ñáp ứng ñược yêu cầu thị trường.
2.2. Nguồn gốc, phân loại của cây chè
2.2.1. Nguồn gốc
Hai nhà thực vật học Condolk và Vavilov ñã công bố cây chè có nguồn
gốc từ Châu á [14], [22], [45].
Nhưng việc xác ñịnh nguồn gốc của cây chè còn tồn tại nhiều nhận
ñịnh khác nhau, ñó là dựa trên những cơ sở lịch sử hay khảo cổ học, thực vật
học. Nhìn chung những nhận ñịnh ñược nhiều người công nhận ñó là:
- Cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam Trung Quốc.
- Một nhận ñịnh khác dựa trên cơ sở khoa học “Trung tâm khởi nguyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

cây trồng” cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó ñược phân bố ở
các khu vực phía ðông và phía Nam, Phía ðông – Nam theo cao nguyên Tây
Tạng.
- Theo Robert Bruce (1823) lại cho rằng cho rằng cây chè có nguồn gốc
từ Assam Ấn ðộ (Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [13].
- Theo quan ñiểm của Djemukhatze (1982) [10] cho rằng cây chè có

nguồn gốc Việt Nam.
Hiện nay, phần ñông các nhà khoa học cho rằng nguyên sản của cây
chè không cố ñịnh ở một vùng nào nhất ñịnh, mà trải dài từ Assam Ấn ðộ
sang Miến ðiện, Vân Nam – Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Từ ñó chia ra
làm hai nhánh, một ñi xuống phía Nam và một ñi lên phía Bắc, trung tâm là
vùng Vân Nam – Trung Quốc. ðiều kiện khí hậu ở ñây rất lý tưởng cho cây
chè sinh trưởng quanh năm [9], [13], [15], [17], [20], [52].
2.2.2. Phân loại.
Phân loại cây chè có rất nhiều quan ñiểm chưa thống nhất, có quan
ñiểm cho rằng phân loại cây chè dựa vào các ñặc ñiểm dinh dưỡng. Tuy nhiên
ñăc ñiểm này dễ thay ñổi bởi ñiều kiện môi trường. Vì vậy cũng có tác giả ñề
nghị phân loại chè dựa vào ñặc ñiểm sinh thực do bộ phận sinh thực ổn ñịnh
hơn, trong ñó hoa chè ñược xem là ñặc ñiểm phân loại chủ yếu, các chỉ tiêu
ñược xem xét gồm: cuống hoa, ñài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhụy hoa và tua
ñầu nhụy v.v.

Theo Cohen Stuart (1919) ñược nhiều người chấp nhận ñó là, Trong hệ
thống phân loại thực vật cây chè ñược xếp như sau: (Nguyễn Ngọc Kính
1979) [13].
Ngành: Hạt kín (Angiospermae)
Lớp: Hai lá mầm (Dicotilennae)
Bộ: Chè (Theales)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


7

Họ: Chè (Theaceae)
Chi: Chè (Camellia) (Thea)
Loài: Camellia hoặc Thea sinensis

Tác giả chia Camellia Sinensis ra làm 4 thứ (Varieta)
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis var. Macrophylla)
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis var. Bohea)
- Chè Shan (Camellia Sinensis Var. Shan)
- Chè Ấn ðộ (Camellia Sinensis Var. Assamica)
* Chè Trung Quốc lá to: cây thân bụi hoặc gỗ nhỏ cao 5 - 7 m. Phân
cành trung bình, lá hơi tròn, có diện tích khoảng 30 cm
2
, có 8 - 9 ñôi gân lá, lá
mầu xanh nhạt, búp có khối lượng 0,5 – 0,6g,
* Chè Trung Quốc lá nhỏ: cây bụi phân cành nhiều, lá nhỏ (10 - 15cm),
phiến lá dày, giòn, mầu xanh thẫm, 6 - 7 ñôi gân (không rõ), búp nhỏ, hoa
nhiều, chịu rét tốt.
* Chè Shan: cây thân gỗ cao 6 - 10m, diện tích lá lớn hơn 50cm
2
, lá
hình thuyền, răng cưa sâu, có khoảng 10 ñôi gân lá. Búp to nhiều tuyết, khối
lượng búp khoảng 1,0 - 1,2g.
* Chè Ấn ðộ: thân gỗ cao trên 10m, phân cành thưa, lá hơi tròn, mặt lá
gợn sóng gồ ghề, diện tích lá khoảng 40cm
2
, có 12 - 15 ñôi gân lá. Búp lớn có
khối lượng 0,9 - 1,0g, búp giòn, chống chịu rét kém và thích ñất tốt.
Theo tác giả Ngô Phúc Liên, người Trung Quốc (2006) [19], ñã dựa vào
ñặc ñiểm hoa chè, thân cành và lông của cành lá non ñể phân biệt các loài chè
như sau:
+ Loài Camellia tachangensis (ðại xưởng trà) có hoa to hoặc rất to, số
cánh hoa trên 10, cánh hoa xếp xít nhau, cánh hoa dày, hoa màu trắng, ñài hoa
không lông, bầu nhụy không lông, ñầu nhụy chia 5 hoặc 6, thân gỗ lớn hoặc
nhỏ, cành chè non không lông, búp tôm không lông, kích thước lá chè to hoặc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

rất to, vỏ quả dày 3 – 5 mm. Loài này không làm ñồ uống, phân bố ở vùng
phía ðông Vân Nam. Tây Bắc Quảng Tây và Tây Nam Quý Châu của Trung
Quốc.
+ Loài Camellia taliensis (ðại lý trà) có hoa to hoặc rất to, số cánh hoa
10 – 13, cánh hoa xếp lên nhau, cánh hoa dày, hoa màu trắng, ñài hoa không
lông, bầu nhụy có lông, ñầu nhụy chia 5 hoặc 4, thân gỗ lớn hoặc nhỏ, cành
chè non không lông, búp tôm không lông hoặc ít, kích thước lá chè to hoặc rất
to, vỏ quả dày 2 – 3 mm. Loài này uống không ngon, phân bố ở vùng phía
Nam Vân Nam của Trung Quốc.
+ Loài Camellia carassicoluma (Hậu trục trà) có hoa to hoặc rất to, số
cánh hoa trên 10, cánh hoa xếp xít nhau, cánh hoa dày, hoa màu trắng, ñài hoa
không lông, bầu nhụy có lông, ñầu nhụy chia 5 hoặc 4, thân gỗ nhỏ, cành chè
non không lông, búp tôm có lông, kích thước lá chè to hoặc rất to, vỏ quả dày
5 – 12 mm và trục quả to. Loài này uống không ngon, phân bố ở vùng phía
Nam Vân Nam của Trung Quốc, phía Bắc Việt Nam, thượng lưu sông Hồng.
+ Loài Camellia gymnogyma (Thốc phòng trà) có hoa to trung bình, số
cánh hoa 6 – 8, cánh hoa không xếp lên nhau, cánh hoa dày trung bình, hoa
màu trắng, ñài hoa không lông, bầu nhụy không lông, ñầu nhụy chia 3 hoặc 4,
thân gỗ nhỏ hoặc thân bụi, cành chè non không lông, búp tôm ít lông, kích
thước lá chè to hoặc trung bình, vỏ quả dày 2 – 4 mm. Loài này uống ñạt,
phân bố ở vùng phía Tây Bắc Quý Châu, ðông Bắc Vân Nam, Nam Tứ
Xuyên, Nam Vân Nam của Trung Quốc.
+ Loài Camellia sinensis (trà) có hoa to trung bình hoặc nhỏ, số cánh
hoa 6 – 7, cánh hoa không xếp lên nhau, cánh hoa mỏng, hoa màu trắng, ñài
hoa không lông, bầu nhụy có lông, ñầu nhụy chia 3, thân gỗ nhỏ hoặc thân

bụi, cành chè non không hoặc có lông, búp tôm có lông, kích thước lá chè to
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

hoặc trung bình, vỏ quả dày 1 – 2 mm, Loài này uống tốt, phân bố ở Ấn ðộ,
Trung Quốc, Việt Nam, Miến ðiện, Lào và ðài Loan.
Loài Camellia sinensis ñược chia ra 4 loài phụ như sau:
Loài phụ Camellia sinensis var. sinensis
Loài phụ Camellia sinensis var. assamica
Loài phụ Camellia sinensis var. pubilimba
Loài phụ Camellia sinensis var. shan
2.2.3. Sự phân bố của cây chè
ðiều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết ñịnh sự phân bố của cây
chè, các công trình nghiên cứu trước ñây ñã kết luận: vùng khí hậu nhiệt ñới
vá á nhiệt ñới ñều thích hợp cho sự phát triển của cây chè.
Hiện nay cây chè phân bố chủ yếu ở các nước châu á như Trung Quốc,
Ấn ðộ, Srilanca, Indonexia và Việt Nam, ñây là những nước có ñiều kiện khí
hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật với hàng loạt
các biện pháp kỹ thuật mới ñược áp dụng vì vậy hiện nay cây chè hầu như ñã
ñược trồng khắp các châu lục trên thế giới từ 42 ñộ vĩ Bắc (Xochi – Liên Xô
cũ) ñến 27 vĩ ñộ Nam (Autralia) [14], [29].
2.3. Nghiên cứu về chè trong và ngoài nước
2.3.1. Nghiên cứu về chè trong nước:
2.3.1.1. Hiện trạng tập ñoàn giống chè ở Việt Nam
Thời kỳ năm 1918 - 1935 người pháp tiến hành thu thập các giống chè
của Ấn ðộ, Trung Quốc, Miến ðiện, Lào và một số vùng trong nước như Hà
Giang, Lào Cai, Ba Vì, Phú Thọ… ðến năm 1989 ñưa vào hệ thống vườn tập
ñoàn gồm 23 giống, trong ñó giống ñịa phương 13 giống và giống nhập nội là

10 giống.
Giai ñoạn năm 1959 - 1990 là thời kỳ chủ yếu chỉnh lí và lai tạo giống,
trao ñổi giống với nước ngoài. Tổng số thu thập gồm 37 giống, trong ñó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

nguồn gốc ñịa phương 4 giống, nguồn nhập nội gồm 16 giống và nguồn chọn
tạo ñược 17 giống, các giống chè mới chọn lọc như PH1, 1A, TRI777, TH3,
LDP1, LDP2.
Giai ñoạn năm 1994 - 1997, xúc tiến mạnh công tác thu thập, kết quả
ñã bổ sung ñược 34 giống. Trong ñó giống ñịa phương 4 giống, chọn lọc 5
giống, nhập nội 25 giống.
Cho ñến nay chúng ta ñã có tập ñoàn 193 giống chè có nguồn gốc cả trong
và ngoài nước tập hợp tại vườn quỹ gen của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền
núi Phía Bắc. Trong ñó, phân theo nguồn gốc có: 76 mẫu Việt Nam; 117 mẫu
giống nhập nội. Phân theo thứ chè có: thứ Trung quốc lá nhỏ 71 mẫu; thứ Trung
quốc lá to 42 mẫu; Assam 28 mẫu; Chè shan 42 mẫu [7].
ðây là nguồn vật liệu phong phú phục vụ cho công tác lai tạo và chọn
giống. Từ nguồn vật liệu trên Viện nghiên cứu chè trước ñây và nay là trung
tâm nghiên cứu và phát triển chè ñã tiến hành chọn tạo và ñưa ra sản suất 20
giống mới, trong ñó có 7 giống Quốc gia PH1, TRI777, LDP
1
, LDP
2
, Kim
Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên; và 13 giống khu vực hoá là: 1A, TH
3
,

Shan Chất Tiền, Bát Tiên, Keo Am Tích, Hùng ðỉnh Bạch, PT
95
, PH
8
, PH
9
,
PH
10
, PH
11
, PH
12,
, PH
14
.
2.3.1.2.Các kết quả nghiên cứu chọn tạo giống mới
- ðể tạo ñược giống mới có nhiều phương pháp khác nhau:
+ Nhập nội giống, nghiên cứu khả năng thích ứng của tập ñoàn giống chè
nhập nội.
+ Chọn lọc cá thể
+ Chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
+ Chọn tạo giống bằng phương pháp ñột biến
Mỗi một phương pháp ở từng giai ñoạn có các thành tựu nghiên cứu xác ñịnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

- Kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống chè nhập nội:

Năm 1977 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ñã nhập từ Viện
nghiên cứu chè Srilanka 5 dòng chè cành là: DT1; TRI 2023; TRI 2025; TRI
777 và TRI 2043. Qua thí nghiệm so sánh giống 10 năm tại Phú Hộ ñã chọn
ra giống TRI 777 [21], [26].
Năm 2000 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ñã nhập nội 12
giống chè trong ñó 9 giống nguồn gốc Trung Quốc: Keo Am Tích, Phú Thọ
10, PT95, Hương Tích Sơn, Hoa Nhật Kim, Phúc Vân Tiên, Hùng ðỉnh Bạch,
Long Vân 2000, Thiết Bảo Trà; 2 giống có nguồn gốc Indonexia: Kiara 8,
Cin143; 1 giống có nguồn gốc Srilanca: TRI 2024. Kết quả khảo nghiệm ñã
xác ñịnh một số giống chè nhập nội có triển vọng và ñã ñược Hội ñồng Khoa
học công nghệ Bộ NN&PTNT tháng 8/2003 quyết ñịnh công nhận giống sản
xuất thử giống chè Phúc Vân Tiên và cho sản xuất thử tại các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang.
Trong quá trình khảo nghiệm tập ñoàn các giống nhập nội có nguồn
gốc Trung Quốc, có một số cá thể có ñặc ñiểm hình thái khác lạ so với những
giống ñã ñược mô tả trong hồ sơ công nhận giống và ñược ñặt tên dòng chè số
1. Qua quá trình nghiên cứu ñánh giá dòng chè số 1 thấy có một số ñặc ñiểm
quý về chất lượng. Năm 2004 chúng tôi ñã tiến hành trồng khảo nghiệm so
sánh giống tại gò Cọc Rào Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè. Năm 2009
Dòng chè số 1 ñược Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống
sản xuất thử và ñược ñặt tên là PH10 [3].
Năm 2007 nhập nội 6 giống trong ñó có 3 giống có nguồn gốc Trung
Quốc: VN1,VN2,VN3; 3 giống có nguồn gốc Ấn ðộ: TB1,TB2,TB3. Qua
quá trình khảo nghiệm dòng TB1 có nhiều ñặc ñiểm vượt trội về năng suất và
chất lượng ñạt loại khá thích hợp cho chế biến chè ñen. Năm 2009 TB1 ñược
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống sản xuất thử và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12


ñược ñặt tên là PH11. Hiện này giống PH11 ñã và ñang mở rộng diện tích và
ñược trồng ở Phú Thọ với diện tích trên 124,5ha [4].
- Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc cá thể
Năm 1965 ñến năm 1972 tiến hành chọn lọc ñợt 1. Viện nghiên cứu chè
ñã chọn ñược giống PH1 có năng suất cao phổ biến ra sản xuất. Giống PH1
ñược chọn lọc từ quần thể Manipur lá ñậm thuộc thứ chè Assamica nhập nội
từ Ấn ðộ vào Phú Hộ năm 1920. PH1 ñược công nhận giống năm 1987.
Năm 1969 tiến hành chọn lọc ñợt 2, chọn lọc ñược giống 1A. Giống 1A
ñược chọn lọc từ chè Manipur lá ñậm thuộc thứ chè Assamica, thân cây gỗ
vừa, nhập nội từ Ấn ðộ vào Phú Hộ năm 1920, ñược Hội ñồng khoa học Viện
cây công nghiệp cho sản xuất thử năm1983.
ðể có giống chè chọn lọc nguồn gốc ñịa phương, năm 1970 - 1976 ñã
chọn lọc ñợt 3 và chọn ñược cây chè TH3 có nguồn gốc từ giống chè Tô
Hiệu, thuộc thứ chè Trung Quốc lá to thu thập tại Lạng Sơn năm 1963, năm
1978 ñược giâm cành và trồng giám ñịnh giống.
Tại Trung tâm thực nghiệm chè Lâm ðồng, trong 17 cây chè Shan Trấn
Ninh năm 1952 ñã chọn ñược ra hai giống TB11, TB14 có năng suất cao, chất
lượng tốt.
Năm 1997, Trung tâm NCTN chè Lâm ðồng ñã chọn và phổ biến ra
sản xuất giống chè Lð97 có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ít
kén ñất, chịu thâm canh [12], [18], [21], [26].
ðỗ Văn Ngọc và cộng sự (2010), ñã nghiên cứu tuyển chọn ñược 13
cây chè Shan ñầu dòng ñược chọn lọc bằng phương pháp chọn lọc cá thể tại
các ñịa phương Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang. Qua nghiên
cứu ñã tuyển chọn ñược 2 dòng YB5 và HG4 có năng suất cao chất lượng tốt.
Năm 2010 ñã ñược Bộ NN và PTNT công nhận giống sản xuất thử và ñặt tên
là PH
12
, PH

14
, hiện nay 2 giống này ñã và ñang ñược trồng trong sản xuất với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

diện tích khoảng 5,5ha ñối với giống PH
14
tại Hà Giang và PH
12
với diện tích
25,1ha tại Yên Bái và Phú Thọ [5].
- Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính
Năm 1980, Viện nghiên cứu chè ñã tiến hành lai 7 tổ hợp mà bố mẹ ñã
ñược xác ñịnh. Sau khi gieo hạt và tuyển chọn bước ñầu ñã xác ñịnh ñược 35
cá thể có nhiều triển vọng. ðến năm 1988 ñã chọn ñược 4 cá thể nổi bật ñó là
LDP1, LDP2, CDP và CLT. Sau 10 năm giám ñịnh, so sánh giống ñã thu
ñược kết quả tốt. Hai dòng LDP1, LDP2 là 2 dòng lai sinh trưởng khoẻ, năng
suất cao, chất lượng tốt ñược Bộ NN & PTNT công nhận giống tạm thời năm
1994 cho phép mở rộng ra sản xuất và giống LDP1 ñược công nhận là giống
quốc gia năm 2003. Hai dòng lai LDP1, LDP2 ñược chọn từ tổ hợp lai Trung
Quốc và Ấn ðộ, ðại Bạch Trà (mẹ) x PH1 (bố).
Năm 1994, Viện nghiên cứu chè ñã thu hạt của giống PH1 gieo trồng
và tiến hành chọn lọc, năm 1990 ñã chọn ñược một số cá thể ñưa vào giám
ñịnh, năm 1996 ñã chọn ñược 2 dòng 276 và 215 có nhiều ưu ñiểm cả về năng
suất, chất lượng ñã ñược hội ñồng khoa học Viện cho phép bố trí thí nghiệm
giám ñịnh chính quy [21], [26].
Năm 1998, Viện nghiên cứu chè ñã tiến hành lai giữa TRI777 (bố) và
Kim Tuyên (mẹ) ñã chọn ra ñược 36 cá thể ñưa vào giám ñịnh, năm 2002

chọn ñược 5 cá thể nổi trội hơn là Dòng số 26, số 8, số 9, số 32, số 36, sau 6
năm giám ñinh dòng số 8, số 9 là 2 dòng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao chất
lượng tốt cho chế biến chè xanh và chè Oolong, khả năng kháng sâu bệnh tốt,
ñược Bộ NN & PTNT công nhận là giống sản xuất thử năm 2008.
Hiện nay Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè ñã tiến hành lai tạo và chọn
lọc ra các dòng chè số 10, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 20, 25 có khả năng sinh trưởng tốt,
năng suất cao chất lượng tốt thích hợp với chế biến chè xanh, ñặc biệt là 2 dòng số
10 và dòng số 14 có khả năng chế biến chè xanh chất lượng cao và chè Oolong.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14

- Chọn giống bằng phương pháp gây ñột biến
Xử lý tác nhân vật lý, hóa học ở các nồng ñộ, liều lượng khác nhau trên
hạt và hom chè ñể tạo các dòng, giống chè mới.
2.3.1.3. Nghiên cứu về nhân giống chè
* Giâm cành chè
Nghiên cứu về giâm cành ñã ñược các tác giả ðỗ Ngọc Qũy, Nguyễn
Văn Niệm (1963) ñưa ra qui trình kỹ thuật giâm cành chè và ñược Bộ nông
nghiệp ban hành. ðến năm 1972 khi giống chè mới PH1 ñược chọn lọc dòng
thì biện pháp giâm cành mới sử dụng phổ biến trong sản xuất [28].
Năm 1997, Nguyễn Văn Niệm và cộng sự, nghiên cứu hoàn thiện kỹ
thuật nhân giống chè 1A. Với nội dung là ảnh hưởng của thời vụ và phân bón
tới giâm cành, kết quả cho thấy khi bón ñầy ñủ N + P+ K + hữu cơ thì cây con
khoẻ, tỷ lệ xuất vườn cao. Với thời vụ giâm cành khi xuất vườn cây con 14
tháng tuổi giâm cành vụ thu tỷ lệ cây sống cao hơn vụ xuân [24].
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng,
tuổi hom và thời vụ ñến sự phát triển của cành chè 1A giâm ở Phú Hộ, cho
thấy rằng: hom xanh, giâm cành chè 1A vụ thu cho tỉ lệ xuất vườn cao nhất

[1], [24].
Nghiên cứu tuổi hom, thời vụ giâm cành giống chè 1A, tác giả ðặng
Văn Thư cho thấy hom xanh có tỷ lệ ra rễ tốt hơn hom bánh tẻ và hom 2 lá và
thời vụ giâm hom vào vụ hè thu tỷ lệ ra rễ tốt hơn vụ xuân [18], [26].
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nhân giống ñến phân bố bộ rễ
của cây chè của Nguyễn ðình Vinh (2002) [65] cho kết quả là: trong những
năm ñầu, cây chè trồng bằng hạt có bộ rễ sinh trưởng phát triển tốt hơn cây
chè trồng bằng cành giâm. Ở các tuổi lớn bộ rễ của cây chè trồng bằng cành
phát triển tốt hơn cây chè trồng bằng hạt [47].
Theo ðỗ Văn Ngọc và cộng sự (2004), nghiên cứu kỹ thuật giâm cành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15

chè trên nền ñất, ở mật ñộ 250 - 300hom/m
2
cây sinh trưởng tốt tương ñương
với giâm trong bầu, ở tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, giống chè Shan chất tiền
và giống LDP1 ñều tốt hơn cả. Biện pháp nhân giống chè theo phương pháp
giâm trên nền ñất (rễ trần) rất có hiệu quả, giảm ñược chi phí sản xuất cây
giống, từ ñó sẽ hạ giá thành cây giống khi xuất vườn [25].
Năm 2004, Nguyễn Văn Tạo và cộng sự ñã thực hiện dự án (Hoàn thiện
qui trình công nghệ nhân giống vô tính giống chè LDP1 & LDP2 bằng giâm
hom ñể chuyển giao cho sản xuất). Kết quả ñã xác ñịnh ñược thời vụ ñể hom
thích hợp nhất vào lứa hái chính tháng 8 hàng năm, cắm hom vào tháng 11 –
12, tiêu chuẩn chất lượng hom chè giống quy ñịnh có thể sử dụng hom có
thân mầu xanh ñậm; hom nửa xanh nửa nâu; hom có mầu nâu sáng ñể giâm
vô tính. ðến hết năm 2004 diện tích hai giống chè lai LDP1 & LDP2 ñã trồng
ñược trên 14 ngàn ha, chiếm khoảng 12% diện tích chè cả nước [35].

Năm 2009, ðỗ Văn Ngọc và cộng sự ñã thực hiện dự án “ phát triển
giống chè mới giai ñoạn 2006 - 2010” ñã thu ñược kết quả như sau: về thời vụ
cắm hom ở miền bắc có 2 thời vụ cắm hom tốt ñó là vụ thu cắm hom vào
tháng 8 và vụ ñông xuân cắm hom vào tháng 11-12, có thể dựa vào thời vụ
cắm hom ñể xác ñịnh thời vụ nuôi hom thích hợp trên vườn giống. Tiêu chuẩn
hom giống khác nhau trên từng giống: ñối với giống Shan Chất Tiền hom loại
1 chiều dài hom 3,5- 4,5cm, ñường kính hom 3 - 4mm, hom loại 2 chiều dài
hom 3,5- 4,5cm, ñường kính hom 2,5-3,0mm. ðối với giống chè chất lượng
cao hom loại 1 chiều dài hom 3- 4cm, ñường kính hom 2,5-3mm, hom loại 2
chiều dài hom 3- 4cm, ñường kính hom 2-2,5mm [32].
* Ghép chè
Ghép là phương pháp nhân giống vô tính ñược thực hiện bằng cách lấy
một bộ phận của những cây giống tốt như ñoạn cành, khúc rễ, mầm ngủ, rồi
nhanh chóng, khéo léo lắp vào vị trí thích hợp trên cây khác gọi là gốc ghép.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16

Sau ñó chăm sóc ñể phần ghép và gốc ghép liền lại với nhau, tạo nên một cây
mới hoàn chỉnh. Trong ñó phần gốc ghép có chức năng lấy dinh dưỡng trong
ñất ñể nuôi toàn bộ cây mới thông qua bộ rễ, còn phần ghép có chức năng
sinh trưởng, quang hợp tạo vật chất hữu cơ và tạo sản phẩm.
Ở Việt Nam, theo ðỗ Văn Ngọc, Nguyễn Văn Toàn (2002) [8] ñối với
cây chè ghép có thể áp dụng kỹ thuật ghép nêm khi cây làm gốc ghép ñạt 3 -
3,5 tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu phương pháp ghép của Kvarakhelia TK (1959),
theo Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [2], cho biết: tỷ lệ sống của mắt ghép ñạt
từ 53 - 76% tùy thuộc vào phương pháp ghép. Tác giả cũng cho rằng cây chè
2 tuổi làm gốc ghép cho kết quả tốt và ghép vào mùa thu có tỷ lệ sống cao ñạt

tới 80%. Kết quả nghiên cứu của Aono, Saba,Tanaka, Sugimoto (1985), giống
chè Yabukita dùng làm gốc ghép là tốt nhất so với giống Fujimidori và
Yutakamidori. Trong hai phương pháp ghép thì ghép nêm cho kết quả tốt hơn
phương pháp ghép áp.
Trung tâm nghiên cứu chè Bảo Lộc, Lâm ðồng ñã nghiên cứu thành
công kỹ thuật tạo cây chè ghép từ giống TB14 và Lð19 vào năm 1999. ðề tài
ñược hội ñồng khoa học tỉnh Lâm ðồng công nhận vào tháng 12/2000 [12],
[26], [30].
* Nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống cổ truyền ñược con
người sử dụng từ khi biết trồng trọt. ðây là quá trình tạo cây con từ hạt, hạt
ñược hình thành là do kết quả thụ tinh của tế bào hạt phấn với tế bào noãn. Từ
hạt sẽ mọc ra cây mới mang ñặc tính di truyền của cả cây bố và cây mẹ hoặc
nghiêng hẳn về phía cây bố hoặc cây mẹ. Trong tự nhiên rất phổ biến phương
pháp nhân giống này [41], [61], [59].
Từ những năm 80 về trước, trồng chè bằng hạt rất phổ biến ở nước ta.

×