Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ảnh hưởng của các nguồn nước thải đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 78 trang )



1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
***




VŨ THANH HẢI




ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NGUỒN NƢỚC THẢI
ĐẾN CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG CẦU
ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẮC KẠN



Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THU HẰNG





Thái Nguyên – 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, nhiều vấn đề về môi trường đã nảy sinh đặc biệt là môi
trường nước. Các sông, suối trong lưu vực là nơi tiếp nhận những nguồn thải
từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế… đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất thải
của chúng cũng bị mất dần như sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Tô Lịch,
sông Đồng Nai, [3]
LVS Cầu là một trong LVS lớn ở nước ta. Đây là lưu vực quan trọng
nhất trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6030 km
2
với dòng
chính sông Cầu dài 288,5 km bắt nguồn từ núi Vạn On ở độ cao 1175 m và đổ
vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong LVS Cầu có tới 26 phụ lưu cấp I với
tổng chiều dài 671 km và 41 phụ lưu cấp II với tổng chiều dài 643 km và hàng
trăm km sông cấp III, IV và các sông suối ngắn dưới 10 km [22], [23]. Hiện

nay, các hoạt động phát triển KT - XH của các địa phương trên LVS Cầu đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước sông với
những đặc trưng khác nhau: Trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và các
vùng thuần nông khác, tác nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là nước thải
sinh hoạt và nông nghiệp. Ngược lại, tại các vùng giáp sông Cầu thuộc các
tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (huyện Mê Linh), Hà Nội (huyện
Đông Anh), ô nhiễm nước chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp,
làng nghề và đô thị.
Vùng thượng lưu sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Kạn có chiều dài
khoảng 60 km là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu
và các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
Cũng giống như nhiều đô thị khác trên lưu vực, khu vực thị xã Bắc Kạn đã và
đang tạo ra các áp lực lớn đến môi trường nước sông Cầu tại đây. Theo kết
quả điều tra khảo sát của các Sở Tài nguyên và Môi trường 6 tỉnh LVS Cầu và
Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí qua các
năm cho thấy chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, tại một vài địa điểm
bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ. Tại khu vực cầu Dương Quang và cầu
Bắc Kạn II, hàm lượng BOD
5
(12 mg/l, 11 mg/l), COD (24,8 mg/l, 23,4 mg/l)
đo được đều cao gấp hơn 2 lần QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại
A2, một số các chỉ tiêu khác như Amoni (NH
4
+
), Nitrat (NO
3

-
), Nitrit (NO
2
-
)
cũng cao hơn nhiều so với quy chuẩn cho phép [25]. Đây là điều đáng báo
động vì nhân dân sử dụng nước sông Cầu cho mục đích sinh hoạt.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các bộ,
ngành và địa phương để đưa ra những giải pháp hiệu quả… Tình trạng ô
nhiễm, suy thoái và khả năng tiếp nhận chất thải của sông Cầu đã đến mức
báo động. Do đó, việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các nguồn thải
đầy đủ và có khả năng cập nhật thường xuyên, liên tục kết hợp đầu tư xây
dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường đồng bộ để có thể đưa ra các
số liệu phục vụ công tác quản lý là rất cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường,
dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hằng, tôi tiến
hành thực hiện luận văn “Ảnh hưởng của các nguồn nước thải đến chất
lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nhận diện một cách đầy đủ các nguồn thải, đặc trưng các nguồn thải
chính và mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải này đến chất lượng nước sông
Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thống kê các nguồn thải từ hoạt động phát triển KT - XH trên LVS

Cầu;
- Xác định khả năng và mức độ gây ô nhiễm nước sông Cầu đối với
một nguồn thải xác định;
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS là một công cụ hỗ trợ cho việc lập, thực
hiện và đánh giá kế hoạch quản l‎ý môi trường nước trên quy mô LVS.
- Nghiên cứu này đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý
tổng hợp chất lượng nước phục vụ bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên nước sông.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin dữ liệu về các nguồn thải trên LVS Cầu đoạn
chảy qua địa bàn thị xã giúp cơ quan quản lý địa phương trong việc quản lý và
xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng
chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Định nghĩa và vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm
- Định nghĩa kiểm kê nguồn ô nhiễm:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm là quá trình xây dựng một danh mục đầy đủ các
yếu tố gây ô nhiễm nước và thải lượng ước tính của chúng tại vùng địa lý‎ cụ
thể, trong một khoảng thời gian cụ thể.
Từ “kiểm kê” được sử dụng một cách phổ biến trong lĩnh vực quản lý và

bảo vệ môi trường, có nghĩa là thiết lập “một danh mục thông tin, dữ liệu theo
các lĩnh vực, chủ đề để quản lý và kiểm soát các vấn đề môi trường”. Một số
loại kiểm kê điển hình liên quan đến môi trường như là kiểm kê nguồn ô nhiễm
môi trường nước, kiểm kê khí thải, kiểm kê một chất cụ thể… [10]
- Định nghĩa kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS là quá trình xây dựng một danh mục đầy
đủ về các chất gây ô nhiễm nước và thải lượng ước tính của chúng trong phạm
vi một LVS cụ thể, trong một khoảng thời gian cụ thể [10], [13].
- Vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS có thể xem như là một công cụ hỗ trợ cho
các mục đích như xác định các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng cần kiểm soát, lập
tiêu chí giảm thải nguồn ô nhiễm và xây dựng chiến lược kiểm soát chất lượng
nước [10].
+ Tầm quan trọng của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS và việc sử dụng kết
quả kiểm kê:
Kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS là một công cụ cơ bản cho việc quản l‎ý và
kiểm soát chất lượng nước. Kiểm kê nguồn ô nhiễm có thể được sử dụng cho 2
mục đích chính là xây dựng chính sách và ứng dụng khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
Kiểm kê nguồn ô nhiễm trên toàn LVS là yếu tố căn bản trong việc xây
dựng chiến lược quản lý, kiểm soát và duy trì chất lượng nước sông. Kết quả
của kiểm kê nguồn ô nhiễm cũng có thể được sử dụng cho mục đích nghiên
cứu, ví dụ các nghiên cứu thí điểm hay việc kiểm nghiệm các kỹ thuật, thiết bị
kiểm soát mới có thể đòi hỏi dữ liệu về chất thải từ một nguồn nào đó để xác
định tính hiệu quả của các kỹ thuật, thiết bị đó.
+ Vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS trong việc cải thiện chất
lượng nước:

Kiểm kê nguồn ô nhiễm là công cụ hỗ trợ cho kế hoạch quản l‎‎ý môi
trường nước LVS. Mục tiêu chính của kế hoạch quản l‎ý môi trường nước là
cải thiện chất lượng nước sông. Khái niệm về quá trình cải thiện chất lượng
nước và vai trò của kiểm kê nguồn ô nhiễm thể hiện tại hình 1.1.

Hình 1.1. Quá trình cải thiện chất lƣợng nƣớc và vai trò
của kiểm kê nguồn ô nhiểm LVS
Đánh giá hiệu quả của các kế
hoạch quản l‎ý‎/kiểm soát đang
được áp dụng
Quan trắc/kiểm tra chất
lượng nước
Kiểm kê nguồn ô nhiễm
Xác định vấn đề và nguồn gốc
của vấn đề
Mô hình hoá
chất lượng nước
Đánh giá các chiến lược quản
l‎ý‎/kiểm soát tiềm tàng
Xây dựng và thực hiện các kế
hoạch cải thiện chất lượng nước
So sánh
Thông tin/dữ liệu
Phản hồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
- Các đặc điểm của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS:
Căn cứ vào định nghĩa và ‎ý nghĩa của kiểm kê nguồn ô nhiễm, kiểm kê

nguồn ô nhiễm LVS cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
+ LVS đã xác định cần kiểm kê;
+ Các loại hình hoạt động có xả thải;
+ Đặc tính l‎ý, hoá của các chất ô nhiễm có trong nguồn thải;
+ Khoảng thời gian xả thải ước tính. [10]
1.1.2. Cơ sở pháp lý‎ của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS
Có hai Nghị định là cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc tiến hành kiểm kê
nguồn ô nhiễm LVS đó là:
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính
phủ quy định về quản lý‎ LVS;
- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính
phủ về việc ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu,
thông tin về tài nguyên nước
Ngoài hai nghị định nêu trên, một số luật, nghị định và quyết định khác
liên quan đến kiểm kê nguồn ô nhiễm cũng được ban hành và thực thi. Các luật,
quy định liên quan đến kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS:
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững
môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu;
- Các văn bản pháp lý khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
1.1.3. Trình tự chung của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS

Mặc dù kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS bao gồm nhiều nhiệm vụ khác
nhau, bắt đầu từ việc chuẩn bị kiểm kê và kết thúc bằng việc quản l‎ý, khai
thác dữ liệu, song có thể chia thành 4 phần như sau: (1) Công tác chuẩn bị, (2)
Thu thập dữ liệu, thông tin, (3) Biên soạn và sắp xếp dữ liệu, (4) Quản lý và
khai thác dữ liệu. Mỗi phần việc lại gồm nhiều công đoạn khác nhau.
Hình dưới đây thể hiện trình tự chung của quá trình kiểm kê nguồn ô
nhiễm trên LVS. Đối tượng sử dụng có thể tham khảo các mục, như chỉ dẫn
trong hình, tuỳ theo các mục đích khác nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9

Hình 1.2. Quy trình chung của kiểm kê nguồn ô nhiễm LVS [10]
Các nhiệm vụ cần triển khai
Xác định mục đích kiểm kê
Xác định khoảng thời gian
Xác định tiêu trí chất lượng dữ liệu
Xác định vùng địa l‎ý
Xác định loại nguồn
Xác định các chất ô nhiễm quan tâm
Xác định các nguồn thải
Lập danh sách các cơ sở
Sắp xếp ưu tiên nguồn ô nhiễm
Phân loại nguồn ô nhiễm
Chuẩn bị mẫu câu hỏi thu thập dữ liệu
Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu
Điều tra nguồn ô nhiễm
Gửi bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu về đơn vị thải lượng/ hệ số thải

Lựa chọn phương pháp ước tính thải
lượng
Lượng hoá chất thải
Số hoá thông tin/dữ liệu
Phỏng vấn trực tiếp các cơ sở
Lập bảng dữ liệu
Bản đồ phân vùng nguồn ô nhiễm
Bản đồ phân bố thải lượng ô nhiễm
Bản đồ quản lý‎ môi trường nước
Cơ sở dữ liệu GIS
Các phần việc chính của kiểm
kê nguồn ô nhiễm LVS
Công tác chuẩn bị
Kiểm tra
QA/QC

Kiểm tra
QA/QC

Kiểm tra
QA/QC
Quản lý‎ dữ liệu và ứng dụng
kết quả kiểm kê
Biên soạn và sắp xếp dữ liệu
Thu thập thông tin/dữ liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
1.1.3. Quản l‎ý và đánh giá chất lượng nước sông

1.1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng nước sông
Quản lý chất lượng nước sông là áp dụng các biện pháp tổng hợp (luật
pháp, khoa học kỹ thuật, công cụ kinh tế, truyền thông, nâng cao nhận thức, )
nhằm bảo vệ nước sông đạt chất lượng phục vụ cho các mục đích cấp nước
(sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, sản xuất – kinh doanh, du lịch, giao
thông, ) [11].
1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá chất lượng nước sông bao gồm các thông số, chỉ
số và các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Trong đó:
- Thông số (parameters): Là các số liệu thu thập được từ việc đo, đếm
thực tế hoặc/và tính toán dựa trên hiện trạng hoặc/và dự báo xu thế diễn biến
về tài nguyên và môi trường. Ví dụ các thông số vật lý (nhiệt độ, độ dẫn điện,
TSS, ), các thông số hoá học (pH, Clo, Nitrat, Sulfat, Amôni, COD, dầu mỡ,
KLN, ), sinh học (E-coli, coliform, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh,
động vật đáy, );
- Chỉ thị (Indicator): Là giá trị đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và
môi trường được tính toán từ các thông số.
- Chỉ số (Index): là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích
hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là
chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện
tượng nào đó. Ví dụ chỉ số chất lượng nước (WQI - Water Quality Index),…;
- Tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông
số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm
trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để
quản lý. Ví dụ: Quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT,
quy chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước
Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông là các nguồn
thải đổ vào đoạn sông nghiên cứu và khả năng pha loãng, đồng hoá chất ô
nhiễm trong đoạn sông nghiên cứu [11]:
- Các nguồn thải đổ vào đoạn sông nghiên cứu:
+ Dòng chảy từ thượng lưu đổ về đoạn sông nghiên cứu;
+ Các nhánh sông, suối là phụ lưu của sông Cầu đổ vào đoạn sông
nghiên cứu;
+ Các nguồn thải xả nước thải trực tiếp vào đoạn sông nghiên cứu. Cụ
thể là các nguồn điểm (nhà máy, xí nghiệp), nguồn diện (đồng ruộng) và
nguồn di động (tàu, thuyền).
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng pha loãng, đồng hóa chất ô
nhiễm trong đoạn sông nghiên cứu:
Các yếu tố này còn được gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước
thông qua các quá trình biến đổi chất trong nguồn nước:
+ Lắng đọng, tích lũy, giải phóng các chất ô nhiễm (ví dụ quá trình lắng
đọng, tích lũy photpho trong trầm tích và giải phóng chúng từ trầm tích do
quá trình xáo trộn hoặc do hàm lượng oxy hòa tan thấp);
+ Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thủy sinh (ví dụ quá
trình tích đọng sinh học KLN và hoá chất bảo vệ thực vật trong cá);
+ Tương tác vật lý, hóa học hoặc/và sinh học của các chất ô nhiễm
trong nguồn nước (ví dụ các hợp chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hòa tan
trong nước sông);
+ Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước (thường xảy ra
với các hợp chất dễ bay hơi).
Như vậy, chất lượng nước tại một đoạn sông sẽ chịu ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên LVS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



12
1.1.3.4. Quy trình, nội dung và phương pháp chính của "Đánh giá và quản lý
chất lượng nước sông"
Bước 1: Xem hiện tại nước sông có còn đảm bảo tiêu chuẩn/quy chuẩn
phục vụ cấp nước không bằng các bước cụ thể sau:
+ Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước sông;
+ Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông;
+ Đánh giá sơ bộ hiện trạng khả năng chịu tải của sông;
+ Lấy mẫu, phân tích nhằm xác định nguyên nhân chính gây ô nhiễm
nước sông;
+ Đánh giá chi tiết khả năng chịu tải của sông;
Bước 2: Dự báo tương lai nước sông có còn đảm bảo Tiêu chuẩn/Quy
chuẩn phục vụ cấp nước không.
+ Dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước;
+ Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước;
+ Dự báo các nguyên nhân gây ô nhiễm chính.
Bước 3: Mục tiêu đặt ra là làm sao hiện tại và tương lai nước sông luôn
luôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn/quy chuẩn cấp nước. Xác định tải lượng tối
đa từng chất ô nhiễm được thải vào sông đảm bảo cho nước sông đạt tiêu
chuẩn/quy chuẩn cấp nước;
Bước 4: Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng nước sông sao cho
nước sông vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn/quy chuẩn cấp nước. Trên cơ sở tải
lượng tối đa được phép thải vào sông ở bước 3, đề xuất các biện pháp tổng
hợp hay các chương trình/dự án nhằm khống chế tải lượng thải không được
vượt quá tải lượng tối đa cho phép;
Các biện pháp được đề xuất gồm Luật pháp, khoa học kỹ thuật, công cụ
kinh tế, truyền thông, giáo dục ; Xác định nguồn kinh phí, ước tính kinh phí
cho các chương trình, dự án; Sắp xếp ưu tiên các chương trình, dự án. [11]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13
1.1.4. Đề xuất tiêu chí phân loại, đánh giá nguồn thải trên LVS
Do đặc điểm phân bố lan tỏa của các nguồn thải trên LVS, nên để
quản lý các nguồn thải trên lưu vực một cách khoa học và hiệu quả, cần áp
dụng quản lý các nguồn thải dựa theo ranh giới của các tiểu LVS nhánh hay
từng đoạn thay vì quản lý các nguồn thải dựa theo ranh giới hành chính.
Các nguồn thải gây ô nhiễm trên LVS không chỉ khác nhau về đặc tính
xả thải (nguồn điểm hay nguồn diện), mà còn khác nhau về loại và mức độ ô
nhiễm, về vị trí và qui mô nguồn thải, về đặc điểm của nguồn tiếp nhận
v.v…, do đó để tiện lợi cho việc quản lý sau này, cần thiết phải xây dựng các
tiêu chí để phân loại, đánh giá chúng một cách khoa học và phù hợp với điều
kiện cụ thể. Trước đây, việc phân loại và đánh giá các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường cũng như các nguồn thải gây ô nhiễm đối với LVS thường được
tiến hành kết hợp chung với nhau, để cuối cùng là sắp xếp các cơ sở gây ô
nhiễm, hay nguồn thải, thành các nhóm mức độ tác động như: không ô
nhiễm, ô nhiễm, ô nhiễm nặng, ô nhiễm rất nặng hay ô nhiễm nghiêm trọng.
1.1.4.1. Tiêu chí phân loại nguồn thải theo quy mô LVS
- Phân loại nguồn thải theo quy mô LVS:
Được thực hiện nhằm xác định và sắp xếp lại một cách hệ thống những
nhóm đối tượng nguồn thải có mặt trên LVS, cách phân bố của chúng và từ đó
xác định nhóm đối tượng nguồn thải nào cần ưu tiên quản lý và kiểm soát ô
nhiễm [14].
- Tiêu chí phân loại nguồn thải theo quy mô LVS:
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây, phân loại nguồn thải theo
quy mô LVS có thể dựa trên các tiêu chí như trong Bảng 1.1. Việc xây dựng
các tiêu chí phân loại nguồn thải trong Bảng 1.1 chủ yếu dựa vào các đặc thù
riêng của lưu vực nghiên cứu, có xét đến tính hợp lý và khả thi trong việc
khảo sát, thu thập dữ liệu về các nguồn thải trên lưu vực, nhằm hướng đến
mục tiêu quản lý thống nhất và tổng hợp các nguồn thải trên LVS [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
Bảng 1.1. Hệ thống các tiêu chí phân loại nguồn thải
trên LVS nghiên cứu
TT
Tiêu chí phân loại
Mục đích và ý nghĩa
của việc phân loại
01

Phân loại theo ranh
giới các tiểu LVS
Đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải, khả
năng tự làm sạch của từng nhánh sông, đoạn
sông hay vực nước.
02
Phân loại theo ranh
giới hành chính
Đánh giá mức độ phát thải các chất ô nhiễm
vào môi trường nước của từng địa phương
trên LVS – Cơ sở để xây dựng cơ chế hợp
tác BVMT lưu vực.
03
Phân loại theo đặc tính
xả thải
Phát triển các chiến lược thích hợp để ngăn
ngừa và kiểm soát ô nhiễm.
04

Phân loại theo nhóm
đối tượng nguồn thải
Phát triển các công nghệ và kỹ thuật thích
hợp để xử lý các nhóm đối tượng nguồn thải
tương tự trên lưu vực.

05
Phân loại theo ngành
nghề sản xuất
Hỗ trợ phát triển các công nghệ và kỹ thuật
để xử lý nước thải của từng nhóm ngành
công nghiệp trên lưu vực.
06
Phân loại theo qui mô
xả nước thải
Xác định tải lượng các chất ô nhiễm trong
các nguồn thải.
07
Phân loại theo mức độ
ô nhiễm
Xác định các ưu tiên để kiểm soát và xử lý
triệt để nguồn thải ô nhiễm.
08
Phân loại theo thành
phần kinh tế
Đánh giá ảnh hưởng của các thành phần kinh
tế đến môi trường nước trên lưu vực.
09
Phân loại theo thực tiễn
quản lý ô nhiễm

Đánh giá nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm do nước
thải, đánh giá mức độ thi hành Luật BVMT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
1.1.4.2. Tiêu chí đánh giá nguồn thải theo quy mô LVS
- Đánh giá nguồn thải theo qui mô LVS:
Nhằm xác định khả năng gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, kiểu tác động và
quy mô tác động của các loại đối tượng nguồn thải đối với từng đơn vị LVS hay
đơn vị hành chính cụ thể. Đây là những thông tin cần thiết để xây dựng các mô
hình tính toán đánh giá khả năng chịu tải của từng đoạn sông hay tiểu LVS
nhánh [14].
- Tiêu chí đánh giá nguồn thải:
Để đánh giá một cách khoa học và khách quan một nguồn thải nào đó
về mặt tác động đến môi trường, thường dựa vào các tiêu chí sau đây:
+ Loại và lƣợng chất ô nhiễm có trong dòng thải:
Tiêu chí này sẽ quyết định mức độ và khả năng gây ô nhiễm nguồn
nước nhiều hay ít, mạnh hay yếu và lớn hay nhỏ. Có những loại nguồn thải
tuy có lưu lượng lớn nhưng không có chứa các chất ô nhiễm hay nguy hại thì
khả năng gây ô nhiễm nguồn nước rất hạn chế. Tuy nhiên, có những dòng thải
mặc dù được thải ra với lưu lượng nhỏ nhưng trong đó có chứa nhiều chất
nguy hại thì khả năng gây ô nhiễm nguồn nước lại rất lớn và mạnh. Vì vậy có
thể coi đây là một tiêu chí hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá mức
độ ô nhiễm của một dòng thải.
+ Nồng độ các chất ô nhiễm có trong dòng thải:
Để đánh giá hoặc xác định mức độ gây ô nhiễm của một nguồn thải,
thông thường ta xem xét, đối sánh nồng độ của các chất gây ô nhiễm hiện diện
trong dòng thải so với phông môi trường tự nhiên hoặc so với tiêu chuẩn thải
cho phép ứng. Hiện nay, việc xác định, đánh giá phông môi trường tự nhiên

cho từng nguồn tiếp nhận nước thải rất khó khăn, do chủ nguồn thải không có
điều kiện xác định số liệu nền và quan trắc chúng trước khi thải vào nguồn
nước. Vì vậy, đa số áp dụng biện pháp so sánh với tiêu chuẩn thải cho phép.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
Khi hàm lượng chất ô nhiễm trong dòng thải vượt quá tiêu chuẩn cho
phép, điều đó đủ để nói lên rằng nguồn tiếp nhận nước thải đã bị tác động xấu
hoặc bị phá hoại. Mặc dù đối với các chất gây ô nhiễm khác nhau thì mức độ
vượt giới hạn cho phép khác nhau sẽ gây tác động môi trường rất không giống
nhau. Song, để thuận lợi cho việc đánh giá, thông thường người ta phân định
mức độ ô nhiễm của một dòng thải theo các cấp bậc như sau:
• Ô nhiễm: khi trong dòng thải có mặt các chất gây ô nhiễm với nồng
độ vượt quá giới hạn cho phép một vài lần;
• Ô nhiễm mạnh: khi trong dòng thải có mặt các chất gây ô nhiễm
hoặc chất nguy hại với nồng độ vượt quá giới hạn cho phép hàng chục lần;
• Ô nhiễm rất mạnh: khi trong dòng thải có mặt các chất gây ô nhiễm
hoặc chất nguy hại với nồng độ vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều lần và
nguồn tiếp nhận dòng thải đó có biểu hiện rõ rệt của sự ô nhiễm khi quan sát
bằng mắt thường.
Trong thực tế, sự biến đổi các chất trong môi trường rất phức tạp. Có
những chất hàm lượng biến thiên rất lớn, ngược lại có những chất biến thiên
trong giới hạn rất hẹp. Vì vậy, việc đánh giá theo phương thức này đôi khi còn
phải căn cứ vào đặc điểm thực tế chất lượng môi trường và quy định giới hạn
cho phép của mỗi nước, mỗi vùng và mỗi đối tượng mà vận dụng cho hợp lý.
+ Mức độ nguy hại của các chất ô nhiễm có trong dòng thải:
Các chất nguy hại cho dầu chỉ tồn tại trong các dòng thải với một số
lượng không lớn cũng đủ để gây nên các vấn đề môi trường nghiêm trọng
khi nguồn thải được đưa vào môi trường.

Trong lịch sử đã từng xảy ra hàng loạt các thảm họa về môi trường khi
xả các nguồn thải có chứa các chất nguy hại vào nguồn nước. Vụ làm bỏng
nặng cùng một lúc trên 20 công nhân ngành vệ sinh môi trường khi đang tiến
hành nạo vét khai thông luồng lạch thoát nước ở một tuyến kênh hở thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
địa bàn huyện Bình Chánh – TP. HCM trong vài năm gần đây là một ví dụ
minh họa cho việc xả thải các dẫn xuất phenol trong dầu hạt điều vào nguồn
nước. Vì vậy, trong các tiêu chí để đánh giá các nguồn thải trên LVS cần
phải xét đến tiêu chí về sự hiện diện cũng như mức độ nguy hại của các chất
ô nhiễm trong các dòng thải.
+ Đặc điểm của nguồn tiếp nhận nƣớc thải:
Mỗi dòng sông, đoạn sông hay vực nước nói chung đều có một khả
năng tự làm sạch nhất định của nó. Khi xả nước thải vào một nguồn nước, các
chất gây ô nhiễm trong dòng thải sẽ được pha loãng với lượng nước nguồn và
ở đó cũng đồng thời diễn ra các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phức tạp.
Một dòng thải mặc dù chỉ với lưu lượng nhỏ và nồng độ các chất gây ô
nhiễm không quá cao nhưng có thể làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị ô
nhiễm do khả năng tự làm sạch kém. Ngược lại, một dòng thải với lưu lượng
lớn, tải lượng ô nhiễm cao nhưng khi thải ra môi trường chưa đủ sức gây nên
vấn đề ô nhiễm nguồn nước do khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận lớn.
Vì vậy, để đánh giá mức độ ô nhiễm của một dòng thải, đôi khi người ta phải
căn cứ vào đặc điểm hiện trạng của nguồn tiếp nhận.
+ Phạm vi tác động của dòng thải:
Nhiều nghiên cứu cho rằng, các dòng thải đối với sự ô nhiễm môi
trường nước đứng về quan điểm khu vực mà xét thì phạm vi của nó rất nhỏ.
Nhưng thực tế, đối với mỗi khu dân cư, mỗi khu đô thị thì sự tập trung nhiều
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở một vùng thì khi đó phạm vi và qui mô của nó

lại rất có ý nghĩa trong vấn đề gây ô nhiễm môi trường nói chung.
Chính vì vậy, ngoài việc xác định mức độ còn phải đánh giá cả khả
năng, hướng lan truyền mở rộng hay phạm vi và qui mô có thể gây ô nhiễm
môi trường. [14]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
1.1.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của nguồn nước
1.1.5.1. Định nghĩa
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn
nước có thể tiếp nhận được thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn bảo
đảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới
hạn được quy định trong các quy chuẩn tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục
đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận.
- Hệ số an toàn là hệ số dùng để bảo đảm mục tiêu chất lượng nước
của nguồn nước tiếp nhận và việc sử dụng nước dưới hạ lưu khi đánh giá khả
năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước mà do nhiều yếu tố tác động không
chắc chắn trong quá trình tính toán.
- Tải trọng ô nhiễm là khối lượng chất ô nhiễm có trong nước thải hoặc
nguồn nước trong một đơn vị thời gian xác định.
- Tải lượng ô nhiễm tối đa là khối lượng lớn nhất của chất ô nhiễm có
thể có trong nguồn nước tiếp nhận mà không làm ảnh hưởng đến khả năng
đáp ứng mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận. [4]
1.1.5.2. Nguyên tắc chung
- Quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước tại
đoạn sông có điểm xả nước thải phải xem xét tổng thể các yếu tố sau:
+ Mục đích sử dụng nguồn nước cho các hoạt động KT - XH và môi
trường;

+ Đặc điểm của nguồn nước, bao gồm các đặc điểm về dòng chảy và
chất lượng nước;
+ Đặc điểm của nguồn xả thải, bao gồm lưu lượng, phương thức, chế độ
xả nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải;
+ Ảnh hưởng do nước thải từ các nguồn thải thượng lưu đến đoạn sông
được đánh giá;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
+ Việc sử dụng nước và đặc điểm các nguồn xả nước thải phía hạ lưu
đoạn sông được đánh giá;
+ Các quá trình xảy ra trong dòng chảy, bao gồm quá trình pha loãng
lắng đọng và biến đổi các chất trong dòng chảy.
- Trong quá trình đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn
nước cần xem xét, cân nhắc đầy đủ các tác động tiêu cực ở mức độ cao nhất
mà việc xả thải có thể gây ra đối với các mục đích sử dụng nguồn nước ở
đoạn sông được đánh giá; việc sử dụng nước và các rủi ro do việc xả nước
thải ở hạ lưu đoạn sông được đánh giá.
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước phải được đánh giá
trong điều kiện nguồn nước mùa kiệt.
- Các số liệu sử dụng để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước phải do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. [4]
1.1.5.3. Trình tự đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước tại đoạn sông
có điểm xả nước thải được thực hiện theo trình tự sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20





































Hình 1.3. Sơ đồ xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá
khả năng tiếp nhận nƣớc thải của nguồn nƣớc
(Nguồn: [4])
Xác định các chất ô nhiễm
đặc trưng có trong nước thải
Đối với từng chất ô nhiễm,
lần lượt tiến hành các bước sau
Có các số liệu đáng tin cậy về
nồng độ chất ô nhiễm đang
đánh giá trong nguồn tiếp
nhận?
Giá trị nồng độ chất ô nhiễm
này trong nguồn tiếp nhận có
vượt quá giới hạn cho phép
trong quy chuẩn chất lượng
nước cho nguồn nước không?


KHÔNG

Cần quan trắc,
đo đạc để thu
thập được số
liệu đáng tin cậy


KHÔNG



Đánh giá khả năng tiếp nhận
nước thải của nguồn nước đối
với chất ô nhiễm này bằng
các phương pháp đánh giá
nêu trong hướng dẫn
Khả năng tiếp nhận nước thải
của nguồn nước (L
tn
) > 0


Nguồn nƣớc còn khả năng
tiếp nhận đối với chất ô
nhiễm đang đánh giá
KHÔNG

Nguồn nƣớc không còn khả
năng tiếp nhận đối với chất ô
nhiễm đang đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


21
1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá và quản lý chất lƣợng nƣớc trong và
ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tại các nước phát triển trên thế giới, việc nghiên cứu đánh giá chất
lượng nước sông đã thực hiện từ rất sớm. Trong đó có thể kể đến các nghiên
cứu điển hình như sau:
- Nghiên cứu của V. V. TRKUNOV, A. M. NIOROV I, M. M. LAZNIK
and Zhu Dongwei về chất lượng nước sông tại Latvia [35]. Nghiên cứu dùng số
liệu phân tích các nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm chính trong một thời gian
dài từ 15 – 43 năm để phân tích đánh giá mối quan hệ của nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước sông và sự phát thải theo mùa tại các sông thuộc nước
Latvia. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tập trung vào dùng các
phương pháp thống kê số liệu sẵn có để đánh giá chất lượng nước sông chứ
không dùng tổng hợp các biện pháp đánh giá chất lượng nước sông;
- Nghiên cứu của Mimoza Milovanovic về chất lượng nước của các
nguồn ô nhiễm dọc sông Axios-Vardar [34]. Nghiên cứu dựa trên việc thu
thập và phân tích các số liệu quan trắc nguồn nước mặt và nước thải đổ vào
sông theo thời gian nhiều năm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới nêu được hiện
trạng chất lượng sông chưa có các dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước
trong tương lai;
- Nghiên cứu của Yangwen Jia, Cunwen Niu, Hao Wang về tài nguyên
và môi trường nước trong LVS Hoàng Hà [36] Nghiên cứu này dùng phương
pháp mô hình hóa để đánh giá chất lượng nước có phát triển module chất
lượng nước dựa vào xói lở và chuyển tải trầm tích áp dụng cho LVS Hoàng
Hà – Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là một nghiên cứu tập trung vào mô
hình hóa lan truyền và chuyển tải các chất ô nhiễm trong nước sông chứ chưa
dùng tổng hợp nhiều phương pháp để đánh giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


22
- Nghiên cứu của A. Loukas về môi trường nước mặt tại sông Pinios ở
Hy Lạp [33]. Nghiên cứu này cũng chủ yếu dựa vào số liệu các thông số chất

lượng nước sông được quan trắc theo thời gian và không gian trên LVS. Việc
đánh giá chất lượng nước được thực hiện bằng phương pháp thống kê chuẩn
phân phối Student’s. Nghiên cứu này cũng chưa áp dụng việc mô hình hóa để
đánh giá dự báo xu hướng chất lượng nước trong tương lai.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh
giá chất lượng nước sông tại Việt Nam. Phần lớn các công trình này chỉ thực
hiện tại các LVS nơi có sự phát triển KT – XH mạnh mẽ, đang dần xuất hiện
các dấu hiệu bị ô nhiễm do các hoạt động KT – XH và hơn thế nữa các con
sông này là nguồn cấp nước chính cho các hoạt động KT – XH này.
Với mật độ sông suối dày đặc từ Bắc xuống Nam trên toàn lãnh thổ
Việt Nam nên việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông ngày càng
được quan tâm nhiều hơn. Điển hình là hệ thống LVS Hồng, LVS Nhuệ -
sông Đáy ở miền Bắc, LVS Hương, sông Trường Giang ở miền Trung và hệ
thống LVS Đồng Nai, sông Mê Kông ở miền Nam. Việc nghiên cứu chất
lượng nước các con sông lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều
bước phát triển mạnh với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng mục
tiêu chung vẫn là đánh giá chất lượng nước để từ đó có những giải pháp xử lý
và quy hoạch nhằm bảo vệ nguồn nước và phát triển bền vững. Một số nghiên
cứu đánh giá các nguồn ô nhiễm và chất lượng nước trên LVS:
- Luận văn nghiên cứu của Huỳnh Thị Minh Hằng, Nguyễn Thanh
Hùng thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh
và Nguyễn Văn Dũng thuộc Cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường [14] về các nguồn thải gây ô nhiễm trên LVS Đồng Nai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


23
- Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước của TS. Tôn Thất Lãng và
cộng sự về chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai [16]. Đề tài xây dựng

chỉ số chất lượng nước dựa vào phương pháp Delphi và sử dụng 6 thông số chất
lượng nước chính để đánh giá và quản lý chất lượng nước LVS Đồng Nai. Tuy
nhiên do chỉ sử dụng 6 thông số nên chưa khái quát hết được ảnh hưởng tổng
hợp của các thông số ô nhiễm còn lại và kết quả trình bày chưa tích hợp vào
bản đồ hiện trạng để thể hiện chất lượng nước sông;
- Luận văn thạc sỹ của học viên Lâm Vĩnh Sơn về chất lượng nước trên
LVS Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An [20]. Đề tài đánh giá chất lượng nước
sông VCĐ trên địa phận tỉnh Long An dựa trên việc đánh giá hiện trạng từng
thông số chất lượng nước. Ngoài ra, đề tài cũng thiết lập cơ sở dữ liệu, mô
hình hoá chất lượng nước phục vụ quản lý chất lượng nước sông. Tuy nhiên,
luận văn vẫn chỉ dừng lại ở mức đánh giá từng chất ô nhiễm trong nước, chưa
dùng chỉ số chất lượng nước để đánh giá một cách tổng hợp chất lượng nước
sông. Các giải pháp đề ra để quản lý chất lượng nước sông vẫn còn chung
chung, chưa cụ thể và khả thi;
- Luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Thị Kim Yến về chất lượng
môi trường nước trên LVS Thị Tính thuộc tỉnh Bình Dương [32]. Đề tài đánh
giá chất lượng nước sông dựa trên việc xác định được các tiểu LVS và các đặc
trưng gây ô nhiễm của nước sông. Đề tài có sử dụng mô hình Qual2K để đánh
giá tác động tích hợp nguồn thải hiện hữu đến chất lượng nước LVS và dự báo
diễn biến chất lượng nước đến năm 2020 theo 2 kịch bản qui hoạch;
- Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ khoa hoc công nghệ cấp Nhà nước của
TS. Tôn Thất Lãng và ctv về chất lượng nước mặt sông Hậu [15]. Đề tài xây
dựng chỉ số chất lượng nước dựa vào phương pháp Delphi và sử dụng 6 thông
số chất lượng nước chính để đánh giá chất lượng nước mặt tổng thể của LVS
Hậu. Tuy nhiên do chỉ sử dụng 6 thông số nên chưa khái quát hết được ảnh
hưởng tổng hợp của các thông số ô nhiễm còn lại và kết quả nghiên cứu chỉ sử
dụng được cho khu vực sông Hậu không áp dụng được cho các vùng khác;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



24
- Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Thành phố của PGS.TS. Lê Trình và ThS
Nguyễn Thế Lộc về chất lượng các nguồn nước sông, kênh phụ lưu sông, suối
ở vùng TP.HCM [24]. Đề tài xây dựng chỉ số chất lượng nước theo phương
pháp Delphi và sử dụng 10 thông số để đánh giá chất lượng nước mặt tổng thể
của sông phụ lưu sông, suối thuộc địa phận Tp.HCM dựa vào việc cải tiến mô
hình NSF-WQI của Hoa Kỳ cho phù hợp với khu vực Tp.HCM. Tuy nhiên, do
đề tài chỉ tập trung vào việc xây dựng chỉ số chất lượng nước làm công cụ cho
việc đánh giá chất lượng nước nên không chú trọng vào việc đề xuất các biện
pháp bảo vệ LVS.
Đối với LVS Cầu, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu chỉ tập trung trên
LVS Cầu thuộc địa phận các tỉnh khu vực hạ lưu, khu vực thượng lưu sông
Cầu trên địa phận tỉnh Bắc Kạn hầu như không tìm thấy các tài liệu. Một số
nghiên cứu có liên quan đến LVS Cầu và liên quan đến các phương pháp
nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước LVS Cầu có thể liệt kê như sau:
- Đề tài nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Trang, Trần Hồng Thái, Phạm
Văn Hải, Lê Vũ Việt Phong thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi
trường về chất lượng nước sông Cầu dưới ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế,
xã hội [23].
- Báo cáo nhiệm vụ của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường,
Tổng cục môi trường về các nguồn thải và môi trường nước trên LVS Cầu [30].
Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở các báo cáo về hiện trạng chất
lượng nước tại một số vị trí trên đoạn sông và điều tra cơ bản các nguồn thải
trên LVS mà chưa đánh giá được đầy đủ ảnh hưởng của các nguồn thải tới
chất lượng nước sông Cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


25
Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất lượng nước của các nguồn thải trực tiếp đổ vào sông Cầu đoạn
chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn (khu công nghiệp, khu dân cư, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở y tế).
- Chất lượng nước của các nguồn thải gián tiếp đổ vào sông Cầu (các
sông, suối là phụ lưu của sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn).
- Chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn
(Chiều dài khoảng 20 km với điểm đầu là Thác Rọm thuộc xã Dương Quang
và điểm cuối là Thác Giềng thuộc xã Xuất Hóa).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn gồm điều tra, thống kê, đánh giá các
nguồn thải là nguồn điểm có nguồn gốc từ hoạt động phát triển KT - XH trên
LVS Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn.
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các thông tin về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã
hội các địa bàn thuộc LVS Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn trên cơ
sở đó xác định các động lực chính tạo ra các áp lực lên sông Cầu;
- Khảo sát, thống kê các nguồn thải chính đổ vào sông Cầu đoạn chảy
qua địa bàn thị xã Bắc Kạn và khái quát đặc trưng của các nguồn thải;
- Đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng nước các nguồn thải chính
và chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã làm cơ sở để đánh
giá khả năng và mức độ gây ô nhiễm nguồn nước đối với một nguồn thải xác
định; khả năng tiếp nhận một chất ô nhiễm cụ thể trong nguồn thải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×