Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Ảnh hưởng của một số yếu tố tới hiệu quả gây rụng trứng nhiều và gây động dục đồng pha để nhân giống bò sữa Holstei Friesian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 115 trang )


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






TRẦN HỮU HÙNG


Tªn ®Ò tµi:

ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỚI HIỆU QUẢ
GÂY RỤNG TRỨNG NHIỀU VÀ GÂY ĐỘNG DỤC ĐỒNG PHA
ĐỂ NHÂN GIỐNG BÒ SỮA HOLSTEIN FRIESIAN


Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60-62-01-05




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng








Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn



Trần Hữu Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban

Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi -
Thú y Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi tôi đƣợc đào tạo để trƣởng
thành cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của
mình. Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
- Ban lãnh đạo Viện Chăn nuôi, cơ quan chủ trì đề tài,… đã tạo điều kiện
cho cơ quan tôi và bản thân tôi tham gia đề tài nhánh.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm - Viện Chăn nuôi, đơn vị thực hiện đề tài đã
giúp đỡ tôi từ những ngày đầu để xây dựng đề cƣơng và cùng tôi thực hiện
các nội dung đề tài, đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật viên không quản ngại do cách trở
về giao thông, nhƣng vẫn mang đủ máy móc và trang thiết bị phục vụ đề tài.
- Trung tâm phát triển bò Yên Sơn nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện địa bàn
thực hiện thí nghiệm.
Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng là ngƣời thầy hƣớng dẫn về khoa học, đã
giúp đỡ tôi tận tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ
hoàn thiện bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn bè, đồng nghiệp: Th.S
Tăng xuân Lƣu, Th.S Quản Xuân Hữu, KS Trần Sơn Hà trong quá trình xây
dựng và thực hiện bản luận văn này.
Nhân dịp này cho phép tôi đƣợc bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình
đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vƣợt qua mọi khó khăn hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn
Trần Hữu Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục cái 4
1.1.1.1. Các bộ phận sinh dục bên ngoài 4
1.1.1.2. Các bộ phận sinh dục bên trong 5
1.1.2. Hoạt động sinh lý, sinh dục của bò cái 8
1.1.2.1. Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần đầu 8
1.1.2.2. Chu kỳ động dục 9
1.1.2.3. Sự thụ tinh 12
1.1.2.4. Quá trình mang thai 13
1.1.2.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 13
1.1.2.6. Thời gian hồi phục tử cung sau đẻ 14
1.1.3. Sự điều tiết thần kinh, thể dịch đến hoạt động sinh sản 15
1.1.4. Cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.1.4.1. Kích thích noãn bào phát triển đồng loạt bằng sự tác động
hormone để gây rụng trứng nhiều 18

1.1.4.2. Thu hoạch phôi và phân loại phôi 26
1.1.4.3. Gây động dục đồng pha 28
1.1.4.4. Cấy phôi cho bò nhận phôi 33
1.2. Các chế phẩm hormone hƣớng sinh dục sử dụng trong công nghệ CTP
và tác dụng sinh lý 34
1.2.1. Chế phẩm có hoạt tính GnRH (Gonadotropin Releasing hormone) 34
1.2.2. Các chế phẩm có hoạt tính gonadotropin 35
1.2.2.1. Huyết thanh ngựa chửa (H.T.N.C) 35
1.2.2.2. HCG kích tố nhau thai người (Human Chorionic Gonadotropin) . 35
1.2.3. Các chế phẩm có hoạt tính oestrogen 36
1.2.4. Các chế phẩm có hoạt tính progesterone 36
1.2.5. Các chế phẩm có hoạt tính prosgtaglandineF

37
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc 37
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 37
1.3.1.1. Kết quả nghiên cứu gây rụng trứng nhiều 38
1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu phân loại phôi 41
1.3.1.3. Kết quả nghiên cứu gây động dục đồng pha và cấy phôi 42
1.3.2. Nghiên cứu trong nước 44
1.3.2.1. Kết quả nghiên cứu gây rụng trứng nhiều 44
1.3.2.2. Kết quả nghiên cứu phân loại phôi và bảo quản phôi 46
1.3.2.3. Kết quả nghiên cứu gây động dục đồng pha và cấy phôi 47
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 51
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 51
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 51
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 51
2.3. Vật liệu nghiên cứu 52
2.3.1. Dụng cụ và hóa chất dùng trong gây rụng trứng nhiều 52
2.3.1.1. Các loại hormone sử dụng 52
2.3.1.2. Tinh sử dụng cho phối giống tạo phôi 52
2.3.1.3. Dụng cụ và hóa chất dùng trong thu phôi 52
2.3.1.4. Vật liệu soi tìm và phân loại phôi 53
2.3.2. Dụng cụ và hóa chất dùng trong gây động dục đồng pha 53
2.3.2.1. Các loại hormone sử dụng cho gây động dục đồng pha 53
2.3.2.2. Dụng cụ cấy truyền phôi 53
2.4. Nội dung nghiên cứu 54
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 54
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm 1 54
2.5.1.1. Chọn bò cho phôi, chọn tinh dịch để phối 54
2.5.1.2. Phương pháp sử dụng hormone 55
2.5.1.3. Phương pháp thu hoạch phôi, soi tìm và phân loại phôi 56
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm 2 58
2.5.2.1. Chọn bò nhận phôi, loại phôi để cấy 59
2.5.2.2. Phương pháp sử dụng hormone 59
2.5.2.3. Phương pháp cấy phôi cho bò nhận 60
2.6. Các chỉ tiêu theo dõi và Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu 61
2.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi khi gây rụng trứng nhiều 61
2.6.2. các chỉ tiêu theo dõi khi gây động dục đồng pha cho bò làm con
nhận phôi 62
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 63

3.1. Kết quả gây rụng trứng nhiều cho bò sữa cao sản (thí nghiệm 1) 63
3.1.1. Thời gian xuất hiện động dục và tỷ lệ bò có biểu hiện động dục 64
3.1.2. Số lượng nang trứng được huy động ở bò gây rụng trứng nhiều 66
3.1.3. Số lượng nang trứng rụng ở bò gây rụng trứng nhiều 69
3.1.4. Kết quả thu phôi và tỷ lệ thu hồi phôi 71
3.1.5. Phân loại phôi 73
3.2. Kết quả gây động dục đồng pha cho bò nhận phôi (thí nghiệm 2) 75
3.2.1. Tỷ lệ và thời gian bò xuất hiện động dục 76
3.2.2. Kết quả rụng trứng của bò được gây động dục đồng pha bằng các
phương pháp khác nhau 79
3.2.3. Kết quả cấy truyền phôi cho bò nhận phôi 82
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 85
1. Kết luận 85
1.1. Kết quả gây rụng trứng nhiều 85
1.2. Kết quả gây động dục đồng pha 86
2. Đề nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
I. Tài liệu trong nƣớc 88
II. Tài liệu nƣớc ngoài 92
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
1
CAP

: Chlormadion Acetate Progesteron
2
CIDR
: Controlled Intravaginnal Drug Releasing
3
Cs
: Cộng sự
4
CTP
: Cấy truyền phôi
5
Ctv
: Cộng tác viên
6
ĐD
: Động dục
7
ĐVT
: Đơn vị tính
8
E
: Estradiol-17 β
9
ECG
: Equin Chorionic Gonadotropin
10
FRH
: Folliculin Realising Hormone
11
FSH

: Follicle Stimulating Hormone
12
GĐDĐP
: Gây động dục đồng pha
13
GnRH
: Gonadotrophin Releasing Hormone
14
GRTN
: Gây rụng trứng nhiều
15
HCG
: Human Chorionic Gonadotropin
16
HF
: Holstein Friesian
17
HTNC
: Huyết thanh ngựa chửa
18
LH
: Luteinizing Hormone
19
LRH
: Lutein Realeasing Hormone
20
PGF


: Prostaglandine - F2 anpha

21
PMSG
: Pregnant Mare Serum Gonadotropin
22
PP1
: Phƣơng pháp 1
23
PP2
: Phƣơng pháp 2
24
PRH
: Prolactin Realeasing Hormone
25
PRID
: Progesterone Releasing Intravaginal Device
26
RTN
: Rụng trứng nhiều
27
STT
: Số thứ tự
28
TSH
: Thyromin Stimulin Hormone
29
TTNT
: Thụ tinh nhân tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Sơ đồ nghiên cứu gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi 54
Bảng 2.2: Sơ đồ nghiên cứu gây động dục đồng pha ở bò nhận phôi 58
Bảng 3.1: Thời gian xuất hiện động dục của bò gây rụng trứng nhiều ở 2
phƣơng pháp 64
Bảng 3.2: Thời gian xuất hiện động dục của bò gây rụng trứng nhiều ở 2
phƣơng pháp với yếu tố mùa vụ 66
Bảng 3.3: Kết quả của 2 phƣơng pháp sử dụng hormone tới số lƣợng nang
trứng đƣợc huy động ở bò gây rụng trứng nhiều 67
Bảng 3.4: Số nang trứng đƣợc huy động phát triển ở bò sữa đƣợc gây rụng
trứng nhiều theo mùa vụ 68
Bảng 3.5: Số lƣợng nang trứng rụng và tỷ lệ rụng trứng ở bò gây rụng
trứng nhiều 69
Bảng 3.6: Kết quả gây rụng trứng nhiều theo mùa vụ 70
Bảng 3.7: Số phôi thu đƣợc và tỷ lệ thu hồi phôi ở bò đƣợc gây rụng trứng
nhiều 71
Bảng 3.8: Số phôi thu đƣợc và tỷ lệ thu hồi phôi ở bò đƣợc gây rụng trứng
nhiều theo mùa vụ 72
Bảng 3.9: Chất lƣợng phôi thu đƣợc ở bò gây rụng trứng nhiều 73
Bảng 3.10: Chất lƣợng phôi thu đƣợc ở bò gây rụng trứng nhiều theo yếu tố
mùa vụ 75
Bảng 3.11: Tỷ lệ bò có biểu hiện động dục khi gây động dục đồng pha 76
Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ bò có biểu hiện động dục khi
gây động dục đồng pha 79
Bảng 3.13: Số con rụng trứng và tỷ lệ rụng trứng 80
Bảng 3.14: Số con rụng trứng và tỷ lệ rụng trứng theo mùa vụ 81
Bảng 3.15: Kết quả cấy truyền phôi cho bò nhận phôi 82
Bảng 3.16: Kết quả cấy truyền phôi cho bò nhận phôi theo mùa vụ 83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Cơ quan sinh dục bò cái 4
Hình 1.2. Đồ thị sóng nang trong chu kỳ 10
Hình 1.3: Sơ đồ điều hoà thần kinh - nội tiết hoạt động sinh sản ở bò cái 17
Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt gây rụng trứng nhiều bằng FSH trên nền CIDR, PP1 55
Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt gây rụng trứng nhiều bằng PMSG trên nền CIDR, PP2 56
Hình 2.3: Sơ đồ tóm tắt GĐDĐP, PP1 59
Hình 2.4: Sơ đồ tóm tắt GĐDĐP, PP2 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Công nghệ cấy truyền phôi (CTP) là lĩnh vực công nghệ sinh học để
điều khiển sinh sản hiện đại, ở đây bao gồm nhiều kỹ thuật có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau nhƣ: gây rụng trứng nhiều (GRTN), gây động dục đồng
pha, cấy truyền phôi, xác định giới tính của phôi… Để cấy truyền phôi đạt
kết quả tốt thì trƣớc hết phải có phôi đảm bảo chất lƣợng để cấy truyền.
Phôi dùng trong CTP chủ yếu là từ phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm
và GRTN. Trong đó phôi đƣợc tạo ra từ thụ tinh trong ống nghiệm chủ yếu
đƣợc áp dụng đối với con ngƣời, ở vật nuôi loại phôi này chỉ đáp ứng đƣợc
5% nhu cầu phôi, vì thế phần lớn số phôi sử dụng đƣợc tạo ra bằng phƣơng
pháp GRTN. Ở vật nuôi công nghệ cấy truyền phôi đƣợc áp dụng chủ yếu
trên đối tƣợng gia súc đơn thai, có hệ số nhân giống thấp vì sự rụng trứng
luôn bị giới hạn bởi các đặc điểm di truyền của loài, giống, cá thể, đặc biệt
với những cá thể, dòng, giống có năng suất cao. Hiện nay, ở nƣớc ta, việc

áp dụng công nghệ cấy truyền phôi chủ yếu nghiên cứu trên bò sữa.
Để áp dụng công nghệ này, trƣớc hết cần GRTN. Thông qua việc tác
động hormone để kích thích nhiều noãn bào phát triển cùng lúc, nhằm tạo
ra hàng loạt tế bào trứng phát triển, chín và rụng mà lẽ ra chúng bị thoái
hóa trong chu kỳ động dục tự nhiên. Những tế bào trứng này khi đƣợc thụ
tinh sẽ tạo ra phôi, phôi đƣợc thu để sử dụng trong CTP.
Trên thế giới, GRTN đã đƣợc Cole và Hart (1930) nghiên cứu và áp
dụng trên thỏ, đến nay GRTN vẫn tiếp tục đƣợc nghiên cứu mở rộng trên
nhiều đối tƣợng và đã thu đƣợc những thành tựu lớn. Ở Việt Nam, từ đầu
những năm 1990 các tác giả bắt đầu nghiên cứu và đã thu đƣợc các kết quả
có ý nghĩa nhƣ Bùi Xuân Nguyên, Nguyễn Thị Ƣớc, Hoàng Kim Giao, Đỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Kim Tuyên… Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu rất biến động nên GRTN
vẫn đang là vấn đề cần nghiên cứu.
Trong chăn nuôi công nghệ CTP có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao
hiệu quả chọn lọc, làm tăng nhanh số lƣợng, chất lƣợng đàn vật nuôi đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Cùng với kỹ thuật đông lạnh cấy truyền phôi là
giải pháp tích cực để bảo vệ những nguồn gen quý, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi đặc biệt là ở các động vật đơn thai nhƣ trâu, bò
cũng nhƣ giữ gìn sự đa dạng sinh học về nguồn gen động vật nói chung, vật
nuôi nói riêng.
Chúng ta biết rằng, những biểu hiện và đặc điểm sinh lý sinh dục nói
chung, đặc điểm động dục và rụng trứng ở bò cái nói riêng, chịu ảnh hƣởng
rất lớn bới các yếu tố ngoại cảnh. Để làm chủ công nghệ CTP, nâng cao
hiệu quả của công nghệ này trong chọn lọc, nhân giống bò sữa, cần phải có
những nghiên cứu mở rộng và thử nghiệm các phƣơng pháp tác động
hormone, để tìm ra giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện thời tiết, khí
hậu Việt Nam.

Trong quá trình chọn lọc giống bò sữa nói chung, nuôi thích nghi và
chọn lọc giống bò sữa Holstein Friesian (HF) nhập nội nói riêng trong cả
nƣớc, trong giai đoạn 2011 - 2014, Bộ KH&CN đã phê duyệt Đề tài “Nghiên
cứu tạo bê sữa cao sản bằng kỹ thuật chia tách phôi”. Tỉnh Tuyên Quang là
địa bàn miền núi có đàn bò sữa HF có nguồn gốc nhập ngoại, có năng suất
sữa cao, đƣợc xác định là địa bàn triển khai nghiên cứu của đề tài trên do
Viện Chăn nuôi chủ trì phối hợp với Viện Công nghệ sinh học.
Xuất phát từ các điều kiện trên và yêu cầu của công tác nhân giống
bò sữa đặt ra tại Tuyên Quang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Ảnh
hưởng của một số yếu tố tới hiệu quả gây rụng trứng nhiều và gây động
dục đồng pha để nhân giống bò sữa Holstein Friesian".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố: Loại hormone sử dụng, mùa
vụ tới số lƣợng và chất lƣợng phôi thu đƣợc từ bò gây rụng trứng nhiều.
- Đánh giá đƣợc kết quả gây động dục đồng pha trên đàn bò nhận phôi.
- Đánh giá đƣợc kết quả thụ thai trên đàn bò nhận phôi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu, đánh giá, áp dụng có hiệu quả công nghệ cấy
truyền phôi để chọn lọc và nhân nhanh số lƣợng bò sữa HF nhập ngoại
nuôi trong điều kiện chăn nuôi miền núi tỉnh Tuyên Quang.
Góp phần phát triển vùng sản xuất bò sữa chất lƣợng cao tại tỉnh
Tuyên Quang.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm vững và thực hành tốt quy trình gây rụng trứng nhiều và quy
trình gây động dục đồng pha để áp dụng có hiệu quả, trong nhân giống đàn bò
sữa HF.

- Đánh giá đƣợc hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật nghiên cứu gây
rụng trứng nhiều và gây động dục đồng pha trên bò sữa HF ở Tuyên Quang.
- Trong thời gian ngắn tạo ra đƣợc một lƣợng lớn phôi có chất lƣợng tốt.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đánh giá đúng kết quả
của phƣơng pháp sử dụng hormone vè yếu tố mùa vụ tới kết quả gây rụng
trứng nhiều và gây động dục đồng pha, từ đó có định hƣớng đúng đắn cho
việc áp dụng công nghệ cấy truyền phôi trên đàn bò sữa HF ở Tuyên Quang.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục cái
Sinh sản là hoạt động chức năng để duy trì nòi giống ở động vật và đó là
kết quả của hàng loạt quá trình sinh lý phức tạp của cơ thể, trong đó có hoạt
động của cơ quan sinh dục của gia súc cái.
Ở bò cái cơ quan sinh dục của nó mang đặc tính chung của loài và chia
làm 2 bộ phận sau: Bộ phận sinh dục bên ngoài (âm môn, âm vật, tiền đình), bộ
phận sinh dục bên trong (âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng).

Hình 1.1: Cơ quan sinh dục bò cái
1.1.1.1. Các bộ phận sinh dục bên ngoài
a. Âm môn hay âm hộ (Vulva): Dƣới hậu môn là âm môn, phía ngoài âm
môn có 2 môi (Labia vulva), nối liền môi bằng 2 mép (Bima vulvae).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
Trên hai môi của âm môn có sắc tố đen và nhiều tuyến tiết, tiết chất
nhờn trắng và tiết mồ hôi.
b. Âm vật (Clitoris): Âm vật giống nhƣ dƣơng vật thu nhỏ, trong cấu tạo âm vật
cũng có các thể hổng nhƣ con đực. Trên âm vật có nếp da tạo ra mu âm vật
(Praepatium clitoridis), âm vật bẻ gập xuống dƣới.
c. Tiền đình: Là giới hạn giữa âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng
trinh, phía trƣớc màng trinh là âm môn, phía sau màng trinh là âm đạo, màng
trinh có các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do hai lá niêm mạc gấp thành một nếp.
Sau màng trinh có lỗ niệu đạo.
1.1.1.2. Các bộ phận sinh dục bên trong
a. Âm đạo (Vagina): Trƣớc âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng
trinh (Hymen).
Âm đạo là một cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng
thời là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong qua trình đẻ. Kích thƣớc âm đạo của
bò là từ 22-25cm (Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dƣơng, 1997) [6].
b. Tử cung (Uterus): Tử cung trâu bò hình sừng cừu, thân tử cung ngắn, hai
sừng tử cung dài, lớp niêm mạc trong tử cung và trên hai sừng tử cung có gấp
nếp nhiều lần tập trung lại với số lƣợng từ 80-120 (Trần Tiến Dũng và cs,
2002) [4], đây là tiền thân của núm nhau mẹ.
- Cổ tử cung (Cervix): Có dạng hình tròn, luôn luôn đóng, chỉ mở khi nào
có hƣng phấn cao độ, hoặc lúc sinh đẻ hay khi bệnh lý. Niêm mạc cổ tử cung
trâu bò gấp nếp nhiều lần, từ 3-5 lần gọi là nhiều lần hoa nở. Có sự khác biệt về
cổ tử cung giữa bò già và bò chƣa trƣởng thành, giữa bò ít đẻ và bò đẻ nhiều,
giữa các giống bò, giữa bò đẻ bình thƣờng và bò đẻ không bình thƣờng. Cổ tử
cung dài khoảng 5-10 cm, đƣờng kính từ 2-5 cm (Kunittada Sato, 1992) [75].
- Thân tử cung (Body uterus): Thân tử cung nối giữa cổ tử cung với sừng
tử cung, có kích thƣớc rất ngắn, chỉ khoảng 2-4cm. Thân tử cung đƣợc cấu tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
bởi những lớp cơ trơn dày, cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài, lớp niêm mạc tử
cung có các tuyến sinh dục có khả năng tiết ra những chất giúp cho sự vận
động của tinh trùng cũng nhƣ sự phát triển của thai (Hoàng Kim Giao và
Nguyễn Thanh Dƣơng, 1997) [6].
- Sừng tử cung (Horn uterus): Bò cái có hai sừng tử cung trái và phải, độ
dài của sừng tử cung khoảng 15-20cm (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [4]. Hai
sừng tử cung của bò cái gắn với thân tử cung dính lại với nhau tạo thành một
lõm hình lòng máng phía trên của tử cung gọi là rãnh giữa tử cung, dài 3-5cm,
rãnh này dễ dàng nhận thấy khi khám qua trực tràng để chẩn đoán gia súc có
thai và bệnh lý ở tử cung.
c. Buồng trứng (Ovarium): Buồng trứng bò hình bầu dục, thƣờng là màu trắng
không có lõm rụng trứng. Vị trí buồng trứng bò thƣờng nằm ở hai mút sừng tử
cung, gần cạnh trƣớc xƣơng ngồi, hay ở phía dƣới sừng tử cung. Kích thƣớc
buồng trứng (1-2) x (1-1,5) x 1,5cm (Nguyễn Tấn Anh và cs, 1995) [1]. Buồng
trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng và phân tiết các hormone (Lƣu
Công Khánh, 1996) [12].
Bên dƣới lớp màng của buồng trứng là tế bào trứng non (Folliculin
ovocyt primario). Khi noãn bào chín thì các tế bào nang bao quanh tế bào trứng
phân chia thành nhiều tầng tế bào có hình hạt (Stratum granulosum). Noãn bào
ngày càng phát triển thì các tế bào nang tiêu tan tạo ra một cái xoang có chứa
dịch (Liquar folliculin). Các tầng tế bào còn lại phát triển lồi lên tạo ra một lớp
màng bao bọc ở ngoài, có chỗ lồi lên để chứa tế bào trứng (Ovum). Noãn bao
nguyên thuỷ khi trở thành noãn bào chín (Follinculis ovaricus vesiculosus)
đƣợc bao bọc một lớp màng mỏng. Tổ chức màng liên kết buồng trứng lúc này
dày lên để bảo vệ noãn bào chín, giữa màng bảo vệ liên kết và màng mỏng của
noãn bào là tổ chức mạch quản dày đặc. Noãn bào chín nằm ở phần lồi trên của
màng liên kết buồng trứng. Noãn bào chín có kích thƣớc 1cm. Tế bào trứng
trong noãn bào là tế bào lớn nhất trong cơ thể, có thể trông thấy đƣợc bằng mắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
thƣờng, kích thƣớc 0,15-0,25mm (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [4]. Lúc noãn
bào đã thành thục thì màng bọc nang, màng bao liên kết buồng trứng rách ra, tế
bào trứng đƣợc rời khỏi buồng trứng, cùng với dịch nang, tế bào trứng đi vào
loa kèn. Màng noãn bào rách xong liền lại ngay, các tế bào hạt trong xoang
phân chia nhanh thành một khối tế bào lớn để lấp kín xoang noãn bào và trở
thành thể vàng (Corpus luteum).
Thể vàng là thể rắn màu vàng, là tập hợp của nhiều tế bào nằm nổi trên
bề mặt buồng trứng, tại nơi trứng rụng, tiết ra progesterone và các progestin
khác. Thể vàng có thể đạt đến kích thƣớc tối đa là 20,5 mm vào ngày 15-16 của
chu kỳ, sau đó thoái hóa và có đƣờng kính trung bình 12,5 mm vào ngày 18-21.
Nếu bò thụ thai thể vàng sẽ không thoái hóa cho đến cuối kỳ mang thai
(Kunittada sato,1992) [75]. Khối lƣợng thể vàng và hàm lƣợng progesterone
tăng nhanh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 và giữ tƣơng đối ổn định cho đến
ngày thứ 15, sự thoái hóa thể vàng ở bò bắt đầu từ ngày 17-18 và chuyển thành
thể bạch nếu trứng không đƣợc thụ tinh.
d. Ống dẫn trứng (Ovidustus): Ống dẫn trứng có đầu trên loe ra nhƣ loa kèn
còn gọi là vòi Fallop, nằm ở màng treo buồng trứng, có chức năng là vận
chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngƣợc nhau và đồng thời một lúc. Đầu
kia của ống dẫn trứng nối với sừng tử cung. Trứng sau khi rụng thì rơi vào loa
kèn và đƣợc chuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng nơi xảy ra sự thụ
tinh và phân chia sớm của phôi. Phôi đƣợc lƣu lại trong ống dẫn trứng vài ngày
trƣớc khi về tử cung, dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự
thụ tinh và phân chia của phôi bao gồm chất dinh dƣỡng và bảo vệ cho tinh
trùng, noãn bào và hợp tử sau đó niêm mạc ống dẫn trứng và tử cung còn tiết ra
men hyaluronidaza tham gia vào quá trình thụ tinh (Xƣxoep, 1985 [35];
Sipilop, 1976 [97]. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3-
10 ngày. Trên đƣờng di hành trong ống dẫn trứng, tế bào trứng có thể bị đứng

lại ở các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Có thể chia ống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
dẫn trứng thành bốn đoạn chức năng: Đoạn tua diềm, phễu, phồng ống dẫn
trứng và đoạn co của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh và cs, 1995) [1].
1.1.2. Hoạt động sinh lý, sinh dục của bò cái
1.1.2.1. Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần đầu
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện,
buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử
cung cũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung.
Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc ở tuổi nhƣ vậy gọi là thành
thục về tính. Trong thực tế, thành thục về tính thƣờng đến sớm hơn thành thục
về thể vóc. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, ngoại cảnh và mức độ
nuôi dƣỡng. Trong điều kiện nuôi dƣỡng tốt thì sự sinh trƣởng đƣợc thúc đẩy
và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn. Bò sữa thành thục tính dục khi thể trọng
đạt từ 30 - 40% thể trọng lúc trƣởng thành. Còn bò thịt với mức độ cao hơn 45
- 50% (Rog và cs, 1975). (Trích theo Tăng Xuân Lƣu, 1999) [16].
Tuổi thành thục lúc 12 tháng tuổi, còn tầm vóc để đảm bảo cho sự phối
giống phải từ 18 tháng tuổi trở lên (Sipilop, 1976) [97]. Đối với bò lang trắng
đen Hà Lan cho ăn đầy đủ chăm sóc tốt thì thành thục lúc 10 - 12 tháng tuổi,
chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16 - 18 tháng tuổi. Tuổi phối giống lứa đầu
đối với bò sữa theo V.S. Mikhakop (1974) cho rằng vào độ tuổi 12 - 24 tháng
tuổi, còn theo S.Mirnop (1980) lại cho rằng phối giống lần đầu tốt nhất vào lúc
15 - 18 tháng tuổi (Trích theo Tăng Xuân Lƣu, 1999) [16].
Khi tuổi thành thục về tính cao do ảnh hƣởng của khí hậu nóng ẩm của
nƣớc ta và chế độ dinh dƣỡng không thích hợp kéo theo tuổi đẻ lứa đầu thƣờng
là cao: Bò vàng Việt Nam đẻ lứa đầu từ 33 - 48 tháng tuổi (Nguyễn Văn
Thƣởng, Trần Doãn Hối, 1992) [31]. Bò sữa Hà-ấn F2 (75% máu bò Hà Lan)
46 - 48 ± 1,84 tháng (Nguyễn Kim Ninh và cs, 1992) [22].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.1.2.2. Chu kỳ động dục
Bò cái khi thành thục về sinh dục thì có các biểu hiện động dục, cứ sau mỗi
khoảng thời gian nhất định, cơ quan sinh dục của nó có những biến đổi đặc biệt
kèm theo đó là sự rụng trứng và động dục. Hiện tƣợng này lặp đi lặp lại một cách
có chu kỳ gọi là chu kỳ động dục.
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian kéo dài giữa hai lần động dục, bình
quân là 21 ngày, biến động từ 18 đến 24 ngày, (Hoàng Toàn Thắng và cs,
2006) [28]. Điểm đặc biệt trong chu kỳ động dục là sự rụng trứng, hoạt
động chu kỳ tính đƣợc điều hoà chặt chẽ bằng hormone trong quá trình đó
đƣợc chia làm 2 pha.
Những gia súc cái có chu kỳ động dục ngắn hơn 17 ngày và dài hơn 24
ngày thƣờng có tỷ lệ thụ thai thấp (Khuất Văn Dũng, 2005) [3]. Quá trình trứng
phát triển chín và rụng đều chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone. Trên cơ sở
đó nhiều tác giả đã phân chia chu kỳ động dục thành 2 pha:
- Pha buồng trứng: Là toàn bộ các hoạt động phát triển của bao noãn
trong buồng trứng tới khi trứng rụng.
- Pha thể vàng: Là hoạt động của thể vàng ức chế các bao noãn trong
buồng trứng để an thai (nếu con vật chửa) và phục hồi buồng trứng cho chu kỳ
tiếp theo (nếu không chửa).
Trong chu kỳ tính của bò cái, sự phát triển của bao noãn luôn theo một
quy luật đặc biệt gọi là sóng nang. Thực chất là quá trình tự điều chỉnh và cạnh
tranh lẫn nhau giữa các nang trứng trong quá trình phát triển, thời kỳ đầu dƣới
tác động của hormone FSH tuyến yên hàng loạt nang trứng đƣợc kích hoạt phát
triển nhƣng kết quả chỉ có 1 đến 2 nang trội phát triển mạnh (gọi là nang trội),
số còn lại bị kìm hãm và tiêu biến. Quy luật này gây ra sự hạn chế rụng trứng ở
động vật đơn thai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Các công trình nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của buồng trứng in
vivo bằng phƣơng pháp nội soi và siêu âm đƣợc nhiều tác giả công bố. Các
tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ thƣờng có 2 - 3 đợt sóng nang phát
triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày
thứ 3 - 9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày 11 - 17 và đợt 3 vào ngày 18 - 0. Mỗi
đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang kích thƣớc từ 5 - 7mm phát triển.
Sau này có 1 số nang phát triển mạnh hơn gọi là nang trội (nang khống chế),
kích thƣớc của nang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12 - 15mm và các
kích thƣớc nang tƣơng ứng quan sát thấy vào các ngày 6, 13, 21 (Dalin, 1987)
[51]; (Monget, 1993) [83].














Hình 1.2. Đồ thị sóng nang trong chu kỳ
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính
tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Một đợt có 1 - 2 nang trội, vài nang
Đường kinh nang (mm)

0 3 6 9 12 15 18 21
Estrus
DF - 1
DF - 1
Ngày

18

16

14


12

10

8


6







4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
lớn phát triển và sự phát triển của các nang còn lại bị kìm hãm. Tuy vậy khi thể
vàng còn tồn tại, nang khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hóa, chỉ có đợt cuối
cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín và rụng
trứng mới đƣợc sẩy ra. Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng
phát triển. Trong mỗi đợt sóng nhƣ vậy sự tồn tại của các nang không phải
nang khống chế dao động 5 - 6 ngày (Ireland, 1987; Fortune và ctv, 1988).
Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ
phát triển của nang không chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6mm/ ngày
(Fortune và ctv 1988; Savio và ctv, 1988). (Trích theo Hoàng Kim Giao,
Nguyễn Thanh Dƣơng, 1997) [6].
Theo Sipilop (1976) [97] và Kunittada Sato (1992) [75] chu kỳ động dục
của bò cái mang tính đặc trƣng và chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn trước động dục (Pre-oestrus): Là giai đoạn thời kỳ thoái hóa
thể vàng của chu kỳ trƣớc cho đến giai đoạn động dục chu kỳ sau, con vật bồn
chồn, đi lại, đái rắt, kém ăn, nhảy lên con khác, âm hộ sƣng nhẹ, xung huyết,
bóng ƣớt, niêm dịch chảy ra nhiều, lỏng, trong suốt dễ đứt (kéo dài 1-2 cm).
Giai đoạn động dục (Oestrus): Giai đoạn này kéo dài 8-30 giờ, đây là
giai đoạn xảy ra quá trình cuối cùng là sự chín muồi của tế bào trứng và nang
trứng, con vật có biểu hiện tìm đực hoặc đến gần con khác, chịu đực, trạng thái
mê ỳ, ăn ít hoặc không ăn, âm hộ bớt sƣng, hơi thấm niêm dịch đặc dính co lại,
màu đục trong, kéo dài 7-10 cm.
Giai đoạn sau động dục (Post-oestrus): Đầu của giai đoạn sau động dục
xảy ra hiện tƣợng nang trứng tách ra và vách của nang trứng rách phát triển
thành thể vàng trong vòng 3 ngày, giai đoạn này con vật còn chịu cho nhảy và
phối giống (một thời gian ngắn), con vật ăn ít, âm hộ hết sƣng.
Giai đoạn cân bằng sinh học (An, Di-oestrus): Các trạng thái trở về bình
thƣờng, giai đoạn này kéo dài 12-15 ngày và thể vàng sản sinh mạnh
progesterone. (Kunitada Sato, 1992) [75].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.1.2.3. Sự thụ tinh
Thụ tinh là quá trình kết hợp và đồng hóa lẫn nhau giữa 2 tế bào sinh dục
tinh trùng và trứng để tạo ra một hợp tử mang bản chất hoàn toàn mới, có quá
trình trao đổi chất cao và có số lƣợng nhiễm sắc thể là 2n (Hoàng Toàn Thắng,
và cs, 2006) [28].
Ở bò cái quá trình thụ tinh xảy ra qua ba giai đoạn.
- Giai đoạn phá vành phóng xạ: Thể đỉnh ở đầu tinh trùng tiết ra enzyme
hyaluronidase phân giải acid hyaluronic là chất keo gắn các tế bào của màng
phóng xạ. Một số tế bào của màng phóng xạ sẽ rời ra và hình thành một cửa mở
cho tinh trùng tiến vào.
- Giai đoạn phá màng trong suốt: Đầu tinh trùng tiết enzyme zonalizin
phân huỷ màng trong suốt. Enzyme này đặc trƣng cho loài, vì vậy chỉ những tinh
trùng cùng loài mới phát huy tác dụng ở giai đoạn này và tiếp cận trứng. Sau đó
có khoảng vài chục tinh trùng có sức sống cao nhất qua màng trong suốt tiếp cận
với màng noãn hoàng.;
- Giai đoạn phá màng noãn hoàng và đồng hóa giữa nhân trứng với đầu tinh
trùng; Đầu tinh trùng tiết enzyme muraminidase phân giải một điểm của màng
noãn hoàng, sau đó chỉ có 1 tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn
hoàng cho đầu lọt vào phía trong, đuôi đứt ra để lại bên ngoài. Ngay sau đó hình
thành một màng ngăn không cho tinh trùng khác vào nữa. Quá trình này cần có sự
tham gia của ion Ca
++
, vì vậy nếu khử Ca
++
thì sẽ có nhiều tinh trùng lọt đƣợc vào
trong màng noãn hoàng nhƣng kết quả chỉ một tinh trùng thụ tinh với trứng.
Đồng hóa giữa tinh trùng và trứng: đầu tinh trùng hút dịch tế bào chất của

trứng để tăng kích thƣớc tƣơng đƣơng với nhân của tế bào trứng, sau đó nhân
của tinh trùng và nhân của trứng đồng hóa lẫn nhau tạo thành hợp tử lƣỡng bội
2n. Hợp tử sẽ di chuyển về sừng tử cung và làm tổ ở gốc giữa thân và sừng tử
cung. Sau khi bám chắc vào niêm mạc tử cung thì hợp tử phát triển thành phôi
và giữa phôi với tử cung hình thành nhau thai. Thời gian "làm tổ" này hoàn
thành từ 2 - 5 tuần sau thụ tinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Tính chọn lọc của trứng trong thụ tinh: Tế bào trứng ƣu tiên chọn tinh
trùng có sức sống cao nhất, để tạo ra hợp tử có sức sống cao.
1.1.2.4. Quá trình mang thai
Sự phát triển của thai là hiện tƣợng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó đƣợc
bắt đầu từ khi trứng đƣợc thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Thời gian mang thai
phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tuổi của mẹ, điều kiện nuôi dƣỡng, chế độ
khai thác và sử dụng, số lƣợng thai, đôi khi còn phụ thuộc vào lứa đẻ và tính
biệt của thai. Thời gian mang thai của bò dao động trong khoảng 278-290
ngày và đƣợc chia làm 3 thời kỳ cơ bản gồm thời kỳ phôi (ngày 1-34), thời kỳ
tiền thai (ngày 35-60), thời kỳ bào thai (ngày 61-đẻ).
Theo Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Ngọc Thiệp (2004) [33], độ dài thời
gian mang thai của bò trung bình là 280 ngày. Mức dao động của thời gian này
giữa các cá thể rất nhỏ, chỉ có thể sớm hay muộn hơn so với trung bình là 5
ngày. Tuy nhiên, một số bò đẻ non, bê tuy yếu nhƣng vẫn nuôi đƣợc và bò sữa
vẫn khai thác sữa mặc dù không đƣợc cao nhƣ chu kỳ bình thƣờng.
1.1.2.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là thƣớc đo khả năng sinh sản một cách rõ rệt của
gia súc. Ở bò 1 năm 1 lứa là khoảng cách lý tƣởng, khoảng cách lứa đẻ dài ảnh
hƣởng đến toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng sản lƣợng sữa và số bê con
đƣợc sinh ra trong 1 đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế việc nâng cao tiến bộ di
truyền. Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng, đặc

điểm sinh vật của giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống,
vắt sữa và cạn sữa , gia súc càng mắn đẻ thì hệ số tái sản xuất (K
1
) càng cao.
(Tăng Xuân Lƣu, 1999) [16], Lauhiuna (Liên xô cũ) đã đƣa ra công thức tính
hệ số tái sản xuất của bò (K
1
):
2
1


V
T
K

Trong đó:
T: Số bê do bò cái đẻ ra, V: tuổi bò cái (năm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
K
1
: Hệ số tái sản xuất của bò cái.
Sadal đƣa ra chỉ tiêu đánh giá năng suất bò cái bằng khoảng cách lứa đẻ.
Bò có khoảng cách lứa đẻ K
1
= 410 ngày là bò rất tốt, K
1
= 411 - 460 ngày là

tốt, K
1
= 461 ngày trở lên là bò không tốt. (Nguyễn Kim Ninh, 1994) [21].
Ở Việt Nam trong điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng chƣa đầy đủ nên
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 18 - 20 tháng (Nguyễn Văn Thƣởng, 1992) [31].
Ở bò lai F
1 (
Holstein Friesian x lai Sind: 378 ngày (nuôi dƣỡng tốt) và 424 ngày
(nuôi dƣỡng kém) 540 ngày (Nguyễn Kim Ninh và Lê Trọng Lạp, 1992) [22],
473 ngày (Trần Trọng Thêm, 1986) [29].
1.1.2.6. Thời gian hồi phục tử cung sau đẻ
Khi đẻ tử cung co rút để đẩy thai ra ngoài. Sau đó tử cung co lại (hầu
nhƣ trở lại kích thƣớc ban đầu). Quá trình đó gọi là hồi phục tử cung sau khi
đẻ. Đó là giai đoạn sinh lý có ảnh hƣởng rất lớn đến khoảng cách giữa hai lứa
đẻ. Đối với bò từ lâu ngƣời ta đã cho rằng thời gian để bộ máy sinh dục hồi
phục hoàn toàn sau khi đẻ là 3 tuần. Những kết quả nghiên cứu sau này chứng
minh rằng thời gian này dài hơn chút ít (Rosbech - 1956) thời gian tử cung hồi
phục hoàn toàn ở bò đẻ lứa đầu là 42 ngày, ở bò đã đẻ nhiều lần là 50 ngày.
Bằng phƣơng pháp khám qua trực tràng cho biết: 4 ngày sau khi đẻ thể tích tử
cung giảm đi 1/2 và vào khoảng ngày thứ 18 sau khi đẻ, tử cung hồi phục gần
nhƣ hoàn toàn. Trong thời gian sau khi đẻ sự phá hoại của mô nội mạc tử cung
kèm theo sự có mặt của số lƣợng lớn bạch cầu cùng với việc giảm thấp lòng
mạch nội mạc tử cung. Các tế bào cổ tử cung giảm về số lƣợng và kích thƣớc.
Những biến đổi nhanh chóng và không cân đối có thể là một nguyên nhân làm
cho tỷ lệ thụ thai sau khi đẻ bị giảm thấp. Các mô máu bị tróc và rụng khỏi dạ
con 12 ngày sau khi đẻ. Sự tái sinh của bề mặt biểu mô ở các núm xuất hiện
bằng cách lớn lên từ mô bao bọc xung quanh và đƣợc hoàn tất sau khi đẻ 30
ngày (Trích Nguyễn Tấn Anh, 1995) [1]. Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991) [25]
cho biết khoảng 60 ngày sau khi đẻ có 75% số bò cái cơ quan sinh dục đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
hồi phục, sau 75 ngày có 87%. Đối với bò đẻ khó, sót nhau thời gian này là 4
tháng. Tác giả cũng cho biết ở đàn bò cái sự hồi phục tử cung phía không mang
thai là 11,4 ngày. Sự co dạ con còn phụ thuộc vào cơ thể, điều kiện chăm sóc
nuôi dƣỡng, quá trình đẻ và sự hộ lý chăm sóc sau khi đẻ.
1.1.3. Sự điều tiết thần kinh, thể dịch đến hoạt động sinh sản
Hoạt động sinh dục chịu sự điều tiết của hệ thần kinh thể dịch, hệ thần
kinh thông qua các thụ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung động của
ngoại cảnh vào cơ thể, đầu tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là
Hypothalamus tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) GH-RF kích thích
thùy trƣớc tuyến yên tiết FSH, LH. Các hormone đó theo máu tác động tới
buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra Oestrogen.
Trong quá trình sinh lý bình thƣờng, gia súc đến tuổi trƣởng thành,
buồng trứng đã có nang trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ
thể con vật đã có sẵn một lƣợng nhất định về Oestrogen, chính Oestrogen tác
động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hƣởng đến Hypothalamus tạo điều kiện
cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ
(Gonadotropin Realising hormone hay là hormone giải phóng FRH và LRH).
FRH (Folliculin Releasing Hormone)
PRH (Prolactin Releasing Hormone).
LRH (Lutein Releasing Hormone)
(FRH và LRH gọi chung là GnRH).
FRH kích thích thùy trƣớc tuyến yên tiết FSH (Follicle Stimulating
Hormone) kích tố này kích thích sự phát triển noãn nang của buồng trứng,
noãn nang phát triển trứng chín, lƣợng Oestrogen tiết ra nhiều hơn. Oestrogen
tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm
Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện tƣợng động dục. LRH kích thích thùy
trƣớc tuyến yên tiết ra hormone kích thích sinh hoàng tố LH (Luteinizing
Hormone), LH tác động vào buồng trứng, làm trứng chín muồi. Kết hợp với

FSH làm noãn bào vỡ ra và gây nên hiện tƣợng thải trứng, hình thành thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×