Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––––



HOÀNG MẠNH THẮNG



NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÂN CÂY SẮN
TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐỂ NUÔI BÒ VỖ BÉO
TẠI HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM




THÁI NGUYÊN - 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu, số liệu tính, kết quả đƣợc thể hiện trong luận văn là trung
thực và chƣa từng đƣợc công bố cho việc bảo vệ một học vị nào trong và
ngoài nƣớc.
Tôi xin cam đoan những tài liệu trích dẫn trong luận văn đều đƣợc thể
hiện rõ địa chỉ, nguồn gốc và tên tác quyền.
Tôi xin cám ơn các đồng nghiệp, các tác giả trong và ngoài nƣớc đã cho
phép sử dụng tài liệu cho mục đích tham khảo, so sánh với nghiên cứu này.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn





HOÀNG MẠNH THẮNG



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy
hướng dẫn PGS.TS. Phan Đình Thắm đã dày công giúp đỡ tôi về trí tuệ, thời
gian cũng như công sức để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các quý lãnh đạo trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, lãnh đạo và cán bộ Phòng Quản lý đào tạo sau đại học,lãnh
đạo tập thể các thầy cô trong Khoa Chăn nuôi- Thú Y, lãnh đạo Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hạ Hòa, đã tạo điều kiện tốt nhất về
kinh phí, thời gian, nhân lực và vật lực giúp tôi hoàn thành các thí nghiệm tại
hiện trường, trong phòng thí nghiệm phục vụ đề tài.
Cám ơn các đồng nghiệp tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Hạ Hòa và tập thể bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi,
Viện Chăn nuôi Quốc gia đã chia sẻ nguồn thông tin cập nhật liên quan đến
nghiên cứu của bản thân.
Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Trạm
khuyến nông huyện Hạ Hòa, Ủy ban nhân dân và các hộ chăn nuôi ở các xã

Minh Hạc, Lang Sơn, Xuân Áng và Phụ Khánh đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi tiến hành thí nghiệm phục vụ đề tài luận văn.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm và lời cảm ơn đến gia đình, vợ và các
con đã cổ vũ, động viên, chia xẻ những khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn




Hoàng Mạnh Thắng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viiii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ viiiiii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI 4
1.1.1. Môi trường dạ cỏ 4
1.1.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ 5
1.1.3. Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ 9
1.2. QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ CÁC THÀNH PHẦN CỦA THỨC ĂN Ở GIA
SÚC NHAI LẠI 10
1.2.1. Hoạt động chuyển hoá carbonhydrat 10
1.2.2. Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ 13
1.2.3. Chuyển hoá lipid ở gia súc nhai lại 14
1.3. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HOÁ CỦA
THỨC ĂN Ở DẠ CỎ 15
1.3.1. Phương pháp in vivo 15
1.3.2. Phương pháp in vitro 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ SINH KHÍ CỦA KỸ
THUẬT IN VITRO GAS PRODUCTION 18
1.4.1. Ảnh hưởng của khối lượng, kích thước và chuẩn bị mẫu 19
1.4.2. Ảnh hưởng của dịch ủ 19
1.4.3. Ảnh hưởng của thành phần dung dịch đệm 20
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
THỊT BÒ 21
1.5.1. Ảnh hưởng của giống đến năng suất và chất lượng thịt bò 21
1.5.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng tăng trọng của bò 23
1.5.3. Ảnh hưởng của khẩu phần đến năng suất và chất lượng thịt bò vỗ béo 24
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHAI THÁC CÁC NGUỒN THỨC ĂN
SẴN CÓ TRONG NUÔI DƢỠNG VÀ VỖ BÉO BÒ THỊT TẠI VIỆT NAM . 25
1.7. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM THỨC
ĂN CHĂN NUÔI 27

1.7.1. Đặc điểm cơ bản của các loại phụ phẩm nông nghiệp 27
1.7.2. Đặc điểm sinh học của cây sắn và tình hình nghiên cứu sử dụng cây sắn
trong chăn nuôi bò thịt 29
1.7.2.1. Tên gọi và nguồn gốc lịch sử 29
1.7.2.2. Đặc điểm sinh học của cây sắn 29
1.7.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng cây sắn trong chăn nuôi bò thịt 30
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 33
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 33
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 33
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.4.1. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò và tình hình sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp trong chăn nuôi bò tại huyện Hạ Hoà 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
2.4.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp 34
2.4.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp (điều tra thực tế) 34
2.4.2. Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ thân cây sắn đến đặc điểm sinh khí in
vitro, tỷ lệ tiêu hoá và các giá trị năng lượng của các công thức phối trộn 35
2.4.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và chuẩn bị thí nghiệm 35
2.4.2.2. Tiến hành thí nghiệm in vitro gas production 36
2.4.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định 37
2.4.2.4. Phân tích thành phần hoá học của mẫu 37
2.4.2.5. Phân tích thống kê 37
2.4.3. Sử dụng thân cây sắn bổ sung vào khẩu phần vỗ béo cho bò lai Sind 38
2.4.3.1. Gia súc và thiết kế thí nghiệm 38
2.4.3.2. Khẩu phần và cách cho ăn 39
2.4.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 39
2.4.3.4. Phân tích thành phần hoá học của mẫu 40

2.4.3.5. Phân tích thống kê 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3 1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHỤ
PHẨM NÔNG NGHIỆP TRONG CHĂN NUÔI BÒ TẠI HUYỆN HẠ HOÀ 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hoà 41
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 41
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 41
3.1.1.3. Đánh giá chung 42
3.1.2. Tiềm năng một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò tại
huyện Hạ Hoà 43
3.1.2.1. Diện tích, sản lƣợng một số cấy trồng tại Hạ Hoà 43
3.1.2.2. Diện tích và sản lƣợng các giống sắn đƣợc trồng tại huyện Hạ Hoà . 44
3.1.2.3. Nguồn chính phẩm và phụ phẩm của một số cây trồng 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
3.1.3. Quy mô chăn nuôi bò và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm
thức ăn chăn nuôi bò tại huyện Hạ Hoà 47
3.1.3.1. Quy mô chăn nuôi bò tại các hộ gia đình 47
3.1.3.2. Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi bò 48
3.2. XÁC ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ THÂN CÂY SẮN ĐẾN ĐẶC
ĐIỂM SINH KHÍ IN VITRO, TỶ LỆ TIÊU HOÁ CHẤT HỮU CƠ VÀ CÁC
GIÁ TRỊ NĂNG LƢỢNG CỦA CÁC CÔNG THỨC PHỐI TRỘN 49
3.2.1. Thành phần hoá học của thân cây sắn và các công thức phối hợp 49
3.2.2. Đặc điểm sinh khí in vitro của thân cây sắn và các công thức phối hợp51
3.2.3. Tỷ lệ tiêu hoá và các giá trị năng lượng của thân cây sắn các công thức
phối trộn 54
3.3. SỬ DỤNG THÂN CÂY SẮN BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN VỖ BÉO
CHO BÒ LAI SIND 55
3.3.1. Sự thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm 56

3.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn 58
3.3.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế khi vỗ béo bò 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
1. KẾT LUẬN 64
2. ĐỀ NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 65
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 68
PHỤ LỤC 72
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Công thức phối trộn trong 1kg hỗn hợp có chứa thân cây sắn 35
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 38
Bảng 4.1. Diện tích, sản lƣợng một số cấy trồng tại Hạ Hoà năm 2010 43
Bảng 4.2. Diện tích, sản lƣợng một số giống sắn trồng tại Hạ Hoà 44
Bảng 4.3. Tỷ lệ phụ phẩm so với chính phẩm 46
Bảng 4.4. Quy mô chăn nuôi bò (con/hộ) 47
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi bò 48
Bảng 4.6. Thành phần hoá học của thân cây sắn, các công thức phối trộn 50
Bảng 4.7. Lƣợng khí sinh ra của các hỗn hợp thân cây sắn tại các thời điểm
khác nhau 52
Bảng 4.8. Tỷ lệ tiêu hóa và các giá trị năng lƣợng của các công thức
phối trộn 54
Bảng 4.9. Tăng khối lƣợng của bò qua các tháng 56
Bảng 4.10. Thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn 59

Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm 62






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1. Lƣợng khí sinh ra của các hỗn hợp thân cây sắn 53
Đồ thị 4.2. Tăng trọng bình quân cả kỳ của bò lai Sind vỗ béo 58
Đồ thị 4.3. Lƣợng thức ăn và vật chất khô ăn vào của bò lai Sind vỗ béo 60



































Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ABBH: Axít béo bay hơi
ÀDF (Acid Detergent Fibre): Xơ không tan trong dung môi axít
Ash: Khoáng tổng số
BBB (Blanc Blue Belge): Giống bò BBB của Bỉ
CF (Crude Fibe): Xơ thô
CP (Crude Protein): Protein thô
cs: Cộng sự

DXHĐ: Dẫn xuất không đạm
ĐC: Đối chứng
EE (Ether Extract): Mỡ thô
GE (Gross Energy): Năng lƣợng thô
HQSDTĂ: Hiệu quả sử dụng thức ăn
ME (Metabolisable Energy): Năng lƣợng trao đổi
NDF (Neutral Detergent Fibre): Xơ không tan trong dung môi trung tính
OMD (Organic Matter Digestability): Chất hữu cơ tiêu hoá
SEM (Standard error of the mean): Sai số tiêu chuẩn của giá trị trung bình
TCS: Thân cây sắn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TMR (Total Mixed Ration): Khẩu phần hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh
QĐ: Quyết định
UBND: Ủy ban Nhân dân
VCK: Vật chất khô
VSV: Vi sinh vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, chăn nuôi của nƣớc ta đã phát triển nhanh về số
lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, trứng,
sữa. Chăn nuôi bò có nhiều cơ hội để phát triển, tăng trƣởng về số lƣợng và
cải tạo về chất lƣợng. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (2006) [4], tốc độ tăng
đàn bình quân của tổng đàn bò thịt cả nƣớc trong giai đoạn 2001- 2005 đạt
9,18%. Năm 2008 cả nƣớc có 6,34 triệu con bò, sản lƣợng thịt đạt 227 nghìn
tấn (Tổng cục thống kê, 2008) [28]. Định hƣớng phát triển chăn nuôi đàn bò
thịt đến năm 2020 là đàn bò tăng bình quân 4,8%/ năm đạt khoảng 12,5 triệu

con. Chăn nuôi bò đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và mang lại lợi
ích kinh tế, giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo
cho ngƣời dân.
Nƣớc ta có nguồn phụ phẩm nông công nghiệp rất dồi dào (47 triệu tấn
mỗi năm) nhƣng sử dụng chúng làm thức ăn chăn nuôi vẫn thấp khoảng 18%
(Cục Chăn nuôi, 2008) [5]. Trong khi đó thức ăn chăn nuôi bò còn bị thiếu
hụt trầm trọng, đặc biệt vào vụ đông nên tiềm năng của các giống bò cao sản
vẫn chƣa đƣợc phát huy, đã làm giảm năng suất vật nuôi.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi có tiềm năng để phát triển chăn nuôi
bò thịt. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ,
đến hết năm 2006, tổng đàn bò của tỉnh lên tới hơn 156.000 con, bình quân mỗi
năm tăng 5-10%. Ngày 13/7/2006 UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định
số 1976/ QĐ - UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò
lai chất lƣợng cao tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010.
Với một số lƣợng lớn phụ phẩm từ nông công nghiệp nhƣ rơm, ngọn
mía, cây ngô, bã sắn, rỉ mật sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho chăn nuôi trâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
bò. Mặc dù vậy, việc nuôi dƣỡng đối với bò thịt hiện nay vẫn dựa vào thức ăn
xanh tự nhiên, phƣơng thức nuôi quảng canh, chƣa chú trọng vỗ béo bò trƣớc
khi giết thịt, nên khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt còn hạn chế.
Huyện Hạ Hoà nằm ở phía bắc của tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự
nhiên là 33.994 ha. Trong đó đất nông nghiệp: 12.667 ha chiếm 37,26% (niên
giám thống kê huyện Hạ Hoà năm 2010) [24] là huyện miền núi có địa hình
đồi thấp, rất phù hợp cho việc trồng các loại cây màu nhƣ: ngô, khoai, sắn
sản lƣợng hàng năm đạt khoảng 11.000 tấn. Với điều kiện phế phụ phẩm khá
dồi dào thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
Từ năm 2006 - 2010 tổng đàn bò bình quân của huyện là 7.055 con
chiếm 5,8% đàn bò của tỉnh Phú Thọ. Trong những năm trở lại đây thực hiện

chính sách giao khoán, khoanh nuôi bảo vệ rừng diện tích bãi chăn thả ngày
càng thu hẹp, thì vấn đề sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
càng đƣợc quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, phụ phẩm nông nghiệp thƣờng nghèo chất dinh dƣỡng hàm
lƣợng protein thấp, xơ cao (20-35% tính theo chất khô), tỷ lệ tiêu hoá thấp
(Lê Văn Liễn và Nguyễn Hữu Tào, 2004) [20]. Do đó, để sử dụng chúng một
cách có hiệu quả, thì phụ phẩm nông nghiệp cần phối hợp các nguyên liệu
khác một cách phù hợp, nhằm cân bằng dinh dƣỡng trong khẩu phần, giảm
chi phí đầu tƣ từ việc mua các loại nguyên liệu thức ăn đắt tiền, từ đó mang
lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận
và thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: "Sử
dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn để nuôi bò vỗ béo tại huyện Hạ Hoà
tỉnh Phú Thọ".
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá đƣợc tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp và khả năng sử dụng
thân cây sắn bổ sung trong khẩu phần nuôi bò vỗ béo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Sử dụng có hiệu quả thân cây sắn trong khẩu phần, để nuôi bò vỗ béo phù
hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật tại địa phƣơng.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần cung cấp thông tin cần thiết về tiềm năng phụ phẩm
nông nghiệp, tỷ lệ tiêu hoá in vitro của hỗn hợp thân cây sắn với các loại thức
ăn tinh khác, không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về
mặt thực tiễn.
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm sẵn có, dễ áp dụng tại địa phƣơng,
thông qua đó cung cấp cho ngƣời chăn nuôi phƣơng pháp chế biến thân cây
sắn bổ sung trong khẩu phần nuôi bò vỗ béo, nhằm tận dụng phụ phẩm và
đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi.

Đề xuất áp dụng khẩu phần bổ sung nuôi bò vỗ béo phù hợp với điều
kiện kinh tế, kỹ thuật. Từ đó tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao quy trình
kỹ thuật rộng rãi trên địa bàn.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI
Gia súc nhai lại là loại gia súc lợi dụng đƣợc các loại thức ăn giàu xơ
nhờ cấu tạo đặc biệt của bộ máy tiêu hoá cùng hệ vi sinh vật (VSV) cộng
sinh. Nuôi dƣỡng gia súc nhai lại là một nghệ thuật kết hợp hiệu quả sự cộng
sinh giữa động vật chủ và hệ VSV ký sinh. Dạ dày gia súc nhai lại trƣởng
thành là một thùng lên men lớn, mà ở đó có vô số loài VSV phát triển. Trong
nuôi dƣỡng, việc tác động để điều kiện môi trƣờng dạ cỏ ổn định là hết sức
quan trọng, bởi vì các yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng và
hoạt động của hệ VSV dạ cỏ.

Đặc điểm nổi bật của bộ máy tiêu hoá ở gia súc nhai lại là những
khoang phình lớn, tại đây có các điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho vi sinh
vật lên men cabohydrate và các chất hữu cơ khác. Sản phẩm chủ yếu của quá
trình lên men tại đây là các axit béo bay hơi (ABBH), khí mêtan (CH
4
), khí
cacbonic (CO
2
) và adenosin triphotphat (ATP) - chất mang năng lƣợng cần thiết
cho sinh trƣởng và phát triển của vi sinh vật.
1.1.1. Môi trường dạ cỏ
Dạ cỏ của gia súc nhai lại đƣợc ví nhƣ một thùng lên men lý tƣởng. Là
túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, chiếm 85-90% dung tích
dạ dày, 75% dung tích đƣờng tiêu hoá. Dạ cỏ có tác dụng tích trữ nhào trộn và
lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn đƣợc
lên men bởi hệ VSV cộng sinh ở đây. Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn có
vai trò hấp thụ. Các ABBH sinh ra từ quá trình lên men VSV đƣợc hấp thụ
qua vách dạ cỏ vào máu và trở thành nguồn năng lƣợng cho vật chủ (Nguyễn
Xuân Trạch và cs, 2006) [32]. Dạ cỏ có môi trƣờng thuận lợi cho VSV lên
men yếm khí, dinh dƣỡng đƣợc bổ sung đều đặn từ thức ăn (Nguyễn Trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Tiến và Mai Thị Thơm, 1996) [26]. Dạ cỏ có các điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của quần thể VSV yếm khí nhƣ:
Độ pH gần nhƣ trung tính (pH: 5,5 - 7,4) và tƣơng đối ổn định nhờ tác
dụng đệm của muối phốt phát và bicacbonat của nƣớc bọt.
Nhiệt độ dạ cỏ khá ổn định, dao động trong khoảng 38 - 42
0
C, không

phụ thuộc vào thức ăn.
Môi trƣờng dạ cỏ là môi trƣờng yếm khí, nồng độ O
2
thấp hơn 1%,
nồng độ CO
2
cao lên tới 50-70% và phần còn lại là CH
4
.
Độ ẩm trong dạ cỏ cao (khoảng 85 - 90% nƣớc) và khá ổn định nhờ vào
vai trò điều hoà của nƣớc bọt.
Nhu động dạ cỏ yếu nên thức ăn lƣu lại lâu.
1.1.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ
Do môi trƣờng dạ cỏ thuận lợi, nên hệ vi sinh vật phát triển mạnh cả về
số lƣợng, đa dạng về chủng loại. Tính từ năm 1941 khi Hungate công bố
những công trình đầu tiên về vi sinh vật dạ cỏ, đến nay đã biết đƣợc khoảng
hơn 200 loài vi sinh vật dạ cỏ (Theodorou và cs, 1994) [64].
Hệ vi sinh vật dạ cỏ luôn biến động và phụ thuộc vào cấu trúc khẩu
phần ăn của gia súc nhai lại. Nhờ hệ vi sinh vật, mà động vật nhai lại có khả
năng sử dụng đƣợc các nguồn thức ăn nhiều xơ và cả nguồn nitơ phi protein.
Vi sinh vật dạ cỏ gồm: vi khuẩn, vi rút, nấm, protozoa, mycoplasma
Trong đó các loài vi khuẩn, nấm và protozoa có vai trò quan trọng trong
tiêu hoá các chất dinh dƣỡng từ thức ăn đặc biệt là tiêu hoá xơ. Các loại vi
rút, mycoplasma và thể thực khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong
tiêu hoá xơ.
Vi khuẩn (Bacteria)
Số lƣợng và thành phần vi khuẩn trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng đối
với quá trình lên men, tiêu hoá trong dạ cỏ. Số lƣợng vi khuẩn trong dạ cỏ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
thể đạt tới 10
9
- 10
10
cá thể/ 1ml dịch dạ cỏ, 60% sinh khối vi sinh vật trong dạ
cỏ là những vi sinh vật tiêu hoá chủ yếu carbohydrat, (Hungate, 1966 [49];
Theodorou và cs, 1994 [64]). Vi khuẩn trong dạ cỏ thƣờng ở các dạng: sống
tự do trong dịch dạ cỏ, bám vào các mảnh thức ăn trong dịch dạ cỏ khoảng
75% (Forsberg và Lam, 1977) [45] số còn lại trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô
và bám vào protozoa.
Các nhóm vi khuẩn chính là:
Vi khuẩn phân giải Cellulose: Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio
fibrisolvens,Ruminoccocus filavefacciens, Ruminococus albus, Cillobacterium
celluloslvens…
Vi khuẩn phân giải HemiCellulose: gồm những loài chính nhƣ
Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnópora multiparus, Bacteroides ruminicola.
Vi khuẩn phân giải tinh bột: Bacteroides amylophilus, Succinimonas
amylolytica, Butyrivibrio fibrisolbvens, Bacteroides ruminantium,
Selenomonas ruminantium, Streptococcus bovis.
Vi khuẩn phân giải đƣờng: Hầu hết các vi khuẩn sử dụng đƣợc các loại
polysaccharid nói trên thì cũng sử dụng đƣợc đƣờng disaccharid và đƣờng
monosaccharid. Celobioza cũng có thể là nguồn năng lƣợng cung cấp cho
nhóm vi khuẩn này, vì chúng có men β- glucosidaza có thể thuỷ phân
cellobioza. Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospira multiparus, Selenomonas
ruminantium đều có khả năng sử dụng tốt carbonhydrat hoà tan.
Vi khuẩn phân giải protein: Trong số những loài vi khuẩn phân giải
protein và sinh amoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất.
Sự phân giải protein và axit amin để sản sinh ra amoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa
quan trọng đặc biệt cả về phƣơng diện tiết kiệm nitơ cũng nhƣ nguy cơ dƣ thừa

amoniac. Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ để tổng hợp nên sinh khối
protein của bản thân chúng, đồng thời một số vi khuẩn đòi hỏi hay đƣợc kích thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn gốc từ valine, leucine và isoleucine. Nhƣ
vậy, cần phải có một lƣợng protein đƣợc phân giải trong dạ cỏ để đáp ứng nhu cầu
này của vi sinh vật dạ cỏ.
Vi khuẩn tạo mê tan: Nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống
nghiệm, cho nên những thông tin về những chúng còn hạn chế. Các loài vi
khuẩn của nhóm này là Methano baccterium, Methano ruminantium và
Methano forminicum.
Vi khuẩn tổng hợp vitamin. Nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng
hợp các vitamin nhóm B và vitamin K.
Khi khẩu phần ăn giàu xơ, số lƣợng vi khuẩn phân giải Cellulose,
hemicellulose nhƣ: Bacteroides succinogenes, Ruminococcus sẽ tăng, khi
khẩu phần giàu thức ăn tinh thì số lƣợng vi khuẩn phân giải tinh bột nhƣ
Selenomonas ruminantium, Streptococcus sẽ tăng. Nếu trong khẩu phần, mà
thức ăn tinh quá cao sẽ làm cho gia súc giảm khả năng tiêu hoá thức ăn thô
xanh, do vi khuẩn phân giải thức ăn thô xanh giảm, hiện tƣợng này đƣợc
Chenost và cs (1997) [42] giải thích, do phân giải xơ của vi khuẩn diễn ra
trong dạ cỏ có hiệu quả cao nhất khi pH dạ cỏ > 6,5. Còn quá trình tiêu hoá
tinh bột trong dạ cỏ đạt hiệu quả cao nhất khi pH dạ cỏ < 6,0. Tỷ lệ thức ăn
tinh cao trong khẩu phần đã làm giảm pH dịch dạ cỏ, ức chế hoạt động của vi
khuẩn phân giải xơ. Ngoài ra vi khuẩn phân giải tinh bột phát triển mạnh đã
sử dụng hết nitơ của khẩu phần, làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn phân
giải xơ vốn phát triển chậm hơn.
Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thực vật thô.
Protozoa dễ dàng bị phân huỷ trong môi trƣờng axit và không có khả năng

tổng hợp đƣợc axit amin từ NH
3
. Nguồn axit amin để tổng hợp nên protein cơ
thể chúng lại nhờ ăn và tiêu hoá protein của vi khuẩn hay từ thức ăn mà có.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Ƣớc tính mỗi giờ, động vật nguyên sinh trong dạ cỏ có thể ăn tới 200*10
5
vi
khuẩn và mỗi phút có khoảng 1% vi khuẩn trong dạ cỏ bị động vật nguyên
sinh ăn (Vũ Duy Giảng và cs, 1999) [11]. Trong dạ cỏ, protozoa có số lƣợng
khoảng 10
6
/ml dịch dạ cỏ và có khoảng 120 loài protozoa đƣợc chia làm hai
nhóm: một nhóm thuộc bộ Holotricha, nhóm kia thuộc bộ Oligotricha. Phần
lớn động vật nguyên sinh thuộc nhóm Holotricha, chúng có khả năng xé rách
màng tế bào thực vật, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với vi khuẩn
nhờ đó mà làm tăng sự tác động của vi khuẩn. Chúng có thể nuốt tinh bột và
axit béo không no quan trọng ngay sau khi ăn, làm cho lƣợng tinh bột không
bị lên men và các axit béo không no không bị no hoá bởi vi sinh vật. Điều này
không những quan trọng với protozoa, mà còn làm hạn chế đƣợc sự lên men
quá nhanh tinh bột, do đó không làm pH dạ cỏ giảm đột ngột, đồng thời cung
cấp trực tiếp cho vật chủ nguồn axit béo không no quan trọng.
Nấm (Fungi)
Nấm trong dạ cỏ thuộc loại yếm khí, bao gồm các loài: Neocallimastic
frontalis, Piramonas communis và Sphaeromonas communis, số lƣợng
khoảng 10
3
/ml dung dịch dạ cả (Nguyễn Trọng Tiến và cs, 2001) [27], nhƣng

chúng có khả năng xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu
từ bên trong. Chúng mọc chồi và phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm
giảm độ bền chặt của cấu trúc này, góp phần làm tăng sự phá vỡ các mảnh
thức ăn trong quá trình nhai lại. Do đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để
tiêu hoá xơ (Nguyễn Xuân Trạch, 2004) [30]. Mặt khác, nấm cũng tiết ra các
loại men tiêu hoá xơ, các loại men này có khả năng hoà tan dễ hơn men của vi
khuẩn. Chính vì thế, nấm có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng
hơn và lên men chúng nhanh hơn so với vi khuẩn. Những loại nấm đƣợc phân
lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix fromtalis, Piramonas communis,
Sphacromonas communis. Sự đóng góp của nấm trong việc lên men thức ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
chƣa đƣợc định lƣợng, nhƣng ngƣời ta thấy rằng, số lƣợng nấm tăng lên nhiều
khi khẩu phần ăn giàu chất xơ (chiếm 10% sinh khối VSV). Nhƣ vậy, sự có
mặt của nấm sẽ làm tăng nhanh quá trình tiêu hoá xơ.
1.1.3. Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ có mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ lẫn nhau, loài này
phát triển trên sản phẩm của loài kia (Preston và Leng, 1987) [59]. Mối quan
hệ giữa các VSV trong dạ cỏ bao gồm các quan hệ sau:
Mối quan hệ cộng sinh
Quá trình lên men dạ cỏ là liên tục và bao gồm nhiều loài tham gia.
Trong điều kiện bình thƣờng giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh
có lợi, đặc biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi
khuẩn và protozoa. Một số vi khuẩn đƣợc protozoa nuốt vào có tác dụng lên
men trong đó tốt hơn, vì mỗi protozoa tạo ra một kiểu “dạ cỏ mini” với các
điều kiện ổn định cho vi khuẩn hoạt động. Một số loài ciliate còn hấp thu ôxi
từ dịch dạ cỏ giúp đảm bảo các điều kiện yếm khi trong dạ cỏ đƣợc tốt hơn.
Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh axit lactic, hạn chế
giảm pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải đƣợc chất xơ (Vũ Duy

Giảng và cs, 2008) [12].
Mối quan hệ cạnh tranh
Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau có sự cạnh tranh điều kiện sinh tồn.
Chẳng hạn nhƣ gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhƣng nghèo protein thì số
lƣợng vi khuẩn phân giải cellulose sẽ giảm và do đó tỉ lệ tiêu hoá xơ thấp.
Nhƣ vậy, mối quan hệ và tƣơng tác giữa các VSV dạ cỏ chịu ảnh
hƣởng rất rõ của khẩu phần ăn. Khi khẩu phần giàu chất dinh dƣỡng, thì
không có sự cạnh tranh, ngƣợc lại thì sẽ xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các
nhóm VSV, gây ức chế lẫn nhau, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hoá thức ăn
(Preston và Leng, 1987) [59].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
1.2. QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ CÁC THÀNH PHẦN CỦA THỨC ĂN Ở GIA
SÚC NHAI LẠI
Trong dạ cỏ không có men tiêu hoá, nhƣng lại có hệ VSV cộng sinh
bao gồm: vi khuẩn, protozoa và nấm yếm khí. Quá trình lên men đƣợc liên tục
và có sự tƣơng tác lẫn nhau giữa các VSV để cùng tác động vào cùng một
công đoạn, tạo ra sản phẩm cuối cùng là ABBH, axit amin, NH
3
, CH
4
, CO
2
.
Trong khuôn khổ của luận án và mục tiêu của đề tài, chúng tôi xin trình
bày một số chuyển hoá chính tại dạ cỏ có liên quan đến luận văn.
1.2.1. Hoạt động chuyển hoá carbonhydrat
Carbohydrat là nguồn cung cấp năng lƣợng chủ yếu cho vi sinh vật dạ
cỏ và vật chủ. Carbohydrat chiếm khoảng 75% lƣợng vật chất khô (VCK)

trong thức ăn tuỳ thuộc vào thời gian thu hoạch, yếu tố địa lý và loài thực vật.
Có thể chia carbohydrat trong thức ăn của gia súc nhai lại thành hai loại gồm:
loại có cấu trúc và loại không có cấu trúc (Tamminga, 1981) [63]. Đặc điểm
quan trọng của loại carbohydrat có cấu trúc là không có khả năng hoà tan
Cellulose và hemicelluloza có mạch liên kết  - glucozit giữa các đơn vị cấu
trúc, mạch liên kết này chỉ có thể thuỷ phân nhờ enzym của vi sinh vật. Còn
carbohydrat không có cấu trúc chứa liên kết  - glucozit dễ dàng bị phân giải
bởi men tiêu hoá của ngƣời và gia súc dạ dày đơn.
Vách tế bào là thành phần quan trọng của thức ăn xơ thô đƣợc phân
giải một phần bởi VSV nhờ có men phân giải xơ (Cellulaza) do chúng tiết ra.
Quá trình phân giải các carbohydrat phức tạp sinh ra các đƣờng đơn. Đối với
gia súc dạ dày đơn thì đƣờng đơn, nhƣ glucoza, là sản phẩm cuối cùng đƣợc
hấp thu, nhƣng đối với gia súc nhai lại thì đƣờng đơn đƣợc VSV dạ cỏ lên
men để tạo ra các ABBH. Phƣơng trình tóm tắt mô tả sự lên men glucoza, sản
phẩm trung gian của quá trình phân giải các gluxit phức tạp, để tạo các ABBH
nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Axit axetic
C
6
H
12
O
6
+ 2H
2
O > 2CH
3

COOH + 2CO
2
+ 4H
2

Axit propionic
C
6
H
12
O
6
+ 2H
2
> 2CH
3
CH
2
COOH + 2H
2
O
Axit butyric
C
6
H
12
O
6
> CH
3

-CH
2
CH
2
COOH + 2CO
2
+ 2H
2

Khí mê tan
4H
2
+ CO
2
> CH
4
+ 2H
2
O
Nhƣ vậy, sản phẩm cuối cùng của sự lên men carbohydrat thức ăn bởi
VSV dạ cỏ gồm các axit béo bay hơi, chủ yếu là axetic (C2), propionic (C3),
butyric (C4) và một lƣợng nhỏ các axit khác (izobytyric, valeric, izovaleric).
Các ABBH này đƣợc hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu và là nguồn năng lƣợng
chính cho vật chủ. Chúng cung cấp khoảng 70 - 80% tổng số năng lƣợng
đƣợc gia súc nhai lại hấp thu. Trong khi đó, gia súc dạ dày đơn lấy năng
lƣợng chủ yếu từ glucoza và lipit hấp thu ở ruột. Tỷ lệ giữa các ABBH phụ
thuộc vào bản chất của các loại gluxit có trong khẩu phần. Các ABBH đƣợc
sinh ra trong dạ cỏ đƣợc cơ thể bò sử dụng vào các mục đích khác nhau:
Axít acetic (CH
3

COOH) đƣợc bò sữa sử dụng chủ yếu để cung cấp
năng lƣợng thông qua chu trình Creb sau khi đƣợc chuyển hoá thành axetyl-
CoA. Nó cũng là nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại mỡ, đặc biệt là
mỡ sữa.
Axít propionic (CH
3
CH
2
COOH) chủ yếu đƣợc chuyển đến gan, tại đây
nó đƣợc chuyển hoá thành đƣờng glucose. Từ gan glucose sẽ đƣợc chuyển
vào máu nhằm bảo đảm sự ổn định nồng độ glucoza huyết và tham gia vào
trao đổi chung của cơ thể. Đƣờng glucose đƣợc bò sử dụng chủ yếu làm
nguồn năng lƣợng cho các hoạt động thần kinh, nuôi thai và hình thành đƣờng
lactoza trong sữa. Một phần nhỏ axít propionic sau khi hấp thu qua vách dạ cỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
đƣợc chuyển hoá ngay thành axit lactic và có thể đƣợc chuyển hoá tiếp thành
glucose và glycogen.
Axít butyric (CH
3
CH
2
CH
2
COOH) đƣợc chuyển hoá thành β-hydroxybutyric
khi đi qua vách dạ cỏ, sau đó đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn năng lƣợng bởi
một số mô bào, đặc biệt là cơ xƣơng và cơ tim. Nó cũng có thể đƣợc chuyển
hoá dễ dàng thành xeton và gây độc hại cho bò sữa khi có nồng độ hấp thu
quá cao.

Hoạt động lên men carbonhydrat của vi sinh vật dạ cỏ còn giải phóng
ra một khối lƣợng khổng lồ các thể khí, chủ yếu là CO
2
và CH
4
. Các thể khí
này không đƣợc gia súc nhai lại lợi dụng, mà chúng đều đƣợc thải ra ngoài cơ
thể thông qua phản xạ ợ hơi.
Thức ăn chính của loài nhai lại là các loại thức ăn nhiều xơ, có cấu trúc
vách tế bào phức tạp với thành phần chính là cellulose chiếm 32 - 47% của
thức ăn thô và hemicellulose là các heteropolysaccarit cấu tạo từ các loại
đƣờng thuộc nhóm hexoza (glucose, heteropolysaccarit, galactoza) và nhóm
pentoza (xyloza, arabinoza) (Vũ Duy Giảng và cs, 1999) [11].
Trong khẩu phần cho bò có đủ các loại chất hữu cơ dễ lên men sẽ có
tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của VSV dạ cỏ (Vũ Duy Giảng và cs, 2008)
[12]. Chúng sử dụng năng lƣợng thức ăn từ bột đƣờng để tăng cƣờng sự hoạt
động. Khi cho ăn thức ăn nghèo xơ liên tục, từ từ sẽ làm cho VSV thích nghi
với khẩu phần nghèo xơ, từ đó gia súc nhai lại có thể thích nghi với kiểu lên
men nhƣ tinh bột, rỉ mật đƣờng. Các chất đƣờng và khoảng 80% tinh bột
đƣợc lên men tại dạ cỏ, quá trình lên men yếm khí nhanh chóng tạo ra nhiều
axit lactic trong dạ cỏ. Các loại vi khuẩn dạ cỏ có thể sử dụng axit lactic nhƣ
cơ chất và chuyển nó thành axit propionic. Các loại thức ăn chứa
carbohydrate dễ lên men thì cần có nhiều VSV lên men sản sinh propionate
hơn là axetate và butyrate.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Hàm lƣợng các ABBH sản sinh ở dạ cỏ phụ thuộc vào khẩu phần và
loài động vật. Ngoài ABBH, sự lên men trong dạ cỏ còn sản sinh khối lƣợng
lớn các chất khí gồm 32% khí CH

4
, 56% CO
2
, 8,5% khí N
2
và 35% khí O
2
. Sự
giải phóng CH
4
trong dạ cỏ làm lãng phí năng lƣợng của thức ăn lên tới 6-
12% (Vũ Duy Giảng và cs, 2008) [12]. Các axit béo chƣa no trong dạ cỏ có
thể làm giảm sự sản sinh khí CH
4
, nhờ đó, sẽ tiết kiệm năng lƣợng cho cơ thể.
Sự giảm thấp khí CH
4
thƣờng thấy trong khẩu phần giàu đƣờng, giàu tinh bột.
Khả năng tiêu hoá xơ của VSV phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể
đến là tuổi của thực vật, hàm lƣợng gluxit dễ tiêu trong khẩu phần.
1.2.2. Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ
Các hợp chất chứa nitơ trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm
protein thực và nitơ phi protein (NPN). Khoảng 40 - 60% protein thức ăn đầu
tiên đƣợc lên men phân giải trong dạ cỏ thành các peptit, sau đó thành các axit
amin và đƣợc giải phóng vào môi trƣờng dạ cỏ (Leng và Nolan, 1984) [53],
phần còn lại (protein thoát qua) đƣợc tiêu hoá bởi enzyme ở ruột, lên men ở ruột
già và một phần không đƣợc tiêu hoá sẽ thải ra ngoài theo phân. Trong môi trƣờng
dạ cỏ hầu hết các axit amin đƣợc khử trong các tế bào vi sinh vật thành các -
xetoaxit, amoniac, axít béo mạch ngắn, CO
2

(Preston và Leng, 1987) [59].
Một số sản phẩm của quá trình này sau đó đƣợc vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để
tổng hợp các thành phần hữu cơ khác, gồm protein và các axít nucleic
(Taminga, 1981) [63]. Đây chính là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình
tổng hợp lên đại phân tử protein của sinh khối vi sinh vật, lƣợng sinh khối vi
sinh vật này lại cung cấp protein cho vật chủ.
Sau khi ăn vào NPN nhanh chóng đƣợc phân giải thành amoniac, một
phần protein có thể phân giải đƣợc VSV thuỷ phân thành peptid và axit
amin. Một số axít amin tiếp tục đƣợc lên men sinh ra axit hữu cơ, amoniac
và CO
2
. Ở động vật dạ dày đơn, axít amin là sản phẩm cuối cùng của quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
trình tiêu hoá protein đƣợc cơ thể hấp thu vào máu, còn ở động vật nhai lại
các axit amin tiếp tục bị phân giải tạo ra amoniac (Nguyễn Xuân Trạch và
cs, 2006) [32].
Cả vi khuẩn, protazoa và nấm đều tham gia vào quá trình phân giải các
hợp chất chứa nitơ. Tuy vậy, vi khuẩn dạ cỏ là thành phần quan trọng nhất
trong quá trình này. Khoảng 30-35% loài vi khuẩn đƣợc phân lập từ dạ cỏ là
có khả năng phân giải protein và đóng góp hơn 50% hoạt động phân giải
protein trong dạ cỏ (Vũ Duy Giảng và cs, 2008) [12].
Nhờ có protein VSV dạ cỏ, mà bò cũng nhƣ gia súc nhai lại nói chung
ít phụ thuộc vào chất lƣợng protein thô của thức ăn hơn là động vật dạ dày
đơn, vì chúng có khả năng biến đổi các hợp chất chứa nitơ đơn giản, nhƣ urê,
thành protein có giá trị sinh học cao. Bởi vậy, để thoả mãn nhu cầu duy trì
bình thƣờng và nhu cầu sản xuất ở mức vừa phải thì không nhất thiết phải cho
bò ăn những nguồn protein có chất lƣợng cao.
1.2.3. Chuyển hoá lipid ở gia súc nhai lại

Lipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thƣờng có hàm lƣợng thấp.
Trong các loại cỏ và các loại ngũ cốc hàm lƣợng lipid chỉ có 4 - 6% (Vũ Duy
Giảng và cs, 2008) [12]. Trong dạ cỏ có hai quá trình trao đổi lipid liên quan
với nhau: Phân giải lipid của thức ăn và tổng hợp mới lipid của VSV. Lipid
của VSV dạ cỏ là kết quả của việc biến đổi lipid thức ăn và lipid đƣợc tổng
hợp mới. Trong dạ cỏ còn xảy ra quá trình no hoá và đồng phân hoá các axit
béo không no.
Khả năng tiêu hoá lipid của VSV dạ cỏ rất hạn chế. Cho nên khẩu phần
nhiều lipid sẽ cản trở tiêu hoá xơ và giảm thu nhận thức ăn do lipid bám vào
VSV dạ cỏ và các tiểu phần thức ăn, làm cản trở quá trình lên men. Tuy
nhiên, đối với phụ phẩm nhiều xơ, hàm lƣợng lipid trong đó rất thấp, nên dinh
dƣỡng của gia súc nhai lại ít chịu ảnh hƣởng của tiêu hoá lipid trong dạ cỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Tóm lại, tiêu hoá thức ăn trong dạ cỏ ở động vật nhai lại là một quá
trình phức hợp và chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm quá trình lý học,
hoá học, sinh học. Chúng phụ thuộc vào vật chủ, loại thức ăn, hệ VSV dạ cỏ.
Nắm vững nguyên lý này sẽ có cơ sở để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp,
nhằm làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn cho gia súc, để từ đó, làm tăng năng
suất vật nuôi.
1.3. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HOÁ CỦA
THỨC ĂN Ở DẠ CỎ
Xác định tỷ lệ tiêu hoá để đánh giá giá trị dinh dƣỡng của thức ăn hay
còn gọi là phƣơng pháp thử mức tiêu hoá. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
xác định, tính toán phần có khả năng tiêu hoá đƣợc của thức ăn trong cơ thể
vật chủ, kết hợp với phƣơng pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn
giúp ta xác định giá trị dinh dƣỡng của thức ăn khá chính xác. Có hai phƣơng
pháp xác định tỷ lệ tiêu hoá.
1.3.1. Phương pháp in vivo

Đây là phƣơng pháp xác định tỷ lệ tiêu hoá trực tiếp trên cơ thể con vật.
Theo phƣơng pháp này cần chọn những gia súc khoẻ mạnh, có sức sản xuất
đại diện chung cho đàn, để đƣa vào thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm bao gồm
thời gian chuẩn bị cho gia súc ăn thức ăn sẽ thí nghiệm, để làm quen với thức
ăn (khoảng 7- 15 ngày tuỳ từng loại gia súc).
Thời gian thí nghiệm chính kéo dài 6 - 7 ngày đối với gia cầm và lợn,
10 - 12 ngày đối với đại gia súc.
Trong thời gian thí nghiệm cần tính toán lƣợng thức ăn ăn vào và lƣợng
thải ra (phân) sau đó xác định tỷ lệ tiêu hoá dựa vào công thức:
TLTH (%)
=
Chất dinh dƣỡng ăn vào - chất dinh dƣỡng ở phân
 100
Chất dinh dƣỡng ăn vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×